1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực quản lý cán bộ cấp huyện tại huyện nậm pồ tỉnh điện biên

94 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Cán Bộ Cấp Huyện Tại Huyện Nậm Pồ Tỉnh Điện Biên
Tác giả Trần Đình Nhuận
Người hướng dẫn NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng
Trường học Đại học Hòa Bình
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,13 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CÁN BỘ CẤP HUYỆN (18)
    • 1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về cán bộ cấp huyện và năng lực quản lý (18)
      • 1.1.1 Khái niệm “Cán bộ” (18)
      • 1.1.2 Khái niệm cán bộ cấp huyện (19)
      • 1.1.3 Vai trò của cán bộ cấp huyện (20)
      • 1.1.4 Khái niệm năng lực (22)
      • 1.1.5 Khái niệm quản lý (24)
    • 1.2 Năng lực quản lý cán bộ cấp huyện (25)
      • 1.2.1 Năng lực quản lý nhà nước cán bộ cấp huyện (25)
      • 1.2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực quản lý cán bộ cấp huyện (27)
    • 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực quản lý cán bộ cấp huyện (30)
      • 1.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan (30)
      • 1.3.2 Nhóm nhân tố khách quan (31)
    • 1.4 Kinh nghiệm nâng cao năng lực quản lý cán bộ cấp huyện tại một số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Nậm Pồ - tỉnh Điện Biên (34)
      • 1.4.1 Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao năng lực quản lý cán bộ cấp huyện tại một số địa phương (34)
      • 1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Nậm Pồ - tỉnh Điện Biên (36)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CÁN BỘ CẤP HUYỆN, TẠI HUYỆN NẬM PỒ - TỈNH ĐIỆN BIÊN ........................................................ 28 2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Nậm Pồ, tỉnh (38)
    • 2.1.1 Lịch sử hình thành và truyền thống văn hóa (38)
    • 2.1.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên (40)
    • 2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội (43)
    • 2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên (46)
      • 2.2.1 Về phẩm chất chính trị và trình độ lý luận của cán bộ quản lý huyện Nậm Pồ (46)
      • 2.2.2 Về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ (0)
      • 2.2.3. Trình độ tin học, ngoại ngữ (50)
      • 2.2.4 Về thể lực của cán bộ quản lý cấp huyện (52)
      • 2.2.5 Về phẩm chất đạo đức (54)
      • 2.2.6 Hợp lý về cơ cấu (54)
    • 2.3 Thực trạng về năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp huyện tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo đánh giá của người dân và công chức huyện Nậm Pồ (57)
      • 2.3.1. Năng lực triển khai, cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào địa phương (57)
      • 2.3.2 Năng lực phổ biến, truyền đạt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước (61)
      • 2.3.3 Năng lực tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ở địa phương (63)
    • 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực quản lý cán bộ cấp huyện tại huyện Nậm Pồ - tỉnh Điện Biên (68)
      • 2.4.1 Chủ trương quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp huyện (68)
      • 2.4.2 Giới tính và độ tuổi cán bộ (68)
      • 2.4.3 Tình hình kinh tế xã hội địa phương (69)
      • 2.4.4 Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức được cử đi học và sau khi hoàn thành khóa học (70)
    • 2.5 Đánh giá chung về chất lượng và năng lực quản lý cán bộ cấp huyện tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên (0)
      • 2.5.1 Kết quả đạt được (71)
      • 2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân (72)
  • CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CÁN BỘ CẤP HUYỆN, TẠI HUYỆN NẬM PỒ - TỈNH ĐIỆN BIÊN (78)
    • 3.1 Phương hướng nâng cao năng lực quản lý cán bộ cấp huyện tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên (78)
    • 3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý cán bộ cấp huyện, tại huyện Nậm Pồ - tỉnh Điện Biên (79)
      • 3.2.1 Kiện toàn bộ, sắp xếp bộ máy quản lý nhà nước ở huyện Nậm Pồ theo hướng (79)
      • 3.2.2. Đảm bảo cơ cấu hợp lý cán bộ lãnh đạo quản lí cấp huyện (81)
      • 3.2.3. Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (81)
      • 3.2.4 Bố trí và sử dụng đúng cán bộ, công chức (82)
      • 3.2.5. Thực hiện hiệu quả quy hoạch, sử dụng, luân chuyển cán bộ (83)
      • 3.2.6. Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát và quản lý đối với đội ngũ cán bộ quản lí cấp huyện (84)
      • 3.2.7. Thực hiện tốt chính sách đãi ngộ, chế độ đối với đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện, chủ động về ngân sách của huyện cho công tác nâng cao chất lượng, năng lực quản lý của cán bộ cấp huyện (85)
    • 3.3. Một số kiến nghị (86)
      • 3.3.1. Đối với tỉnh Điện Biên (86)
      • 3.3.2. Đối với Nhà nước (87)
  • KẾT LUẬN (37)

Nội dung

Thực hiện tốt chính sách đãi ngộ, chế độ đối với đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện, chủ động về ngân sách của huyện cho công tác nâng cao chất lượng, năng lực quản lý của cán bộ cấp huyện

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CÁN BỘ CẤP HUYỆN

Một số vấn đề lý luận cơ bản về cán bộ cấp huyện và năng lực quản lý

Theo cuốn Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì “cán bộ” được hiểu là: 1 Người làm việc trong cơ quan nhà nước - cán bộ nhà nước; 2 Người giữ chức vụ, phân biệt với người bình thường, không giữ chức vụ trong các cơ quan, tổ chức nhà nước" Có cách hiểu khác “cán bộ” là những người mang trọng trách, công vụ và có những quyền hạn nhất định Tại những trụ sở hành chính chính công,

“cán bộ” là danh từ chung được những người dân đến giải quyết công việc chỉ về những người đang thụ lý hoặc giải quyết một vụ việc cho người dân Ở các trại giạm tù nhân sử dụng từ “cán bộ” để chỉ các “quản giáo” phụ trách, quản lý mình Ở nước ta, theo cách hiểu thông thường, cán bộ được coi là tất cả những người làm việc trong bộ máy chính quyền, Đảng, đoàn thể, lực lượng vũ trang Trong quan niệm hành chính, cán bộ được coi như những người có mức lương từ cán sự (cũ) trở lên, để phân biệt với nhân viên có mức lương thấp hơn cán sự Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa về cán bộ hết sức khái quát, giản dị và dễ hiểu Theo Người: Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng

Theo khoản 1, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13-11-2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2010, quy định: “Cán bộ là công dân Việt

Nam được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”

Từ những khái niệm về cán bộ nêu trên có thể hiểu "cán bộ" là khái niệm dùng để chỉ những người có chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang nhân dân từ Trung ương đến địa phương, thuộc biên chế Nhà nước và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; giữ vai trò và cương vị nòng cốt trong cơ quan (có thể là người lãnh đạo, người quản lý), có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển của cơ quan

Theo quy định của Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX: Hệ thống chính trị ở cơ sở có cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách

Cán bộ chuyên trách là những cán bộ phải dành phần lớn thời gian lao động, làm việc công để thực hiện chức trách được giao, bao gồm: Cán bộ giữ chức vụ qua bầu cử gồm: Cán bộ chủ chốt của cấp uỷ Đảng, HĐND, UBND những người đứng đầu Uỷ ban mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội

Cán bộ không chuyên trách là những người chỉ tham gia việc công trong một phần thời gian lao động Căn cứ hướng dẫn của Trung ương, UBND cấp tỉnh quy định khung về số lượng và mức phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách trong hệ thống chính trị ở cấp cơ sở (kể cả trưởng thôn)

1.1.2 Khái niệm cán bộ cấp huyện

Từ cán bộ được du nhập vào nước ta từ Trung Quốc và được dùng phổ biến trong thời kỳ kháng chiến, dùng để phân biệt người hoạt động cho Chính phủ với nhân dân Trong một thời gian dài, ở nước ta từ cán bộ gần như được dùng bao hàm trong đó người cả người là cán bộ và cả người là công chức (theo cách hiểu trong pháp luật hiện nay) Để xác định người là cán bộ, Khoản 1 Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [6]

Với quy định này thì tiêu chí xác định cán bộ gắn với cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ và tiêu chí biên chế và

10 hưởng lương từ ngân sách nhà nước Theo đó, cán bộ cấp huyện bao gồm:

- Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, các uỷ viên Uỷ ban nhân dân

- Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam

- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam

- Trưởng, phó các đơn vị chức năng trong Đảng ủy, Chính quyền, các tổ chức Đoàn thể cấp huyện

Như vậy, trong vai trò quản lý và lãnh đạo, cán bộ cấp huyện là công dân Việt Nam trong biên chế; được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, gồm những người được bầu giữ chức vụ Bí thư, phó bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, và đội ngũ lãnh đạo các phòng ban trong bộ máy của huyện có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND và UBND theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm phát triển kinh tế -xã hội, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận, huyện, thị xã

1.1.3 Vai trò của cán bộ cấp huyện

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt coi trọng công tác cán bộ và luôn đặt nó lên vị trí hàng đầu trong xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước Tư tưởng về công tác cán bộ của Người không chỉ phát huy vai trò trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay

Công tác cán bộ có vai trò quan trọng trong xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”;

“Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”; “Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn” Vì vậy, ngay từ những ngày đầu cách mạng, Hồ Chí

Minh đã quan tâm đặc biệt đến việc đào tạo, đánh giá và sử dụng cán bộ, giao cho họ những trọng trách và giúp đỡ họ hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giao phó

Cán bộ là những người tổ chức và lãnh đạo hoạt động thực tiễn, là trụ cột trong mọi giai đoạn cách mạng của đất nước Có cán bộ tốt thì mới có phong trào cách mạng tốt, còn ngược lại thì phong trào phát triển chậm, không đúng hướng, thắng lợi không cao hoặc có thể đi xuống Bởi vì, cán bộ chính là người ”bắc cầu” đem quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với quần chúng nhân dân, tổ chức lãnh đạo họ thực hiện; cán bộ là người đem ”lý thuyết” để cho người dân hiện thực hóa Cùng với vai trò ”bắc cầu” cán bộ còn là người nắm bắt tình hình, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân phản ảnh cho Đảng, Nhà nước để kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, đề ra đường lối, chủ trương, chính sách sát hợp với thực tiễn phong trào, bảo đảm cho Đảng gần dân, dân tin Đảng

Năng lực quản lý cán bộ cấp huyện

1.2.1 Năng lực quản lý nhà nước cán bộ cấp huyện

Năng lực quản lý nhà nước cán bộ cấp huyện là khả năng của cán bộ tiến hành quá trình tổ chức, điều hành chính quyền cấp huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực ở cơ sở nhằm bảo đảm hiệu lực và hiệu quả quản lý cao

16 Đối với cán bộ cấp huyện, năng lực thường bao gồm những tố chất cơ bản về đạo đức cách mạng, về tinh thần phục vụ nhân dân, về trình độ kiến thức pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội Sự am hiểu và nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, thành thạo nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật xử lý thông tin để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước một cách khôn khéo, minh bạch, dứt khoát, hợp lòng dân và không trái pháp luật Người cán bộ quản lý phải am hiểu công việc chuyên môn do mình phụ trách và có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn Đồng thời, người cán bộ phải có sự ham mê, yêu nghề, chịu khó học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, có khả năng thu thập thông tin, chọn lọc thông tin, khả năng quyết định đúng đắn, kịp thời Năng lực cụ thể của từng chức danh cán bộ cấp xã ngoài những yêu cầu chung trên đây còn có những những yêu cầu cụ thể khác Cụ thể:

- Năng lực của Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy cấp huyện thể hiện:

+ Năng lực chuẩn bị và chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết đó Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động và giữ vai trò trung tâm đoàn kết; giữ vững vai trò lãnh đạo toàn diện đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở quận, huyện, thị xã

+ Năng lực lãnh đạo việc kiểm tra tổ chức việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, của đảng bộ, của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ đảng ủy

+ Năng lực chỉ đạo việc xây dựng nghị quyết của Ban Chấp hành, ban Thường vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi nghị quyết đó, thay mặt Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy ký các nghị quyết và văn bản quan trọng của Đảng ủy, Ban Thường vụ

+ Năng lực tổ chức việc thông tin tình hình và chủ trương của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ cho các ủy viên Ban Chấp hành và tổ chức đảng trực thuộc

