Có nhưvậy, mới có thể ngăn chặn những luồng thông tin xấu, trái chiều, những thôngtin không có lợi cho sự phát triển về mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.Trong thời kỳ phát triển mới
Trang 1MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới toàn diệnđất nước, mà trước hết là đổi mới nền kinh tế Nhờ sự chuyển đổi từ nền kinh
tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh thị trường dưới sự quản lý của Nhànước, định hướng xã hội chủ nghĩa, các lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hộinước ta đã có nhiều khởi sắc Qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đó, diệnmạo của đất nước ta đã có nhiều thành tựu đáng ghi nhận
Sự vận hành theo cơ chế thị trường của nền kinh tế đã thể hiện nhiều ưuđiểm đối với sự phát triển của nền kinh tế của đất nước, đời sống nhân dân cóphần được cải thiện, các hoạt động dịch vụ, xã hội phát triển… Song, nó cũngbộc lộ không ít những hạn chế, từ “mặt trái” cơ chế thị trường Những “mặttrái” đó đã và đang tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực, trong đó có cả hoạtđộng truyền thông mà chủ yếu là lĩnh vực báo chí trong truyền thông
Hiện nay, trong hệ thống báo chí nước ta (có cả báo chí Hà Nội) xuấthiện những tờ báo phát hành chạy theo lợi nhuận kinh tế đơn thuần, có biểuhiện xa rời tôn chỉ mục đích; không coi trọng nhiệm vụ định hướng dư luận
xã hội theo hướng tích cực; Có những báo chưa nhanh nhạy, kịp thời trongphản ánh dư luận nhân dân Một trong những nguyên nhân chủ yếu là một bộphận những người làm báo ở Hà Nội chưa năng động, sáng tạo, tư duy làmbáo chưa nhạy bén, sắc sảo, chưa đáp ứng yêu cầu làm báo trong thời kỳ kinh
tế thị trường; chưa nhận thức đúng đắn về vai trò định hướng dư luận xã hộicủa mình;có biểu hiện chạy theo xu hướng “thương mại hoá”, gây tác độngkhông tốt đối với nhiệm vụ định hướng dư luận xã hội của báo chí nói riêng
và của cả hệ thống truyền thông nói chung Những lý do nêu trên ít nhiều đãảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng định hướng dư luận xã hội
Trang 2Bên cạnh đó, tâm lý và tư duy của công chúng trong cơ chế thị trường
ít nhiều cũng thay đổi, theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực Việc pháttriển đa dạng các loại hình thông tin, phương tiện truyền thông đại chúng giúpcông chúng có thể tiếp cận được thông tin từ nhiều “luồng” và bằng nhiềuphương tiện khác nhau, song việc kiểm soát được tính đúng đắn, chuẩn xáccủa những thông tin đó vô cùng khó khăn Sự bùng nổ mạnh mẽ về thông tintoàn cầu trên hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng trong và ngoàinước đang đặt ra vấn đề với chúng ta là phải có sự chọn lọc thông tin trong
“rừng thông tin ấy” để có sự định hướng dư luận một cách đúng đắn Có nhưvậy, mới có thể ngăn chặn những luồng thông tin xấu, trái chiều, những thôngtin không có lợi cho sự phát triển về mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội
Trong thời kỳ phát triển mới của đất nước ta với sự giao lưu, hội nhậpquốc tế sâu rộng, việc định hướng dư luận xã hội trên hệ thống truyền thôngnói chung và hệ thống báo chí nói riêng là một yêu cầu rất quan trọng, nhất làđối với hệ thống truyền thông của Thủ đô - trung tâm đầu não chính trị, kinh
tế, văn hóa của cả nước
Ngoài ra, sự phát triển của đất nước nói chung và Thủ đô nói riêng đãtạo ra nhiều mối quan hệ và có sự phân hóa rất phức tạp về nhiều mặt Điều
đó, ảnh hưởng không nhỏ tới việc thông tin trên hệ thống truyền thông, đòihỏi phải có sự định hướng rõ ràng
Dư luận xã hội là cơ sở hình thành nên những trào lưu tư tưởng, tâm lý
xã hội, nên nó có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển và phồn vinh của đấtnước Báo chí là một bộ phận quan trọng và cũng là bộ phận chủ yếu của hệthống truyền thông làm nên và có sức tác động tới dư luận xã hội Do vậy,việc nâng cao chất lượng định hướng dư luận xã hội của hệ thống truyềnthông Thủ đô chính là việc nâng cao chất lượng định hướng dư luận của hệthống báo chí của Thủ đô
Trang 3Thủ đô Hà Nội là “trái tim” của cả nước, vì vậy nhiệm vụ định hướng
dư luận xã hội, định hướng suy nghĩ và hành động của công chúng một cáchđúng đắn, kịp thời trên hệ thống truyền thông (mà trực tiếp là hệ thống báochí) của Thủ đô là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng Để làm được điều đótrong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, Hà Nội cần có một hệ thốngtruyền thông nói chung và hệ thống báo chí nói riêng hoàn chỉnh, năng động,phát triển xứng tầm với vị thế của của Thủ đô cả về quy mô, nội dung, hìnhthức; công tác định hướng dư luận xã hội, quản lý báo chí phải luôn đổi mới,sát hợp thực tiễn; đội ngũ những nhà lãnh đạo quản lý, những người làm báocần được nâng tầm cả về bản lĩnh chính trị và trình độ nghiệp vụ chuyên môn
Vấn đề định hướng dư luận trên hệ thống truyền thông Thủ đô, cụ thể
là trên các báo, đài trong điều kiện kinh tế thị trường đã và đang là vấn đề cầnđược nghiên cứu để có những giải pháp đúng đắn, hiệu quả, nhất là trong điềukiện kinh tế thị trường sôi động như hiện nay
2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Từ trước đến nay, có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về dư luận xã hội nóichung; có rất nhiều đề tài, sách nghiên cứu về truyền thông đại chúng Gầnvới đề tài này, có các nghiên cứu: Luận án tiến sĩ “Truyền thông đại chúng vàcông chúng – Trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh” (của nhà nghiên cứuTrần Hữu Quang); đề tài “Truyền thông đại chúng và quản lý văn hóa đô thị”(đề xuất cho trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh) của nhà nghiên cứu LêThanh Bình Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết về các lĩnh vực, liên quan đếnnghiên cứu xã hội học, dư luận xã hội và truyền thông cùng những vấn đề liênquan đến định hướng, quản lý báo chí Có thể điểm một vài ví dụ: “Phụ nữnông thôn với việc hưởng thụ văn hóa qua các phương tiện thông tin đạichúng” (Tác giả: Mai Văn Hải – Tạp chí Xã hội học số 1/1992); bài viết “Tìmhiểu mức độ tiếp cận thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng củangười nông dân châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới” (tác giả: Trương
Trang 4Xuân Trường – Tạp chí xã hội học số 2/2001); Sách “Định hướng hoạt động
và quản lý báo chí trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” Liênquan đến hệ thống truyền thông Thủ đô, có một số đề tài nghiên cứu nhữnggiải pháp phát triển báo chí báo chí Hà Nội đến năm 2010; đề tài “Nâng caophẩm chất, trính trị của cán bộ, phóng viên báo, đài Hà Nội” của Ban tuyêngiáo Thành uỷ Hà Nội Tuy vậy, chưa có một cuốn sách hoặc đề tài nàonghiên cứu riêng về vấn đề định hướng dư luận xã hội trên hệ thống truyềnthông của Hà Nội trong điều kiện kinh tế thị trường Chưa có đề tài nàonghiên cứu tổng hợp và đưa ra giải pháp tương đối đồng bộ để góp phần nângcao chất lượng định hướng dư luận xã hội một cách cụ thể đối với các báo, đài
Hà Nội, mặc dù đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng Do vậy, tác giả luận
văn lựa chọn đề tài “Vấn đề định hướng dư luận xã hội trên hệ thống truyền thông Thủ đô trong cơ chế thị trường” làm đề tài nghiên cứu tốt
3.2 Nhiệm vụ của đề tài
- Làm rõ một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: Truyền thông vàbáo chí; Vì báo chí giữ vai trò chủ lực trong việc định hướng dư luận xã hộitrong hệ thống truyền thông, do vậy luận văn làm rõ về vai trò định hướng dưluận xã hội của báo chí, mối quan hệ giữa báo chí và dư luận xã hội; Nhữngvấn đề mang tính lý luận về dư luận xã hội; Cơ chế thị trường và tác động của
nó tới báo chí báo chí nói riêng, hệ thống truyền thông nói chung
Trang 5- Đánh giá thực trạng định hướng dư luận xã hội trên hệ thống truyềnthông, trực tiếp là thông qua các báo, đài phát thanh, truyền hình và bản tincủa Hà Nội trong thời gian 5 năm gần đây (từ 2004 – quý III/2008).
- Đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng định hướng dưluận xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường của hệ thống truyền thông Thủđô
- Tổ chức điều tra công chúng (điều tra 500 phiếu), đánh giá của côngchúng về những báo, đài, bản tin được khảo sát và nhu cầu của công chúnghiện nay là gì, tìm hiểu những kiến nghị của công chúng đối với báo chí
- Tổng hợp và phân tích phiếu điều tra công chúng để phản ánh đúngthực trạng tuyên truyền
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN: 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu định hướng dư luận xã hội trên hệ thống truyềnthông của Thủ đô, cụ thể là trên sóng phát thanh, truyền hình Hà Nội; báo HàNội mới hàng ngày; báo Hà Nội mới điện tử
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống truyền thông của Thủ đô bao gồm nhiều loại hình: báo chí,băng rôn, khẩu hiệu, áp phích… Song, báo chí (cụ thể là các báo, đài phátthanh, truyền hình, báo điện tử) là một trong những phương tiện truyền thôngđại chúng là một kênh của truyền thông quan trọng và có hiệu quả nhất trongviệc hình thành và định hướng dư luận xã hội trong quá trình truyền thông
Hệ thống báo chí Hà Nội hiện nay bao gồm 12 báo viết của các ban,ngành đoàn thể của Hà Nội; một đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội; 4 báođiện tử của báo Hà Nội mới, Kinh tế đô thị, An ninh Thủ đô, đài Phát thanh -Truyền hình Hà Nội; 14 bản tin của các sở, ngành, đoàn thể Song, trongphạm vi một luận văn Thạc sĩ, đề tài lựa chỉ chọn nghiên cứu kênh thông tin
Trang 6báo chí trong hệ thống truyền thông của Hà Nội; nghiên cứu đại diện mỗi loạihình báo chí 1 ấn phẩm, cụ thể như sau: sóng phát thanh, truyền hình của ĐàiPhát thanh – Truyền hình Hà Nội là đại diện báo hình và báo nói; Báo Hà Nộimới là đại diện báo in; báo Hà Nội mới điện tử là đại diện báo điện tử nốimạng internet.
