1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ký sinh trùng sán dây

15 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ký Sinh Trùng Sán Dây
Người hướng dẫn Dr. T.V. Rao MD
Trường học Đại Học
Thể loại Tài Liệu Nghiên Cứu
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Nêu được nguyên tắc điều trị, các thuốc điều trị và các biện phápdự phòng bệnh sán dây.2MỤC TIÊU❖Hình thể ngồi: • Thân như một dải băng dài và dẹt• Cấu tạo 3 phần: ✓phần đầu như một hình

Trang 1

SÁN DÂY

1 Trình bày được những đặc điểm sinh học, chu kỳ, dịch tễ học của sán dây lợn và sán dây bò

2 Lý giải được việc ăn thịt lợn chưa chín là yếu tố nguy cơ nhiễm sán trưởng thành và nuốt trứng là yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng sán

3 Nêu được những tác hại do sán trưởng thành và ấu trùng gây ra

4 Trình bày được phương pháp chẩn đoán tìm ấu trùng

5 Nêu được nguyên tắc điều trị, các thuốc điều trị và các biện pháp

dự phòng bệnh sán dây

2

MỤC TIÊU

• Thân như một dải băng dài và dẹt

• Cấu tạo 3 phần:

✓phần đầu như một hình cầu có giác bám, vòng móc và

rãnh bám

✓Cổ: là đốt thứ 2, nhỏ, dẹp nối tiếp đầu, có thể sinh ra

các đốt sán tiếp theo

✓Thân: các đốt sán non, trưởng thành, già

ĐẠI CƯƠNG SÁN DÂY

• Vị trí ks của sán trưởng thành: thường là ruột; của ấu trùng: tổ chức dưới da, phổi, gan, …

• Dinh dưỡng: chất đồng hóa ở nơi ký sinh qua màng vỏ

và lỗ nhỏ trên vỏ

• Chu kỳ:

✓Qua 1 hoặc nhiều vật chủ trung gian

✓Toàn bộ các giai đoạn là sống ký sinh

✓Giao hợp chéo giữa các đốt sán

ĐẠI CƯƠNG SÁN DÂY

Trang 2

ĐẠI CƯƠNG SÁN DÂY

+ Lỗ sinh dục xen kẽ, lỗ bên phải, lỗ bên trái : Taenidae, gồm 2 loài

là sán dây lợn (Taenia solium) và sán dây bò (Taenia saginata)

+ Lỗ sinh dục ở 1 bên của đốt: Hymenolepilidae (Hymenolepis

nana)

+ Mỗi đốt có 2 lỗ sinh dục : Dipylididae (Dipylidium caninum)

❖Có 2 rãnh ngoạm ở đầu, lỗ sinh dục ở giữa đốt: Diphyllobothridae

(Diphyllobothrium latum ;Diphyllobothrium mansoni)

1 Hình thể 1.1 Sán dây lợn (Taenia solium)

* Sán trưởng thành :

• Dài: 2 – 8 m, thường có 900 đốt

• Đầu nhỏ hơi tròn, đường kính khoảng 1mm, có hai vòng móc, khoảng 25 – 30 móc Có 4 giác tròn ở 4 góc

• Đốt cổ mảnh, dài 5 mm

6

• Đốt thân non bề ngang dài hơn bề dọc, đốt trưởng

thành hình vuông, đốt già bề ngang nhỏ hơn bề dọc

• Lỗ sinh dục mở ra bên cạnh đốt, khi ở bên phải, khi ở

bên trái xen kẽ tương đối đều Đốt già có tử cung chia

nhánh ngang : 7 -12 nhánh chứa đầy trứng

ĐỐT SÁN

• Strobilation: asexual process of forming segments

• New proglottids are continuously formed in the neck just below the scolex

(A)