+ Năng lực kiểm tra các tổ chức chính trị, xã hội và giải quyết các công việc của Đảng ủy

+ Năng lực điều hòa sự hoạt động và mối quan hệ giữa các chi bộ, các ngành, đoàn thể để việc thực hiện nghị quyết của cấp ủy được thống nhất

- Năng lực của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện thể hiện: + Năng lực triệu tập, chủ toạ các kỳ họp, năng lực chủ trì tham gia xây dựng nghị quyết, năng lực giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của HĐND

+ Năng lực tiếp xúc cử tri, lấy ý kiến cử tri, tổ chức tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân

+ Năng lực quan hệ với đại biểu HĐND và phối hợp công tác với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, năng lực báo cáo công tác với các cơ quan hữu quan

+ Năng lực chủ trì và phối hợp với UBND trong việc quyết định đưa ra bãi nhiệm đại biểu HĐND theo đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp

- Năng lực của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện thể hiện:

+ Năng lực triệu tập, chủ toạ các phiên họp UBND, năng lực quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, tham gia quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND, năng lực tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của HĐND và các quyết định của UBND cấp huyện

+ Năng lực tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, năng lực giải quyết và trả lời các kiến nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ở xã, phường, thị trấn

+ Năng lực áp dụng các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, quản lý và điều hành bộ máy hành chính ở cơ sở; năng lực trực tiếp quản lý, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định của pháp luật Năng lực báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp và UBND cấp trên

+ Năng lực tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực quản lý cán bộ cấp huyện

* Phẩm chất chính trị: Yếu tố đầu tiên đối với người cán bộ là bản lĩnh và lập

18 trường chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu và định hướng phát triển đất nước Người cán bộ có phẩm chất chính trị tốt còn là người luôn vận động tìm tòi cách thức giải quyết khó khăn, đưa ra những cải tiến tích cực, là người nói đi đôi với làm, là người tiên phong dẫn đầu và vận động được quần chúng nhân dân xung quanh hưởng ứng và làm theo

Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực quản lý cán bộ cấp huyện

1.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan

- Tư chất, năng khiếu bẩm sinh: là khả năng thiên phú có được thể hiện bằng tư chất thông minh, tư duy nhạy bén, khả năng tổ chức, khả năng tiếp nhận, xử lý thông tin một cách nhanh chóng và đúng đắn… Khả năng này có được là khả năng tự nhiên và tỷ lệ những cán bộ cấp huyện có khả năng này là rất ít

- Ý thức học tập và tự rèn luyện: Người cán bộ cấp huyện nếu được đào tạo

21 bài bản, có kinh nghiệm và ham học hỏi sẽ có năng lực quản lý tốt hơn đối với những người không được đào tạo, ít kinh nghiệm và không chịu học hỏi

- Sức khỏe: Người cán bộ có thể trạng khỏe mạnh, đầu óc tinh thần minh mẫn sẽ tác động tới khả năng hoạt động nói chung và năng lực quản lý trong công việc nói riêng

- Truyền thống văn hóa gia đình: Cá nhân sinh ra đều được nuôi dưỡng và phát triển trong các điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, trong đó truyền thống văn hóa gia đình có tác động lớn đến hình thành tư duy, năng lực và nhân cách cá nhân Một gia đình có truyền thống giao dục nề nếp, các thế hệ có truyền thống hiếu học, truyền thống kinh doanh, thì sẽ ảnh hưởng lớn tới trí tuệ, tính cách, xu hướng hoạt động, nhân cách và năng lực của các thế hệ tiếp theo

1.3.2 Nhóm nhân tố khách quan

- Chủ trương quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp huyện

Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ đóng vai trò quan trọng trong công tác xây dựng kinh tế và xã hội trên địa bàn huyện, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải thường xuyên cập nhập các văn bản, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cho phù hợp với thời cuộc hiện nay Lập kế hoạch và đưa vào quy hoạch những cán bộ công chức có đủ khả năng và năng lực, phẩm chất đạo đức tốt để đào tạo cho tương lai Vai trò của công tác quy hoạch và lên kế hoạch đào tạo cho đội ngũ cán bộ công chức là vô cùng quan trọng Bản giải trình của Bộ Chính trị tiếp thu ý kiến Trung ương về Đề án đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở đã chỉ rõ nguyên nhân của những yếu kém, bất cập của hệ thống chính trị ở cơ sở là do:

“chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí của cơ sở, quan liêu, để một thời gian quá dài không có chính sách đồng bộ đối với cán bộ, thiếu chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ cho cơ sở, không kịp thời bàn và đưa ra những chính sách để củng cố và tăng cường cơ sở” Cán bộ quản lý cấp huyện, tuy có được bồi dưỡng, đào tạo nhưng các kiến thức họ thu nhận được không đầy đủ, hệ thống, vì chủ yếu là chỉ qua các lớp bồi dưỡng ngắn ngày, và cũng chưa được quan tâm đúng mức, kiến

22 thức cơ bản trong lĩnh vực nhà nước và quản lý nhà nước, quản lý kinh tế thì rất yếu, trải nghiệm thực tế còn rất hạn chế.Việc quản lý đào tạo cũng chưa được chặt chẽ Đôi khi việc đào tạo không phải vì nâng cao trình độ mà là để tìm cách nhận bằng, nhận giấy chứng nhận hợp thức hóa tiêu chuẩn cán bộ Trong khi đó, nội dung chương trình nhìn chung vẫn nặng về lý luận chính trị và trùng lặp, chưa đi sâu vào khoa học hành chính, kỹ năng nghiệp vụ quản lý nhà nước Điều này ảnh hưởng đến công tác nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện

- Giới tính và độ tuổi cán bộ

Cán bộ càng trẻ càng có tinh thần học hỏi, đăng ký học tập nhiều hơn, điều đó cho thấy độ tuổi ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp huyện Ngược lại cán bộ già, sắp về hưu do hạn chế về tinh thần, trí nhớ, độ nhạy bén nên ngại đi học Như vậy, độ tuổi của cán bộ, công chức ảnh hưởng rất lớn tới việc nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp huyện

Giới tính cũng là yếu tố ảnh hưởng mạnh tới việc nâng cao năng lực quản lý của cán bộ cấp huyện, thường thì nam giới có nhu cầu đào tạo nhiều hơn phụ nữ Đàn ông họ không vướng bận gia đình, thoải mái về mặt thời gian hơn nên việc đăng ký học tập nhiều hơn cũng dễ hiểu, phụ nữ vừa phải lo công việc, vừa phải lo gia đình, con cái rồi kinh tế bên cạnh đó còn có tâm lý là nữ giới nên làm hạn chế nâng cao trình độ, nên việc nữ giới săp xếp thời gian đi học nâng cao năng lực cũng rất khó khăn Do vậy, giới tính đang ảnh hưởng không nhỏ tới công tác nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp huyện

- Tình hình kinh tế xã hội địa phương Địa phương có tình hình kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định thì càng có điều kiện nâng cao năng lực cho cán bộ Điều kiện kinh tế khá thì nguồn ngân sách dành cho đào tạo càng lớn hơn, thực hiện đào tạo được nhiều hơn và năng lực cán bộ càng được cải thiện tốt hơn Điều kiện kinh tế của địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ tới điều kiện học tập cũng như giảng dạy, cơ sở hạ tầng giáo dục được đáp ứng tốt thì chất lượng dạy học và khả năng ứng dụng tốt hơn

- Cơ chế bổ nhiệm đội ngũ cán bộ quản lí cấp huyện

Việc bổ nhiệm đội ngũ cán bộ cấp huyện hầu như chưa gắn với việc thi tuyển, lựa chọn về chuyên môn, nghiệp vụ Đối với các chức danh cán bộ chủ chốt ở cấp huyện đều thông qua cơ chế: Đảng cử, dân bầu, và tín nhiệm của đồng nghiệp Kết quả bầu cử phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí, dân cư ở địa phương, không đặt ra các tiêu chí bắt buộc là phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc được giao Kết quả là, khó tránh khỏi tuyển dụng những người chưa đủ về năng lực, phẩm chất, ảnh hưởng đến chất lượng quản lí

- Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức được cử đi học và sau khi hoàn thành khóa học

Khi cán bộ được cử đi học, một mặt công việc của họ được ưu tiên, đảm bảo không quá áp lực để họ chuyên tâm vào học, vị trí, công việc, chức vụ của họ cũng như chế độ đối với lao động của họ được giữ nguyên, các chế độ khác như mức lương thưởng của họ đảm bảo Các chế độ trợ cấp khác như: học phí, ăn trưa, nước uống sinh hoạt luôn được quan tâm và bố trí tối đa có thể để cán bộ có điều kiện tốt nhất khi tham gia đi học

Khi chế độ được đảm bảo, lượng cán bộ có nhu cầu học cũng như tham gia đi học sẽ nhiều hơn Nếu khi cán bộ đi học mà bắt buộc phải đánh đổi quá lớn họ thường có xu hướng chọn giải pháp thoái lui an toàn, đặt ra vấn đề cần có chế độ chính sách hợp lý đối với những người đã và đang đi học nhằm thu hút cán bộ có vị trí lãnh đạo chủ chốt tham gia nâng cao năng lực nhiều hơn

Cán bộ sau khi gửi đi đào tạo trở về cần phải có chế độ đãi ngộ rõ ràng Đầu tiên là công việc, vị trí của họ cần phải được đảm bảo, chế độ tiền lương, thưởng, bảo hiểm, trợ cấp, phụ cấp và các chế độ khác liên quan tới người lao động cần phải tương ứng với trình độ được đào tạo, năng lực thực hiện công việc của họ Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ sau khi được đào tạo trở về là yếu tố rất quan trọng trong việc giữ chất xám của cấp cơ sở, sau khi nâng cao trình độ, năng lực, nếu không có chế độ tương xứng thì gây nên tâm lý chán nản ở cán bộ Đồng thời không tạo được động lực để các cán bộ khác đi đào tạo nâng cao trình độ năng lực vì mất thời gian, mất kinh tế và mất cơ hội

Kinh nghiệm nâng cao năng lực quản lý cán bộ cấp huyện tại một số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Nậm Pồ - tỉnh Điện Biên

1.4.1 Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao năng lực quản lý cán bộ cấp huyện tại một số địa phương

1.4.1.1 Kinh nghiệm về nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk có tổng số cán bộ, công chức là 3.818 người Trong đó nữ chiếm 19,8%; độ tuổi dưới 30 là 16,7%, trên 60 là 0,9% Trình độ học vấn: Tiểu học 1,4%, THCS 19%, THPT 79,1% Trình độ chuyên môn: ĐH, cao đẳng 12,7%, trung cấp 41% Lý luận chính trị: Cử nhân, cao cấp 2,1%, trung cấp 41,1%, sơ cấp 17,9%

Năng lực cán bộ, công chức có sự chuyển biến, đội ngũ cán bộ, công chức làm tốt công tác vận động quần chúng thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh ở địa phương Bộ mặt tỉnh có sự biến đổi tích cực, đời sống của nhân dân được cải thiện Hệ thống chính trị ở cơ sở được kiện toàn, củng cố và phát triển Hoạt động của cấp cơ sở từng bước đi vào nề nếp, có hiệu lực và hiệu quả hơn, hạn chế được sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh cũng bộc lộ hạn chế: không ít cán bộ, công chức chưa qua đào tạo hoặc chưa được đào tạo đúng chuyên môn, nghiệp vụ Khả năng nhận thức, vận dụng, cụ thể hoá và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước của một số cán bộ, công chức và cán bộ chủ chốt còn yếu Việc phát hiện, giải quyết những vấn đề phức tạp xảy ra ở cơ sở, nhất là những điểm “nóng” về an ninh chính trị, trật tự xã hội còn lúng túng, bị động Công tác kiểm tra, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chưa được thường xuyên Chính sách đãi ngộ, khen thưởng chưa thoả đáng, chưa tạo động lực thu hút cán bộ giỏi về cơ sở công tác

* Giải pháp để nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại tỉnh Đắk Lắk:

1 Nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể về vị trí, vai trò và đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức Xây dựng tiêu chuẩn chức

25 danh đối với đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội và nhất là đặc điểm của từng địa bàn, có năng lực về công tác dân vận

Một nét tiêu biểu trong giải quyết nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh Đắk Lắc là chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ hàng năm và có chính sách hỗ trợ để cán bộ, công chức phát triển kinh tế gia đình, giúp họ an tâm công tác

