MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, đơn vị. Vấn đề bản tồn và phát huy các di sản văn hóa là một mục tiêu vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự quan tâm của xã hội. Trong sự tồn tại và phát triển của văn hóa thì quản lý xã hội đối với di sản văn hóa đóng vai trò chính yếu, góp phần định hướng, điều chỉnh sự phát triển của di sản văn hóa quốc gia, giúp hiện thực hóa các chủ trương, đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng cầm quyền, từ đó tác động đến mục tiêu, bản chất của văn hóa dân tộc. Hải Phòng thành phố Hoa phượng đỏ không chỉ là trung tâm du lịch lớn với những bãi biển đẹp, những khu nghỉ mát và giải trí nổi tiếng trong và ngoài nước đạt tiêu chuẩn quốc tế, mà còn là miền đất văn hóa đa sắc diện với những di sản văn hóa Hải Phòng cũng không kém hấp dẫn như: biệt thự Bảo Đại, khu di tích Núi Voi, vườn quốc gia Cát Bà, chùa Dư Hàng… Chính sắc thái riêng biệt ấy đã lưu giữ, hình thành, ra đời những điểm đến độc nhất chỉ có ở thành phố nơi cửa biển. Qua di sản văn hóa, các thế hệ nối tiếp nhau có điều kiện hiểu biết sâu sắc hơn về bản sắc văn hóa dân tộc để mỗi người chúng ta vững vàng hơn, mạnh mẽ hơn trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua, công tác lãnh đạo, quản lý xã hội đối với di sản văn hóa luôn được Đảng bộ, chính quyền thành phố Hải Phòng coi trọng. Các cấp, các ngành đã quan tâm, nhân dân tích cực hưởng ứng, cho nên việc quản lý xã hội đối với di sản văn hóa đã đạt được nhiều kết quả. Công tác quản lý xây dựng các di tích văn hóa, lịch sử kháng chiến, cơ sở tôn giáo tín ngưỡng tiêp tục được tăng cường. Việc quản lý đất đai tại các di tích được chú trọng, bước đầu đã triển khai đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho di tích. Công tác xã hội trong bảo tồn, phát huy giá trị di tích đạt được nhiều kết quả tích cực. Các nghi thức trong lễ hội diễn ra trang trọng, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong mỹ tục địa phương. Những thành tựu đó đã đóng góp quan trọng vào xây dựng và phát triển văn hóa địa phương, làm cho văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội. Tuy nhiên, công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở thành phố Hải Phòng chưa tương xứng với giá trị, tầm vóc của di sản. Việc quản lý, bảo vệ di tích, bảo quản cổ vật, di vật, hiện vật tại một số địa phương còn chưa hiệu quả. Một số di tích hạn chế về diện tích, nằm xen kẽ trong các địa bàn dân cư nên việc tổ chức các hoạt động lễ hội, văn hóa gặp khó khăn. Nhiều lễ hội còn có quy mô nhỏ. Việc tổ chức mang tính tự phát, thiếu chọn lọc. Công tác tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa chưa đáp ứng được yêu cầu. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, sinh viên đã lựa chọn đề tài: “Quản lý xã hội đối với di sản văn hoá ở thành phố Hải Phòng hiện nay” làm khoá luận tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Quản lý xã hội .
Trang 1MỞ ĐẦU 1 Chương 1 7 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI DI SẢN VĂN HOÁ 7
1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý xã hội đối với di sản văn hóa 71.2 Nguyên tắc, nội dung, phương pháp quản lý xã hội đối với di sản văn hoá 14
Chương 2 26 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI DI SẢN VĂN HOÁ Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG HIỆN NAY 26
2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xã hội đối với di sản văn hoá ởthành phố Hải Phòng hiện nay 262.2 Ưu điểm, hạn chế trong quản lý xã hội đối với di sản văn hóa ở thành phốHải Phòng hiện nay và nguyên nhân 33
Chương 3 51 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI DI SẢN VĂN HOÁ Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG THỜI GIAN TỚI 51
3.1 Phương hướng tăng cường quản lý xã hội đối với di sản văn hoá ở thànhphố Hải Phòng trong thời gian tới 513.2 Giải pháp tăng cường quản lý xã hội đối với di sản văn hoá ở thành phốHải Phòng trong thời gian tới 53
KẾT LUẬN 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộcViệt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò quan trọngđối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, đơn vị Vấn đề bản tồn
và phát huy các di sản văn hóa là một mục tiêu vô cùng quan trọng, đòi hỏi sựquan tâm của xã hội Trong sự tồn tại và phát triển của văn hóa thì quản lý xãhội đối với di sản văn hóa đóng vai trò chính yếu, góp phần định hướng, điềuchỉnh sự phát triển của di sản văn hóa quốc gia, giúp hiện thực hóa các chủtrương, đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng cầm quyền, từ đó tác động đếnmục tiêu, bản chất của văn hóa dân tộc
Hải Phòng - thành phố Hoa phượng đỏ không chỉ là trung tâm du lịch lớnvới những bãi biển đẹp, những khu nghỉ mát và giải trí nổi tiếng trong và ngoàinước đạt tiêu chuẩn quốc tế, mà còn là miền đất văn hóa đa sắc diện với những
di sản văn hóa Hải Phòng cũng không kém hấp dẫn như: biệt thự Bảo Đại, khu
di tích Núi Voi, vườn quốc gia Cát Bà, chùa Dư Hàng… Chính sắc thái riêngbiệt ấy đã lưu giữ, hình thành, ra đời những điểm đến độc nhất chỉ có ở thànhphố nơi cửa biển Qua di sản văn hóa, các thế hệ nối tiếp nhau có điều kiện hiểubiết sâu sắc hơn về bản sắc văn hóa dân tộc để mỗi người chúng ta vững vànghơn, mạnh mẽ hơn trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xãhội chủ nghĩa
Trong những năm qua, công tác lãnh đạo, quản lý xã hội đối với di sảnvăn hóa luôn được Đảng bộ, chính quyền thành phố Hải Phòng coi trọng Cáccấp, các ngành đã quan tâm, nhân dân tích cực hưởng ứng, cho nên việc quản lý
xã hội đối với di sản văn hóa đã đạt được nhiều kết quả Công tác quản lý xâydựng các di tích văn hóa, lịch sử kháng chiến, cơ sở tôn giáo tín ngưỡng tiêp tụcđược tăng cường Việc quản lý đất đai tại các di tích được chú trọng, bước đầu
đã triển khai đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho di tích Côngtác xã hội trong bảo tồn, phát huy giá trị di tích đạt được nhiều kết quả tích cực
Trang 3Các nghi thức trong lễ hội diễn ra trang trọng, tiết kiệm, phù hợp với thuầnphong mỹ tục địa phương Những thành tựu đó đã đóng góp quan trọng vào xâydựng và phát triển văn hóa địa phương, làm cho văn hóa thực sự trở thành nềntảng tinh thần của xã hội.
Tuy nhiên, công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở thành phố HảiPhòng chưa tương xứng với giá trị, tầm vóc của di sản Việc quản lý, bảo vệ ditích, bảo quản cổ vật, di vật, hiện vật tại một số địa phương còn chưa hiệu quả.Một số di tích hạn chế về diện tích, nằm xen kẽ trong các địa bàn dân cư nênviệc tổ chức các hoạt động lễ hội, văn hóa gặp khó khăn Nhiều lễ hội còn cóquy mô nhỏ Việc tổ chức mang tính tự phát, thiếu chọn lọc Công tác tuyêntruyền, quảng bá di sản văn hóa chưa đáp ứng được yêu cầu
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, sinh viên đã lựa chọn đề tài:
“Quản lý xã hội đối với di sản văn hoá ở thành phố Hải Phòng hiện nay” làm
khoá luận tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Quản lý xã hội
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quản lý xã hội đối với di sản văn hoá là một lĩnh vực quan trọng được rấtnhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu trong các công trình, đề tài khoa họccũng như được đề cập trong nhiều hội nghị, hội thảo khoa học trong thời gianqua với những nội dung và nhiều góc độ tiếp cận khác nhau Tiêu biểu có cáccông trình cụ thể như:
Sách “Quản lý và khai thác di sản văn hóa trong thời kỳ hội nhập” của
nhiều tác giả do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ấnhành năm 2017 đã chuyển tải nội dung khoa học thực tiễn nhất của công tácquản lý di sản, đề xuất các giải pháp chuyên môn khi các tác giả đưa ra những
dữ liệu khoa học cho toàn bộ các phương diện di sản văn hóa ở Việt Nam, đặcbiệt là tại các tỉnh phía Nam Nhóm tác giả đã nêu lên được các bằng chứng xácđáng về thực trạng của công tác quản lý, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ViệtNam trong thời kỳ hội nhập Ngoài ra, nhiều bài viết còn đưa ra các ý kiến đánglưu tâm, đánh giá đúng đắn tầm quan trọng của công tác quản lý di sản văn hóahiện nay bằng các số liệu nghiên cứu định tính và định lượng cụ thể
Trang 4Đề tài khoa học cấp cơ sở, năm 2014 do Nguyễn Thị Hồng làm Chủ
nhiệm, Khoa Tuyên truyền chủ trì về: “Tập bài giảng môn Quản lý di sản văn
hoá”, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Tác giả đã đề cập đến các nội dung:
Nhập môn Quản lý di sản văn hóa; Di sản văn hóa vật thể, phi vật thể Việt Nam;Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; Quản lý nhà nước về di sản văn hóa; Kỹnăng quản lý di sản văn hóa
Đề tài khoa học cấp cơ sở, năm 2015 do Phạm Ngọc Trung làm Chủ
nhiệm, Khoa Tuyên truyền chủ trì về: “Quản lý nhà nước về văn hoá”, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền Đề tài đã cung cấp các kiến thức cơ bản về văn hóa, vịtrí và sứ mệnh của văn hóa, những xu hướng phát triển của văn hóa hiện naytrên thế giới; Các kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa,nguyên tắc, phương pháp, công cụ quản lý nhà nước về văn hóa; Những kiếnthức về hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa ở Việt Nam vàthế giới; Những mô hình quản lý nhà nước về văn hóa trên thế giới, từ đó rútkinh nghiệm và áp dụng những mặt tích cực, phù hợp vào hoàn cảnh cụ thể ởViệt Nam
Đề tài khoa học cấp cơ sở, năm 2016 “Quản lý di sản văn hóa Việt Nam”,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền Đề tài đã nghiên cứu về công tác quản lý disản văn hóa ở Việt Nam nhằm phát huy giá trị các di sản văn hóa trong đời sốngvăn hóa cộng đồng
Luận văn thạc sĩ ngành Chính trị học của Mai Thị Thúy Ngân bảo vệ năm
2019 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đề tài “Quản lý di tích văn hóa ở
quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội hiện nay” Trên cơ sở làm rõ những vấn đề
lý luận, phân tích đánh giá thực trạng quản lý di tích văn hóa ở quận HoànKiếm, thành phố Hà Nội hiện nay, luận văn đề xuất một số quan điểm và giảipháp tăng cường quản lý di tích văn hóa ở quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nộitrong thời gian tới
Luận văn thạc sĩ ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước củaNguyễn Thị Vân Anh bảo vệ năm 2020 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đề
tài “Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Phú Thọ hiện nay”.