• Along the length of the worm the proglottids increase in size and maturity, developing from premature (B) to mature (C, carrying fully functional and active sexual organs), to the “gravid” stage (D) in

which essentially the entire proglottid is filled with the uterus and eggs

Trang 3

Đầu sán dây lợn

10 Đốt giữa

11

Hình cầu, có ấu trùng bên trong, có 3 đôi móc

Lớp ngoài của vỏ trứng rất mỏng, lớp vỏ sát ngay ấu trùng rất dày, có khía ngang như nan hoa

Kích thước của trứng

từ 35 µm

Trang 4

* Nang ấu trùng sán dây lợn :

- Nang có màu trắng đục, kích thước 17-20 x 7 –

10mm

- Nang chứa nước và có một đầu sán cùng với đốt

cổ lộn vào bên trong, đầu có 4 giác và 2 vòng móc

13

2 Chu kỳ

2.1 Chu kỳ người là vật chủ chính

• Vật chủ chính: người

• Vị trí kí sinh ở ruột non, đầu bám vào màng nhầy ruột nhờ 4 giác và những hàng móc

• Đốt già thường rụng từng đoạn 5 – 6 đốt theo phân ra ngoại cảnh

• Vật chủ phụ là lợn

• Lợn ăn phải đốt sán, hoặc trứng sán từ đốt sán vỡ ra

Trứng sán qua dạ dày đến ruột non

• Ấu trùng thoát ra chui qua thành ruột vào hệ thống tuần

hoàn đi khắp cơ thể

• Sau 24 – 72 giờ kể từ khi ăn phải, ấu trùng vào cư trú ở mô

liên kết giữa các cơ, ở đây sau hai tháng, ấu trùng tạo

thành một nang có vỏ bọc ngoài, có kích thước 17 -20 x 7 –

10 mm, còn được gọi là « lợn gạo " (Cysticercus cellulosae)

• Trong nang có dịch màu trắng, có một đầu sán với 4 giác 2

vòng móc

• Vật chủ phụ khác: các loài lợn rừng, chó, mèo, hoặc người đều có thể là vật chủ phụ của sán dây lợn

• Người ăn phảithịt lợnchứa nangấu trùng "lợn gạo"

còn sống, dưới tác dụng của dịch tá tràng, đầu sán thoát ra khỏi nang bám vào niêm mạc ruột, lớn lên phát triển thành sán trưởng thành

• Khoảng 67 – 72 ngày sau sán đã có những đốt già

• Sán trưởng thành có thể sống tới 25 năm

Trang 5

2.2 Chu kỳ người là vật chủ phụ

• Vật chủ phụ: người

Người ăn phải trứng sán dây lợn

• Dưới tác dụng của dịch tiêu hóa, ấu trùng thoát ra khỏi nang, xuyên qua thành ruột lại vào vòng tuần hoàn tiếp tục chu du khắp cơ thể rồi cuối cùng đến cư trú tại các tổ chức liên kết

• Ở đây ấu trùng tạo thành nang ấu trùng sán ( cysticercus cellulosae)

• Người có nang ấu trùng sán còn gọi là "người gạo"

2.3 Người vừa là vật chủ chính vừa là vật chủ phụ của sán dây lợn :

• Thường gặp hơn, mức độ nặng hơn, nguy hiểm hơn là trường hợp người ăn phải trứng sán dây lợn từ ngoại cảnh

• Những người mắc sán trưởng thành kí sinh ở ruột non ( người là vật chủ chính), vì một lí do nào đấy như say tàu, say xe , say sóng, phụ nữ có thai, sốt cao… bị nôn ọe, những đốt sán già rụng ra ở ruột non theo nhu động ngược chiều lên dạ dày ,

Trang 6

• dưới tác dụng của dịch tiêu hóa, trứng từ các đốt sán

già được giải phóng ra

• Khi xuống tá tràng, ấu trùng trong trứng thoát ra, chui

qua thành ruột vào hệ thống tuần hoàn theo các mạch

máu đi khắp cơ thể,

• rồi lại vào các cơ, các mô khác và phát triển thành

nang ấu trùng sán( Cysticercus cellulosae) như trên

(người là vật chủ phụ)