3 Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hướng vào trọng điểm: đúng đối tượng, có địa chỉ Gắn đào tạo lý luận với thực hành, giải quyết tình huống, giúp cán bộ, công chức nâng cao năng lực thực tiễn

4 Ban hành chính sách ưu đãi, thu hút nguồn cán bộ, công chức có chất lượng, tập trung các đối tượng là sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi các trường ĐH và học viên tốt nghiệp cao học về làm việc tại địa phương

Kiểm tra, đôn đốc, kịp thời khen thưởng những cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc, tổng kết thực tiễn, nhân rộng các điển hình tiên tiến Xử lý kịp thời, có lý, có tình và công bằng đối với các khuyết điểm, vi phạm của cán bộ

5 Nắm vững thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở Trên cơ sở đó có kế hoạch, biện pháp chỉ đạo cụ thể giúp địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc Đối với các cơ sở yếu kém, xác định đúng nguyên nhân và có biện pháp xử lý thích hợp, giải quyết dứt điểm những nơi nội bộ mất đoàn kết, yếu kém kéo dài Thực hiện kế hoạch luân chuyển cán bộ các đảm nhiệm các chức danh chủ chốt ở cơ sở để vừa có điều kiện tiếp cận, nắm bắt thực tiễn, vừa giúp cơ sở xây dựng, tạo nguồn cán bộ

6 Đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phớ hoạt ủộng cho cỏc tổ chức chớnh trị ở cơ sở

1.4.1.2 Kinh nghiệm về nâng cao năng lực quản lý đội ngũ cán bộ, công chức ở Huyện Bình Chánh – thành phố Hồ Chí Minh

Huyện Bình Chánh có 15 xã và 01 thị trấn Nhận thức rõ việc chăm lo công tác cán bộ là nhiệm vụ trọng yếu, trên cơ sở rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ một cách toàn diện, Huyện đã chú trọng công tác nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp

26 vụ cho cán bộ với phương châm “giỏi một việc, biết nhiều việc, có kiến thức về quản lý kinh tế, đô thị, xây dựng cơ bản, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học-kỹ thuật, tư duy nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo”

Trên cơ sở cụ thể hoá tiêu chuẩn chức danh, huyện đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đối với cán bộ, công chức, đồng thời tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở Đến nay hầu hết cán bộ, công chức cơ sở của huyện có trình độ chuyên môn đại học, một số cán bộ có trình độ thạc sỹ và nhiều cán bộ đang học thạc sỹ Trong những năm gần đây huyện Bình Chánh quan tâm công tác quy hoạch cán bộ dài hạn, lựa chọn cán bộ trẻ, có triển vọng đưa đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học

* Giải pháp để nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở tại huyện Bình Chánh – TP Hồ Chí Minh

1 Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng từ huyện đến cơ sở

2 Cụ thể hoá tiêu chuẩn chức danh cán bộ cấp xã làm cơ sở bố trí, sắp xếp cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ

3 Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ văn hoá, lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ Kết hợp nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng; đề cao ý thức tự học, tự rèn luyện

4 Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ, đẩy mạnh việc điều động, luân chuyển cán bộ

5 Xây dựng quy hoạch cán bộ đi đôi với xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể; phát huy vai trò của chính quyền, đoàn thể ở cơ sở

1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Nậm Pồ - tỉnh Điện Biên

Một là, Việc quy hoạch bố trí cán bộ quản lý vào các vị trí chức danh quản lý phải phù hợp với khả năng, đúng với trình độ chuyên môn được tào tạo của đội ngũ cán bộ công chức nhằm phát huy hết khả năng làm việc, tạo điều kiện cho cán bộ phát huy sở trường của mình

Hai là, đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện phải là những người được qua đào

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CÁN BỘ CẤP HUYỆN, TẠI HUYỆN NẬM PỒ - TỈNH ĐIỆN BIÊN 28 2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Nậm Pồ, tỉnh

Lịch sử hình thành và truyền thống văn hóa

Huyện Nậm Pồ được thành lập theo Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 25/8/2012 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện thuộc tỉnh Điện Biên

Huyện có 8 thành phần dân tộc, trong đó dân tộc Mông chiếm tỷ lệ cao nhất 69,18%; tiếp đến là dân tộc Thái chiếm 18,50%; dân tộc Dao chiếm 4,15%; dân tộc Kinh chiếm 3,21%; dân tộc Khơ Mú chiếm 1,58%; dân tộc Hoa chiếm 1,52%; dân tộc Kháng chiếm 0,91%; dân tộc Cống chiếm 0,75% và các dân tộc khác chiếm 0,2% Các dân tộc ở huyện Nậm Pồ có những nét văn hoá đặc trưng của đồng bào khu vực Tây Bắc, có nền văn hóa rất đa dạng với nhiều ngôn ngữ, phong tục tập quán khác nhau Đây là một lợi thế lớn để khai thác phục vụ phát triển du lịch, song cũng đặt ra nhiệm vụ hết sức quan trọng trong vấn đề giữ gìn khối đại đoàn kết các dân tộc và ổn định chính trị xã hội Đồng bào H’Mông huyện Nậm Pồ thuộc đủ 5 ngành: Mông Đen, Mông Đỏ, Hoa, Trắng, Xanh Bà con sinh sống rải rác trên địa bàn toàn huyện; tập quán canh tác chủ yếu là làm nương, ruộng bậc thang theo mùa vụ và chăn nuôi gia súc, gia cầm Sau những mùa vụ vất vả, mệt nhọc bà con thường tổ chức các lễ hội như lễ Nào Pê Chầu, lên nhà mới, mừng cơm mới, thông qua đó cảm ơn đến tổ tiên, thần linh, trời đất và gửi gắm ước muốn có một cuộc sống sung túc ấm no Trong những dịp nông nhàn hoặc lễ hội của làng bản bà con thường chơi các trò chơi dân gian như: Tù lu, đẩy gậy, ném pao, đánh cù, kéo co và múa những điệu múa truyền thống như: Múa Khèn, múa ô,…, sử dụng các loại nhạc cụ dân gian như Khèn Mông (Cha kênh), Sáo Mông (Lút txaj), Trống (Lu chua),

29 Đàn môi (Cha Pông) Đồng bào Thái huyện Nậm Pồ có cả ngành Thái Đen và Thái trắng; Bà con rất thích ca hát, nhiều điệu múa như múa xoè, múa sạp, múa quạt rất độc đáo Vào dịp lễ hội, ném còn là trò chơi mang nét đặc trưng văn hoá của người Thái Một trong những điểm nổi bật của người Thái là văn hóa ẩm thực Món thịt trâu hoặc bò, cá, gà nướng được người Thái tẩm, ướp gia vị rất cầu kỳ Gia vị để ướp là tiêu rừng hay còn gọi là “mắc khén”, ớt, tỏi, gừng, muối Do đặc thù vùng cao, người Thái thường để dành cá sấy trong bếp Khi có khách, nhà xa chợ, chưa làm kịp món ăn thì bỏ cá ra nướng lại cho thơm, rót rượu mời khách nhâm nhi Và ở bếp, người nhà tiếp tục chế biến món ăn, tiếp từng món lên đãi khách Đây là cách giữ chân khách, thể hiện sự hiếu khách của đồng bào vùng cao Đồng bào Dao huyện Nậm Pồ sinh sống tập trung ở các bản: Huổi Sâu thuộc xã Pa Tần; Huổi Cơ Dạo, Sín Chải 1, Sín Chải 2 thuộc xã Nà Hỳ và bản Vàng Đán thuộc xã Vàng Đán Cũng như phần lớn các dân tộc thiểu số khác, bà con sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nương và lúa nước Một số lý, lễ của người Dao huyện Nậm Pồ là Cúng cơm mới (Nhẳn xiềng hảng), Cúng cho phụ nữ mang thai (Trò vồn pun miền xiế mày ngá), Cúng đặt tên (Phim miền khú), Cúng trong lễ cấp sắc Đa số lễ cúng được thực hiện trong phạm vi gia đình nên người hiểu biết và nắm giữ tư liệu đều có thể thực hiện Chỉ có một số lễ cúng như: cúng ốm đau, cúng bản, cúng mường, cúng đưa hồn người chết, cúng đuổi ma, cúng xiên bản, cúng cầu mùa, cúng cầu mưa, được thực hiện bởi một số ít người am hiểu như thầy mo, thầy cúng, trưởng bản Đồng bào Khơ Mú huyện Nậm Pồ sinh sống tập trung chủ yếu ở 3 bản: Nậm Ngà 1, Nậm Ngà 2 thuộc xã Nậm Chua và bản Huổi Noỏng thuộc xã Nậm Khăn Trước đây bà con sinh sống chủ yếu bằng canh tác nương rẫy, công cụ sản xuất chỉ có rìu, dao rựa, cuốc và gậy chọc lỗ tra hạt Sản phẩm trồng chỉ có lúa nương, ngô, khoai, sắn, bầu bí Ngày nay bà con đã tiếp thu canh tác ruộng lúa nước, làm đất bằng cày bừa, biết làm thủy lợi, bón phân cho cây trồng, chăn nuôi trâu bò để làm sức kéo, nuôi gia cầm chủ yếu dùng trong lễ nghi, tiếp khách và ngày nay đã trở

30 thành hàng hóa để mua bán, trao đổi Đồng bào Hoa (Xạ Phang) sinh sống tập trung chủ yếu ở 4 bản: Đề Tinh 2,

Mo Công, Đề Pua, Mạy Hốc thuộc xã Phìn Hồ Bà con chủ yếu là làm nương rẫy, mỗi năm chỉ canh tác một vụ Lúa thường được ưu tiên trồng ở những mảnh đất mới phát, thường ở cách xa nhà Còn những mảnh đất gần nhà, canh tác lâu năm, bạc màu thì bà con thường để trồng ngô, sắn và đậu tương.Theo phong tục tập quán truyền thống của người Xạ Phang, lễ cưới hỏi thường được tổ chức từ tháng 10 đến tháng 2 âm lịch Đây là khoảng thời gian nông nhàn nên thích hợp để tổ chức làm lễ Thông thường, lễ cưới hỏi truyền thống của người Xạ Phang được diễn ra trong hai ngày và lễ đón dâu được xem là đỉnh điểm của toàn bộ lễ cưới Đồng bào Kháng huyện Nậm Pồ sống tập trung tại 2 bản: Nà Khoa 1 và Nà Khoa 2 thuộc xã Nà Khoa Theo phong tục của người Kháng người chết được chôn cất chu đáo, trên mộ có nhà mổ, có các đồ vật dành cho người chết: hòm đựng quần áo, giỏ cơm, ống hút rượu, bát, đũa Người Kháng có quan niệm mỗi người có 5 hồn, hồn chính trên đầu và 4 hồn kia ở tứ chi Khi chết mỗi người biến thành "ma ngắt" ngụ ở 5 nơi Hồn chủ thành ma ở nhà, chỗ thờ tổ tiên là "ma ngắt nhá", hồn tay phải trên thiên đàng là "ma ngắt kỷ", hồn tay trái ở gốc cây làm quan tài là "ma ngắt hóm", hồn chân phải ở nhà mồ là "ma ngặt mơn", hồn chân trái lên trời thành ma trời là "ma ngặt xừ ù" Đồng bào Cống huyện Nậm Pồ sinh sống tại bản Lả Chà xã Pa Tần, là dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng- Miến Bà con trước đây sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, canh tác theo lối phát rừng, đốt, chọc lỗ tra hạt giống Ngày nay bà con đã làm nương bằng cuốc và sử dụng trâu, bò làm sức kéo Nhiều thức ăn của người Cống là tìm kiếm ở trong rừng, kiếm cá dưới suối Cũng như bao dân tộc khác, dân tộc Cống cũng có những lễ hội riêng như: Cơm mới, lên nhà mới,… và đặc sắc nhất là lễ hội Tết Hoa.