Có sự lựa chọn như vậy là do Thành phố Hà Nội chỉ có 1 đài Phátthanh và Truyền hình; đối với hệ thống báo in và báo điện tử thì báo HNM làbáo lớn nhất của Thành phố, có số lượng phát hành lớn nhất trong hệ thốngbáo chí của Hà Nội; HNM điện tử là báo điện tử đầu tiên của Hà Nội và có sốlượng truy cập lớn nhất Những báo, đài nêu trên có vai trò, vị trí rất quantrọng trong việc định hướng dư luận xã hội và đồng thời được Thành uỷ HàNội quan tâm chỉ đạo, định hướng rất sát sao
Luận văn nghiên cứu chất lượng các tác phẩm, chất lượng thông tin củacác báo, đài nêu trên Riêng đối với đài PT-TH HN thì nghiên cứu chất lượngđịnh hướng dư luận của nội dung các chương trình phát thanh, truyền hình.Tuy nhiên, không đi sâu phân tích từng thể loại tin, bài cụ thể, mà tổng hợp,khái quát, đánh giá trên cơ sở tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau
Thời gian nghiên cứu các báo HNM hàng ngày, HNM điện tử, đài phátthanh, truyền hình Hà Nội: 5 năm, từ năm 2004 đến quý III/2008
Về phía công chúng: đề tài nghiên cứu đánh giá tác động định hướng
dư luận xã hội, cũng như nhu cầu, xu hướng của công chúng về các báo, đàinêu trên trong kinh tế thị trường
Nghiên cứu về đội ngũ những người làm báo Hà Nội; đội ngũ cán bộlãnh đạo các cơ quan báo chí; các cơ quan quản lý báo chí là những nhân tốtrực tiếp tổ chức, thực hiện nhiệm vụ định hướng dư luận xã hội
5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN:
Trang 75.1 Cơ sở lý luận
Tác giả dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, các quan điểm, nghị quyết của Đảng về báo chí, truyền thông,
về dư luận xã hội và kinh tế thị trường để làm cơ sở lý luận thực hiện nghiêncứu luận văn Đồng thời, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tácgiả đi trước làm cơ sở lý luận cho công trình nghiên cứu của mình
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp có tổng hợp, hệ thống hoá tài liệu
có liên quan; quan sát trực tiếp; sưu tầm; thống kê; phân tích nội dung và hìnhthức tuyên truyền của các báo, đài Để thu thập đa dạng các thông tin, tác giảtiến hành nhiều bước: phỏng vấn, gặp gỡ các chuyên gia làm công tác quản lýbáo chí, phỏng vấn lãnh đạo các cơ quan báo chí (Tổng biên tập hoặc phótổng biên tập) để tìm hiểu sâu sắc những vấn đề liên quan đề tài
Tác giả dành nhiều thời gian thu thập tài liệu, dữ liệu, báo cáo, nhữngvấn đề liên quan đề tài; tổ chức lập bảng điều tra xã hội học; từ đó tổng hợp,phân tích, đánh giá chất lượng định hướng dư luận xã hội của các báo, đài HàNội; Thông qua việc tổng hợp, đánh giá khái quát 1 báo viết, 1 báo điện tử và
1 Đài truyền hình, nhằm đưa ra những nhận định chung và giải pháp chungcho báo chí Hà Nội đối với việc nâng cao chất lượng định hướng dư luận xãhội trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay
6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN:
6.1 Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm bản chất của định hướng dư
luận xã hội và vai trò của định hướng dư luận xã hội thông qua hệ thốngtruyền thông đối với sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đôtrong điều kiện kinh tế thị trường
Trang 8- Góp phần làm rõ thêm những vấn đề đang đặt ra với định hướng dưluận xã hội qua hệ thống truyền thông Hà Nội, thuộc về chủ thể truyền thông,đối tượng truyền thông và bản thân dư luận xã hội cần được giải quyết trongquá trình phát triển kinh tế xã hội trong cơ chế thị trường.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệuquả định hướng dư luận xã hội trên hệ thống truyền thông, báo chí được tốthơn, nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường hiện nay
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảngdạy, học tập về chủ đề định hướng dư luận xã hội trên báo chí trong cáctrường đào tạo và các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí
7 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
* Luận văn gồm:
- PHẦN MỞ ĐẦU
- PHẦN NỘI DUNG: gồm 3 chương
* Chương I: DƯ LUẬN XÃ HỘI - TRUYỀN THÔNG VÀ VAI TRÒ
ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN XÃ HỘI TRÊN HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNGTRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
* Chương II: THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN XÃ HỘI
TRÊN HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG THỦ ĐÔ TỪ NĂM 2004 – 8/2008
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
* Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN XÃ HỘI TRÊN HỆ THỐNGTRUYỀN THÔNG THỦ ĐÔ TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
- PHẦN KẾT LUẬN
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9- PHỤ LỤC
Trang 10CHƯƠNG 1
DƯ LUẬN XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THÔNG - VAI TRÒ ĐỊNH HƯỚNG
DƯ LUẬN XÃ HỘI TRÊN HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG TRONG CƠ
CHẾ THỊ TRƯỜNG 1.1 DƯ LUẬN XÃ HỘI
1.1.1 Dư luận xã hội, các bước hình thành và chức năng cơ bản của
dư luận xã hội
1.1.1.1 Khái niệm
DLXH là sự phản ánh tâm trạng của xã hội, phản ánh sự đánh giá củacác nhóm xã hội lớn (của nhân dân nói chung) về những vấn đề cụ thể, về cáchiện tượng đại diện cho lợi ích xã hội cấp bách trên cơ sở các quan hệ xã hộiđang tồn tại Cơ sở quan tâm là lợi ích xã hội, đây là những lợi ích cấp bách,cần ngay Trong phản ánh DLXH có tính chất đánh giá tốt - xấu, nên – khôngnên Tính chất của dư luận xã hội phụ thuộc vào tính chất của các sự kiện, vấn
đề, những quan điểm, hành động của các nhân vật trong trường hợp thông tinphản ánh đúng đắn, chính xác
Quan niệm trên cho thấy sự phản ánh thực tế trong DLXH trước hết làthái độ phán xét, ý kiến đánh giá của quần chúng nhân dân đối với các sự kiện
và vấn đề thời sự mà họ quan tâm Hay nói cách khác, DLXH có tính chấtđánh giá các hiện tượng xã hội để xác định hành vi ứng xử của con người.Tính đặc thù của DLXH thể hiện ở chỗ: nó không chỉ thuần tuý tinh thần mà
nó là cấu trúc tinh thần - thực tế Tính đặc thù này chỉ ra mức độ xem xét sựthể hiện của DLXH và DLXH được xem là một hiện tượng tâm lý xã hội
DLXH là một trạng thái tinh thần thực tế, có thể được biểu hiện đầy đủ
ở thái độ, lời nói và đỉnh cao là hành vi
Tất cả những vấn đề đó được đặt trong quan hệ xã hội đang tồn tại.Nghĩa là khi quan hệ xã hội thay đổi, DLXH thay đổi theo, về mặt triết học,
Trang 11nó là tinh thần của xã hội Đây không phải là ý kiến của một ngưòi, một vàingười, mà là các nhóm lớn, tập đoàn xã hội DLXH bao giờ cũng phản ánh lợiích, nếu không có lợi ích không thành dư luận DLXH dựa trên các quan hệ
xã hội đang tồn tại Bởi vậy, DLXH
Khách thể của DLXH có thể là những sự kiện hết sức khác nhau trongđời sống xã hội và lợi ích chung được xem là tiêu chuẩn hàng đầu để xác địnhkhách thể của DLXH Còn chủ thể của DLXH là toàn thể xã hội nói chung, làquần chúng nhân dân, là các tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể xã hội Lậptrường giai cấp được xem là cơ sở để xác định chủ thể của DLXH
+ Bước thứ ba, các ý kiến khác nhau được thống nhất lại trên nhữngquan điểm cơ bản để hình thành sự đánh giá chung về các hiện tượng, các quátrình xã hội, những đánh giá này thoả mãn được sự nhận định của đa số cộngđồng người
+ Bước thứ tư, từ việc đánh giá dẫn đến sự phán xét về hành động vàrút ra những kiến nghị trong hoạt động thực tiễn
Sự hình thành dư luận xã hội diễn ra liên tục và chứa đầy các yếu tố tựphát, nhưng đây là một quá trình có quy luật Lợi ích xã hội là nhân tố chiphối sâu sắc đến sự hình thành DLXH Lợi ích cá nhân thường rất nhạy béntrong sự hành thành ý kiến cá nhân Ý kiến của nhóm được coi là đơn vị đầutiên tạo nên “chất” của DLXH Con đường vận động từ ý kiến cá nhân qua ýkiến nhóm, để tạo thành DLXH là một quá trình biện chứng Sự phát triển của
Trang 12các “tầng” ý kiến quy định cường độ của DLXH về một hiện tượng xã hội nào
đó Mặc dù sự phát triển của DLXH được xác định bởi các quy luật kháchquan, song trong một xã hội phát triển có định hướng, thì quá trình hình thànhDLXH theo con đường tự phát, tất yếu cần đến sự điều khiển của hoạt độngquản lý và tổ chức xã hội
Để hoạt động này đạt được hiệu quả, cần thường xuyên quan tâm tới lợiích của các tầng lớp nhân dân, các nhóm xã hội Việc khắc phục những khácbiệt, trước hết là những khác biệt về lợi ích kinh tế, nhằm hướng tới mục tiêuchung, vì sự tiến bộ chung của xã hội, sẽ làm cho hoạt động định hướngDLXH đạt hiệu quả Việc định hướng DLXH được hình thành thuận lợi khi
có sự nhất quán trong chủ trương, chính sách với quá trình tổ chức và chỉ đạothực hiện Nếu chủ trương chính sách được về xuất và các hành vi quản lýdiễn ra theo kiểu “nói một đường, làm một nẻo” thì hoạt động định hướng củaDLXH sẽ mất tác dụng
1.1.1.3 DLXH có các chức năng cơ bản sau
+ Chức năng phản ánh: là sự phản ánh về các vấn đề nóng bỏng hoặc
có liên quan trực tiếp tới lợi ích xã hội Thông qua sự phản ánh này, các cơquan quản lý, cơ quan chức năng nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhândân và có hướng giải quyết Từ đó, có thể điều hoà các quan hệ xã hội, khônglàm cho lợi ích nghiêng về nhóm nào
+ Chức năng kiểm soát xã hội: Việc kiểm soát xã hội trong DLXH diễn
ra cả ở kênh chính thức và không chính thức DLXH là độc giả, khán thínhgiả, thường thể hiện quan điểm, thái độ, lập trường về những vấn đề mà họquan tâm Đây là biểu hiện giám sát rất tích cực, thể hiện sự dân chủ “Dânbiết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, từ đó tạo nên hiệu quả truyền thông
+ Chức năng giáo dục: Ví như việc lấy khuôn mẫu chung, chuẩn mựcchung của xã hội để giáo dục Bằng những nhận xét đánh giá khen chê,
Trang 13khuyên bảo của cộng đồng, DLXH tác động mạnh đến ý thức và hành vi củacon người, nhất là đối với thế hệ trẻ.