3 Dịch tễ học

• Bệnh sán dây lợn phân bố ở khắp nơi

• Ở Việt Nam bệnh sán dây lợn trưởng thành gặp nhiều

ở miền núi ( khoảng 6%) ;

• 32% người nhiễm một sán trong cơ thể

• nam giới, 75% , tuổi từ 21 đến 40

• Ngoại cảnh: sau 1 tháng trứng không có khả năng sống

• 50 – 60oC ấu trùng trong kén sẽ chết sau 1 giờ

4 Bệnh học

4.1 Thương tổn cơ thể bệnh học

- Tại nơi ký sinh: viêm nhẹ nơi sán bám vào ruột

Những tổn thương cơ thể bệnh học chủ yếu xảy ra do sự

xâm chiếm thức ăn của sán

4.2 Bệnh do sán trưởng thành:

• Người mắc sán trưởng thành không có triệu chứng gì đặc

biệt, nhưng tùy sự phản ứng của cơ thể :

• Đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, đau vùng thượng vị, đi lỏng từng đợt, có thể chán ăn, ăn không ngon, hoặc ngược lại có khi đói cồn cào, ăn nhiều, sút cân

• Những triệu chứng thường biểu hiện rõ khi sán ở giai đoạn trưởng thành Khi bắt đầu xuất hiện rụng các đốt sán già theo phân thì biểu hiện lâm sàng giảm đi

• Xét nghiệm máu thấy hồng cầu giảm, bạch cầu ái toan tăng

Trang 7

4.3 Bệnh ấu trùng sán lợn

4.3.1 Thể bệnh ấu trùng sán lợn dưới da, bắp cơ

• Biểu hiện là những nang nhỏ (Kyste) sờ thấy dưới

da hoặc lẩn sâu trong cơ Nang thường to bằng hạt đậu

không đau, di động

• Nói chung bệnh nhân không thấy có triệu chứng gì đặc

biệt Có thể mỏi, co giật cơ

• Các cơ hay có nang sớm là cơ hoành, cơ lưỡi, cơ Delta,

hai chi trên, rải rác vùng ngực bụng, lưng

4.3.2 Bệnh ấu trùng sán lợn ở cơ quan

• Mắt:Nang sán có thể ở trong ổ mắt gây lồi nhãn cầu làm lệch trục nhãn cầu, bệnh nhân có thể bị lác, nhìn đôi

• Đặc biệt quan trọng là ấu trùng sán lợn có thể ký sinh làm bong võng mạc, đĩa thị giác làm thị lực giảm nhiều

có thể gây ra mù mắt

• Ở tim: gây rối loạn nhịp tim; có thể ảnh hưởng tới van

tim, tiến tới suy tim (tuy nhiên tỷ lệ rất thấp)

• ở não: ấu trùng sán lợn gây ra các tổn thương tổ chức

thần kinh

• Triệu chứng thường gặp là nhức đầu, suy nhược cơ thể,

co giật cơ, có thể gây động kinh

2.5 Chẩn đoán.

* Bệnh sán trưởng thành :

• Dựa vào triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu

• Tìm đốt sán hoặc các đoạn gồm 5 – 6 đốt sán trong phân quan sát đốt sán trưởng thành thấy nhánh tử cung có từ 6 -12 nhánh ngang

• Rất hiếm khi thấy các trứng sán dây lợn trong phân, chỉ thấy khi các đốt sán bị vỡ vì một lí do nào đó

Trang 8

* Chẩn đoán bệnh do ấu trùng

• Sinh thiết lấy cácnốt da hoặc trong cơ

• Chụp cắt lớpsọ não

• Các kỹ thuật miễn dịch

6 Điều trị

6.1 Bệnh sán trưởng thành

• Cần dùng thuốc chống nôn trước khi điều trị,

• Hạt bí, hạt cau :