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Nậm Pồ là một huyện miền núi, biên giới, nằm về phía Tây bắc của tỉnh Điện

Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 140 km, có diện tích tự nhiên là 149.559,12 ha, có đường biên giới Quốc gia dài 119,7 km, có 2 cửa khẩu phụ

- Phía Đông giáp huyện Mường Chà;

- Phía Tây giáp huyện Mường Nhé và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào;

- Phía Nam giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào;

- Phía Bắc giáp huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu

* Địa hình: Nậm Pồ có địa hình địa hình đồi núi cao chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông, độ cao từ 200m đến 1800m Xen kẽ giữa các dãy núi có các dạng địa hình thung lũng, sông suối, thềm bãi bồi, mô sụt võng, phân bố rộng khắp trên địa bàn nhưng diện tích nhỏ, hẹp có điều kiện giữ nước và tưới nước trên hầu hết diện tích đất đã được khai thác trồng lúa và hoa màu

* Khí hậu: Nậm Pồ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô (mùa đông) và mùa mưa (mùa hè) Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, có gió mùa đông lạnh khô, chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng (gió Lào); ít mưa, chịu nhiều sương muối và rét hại gây bất lợi cho đời sống và sản xuất nông nghiệp Mùa mưa từ tháng 5- 10, mưa nhiều với đặc tính diễn biến bất thường, phân hóa đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, nhưng chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam chứa một lượng ẩm lớn kèm theo các nhiễu động khí quyển mạnh và thường xuyên đã tạo ra các cơn mưa dông, mưa rào kéo dài 2 đến 3 ngày, thường xuất hiện dông, mưa đá Độ ẩm tương đối trung bình thường từ 78–93% Có lượng mưa lớn, bình quân từ 1.800–2.500 mm/năm, mưa tập trung từ tháng 6- 9

* Thủy văn: Hệ thống thủy văn của huyện thuộc phụ lưu vực Sông Đà, có hệ thống khe, suối chằng chịt độ dốc cao, lưu vực ngắn đổ chủ yếu vào bốn dòng suối chính là: Suối Nậm Pồ, suối Nậm Chà, suối Nậm Chim, Nậm Bai Đây là nguồn nước mặt cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của người dân trong huyện, cũng là tiền năng phát triển thủy điện nhỏ

* Tài nguyên nước: Nguồn n ước mặt của huyện chủ yếu đư ợc cung cấp bởi hệ thống sông Suối Nậm Pồ, suối Nậm Chà, suối Nậm Chim, Nậm Bai, Nậm He và nhiều hệ thống các khe suối nhỏ nằm ở các khe núi, ao, hồ khác Do nằm trên địa hình phức tạp, chia cắt mạnh và có độ dốc lớn nên việc khai thác và sử dụng nguồn n ước mặt cũng có nhiều hạn chế Chất lượng nguồn nước khá tốt, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất của người dân trong huyện Hiện chưa có tài liệu cụ thể nghiên cứu về trữ lượng nước ngầm, nhưng qua khảo sát sơ bộ tại một số giếng nước trong khu vực có rừng cho thấy mực nước ngầm nằm ở độ sâu 6- 10m, có thể khai thác dùng trong sinh hoạt cho Nhân dân

Nhìn chung, tài nguyên n ước của huyện khá dồi dào, khá thuận lợi cho đầu tư khai thác thủy điện; như ng do địa hình dốc, diện tích đồi núi trọc khá nhiều nên việc khai thác phục vụ sinh hoạt và sản xuất khó khăn

Trải qua quá trình Feralit, bào mòn, rửa trôi, bồi tụ, hình thành mùn, trên địa bàn huyện Nậm Pồ có các loại đất sau: Đất mùn đỏ vàng trên đất đá biến chất, loại đá mẹ Firit (Hs); Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fs); Đất đỏ mùn trên đá sét (Hs); Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl); Đất thung lũng dốc tụ trồng lúa (Dl); Đất phù sa, sông suối (Py); Đất mòn, trơ sỏi đá

* Tài nguyên rừng: Là một huyện có tài nguyên rừng và thảm thực vật khá phong phú, đa dạng chủng loại cây được phân bố đều trên địa bàn 15/15 xã, hiện còn tồn tại một số loài cây quý hiếm nằm trong sách đỏ như: Pơ mu, Sa Mu và nhiều loại quý hiếm có giá trị kinh tế cao cũng như trong nghiên cứu khoa học gồm: giổi, sấu, trám, muồng hoa vàng nhưng hiện nay số lượng không đáng kể Các cây rừng nhân tạo chủ yếu là: Keo, tre Nậm Pồ có tài nguyên rừng rất lớn, chưa tính diện tích đất đồi núi chưa sử dụng có khả năng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp và

33 diện tích rừng phát triển sau nương rẫy thì huyện hiện có khoảng 60.000 ha đất có rừng tự nhiên chiếm khoảng 40% tổng diện tích tự nhiên của huyện Đất lâm nghiệp chưa có rừng (theo quy hoạch 3 loại rừng) trên địa bàn huyện có khoảng 52.000 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Si Pa Phìn khoảng 8.000 ha, Phìn

Hồ khoảng 5.000 ha, Pa Tần khoảng 5.000 ha, Vàng Đán khoảng 3.400 ha v.v

* Tài nguyên khoáng sản: Nậm Pồ chưa có nghiên cứu đánh giá về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, theo khảo sát sơ bộ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện chỉ có khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường như: đá kết xây dựng thông thường tuy nhiên trữ lượng nhỏ, phân bố không tập trung

Hiện có các điểm mỏ đá đã được cấp phép khai thác gồm mỏ đá Pa Tần xã

Pa Tần của Công ty TNHH Trường Thọ Điện Biên; mỏ đá Huổi Nhạt 2, xã Chà Nưa của công ty cổ phần đầy tư xây dựng và thương mại Huy Hoàng;

Còn một số điểm mỏ đá chưa khai thác gồm: Huổi Sang xã Nà Hỳ; Nà Cang xã Chà Nưa; Km 51; Km 53 bản Pa Tần xã Pa Tần; Phi Lĩnh xã Si Pa Phìn; Nà Khoa xã Nà Khoa; Nậm Chim xã Si Pa Phìn; Nà Hỳ 1 xã Nà Hỳ v.v

Trữ lượng cát sỏi trên các suối của huyện trữ lượng ít, không tập trung, chất lượng không cao do lẫn phù sa đất.

Điều kiện kinh tế - xã hội

a Hệ thống đường giao thông liên kết vùng Đường Quốc lộ đi qua huyện gồm 2 tuyến:

- Quốc lộ 4H là tuyến đường từ huyện Mường Chà đi huyện Mường Nhé, đi qua địa phận huyện từ Si Pa Phìn, Phìn Hồ, Chà Nưa, Chà Cang đến hết xã Pa Tần

- Quốc lộ 4H1 là tuyến đường nối Quốc lộ 4H với cửa khẩu phụ Huổi Lả, điểm đầu tại km34 (xã Si Pa Phìn) Đường tỉnh lộ gồm 3 tuyến:

- Đường tỉnh 145 là tuyến đường nối Quốc lộ 4H đi xã Nà Bủng, điểm đầu tại cầu Nậm Pồ (xã Chà Cang) đi qua địa phận các xã Nậm Tin, Nà Khoa, Nậm Chua,

Nà Hỳ, Vàng Đán, Nà Bủng và điểm cuối là mốc 49

- Đường tỉnh lộ 150 là tuyến đường nối Quốc 4H với thị xã Mường Lay, điểm đầu tại ngã ba Chà Cang đi qua xã Chà Tở đến xã Mường Tùng, huyện Mường Chà

- Đường tỉnh lộ 145b nối Quốc lộ 4H với xã Nà Hỳ, điểm đầu tại km45 (xã Phìn Hồ) đến điểm nối với đường Tỉnh lộ 145 tại cầu Huổi Bon (xã Nà Hỳ) Đường liên xã gồm các tuyến Nà Khoa đi Nậm Nhừ; Nà Khoa đi Na Cô Sa và đi qua địa phận xã Quảng Lâm, huyện Mường Nhé để nối với Quốc lộ 4H tại trung tâm xã Quảng Lâm; Chà Tở đi Nậm Khăn; Nà Hỳ đi Nậm Chua b Dân cư

* Dân cư: Dân số 50.752 người, huyện có 8 thành phần dân tộc trong đó dân tộc Mông chiếm tỷ lệ cao nhất 69,18%; tiếp đến là dân tộc Thái chiếm 18,50%; dân tộc Dao chiếm 4,15%; dân tộc Kinh chiếm 3,21%; dân tộc Khơ Mú chiếm 1,58%; dân tộc Hoa chiếm 1,52%; dân tộc Kháng chiếm 0,91%; dân tộc Cống chiếm 0,75% và các dân tộc khác chiếm 0,2% Tổng số hộ 9.655 hộ, tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 còn 67,97% c Tình hình kinh tế

Năm 2018 là năm thứ 3 triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội của BCH Đảng bộ huyện Nậm Pồ về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh giai đoạn 2015 – 2020, đến nay huyện đã có những thành công nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội Theo Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2018 – kế hoạch phát triển kinh tế xã họi năm 2019 của huyện Nậm Pồ:

Tổng giá trị sản xuất theo giá ước đạt 799,2 tỷ đồng, đạt 101,8% kế hoạch Trong đó Ngành nông lâm – Lâm nghiệp – Thủy sản ước đạt 399,87 tỷ đồng, chiếm 50,48%; Công nghiệp – Xây dựng ước đạt 191,54 tỷ đồng, chiếm 24,18%; Dịch vụ ước đạt 200,79 tỷ đồng, chiếm 25,34% Cụ thể:

* Sản xuất Nông nghiệp – Lâm nghiệp và thủy sản:

Tổng diện tích cây lương thực có hạt ước đạt 8.376,6 ha; tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 19.005,45 tấn, ước đạt 100,1% kế hoạch giao cả năm (bằng 104,1% kết quả năm 2017); lương thực có hạt bình quân đầu người ước đạt

363,27 kg/người/năm; Tổng diện tích cây công nghiệp 989,12 ha Về Chăn nuôi và thủy sản tổng đàn gia súc, gia cầm trong toàn huyện tính đến ngày 20/10/2018: Gia súc là 67.939 con tăng 4.982 con so với năm 2017, đạt 101% kế hoạch, gia súc khác là 5.716 con giảm 2.999 con so với năm 2017, gia cầm là 151.989 con, tăng 11.827 con so với năm 2017, đạt 100,4% kế hoạch, diện tích thủy sản toàn huyện đến tháng 10/2018 là 120,55 ha đạt 97,8% kế hoạch với tổng sản lượng thủy sản ước đạt 152,13 tấn, trong đó thủy sản nuôi trồng 144,78 tấn, thủy sản khai thác tự nhiên 6,68 tấn Về Lâm nghiệp tổng diện tích rừng trồng mới năm 2018 là 20,8 ha trong đó rừng sản xuất là 17,8 ha và rừng phòng hộ là 3,0 ha

*Giao thông, công nghiệp, xây dựng và thương mại – dịch vụ Đã sửa chữa các tuyến đường do huyện quản lý và một số tuyến đường đi các bản trên địa bàn huyện, xây dựng kế hoạch đảm bảo giao thông trước, trong và sau mùa mưa năm 2018 Hoàn thành dự án chỉnh trang trung tâm xã Nà Hỳ và đưa vào sử dụng chào mừng kỷ niệm 5 năm thành lập huyện

Hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhiều mặt, đặc biệt trên địa bàn huyện đã có 01 cơ sở sản xuất gạch không nung và các ngành tiểu thủ công nghiệp khác như: sản xuất nông cụ nông nghiệp, nông cụ máy móc nhỏ lẻ cho nông nghiệp và các sản phẩm vật liệu xây dựng Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2018 ước đạt 55,9 tỷ đồng (theo giá hiện hành), ước đạt 100% kế hoạch, có

97/132 bản thuộc 15/15 xã (đạt 98% kế hoạch giao) và có 15/15 cơ quan hanh chính cấp xã có điện lưới quốc gia, nâng tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia lên 72,78% (đạt 102% kế hoạch giao)

Hệ thống thương mại, dịch vụ đã cơ bản được đáp ứng đầy đủ các loại mặt hàng phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2018 (theo giá hiện hành) ước đạt 200,79 tỷ đồng, đạt 106,5% kế hoạch

* Thu chi – ngân sách của huyện tính đến 24/10/2018

Tổng thu ngân sách Nhà nước: 349,289 tỷ đồng/532,701 tỷ đồng, đạt 65,57% kế hoạch Trong đó thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện là: 4,834/6,0 tỷ

36 đồng đạt 80,57% kế hoạch giao Tổng Chi ngân sách nhà nước: 309,962/532,701 tỷ đồng đạt, 58,19% kế hoạch giao

Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

2.2.1 Về phẩm chất chính trị và trình độ lý luận của cán bộ quản lý huyện Nậm Pồ

Phẩm chất chính trị và trình độ lý luận chính trị của cán bộ quản lý huyện Nậm Pồ được thể hiện thông qua công tác đào tạo lý luận chính trị, khả năng nhận thức về các chủ trương, đường lối, nghị định, quyết định, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước Trình độ nhận thức chính trị còn đánh giá khả năng tiếp thu, ứng dụng, lãnh đạo nhiều hành các hoạt động của tổ chức mà cán bộ đảm nhận vị trí lãnh đạo

Bảng 2.1 Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ quản lý huyện Nậm Pồ Đơn vị: Người

Trình độ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh So sánh

Trung cấp 42 65,63 43 66,15 41 63,08 1 102,38 -2 95,35 Cao cấp, cử nhân 19 29,69 21 32,31 23 35,38 2 110,53 2 109,52

(Nguồn: Ban tổ chức Huyện ủy)

Qua số liệu tại bảng 2.1 cho thấy đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện với các chức danh Bí thư, Phó bí thư Huyện ủy Nậm Pồ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND huyện Nậm Pồ, thì 100% được đào tạo trình độ lý luận chính chính cao cấp, cán bộ quản lý cấp phòng, Đảng, Đoàn thể có trình độ từ sơ cấp đến cao cấp lý luận chính trị Trong đó năm 2018 chỉ có 1 cán bộ quản lý có trình độ sơ cấp lý luận chính trị tương ứng chiếm 1,54% trên tổng số cán bộ quản lý, có 41 cán bộ có trình độ trung cấp lý luận chính trị tương ứng chiếm

63,08% trên tổng số cán bộ quản lý, hầu hết là trưởng phó phòng ban trong Đảng ủy, UBND, HĐND huyện Nậm Pồ, có 23 cán bộ quản lý có trình độ cao cấp lý luận chính trị chiếm 35,38% tổng số cán bộ quản lý Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý huyện Nậm Pồ đều đã được đào tạo trình độ lý luận, phù hợp với tiêu chuẩn được bổ nhiệm, tuy nhiên tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ trung cấp vẫn còn tương đối nhiều so với chức danh được bổ nhiệm

Trình độ lý luận chính trị là cơ sở quan trọng để đảm bảo tính chính trị và chiều sâu trong các hoạt động của cấp cơ sở Tuy nhiên, thực tế cho thấy, từ việc học tập đến vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn còn tồn tại một khoảng cách lớn đòi hỏi mỗi cán bộ phải có cách vận dụng tinh tế và hiệu quả để phát động quần chúng nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ của địa phương Số liệu tổng hợp cho thấy số lượng cán bộ quản lý có trình độ lý luận cao cấp hay cử nhân chính trị không nhiều và chưa phù hợp với vị trí quản lý được bổ nhiệm; tỷ lệ cán bộ quản lý trình độ trung cấp khá lớn, so với vị trí được bổ nhiệm Đây cũng là điều gây cản trở cho hoạt động của cơ sở làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý, nhất là trong công tác vận động nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị

2.2.2 Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước a Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Cán bộ quản lý tại huyện Nậm Pồ có quá trình học tập văn hóa, nghiệp vụ rất đa dạng do trưởng thành trong những điều kiện đặc biệt, với điều kiện về giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, đa số không có điều kiện học tập qua các trường lớp chính quy, mà phải vừa công tác, vừa học tập dưới nhiều hình thức khác nhau Do đó ở huyện nói chung và ở các cơ quan chuyên môn nói riêng vẫn còn thiếu cán bộ được đào tạo chính quy về quản lý và về khoa học công nghệ, quản lý dự án, quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường và tài chính kế toán…

Bảng 2.2 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên Đơn vị tính: Người

STT Trình độ Năm Năm 2017 Năm 2018 So sánh So sánh Tăng

(Nguồn: Ban tổ chức Huyện ủy)

Theo kết quả tổng hợp tại bảng 2.2 cán bộ quản lý của huyện Nậm Pồ đại bộ phận có bằng cấp chuyên môn đại học, chiếm tỷ lệ tới 84,62%% năm 2018 Nhìn chung trong giai đoạn 2016 – 2018 trình độ học vấn của cán bộ quản lý của huyện không có nhiều thay đổi, sư tăng lên hay giảm đi về trình độ học vấn không nhiều

Năm 2018 có 56 cán bộ có trình độ học vấn đại học giảm đi một người so với năm

2017, có sự giảm đi này là do có hai cán bộ đạt trình độ thạc sĩ Số lượng cán bộ có trình độ dưới đại học ngày càng có xu hướng giảm đi, điều này cho thấy huyện đã tập trung hoàn thiện trình độ học vấn nhằm đáp ứng vị trí công việc và tiêu chuẩn bổ nhiệm, đồng thời trình độ học vấn thạc sĩ có xu hướng tăng lên với tốc độ tăng bình quân 22,7% phù hơp với tiêu chuẩn bổ nhiệm cũng như mục tiêu nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ huyện Nậm Pồ Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lỷ của huyện Nậm Pồ về cơ bản đáp ứng đươc yêu cầu của công việc chuyên môn, cũng như yêu cầu về mặt tiêu chuẩn của người quản lý, tuy nhiên trong đội ngũ cán bộ quản lý vẫn còn cán bộ trình độ công nhân kỹ thuật và trung cấp, những cán bộ này làm ở các ban đảng và đoàn thể, do đó vẫn chưa chú trọng và ý thức trong công tác tự nâng cao trình độ học vấn của bản thân Bên cạnh đó một bộ phận cán bộ chưa hài lòng với công việc hiện tại là do công việc hiện tại chỉ phù hợp một phần nào so với chuyên môn được đào tạo, đồng thời phải kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác ảnh hưởng đến việc thực hiện công việc b Trình độ quản lý nhà nước

Bảng 2.3 Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

STT Trình độ Năm So sánh

(Nguồn: Ban tổ chức Huyện ủy)

Theo luật pháp quy định, cán cứ vào ngạch được bổ nhiệm, cán bộ công chức hiện có 4 mốc trình độ quản lý Nhà nước cơ bản:

Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp, hoặc tương đương

Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào chuyên viên chính hoặc tương đương

Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào chuyên viên hoặc tương đương Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào cán sự hoặc tương đương

Hiện nay trình độ cán bộ quản lý đạt được chủ yếu là chuyên viên và kế toán viên Số lượng chuyên viên chính tương đối ổn định, do các chức danh được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ, về cơ bản đã đáp ứng tiêu chuẩn bổ nhiệm, chiếm tỷ lệ 41,53% năm 2018 tương ứng 27 người; 40,62% năm 2016 trên tổng số đội ngũ cán bộ quản lý của huyện Nậm Pồ Có thể thấy về cơ bản với một số chức danh quản lý hiện nay của huyện Nậm Pồ, các cán bộ quản lý đáp ứng được yêu cầu về trình độ quản lý Nhà nước Tuy nhiên bên cạnh đó thực trạng hiện nay số lượng chuyên viên được bổ nhiệm vào các chức danh vẫn chiếm tỷ trọng tương đối nhiều cụ thể năm

2016 chiếm tỷ trọng 50%; năm 2017 chiếm tỷ trọng 49,2%; năm 2018 chiếm tỷ trọng 52,3% so với tổng số đội ngũ cán bộ quản lý của huyện, trong khi đó cán bộ quản lý của huyện chưa có ai đạt trình độ quản lý nhà nước bậc chuyên viên cao

40 cấp Có thực trạng này theo đánh giá của cán bộ huyện thì để đạt được trình độ chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp là rất khó Không chỉ thông thạo chuyên môn nghiệp vụ mà yêu cầu phải có trình độ ngoại ngữ và tin học với mức độ cao Hơn nữa thời gian học tập các lớp chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp thường mang tính tập trung tại các trung tâm của tỉnh trong khi khối lượng công việc của huyện tương đối nhiều, cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, điều kiện giao thông đi lại tại địa phương về các đơn vị đào tạo còn gặp nhiều khó khan nên rất ít người có khả năng theo học các lớp và thi đạt được các trình độ này Do đó để phù hợp với vị trí và tiêu chuẩn chức danh huyện cần có chính sách và cơ chế hỗ trợ phù hợp để tăng cường công tác đào tạo cho cán bộ quản lý của huyện đạt tiêu chuẩn về trình độ quản lý Nhà nước

2.2.3 Trình độ tin học, ngoại ngữ Để cán bộ quản lý có thể sử dụng hiệu quả các kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế thì những kỹ năng mềm là hết sức quan trọng Chúng ta có thể đưa ra một số kỹ năng cần thiết phải có đối với cán bộ quản lý như: trình độ tin học, ngoại ngữ,

Theo số liệu điều tra hiện nay có 84% cán bộ quản lý cấp huyện tại Huyện Nậm Pồ am hiểu về các kỹ năng mềm Như vậy, hiện nay cán bộ quản lý của huyện Nậm Pồ nhận thức được tầm quan trọng của các kỹ năng khác ngoài năng lực chuyên môn Điều này sẽ giúp họ tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng như vận dụng những kỹ năng mềm vào công tác quản lý điều hành công việc và nhanh chóng hội nhập được với công nghệ tiên tiến trên thế giới

- Thứ nhất, về trình độ tin học

(Nguồn: Ban tổ chức Huyện ủy)

Biểu đồ 2.1 Trình độ tin học của cán bộ quản lý huyện Nậm Pồ

Kỹ năng và kiến thức tin học là yếu tố quan trọng để hỗ trợ cán bộ quản lý hoàn thành tốt công việc cũng như áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý Nhà nước Trong bối cảnh hiện nay và yêu cầu công việc, định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an nih chính trị tại địa phương, việc ứng dụng công nghệ thông tin là ưu tiên chiến lược nhằm phục vụ cho quá trình nâng cao năng lực quản lý, cải cách thủ tục hành chính, nhằm giảm thiểu độ trễ trong quá trình điều hành, phục vụ người dân, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, cũng như phù hợp với xu thế thời đại công nghệ 4.0 đang bùng nổ Theo kết quả điều tra và tổng hợp, nếu năm 2016 cán bộ quản lý huyện Nậm Pồ, tỉ lệ có chứng chỉ tin học phù hợp với Thông tư 03 năm 2014 về chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin đối với cán bộ, công chức chỉ là 53,02% thì đến năm 2018 tỉ lệ này là 96,67% Điều này cho thấy để đảm bảo các tiêu chí theo quy định đối với người cán bộ, công chức và trong đó công nghệ thông tin là một tiêu chí quan trọng, thì đội ngũ cán bộ quản lý của huyện đã có ý thức trong việc học tập, hoàn thiện trình độ công nghệ thông tin Bên cạnh đó huyện cũng tạo cơ chế chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý tham gia các lớp học và thi công nghệ thông tin

- Thứ hai, về trình độ ngoại ngữ

Có chứng chỉ Không có chứng chỉ

Có chứng chỉ Không có chứng chỉ

(Nguồn: Ban tổ chức Huyện ủy)

Biểu đồ 2.2 Trình độ ngoại ngữ của cán bộ quản lý huyện Nậm Pồ

Ngoại ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng và cần thiết khi nền kinh tế nước ta đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng Đồng thời với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trong mọi lĩnh vực thì đây cũng là phương tiện giúp có thể chủ động tiếp thu các kiến thức chuyên môn từ rất nhiều nguồn tài liệu trên thế giới Ngoài ra do một số ngành nghề chuyên môn phải đọc hiểu được những thuật ngữ chuyên môn trong lĩnh vực mà mình đang phụ trách, đồng thời nhằm hoàn thiện tiêu chí của cán bộ công chức về ngoại ngữ Do đó tại huyện Nậm

Pồ việc nâng cao trình độ ngoại ngữ là một yếu tố bắt buộc và đang được ban lãnh đạo chú trọng rất nhiều trong những năm gần đây Cụ thể: nếu năm 2016, cán bộ quản lý của huyện có 36% có chứng chỉ ngoại ngữ thì đến năm 2018 , con số này đã lên tới 61% Việc trình độ ngoại ngữ được nâng cao đã giúp cán bộ của huyện tự tin hơn trong việc giao tiếp, nhất là với các đối tác nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ muốn đầu tư và tài trợ các chương trình chính sách cho huyện nhà

