Âm nhạc là một môn học nghệ thuật, được ví như nguồn sữa mẹ nuôidưỡng thế giới tinh thần, là phương tiện giáo dục tích cực góp phần hình thànhở học sinh một tâm hồn trong sáng, thị hiếu
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA HƯNG
SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2
BIỂU DIỄN TỐT CÁC BÀI HÁT
Người thực hiện: Cao Thị Thu Hương
Lĩnh vực nghiên cứu: Giáo dục âm nhạc
Nghĩa Hưng, tháng 5 năm 2023
Trang 25 2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 10
6 2.3.1 Biện pháp 1: Giáo viên sử dụng đa dạng các phương
7 2.3.2 Biện pháp 2: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo
8 2.3.3 Biện pháp 3: Phát huy năng lực sáng tạo động tác biểu
9 2.3.4 Biện pháp 4: Tạo hứng thú trong giờ học qua trò
Trang 3Cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, nhữngnăm gần đây ngành giáo dục nước ta đã triển khai đồng loạt những đổi mới
về sách giáo khoa cũng như định hướng phát triển năng lực, phẩm chất nhằmđổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực học tập,sáng tạo của học sinh, mang lại sự hứng thú, ham học hỏi, tìm hiểu của họcsinh qua từng tiết học âm nhạc đặc biệt là tiết học hát
Nhận thức được tầm quan trọng mà một giáo viên âm nhạc trong thời
kì đổi mới cần phải làm để nâng cao chất lượng dạy học, từ những kinhnghiệm giảng dạy thực tế của bản thân Tôi đã luôn tìm tòi, nghiên cứu và ápdụng những phương pháp mới, trong đó đặc biệt là việc ứng dụng công nghệthông tin qua các phần mềm cũng như áp dụng những phương pháp giảngdạy hiệu quả nhất vào trong các tiết dạy nhằm góp phần nâng cao chất lượng
bộ môn đồng thời tạo sự cuốn hút, hứng thú và môi trường học tập, rènluyện giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, trở thànhngười học tích cực, tự tin, biết vận dụng, lưu lại kiến thức nền tảng sau mỗibài học để từ đó học sinh có thể áp dụng trong các cấp học sau
Với mong muốn có được những phương pháp tối ưu nhất, hiệu quảnhất trong giảng dạy bộ môn âm nhạc trong trường tiểu học, tôi đã thực hiệnsáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 biểu diễn tốt các bài hát.”
Mục tiêu là tìm ra phương pháp hay nhất, hiệu quả nhất để giúp họcsinh hứng thú tham gia học môn âm nhạc đặc biệt là tham gia học hát vàbiểu diễn tốt các bài hát ở bậc tiểu học Âm nhạc là nghệ thuật truyền tải âmthanh bằng thời gian, nó có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy trí tưởngtượng, óc tư duy sáng tạo
Trang 4Qua các phương pháp dạy theo chuẩn kiến thức kỹ năng, yêu cầu cầnđạt học sinh có thể nắm được bài học đó, được tư duy trực quan bằng nhiềuthao tác, phát huy tốt các năng lực âm nhạc của bản thân nhưng thực tế nếu
ta chỉ dạy đơn thuần theo đúng nội dung từng bài học đương nhiên đã cungcấp được các kiến thức cơ bản cho học sinh xong để phát huy tối đa và biếnnhững năng lực âm nhạc của học sinh thành khả năng cảm thụ và thái độ yêuthích âm nhạc thì người giáo viên cần phải tìm ra những phương pháp dạytối ưu nhất, phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh của mình
Khi nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp mới trong công tácgiảng dạy để giúp học sinh lớp 2 biểu diễn tốt các bài hát, tôi tự nhận thấymình cần nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng nhiều hơn, triệt để hơn các kĩthuật trong quá trình dạy bài hát Trong đề tài này, những vấn đề đưa ra cho