- Hạt bí đỏ : bóc vỏ giã nhỏ, liều lượng 100 - 200g

- Hạt cau : dùng hạt cau sống độ 50 -100g (tùy theo độ tuổi, thể trọng) Trẻ em < 10 tuổi dùng 30 g hoặc ít hơn

Đổ vào 500 ml nước lã, đun cạn còn 150 – 200 ml Nên nhỏ thêm getalin 2,5% hoặc dùng 5 lòng trứng thay cho getalin để đỡ chát, đỡ kích thích dạ dày

- Cách uống : uống hạt bí trước, 2 giờ sau uống nước sắc

hạt cau, 1/2 giờ sau nữa uống thuốc tẩy 60ml magiê

sunfat 50%

- Chú ý : khi áp dụng phương pháp này cần tôn trọng

đúng thứ tự của thời gian, thuốc sử dụng như vậy mới

đảm bảo kết quả tốt

- Phương pháp này đạt hiệu quả từ 90 – 100% ra cả đầu

sán

Quinacrin (atebrin) :

- Người lớn uống từ 0,9g – 1,2g chia liều nhỏ

- Một ngày trước khi uống cần dùng thuốc nhuận tràng để làm giảm bớt chất nhầy bám ở thân sán, để thuốc dễ ngấm vào thân sán hơn

- Sau khi uống thuốc một giờ phải dùng thuốc tẩy, nếu dùng thuốc tẩy chậm hơn quinacrin sẽ ngấm vào máu gây độc

Trang 9

Niclosamide (Yomesan, Tredemine) :

- Một liều 4 – 6 viên 0,5g

- Buổi sáng nhai từng viên một, nhai thật kĩ (nhai 10 phút)

uống với một ít nước

- Thuốc không độc, hiểu quả cao

Praziquantel ( Biltricid, Distocid), viên 600mg :

- Điều trị bệnh sán dây lợn trưởng thành, cho bệnh nhân uống

thuốc với liều lượng 1 lần là 10mg/1kg cân nặng Tỷ lệ ra

đầu sán 100%

6.2 Điều trị bệnh ấu trùng

- Praziquantel: Liều lượng 10 – 15mg/kg/24 giờ x 7 ngày nghỉ 3 ngày uống tiếp 3 đợt trong 1 tháng

- Albendazol: được các tác giả dùng để điều trị bệnh ấu trùng sán lợn

- Arabinda.M và Nibedita.B đã điều trị với liều 15mg/kg/ngày trong 28 ngày kết quả tốt

7 Phòng bệnh

- Tích cực phát hiện và điều trị người có bệnh

- Vệ sinh cá nhân và vệ sinh công cộng,

- Kiểm soát thịt lợn : tại các lò mổ lợn hoặc gia đình mổ

lợn cần phải kiểm tra phát hiện " gạo lợn"

- Vệ sinh ăn, uống : Không ăn thịt lợn còn sống (như nem

chua…) Nếu muốn dùng thịt lợn sống thì phải ướp thịt ở

âm 100c trong 4 ngày

II SÁN DÂY BÒ ( TAENIA SAGINATA )

1 Hình thể

* Sán trưởng thành :

- Sán trưởng thành dài 4 – 12m, hoặc có thể dài hơn nữa

- Thân có khoảng 1.200 – 2.000 đốt

- Đầu sán : hơi dẹt, đường kính khoảng 1- 2mm, có 4 giác, không có vòng móc

Trang 10

Đầu sán - Cổ : dài khoảng 5 mm, hẹp.