2.2.4 Về thể lực của cán bộ quản lý cấp huyện

Thực trạng về năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp huyện tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo đánh giá của người dân và công chức huyện Nậm Pồ

Pồ, tỉnh Điện Biên theo đánh giá của người dân và công chức huyện Nậm Pồ Để phân tích thực trạng về năng lực quản lý của cán bộ huyện Nậm Pồ, luận văn tiến hành phỏng vấn người dân và công chức huyện Nậm Pồ để xem xét đánh giá của họ về các tiêu chí năng lực quản lý cán bộ cấp huyện đối với cán bộ quản lý huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên Đây là những sự đánh giá có ý nghĩa bởi họ là những người từng làm việc, đang làm việc và chịu sự quản lý trực tiếp của đội ngũ cán bộ quản lý huyện Nậm Pồ Theo thống kê từ phòng tiếp công dân, hàng năm có hơn 200 người dân tại địa phương làm việc trực tiếp với đội ngũ cán bộ quản lý của huyện Nậm Pồ Do đó tác giả lựa chọn ngẫu nhiên 150 người dân để tiến hành phát phiếu phỏng vấn nhằm tìm hiểu những đánh giá của họ về năng lực quản lý của cán bộ quản lý huyện Nậm Pồ Bên cạnh đó tác giả cũng tiến hành phát phiếu phỏng vấn cho 74 công chức huyện Nậm Pồ là những người chịu sự quản lý trực tiếp của cán bộ quản lý huyện Nậm Pồ, đang làm việc tại các phòng ban đơn vị trong Huyện Nậm Pồ Sau đó luận văn tiến hành tính điểm bình quân đánh giá của các đối tượng điều tra theo thang đo 5 cấp độ Likert như sau: Rất không hài lòng: 1điểm; Không hài lòng: 2điểm; phân vân: 3điểm; hài lòng: 4 điểm; rất hài lòng: 5 điểm

- Số lượng rất không hài lòng: a; Số lượng không hài lòng: b; Số lượng phân vân: c; Số lượng hài lòng: d; Số lượng rất hài lòng: e

Từ đó có điểm trung bình =(a.1)+(b.2)+(c.3)+(d.4)+(e.5)/(a+b+c+d+e)

Trong đó nếu Điểm trung bình: 1-1,80: Rất không hài lòng; 1,81 – 2,6: Không hài lòng; 2,61 – 3,40: Phân vân; 3,41 – 4,20: Hài lòng; 4,21 – 5: Rất hài lòng

2.3.1 Năng lực triển khai, cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào địa phương

2.3.1.1 Đánh giá của người dân Để đánh giá năng lực triển khai, cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào địa phương của cán bộ quản lý huyện Nậm Pồ, luận văn tiến hành phỏng vấn người dân teo 2 tiêu chí: là năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án cấp huyện; năng lực ứng dụng khoa học công

48 nghệ vào quản lý nhà nước ở cấp huyện

Bảng 2.7 Đánh giá từ phía người dân về năng lực triển khai, cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào địa phương của cán bộ quản lý huyện Nậm Pồ Đơn vị tính: Số phiếu

Các biến điều tra Ý kiến đánh giá Điểm trung bình

Năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án cấp huyện

Năng lực ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý nhà nước ở cấp huyện

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả xử lý số liệu điều tra)

Theo kết quả tổng hợp và xử lý số liệu điều tra có thể thấy

* Tiêu chí 1: Năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án cấp huyện

Nhìn vào bảng trên, có thể thấy tiêu chí: năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án cấp huyện” số lượng phiếu đánh giá phân vân của người dân về tiêu chí này vẫn chiếm tỷ lệ cao Giá trị trung bình của tiêu chí này là 3,13, mức điểm trung bình này thể hiện người dân chưa hoàn toàn hài lòng với năng lực về xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án cấp huyện của đội ngũ cán bộ quản lý huyện Nậm Pồ Họ cho rằng công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án triển khai còn chậm làm ảnh hưởng đến công tác thu hút đầu tư phát triển kinh tế vào địa phương, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của người dân, do bị vướng các chương trình, kế

49 hoạch cũ không phù hợp với xu thế hiện tại

* Tiêu chí 2: Năng lực ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý nhà nước ở cấp huyện Điểm trung bình của tiêu chí: 3,16, tham chiếu với thang đo có thể thấy người dân đánh giá năng lực ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý nhà nước ở cấp huyện của cán bộ quản lý huyện Nậm Pồ ở mức phân vân, điều này đồng nghĩa với việc người dân còn cho rằng việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình tổ chức quản lý điều hành huyện Nậm Pồ còn chưa đáp ứng được yêu cầu trong giải quyết công việc, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong cải cách hành chính, điều hành công việc sẽ giảm thiểu khó khăn cho người dân

Nhìn chung theo đánh giá của người dân về năng lực triển khai, cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào địa phương của cán bộ quản lý huyện Nậm Pồ vẫn ở mức có những hạn chế nhất định Đây là những đóng góp rất quan trọng để cán bộ quản lý huyện Nậm Pồ có những thay đổi để thể hiện rõ hơn nữa năng lực quản lý của mình

2.3.1.2 Đánh giá của đội ngũ công chức huyện Nậm Pồ

Luận văn tiến hành tổng hợp các đánh giá của đội ngũ công chức huyện Nậm

Pồ đánh giá về năng lực triển khai, cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào địa phương của người quản lý của mình

Bảng 2.8 Đánh giá từ phía đội ngũ công chức về năng lực triển khai, cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào địa phương của cán bộ quản lý huyện Nậm Pồ Đơn vị tính: Số phiếu

Các biến điều tra Ý kiến đánh giá Điểm trung bình

Năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án cấp huyện

Năng lực ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý nhà 0 1 10 50 13 4,01

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả xử lý số liệu điều tra)

* Năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án cấp huyện Điểm trung bình theo đánh giá của đội ngũ công chức huyện Nậm Pồ về cán bộ quản lý theo tiêu chí năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, dụ án cấp huyện là 4,03 Với mức điểm này cho thấy đội ngũ công chức huyện nậm pồ đánh giá khá tốt về năng lực quản lý của cán bộ quản lý huyện Nậm Pồ, điều này thể hiện với những người làm việc trực tiếp với cán bộ quản lý, trực tiếp chịu sự quản lý và điều hành trong công việc đã có những đánh giá rất cao về năng lực xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án cấp huyện, mặc dù đôi lúc trong chỉ đạo điều hành công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án còn gặp những khiếm khuyết, vân còn một chút quan lieu tuy nhiên họ cho rằng đội ngũ cán bộ quản lý của huyện vẫn luôn là tấm gương về năng lực xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoach, dự án để họ học tập và phấn đấu

* Năng lực ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý nhà nước ở cấp huyện

Theo đánh giá của đội ngũ công chức huyện Nậm Pồ năng lực ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý nhà nước ở cấp huyện của đội ngũ cán bộ quản lý là tương đối tốt với mức điểm trung bình là 4,01 Họ cho rằng cán bộ lãnh đạo của huyện luôn luôn áp dụng khoa học công nghệ vào công việc quản lý và điều hành công việc, nhằm nâng cao hiệu quả công việc, thích ứng với xu thế cách mạng công nghệ 4.0, cũng như tiến tới cải cách hành chính giảm thiểu thủ tục hành chính, gây lãng phí về thời gian và kinh tế cho người dân

Có thể thấy những đánh giá của người dân còn phân vân với 2 tiêu chí về năng lực triển khai, cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào địa phương nhưng đánh giá của công chức làm việc trực tiếp và chịu sự quản lý trực tiếp của đội ngũ quản lý thì cho rằng hai tiêu chí này là khá tốt, điều này cho thấy bên cạnh những đánh giá tốt về năng lực quản lý thì cán bộ quản lý huyện Nậm Pồ cần xem xét lại những hạn chế về năng lực trong quá trình thực hiện công việc trực tiếp đối với người dân

2.3.2 Năng lực phổ biến, truyền đạt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

2.3.2.1 Đánh giá của người dân

Bảng 2.9 Đánh giá từ phía người dân về năng lực phổ biến, truyền đạt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước của cán bộ quản lý huyện Nậm Pồ Đơn vị tính: Số phiếu

Các biến điều tra Ý kiến đánh giá Điểm trung bình

Năng lực tổ chức cuộc họp, điều hành và ra nghị quyết 3 25 77 45 0 3,09

Năng lực tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, thi hành và áp dụng chính sách, pháp luật trong quản lý nhà nước

Năng lực tạo động lực cho nhân viên và sự liên kết giữa các cá nhân trong tổ chức

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả xử lý số liệu điều tra)

Theo số liệu thống kê tại bảng 2.9 có thể thấy đánh giá của người dân về 3 tiêu chí: năng lực tổ chức cuộc họp, điều hành và ra nghị quyết; năng lực tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, thi hành và áp dụng chính sách, pháp luật trong quản lý nhà nước; năng lực tạo động lực cho nhân viên và sự liên kết giữa các cá nhân trong tổ chức với mức điểm trung bình tương ứng là 3,09; 3,17; 3,12 vẫn ở mức còn phân vân bởi họ cho rằng một số cuộc họp và ra nghị quyết vẫn còn chậm chễ chưa triển khai kịp thời đến người dân, công tác điều hành triển khai tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật đến người dân còn mang tính hình thức và không hiệu quả, người dân bị thụ động trong việc năm bắt chính sách pháp luật của Nhà nước, của tỉnh và của huyện, đặc biệt với một huyện miền núi đi lại còn nhiều khó khăn, thông tin liên lạc còn nhiều hạn chế như huyện Nậm Pồ Với những đánh giá còn phân vân

52 với cả 3 tiêu chí trên cho thấy mặc dù có những cải thiện nhất định trong quá trình thực hiện công tác phổ biến, truyền đạt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhưng theo đánh giá của người dân vẫn còn những hạn chế nhất định

2.3.2.2 Đánh giá của đội ngũ công chức huyện Nậm Pồ

Bảng 2.10 Đánh giá từ phía đội ngũ công chức về năng lực phổ biến, truyền đạt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước của cán bộ quản lý huyện Nậm Pồ Đơn vị tính: Số phiếu

Các biến điều tra Ý kiến đánh giá Điểm trung bình

Năng lực tổ chức cuộc họp, điều hành và ra nghị quyết 0 0 10 50 14 4,05

Năng lực tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, thi hành và áp dụng chính sách, pháp luật trong quản lý nhà nước

Năng lực tạo động lực cho nhân viên và sự liên kết giữa các cá nhân trong tổ chức

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả xử lý số liệu điều tra)

Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực quản lý cán bộ cấp huyện tại huyện Nậm Pồ - tỉnh Điện Biên

2.4.1 Chủ trương quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp huyện

Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ đóng vai trò quan trọng trong công tác xây dựng kinh tế và xã hội trên địa bàn huyện, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải thường xuyên cập nhập các văn bản, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cho phù hợp với thời cuộc hiện nay UBND huyện cần tham mưu cho Sở Nội vụ và các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn tỉnh Điện Biên tổ chức đào tạo, hướng dẫn và nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ huyện, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt Lập kế hoạch và đưa vào quy hoạch những cán bộ công chức có đủ khả năng và năng lực, phẩm chất đạo đức tốt để đào tạo cho tương lai Vai trò của công tác quy hoạch và lên kế hoạch đào tạo cho đội ngũ cán bộ công chức là vô cùng quan trọng

Qua qua trình thu thập số liệu, phỏng vấn cán bộ tại huyện Nậm Pồ, hầu hết cán bộ được phỏng vấn đều trả lời nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ huyện là rất cần thiết, trong đó có năng lực ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý nhà nước được họ cho rằng rất cần thiết phải được nâng cao và bên cạnh đó nâng cao là trình độ ngoại ngữ Kết quả này cho thấy mức độ quan tâm và yêu cầu đào tạo, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức là rất cao để đáp ứng được với công cuộc đổi mới đất nước của Đảng và Nhà nước Do đó tinh thần cầu tiến, ham học hỏi và nhu cầu đào tạo ảnh hưởng rất lớn tới việc nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức

2.4.2 Giới tính và độ tuổi cán bộ

Quá trình khảo sát thực tế cho thấy cán bộ càng trẻ càng có tinh thần học hỏi, đăng ký học tập nhiều hơn, điều đó cho thấy độ tuổi ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ huyện Nậm Pồ Ngược lại cán bộ già,