Trang 5Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và đặc điểm của quản lý nhà nước về văn hóa cấptỉnh, quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh; Phân tích, đánh giáthực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Phú Thọ từ năm
2015 đến nay; Xác định phương hướng và giải pháp tăng cường công tác quản
lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới
Bài viết “Bảo tồn di tích trong bối cảnh hiện nay” của tác giả Nguyễn
Viết Cường đăng trên Tạp chí Di sản văn hóa số 2 (47) đã nêu rõ tầm quan trọngcủa các di tích đối với đời sống văn hóa của toàn thể dân tộc, đồng thời làm rõnhững quan điểm của cá nhân về những sai lầm mà cộng đồng dân cư thườnghiểu về di tích Từ thực trạng đó, tác giả cho rằng cần phải tập trung giải quyếtmột số vấn đề như: tăng cường công tác tuyên truyền cho cộng đồng dân cư vềlịch sử, các giá trị văn hóa cần lưu giữ và phát huy tại các di tích, về ý thức củacộng đồng dân cư khi tham gia các lễ hội tại các di tích, về công tác trùng tu,chống xuống cấp đối với các di tích để khắc phục những tồn tại
Bài viết “Siết quản lý, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng” của
tác giả Khánh Nguyên đăng trên Tạp chí Tuyên giáo Nội dung bài viết đề cậptới việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi văn bản số 2009/BVHTTDL-DSVH ngày 28/5/2019 tới Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tăngcường quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh.Bài viết cho biết những năm qua, nhiều tỉnh, thành phố đã làm tốt công tác bảo
vệ và phát huy giá trị văn hóa, danh lam thắng cảnh, nhưng vẫn còn địa phươngchưa chủ động trong việc kiểm kê, xếp hạng di tích; tình trạng mất cắp hiện vật,cháy ở di tích vẫn tiếp tục xảy ra hàng năm; hiện tượng tu bổ di tích không phép,lắp đặt mới các biển hiệu giới thiệu di tích, quảng bá di tích chưa được nghiêncứu kỹ lưỡng, làm ảnh hưởng tới giá trị di tích
Bài viết “Phát huy các giá trị di sản văn hoá trong phát triển du lịch Thủ
đô” của tác giả Hương Minh đăng trên Tạp chí Cộng sản Bài viết đã chỉ rõ thực
trạng và giải pháp phát huy các giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch ởthành phố Hà Nội nhằm thực hiện chủ trương, quan điểm phát triển du lịch HàNội theo hướng chuyên nghiệp, bền vững, gắn với việc bảo tồn và phát huy các
Trang 6giá trị văn hóa dân tộc Qua đó, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọnghàng đầu để xác lập vị trí mũi nhọn của “ngành công nghiệp không khói”, là nềntảng để và đưa Hà Nội giữ vững vị trí trung tâm du lịch lớn của cả nước.
Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau về vấn
đề quản lý xã hội đối với di sản văn hóa, mỗi công trình đều nghiên cứu vấn đề
ở những phương diện và xuất phát từ quan điểm khác nhau Tuy nhiên, cho đếnnay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách đầy đủ và chi tiết vấn đề quản
lý xã hội đối với di sản văn hóa ở thành phố Hải Phòng Các công trình nghiêncứu kể trên sẽ là những nguồn tài liệu tham khảo quý báu giúp cho nhóm nghiêncứu thực hiện đề tài được đầy đủ, khách quan và hoàn chỉnh hơn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận của quản lý xã hội đối với di sảnvăn hóa, phân tích thực trạng quản lý xã hội đối với di sản văn hóa ở thành phốHải Phòng hiện nay; đề tài đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý xã hộiđối với di sản văn hóa ở thành phố Hải Phòng trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, khoá luận tập trung giải quyết các nhiệm vụ
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là quản lý xã hội đối với di sản vănhóa
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 7Về không gian: thành phố Hải Phòng.
Về thời gian: từ năm 2017 đến 2022
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luậtcủa Nhà nước về văn hóa và quản lý xã hội đối với di sản văn hóa
5.2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học mác-xít Đồng thời, để đạtđược mục đích và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài còn sử dụng cácphương pháp cụ thể như: phân tích - tổng hợp, thống kê và so sánh, phươngpháp thu thập và xử lý thông tin, logic - lịch sử
6 Đóng góp mới của đề tài
Đề tài đã làm rõ được khái niệm, đặc điểm, vai trò, nguyên tắc, nội dung,phương pháp của quản lý xã hội đối với di sản văn hóa
Đề tài đã phân tích được kết quả, hạn chế và nguyên nhân của kết quả,hạn chế trong quản lý xã hội đối với di sản văn hóa ở thành phố Hải Phòng hiệnnay
Đề tài đã đề xuất được một số giải pháp cơ bản phù hợp với thực tế điềukiện của thành phố Hải Phòng nhằm tăng cường quản lý xã hội đối với di sảnvăn hóa ở địa phương trong thời gian tới
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dungchính của khoá luận bao gồm 03 chương, 06 tiết
Trang 8Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI DI SẢN
VĂN HOÁ
1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý xã hội đối với di sản văn hóa
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm văn hóa
Thuật ngữ “văn hoá” xuất hiện rất sớm trong ngôn ngữ nhân loại củaphương Đông và phương Tây với nhiều quan niệm khác nhau Trong tiếng Việt,văn hóa được dung theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, lối sống Theo nghĩachuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn Trong khi theo nghĩarộng, văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vị, hiện đại cho đến tínhngưỡng, phong tục, lối sống…
Theo học giả Đào Duy Anh thì hai tiếng văn hóa là chỉ chung tất cả nhữngphương diện sinh hoạt của loài người, cho nên ta có thể nói: “văn hóa tức là sinhhoạt” [1, tr.13]
Theo Trần Ngọc Thêm, văn hóa được hiểu như sau: “văn hóa là một hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa người với môi trường tự nhiên và xã hội” [21, tr.10].
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Long, do Nhà xuất bản Hồng Đức,năm 2008 thì: “Văn hóa là văn học và giáo hóa tức sự học hỏi, dạy dỗ bằng chữnghĩa, văn chương” [12, tr.1050]
Trong Khung thống kê văn hóa UNESCO 2009 (FCS), UNESCO đã đưa
ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là tập hợp các đặc trưng tiêu biểu
về tinh thần, vật chất, tri thức và xúc cảm của xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội; văn hóa không chỉ bao gồm văn học và nghệ thuật mà còn cả
Trang 9phong cách sống, phương thức sống, các hệ giá trị, truyền thống và niềm tin”.
[26, tr.9]
Theo Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam của Khoa Tuyên truyền, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, văn hóa được hiểu như sau: “Văn hóa là tổng thể
hệ thống những giá trị, những chuẩn mực, những thói quen, những hoạt động trong thực tiễn, có ý thức, mang tính xã hội, sáng tạo và nhân văn của một cộng đồng người nhất định trong lịch sử nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống và tạo ra bản sắc riêng” [9, tr.9].
Như vậy, văn hoá là tất cả những giá trị vật thể do cộng đồng con người
sáng tạo và tích luỹ trong quá trình hoạt động thực tiễn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
1.1.1.2 Khái niệm di sản văn hóa
Khái niệm di sản văn hoá có thể xác định được một cách thuận lợi từ kháiniệm về văn hoá Tính chất lưu truyền đã biến văn hoá của thế hệ trước trở thành
di sản văn hoá của thế hệ sau
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Nhà xuất bản Đà
Nẵng và Trung tâm từ điển học xuất bản năm 2004 định nghĩa: “Di sản là cái
của thời trước để lại Di sản văn hóa theo nghĩa Hán Việt là những tài sản văn hóa có giá trị của quá khứ còn tồn tại trong cuộc sống đương đại và tương lai”
[32, tr.193]
Năm 1983, Hội nghị Di sản toàn quốc của Vương quốc Anh đã định
nghĩa: “Di sản là những gì thuộc về thế hệ trước giữ gìn và chuyển giao cho thế
hệ hiện nay và những gì mà một nhóm người quan trọng trong xã hội hiện nay mong muốn chuyển giao cho thế hệ tương lai”.