- Các đốt sán : gần đầu, chiều ngang lớn hơn chiều dọc, càng xa đầu chiều dài càng lớn hơn chiều ngang Kích thước trung bình mỗi đốt từ 6 – 20 x 10 – 12 mm

- Tử cung chứa đầy trứng (khoảng 100.000 trứng)

- Các đốt gần cổ (đốt non) chưa có cấu tạo gì bên trong

rõ rệt, chỉ chứa mầm phôi thai của cơ quan sinh dục các

đốt càng xa cổ càng già, có thể chia ra làm ba loại đốt :

- Đốt non : bộ phận sinh dục đực xuất hiện trước và

chiếm ưu thế, bộ phận sinh dục cái xuất hiện sau

• Đốt trưởng thành : có cả bộ phận sinh dục đực và cái phát triển hoàn thiện và cân đối

• Đốt già : bộ phận sinh dục cái xuất hiện trước và chiếm

ưu thế, toàn đốt chỉ gồm có tử cung phân nhánh, chứa đầy trứng,

• Bộ phận sinh dục đực chỉ còn lại dấu vết của đường dẫn tinh, các bộ phận khác thoái hóa hết

• Lỗ sinh dục mở ra bên cạnh đốt, xen kẽ không đều nhau giữa các đốt

Trang 11

Đốt già

• Trứng :

- Trứng màu nâu xẫm, rất giống trứng của sán dây lợn,

khó phân biệt

• Nang ấu trùng sán dây bò :

- Là một bọc chứa đầy chất lỏng trong, đầu ấu trùng

không có móc, có bốn giác gọi là « bò gạo ", ở thịt bò có kích

thước 7,5 – 10 x 4 - 6 mm

2 Chu kỳ.

• Sán dây bò kí sinh ở ruột non người

• Những đốt sán già tự động ngắt ra khỏi thân sán, chủ động

bò ra hậu môn, rồi bò ra quần áo, giường chiếu

• Vì vậy bệnh nhân thường biết mình có bệnh

• Các đốt sán rụng ra thành những đơn vị độc lập, chuyển động nhờ những cơ rất khỏe, chúng có thể bò lên bụng, lên nách bệnh nhân hoặc bò khắp giường chiếu

• Hàng ngày thân sán có thể mọc dài ra 3 -28 đốt

Trang 12

• Các đốt sán già rơi ra ngoại cảnh vỡ ra, giải phóng hàng trăm

nghìn trứng

• Trâu, bò ăn phải đốt sán, vào tới ruột trứng sán nở ra ấu

trùng, ấu trùng vào hệ tuần hoàn về tim vào đại tuần hoàn đi

tới các cơ vân hình thành nang ấu trùng ở cơ của trâu, bò,

gọi là " bò gạo " (Cysticercus – bovis)

• Nang ấu trùng thấy nhiều ở cơ lưỡi, cơ hoành, cơ tim, cơ

mông … của trâu, bò

• Nếu người ăn thịt trâu, bò có nang ấu trùng, chưa được nấu chín hoặc tái, sống thì nang ấu trùng vào ruột người rồi ấu trùng thoát ra khỏi nang, đầu lộn ra ngoài, bám vào màng ruột và phát triển thành sán trưởng thành mất thời gian khoảng 8 – 10 tuần

• Người là vật chủ chính

• Trâu, bò là vật chủ phụ

• Sán dây bò có thể sống trong cơ thể người từ 20 đến 30 năm

3 Bệnh học

3.1 Thương tổn cơ thể bệnh học :

• Thông thường chỉ có sán trưởng thành ký sinh ở ruột nên

tổn thương cơ thể bệnh học không đáng kể

• Tại nơi sán bám vào ruột chỉ có hiện tượng viêm

3.2 Triệu chứng :

• Do kích thước của sán dây bò rất lớn , nên thường gây những rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng : đau tức vùng thượng vị, đau bụng khi đói, ỉa lỏng, sút cân, đôi khi buồn nôn

• Người mắc bệnh sán dây bò còn bị tác động những tâm lí nặng nề, khó chịu và ghê sợ, khi nhìn thấy những đốt sán tự rụng ra,bò khắp nơi: giường chiếu, quần áo…