+ Chức năng tư vấn hoặc lời khuyên: Trước những vấn đề lớn của đấtnước, DLXH có thể đưa ra những lời khuyên sáng suốt Ngày nay, rất nhiềuquốc gia trên thế giới đã tiến hành các cuộc thăm dò dư luận trước khi quyếtđịnh những vấn đề quan trọng Sự ủng hộ hay phản đối của công chúng là yếu
tố then chốt cho sự thành công hay thất bại của một chính sách nhất định Các
ý kiến phản ánh của DLXH giúp cho các cơ quan quản lý có được những chủtrương, chính sách phù hợp với thực tế, phù hợp với lợi ích của nhân dân.Như việc góp ý vào các dự thảo, trước khi ban hành các chủ trương, chínhsách lớn của Đảng và Nhà nước Dư luận báo chí không chỉ bày tỏ sự khen,chê, mà còn đưa ra những giải pháp thiết thực
+ Chức năng giải toả tâm lý: Sự bày tỏ ý kiến, nỗi bất bình của mỗi conngười với cộng đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc giải toả tâm lý
1.1.2 Vấn đề nghiên cứu ý kiến công chúng
1.1.2.1 Công chúng và ý kiến công chúng
Trong Đại từ điển tiếng Việt (Nxb Văn hoá-Thông tin, 1999) địnhnghĩa: “Công chúng là đông đảo người xem hoặc người chứng kiến việc gì,trong quan hệ với người diễn thuyết, tác giả, diễn viên ” Như vậy, côngchúng là số đông người, cùng quan tâm tiếp nhận thông tin từ một sự việc, sựkiện hay một đối tượng nào đó trong một khoảng không gian chung Chẳnghạn: công chúng của báo chí, công chúng của điện ảnh, công chúng của sânkhấu
Công chúng là khái niệm được đề cập nhiều trong các sách, báo và cáccông trình nghiên cứu khoa học về truyền thông “Công chúng là quần thể cưdân mà cơ quan báo chí hướng vào để tác động (và trực tiếp hay gián tiếpchịu sự tác động của báo chí), nhằm lôi kéo, thu phục họ vào phạm vi ảnh
Trang 14hưởng của mình Công chúng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt độngbáo chí” Sản phẩm của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng được pháthành định kỳ, liên tục và rộng khắp cả về thời gian và không gian Do đó,công chúng của báo chí cũng rộng lớn nếu không nói là đại đa số trong xã hội.
Còn “ý kiến” cũng trong từ điển tiếng Việt giải thích “ý kiến: suy nghĩ
và nhận định về một việc gì” Công chúng được tập hợp từ những cá nhân
trong xã hội, ý kiến công chúng chính là biểu thị thái độ, phán xét, đánh giácủa một cộng đồng trước các sự việc, hiện tượng mà họ quan tâm Về bảnchất, ý kiến công chúng chính là dư luận xã hội (hay còn gọi là công luận).Tuy nhiên, theo nghĩa riêng thì ý kiến và dư luận có sự khác nhau Dư luậnbiểu hiện ra thành lời, còn ý kiến không nhất thiết biểu hiện bằng lời mà ởdưới dạng chính kiến, quan điểm
DLXH không phải ý kiến của một người, mà là ý kiến của số đôngngười, nó cũng không phải là tổng cộng các ý kiến phán xét đánh giá của các
cá nhân, mà là sự phán xét, đánh giá chung của đại đa số trong cộng đồng Ởnhiều trường hợp, ý kiến cá nhân trở thành DLXH rộng rãi khi nó thể hiệnmối quan tâm chung, sự đánh giá chung của toàn xã hội về một vấn đề, hiệntượng nào đó
Ý kiến của con người thường phản ánh thái độ của họ đối với một vấn
đề nào đó Tuy nhiên có những trường hợp ý kiến và thái độ không đồng nhất,
họ giấu giếm thái độ đích cực của mình, bộc lộ ý kiến trái ngược hẳn “ý kiến thường phức tạp và có thể phân biệt ở nó các biến số khác nhau Các biến số thường xuyên nhất là khuynh hướng, cường độ, bề rộng, chiều sâu”.
Khuynh hướng thể hiện sự tán thành hay phản đối, cường độ là sứcmạnh một ý kiến có được Bề rộng thể hiện phạm vi phổ biến của ý kiến.Chiều sâu ý kiến thể hiện mức độ vững chắc của nó trong hệ thống các giá trịcủa cá nhân Những ý kiến có chiều sâu thường khó thay đổi khuynh hướng,
Trang 15ngược lại những ý kiến không có chiều sâu, dù được thể hiện mạnh mẽ vẫn dễdàng chuyển sang khuynh hướng trái ngược.
1.1.2.2 Nghiên cứu ý kiến công chúng
Nghiên cứu ý kiến công chúng là vận dụng trí tuệ để khai thác các giátrị của ý kiến công chúng vào một mục đích nhất định Trong xã hội bùng nổthông tin, công chúng tiếp cận với nhiều nguồn thông tin bằng nhiều cáchkhác nhau, đó là cơ sở để nâng cao nền tri thức cho mỗi người, nhưng cũngtạo ra các luồng ý kiến đa dạng, phong phú trong xã hội Trên thế giới, cácnước phát triển đã chú ý nghiên cứu ý kiến công chúng rất sớm Ở Mỹ, nhữngcuộc nghiên cứu công luận đầu tiên có nguồn gốc từ những cuộc thăm dò bầu
cử của báo chí vào năm 1824, sau đó nó trở thành phổ biến Năm 1914, Trungtâm Quốc gia nghiên cứu công luận của Mỹ đã được thành lập Năm 1936 tờDigest đã gửi qua bưu điện hơn 10 triệu lá phiếu thăm dò trong cuộc bầu cửtổng thống Họ đã thu về được hơn 2 triệu phiếu để thống kê, phân tích,những kết quả dự đoán sai Các nhà nghiên cứu đã phân tích nguyên nhân thấtbại là do 10 triệu lá phiếu chỉ gửi đến những người đại diện của những ngườinghèo và ít học Ngoài ra, những người không nhận được và không gửi lại các
lá phiếu thì không được tính đến trong mẫu chung Qua thất bại trên đây chothấy, nghiên cứu ý kiến công chúng là một công việc đòi hỏi tính khoa học tỉ
mỉ Chưa hẳn những cuộc điều tra, nghiên cứu quy mô lớn đã cho kết quảchính xác
Ngày nay, việc nghiên cứu ý kiến công chúng được ứng dụng vàonhiều lĩnh vực Ở nước ta với phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dânkiểm tra, là quan điểm của Đảng, thể hiện sự tôn trọng ý kiến nhân dân Nhândân được góp ý vào những văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước, đượcbàn luận những chính sách xã hội có liên quan trực tiếp tới đời sống củamình Đối với lĩnh vực truyền thông, tuỳ từng loại hình, ứng dụng các nghiêncứu ý kiến công chúng với các mục đích khác nhau Chẳng hạn những người
Trang 16quản lý báo chí thì kết quả của nghiên cứu là cơ sở để đánh giá hiệu quả của
tờ báo, chương trình phát thanh, truyền hình Với những nhà quảng cáo, kếtquả nghiên cứu là cơ sở để quyết định đưa quảng cáo vào chương trình nào
Công cụ nghiên cứu ý kiến công chúng chủ yếu là mẫu điều tra, cáccuộc phỏng vấn, một bản câu hỏi điều tra và các trang thiết bị cần thiết đểthống kê Ngày nay trong các cuộc điều tra, phiếu câu hỏi ngày càng phức tạp
do các nhà nghiên cứu chuyển từ câu hỏi đơn giản kiểu trưng cầu ý kiến sangdùng các phiếu câu hỏi để đo đạc tất cả các tham số của công luận Ngoài ra,còn nhiều phương pháp nghiên cứu ý kiến công chúng như thông qua mạnglưới cộng tác viên, phương pháp quan sát, phỏng vấn, phương pháp phân tíchnội dung
1.2 TRUYỀN THÔNG VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI DƯ LUẬN XÃ HỘI
1.2.1 Truyền thông – quá trình truyền thông
1.2.1.1 Khái niệm chung về truyền thông
Theo từ điển tiếng Anh, từ truyền thông có nghĩa “Communication”, là
sự truyền đạt, thông tin, thông báo, giao tiếp, trao đổi, liên lạc, giao thông…Thuật ngữ truyền thông có nguồn gốc từ tiếng Latin: “commune”, có nghĩa làchung hay cộng đồng Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, con đường,phương tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau, giữa cá nhân với cá nhân, cánhân với cộng đồng, xã hội Nhờ truyền thông giao tiếp mà con người tựnhiêm trở thành con người xã hội
Truyền thông là một hoạt động gắn liền với lịch sử phát triển của loàingười Đó là điều kiện để tạo nên những mối quan hệ xã hội giữa người vớingười Thiếu truyền thông, giao tiếp, con người và xã hội loài người khó hìnhthành và phát triển
Trang 17Tùy theo những góc độ tìm hiểu và nghiên cứu khác nhau, có rất nhiềukhái niệm khác nhau về “truyền thông” Chẳng hạn như Frank Dance năm
1970 trong công trình nghiên cứu của mình về “khái niệm cơ bản về truyềnthông” đã nêu ra 15 định nghĩa truyền thông của các tác giả trên nhiều góc độkhác nhau Ngoài những quan niệm của Frank Dance, còn có nhiều quan niệmkhác về truyền thông, chẳng hạn như: Truyền thông là quá trình truyền thôngtin giữa các cá nhân với nhau Cũng có quan niệm cho rằng Truyền thông làquá trình trong đó một cá nhân (người truyền tin) truyền những thông điệp với
tư cách là những tác nhân kích thích (thường là những ký hiệu ngôn ngữ) đểsửa đổi hành vi của những cá nhân khác (chính là những người nhận tin)
Truyền thông xảy ra khi người A truyền thông điệp B qua kênh C đếnngười D với hiệu quả E Đó là quá trình trao đổi thông điệp giữa các thànhviên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt sự hiểu biết lẫn nhau…
Từ những định nghĩa trên, cho thấy tính phức tạp, tính đa dạng củatruyền thông Khái niệm truyền thông bao hàm một ý nghĩa hết sức rộng lớn.Truyền thông là sự cố gắng tạo lập ra sự hiểu biết chung của con người, vớimục đích làm thay đổi nhận thức và hành vi Truyền thông khác với thuật ngữ
“Các phương tiện truyền thông đại chúng” (Mass Media hay MassCommubication), bao gồm: Sách, báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, phimtài liệu, Internet… Các phương tiện truyền thông đại chúng là một kênh củatruyền thông Đó là kênh quan trọng và có hiệu quả nhất của quá trình truyềnthông
Giáo trình “Cơ sở lý luận báo chí - truyền thông” đã đưa ra một khái
niệm chung về truyền thông như sau: “Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức”.