Bất cứ dân tộc nào cũng có một di sản văn hoá riêng, đặc trưng cho bảnsắc của dân tộc đó, dân tộc Việt Nam cũng vậy Điều 1 Luật Di sản văn hoá năm
2001 nêu rõ định nghĩa về di sản văn hoá của Việt Nam như sau: “Di sản văn
hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế
hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Theo
Trang 10cách tiếp cận giá trị văn hoá này, ta thấy di sản văn hoá bao gồm hầu hết các giátrị văn hoá do thiên nhiên và con người tạo nên trong quá khứ Di sản văn hoá lànhững giá trị văn hoá đặc biệt bền vững vì nó phải được thẩm định một cáchkhắt khe bằng sự thừa nhận của cả cộng đồng người trong một thời gian lịch sửlâu dài, đó chính là tính chất đặc thù của di sản văn hóa, phân biệt với khái niệmvăn hóa nói chung Bởi vậy, có thể nói di sản văn hoá là bộ phận quan trọngnhất, cơ bản nhất của nền văn hoá Di sản văn hóa là cơ sở nền tảng nhận diện
sự khác biệt giữa các dân tộc, các quốc gia, tạo nên bản sắc quốc gia, bản sắcdân tộc trong giao lưu và hội nhập quốc tế
Từ đó, có thể rút ra khái niệm chung như sau: di sản văn hoá là hệ thống
các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau.
1.1.1.3 Khái niệm quản lý xã hội
Hoạt động quản lý đã xuất hiện từ lâu, nhưng thuật ngữ “quản lý” tùythuộc vào từng mục tiêu và dưới các góc độ nghiên cứu, người ta có thể đưa ranhững quan niệm khác nhau về quản lý
Theo quan niệm của C.Mác: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao
động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ
cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cá thể đó Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng” [14, tr.23] Theo đó, C.Mác chỉ ra rằng, quản lý là nhằm phối hợp
các lao động đơn lẻ để đạt được sự thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất Ởđây, C.Mác đã tiếp cận khái niệm quản lý từ góc độ mục đích của quản lý
Khái niệm quản lý nói chung được đề cập trong sách “Một số thuật ngữhành chính” của Viện Nghiên cứu hành chính, Học viện Hành chính quốc gia là
“quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý” [31, tr.36] Nói cách khác, quản lý là hoạt động có ý
Trang 11thức của con người, nhằm sắp xếp, tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểmtra các quá trình xã hội và hoạt động của con người để hướng chúng phát triểnphù hợp với quy luật xã hội, đạt được mục tiêu xác định theo ý chí của nhà quản
lý với chi phí thấp nhất
Như vậy, quản lý được hiểu là tất cả hoạt động tác động một cách có tổchức và định hướng của chủ thể quản lý tới những đối tượng quản lý để điềuchỉnh chúng vận động và phát triển theo những mục tiêu nhất định đã đề ra
Ngày nay, quản lý xã hội không còn là vấn đề mới mẻ, bởi nó được hìnhthành và được các chủ thể quản lý sử dụng ở tất cả các lĩnh vực quản lý Dướinhững góc độ tiếp cận khác nhau đã có những cách hiểu và định nghĩa khácnhau về quản lý xã hội
Quản lý xã hội là những tác động có ý thức của các chủ thể xã hội (cánhân hoặc tổ chức) vào xã hội nhằm sắp xếp và duy trì các phẩm chất đặc thùcủa xã hội, đáp ứng sự tồn tại và phát triển xã hội trong tất cả các lĩnh vực hoạtđộng của nó như lao động và học tập, văn hóa chính trị, tôn giáo và các công tác
xã hội khác Khái niệm quản lý xã hội được hiểu theo hai cách tiếp cận khácnhau:
Thứ nhất, quản lý xã hội là hoạt động quản lý các tổ chức xã hội phi nhà
nước, không chịu sự chi phối trực tiếp bởi quyền lực Nhà nước hay Chính phủ.Theo cách tiếp cận này, chủ thể quản lý xã hội được xác định là cac tổ chức phinhà nước Do đó, công cụ chủ yếu để quản lý xã hội không phải bằng pháp luật
mà thông qua các quy định, nội quy của các tổ chức đó Cách hiểu này không cótính phổ biến, bởi nó đã hạn chế sự quản lý của Nhà nước – chủ thể quan trọngnhất đảm bảo hiệu quả quản lý xã hội
Thứ hai, quản lý xã hội là cách thức tổ chức đời sống xã hội vì mục tiêu
chung, khi đó cả quốc gia cho tới nhóm xã hội đều bị chi phối bởi dạng quản lýnào đó Do đó, quản lý hành chính cũng là một dạng quản lý xã hội Cách hiểunày có tính phổ biến hiện nay
Theo Giáo trình “Lý thuyết chung về quản lý xã hội” của tác giả Nguyễn
Vũ Tiến, khái niệm quản lý xã hội được hiểu như sau: “Quản lý xã hội là sự tác
Trang 12động liên tục, có tổ chức của các chủ thể lên các lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội) và các đối tượng có liên quan, nhằm duy trì
và phát triển xã hội theo quy luật khách quan và các đặc trưng của xã hội” [23,
tr.13]
Theo nghĩa rộng, quản lý xã hội là hiện tượng vốn có của các hệ thống xãhội, bảo đảm duy trì tính vẹn toàn, sự đặc thù về chất, sự tái tạo và sự phát triểncủa hệ thống xã hội đó
Theo nghĩa hẹp, quản lý xã hội là sự tác động có ý thức, có hệ thống, có
tổ chức của chủ thể quản lý đến xã hội nhằm chấn chỉnh và hoàn thiện hoạt động
xã hội đó đạt mục đích đã xác định
Từ hai cách tiếp cận trên, ta có thể hiểu: quản lý xã hội là sự tác động có
tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đối với các hoạt động của đời sống
xã hội nhằm hướng tới mục tiêu nhất định.
1.1.1.4 Khái niệm quản lý xã hội đối với di sản văn hóa
Từ các khái niệm trên, có thể rút ra khái niệm về quản lý xã hội đối với di
sản văn hóa như sau: Quản lý xã hội đối với di sản văn hóa là sự tác động liên
tục, có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên các sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế
hệ khác để phòng tránh, ngăn chặn những tác động tiêu cực tới di sản văn hóa, bảo vệ và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
1.1.2 Đặc điểm của quản lý xã hội đối với di sản văn hóa
1.1.2.1 Đặc điểm về chủ thể quản lý xã hội đối với di sản văn hóa
Quản lý xã hội đối di sản văn hóa được tiến hành bởi nhiều chủ thể quản
lý khác nhau Trong đó, ở trung ương bao gồm: Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổquốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, ở địa phương bao gồm: cấp ủyĐảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên mônthuộc Ủy ban nhân dân (Sở Văn hóa và Thể thao ở cấp tỉnh, các phòng Văn hóa
Thông tin ở cấp huyền), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị
-xã hội các cấp Ngoài ra, chủ thể quản lý -xã hội đối với di sản văn hóa còn có sự
Trang 13tham gia của các chủ thể khác như: các tổ chức kinh tế, thiết chế, làng xã Quản
lý xã hội đối với di sản văn hóa là nhiệm vụ của mọi cấp, mọi ngành, mọi tổchức, mọi cá nhân trong xã hội nên chủ thể quản lý xã hội đối với di sản văn hóacòn là nhân dân, điều đó đòi hỏi phải có sự thống nhất, đồng thuận giữa nhândân và cơ quan quản lý trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể Vì vậy, muốnhoạt động quản lý xã hội đối với di sản văn hóa có hiệu quả, cần phải có sự thamgia, đóng góp của toàn thể nhân dân, các tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng vàquản lý của Nhà nước
1.1.2.2 Đặc điểm về đối tượng quản lý xã hội đối với di sản văn hóa
Đối tượng quản lý xã hội đối với di sản văn hóa là di sản văn hóa vànhững vấn đề liên quan đến di sản văn hóa Bao gồm tổng thể các hoạt động bảo
vệ và phát huy giá trị di tích; hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóaphi vật thể; hoạt động phát triển hệ thống bảo tàng; hoạt động bảo vệ và pháthuy giá trị di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị
di sản tư liệu di sản văn hóa… Đối tượng quản lý xã hội đối với di sản văn hóarất đa dạng, luôn gắn với truyền thống lịch sử của dân tộc và tác động tích cựchoặc tiêu cực đến đời sống xã hội và quyết định kết quả của công tác quản lý xãhội đối với di sản văn hóa Vì vậy, để có thể tiến hành hoạt động quản lý xã hộiđối với di sản văn hóa một cách có hiệu quả, đòi hỏi các nhà quản lý cần phải cónăng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, dự báo được những tình huống cóthể xảy ra trong tương lai của đối tượng quản lý
1.1.2.3 Đặc điểm về môi trường quản lý xã hội đối với di sản văn hóa Thứ nhất, về môi trường chính trị
Chính trị được hiểu là những hoạt động liên quan đến lợi ích của các giaicấp, các đảng phái, các dân tộc, các quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của các tầnglớp, giai cấp, các dân tộc trong xã hội trên cơ sở tôn trọng và bảo đảm quyền lực
và lợi ích của giai cấp cầm quyền Quản lý xã hội đối với di sản văn hóa chịuảnh hưởng lớn từ môi trường chính trị, các quan điểm, đường lối chính sách củaĐảng và Nhà nước đã góp phần định hướng cho hoạt động quản lý xã hội đốivới di sản văn hóa trên cả nước nói chung và ở thành phố Hải Phòng nói riêng
Trang 14Thứ hai, về môi trường kinh tế
Có thể hiểu kinh tế là toàn bộ hoạt động sản xuất vật chất, trao đổi, phânphối, tiêu dùng của con người Nền kinh tế phát triển, đời sống xã hội được cảithiện hơn kéo theo đời sống vật chất về văn hóa của con người cũng tăng lên Từ
đó, đòi hỏi quản lý xã hội đối với di sản văn hóa cũng phải tăng cường
Thứ ba, về môi trường văn hóa - xã hội
Mật độ dân cư ngày càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng cao, cácphương thức sinh hoạt của xã hội thì ngày càng đa dạng, phong phú nên nhu cầu
về tinh thần của nhân dân ngày một tăng Quản lý xã hội đối với di sản văn hóacũng chịu tác động của các nhân tố này Vì vậy, phải quản lý sao cho các di sảnvăn hóa được bảo vệ và ngày càng phát huy các giá trị tốt đẹp đáp ứng được nhucầu của xã hội để không bị mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc
1.1.3 Vai trò của quản lý xã hội đối với di sản văn hóa
Quản lý xã hội đối với di sản văn hóa có vai trò to lớn trong quản lý xãhội, được thể hiện thông qua các phương diện sau:
Thứ nhất, quản lý xã hội đối với di sản văn hóa góp phần định hướng,