dù vẫn còn trong phạm vi rất nhỏ nhưng tôi viết sáng kiến kinh nghiệm với
đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 biểu diễn tốt các bài hát.” vớimong muốn cùng chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy của bảnthân với các đồng nghiệp mong qua đó sẽ tìm được những lời giải hay nhất,phương pháp tốt nhất nhằm khắc phục được những vấn đề còn tồn tại trongdạy và học môn âm nhạc
Từ những lý do nói trên, bản thân tôi nhận thấy việc giúp học sinh lớp 2tham gia biểu diễn tốt các bài hát là một trong những giải pháp hết sức quantrọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học âm nhạc nói chung và phânmôn học hát nói riêng.Qua đề tài này tôi muốn tìm ra phương pháp tối ưu nhất
để phục vụ, hỗ trợ cho công việc giảng dạy của mình, nhằm giúp cho học sinh
có được những kĩ năng học hát cơ bản, hứng thú với việc học bài hát và thamgia biểu diễn tốt các bài hát Bồi dưỡng những năng khiếu nghệ thuật, đẩymạnh phong trào văn nghệ trong và ngoài nhà trường, giúp cho các tiết học âmnhạc trở nên thú vị, sinh động và sôi nổi Môn âm nhạc đã thực sự mang đến
Trang 52 Giải quyết vấn đề
2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề:
- Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu cần đạt của bộ môn
- Căn cứ vào chương trình giảm tải của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông 2018
- Căn cứ vào chương trình đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc vàdạy học theo hướng hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh
Có thể nói, nền giáo dục nước ta đã trải qua hai giai đoạn cơ bản và hiệnnay đang trong giai đoạn tiến tới giai đoạn thứ ba Nếu ở hai giai đoạn trước,với chủ trương lấy người thầy là hạt nhân, trung tâm của mô hình và quá trình
giáo dục với hình thức “thầy giáo chỉ đạo toàn diện học tập của học sinh” thì ở
giai đoạn mới này chúng ta đã tiến thêm một bước và có sự thay đổi cơ bản màtrung tâm của quá trình giáo dục là đối tượng học sinh
Luật giáo dục điều 28.2 đã nêu “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tính cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
Như vậy để đáp ứng điều này trong dạy – học, buộc các nhà giáo phảithay đổi phương pháp giáo dục sao cho phù hợp với nhu cầu và quá trình họctập của học sinh, đáp ứng được yêu cầu xu thế phát triển của thời đại, góp phầnđào tạo con người theo hướng có đủ Đức - Trí - Thể - Mỹ
Qua 21 năm giảng dạy tại trường Tiểu học Nghĩa Hưng tôi nhận thấy
cơ sở vật chất của nhà trường tuy không đầy đủ và tốt nhất nhưng phần nàocũng đáp ứng được nhu cầu dạy và học của giáo viên và việc học của học sinh.Tuy nhiên một thực trạng cho thấy rằng, cùng một điều kiện học tập như nhaunhưng không phải học sinh nào cũng tiếp thu và nắm được kiến thức giốngnhau Vì vậy, ngoài những thiết bị dạy học và một chương trình phù hợp thì vaitrò và phương pháp truyền thụ của người thầy là một điều hết sức quan trọng.Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em học sinh cũng như
sự quan tâm của gia đình và xã hội
Trang 6Khác với các môn học khác, âm nhạc là môn nghệ thuật tác động rấtmạnh đến cảm xúc con người Nó đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sựđam mê và có một chút “năng khiếu” Thông qua những câu hát, lời ca, cử chỉ,điệu bộ, giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kíchthích cảm xúc, giúp các em cảm thụ những giai điệu đẹp qua từng bài hát, từngcâu nhạc