Định nghĩa trên cho thấy truyền thông là một quá trình, nó không phải
là một việc làm nhất thời hay xảy ra trong một khuôn khổ thời gian hẹp Quá
Trang 18trình này mang tính liên tục, vì nó không kết thúc ngay sau khi chuyển tải nộidung cần thiết, mà còn tiếp diễn sau đó Đó là quá trình trao đổi giữa cả bêncho và bên nhận.
Từ khái niệm trên còn cho thấy truyền thông phải dẫn đến sự hiểu biếtlẫn nhau, yếu tố này cực kỳ quan trọng đối với mục đích và hiệu quả củatruyền thông Truyền thông phải đem lại sự thay đổi trong nhận thức và hành
vi, nếu không mỗi việc làm sẽ trở nên vô nghĩa
1.2.1.2 Khái niệm truyền thông dưới góc độ xã hội học
Dưới góc độ nghiên cứu xã hội học, có thể hiểu truyền thông đại chúng
là toàn bộ những phương tiện của các thiết chế xã hội, nhằm đảm bảo phổbiến thông tin trên quy mô đại chúng, được thực hiện bằng các hoạt động phátthanh, truyền hình, hệ thống in ấn và phát hành sách, báo tới những nhómcông chúng lớn
Truyền thông tồn tại từ khi có con người, nhưng chỉ gần đây mới đượcnghiên cứu về mặt khoa học Lý luận thông tin đóng vai trò quan trọng trongnghiên cứu truyền thông Truyền thông được nghiên cứu theo lý luận ngônngữ học tâm lý, việc hiểu ngôn ngữ gắn liền với cơ chế tri giác Xã hội họcquan tâm tới tác động của cấu trúc xã hội, quan hệ xã hội trong quá trìnhtruyền đạt, tiếp nhận thông tin
Xã hội học quan niệm truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội,gồm 3 yếu tố: Đại chúng là các tầng lớp công chúng, là những người nhậnthông tin từ các phương tiện của truyền thông đại chúng; Các nhà truyềnthông và hoạt động truyền thông; các phương tiện truyền thông đại chúngđược phân tích như một thiết chế xã hội Thông qua quá trình truyền thông,nhằm chuyển tải thông tin
Sự phát triển của xã hội học cho thấy, ngay từ đầu, hiện tượng truyềnthông đã ở vị trí trung tâm Nó được xem là khái niệm cơ bản của xã hội học
Trang 19Người ta nhận rõ ý nghĩa quan trọng của truyền thông đối với quá trình xã hộihóa con người cũng như việc hình thành và phát triển các cộng đồng người.
Khái niệm truyền thông được sử dụng ở nhiều lĩnh vực Theo nghĩarộng nhất, nó là sự tạo ra mối liên hệ giữa các đối tượng có thể mang bản chất
sự sống hay không Khái niệm này không chỉ ứng dụng cho các quy trình hóahọc, các trường lực vật lý, các quá trình tâm lý mà còn cho các phương thứchành vi trong xã hội
1.2.1.3 Yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông
Trong quá trình truyền thông, có các yếu tố cơ bản sau: Nguồn thôngtin; Thông điệp; Mạch truyền (Kênh); Người tiếp nhận
Nguồn (Source), hay còn gọi là người gửi thông tin, đây là yếu tố khởinguồn của một quá trình truyền thông Đó là một cá nhan nói, viết, vẽ, haylàm động tác Yếu tố khởi xướng có thể là một nhóm người, một tổ chứctruyền thông như các cơ quan báo chí
Thông điệp (Message), là yếu tố thứ hai của quá trình truyền thông.Thông điệp có thể bằng tín hiệu, ký hiệu, mã số, bằng văn bản, sóng trênkhông trung… hoặc bằng bất cứ tín hiệu nào mà người ta có thể hiểu được,trình bày ra một cách có ý nghĩa Điều quan trọng là ngôn ngữ phải được diễn
tả bằng thứ ngôn ngữ mà người cung cấp và người tiếp nhận đều hiểu được
Có thể là ngôn ngữ giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, ngôn ngữ kỹ thuậttrọng khoa học kỹ thuật, hay ngôn ngữ văn học nghệ thuật…
Mạch truyền, hay còn gọi là Kênh là yếu tố thứ 3 cấu thành quá trìnhtruyền thông Thông qua Mạch truyền, làm cho người ta nhận biết thông điệpbằng các giác quan Mạch truyền là cách thể hiện thông điệp để con người cóthể nhìn thấy, hoặc nghe thấy thông qua các thể loại hình ảnh, trực quan, quacác phương tiện nghe, nhìn, đọc; Hoặc những dụng cụ khác như: sờ, nếm,ngửi…
Trang 20Người tiếp nhận, hay còn gọi là nơi tiếp nhận là yếu tố thứ tư củatruyền thông Đó là những người nghe, người xem, người giải mã, người giaotiếp Đối tượng tiếp nhận có thể là một người, một nhóm người, một đámđông thành viên của một tổ chức hay của đông đảo công chúng.
Quá trình truyền thông còn có những yếu tố khác, đó là yếu tố “phảnhồi” (Feedback); yếu tố “Nhiễu” do vật lý hay do khách quan
1.2.1.4 Quá trình truyền thông
Nghiên cứu về quá trình truyền thông, có thể chia thành hai giai đoạnnhư sau: Quá trình A - Nguồn (source) có thể là một người, một tổ chức, một
cơ quan chuyển một thông điệp cho đối tượng trong đó chứa đựng nhữngthông tin mã hoá (encode) là tìm tòi một hệ thống tín hiệu ngôn ngữ học nào
đó diễn đạt nội dung thông điệp Thông điệp (message) là những thông tinthực sự được chuyển theo một mạch truyền (chanel) này hay kênh khác đếnđối tượng
Quá trình B: Giải mã (decode), là quá trình từng cá nhân bằng conđường riêng của mình làm rõ ràng, rành mạch thông điệp được chuyển đến.Mỗi thông điệp chuyển đến có thể được chấp nhận và hiểu biết theo nhiềucách khác nhau, tuỳ thuộc vào kiến thức, thái độ của người tiếp nhận và cũngtuỳ thuộc vào người cung cấp và nội dung thông điệp
Nơi nhận (destination), người nhận (receiver) là điểm cuối cùng giải
mã thông điệp, có quá trình và sự tích luỹ của người tiếp nhận
Phản hồi (feeback) là dòng chảy thông tin mà những bước đi từ thôngtin gốc đến nơi tiếp nhận và ngược lại Nhưng nó chỉ được thực hiện với điềukiện người tiếp nhận giải mã được thông tin và người cung cấo thông tin cónhững thông tin thích hợp với hiện tại Phản hỏi là khoá cạnh quan trọng nhấtcủa quá trình truyền thông, là công cụ cho phép nối hau đường truyền thônglại với nhau Nó không còn tồn tại hoặc bị cản trở khi một trong hai bộ phận
Trang 21truyền thông bị vô hiệu quá hoặc với sự chống lại của bộ phận tiếp nhận Mộthạn chế của truyền thông là có thể xảy ra hiện tượng không phản hồi.