điều chỉnh sự phát triển văn hóa, hiện thực hóa các chủ trương, đường lối vănhóa của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Các di sản văn hóa luôn lànội lực mang sức mạnh vật chất to lớn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước Do đó, việc ứng xử để có những phương thức tiếp cậnnhằm khai thác, phát huy giá trị của các di sản văn hóa này đã và đang đòi hỏicác cấp chính quyền, các nhà quản lý xã hội có nhận thức đúng đắn về vấn đềquản lý trong mối liên hệ giữa lý luận khoa học và thực tiễn
Thứ hai, quản lý xã hội đối với di sản văn hóa góp phần gìn giữ, phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng văn hóa cộng đồng Di sản văn hóa là tinhhoa của văn hóa, thể hiện bản sắc của văn hóa, của dân tộc Quản lý xã hội đốivới di sản văn hóa là đảm bảo cho các giá trị đó tồn tại gắn với một dân tộc Giữgìn bản sắc văn hóa dân tộc chính là sự khai thác, phát huy nguồn nội lực đó,trong đó, di sản văn hóa có vị trí rất quan trọng và hoạt động quản lý xã hội đốivới di sản văn hóa với mục đích là sự phát triển của dân tộc
Trang 15Thứ ba, quản lý xã hội đối với di sản văn hóa góp phần tạo ra nền móng
vững chắc cho việc xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội, tạo nguồn lực thúcđẩy nền kinh tế phát triển Trong xã hội hiện nay, di sản văn hóa không chỉ làbiểu tưởng hoài niệm về quá khứ, mà còn là một sợi dây gắn kết cộng đồngtrong cuộc đấu tranh vì sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc Khôngchỉ thế, hệ thống di sản văn hóa vô cùng đa dạng ở các địa phương đã và đangtrở thành những địa điểm du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước,đem lại nguồn lợi đáng kế cho người dân và đóng góp một phần không nhỏ vàongân sách quốc gia, phát triển các ngành nghề, dịch vụ du lịch, các sản phẩm thủcông mỹ nghệ và sản phẩm công nghiệp văn hóa khác
Thứ tư, quản lý xã hội đối với di sản văn hóa góp phần tạo cơ sở vững
chắc dể văn hóa được giao lưu, tiếp biến và là điều kiện đảm bảo cho đất nướchội nhập, hợp tác và phát triển Giao lưu, tiếp biến văn hóa là một hiện tượngmang tính quy luật trong quá trình phát triển của các nền văn hóa và là quy luậtsống còn của văn hóa Văn hóa có tính bền vững và ổn định tương đối nhưngyêu cầu phát triển và tiến bộ, nó cũng dòi hỏi có sự giao lưu, tiếp biến văn hóadiễn ra thường xuyên Do đó, muốn tiếp biến, sáng tạo văn hóa mà vẫn giữ đượcbản sắc văn hóa riêng, mỗi quốc gia, dân tộc phải chủ động thực hiện quá trình
đó trên cơ sở di sản văn hóa của quốc gia, dân tộc mình
Tóm lại, trong giao lưu văn hóa giữa các dân tộc Việt Nam và giữa ViệtNam với thế giới, quản lý xã hội đối với di sản văn hóa là cơ sở để giữ gìn cốtcách và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, khẳng địnhniềm tự hào dân tộc, bản lĩnh văn hóa trong quá trình hội nhập và phát triểncùng các nền văn hóa trên thế giới
1.2 Nguyên tắc, nội dung, phương pháp quản lý xã hội đối với di sản văn hoá
1.2.1 Nguyên tắc quản lý xã hội đối với di sản văn hóa
Để đảm bảo hoạt động quản lý xã hội đối với di sản văn hóa có hiệu lực
và đạt hiệu quả, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Trang 16Thứ nhất, nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý xã hội
đối với di sản văn hóa
Đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất, đòi hỏi các chủ thể khi tiếnhành quản lý phải tuân thủ triệt để Trong lịch sử lập hiến Việt Nam, vị trí, vaitrò lãnh đạo của Đảng luôn được thể hiện trong các bản Hiến pháp Tại Điều 4,
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của
giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Bằng những hình thức và phương pháp lãnh đạo của mình, Ðảng Cộng sản ViệtNam giữ vai trò quyết định ở việc xác định phương hướng hoạt động của xã hội
về lĩnh vực dân số và phát triển Sự lãnh đạo đó chính là việc định hướng về mặt
tư tưởng, xác định đường lối, quan điểm giai cấp, phương châm, chính sách,công tác tổ chức trên lĩnh vực chuyên môn
Nội dung lãnh đạo của Đảng về quản lý xã hội đối với di sản văn hóa thểhiện tập trung ở những nội dung chủ yếu sau: Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng,ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật, chiến lược, chươngtrình, kế hoạch về di sản văn hóa; Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng tổ chức bộmáy quản lý xã hội đối với di sản văn hóa; Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công táckiểm tra, thanh tra thực hiện chính sách, pháp luật, kiểm tra đánh giá việc thựchiện các mục tiêu quản lý xã hội đối với di sản văn hóa; Đảm bảo cán bộ, đảngviên gương mẫu thực hiện chính sách, pháp luật về hoạt động quản lý xã hội đốivới di sản văn hóa, đồng thời tích cực vận động nhân dân tham gia, thực hiện
Trong quá trình lãnh đạo công tác quản lý xã hội đối với di sản văn hóa,các cấp ủy Đảng cần phân định rõ chức năng quản lý của các cơ quan nhà nước,không biến các tổ chức Đảng thành các cơ quan hành chính bao biện làm thay,nhưng cũng không khoán trắng cho chính quyền, cho các cơ quan chuyên môn.Đảng lãnh đạo bằng đường lối, chính sách, công tác cán bộ và công tác tổ chứcvận động quần chúng tham gia quản lý xã hội đối với di sản văn hóa
Trang 17Thứ hai, nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý xã hội đối với di sản
văn hóa
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của quản lý xã hội nên việcthực hiện quản lý xã hội đối với di sản văn hóa phải tuân theo nguyên tắc này
Cơ sở pháp lý của nguyên tắc này được quy định tại Điều 8, Hiến pháp 2013
như sau: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật,
quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”.
Quản lý xã hội đối với di sản văn hóa được thực hiện ở nhiều cấp khácnhau Vì thế, cần phải bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ giữa tập trung và dân chủtrong quản lý xã hội đối với di sản văn hóa Tập trung phải trên cơ sở dân chủ.Ngược lại, dân chủ phải thực hiện trong khuôn khổ tập trung
Tập trung được biểu hiện thông qua kế hoạch hóa các hoạt động pháttriển, ban hành và thực thi hệ thống pháp luật về di sản văn hóa, thực hiện chế
độ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hộ giađình ở tất cả các cấp quản lý… Dân chủ được biểu hiện ở việc xác định rõ vị trí,trách nhiệm, quyền hạn của cấp quản lý; ở việc sử dụng ngày càng nhiều cáccông cụ kinh tế trong quản lý xã hội đối với di sản văn hóa nhằm tạo ra mặtbằng chung, bình đẳng cho mọi ngành, mọi cấp, mọi địa phương, mọi tổ chức,
hộ gia đình, ở việc tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ vàphát huy giá trị di sản văn hóa cho các cá nhân và cộng đồng
Nguyên tắc này yêu cầu quản lý xã hội đối với di sản văn hóa phải có tínhtập trung vào những vấn đề trọng yếu nhưng không hạn chế quyền chủ động,sáng tạo, năng động, linh hoạt của cấp dưới, của bộ phận dưới quyền Nhà nước
- chủ thể quản lý trực tiếp, không can thiệp sâu vào tác nghiệp vi mô mà thiếtlập các khuôn khổ pháp luật, hệ thống công cụ quản lý đồng bộ thúc đẩy sự vậnđộng, phát triển của di sản văn hóa nhằm đạt được sự hoàn thiện và hiệu quả
Thứ ba, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý xã hội đối với
di sản văn hóa
Trang 18Vấn đề tăng cường pháp chế trong quản lý xã hội đối với di sản văn hóa làhết sức quan trọng, là nguyên tắc bắt buộc Tiến hành quản lý xã hội đối với disản văn hóa đòi hỏi các chủ thể phải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật
về di sản văn hóa Quản lý bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý Pháp luậtthể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân Tuânthủ pháp luật là chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng Không cho phép cácchủ thể thực hiện việc quản lý một cách chủ quan, tùy tiện mà phải dựa vàopháp luật, làm đúng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành nguyên tắc pháp chế
Để thực hiện nguyên tắc này, cần phải có 03 điều kiện: xây dựng và hoànchỉnh pháp luật; giáo dục pháp luật cho toàn dân; phải xử lý một cách nghiêmminh mọi hành vi vi phạm pháp luật
Trong quản lý xã hội đối với di sản văn hóa, vấn đề tăng cường pháp chế
xã hội chủ nghĩa hiện nay, cần chú ý bảo đảm sự thống nhất của các văn bảnpháp luật trên lĩnh vực này, bảo đảm để các văn bản ban hành ở địa phương, cácngành không trái với những văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành Bảo đảm
để các văn bản quản lý ban hành phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, đáp ứngnhu cầu điều chỉnh nhưng cũng phải đảm bảo tính ổn định tương đối Bên cạnh
đó phải thường xuyên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiệnpháp luật để các văn bản pháp luật đi vào thực tế đời sống xã hội
Thứ tư, nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ trong
quản lý xã hội đối với di sản văn hóa
Việc kết hợp giữa quản lý về di sản văn hóa theo ngành và theo lãnh thổ,trong đó quản lý theo ngành là chủ yếu, cần thiết và mang tính tất yếu kháchquan Trong việc cải cách quản lý hiện nay, cán bộ chủ yếu thực hiện chức nănglãnh đạo chiến lược, tổ chức - điều chỉnh, điều hòa - phối hợp thông qua các kếhoạch định hướng xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển quản lý,xây dựng và kiểm tra việc thực hiện pháp luật, các chính sách, thể chế, nghiêncứu xây dựng bộ máy quản lý ngành…, nghĩa là giải quyết những vấn đề lớn, cơbản nhằm bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất trong phạm vi cả nước đốivới ngành Về cơ bản, việc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ đòi hỏi
Trang 19sự phối hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và theo lãnh thổ trên mọi lĩnh vựcliên quan tới phát triển giá trị di săn văn hóa nhằm tránh tư tưởng cục bộ địaphương của chính quyền các tỉnh, huyện, xã.