59 sắp về hưu do hạn chế về tinh thần, trí nhớ, độ nhạy bén nên ngại đi học Bên cạnh đó trong quy định về quy hoạch cán bộ, công chức có quy định: Không bố trí lần đầu hoặc nhiệm kỳ tiếp theo đối với cán bộ hưu trí, hết tuổi lao động theo Luật lao động vào các chức danh lãnh đạo thuộc diện cán bộ của huyện; Cán bộ còn trên 10 năm công tác mà chưa có bằng chuyên môn phù hợp thì yêu cầu đi học, hoặc có trình độ trung cấp thì phấn đấu nâng cao trình độ lên đại học, trường hợp dưới 10 năm hoặc không có khả năng học tập thì chuyển vào vị trí khác hoặc bố trí nghỉ hưu sớm hoặc đóng bảo hiểm tự nguyện Cán bộ, công chức được quy hoạch mới cần đảm bảo tiêu chuẩn quy định về tuổi, ngành đào tạo, Như vậy, độ tuổi của cán bộ, công chức ảnh hưởng rất lớn tới việc nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ huyện Nậm Pồ

Giới tính cũng là yếu tố ảnh hưởng mạnh tới việc nâng cao năng lực cán bộ thường thì nam giới có nhu cầu đào tạo nhiều hơn phụ nữ Đàn ông họ không vướng bận gia đình, thoải mái về mặt thời gian hơn nên việc đăng ký học tập nhiều hơn cũng dễ hiểu, phụ nữ vừa phải lo công việc, vừa phải lo gia đình, con cái rồi kinh tế bên cạnh đó còn có tâm lý là nữ giới nên làm hạn chế nâng cao trình độ, nên việc nữ giới săp xếp thời gian đi học nâng cao năng lực cũng rất khó khăn Qua quá trình nghiên cứu tại huyện Nậm Pồ cho thấy ở tất cả các lĩnh vực cần đào tạo thì tỉ lệ cán bộ là Nam có nhu cầu đào tạo cao hơn cán bộ là Nữ rõ rệt Trừ một số lớp liên quan tới công tác của các vị trí phụ nữ làm lãnh đạo, và đặc biệt là nhu cầu đào tạo về tin học là có tỉ lệ phụ nữ mong muốn được đào tạo nhiều hơn

Do vậy, giới tính đang ảnh hưởng không nhỏ tới công tác nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ Điều này đặt ra vấn đề cần tác động vào giới tính nhằm nâng cao năng lực các vị trí chủ chốt, vận động phụ nữ tham gia nâng cao năng lực, nghiệp vụ chuyên môn nhiều hơn thể hiện bình đẳng hơn

2.4.3 Tình hình kinh tế xã hội địa phương Địa phương có tình hình kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định thì càng có điều kiện nâng cao năng lực cho cán bộ Điều kiện kinh tế khá thì nguồn ngân sách dành cho đào tạo càng lớn hơn, thực hiện đào tạo được nhiều hơn và năng lực cán

60 bộ càng được cải thiện tốt hơn Điều kiện kinh tế của địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ tới điều kiện học tập cũng như giảng dạy, cơ sở hạ tầng giáo dục được đáp ứng tốt thì chất lượng dạy học và khả năng ứng dụng tốt hơn Điều kiện kinh tế của địa phương ảnh hưởng tới khả năng ngân sách cho đào tạo, cơ sở vật chất cho đào tạo và nhu cầu đào tạo cho sự phát triển Thực tế tại huyện Nậm Pồ, những năm qua kinh tê xã hội đã có nhiều khởi sắc tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn do là một huyện miền núi của tỉnh Điện Biên, ngân sách của huyện còn hạn chế do đó công tác sử dụng ngân sách cử cán bộ đi học đều phải chờ chủ trương chính sách của tỉnh Điện Biên Điều này ảnh hưởng đến nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, công chức huyện

2.4.4 Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức được cử đi học và sau khi hoàn thành khóa học

Khi cán bộ được cử đi học, một mặt công việc của họ được ưu tiên, đảm bảo không quá áp lực để họ chuyên tâm vào học, vị trí, công việc, chức vụ của họ cũng như chế độ đối với lao động của họ được giữ nguyên, các chế độ khác như mức lương thưởng của họ đảm bảo Các chế độ trợ cấp khác như: học phí, ăn trưa, nước uống sinh hoạt luôn được quan tâm và bố trí tối đa có thể để cán bộ có điều kiện tốt nhất khi tham gia đi học

Khi chế độ được đảm bảo, lượng cán bộ có nhu cầu học cũng như tham gia đi học sẽ nhiều hơn Nếu khi cán bộ đi học mà bắt buộc phải đánh đổi quá lớn họ thường có xu hướng chọn giải pháp thoái lui an toàn, đặt ra vấn đề cần có chế độ chính sách hợp lý đối với những người đã và đang đi học nhằm thu hút cán bộ có vị trí lãnh đạo chủ chốt tham gia nâng cao năng lực nhiều hơn

Cán bộ sau khi gửi đi đào tạo trở về cần phải có chế độ đãi ngộ rõ ràng Đầu tiên là công việc, vị trí của họ cần phải được đảm bảo, chế độ tiền lương, thưởng, bảo hiểm, trợ cấp, phụ cấp và các chế độ khác liên quan tới người lao động cần phải tương ứng với trình độ được đào tạo, năng lực thực hiện công việc của họ Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ sau khi được đào tạo trở về là yếu tố rất quan trọng trong việc giữ chất xám của cấp cơ sở, sau khi nâng cao trình độ, năng lực, nếu không có

Đánh giá chung về chất lượng và năng lực quản lý cán bộ cấp huyện tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

chế độ tương xứng thì gây nên tâm lý chán nản ở cán bộ Đồng thời không tạo được động lực để các cán bộ khác đi đào tạo nâng cao trình độ năng lực vì mất thời gian, mất kinh tế và mất cơ hội Qua khảo sát cho thấy, do hạn chế ngân sách huyện và phụ thuộc vào ngân sách của tỉnh nên: kinh phí đào tạo chưa được hỗ trợ toàn phần, nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt không được bố trí như quy hoạch

2.5 Đánh giá chung về năng lực quản lý cán bộ cấp huyện tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

- Huyện đã xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện tương đối đồng bộ và năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ huyện ngày càng được nâng lên thể hiện qua các đánh giá của người dân và đội ngũ công chức Nhiều cán bộ cố gắng vươn lên chịu khó nghiên cứu học hỏi dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm được nhân dân tin yêu

- Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện đã từng bước được nâng lên, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bằng chứng là số lượng cán bộ quản lý có trình độ đại học chiếm tỷ lệ chủ yếu trên tồng số cán bộ quản lý, đặc biệt số lượng cán bộ có trình độ thạc sĩ hiện nay của huyện là 6 người Ngoài trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ quản lý cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn của vị trí được bổ nhiệm Điều này cho thấy cán bộ huyện Nậm Pồ đã có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ năng lực của mình, ngoài ra đội ngũ cán bộ huyện Nậm Pồ không ngừng nâng cao trình độ công nghệ thông tin, và ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu hiện nay, cũng như vận dụng vào công tác quản lý của mình

- Công tác chăm sóc sức khoẻ của cán bộ, công chức được thực hiện một cách nghiêm túc và thường xuyên, công tác bảo vệ sức khoẻ cho đội ngũ cán bộ, công chức được đặc biệt quan tâm thêm vào đó cán bộ, công chức huyện rất có ý thức tự bảo vệ sức khoẻ bản thân nên mặt bằng chung về sức khỏe của đội ngũ cán bộ công chức của huyện Nậm Pồ là khá tốt

- Việc sắp xếp, bố trí đảm bảo đúng người, đúng việc của huyện Nậm Pồ đối với cán bộ trên toàn huyện đã phát huy được năng lực sở trường của từng cán bộ,

62 một cách hiệu quả nhất, nhiều cán bộ nữ có trình độ đã được bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo chủ chốt, chuyên trách

- Thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm, nhận xét, đánh giá chất lượng cán bộ hàng năm theo quy định Lấy hiệu quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao để đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ; quan tâm bố trí sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, điều này thể hiện qua cơ cấu hợp lý cả về độ tuổi lẫn giới tính, cán bộ trong diện quy hoạch, cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt Kết quả, hàng năm chỉ đạo thực hiện việc kiểm điểm, đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên, công chức theo qui chế, qui định của Trung ương, của tỉnh và gần như 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý huyện hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên

- Những đánh giá của công chức làm việc trực tiếp và chịu sự quản lý trực tiếp của đội ngũ cán bộ quản lý về 8 tiêu chí năng lực quản lý của cán bộ huyện Nậm Pồ là khá tốt thể hiện qua mức điểm trung bình đánh giá đều trên 4,0, điều này cho thấy công chức dưới quyền đánh giá rất cao về năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý huyện, và cho rằng năng lực này đáp ứng được yêu cầu công việc, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước tại huyện Nậm Pồ

- Công tác đào tạo bồi dưỡng năng lực quản lý được chú trọng Huyện đã tổ chức bồi dưỡng, mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng làm việc chuyên nghiệp cho gần đội ngũ cán bộ quản lý Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức, văn phòng cấp ủy: về công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội đảng các cấp; biên soạn, soạn thảo văn bản, công tác văn thư, lưu trữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn phòng cấp ủy cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các Ban xây dựng đảng, Văn phòng Huyện ủy, Bí thư các chi, đảng bộ cơ quan, lãnh đạo và MTTQ, các đoàn thể huyện, Phó bí thư thường trực đảng ủy và cán bộ Văn phòng đảng ủy

2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân

*Hạn chế về chất lượng của đội ngũ cán bộ huyện Nậm Pồ

- Số liệu tổng hợp cho thấy số lượng cán bộ quản lý có trình độ lý luận cao cấp hay cử nhân chính trị không nhiều và chưa phù hợp với vị trí quản lý được bổ nhiệm;

63 tỷ lệ cán bộ quản lý trình độ trung cấp khá lớn, so với vị trí được bổ nhiệm Đây cũng là điều gây cản trở cho hoạt động của cơ sở làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý, nhất là trong công tác vận động nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị

- Trong đội ngũ cán bộ quản lý vẫn còn cán bộ trình độ công nhân kỹ thuật và trung cấp, những cán bộ này làm ở các ban đảng và đoàn thể, do đó vẫn chưa chú trọng và ý thức trong công tác tự nâng cao trình độ học vấn của bản thân Bên cạnh đó một bộ phận cán bộ chưa hài lòng với công việc hiện tại là do công việc hiện tại chỉ phù hợp một phần nào so với chuyên môn được đào tạo, đồng thời phải kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác ảnh hưởng đến việc thực hiện công việc

- Cơ cấu lao động của đội ngũ cán bộ quản lý huyện Nậm Pồ có số lượng cán bộ là nam chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn số cán bộ nữ, nữ giới vẫn chưa thực sự thể hiện được bản lĩnh để tham gia lãnh đạo, quản lý Vì vậy trong thời gian tới để thực hiện nghị quyết TW Đảng huyện Nậm Pồ cần đào tạo bồi dưỡng cũng như nâng cao trình độ năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nữ để đội ngũ cán bộ nữ có thể đảm nhiệm được các nhiệm vụ điều hành tổ chức chính quyền huyện trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương

- Đội ngũ cán bộ từ 18 – 35 tuổi có tỷ trọng hơn 20%, đây là lứa tuổi trưởng thành trong điều kiện hòa bình, hầu hết số người này thường được bố trí theo sở trường, chuyên môn đã được đào tạo và ít khi phải thuyên chuyển sang một lĩnh vực khác hay địa phương khác, vì vậy những người này thiếu kinh nghiệm sống và ít được thử thách, và về cơ bản những cán bộ này đều là cấp phó, hoặc đang công tác ở các ban Đảng, Đoàn thể

* Hạn chế về năng lực lực quản lý của cán bộ huyện Nậm Pồ:

- Năng lực quản lý của cán bộ huyện Nậm Pồ theo đánh giá từ phía người dân còn có những hạn chế, thể hiện qua mức điểm đánh giá về 2 nhóm năng lực là: Năng lực triển khai, cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào địa phương; Năng lực phổ biến, truyền đạt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước do đó chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở huyện Nậm Pồ chưa đạt hiệu quả cao nhất, chưa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi

64 mới Chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện là cơ quan đại diện cho tiếng nói của người dân, hiệu quả còn thấp, hoạt động giám sát còn hình thức; UBND huyện chưa làm hết chức năng, nhiệm vụ và năng lực điều hành còn những hạn chế, mang tính hình thức trong công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến người dân Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án triển khai còn chậm làm ảnh hưởng đến công tác thu hút đầu tư phát triển kinh tế vào địa phương, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của người dân, do bị vướng các chương trình, kế hoạch cũ không phù hợp với xu thế hiện tại, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình tổ chức quản lý điều hành huyện Nậm Pồ còn chưa đáp ứng được yêu cầu trong giải quyết công việc, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong cải cách hành chính, điều hành công việc sẽ giảm thiểu khó khăn cho người dân

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CÁN BỘ CẤP HUYỆN, TẠI HUYỆN NẬM PỒ - TỈNH ĐIỆN BIÊN

Phương hướng nâng cao năng lực quản lý cán bộ cấp huyện tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nậm Pồ, để đạt được mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện phương hướng nâng cao năng lực quản lí cán bộ cấp huyện của huyện Nậm

Pồ trong thời gian tới như sau: Đổi mới hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý; có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị ngày càng cao; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh; có kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện có trách nhiệm nhiệm vụ chính trị của từng tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị, đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong huyện Nậm

Pồ tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch một cách toàn diện, đưa ra khỏi danh sách quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn, kiên quyết bãi nhiệm và đưa ra khỏi cương vị lãnh đạo những cán bộ kém phẩm chất, yếu về năng lực, không đảm đương được nhiệm vụ Bố trí lại những cán bộ phân công chưa hợp lý, bổ sung những đồng chí mới đủ tiêu chuẩn; chú ý quy hoạch nguồn cán bộ dài hạn Đẩy mạnh rèn luyện trong thực tiễn những cán bộ có triển vọng bằng việc luân chuyển cán bộ từ huyện về địa phương và từ địa phương về huyện Thực hiện nghiêm túc bổ nhiệm, đề bạt, bố trí cán bộ đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định

Xây dựng riêng tiêu chuẩn các chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý ở các phòng ban, đơn vị của huyện, làm cơ sở cho việc rà soát, đánh giá cán bộ; xây dựng quy hoạch cán bộ; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; lựa chọn, bố trí, sử dụng và luân chuyển cán bộ Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý

69 cấp về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học, năng lực quản lý Tăng cường cử cán bộ đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ sở đào tạo của Trung ương, tỉnh; coi trọng đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ trong thực tiễn; đề cao và khuyến khích việc tự học tập, tự rèn luyện của cán bộ

Tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp Đề án công tác tổ chức cán bộ huyện và cơ sở giai đoạn 2015-2025, với 100% cán bộ quản lý cấp huyện có trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định

+ Về trình độ chuyên môn: 100% cán bộ quản lý cấp huyện có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên

+ Về trình độ lý luận chính trị: 60 % cán bộ quản lý cấp huyện có trình độ lý luận chính trị cao cấp

Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý cán bộ cấp huyện, tại huyện Nậm Pồ - tỉnh Điện Biên

3.2.1 Kiện toàn bộ, sắp xếp bộ máy quản lý nhà nước ở huyện Nậm Pồ theo hướng tinh gọn

Một trong những giải pháp cơ bản, trước tiên để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là các cơ quan, đơn vị trong huyện Nậm Pồ cần thực hiện có kết quả việc tinh giản biên chế thông qua việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế chung, đặc biệt với những cán bộ đã hết tuổi quy hoạch theo nhiệm kỳ, nhằm trẻ hóa lực lượng cán bộ, nhường chỗ cho đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực và động lực

Hiện nay, để đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh, gọn, hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trong chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2015- 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giản biên chế Nghị định này đưa ra năm chính sách tinh giản biên chế: chính sách về hưu trước tuổi, chính sách chuyển sang làm việc ở tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách nhà nước, chính sách thôi việc ngay, chính sách thôi việc sau khi đi học, chính sách khuyến khích đối với cán bộ, công chức, viên chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo sau khi sắp xếp tinh giản tổ chức Năm

70 chính sách này được áp dụng cho các đối tượng là: Những người dôi dư do sắp xếp lại tổ chức, những người thôi giữ chức vụ lãnh đạo do sắp xếp tổ chức, những cán bộ chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định của vị trí công việc đang đảm nhận nhưng không có vị trí công tác khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại được để chuẩn hóa về chuyên môn, những cán bộ dôi dư do cơ cấu không hợp lý, không thể bố trí, sắp xếp được công việc khác, những người không hoàn thành nhiệm vụ đối với công việc được giao trong 02 năm liền kề do năng lực quản lý và năng lực chuyên môn nghiệp vụ yếu hoặc sức khỏe không bảo đảm hoặc do thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật kém Để bảo đảm tính thống nhất, công khai, dân chủ khi triển khai thực hiện tinh giản biên chế, trên nguyên tắc: đưa người không đủ tiêu chuẩn chuyên môn ra, trình độ rời khỏi vị trí quản lý thông qua thực hiện các chính sách trên đây, huyện Nậm

Pồ cần thực hiện theo trình tự công việc sau:

- Lãnh đạo chủ chốt của huyện Nậm Pồ cần phối hợp với tổ chức công đoàn phổ biến, quán triệt đầy đủ chủ trương, chính sách thực hiện tinh giản biên chế cho toàn thể cán bộ quản lý trong huyện Nậm Pồ nắm vững và thông suốt, vì đây là một công việc rất khó khăn, phức tạp nên vừa phải vận động, thuyết phục, kêu gọi tính tự giác của mỗi người, nhưng đồng thời phải thể hiện được sự kiên quyết, quyết tâm cao trong tổ chức thực hiện Đặc biệt là phải khách quan, vô tư, tránh nể nang trong việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức thì mới có thể đạt được hiệu quả của việc sắp xếp, cơ cấu, tinh giản biên chế

- Xác định số lượng, cơ cấu cần có theo chức năng, nhiệm vụ từng vị trí quản lý cần bổ nhiệm để sắp xếp lại cán bộ

Việc đề ra giải pháp này nhằm giúp cho lãnh đạo chủ chốt của huyện Nậm

Pồ có điều kiện rà soát chức năng, nhiệm vụ, tích cực, chủ động hơn trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của huyện Nậm Pồ, sắp xếp lại cán bộ không đạt chuẩn về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, tiêu chuẩn của người quản lý trong cơ quan quản lý nhà nước góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công vụ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong từng cơ quan

3.2.2 Đảm bảo cơ cấu hợp lý cán bộ lãnh đạo quản lí cấp huyện Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lí cấp huyện, huyện Nạm Pồ cần phải nhấn mạnh các yếu tố tuổi đời, giới tính Để thực hiện những điều dưới đây thì ngay từ khâu quy hoach cho các vị trí quản lý của huyện cần ưu tiên nữ giới và cán bộ trẻ có năng lực, trình độ:

+ Về tuổi đời: tuổi đời bình quân không nên quá 40 tuổi, trong đó 25% dưới

35 tuổi; 65% từ 35-45 tuổi, 10% trên 45 tuổi

+ Về giới tính: Đảm bảo tỷ lệ nữ có từ 30% trong vị trí cán bộ lãnh đạo quản lí cấp huyện Vì vậy trong thời gian tới để thực hiện nghị quyết TW Đảng huyện Nậm Pồ cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ nữ cũng như nâng cao trình độ năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nữ để đội ngũ cán bộ nữ có thể đảm nhiệm được các nhiệm vụ điều hành tổ chức chính quyền huyện trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương

+ Để có độ ngũ cán bộ quản lý trẻ có năng lực quản lý trưởng thành từ cơ sở thì huyện Nậm Pồ cần tăng cường luân chuyển cán bộ, công chức từ huyện xuống các xã, thị trấn trong diện quy hoạch Làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ đi cơ sở, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao giữa cán bộ đi và nơi cán bộ luân chuyển đến Cần đảm bảo chế độ chính sách hợp lý, tạo điều kiện để cán bộ luân chuyển yên tâm công tác

3.2.3 Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và cán bộ hành chính nói riêng phải được thực hiện thường xuyên và đồng bộ, dựa trên cơ sở đánh giá hiệu quả công vụ của cấn bộ quản lý nhà nước, qua đó nắm bắt được những điểm mạnh, yếu để xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phân công phân cấp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu

Nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng nâng cao kiến thức, kỹ năng hành chính đối với từng vị trí quản lý theo một quy trình thống nhất Chuyển từ đào tạo, bồi dưỡng cơ bản như hiện nay sang đào tạo, bồi dưỡng rèn luyện về kỹ năng quản lý và phương pháp làm việc xuất phát từ nhu cầu của người học và hướng đến người

72 học Mỗi ngạch công chức và mỗi loại chức vụ đều có chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp Điều chỉnh và tăng cường năng lực cho hệ thống đào tạo và bồi dưỡng công chức, để thực hiện được kế hoạch này đòi hỏi phải có nguồn lực đủ mạnh trên ba phương diện nhân lực, vật lực và tài lực Cán bộ quản lý phải là những người có năng lực, phẩm chất đạo đức, công tâm, gần gũi với công chức, gần gũi với người dân hiểu được người dân và nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của người dân, làm việc khoa học, hiệu quả

Quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý huyện Nậm Pồ là quá trình cung cấp có hệ thống kiến thức về quản lý hành chính nhà nước cho cán bộ, cán bộ muốn thành thạo công việc phải được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức mới, kiến thức về quản lý, pháp luật, lý luận chính trị, kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp công sở…

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hành chính quản lý nhà nước được coi là một giải pháp đột phá trong cải cách bộ máy hành chính nhà nước và cũng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý

Thực trạng của đội ngũ cán bộ huyện Nậm Pồ hiện nay theo đánh giá của người dân thì kỹ năng của cán bộ huyện vẫn còn bất cập, hụt hẫng về nhiều mặt: tri thức và năng lực quản lý nhà nước về xã hội, về kinh tế thị trường, pháp luật, hành chính, kỹ năng thực thi công vụ, khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại trong vai trò quản lý và điều hành còn rất hạn chế Tinh thần trách nhiệm, quan liêu, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận cán bộ huyện Nậm Pồ còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới, tinh thần phục vụ nhân dân chưa cao Để khắc phục tình trạng trên và để thực hiện mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân”, thì điều kiện tiên quyết phải coi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý là một giải pháp hết sức căn cơ để xây dựng và nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ huyện Nậm Pồ

3.2.4 Bố trí và sử dụng đúng cán bộ, công chức

Trong quá trình xây dựng và nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ

73 cấp huyện tại huyện Nậm Pồ, việc bố trí, sử dụng đúng cán bộ luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm và có thể nói đây là một giải pháp không kém phần quan trọng góp phần nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ huyện Nậm Pồ Quá trình bố trí, sử dụng cán bộ là cả một chuỗi mắt xích công việc quan trọng liên quan đến người cán bộ, từ khâu quy hoạch, phân công công tác phù hợp tới bổ nhiệm vào các vị trí phù hợp với chuyên môn Để thực hiện có kết quả giải pháp này, UBND tỉnh, lãnh đạo chủ chốt huyện Nậm Pồ cần bố trí cán bộ đúng vị trí, chuyên môn, tạo điều kiện cho cán bộ huyện rèn luyện kỹ năng kinh nghiệm, phân công, giao nhiệm vụ phù hợp cho cán bộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết để cán bộ phát huy năng lực của mình Khi thực hiện việc bố trí vị trí bổ nhiệm cho cán bộ phải bảo đảm phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với ngạch công chức được bổ nhiệm Thông qua việc bố trí, sử dụng hợp lý, đúng người, đúng việc sẽ giúp cho cán bộ phát huy được khả năng, sở trường, rèn luyện kỹ năng thành thạo công việc, góp phần chủ yếu đảm bảo cho việc hoàn thành công vụ của cơ quan Muốn vậy cần xây dựng tiêu chuẩn cho từng chức danh cán bộ và có kế họach sắp xếp, bố trí lại theo đúng chuyên môn

3.2.5 Thực hiện hiệu quả quy hoạch, sử dụng, luân chuyển cán bộ

Ngày đăng: 06/02/2024, 10:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w