Yếu tố “phản hồi” là sự tác động ngược trở lại từ nơi tiếp nhận, cụ thểkhi công chúng khi tiếp nhận thông tin trong quá trình truyền thông Đâychính là vấn đề mà đề tài đang tập trung nghiên cứu, bởi dư luận xã hội chính
là phản hồi của công chúng trong quá trình truyền thông Muốn định hướngđược dư luận xã hội thì phải nghiên cứu những phản hồi của công chúng, từ
đó nắm bắt, phân tích và mới đưa ra được những giải pháp định hướng đúngđắn, phù hợp và thực tế Hiểu biết được đối tượng truyền thông là một yếu tốhết sức quan trọng để tạo nên hiệu quả trong quá trình truyền thông Đốitượng của truyền thông chính là con người Mỗi người có thể trả lời, đáp ứngthông điệp của người khởi xướng tuỳ theo xu hướng, thái độ, trình độ họcvấn, địa vị xã hội của riêng họ Vì vậy, biết đối tượng không phải là đơn giản
Nó đòi hỏi người truyền thông phải đi sâu vào bản chất, nhu cầu, nghiên cứu
kỹ đối tượng dùng chính ngay ngôn ngữ của đối tượng để làm giảm bớtnhững “rào cản” đến mức thấp nhất
Quá trình truyền thông là quá trình trao đổi thông tin hai chiều, đây làmột chu trình khép kín Quá trình truyền thông giữa con người bao giờ cũngdiễn ra trong môi trường xã hội, xác định rõ giữa những người khởi xướng vàngười tiếp nhận Để truyền thông đạt hiệu quả, kinh nghiệm của người khởixướng và người tiếp nhận có giá trị đặc biệt khi tiến hành Thông điệp muốntruyền thông phải qua các bước mã hoá, truyền đi tiếp nhận và giải mã Mỗithông điệp chuyển từ người khởi xướng đến người tiếp nhận thường giảm độchính xác và cường độ, nên phải tìm cách tăng thêm sức mạnh cho thôngđiệp Mỗi thông điệp được người tiếp nhận nghiên cứu và chỉ biết được sứcmạnh, hiệu quả của nó khi người tiếp nhận có thông tin phản hồi
1.2.1.5 Phân biệt truyền thông đại chúng và thông tin đại chúng
Trang 22Truyền thông đại chúng là thuật ngữ chỉ quá trình truyền đạt thông tin:tri thức, tin tức, giá trị tinh thần, những chuẩn mực đạo đức pháp lý một cáchrộng rãi Quá trình truyền thông chủ yếu thông qua các phương tiện truyềnthông đại chúng như: Báo chí, truyền hình, điện ảnh, phát thanh, sách, quảngcáo, Internet, băng đĩa hình, âm thanh v.v
Như vậy, truyền thông đại chúng bao gồm cả thông tin đại chúng;thông tin đại chúng là nòng cốt, là lực lượng chủ yếu của truyền thông.Truyền thông là một dạng căn bản của hành vi con người trong xã hội “Đó là
cơ chế để các liên hệ của con người tồn tại và phát triển”
Ngày nay, các phương tiện truyền thông đại chúng có vai trò hết sức tolớn trong đời sống xã hội, nó tham gia ngày càng tích cực vào hoạt động tổchức, quản lý xã hội
1.2.1.6 Các phương tiện truyền thông đại chúng
Phương tiện truyền thông đại chúng là phương thức chuyển tải thôngtin tới công chúng, bao gồm:
- Sách: là loại hình sản phẩm truyền thông đại chúng không định kỳ,
được chế tác bằng in ấn và nhằm chuyển tải tri thức của con người Có cácloại sách: Sách chuyên biệt, sách tra cứu, sách chuyên khảo, sách giáo khoa,sách thương mại, sách tôn giáo…
- Các ấn phẩm báo: Là những ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung
thông tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội Có cáchình thức báo ngày (nhật báo), báo tuần, nguyệt san, bán nguyệt san, mộttháng và hai – ba tháng Tính thời sự trong nội dung thông tin của các ấnphẩm này được hiểu là sự phản ánh nhanh những sự kiện trong xã hội và thiênnhiên, đây cũng là những vấn đề, sự kiện được cả xã hội quan tâm Sản phẩmbáo chí được phát hành rộng rãi, song đối với từng loại hình báo, tạp chí đều
có một đối tượng xác định Do những đặc điểm đặc của mình, báo chí là
Trang 23phương tiện truyền thông nhanh và hiệu quả nhất Trong những năm gần đây,với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, báo điện tử (internet) đãxuất hiện ở Việt Nam và phát triển một cách nhanh chóng không ngờ Với tốc
độ thông tin và lượng thông tin phong phú, báo điện tử đang dần chiếm ưu thế
so với các loại hình báo khác
- Bản tin: Là một ấn phẩm ra định kỳ hoặc không định kỳ, nhằm
chuyển tải những nội dung về một loại thông tin nhất định, có tính chất nội
bộ, không bày bán trên thị trường Bản tin cũng sử dụng các phương phápchuyển tải thông tin như báo chí, nhưng không phải là một dạng báo chí đượcLuật Báo chí điều chỉnh
- Phát thanh: Là một trong những loại hình truyền thông đại chúng,
trong đó nội dung thông tin được chuyển tải bằng âm thanh Âm thanh trongphát thanh bao gồm lời nói, âm nhạc, các loại tiếng động làm nền hoặc minhhọa cho lời nói bằng những âm thanh nhân tạo và âm thanh tự nhiên của cuộcsống Thuật ngữ phát thanh bao gồm cả hai loại hình nhở trong đó là phátthanh qua làn sóng điện và truyền thanh qua hệ thống dây dẫn Tuy nhiên,trong lịch sử của phát thanh thì loại hình thứ nhất là căn bản, là yếu tố quantrọng nhất làm nên chất lượng và sức mạnh to lớn của phát thanh, có thểchuyển thông tin đến gần như bất cứ đâu Phát thanh có khả năng to lớn trongviệc cung cấp thông tin cho công chúng một cách nhanh nhất so với loại hìnhtruyền hình và báo
- Truyền hình: Là một loại hình phương tiện truyền thông đại chúng
chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh Nguyên nghĩa của nó là
vô tuyến truyền hình Với sự kết hợp giữa âm thanh và truyền hình, mang lạicho con người cảm giác về một cuộc sống rất thật như đang hiện diện trướcmắt Nếu lấy mục đích làm tiêu chí để xem xét, người ta có thể chia truyềnhình thành các loại: truyền hình thương mại, truyền hình giáo dục, truyền hìnhcông cộng… Nếu lấy kỹ thuật làm tiêu chí thì có thể thấy truyền hình có hai
Trang 24loại hình chính là truyền hình sóng và truyền hình cáp Truyền hình sóng rađời trước, được thực hiện theo nguyên tắc kỹ thuật: hình ảnh động và âmthanh được mã hóa dưới dạng các tín hiệu sóng và phát vào không trung Dovậy, truyền hình sóng phục vụ cho các đối tượng công chúng, không có khảnăng đáp ứng nhu cầu hay dịch vụ cá lẻ.
Truyền hình cáp ra đời nhằm khắc phục những hạn chế trên của truyềnhình sóng, đáp ứng tốt hơn những nhu cầu, dịch vụ cá lẻ mà truyền hình sóngkhông thực hiện được Truyền hình cáp thực hiện theo nguyên tắc tín hiệuđược truyền trực tiếp qua cáp nối từ đầu phát đến từng máy thu hình
- Điện ảnh: là nghệ thuật của những hình ảnh động, được ghi lại trên
phim nhựa (hoặc băng từ, đĩa CD và gần đây là kỹ thuật số), sau đó chiếu lênmàn ảnh hoặc màn hình, đem lại ảo giác giống như cuộc đời thực Nghệ thuậtđiện ảnh gồm 4 nhóm thể loại phim sau: Phim thời sự - tài liệu; phim khoahọc; phim hoạt hình; phim truyện
- Quảng cáo, tuyên truyền, cổ động: Thực chất là phương pháp truyền
thông tin từ người có nhu cầu quảng cáo, tuyên truyền qua các phương tiệntruyền thông đại chúng đến với đông đảo người trong xã hội Trong xã hộihiện đại, người ta bắt gặp quảng cáo ở khắp nơi, dưới mọi hình thức, bằngmọi phương tiện và không thể thiếu trong đời sống Đó là các chương trìnhquảng cáo trên đài phát thanh, truyền hình, trên báo, tạp chí, biển hiệu, pano,
áp phích, băng-rôn, biển hiệu ngoài trời, sự trưng bày… Ngoài ra hình thứctuyên truyền miệng cũng là một phương tiện truyền thông đại chúng
1.3 BÁO CHÍ LÀ PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG CÓ HIỆU QUẢ NHẤT VÀ CÓ TÁC ĐỘNG MẠNH MẼ TỚI
DƯ LUẬN XÃ HỘI
1.3.1 Mối quan hệ biện chứng giữa TTĐC và DLXH
Trang 25Mác từng nói: sản phẩm của TTĐC là DLXH Thực tế hoạt động củaTTĐC, cho thấy các phương tiện TTĐC hướng đến việc hình thành DLXH,đồng thời hệ thống này cũng là kênh thể hiện DLXH TTĐC và DLXH cómối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, nhằm hướng tới một sựcông bằng, dân chủ, công khai minh bạch.
Các phương tiện TTĐC là nơi phát đi các nguồn thông tin tới côngchúng (nhóm xã hội lớn), là căn cứ của việc hình thành nên DLXH Nhưng,các phương tiện TTĐC không chỉ tạo nên DLXH, mà những thông tin phảnhồi từ DLXH có tác động ngược trở lại tới hoạt động TTĐC Phản hồi lànhững “dòng chảy” của thông tin ngược lại từ nơi tiếp nhận (là nhóm côngchúng) Thông tin phản hồi chỉ hình thành khi người nhận giải mã được thôngtin từ nguồn Phản hồi là yếu tố quan trọng của quá trình truyền thông, tạo nên
sự khép kín của quá trình truyền thông
Mối quan hệ giữa báo chí và công chúng trong việc hình thành và thểhiện DLXH mang tính chất biện chứng Một mặt các phương tiện TTĐCnhằm thoả mãn tối đa nhu cầu ngày càng tăng của công chúng, mặt khác, bảnthân công chúng lại đặt ra yêu cầu mới đối với hoạt động của hệ thống này.DLXH được tạo ra dưới tác động của các phương tiện TTĐC qua các kênh.Thông qua các kênh đó, bằng con đường giao tiếp, bằng hoạt động thảo luận
về nội dung và các thông tin mà công chúng tiếp nhận được để hình thànhDLXH
Với tác động của hệ thống TTĐC, DLXH diễn ra tuần tự: Công chúngtiếp nhận những vấn đề được báo chí gợi ý hoặc đề xuất; Bằng cách đăng bàicủa các chuyên gia am hiểu về một chủ đề nào đó, nhằm kích thích lợi ích xãhội về chủ đề đó Việc trình bày các quan điểm khác nhau trong cách nhìnnhận đánh giá để tạo nên cơ sở cho tranh luận; Tiến hành tranh luận trênphạm vi đại chúng, tạo thành DLXH
Trang 261.3.2 Báo chí là kênh thông tin quan trọng trong quá trình truyền thông