Thứ năm, nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích trong quản lý xã hội đối
với di sản văn hóa
Quản lý xã hội đối với di sản văn hóa trước hết là quản lý các hoạt độngphát triển do con người tiến hành, là tổ chức và phát huy tính tích cực hoạt độngcủa con người vì mục đích phát triển bền vững Do đó, một trong những nhiệm
vụ quan trọng của quản lý xã hội đối với di sản văn hóa là phải chú ý đến lợi íchcủa con người, khuyến khích có hiệu quả hành vi và thái độ ứng xử phù hợp vớimục tiêu bảo vệ di sản văn hóa của họ để khuyến khích các hoạt động có lợi cho
di sản văn hóa Kết hợp hài hòa các lợi ích phải được tiến hành trên cơ sở nhữngđòi hỏi của quy luật khách quan thông qua các biện pháp chủ yếu sau:
Trước hết, cần phải đảm bảo các nguồn lực tương ứng Nguồn lực đượcđưa vào sử dụng trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa baogồm: tổ chức, nhân lực, kinh phí, vật lực và thông tin Để thực hiện tốt hoạtđộng này, tổ chức cần phải có đủ năng lực cần thiết về nhân sự, các cơ sở vậtchất và phương tiện, đặc biệt là hoạt động theo nguyên tắc, luật lệ và thủ tục rõràng Đối với nhân lực, cần phải chú trọng đến chất lượng của người lãnh đạoquản lý xã hội đối với di sản văn hóa Người lãnh đạo cần phải có bản lĩnh chínhtrị, có khả năng nhìn xa trông rộng, có năng lực chuyên môn và kỹ năng xử lýtình huống cao Cần phải tính toán đủ kinh phí ngay từ khi tiến hành các kếhoạch cho các hoạt động cụ thể của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sảnvăn hóa, khai thác triệt để các nguồn đầu tư, đặc biệt là các nguồn đầu tư ngoàiongân sách nhà nước Đối với nguồn vật lực thông tin thì phải chính xác, đầy đủ,ngắn gọn, súc tích
Sau khi đảm bảo được các nguồn lực cần thiết, cần phải kết hợp cácnguồn lực tạo thành một nguồn động lực lớn để thúc đẩy công tác quản lý xã hộiđối với di sản văn hóa đi đến hiệu quả Phải tạo được mối liên hệ mật thiết giữacác nguồn lực, những tổ chức quản lý sau khi được thiết lập Bên cạnh đó, chỉ
Trang 20thu thập vừa đủ những thông tin để phù hợp với khả năng xử lý thông tin củacác nguồn nhân lực trong tổ chức.
1.2.2 Nội dung quản lý xã hội đối với di sản văn hóa
1.2.2.1 Xây dựng, ban hành các văn bản quản lý đối với di sản văn hóa
Để quản lý xã hội đối với di sản văn hóa, đòi hỏi các cơ quan quản lýphải ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các vấn đềphát sinh trong lĩnh vực di sản văn hóa Xây dựng và ban hành văn bản quản lý
là một quá trình nhận thức sự vận động và phát triển của hoạt động di sản vănhóa trong quá trình phát triển chung của đất nước Trên cơ sở đó, xây dựng cácthể chế quản lý phù hợp, tạo lập hành lang pháp lý cho hoạt động bảo vệ vàphát huy giá trị di sản văn hóa theo đúng định hướng của Nhà nước Xây dựng
và ban hành văn bản quản lý là khâu quan trọng, có tính chất quyết định đốivới các nội dung còn lại của quản lý xã hội đối với di sản văn hóa nhằm tạo lập
cơ sở pháp lý cho việc tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, thực hiện quyền thanhtra, kiểm tra… đối với di sản văn hóa Do đó, các cơ quan quản lý xã hội đốivới di sản văn hóa phải xuất phát từ thực tiễn khách quan, từ những vấn đề nảysinh trong quản lý xã hội đối với di sản văn hóa để ban hành các văn bản quản
lý xã hội đối với di sản văn hóa
Việc ban hành văn bản chỉ đạo hoạt động quản lý xã hội đối với di sản từTrung ương đến địa phương cũng tuân thủ và đảm bảo đúng về thể thức, nộidung phù hợp với Hiến pháp, các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấptrên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và đảm bảo tính thống nhất,tính đồng bộ và khả thi, đảm bảo về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thế thức vănbản của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Nghị định số34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bàn quy phạm pháp luật năm 2015
Sau khi các văn bản quản lý di sản văn hóa được ban hành, bộ máy quản
lý sẽ triển khai các hoạt động của mình, đưa ra các quyết định thuộc thẩmquyền, thực hiện những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể trong quá trình tổ chứcthực hiện các văn bản quản lý sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn Qua đó
Trang 21tăng cường vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy các giá trị di sảnvăn hóa, khi tổ chức thực hiện các văn bản quản lý về di sản văn hóa, các chủthể quản lý cần phải tính đến sự phù hợp của các yếu tố như: pháp luật hiệnhành, truyền thống, văn hóa, nếp sống và thuần phong mỹ tục của từng địaphương cụ thể để tổ chức thực hiện văn bản quản lý xã hội đối với di sản vănhóa một cách hiệu quả.
1.2.2.2 Tuyên truyền, phổ biến văn bản quản lý đối với di sản văn hóa
Văn bản quản lý điều chỉnh hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sảnvăn hóa được ban hành phải được tổ chức triển khai, tuyên truyền sâu rộng đếnmọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức làm côngtác quản lý xã hội đối với di sản văn hóa Chủ thể của công tác tuyên truyền, phổbiến văn bản quản lý xã hội đối với di sản văn hóa bao gồm: các cấp uỷ đảng,chính quyền và đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến văn bảnquản lý xã hội đối với di sản văn hóa
Công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản quản lý đối với di sản văn hóa có
ý nghĩa hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả của quản
lý đối với di sản văn hóa Để công tác tuyên truyền có hiệu quả, hình thức tuyêntruyền phải phong phú, đa dạng (tuyên truyền miệng, thông qua Đài phát thanh,truyền hình, cung cấp tài liệu, tờ rơi, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật…), nội dungtuyên truyền phải bám sát đối tượng, phù hợp với từng loại đối tượng
Để hoạt động quản lý xã hội đối với di sản văn hóa được tiến hành có hiệuquả, các chủ thể quản lý cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về
di sản văn hóa trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là lớp trẻ Cần phải coi đây
là nội dung quan trọng, mang ý nghĩa lâu dài trong công tác bảo vệ và phát huygiá trị di sản văn hóa nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức của mình và chủđộng tham gia vào các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị sản văn hóa
1.2.2.3 Tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý xã hội đối với di sản văn hóa
Để tổ chức thực hiện pháp luật, cần phải có hệ thống bộ máy quản lý xãhội đối với di sản văn hóa thống nhất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng.Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý phải đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng
Trang 22và được đào tạo cơ bản Đây cũng là một nội dung quan trọng đặt ra trong quản
lý xã hội đối với di sản văn hóa Đồng thời với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quảcủa bộ máy làm công tác quản lý xã hội đối với di sản văn hóa, thực hiện quản
lý xã hội đối với di sản văn hóa là nhiệm vụ không chỉ của riêng một cơ quannào Do vậy, cần xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan trong hệthống chính trị
Trong quá trình quản lý xã hội đối với di sản văn hóa, trách nhiệm củaNhà nước là vô cùng quan trọng Cơ quan có chức năng chủ yếu quản lý nhànước đối với các di sản văn hóa là Chính Phủ; Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch(cấp Trung ương), Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương thực hiện các chức năng quản lý nhà nước ở địa phương thực hiện chứcnăng quản lý xã hội đối với di sản văn hóa theo quy định của pháp luật Quản lý
xã hội đối với di sản văn hóa cần phải có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên mônnghiệp vụ để đảm bảo hoạt động thực thi công vụ Hoạt động này bao gồm cáccông việc như: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; xây dựng và chỉ đạo quy hoạch, kếhoạch; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy; hướng dẫn, tuyêntruyền; thẩm định, cấp giấy phép, giấy chứng nhận… Đầu tư cho các di sản vănhóa cũng mang lại lợi nhuận cho nhà nước, cho nhân dân, đồng thời cần tậndụng cơ chế thị trường cho sự phát triển văn hóa định hướng
1.2.2.4 Huy động, sử dụng các nguồn lực quản lý xã hội đối với di sản văn hóa
Nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa là tổng thế vị tríđịa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, đầu tư kinh phí, đườnglối chính sách, cơ sở vật chất… có thể được khai thác nhằm phục vụ cho hoạtđộng quản lý xã hội đối với di sản văn hóa Nguồn tài chính để bảo vệ và pháthuy giá trị di tích gồm: Nguồn ngân sách nhà nước; nguồn thu phí tham quan(nếu có) và các nguồn thu hợp pháp; nguồn xã hội hóa (do cá nhân đóng góp, tàitrợ, công đức bằng tiền và hiện vật) Trong đó, nguồn xã hội hóa do cơ quan trựctiếp quản lý di tích tổ chức quản lý theo quy định, đảm bảo nguyên tắc côngkhai, minh bạch, sử dụng cho các hoạt động quản lý, bảo quản, tu bổ tôn tạo, tu