Trang 13

• Do chiếm thức ăn của sán, có thể có rối loạn về máu

như số lượng hồng cầu giảm, bạch cầu toan tính tăng,

tuy nhiên không đáng kể

• Thường rất hiếm thấy người mắc bệnh ấu trùng sán

dây bò

4 Chẩn đoán

• Chẩn đoán giống như với sán dây lợn

• Cần chẩn đoán phân biệt với sán dây lợn theo bảng dưới đây

Bảng so sánh phân biệt sán dây lợn và sán dây bò

Sán dây lợn Sán dây bò

Đầu Có 2 hàng vòng móc Không có móc

Chiều dài 2 – 8m 4 – 12 m

Đốt già Dài 10 – 12 mm, tử

cung chia nhánh : 6

– 8 – 12

Dài18 – 20 mm, tử cung chia nhánh:

18 – 35.

Số đốt 900 1000 - 2000

Rụng đốt Từng khúc nhiều đốt Từng đốt

Đốt già Ngắn, có từ 5 – 6

đốt liền nhau; theo phân ra ngoài

Tự động bò ra ngoài, không cần theo phân Trứng Hình cầu, đường

kính 35 micro mét

Hình cầu, kích thước

30 - 40 micro mét

Ấu trùng Cysticercus

cellulosae

Cysticercus bovis khó nhận biết Vật chủ

Tr gian

Lợn ( bắt buộc); có thể người, lợn rừng, chó

Trâu, bò ( bắt buộc) người có thể là VC trung gian ( hiếm )

Trang 14

1 Body length

T solium T saginata

Differences between T solium and T saginata

scolex neck

strobila

• The body plan of adult

cestodes includes a scolex (looks like the “head”), a neck and strobila that can extend for only a few proglottids or thousands

• The strobila is not truly metameric though as several organs like the excretory system extend through the entire worm

Proglottid : each individual segment

• Most worms are very long:

occupying the entire length of small intestine

Tapeworms

3.5 Điều trị

• Giống như điều trị sán dây lợn trưởng thành

3.6 Phòng chống.

• Nhìn chung, phòng chống sán dây bò giống như sán dây

lợn

• Sán dây phân bố rộng rãi trên thế giới

• Trâu bò mắc bệnh do ăn cỏ có trứng sán, những cánh đồng

cỏ hai bên bờ sông bị ngập nước, trứng sán bò vẫn có thể

sống lâu hơn 8 tuần lễ

• Bò con dưới 1 tuổi dễ nhiễm bệnh sán Bò lớn hơn có miễn

dịch một phần

• Hiện nay có xu hướng phòng bệnh cho trâu, bò bằng cách tiêm vaccin tạo cho bò không nhiễm sán.

• Dùng kháng nguyên điều chế từ oncospheres cho

bò cái uống Kháng thể IgA do tế bào lympho B ở niêm mạc tăng tiết

• Từ đó IgA chuyển sang tuyến vú và IgA có trong sữa bò cái

• Bê bú sữa này có kháng thể IgA có khả năng chống nhiễm sán.

Trang 15

The scolex structure varies

between species of tapeworms

Taenia saginata has four muscular

SUCKERS

Taenia solium has similar muscular

SUCKERS and a ROSTELLUMwith

rows of chitinous hooks

Scolex of Taenia Solium

http://www.denniskunkel.com/product_info.php

?products_id=813

Scolex of Taenia Saginata

Cysticercosis in the tongue

Brain type: Neurocysticercosis

• The symptoms are related

to the site of infection

The patients may

manifest headache,

nausea, vomiting,

epilepsy , paralysis ,

weakness in limbs,

diplopia, dizziness,

mental disorder Epilepsy

is the most frequent

symptoms of brain

cysticercosis.

Major cause of Morbidity due to

Brain Involvement

Ngày đăng: 06/02/2024, 10:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w