Như đã phân tích ở trên, để có thể thực hiện được quá trình truyềnthông, phải thông qua các phương tiện, gọi là phương tiện TTĐC Cácphương tiện TTĐC bao gồm: sách, báo, phát thanh, truyền hình, phim tài liệu,báo điện tử internet… đó là kênh quan trọng nhất của quá trình truyền thông.Quá trình truyền thông thông qua các loại hình báo chí, cho thấy báo chí trởthành phương tiện của toàn dân, nhờ đó, mỗi liên hệ giữa cá nhân và xã hộithông qua các phương tiện truyền thông đại chúng trở nên chặt chẽ và phứctạp hơn Với khả năng tác động một cách rộng lớn, nhanh chóng và mạnh mẽvào xã hội, báo chí có khả năng và vai trò rất lớn trong việc hình thành vàđịnh hướng dư luận xã hội Báo chí là phương tiện tạo dư luận xã hội và địnhhướng dư luận xã hội có hiệu quả nhất bằng khả năng thông tin kịp thời, sinhđộng và phong phú các sự kiện hiện tượng tới đông đảo công chúng
Báo chí không chỉ truyền đạt thông tin về mọi lĩnh vực, mà còn là diễnđàn của nhân dân, có khả năng thu hút, tập hợp quần chúng nhân dân Nhândân có thể phát biểu ý kiến, tâm tư nguyện vọng của mình về các vấn đề trong
xã hội Bởi báo chí có chức năng thông tin 2 chiều, nhiều chiều, do đó vai tròhình thành và định hướng dư luận trong quá trình truyền thông là hết sức tolớn
1.3.3 Mối quan hệ biện chứng giữa báo chí và DLXH
Mối quan hệ giữa báo chí và DLXH là mối quan hệ gắn bó chặt chẽ,như hình với bóng Cơ sở của mối quan hệ này chính là sự quan tâm của côngchúng trong mỗi thông điệp, mỗi bài báo, mỗi ấn phẩm báo chí nói chung
Thứ nhất: Báo chí có vai trò khơi nguồn cho DLXH Trước hết, báo chí
có tác động mạnh mẽ vào ý thức quần chúng, tác động vào DLXH bằngnhững thông tin, bài báo sản phẩm cụ thể
Trang 27Thứ hai: Báo chí có vai trò phản ánh DLXH Báo chí không chỉ hìnhthành DLXH, đồng thời đây cũng là kênh thể hiện DLXH rất hiệu quả Đểthực hiện được vai trò đó, hệ thống truyền thông đại chúng nói chung và hệthống báo chí nói riêng có các nhiệm vụ: Làm tăng cường và phát triển dânchủ hóa các mặt của đời sống xã hội Tổ chức và động viên nhân dân tham giavào hoạt động quản lý xã hội; Thông tin cho nhân dân về tình trạng xã hội, vềcác vấn đề bức xúc xã hội, nhất là những vấn đề mang tính cấp bách; Tácđộng lên các thiết chế xã hội và đề xuất phương án hành động; Hình thànhDLXH về một vấn đề nào đó, nhằm thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát triển củathực tế đó; Xây dựng lòng tin, thế giới quan và ý thức quần chúng; Điều chỉnhhành vi của các cá nhân trong xã hội, làm tăng cường tính tích cực chính trị -
xã hội của quần chúng
Phản ánh DLXH trực tiếp, bằng cách in các bức thư của người đọc,người nghe, người xem, hoặc lời phát biểu của đại diện các tầng lớp côngchúng trên các trang báo hoặc trên sóng phát thanh, truyền hình Cho in trênbáo, hoặc phát trên sóng phát thanh và truyền hình các bài phát biểu của đạidiện các tầng lớp nhân dân, hoặc các tổ chức, đoàn thể xã hội về một chủ đềnào đó, có kèm theo lời bình của cộng tác viên hoặc của Ban biên tập… Trên
cơ sở nghiên cứu, tập hợp, phân tích các ý kiến về một vấn đề nào đó, các nhàbáo viết bài và cho in, hoặc phát trên sóng phát thanh, truyền hình…
Sự phản ánh DLXH của báo chí càng kịp thời, sâu sát và đầy đủ baonhiêu thì báo chí càng sinh động và hấp dẫn bấy nhiêu Tuy nhiên, phản ánhDLXH đòi hỏi nhà báo vừa phải nhạy cảm, vừa phải tỉnh táo, có phương thức
cụ thể để tránh khỏi rơi vào đơn điệu khô cứng, áp đặt hoặc tự nhiên chủnghĩa
Thứ ba: Báo chí và TTĐC có vai trò định hướng và điều hoà DLXH,điều hoà tâm lý, tâm trạng xã hội Đây là vai trò có ý nghĩa quyết định hiệuquả tác động cảu báo chí Dù khơi nguồn, phản ánh như thế nào, cuối cùng
Trang 28báo chí cũng thực hiện chức năng định hướng DLXH, tức là định hướng nhậnthức, hướng dẫn nhận thức và định hướng tư tưởng cho nhân dân.
Định hướng không chỉ là yêu cầu của nhà báo, nhà truyền thông, màcòn là yêu cầu khách quan của công chúng cần thống nhất nhận thức, thái độ
và hành vi của quần chúng nhân dân trong đời sống xã hội
Sự tác động, định hướng của báo chí đối với DLXH là rất toàn diện, hệthống này không chỉ tỏ rõ vai trong các đợt vận động chính trị, tuyên truyềnnhững chủ trương chính sách lớn, mà còn đi sâu vào những hiện tượngthường ngày, nhất là các hiện tượng mang tính cấp bách, đột xuất Điều đó,được biểu hiện cụ thể ở những vấn đề như: Tập hợp sức mạnh đại đoàn kếtdân tộc ủng hộ chủ trương, đường lối của Đảng, đấu tranh với cái xấu, cái ác,vạch trần những âm mưu đen tối của các thế lực thù địch nhằm chống phácách mạng Việt Nam, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ; Việc nghiên cứu báo chítrong việc tạo ra dư luận xã hội và định hướng dư luận trong điều kiện cơ chếthị trường, hội nhập toàn cầu là hết sức quan trọng
Thứ tư: Cùng với DLXH và bằng DLXH, báo chí thực hiện chức nănggiám sát xã hội Báo chí vừa là cơ quan ngôn luận, là công cụ thể hiện quyềnlực chính trị của Đảng và Nhà nuớc, vừa là diễn đàn dân chủ thể hiện quyềnlực của nhân dân và là công cụ của nhân dân giám sát các hoạt động kinh tế –
xã hội
Thứ năm: DLXH được coi là đối tác của báo chí Báo chí không chỉ tạo
ra DLXH mà DLXH cũng tác động trở lại tới hoạt động này, thông qua nhữngthông tin phản hồi trong quá trình truyền thông Một mặt, DLXH là đối tượngtác động, đối tượng phản ánh, đối tượng điều chỉnh của báo chí; mặt khác,DLXH là nguồn dữ liệu phong phú vô tận của báo chí Càng gắn chặt vớiDLXH, phản ánh đầy đủ diện mạo DLXH thì báo chí càng sinh động, hấpdẫn Do đó, việc nghiên cứu, nắm bắt DLXH, phát huy vai trò thực tế của
Trang 29DLXH trong đời sống xã hội thông qua báo chí, truyền thông có ảnh hưởngrất lớn tới sự biến đổi ý thức xã hội.
1.4 CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TRUYỀN THÔNG
1.4.1 Khái quát về cơ chế thị trường ở nước ta
Cơ chế thị trường là cơ chế kinh tế tất yếu, vì chỉ thông qua cơ chế thịtrường mới liên kết được các nhà sản xuất riêng lẻ vào hoạt động kinh tế củaquốc gia Cạnh tranh là tất yếu để tồn tại trong nền kinh tế thị trường Đặctính cạnh tranh của kinh tế thị trường đã mở rộng biên độ cũng như tính chấthoạt động sống mới, phá bỏ quan hệ đặc quyền, đẳng cấp giữa các cá nhân,tạo cho mỗi cá nhân môi trường cạnh tranh tự do, làm cho mỗi thành viên xãhội bình đẳng với nhau theo nguyên tắc “giỏi thắng, kém thua” trên tất cả cáclĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh Sự hình thành quan hệ bình đẳng đãtạo điều kiện và thời cơ cho mọi thành phần và đơn vị kinh tế Sự tự do kinhdoanh trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vận hànhtheo tiêu chí con người với tư cách động lực và mục tiêu đã giải phóng, pháthuy cao độ tiềm lực và khả năng của cá nhân cũng như toàn thể nhân dân laođộng; nó có ý nghĩa to lớn trong việc kích thích, mở rộng tiềm năng sáng tạocủa con người, của mọi thành phần kinh tế
Mỗi đơn vị kinh tế là một chủ thể tự do, tự chủ kinh doanh theo phápluật Trong nền kinh tế thị trường, kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trongviệc làm sống động thị trường Tiền tệ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh
tế Đồng tiền được phát huy đầy đủ chức năng của mình, đồng tiền quốc giatừng bước hòa nhập đồng tiền quốc tế Thị trường quốc gia là một thể thốngnhất, không thể chia cắt theo ranh giới hành chính và từng bước hội nhập thịtrường trong khu vực và quốc tế Thị trường bao gồm không chỉ là thị trườnghàng hóa và dịch vụ, mà còn là thị trường các yếu tố sản xuất Nhà nước điều
Trang 30khiển thị trường thông qua hệ thống luật và chính sách, trong đó LuậtTthương mại được xem như luật chơi cơ bản của thị trường.
Cơ chế thị trường là thành quả quan trọng và tất yếu nảy sinh từ luậtcung – cầu của nhân loại Nó là yếu tố cân bằng bên trong giữa sản xuất vàtiêu dùng, tạo thành cơ chế điều chỉnh lợi ích của những nhóm xã hội khácnhau Cơ chế thị trường được hình thành trong mọi nền sản xuất hàng hóa.Quan hệ chủ yếu xuyên suất cơ chế thị trường là hàng hóa và tiền tệ Đồngtiền vừa là phương tiện trao đổi, vừa là mục đích của quá trình trao đổi, nhằmthu lại lợi nhuận tối đa Đó cũng là nguyên nhân cơ bản của những biến đổi từ
sự tác động tới mọi mặt hoạt động trong đời sống xã hội
1.4.2 Sự tác động của kinh tế thị trường tới hoạt động truyền thông nói chung và báo chí nói riêng
Trong bất cứ nền kinh tế thị trường nào, tính hai mặt của kinh tế thịtrường là đặc điểm vốn có của nó Bên cạnh những mặt tích cực, thúc đẩykinh tế - xã hội phát triển, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa cũng mang lạikhông ít “tai họa” cho con người, cho xã hội và cho cả giới tự nhiên Từ trướcđến nay, đối với tất cả các nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, việc kiếmđược nhiều tiền và thu được lợi nhuận tối đa thông qua cạnh tranh là mục đíchcao nhất của các nhà tư bản Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh, chứ hoàn toàn không chủ trương phát triểnkinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa Mặc dù thời gian mà chúng ta đi theohướng phát triển kinh tế thị trường còn ngắn, nhưng trong đời sống xã hội đãxảy ra nhiều biến động, thay đổi tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường.Bởi trong giai đoạn chuyển đổi là giai đoạn nhạy cảm nhất, rất dễ bị “tổnthương” Sự nhạy cảm đó có thể dẫn đến các khả năng và các trạng thái khácnhau trong việc tiếp nhận những tác động nhiều mặt từ bên ngoài Nền kinh tếđang chuyển đổi của bất cứ quốc gia nào cũng đều nằm trong tình trạng tương
Trang 31tự như vậy Và, nền kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển đổi từ nềnkinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp bước đầu chuyển sang nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó.