Trang 23sửa cấp thiết di tích, bảo vệ, tuyên truyền, phát huy giá trị di tích Người trựctiếp trông coi di tích được hỗ trợ kinh phí hàng tháng từ nguồn thu công đức vànguồn thu qua các hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di tích Trường hợp ditích không có nguồn thu này hoặc nguồn thu không đảm bảo, Ủy ban nhân dâncấp được phân công quản lý có trách nhiệm cân đối mức hỗ trợ kinh phí phù hợp
từ nguồn ngân sách được giao sau khi xin ý kiến của Hội đồng nhân dân cùngcấp
Các chủ thể quản lý cần huy động, sử dụng một cách hợp lý các nguồn lực
để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Hiểu biết và đánh giá đúng cũngnhư biết huy động tốt tối đa các nguồn lực sẽ thúc đẩy hoạt động quản lý xã hộiđối với di sản văn hóa ở từng địa phương đạt hiệu quả cao
1.2.2.5 Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý xã hội đối với di sản văn hóa
Thanh tra, kiểm tra có vai trò quan trọng trong quản lý xã hội đối với disản văn hóa nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý kịp thời những vi phạm tronglĩnh vực quản lý xã hội đối với di sản văn hóa, đảm bảo pháp chế trong quản lý
xã hội Trong quản lý xã hội, đối với hoạt động quản lý xã hội đối với di sản vănhóa, chủ thể tiến hành thanh tra bao gồm cơ quan thanh tra hành chính và cơquan thanh tra chuyên ngành Thanh tra hành chính gồm: thanh tra Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch, Uỷ ban nhân dân các cấp; thanh tra chuyên ngành gồm:thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phòng Văn hóa và Thông tin
Chính những cuộc thanh tra, kiểm tra do các cơ quan có thẩm quyền thựchiện đã phát hiện và chấn chỉnh ngay những khuyết điểm, hạn chế đối với côngtác quản lý xã hội đối với di sản văn hóa Trong công tác thanh tra, kiểm tra phảiluôn chú ý đến tính toàn diện, kịp thời cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và vềkết quả hoạt động chuyên môn Không những thế, việc kiểm tra, thanh tra phảiđảm bảo tính công bằng, chính xác, đánh giá một cách khách quan để có thểnhận thức tình hình thực tế một cách chính xác để đưa ra những giải pháp phùhợp với quy mô và phạm vi tác động
Trang 24Sau khi tiến hành thanh tra, kiểm tra hoàn tất, có đầy đủ những báo cáo sốliệu, những kết quả và hạn chế còn tồn tại trong hoạt động bảo vệ và phát huygiá trị di sản văn hóa, sẽ đưa ra những phương hướng giải quyết những vi phạmtrong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Những cách giải quyết
đó phải phù hợp với thực tế, tác động mạnh mẽ đến các trường hợp vi phạm, tạo
ra sự răn đe với mức độ nhất định để không tái phạm cũng như răn đe những đốitượng khác không dám vi phạm
Ngoài ra, công tác xử lý vi phạm cũng có vai trò quan trọng trong hoạtđộng quản lý di sản văn hóa Thông qua hoạt động xử lý vi phạm, các chủ thể cóhành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hóa sẽ phải chịu những hình phạt,những hậu quả pháp lý thích hợp tuỳ theo mức độ hành vi vi phạm của mình;bảo đảm cho pháp luật về di sản văn hóa, những văn bản luật và dưới luật màcác chủ thể quản lý đã đề ra được thực hiện nghiêm minh trong thực tiễn hoạtđộng quản lý
1.2.3 Phương pháp quản lý xã hội đối với di sản văn hóa
1.2.3.1 Phương pháp hành chính
Phương pháp hành chính là phương pháp chủ thể quản lý tác động trựctiếp đến đối tượng quản lý bằng các mệnh lệnh hành chính dứt khoát, bắt buộcphải chấp hành Phương pháp này có vai trò rất to lớn trong công tác quản lý xãhội đối với di sản văn hóa nhằm xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong hệthống, khâu nối các phương pháp khác thành một hệ thống; có thể giấu được ý
đồ hoạt động và giải quyết các vấn đề đặt ra trong trong quản lý rất nhanhchóng Thông qua các hình thức hành chính như: quyết định, chỉ thị, thông tư vàcác văn bản quy phạm pháp luật khác về di sản văn hóa, các hoạt động quản lý
có sự thống nhất, thể hiện quyền lực, quyền uy của chủ thể cho toàn bộ quá trìnhthực hiện công tác quản lý xã hội đối với di sản văn hóa
1.2.3.1 Phương pháp giáo dục
Phương pháp giáo dục là phương pháp tác động lên tinh thần, tư tưởng,tình cảm của các đối tượng quản lý để họ nhận thức, hình thành niềm tin củamình đối với xã hội, với hệ thống chuẩn mực, quy tắc của nhà nước, của xã hội
Trang 25về hoạt động di sản văn hóa từ đó có ý thức tuân thủ, tự chấp hành Phươngpháp giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý nói chung và quản lý xãhội đối với di sản văn hóa nói riêng Đặc trưng của phương pháp này là tínhthuyết phục, tức là làm cho con người phân biệt phải - trái, đúng - sai, đẹp - xấu,thiện - ác đề từ đó nâng cao tính tự giác làm việc và sự gắn bó với tổ chức; đồngthời tạo ra môi trường đồng thuận về mặt tinh thần cho sự tồn tại và phát triểncủa xã hội Các hình thức giáo dục bao gồm: sử dụng các phương tiện thông tinđại chúng (sách, báo, đài phát thanh, truyền hình…), sử dụng các đoàn thể, cáchoạt động có tính xã hội Nhờ đó, ý thức của cộng đồng về bảo tồn và phát huynhững giá trị truyền thống của di sản văn hóa được nâng lên, từ đó người dân sẽtích cực, tự giác tham gia hoạt động quản lý xã hội đối với di sản văn hóa.
1.2.3.3 Phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế là phương pháp mà chủ thể quản lý tác động giántiếp đến đối tượng quản lý (con người) thông qua các lợi ích vật chất (lương,thưởng, phụ cấp, chính sách xã hội…) để làm cho các đối tượng quản lý ý thức
về lợi ích của mình một cách tốt nhất mà không phải đôn đốc, nhắc nhở nhiều vềmặt hành chính mệnh lệnh Phương pháp kinh tế có vai trò rất quan trọng trongcông tác quản lý vì nó tác động thông qua các lợi ích kinh tế, hoạt động của đốitượng quản lý để có thể đạt được hiệu quả cao, tạo ra động lực kinh tế trực tiếp,phát huy tài năng và sức lực tiềm tàng trong mỗi con người, giúp cho công tácquản lý xã hội đối với di sản văn hóa đạt hiệu quả cao
Đối với lĩnh vực quản lý xã hội đối với di sản văn hóa, phương pháp kinh
tế được biểu hiện qua các hoạt động: thành lập các quỹ bảo vệ di sản văn hóa;xét khen thưởng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích cao trong bảo
vệ di sản văn hóa; xử phạt đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có những hành vixâm phạm hay vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến di sản văn hóa trong quátrình quản lý xã hội đối với di sản văn hóa Từ đó, nâng cao tình thần tự giác bảo
vệ và phát huy những giá trị văn hóa, truyền thống của người dân trong xã hội
Trang 26Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã làm rõ được những vấn đề lý luận chung về quản lý xã hộiđối với di sản văn hóa Trước hết, khóa luận khái quát được các khái niệm liênquan, đặc điểm và vai trò của quản lý xã hội đối với di sản văn hóa; nguyên tắc,nội dung và phương quản lý xã hội đối với di sản văn hóa Thông qua hoạt độngphân tích, hệ thống hoá và làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận này cho ta thấyquản lý xã hội đối với di sản văn hóa là một hoạt động có tính khoa học, tínhquy luật và nó có ý nghĩa lớn trong hoạt động thực tiễn Những vấn đề rút ra từchương 1 đóng vai trò rất quan trọng, tạo tiền đề, cơ sở vững chắc, nắm bắt đượckiến thức khoa học nền tảng và là cơ sở để đề tài triển khai, phân tích, đánh giá
về thực trạng quản lý xã hội đối với di sản văn hóa ở thành phố Hải Phòng trongchương 2
Trang 27Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI DI SẢN VĂN HOÁ Ở
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG HIỆN NAY
2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xã hội đối với di sản văn hoá ở thành phố Hải Phòng hiện nay
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền duyên hải Bắc Bộ,cách thủ đô Hà Nội 102 km Về ranh giới hành chính: phía Bắc và Đông Bắcgiáp Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp Hải Dương, phía Tây Nam giáp Thái Bình
và phía Đông là bờ biển chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ phía Đôngđảo Cát Hải đến cửa sông Thái Bình Hải Phòng là nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế
về đường biển, đường sắt, đường bộ và đường hàng không, giao lưu thuận lợivới các tỉnh trong cả nước và các quốc gia trên thế giới Hải Phòng ngày nay baogồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 quận (Hồng Bàng, Lê Chân, NgôQuyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh), 8 huyện (An Dương, An Lão,Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo)
Địa hình:
Địa hình Hải Phòng thay đổi rất đa dạng phản ánh một quá trình lịch sửcấu tạo địa chất lâu dài và phức tạp Phía Bắc có hình dáng và cấu tạo địa chấtcủa một vùng trung du với những đồng bằng xen đồi, phía Nam có địa hình thấp
và khá bằng phẳng đặc trưng của vùng đồng bằng thuần túy nghiêng ra biển Đồinúi chiếm 15% diện tích, phân bố hơn nửa phía Bắc thành phố tạo hai dải chạyliên tục theo hướng Đông Bắc - Tây Nam
Khí hậu:
Thành phố Hải Phòng là vùng nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới Bắcbán cầu, gần chí tuyến Bắc, một năm có bốn mùa rõ rệt Mùa Đông có khí hậu
Trang 28khô, lạnh; mùa Hè khí hậu nóng, ẩm, mang đặc điểm chung của khí hậu vùngđồng bằng miền Bắc và những đặc điểm riêng của vùng thành phố ven biển cónhiều đảo.
Tài nguyên thiên nhiên:
Hải Phòng có tài nguyên rất phong phú, giàu đẹp, đa dạng và có nhiều nétđộc đáo mang sắc thái của cảnh quan nhiệt đới gió mùa Nơi đây có rừng quốcgia Cát Bà - khu dự trữ sinh quyển thế giới, là khu rừng nhiệt đới nguyên sinhnổi tiếng, đặc biệt phong phú về số lượng loài động thực vật, trong đó có nhiềuloài được xếp vào loài quý hiểm của thế giới Đồng thời, Hải Phòng còn có cảmột vùng đồng bằng thuộc vùng đồng bằng tam giác châu thổ sông Hồng, tạonên cảnh quan nông nghiệp trồng lúa nước là nét đặc trưng của vùng ven biểnBắc Bộ và cả một vùng biển rộng với tài nguyên vô cùng phong phú, nhiều hảisản quý hiểm và bãi biển đẹp
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế:
Trong những năm qua, nền kinh tế Hải Phòng đã có nhiều khởi sắc HảiPhòng là một trung tâm kinh tế của miền bắc nói riêng và của cả Việt Nam nóichung Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) theo giá so sánh năm
2021 ước đạt 213.794,6 tỷ đồng, tăng 12,38% so với cùng kỳ năm trước Quy
mô nền kinh tế năm 2021 theo giá hiện hành ước đạt 315.709,7 tỷ đồng, trong
đó khu vực: nông, lâm, nghiệp thủy sản đạt 12.537,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng3,97%; công nghiệp - xây dựng đạt 166.869,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 52,86%;thương mại - dịch vụ đạt 117.911,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,35%; thuế sảnphẩm trừ trợ cấp đạt 18.391 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,82%
Dân số:
Dân số của Hải Phòng hiện nay là 2.053.493 người, chủ yếu là dân tộcKinh; mật độ dân số bình quân là 1.315 người/km2 Dân số khu vực thành thị là932.547 người, chiếm 45,9%; nam chiếm 49,45% và nữ chiếm 50,55% dân số
Tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2016-2021 là 0,94%/năm Số lao động từ
15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế là 1.075,7 nghìn người,
Trang 29chiếm tỷ lệ 52,38% tổng số dân và chiếm 97.87% so với tổng số lực lượng laođộng.
Điều kiện văn hóa - xã hội:
Hải Phòng là vùng đất in đậm dấu ấn chống ngoại xâm trong suốt quátrình lịch sử 4000 năm của dân tộc Việt Nam, với các chiến thắng trên sôngBạch Đằng của Ngô Quyền năm 938, của Lê Hoàn năm 981, của Trần HưngĐạo năm 1288 Chính vì thế, Hải Phòng có lợi thế về các di tích, các lễ hội gắnvới những truyền thuyết, huyền thoại về lịch sử oanh liệt chống ngoại xâm củaHải Phòng Những di tích, lễ hội này chính là nguồn tiềm năng quan trọng cầnđược quan tâm bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa
Có thể nói, Hải Phòng là nơi có lịch sử vinh quang ngàn năm, một vùngđất hội tụ đầy đủ khí thiêng sông núi, và một cư dân anh dũng, sáng tạo và rấtcởi mở, dễ hoà hợp với bè bạn bốn phương Người dân từ nhiều miền quê đếnsinh sống tại Hải Phòng đã hình thành nên tính cách kiên nghị, năng động, sángtạo trong lao động, luôn nhạy bén với cái mới, làm cho người Hải Phòng sớmtiếp thu được những tinh hoa của thời đại trước biến thiên của lịch sử
Tất cả những yếu tố trên có những tác động tích cực đến hoạt động quản
lý xã hội đối với di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Hải Phòng
2.1.2 Thực trạng di sản văn hoá ở thành phố Hải Phòng hiện nay
Về di sản văn hóa vật thể:
Tính đến tháng 08 năm 2021, trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 937 ditích, bao gồm 537 ngôi chùa, 107 nhà thờ, số còn lại là các đình đền, miếuphủ… Trong đó có 531 di tích được xếp hạng các cấp, gồm 02 di tích cấp quốcgia đặc biệt, 116 di tích cấp quốc gia, 413 di tích cấp thành phố, 12 bảo vật quốcgia Mật độ trung bình di tích ở Hải Phòng là 19,9 di tích/km2 Như vậy HảiPhòng là một trong 07 tỉnh, thành phố của cả nước có mật độ di tích cao Các ditích tập trung chủ yếu ở các quận Lê Chân, Ngô Quyền, Hồng Bàng, Hải An;huyện Thủy Nguyên, huyện Vĩnh Bảo, huyện Kiến Thuỵ
Về di sản văn hóa phi vật thể:
Trang 30Trong 499 di sản văn phí vật thể, Hải Phòng có 02 di sản phi vật thể trongdanh sách di sản văn hóa phi vật thể thế giới (Ca Trù, Tín ngưỡng thờ Tam phủcủa người Việt), 09 di sản văn hóa phi vật thể của thành phố được Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Toànthành phố hiện nay có 02 làng nghề cổ truyền thống; 252 lễ hội cổ truyền, trong
đó có một lễ hội cấp quốc gia, 01 lễ hội cấp ngành, 05 lễ hội cấp vùng, 91 lễ hộicấp xã và 156 lễ hội làng
Dưới đây là một số di sản văn hóa nổi bật trong các di sản văn hóa đãđược xếp hạng di tích cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Hải Phòng
2.1.2.1 Danh lam thắng cảnh quần đảo Cát Bà
Di tích phân bố trên địa bàn 06 xã: Gia Luận, Việt Hải, Trân Châu, XuânĐám, Phù Long, Hiền Hào và thị trấn Cát Bà của huyện Cát Hải, thành phố HảiPhòng, gồm 2 hợp phần: Quần đảo Cát Bà và Quần đảo Long Châu
Quần đảo Cát Bà:
Quần đảo Cát Bà được hình thành qua lịch sử phát triển địa chất, manggiá trị nổi bật về sinh thái và là một trung tâm đa dạng sinh học của thế giới, với
3860 loài động, thực vật trên cạn và dưới biển Trong đó, có 130 loài quý hiếm
đã được đưa vào Sách đỏ của Việt nam và thế giới, 76 loài nằm trong danh mụcquý hiếm của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiênnhiên (IUCN), 21 loài đặc hữu Đặc biệt, quần đảo Cát Bà đang là nơi sinhtrưởng duy nhất của loài Voọc Đầu trắng Cát Bà, một loài đặc hữu, trên thế giớihiện chỉ còn 63 cá thể Ngoài ra còn có nhiều loài động, thực vật đã được IUCNxếp hạng ở cấp cực kỳ nguy cấp… Ngoài giá trị về đa dạng sinh học, sinh thái,địa chất, địa mạo, khu dự trữ sinh quyển… trên quần đảo này còn có hệ thốnghang động, đảo đá, bãi cát, di tích lịch sử và khảo cổ
Quần đảo Long Châu:
Nằm cách Cát Bà 15km về phía Đông Nam, Long Châu là đảo lớn nhấttrong số 22 hòn đảo trong Quần đảo Long Châu, với diện tích hơn 1km2 Đảogần như thuần đá và rất hiếm nước ngọt Trên đảo có nhiều rắn độc, như rắnxanh, rắn lục, rắn nâu… Người Pháp đã xây dựng Hải đăng Long Châu trên đảo
Trang 31vào năm 1895 Hải đăng này cùng với Hải đăng Hòn Dấu (Đồ Sơn), Kê Gà(Bình Thuận) là 03 ngọn hải đăng cổ nhất Việt Nam Trên đảo còn có hệ thốngcông trình nhà đèn, gồm: một nhà máy phát điện, đường leo lên tháp đèn dàikhoảng 3km, tháp đèn xây bằng đá xanh, hình trụ tròn Trong thời kỳ chiếntranh chống Mỹ, ngọn hải đăng đã dẫn đường cho các chuyến tàu từ nước ngoàivào viện trợ cho miền Bắc Bác Hồ đã gọi nó là “Mắt ngọc Tổ quốc” Chính vìvậy, ngọn hải đăng này đã bị máy bay Mỹ bắn phá, ném bom tổng cộng 248 lần.