Chính tính chất chuyển đổi này, hay theo một nghĩa nào đó cũng có thểnói là tình trạng “tranh tối tranh sáng”, đang cùng với tình trạng thiếu phápluật hoặc sự chưa hoàn chỉnh của pháp luật, của các công cụ quản lý và điềutiết của Nhà nước làm cho các biến động trong nhiều lĩnh vực, trong đó cólĩnh vực truyền thông, báo chí, trở nên đáng lo ngại
Ảnh hưởng lớn nhất tới truyền thông nói chung và báo chí nói riêng, đó
là sự cạnh tranh và tính dịch vụ về mọi mặt trong hoạt động truyền thông;những biểu hiện suy thoái về đạo đức của một bộ phận những người làm báo
Ở nước ta, tư nhân tham gia rất nhiều vào hoạt động truyền thông nóichung Tuy trong lĩnh vực báo chí, không có báo chí tư nhân, nhưng báo chícũng chịu tác động của kinh tế thị trường, luôn phải cạnh tranh lẫn nhau giữabáo chí trong nước và báo chí nước ngoài Kinh tế thị trường, đã thúc đẩy sựphát triển các dịch vụ truyền thông (số lượng, loại hình truyền thông tăng lênđáng kể) Sự phát triển của kỹ thuật, như việc sử dụng kỹ thuật vệ tinh đã dẫntới sự bành trướng quá mức các dịch vụ truyền thông Sự quá tải về dịch vụtruyền thông khiến cho các nhà cung cấp dịch vụ ngày càng “đấu tranh” đểgiành giật công chúng, trong khi độc giả, khán giả, thính giả chỉ có một quỹthời gian và tiêu chí có hạn Nhu cầu và yêu cầu của công chúng ngày mộtcao, ngày càng khó tính hơn, tác động mạnh hơn và cũng không kiên định,gắn bó vào một loại hình truyền thông nào Do vậy, cuộc cạnh tranh đó diễn
ra ngày một gay gắt
Báo chí là một hoạt động cơ bản của truyền thông và cơ chế thị trường
đã góp phần tạo ra xu hướng “thương mại hóa báo chí” Tình trạng thươngmại hóa ở báo chí hiện nay đã và đang được nhắc nhở, phê phán, biểu hiện ởnhững mặt tiêu cực Tuy nhiên, cụm từ “thương mại hóa báo chí” có thể có
Trang 32nhiều cách hiểu khác nhau Bởi báo chí được coi là một loại hàng hóa, yếu tốhàng hóa được thể hiện ở chỗ báo chí cũng hoạt động trong nền kinh tế thịtrường với các quy luật của giá cả, giá trị và bị quy luật cung – cầu chi phối,nên nó cũng chịu sức ép của cạnh tranh trên “thị trường báo chí”, “thị trườngthông tin” Báo chí được xác định khác so với các loại hàng hóa thông thường
ở chỗ nó không lấy lợi nhuận làm mục đích cao nhất, duy nhất mà đặt lợi íchchính trị, văn hóa, tinh thần của xã hội lên hàng đầu Lợi ích xã hội ở đây làlợi ích của dân tộc, của đất nước và lợi ích của đa số người lao động
Bằng những biểu hiện tiêu cực, thì “thương mại hóa báo chí” trong cơchế thị trường còn được hiểu là tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượngphục vụ, xa rời chức năng, nhiệm vụ chính của tờ báo Nội dung và hình thứcbáo chạy theo thị hiếu tầm thường, cốt sao bán được càng nhiều càng tốt,nhằm lấy số lượng bù đắp cho chi phí, hạn chế thất thu do số lượng phát hành
ít Cụ thể, trên một bản in, nếu in với số lượng càng ít thì giá thành càng cao,ngược lại, in càng nhiều, giá thành càng hạ Để chạy theo số lượng phát hành,một số tờ báo đã dùng nhiều cách làm báo nhằm câu khách Phổ biến nhấttrong cách làm báo này là nhặt nhạnh nhiều vụ án để đăng tải Trong mỗi sốbáo, họ cho đăng tới 5-7 vụ án các dạng, khiến bạn đọc có ấn tượng nặng nề,
bi quan đối với xã hội Trên thực tế, tình trạng gia tăng tội phạm là có thật,song bức tranh toàn cảnh của xã hội ta không đúng như một số tờ báo phảnánh Cùng với những chuyện bạo lực giật gân, một số tờ báo dùng nhữngchuyện yêu đương, tình dục dưới nhiều dạng khác nhau để khêu gợi, câukhách Đó là những chuyện tình ái, ủy mị, mùi mẫn, rẻ tiền, những hình ảnhgợi cảm; quảng cáo những dịch vụ thiếu lành mạnh… nhằm phục vụ thị hiếuthấp kém của một bộ phận bạn đọc trẻ tuổi Quan niệm của một số người biêntập cho rằng đây chỉ là những mảng thư giãn, giải trí, coi nhẹ tác hại của cácbài báo đó
Trang 33Hay như gần đây, việc khai thác đời tư của những nhân vật nổi tiếng,chính khách nước ngoài cũng là đề tài được báo chí khai thác nhiều nhằm thuhút bạn đọc Một đề tài khác được các báo khai thác để câu khách, đó là mêtín dị đoan, trong đó “đời sống tâm linh” của con người được đề cập và bànluận nhiều nhất “Tâm linh” và “ngoại cảm” có những biểu hiện trong thực tếkhá huyền ảo, có khi hầu như thuyết phục, song khoa học còn đang khám phá
và lý giải, chưa có kết luận rõ ràng Nếu báo chí đi sâu vào lĩnh vực đangnghiên cứu này với cách nhìn võ đoán thì dễ dẫn dắt bạn đọc vào mê cung của
sự mơ hồ, ảnh hưởng đến lòng tự tin của mỗi người và tinh thần lạc quan của
xã hội
Bên cạnh đó, do tác động “mặt trái” của kinh tế thị trường, có hiệntượng phóng viên thông tin thiếu trung thực, bao che cho những đơn vị và cánhân làm ăn phi pháp, hoặc dùng báo chí như một công cụ đe dọa, tống tiền,hoặc thực hiện thủ đoạn bịa đặt, nói xấu nhằm hủy hoại uy tín, chất lượnghàng hóa của doanh nghiệp khác để cạnh tranh gian dối
Một trong những biểu hiện nữa là tình trạng báo chí quảng cáo tràn lan,không quan tâm tới chất lượng, độ tin cậy của mặt hàng quảng cáo, thậm chícoi thường công chúng, miễn sao thu được nhiều nguồn kinh phí từ quảng cáo(như đối với truyền hình, việc tận dụng quảng cáo quá nhiều 2-3 lần trongmột tập phim, vừa gây phản cảm, vừa tạo cảm giác khó chịu, bị coi thườngcủa khán giả)
Tuy nhiên, tất cả những hiện tượng nêu trên không thể quy một cáchđơn giản là hoàn toàn do kinh tế thị trường gây nên Nhưng cũng có thể khẳngđịnh rằng, mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường, nhất là kinh tế thị trườngchưa hoàn thiện trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đã tạonhiều cơ hội và điều kiện cho những hiện tượng tiêu cực xã hội nảy sinh vàphát triển
Trang 341.5 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN
XÃ HỘI TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
1.5.1 Làm rõ khái niệm “Định hướng”
Để hiểu được vấn đề định hướng, cần hiểu khái niệm từ “định hướng”.Theo Từ điển Tiếng Việt 2008, từ “Định hướng” có nghĩa là xác định phươnghướng Hiểu rộng hơn vấn đề định hướng dư luận xã hội trong hoạt động báochí nói riêng, truyền thông nói chung, thì “định hướng” ở đây có nghĩa là xácđịnh phương hướng cho dư luận công chúng theo một hướng nhất định, giúp
dư luận đi theo đúng hướng, có sự thống nhất, ổn định
1.5.2 Tầm quan trọng của việc định hướng DLXH trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay
Việc định hướng dư luận cho công chúng trong cơ chế thị trường, nhằmphát huy những mặt tích cực, đẩy lùi những mặt tiêu cực trong nhận thức vàhành động của công chúng Mặt khác, giúp cho nền kinh tế phát triển theohướng tích cực, hạn chế bớt “mặt trái” của kinh tế thị trường
Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,tăng cường hội nhập quốc tế và bùng nổ thông tin hiện nay, hoạt động báo chí
là trận địa nóng bỏng trên mặt trận tư tưởng - văn hoá Việc định hướngDLXH trên truyền thông đại chúng nói chung và báo chí nói riêng đang đặt ranhiều thách thức to lớn
Ở nước ta hiện nay, hoạt động báo chí có những biểu hiện chệch hướng
xã hội chủ nghĩa, làm giảm hoặc phản tác dụng thông tin tuyên truyền: không
ít trường hợp báo chí phản ánh, bình luận sai hiện thực, làm lộ bí mật quốcgia; khuynh hướng “thương mại hoá” hoạt động báo chí ngày càng gia tăng;rất nhiều tờ báo chỉ khai thác mặt trái, mặt tiêu cực nhưng lại không chú ý nêugương nhân tố mới, điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt Có tờ báo đặt lợiích của mình lên trên hết, không tuân thủ đường lối kinh tế, đường lối đối
Trang 35ngoại của Đảng và Nhà nước Trong khi khai thác thông tin của các phươngtiện truyền thông đại chúng nước ngoài, vì “câu khách”, nên không cảnh giácchú ý chọn lọc nên đã đưa những nội dung không phù hợp với bản sắc vănhóa dân tộc, thậm chí tuyên truyền bạo lực, đồi truỵ, vô hình trung đã tiếp taycho các thế lực thù địch thực hiện âm mưu "Diễn biến hoà bình" bằng thôngtin báo chí Do vậy việc tăng cường quản lý và nâng cao vai trò định hướngcủa truyền thông và vô cùng cần thiết
Việc định hướng DLXH trong hoạt động truyền thông nói chung vàhoạt động báo chí nói riêng là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, vừamang tính cấp bách, vừa là quy luật khách quan của quá trình đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay Hội nghị lần thứ năm Ban Chấphành Trung ương khoá X của Đảng đã khẳng định rõ: "báo chí phải đóng vaitrò quan trọng trong việc bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, quan điểm, đường lối của Đảng, làm cho hệ tư tưởng của Đảng, củagiai cấp công nhân, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, những giá trị tốt đẹp trongtruyền thống văn hoá dân tộc, những tinh hoa văn hoá thế giới chiếm vị tríchủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội”