Với những giá trị lịch sử, văn hoá và khoa học đặc biệt của di tích, Thủtướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Danh lam thắng cảnh Quần đảo Cát Bà
là di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013)
2.1.2.2 Khu di tích và đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm
Khu di tích và đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm tọa lạc giữa không gian rộnglớn, quay hướng Đông, phía trước là hồ nước; phía Bắc là triền đê và dòngTuyết giang; phía Đông hướng nhìn ra biển cả bao la; phía Nam là xóm làng;phía Tây với những cánh đồng lúa, thuốc lào xanh ngắt Khu di tích và đền thờNguyễn Bỉnh Khiêm có tổng diện tích 91.500,7m2, bao gồm các hạng mục: Đềnthờ Nguyễn Bỉnh Khiêm; đền thờ Thân phụ, Thân mẫu Nguyễn Bỉnh Khiêm; amBạch Vân; quán Trung Tân; tháp Bút Kình Thiên; mộ phần cụ Nguyễn VănĐịnh; quảng trường, tượng đài
Khu di tích và đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm còn lưu giữ được một số cổvật, có giá trị, niên đại từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, như: bản chúc, bátbửu, long ngai, bài vị, câu đối, đại tự… trong đó đáng chú ý là Bia đá “Từ vũ bikí ” thời Lê Trung Hưng, năm Vĩnh Hựu thứ hai (1736) đã bị mờ khá nhiềuchữ, không đọc được toàn văn, nội dung bia nhắc đến việc dựng lại đền NguyễnBỉnh Khiêm vào năm 1736; Bát hương gốm men vàng nâu (thế kỷ XVIII) Ngoài ra, trong đền còn lưu giữ một tảng đá xanh hình khối chữ nhật, khắc 3chữ Hán “Trường Xuân Kiều”, tương truyền do đích thân Nguyễn Bỉnh Khiêmviết khi khuyến khích nhân dân địa phương xây dựng cầu
Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm còn ẩn chứa giá trị văn hóa phi vật thể đặcsắc, thể hiện vai trò quan trọng của di tích này trong tâm thức, đời sống tinh thần
Trang 32của nhân dân địa phương Lễ hội đền Trạng được tổ chức từ ngày 27 - 29 thángMười Một Âm lịch hàng năm, với những nghi thức như Lễ Mộc dục, Rước văn,Cáo yết và nhiều chương trình văn hoá văn nghệ của các địa phương Ngoài ra,hàng năm, nhân dịp khai giảng năm học mới, thành phố Hải Phòng còn tổ chức
Lễ biểu dương học sinh - sinh viên tiêu biểu xuất sắc, ngay tại đền thờ NguyễnBỉnh Khiêm Đây là nét văn hóa mới, thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo,giáo dục về tấm gương sáng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tạo động lực cho thế hệtrẻ phấn đấu trên bước đường học tập và lập nghiệp
Với những giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích lịch sử Đền thờ Nguyễn BỉnhKhiêm (huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng) được Thủ tướng Chính phủ xếphạng là di tích quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 2367/QĐ-TTg ngày23/12/2015)
2.1.2.3 Di tích lịch sử cách mạng đình Kim Sơn
Di tích lịch sử cách mạng đình Kim Sơn thuộc địa bàn thôn Kim Sơn, xãTân Trào, huyện Kiến Thuỵ, cách trung tâm thành phố Hải Phòng về phía tâynam khoảng 20km Đình Kim Sơn công trình kiến trúc nổi tiếng thời Nguyễn,kiểu chữ 'Đinh' Trước đây, đình Kim Sơn thường hay mở hội lớn thể hiện tínhthượng võ, như vật cầu, chọi gà vào những ngày đầu tháng giêng âm lịch
Di tích lịch sử cách mạng đình Kim Sơn là địa điểm của những cuộc míttinh, biểu tình nổi tiếng kêu gọi quần chúng nổi dậy chống Nhật, đốt phá khothóc chia cho dân nghèo thời kỳ khởi nghĩa Không chỉ thế, di tích lịch sử cáchmạng đình Kim Sơn di tích lịch sử còn được biết đến là biểu tưởng minh chứngcho tình tình thần đấu tranh chông giặc Nhật quật cường của nhân dân ta thểhiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của quân dân ta Đặc biệt, các tổ chức
tự vệ, nhân dân tích cực rào làng, luyện tập chiến đấu, tăng cường canh gác,phòng gian, củng cố căn cứ, đề cao tinh thần cảnh giác chống giặc cứu nước
Di tích lịch sử cách mạng đình Kim Sơn ngày này đã trở thành một trongnhững công trình lịch sử được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấpquốc gia ngày 12/6/1986
2.1.2.4 Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
Trang 33Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là một lễ hội truyền thống của người dân vạn chàitại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng; diễn ra vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm.Theo quan niệm cổ xưa, nếu trâu làng nào thắng trận trong lễ hội; năm ấy cảlàng sẽ gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hoà, mọi người bình yên trong suốthành trình đi biển Đặc biệt, cho dù thắng hay thua, sau khi kết thúc lễ hội, cáctrâu đều được mổ thịt tế lễ trời đất, cầu mùa màng thuận hoà Ngày hội chọi trâukhông chỉ mang lại niềm vui cho mọi người mà còn là một thú chơi nhiều côngphu từ việc chọn trâu, mua trâu, nuôi trâu đến luyện trâu cũng là cả một sự kiêntrì, kỳ công Trâu tham gia hội thi phải được những người có nhiều kinh nghiệmchọn kỹ và chăm nuôi từ cả năm trước.
Năm 2012, lễ hội được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Đây không chỉ là một ngày hội gắn với tục thờ cúng thuỷ thần và tục hiến sinh;
mà còn thể hiện tinh thần thượng võ của người dân miền biển, Hải Phòng
2.1.2.5 Hát Đúm Thuỷ Nguyên
Hát Đúm Thuỷ Nguyên gắn bó với sự hình thành và phát triển dân cư, tậptrung chủ yếu ở vùng nông nghiệp Quê hương của Hát Đúm Hải Phòng là xãPhục Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ (huyện Thuỷ Nguyên), nơi có số lượng bài ca, đề tài,nội dung tư tưởng phong phú, đa dạng Hát Đúm là loại dân ca giao duyên, lúcđầu chỉ là tiếng hát đơn lẻ, sau có sự đối đáp thành những buổi hát ví von, đốiđáp nhau dần dần được gọi là hát ví Khi các cuộc hát ví được đưa vào trong hộichùa Phục Lễ thì được gọi là Hát Đúm Hát Đúm lúc đầu chỉ có hát chào, hátmừng, hát hỏi, hát đố, hát hoạ, hát huê tình và hát ra về, sau này có thêm hátlính, hát thư Hát Đúm chủ yếu diễn ra trong hội làng (từ mùng 4 đến mùng 10tháng Giêng Âm lịch), nội quy đối đáp chặt chẽ, bên nào không đối được làthua
Hát Đúm Thủy Nguyên đáp ứng nhu cầu giải trí và cầu ước một cuộcsống no đủ, hạnh phúc; góp phần định hình bản sắc văn hoá cộng đồng, làm giàuthêm tình yêu quê hương, đất nước Hát Đúm giúp người nghe hiểu được về lịch
sử vẻ vang của dân tộc, về nét đẹp văn hoá, phong tục tập quán vùng đất
Trang 34Với giá trị tiêu biểu, Hát Đúm Thủy Nguyên được Bộ trưởng Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theoQuyết định số 3325/QĐ-BVHTTDL ngày 04/9/2018.
2.1.2.6 Múa rối nước Nhân Hòa
Múa rối là một môn nghệ thuật dân gian lâu đời của Hải Phòng Múa rốinước Nhân Hoà là một loại hình sân khấu rối kết hợp với thiên nhiên và lửapháo Con rối nước Nhân Hoà làm bằng gỗ sơn then, không mặc quấn áo Nơibiểu diễn rối nước thường là hồ ao Ngày nay người ta tạo ra bể nước để có thểdiễn rối nước trong rạp hát
Lịch sử nghệ thuật múa rối nước xã Nhân Hòa luôn gắn liền với sự ra đời,tồn tại và phát triển của nghệ thuật múa rối nước dân tộc, được người dân NhânHòa học hỏi, sáng tạo, giữ gìn và trao truyền qua nhiều thế hệ Trải qua thờigian, đến nay, múa rối nước đã trở thành một sản phẩm văn hóa đặc sắc ở NhânHòa, một bộ phận cấu thành tiêu biểu trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc
Với những giá trị rất nhiều mặt, Múa rối nước Nhân Hòa đã được Bộtrưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký Quyết định số 4584/QĐ-BVHTTDLngày 20/12/2019 công nhận và đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thểquốc gia
2.2 Ưu điểm, hạn chế trong quản lý xã hội đối với di sản văn hóa ở thành phố Hải Phòng hiện nay và nguyên nhân
2.2.1 Ưu điểm và nguyên nhân của ưu điểm trong quản lý xã hội đối với di sản văn hóa ở thành phố Hải Phòng hiện nay
2.2.1.1 Ưu điểm trong quản lý xã hội đối với di sản văn hóa ở thành phố Hải Phòng hiện nay
Thứ nhất, xây dựng, ban hành các văn bản quản lý đối với di sản văn hóa.
Hoạt động quản lý xã hội nói chung và hoạt động quản lý xã hội đối với disản văn hóa nói riêng đều phải được tiến hành dựa trên cơ sở pháp luật, nghiêmtúc chấp hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, những quy định, nghịquyết, thông tư được ban hành từ trung ương tới địa phương, cụ thể:
Trang 35Một là, hoạt động quản lý xã hội đối với di sản văn hóa ở thành phố Hải
Phòng được tiến hành dựa trên cơ sở các chính sách, pháp luật, văn bản quản lýcủa các chủ thể quản lý bao gồm Đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội,
cụ thể như: Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luât Di sản văn hóa ngày 18/6/2009; các Nghi ̣định, Thông tư về chỉđạo, triển khai thực hiện, ̣đẩy manh công tác tuyên truyền, bảo tồn và phát huycác giá tri ̣của di tích trên địa bàn thành phố như Nghi ̣định số 98/2010/NĐ-CPngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luât
Di sản; Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định
về xét tặng danh hiệu “Nghê ̣nhân ưu tú”, “Nghê ̣nhân nhân dân” trong lĩnh vực
di sản văn hóa phi vật thể; Nghi ̣định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 củaChính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảoquản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Nghi ̣định
số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình
tư, thủ tuc lập, phê duyệt, ̣quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tich lịch
sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; và các Thông tư của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch về công tác quản lý di sản văn hóa
Các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch đã tạo hành lang pháp lý đồng bộ để các cấp, các ngành triển khai, thựchiện công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá tri ̣di sản văn hóa dân tộc tớitừng địa phương trên cả nước nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng
Hai là, dựa trên các văn bản quản lý của Đảng, Nhà nước, Đảng ủy, Hội
đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đãban hành các văn bản liên quan đến lĩnh vực quản lý xã hội đối với di sản vănhóa
Để thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội đối với di sản hóa, Hội đồng nhândân thành phố Hải Phòng đã ban hành một số nghị quyết về mục tiêu và kếhoạch phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa như:Nghi ̣quyết số 147/2016/NQ-HĐND ngày 13/2/2016 về việc thông qua Quyhoạch tổng thể phát triển văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Hải Phòng đến