Hiện nay sự phát triển của khoa học - công nghệ diễn ra như vũ bão,các trào lưu tư tưởng cũng có điều kiện nở rộ và truyền bá rộng rãi đến mọinơi trên thế giới, mà nước ta cũng không phải là ngoại lệ Bên cạnh nhữngtrào lưu tư tưởng tiến bộ mà chúng ta có thể tiếp thu, chọn lọc, vận dụng thìcũng có không ít những trào lưu tư tưởng phản tiến bộ, lỗi thời, bảo thủ hoặc
"cấp tiến" thái quá, thậm chí cả những tư tưởng phản động như "Diễn biếnhoà bình" mà các thế lực thù địch đang âm mưu sử dụng để chống phá nướcta
Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng ở nước ta, xuất hiện nhiều luồngvăn hóa, tư tưởng đan xen, ảnh hưởng không nhỏ tới mọi mặt đời sống xã hội
và đặc biệt là tư tưởng của quần chúng nhân dân Sự hội nhập khiến cho các
Trang 36mối quan hệ ngày càng trở nên phức tạp, khó lường Hơn nữa, quá trình pháttriển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũng đang bộc
lộ mặt trái của nó như đã phân tích ở trên với những hiện tượng tiêu cực ngàycàng gia tăng, khi lợi ích và “đồng tiền” được coi trọng, tất yếu sẽ nảy sinhnhiều mâu thuẫn và tiêu cực, trong cả lĩnh vực tư tưởng… tất cả những điều
đó cần có sự định hướng đúng đắn, rõ ràng về tư tưởng, về lĩnh vực tinh thầnmột cách đúng đắn, lành mạnh
Hà Nội, là Thủ đô, là trung tâm đầu não chính trị, kinh tế, văn hóa, xãhội của cả nước, sau khi thực hiện Nghị quyết 15-QH XI về mở rộng địa giớihành chính Thủ đô, dân số của Hà Nội mở rộng với hơn 6 triệu người, thêmnhiều dân tộc và nền văn hóa đa dạng, bởi vậy, việc định hướng DLXH trên
hệ thống truyền thông cả nước nói chung và truyền thông của Thủ đô nóiriêng là việc làm hết sức cần thiết
Qua phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về DLXH, TTĐC vàbáo chí trong truyền thông cơ chế thị trường, cho thấy mối quan hệ đan xengiữa các phạm trù trên Sự tác động của thị trường tới các hoạt động đời sống,
xã hội, trong đó có lĩnh vực truyền thông, báo chí là rất lớn Trong khi đó, báochí là lực lượng chủ lực của truyền thông, có vai trò quan trọng trong việchình thành và định hướng DLXH Bên cạnh đó, sự phát triển, giao lưu, hộinhập đã ảnh hưởng sâu sắc tới tư tưởng, tâm lý, nhu cầu thông tin của côngchúng… Do vậy, việc định hướng DLXH là hết sức cần thiết Để định hướngđược cho công chúng, cần phải có sự định hướng cho hoạt động truyền thông,
cụ thể là cho hoạt động báo chí Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm đầu não chínhtrị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nên diễn biến tâm lý, tư tưởng của các tầng lớpcông chúng là hết sức phức tạp; báo chí Hà Nội cũng không nằm ngoài sự vậnđộng, phát triển chung của hoạt động báo chí của cả nước, cũng chịu tácđộng, ảnh hưởng từ cơ chế thị trường, từ những nhân tố bên ngoài và bêntrong
Trang 37Trong bối cảnh đó, DLXH cần được định hướng đúng đắn và báo chí
Hà Nội có vai trò to lớn trong việc định hướng DLXH cần được định hướng
rõ ràng, nhằm nâng cao chất lượng định hướng DLXH cho công chúng Thủđô
Trang 38CHƯƠNG II THỰC TIỄN CỦA ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN XÃ HỘI TRÊN HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG THỦ ĐÔ TRONG 5 NĂM QUA (2004-2008)
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 2.1 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG HÀ NỘI NÓI CHUNG VÀ BÁO HNM, ĐÀI PT-TH HN NÓI RIÊNG
Có thể nói, tính từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
và từ sau Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIII cho đến nay, hệthống truyền thông đại chúng của Thủ đô đã và đang đổi mới theo hướng tiến
bộ, tích cực, bước đầu đáp ứng từng phần đòi hỏi của công tác tư tưởng nóichung và vấn đề định hướng dư luận nói riêng
2.1.1 Khái quát về hệ thống thông tin đại chúng Hà Nội
2.1.1 1 Về quy mô
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống truyền thông đạichúng của cả nước, hệ thống truyền thông đại chúng của Thủ đô sau hơn 20năm đổi mới đã phát triển và dần hình thành một hệ thống mạng lưới thôngtin đại chúng khá hoàn chỉnh:
- Từ chỉ có hai tờ báo (Hà Nội Mới, Đài Phát thanh Hà Nội) những nămđầu thế kỷ 21, nay Hà Nội đã có 12 tờ báo, 1 Nhà xuất bản tổng hợp, 14 bảntin, 5 đài phát thanh huyện, hơn 570 đài truyền thanh xã, phường Hệ thốngthông tin đại chúng Hà Nội có đủ loại hình: báo hình, báo nói, báo in và 3báo, đài đã có báo điện tử Mỗi báo đều xuất bản từ 2 đến 3 ấn phẩm, có báođài có tới 5 ấn phẩm
Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản gần 300 đầu sách mỗi năm Đặc biệt,Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội mới đây đã có những bước phát triểnnhanh chóng, thời lượng phát thanh 18giờ30, thời lượng phát hình 18giờ30mỗi ngày, với 10 triệu lượt khán, thính giả, mở thêm truyền hình cáp, với
Trang 3911.000 hộ dân đã đăng ký lắp đặt, đã lắp đặt được 7000 đầu máy Truyền hìnhInternet hoà mạng toàn cầu, mỗi ngày có trên 100.000 người ở nhiều quốc giatruy cập; đang triển khai lắp đặt thử nghiệm đài truyền thanh không dây ở một
số xã, phường
2.1.1.2 Về xây dựng lực lượng những người làm báo
Đội ngũ những người làm công tác truyền thông nói chung, đội ngũnhững người làm báo Hà Nội nói riêng có sự lớn mạnh, cả về chất lượng và
số lượng Các phương tiện kỹ thuật được đổi mới và tăng cường, phục vụ đắclực cho nhiệm vụ truyền thông
Gắn với quá trình phát triển báo chí, các báo không ngừng xây dựng,củng cố hoàn thiện phát triển đội ngũ những người làm báo từ gần 100 nhàbáo vào những năm 80, nay báo chí Hà Nội đã có hơn gần 600 cán bộ, phóngviên chính thức và hợp đồng dài hạn, hầu hết đều có hai bằng đại học báo chí
và chuyên ngành; trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học khá, đại bộ phận cóphẩm chất chính trị đạo đức tốt, yêu nghề, say sưa sáng tạo Hàng chục cán
bộ, phóng viên đã đạt giải cao của Hội nhà báo Việt Nam Hội Nhà báoThành phố và của các ngành đoàn thể Trung ương và Hà Nội
2.1.1.3 Về chất lượng văn hoá, khoa học, giáo dục
Những năm gần đây, thông tin được mở rộng, công khai tới mọi tầnglớp nhân dân Hệ thống truyền thông của Thủ đô mà trực tiếp là hệ thống cácbáo, đài, tạp chí, bản tin… của Hà Nội đã góp phần định hướng và tổ chứcthông tin phục vụ tốt công tác lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, phục
vụ tốt hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống tinh thần nhân dân Thủ đô.Truyền thông đã hướng tới việc thông tin 2 chiều, giảm dần những thông tin
áp đặt, một chiều, giản đơn, hời hợt Thông tin được chú trọng cả việc biểudương và phê phán, xây và chống; thông tin nhanh nhạy, kịp thời và cố gắngđảm bảo tính chân thật, chính xác Truyền thông đại chúng Thủ đô đã thực sự
đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, chống tham nhũng trong Đảng,
Trang 40trong bộ máy chính quyền Thủ đô và ngoài xã hội Mặt khác, truyền thôngThủ đô cũng đã kịp thời biểu dương những điển hình tiên tiến và cổ vũ tíchcực cho nội dung xây dựng cuộc sống mới và con người mới.
Chất lượng định hướng chính trị, văn hoá, khoa học, giáo dục của hệthống báo chí Hà Nội trong những năm gần đây ngày càng nâng cao Báo chíbám sát tôn chỉ mục đích, định hướng của Trung ương và Thành uỷ, thể hiệnngày càng sâu sắc vai trò là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và làdiễn đàn của nhân dân Các báo đã dành tới 2/3 tin bài phản ánh về Thủ đô
Đã tích cực tuyên truyền nhanh nhạy, kịp thời đường lối chủ trương củaĐảng, pháp luật của Nhà nước; tăng cường tuyên truyền phân tích lý giải, cácchủ trương của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố; phản ánh kịp thời ýkiến, tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân Hà Nội; tích cực tuyêntruyền "người tốt, việc tốt", góp phần quan trọng vào việc tổng kết thực tiễn,phổ biến kinh nghiệm của cơ sở về sản xuất, công tác và học tập, phát triểnkinh tế - xã hội, xây dựng và quản lý đô thị; tuyên truyền sâu sắc các giá trịtruyền thống tốt đẹp của dân tộc và của Thủ đô
Tuy nhiên, báo chí Hà Nội còn có những khuyết điểm, hạn chế tầm cao,chiều sâu Thông tin bình luận chưa nhanh nhạy, sắc sảo, tính chỉ đạo, tínhđịnh hướng và tính đại diện công luận chưa nhanh, chưa sâ u Đấu tranhchống những quan điểm, luận điệu phản động còn ít Một vài tờ báo chưaquan tâm tuyên truyền những vấn đề chính trị lớn của Thành phố và của cảnước Tuyên truyền người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến nhiều nhưng chưatập trung, chưa sâu, kém thuyết phục Có tờ báo có biểu hiện xa rời tôn chỉmục đích và có hiện tượng một số tin bài rút tít giật gân, mô tả vụ án nhằm
“câu khách” Nhiều báo có nhiều chuyên mục, chuyên đề, song còn trùng lắp,chưa gây được ấn tượng sâu sắc
Đội ngũ cán bộ, phóng viên nói chung vững về chính trị, có nhiều cốgắng vươn lên, song số phóng viên có trình độ lý luận cao, kiến thức rộng,