Ở độ tuổi 6, 7, 8 hoạt động học tập chưa có đối tượng cụ thể các em lĩnhhội kiến thức chủ yếu dựa vào trực quan và thực hành Học sinh rất hiếu động,
dễ nhớ đồng thời cũng rất mau quên Sang độ tuổi 9, 10 hoạt động học tập là cóđối tượng, có chủ đề, đối tượng là hoạt động khoa học, là tri thức, là mối quan
hệ xã hội và các kĩ năng, kĩ xảo … Nhu cầu nhận thức của học sinh tiểu họcđang phát triển Hành vi và thói quen đạo đức đang hình thành Các em giàucảm xúc, sống bằng tình cảm, thích sinh hoạt tập thể và múa hát Xét về mặttình cảm, các em rất dễ xúc động trước những cái hay, cái đẹp biểu hiện trongcuộc sống …
Giáo viên tiểu học là người thày hình thành ở các em những cơ sở banđầu cho sự tiếp thu nghệ thuật âm nhạc và phát hiện những mầm non có năngkhiếu âm nhạc để sớm có điều kiện bồi dưỡng cho các em thành nhân tài củađất nước Muốn vậy, giáo viên dạy bộ môn âm nhạc phải có năng khiếu, hátđúng các bài hát, phải có hiểu biết cơ bản về lý thuyết âm nhạc, phải rèn luyện
để có những kĩ năng thực hành chơi nhạc cụ, giúp các em hát kết hợp gõ đệmđúng với tất cả sắc thái biểu cảm và hình thành ở các em cảm xúc và thị hiếulành mạnh Chính vì vậy việc tìm ra các phương pháp dạy học tốt nhất, hiệuquả nhất là điều tất yếu mà một giáo viên cần phải hoàn thiện
2.2 Thực trạng của vấn đề.
Xuất phát từ thực trạng giảng dạy âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi tiểuhọc Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đókhông chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộcvào phương pháp truyền thụ của người thầy Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thứchọc tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình
Trang 7Như chúng ta biết, âm nhạc trong nhà trường phổ thông là một môn học,
là sư phạm nghệ thuật chứ không nhằm mục đích đào tạo năng khiếu ca hát, màđiều quan trọng hơn cả là qua bộ môn, giúp học sinh có hứng thú tìm hiểunhững kiến thức căn bản về âm nhạc, phần nào có được khả năng cảm thụ âmnhạc Hoàn thành tốt các bài học hát trong chương trình cũng như các hoạtđộng kết hợp gõ đệm hay vận động phụ họa cho bài hát Muốn thực hiện điều
đó các em phải được đào tạo có bài bản và đảm bảo về nội dung kiến thức, kĩnăng; đặc biệt là năng lực, phẩm chất học hát
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, môn âm nhạc ở trường tiểu học chưathực sự làm được điều đó vì hầu hết giáo viên chưa thực sự dạy âm nhạc mộtcách bài bản, hầu hết vẫn chỉ dạy theo hướng truyền khẩu (theo phương phápcũ) với quan điểm: Việc giáo dục âm nhạc trong nhà trường tiểu học chưa thực
sự cần thiết, nhất là các trường ở khu vực nông thôn - chỉ cần dạy cho các emcác bài hát, hát thuộc lời ca, hát to, hát rõ lời là được Bên cạnh đó còn nhiềuhọc sinh chưa hứng thú với học và tìm hiểu về môn âm nhạc nói chung hayphân môn học hát nói riêng Trong khi đó hầu hết các giáo viên lại cho rằng docác em không tập trung, không chú ý khi học hát mà không tìm hiểu nguyênnhân sâu xa của vấn đề
Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu tôi thấy, không phải các em khôngthể chú ý mà hầu hết là do giáo viên chưa thực sự quan tâm tới việc thu hút sựchú ý của học sinh khi dạy và học hát hay nói cách khác là giáo viên chưa làmđược điều đó Qua khảo sát thực trạng nhằm áp dụng các phương pháp mới vàodạy – học âm nhạc ở trường Tiểu học Nghĩa Hưng tôi nhận thấy một số ưu,nhược điểm sau:
Nhìn chung, trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 sách giáo khoatừng lớp học đã được xắp xếp đan xen theo các chủ đề và mạch nội dung mộtcách hài hòa, hợp lý Hệ thống kiến thức thức âm nhạc nhẹ nhàng, phong phú.Tạo cơ sở để học sinh rèn luyện kỹ năng hát đúng, hát hay, biểu diễn đẹp giúpphát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh, tạo điều kiện đểcác em bộc lộ và phát triển năng khiếu âm nhạc, hướng tới chân, thiện, mĩ góp
Trang 8phần làm thư giãn đầu óc, làm cân bằng các nội dung học tập các môn học khác
ở tiểu học
Giáo viên luôn tích cực tìm hiểu học tập và áp dụng phương pháp mớivào giảng dạy Các em học sinh chăm học, hiếu học bên cạnh đó còn nhậnđược sự quan tâm, tạo điều kiện của địa phương cũng như của phòng giáo dục
Nhằm đổi mới phương pháp dạy học bắt kịp với yêu cầu cần đạt củachương trình giáo dục phổ thông 2018, những năm gần đây ngành giáo dục cáccấp thường xuyên tổ chức các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên đề vềđổi mới phương pháp dạy học âm nhạc ở tiểu học, bên cạnh đó các giáo viêncòn tự học, tự nghiên cứu qua các tài liệu, sách tham khảo, qua mạng Internet,qua Zalo nhóm, Facebook nhóm âm nhạc và tích cực ứng dụng các phươngpháp dạy học mới trong các tiết dạy của mình, đây cũng chính là nhiệm vụtrọng tâm, là tiêu chí thi đua của mỗi giáo viên trong nhà trường
Cơ sở vật chất ngày càng được trang bị đầy đủ về trang thiết bị đồ dùngdạy - học: Có loa trợ giảng, đàn Organ, máy chiếu, Tivi, máy tính, hệ thốngmạng Internet, phòng học thông minh, Học sinh rất hứng thú với các môn học
có áp dụng các phương pháp mới đặc biệt là ứng dụng phần mềm trình chiếuvào dạy học trong đó có môn âm nhạc
Đó thực sự là những điều kiện thuận lợi để thực hiện sáng kiến kinhnghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 biểu diễn tốt các bài hát.”
Trong thực tế hiện nay, việc dạy môn âm nhạc còn hạn chế và có nhiềubất cập Mặc dù có giáo viên chuyên trách trực tiếp giảng dạy nhưng khôngphải tiết dạy nào cũng mang lại hiệu quả, học sinh tiếp thu và nắm được kiếnthức bài học Bởi dạy học âm nhạc ở tiểu học là dạy cho tất cả các đối tượnghọc sinh, mà trong đó đa số là không có năng khiếu âm nhạc Số học sinh cónăng khiếu, có khả năng biểu diễn âm nhạc chiếm tỉ lệ rất thấp
Việc phát âm nhả chữ của học sinh còn mang nặng tiếng địa phương.Trong các tiết dạy âm nhạc ở tiểu học thực tế giảng dạy cho thấy rằng ở lớp
Trang 9có thể hát chính xác về cao độ lẫn trường độ Tuy nhiên lên lớp 3,4,5 độ khótrong các bài hát dần được nâng lên, những bài hát với nhiều tiếng luyến, tiếngláy, nốt hoa mĩ và đặc biệt là sắc thái của từng vùng miền làm cho nhiều họcsinh vốn không có năng khiếu về âm nhạc không thể, thể hiện đúng được giaiđiệu, tiết tấu, cao độ và cả trường độ Thậm chí nhiều em gõ đệm không đúngnhịp, phách Điều đó làm cho các em vốn không yêu thích âm nhạc càng mấthứng thú và không tập trung trong tiết học Bên cạnh đó kiến thức về lý thuyết
âm nhạc của các em khá hạn hẹp, chưa phân biệt được các cách gõ đệm, dễnhầm lẫn dẫn đến các em hát còn tuỳ tiện lúc nhanh, lúc chậm dẫn đến việc hátsai giai điệu của bài hát và ngại tham gia biểu diễn bài hát Có lẽ chính vì vậy
mà trong các tiết học nhiều em học sinh còn khá rụt rè, không dám hát to, thiếu
tự tin khi tham gia biểu diễn cùng các bạn
Để tăng hứng thú và giúp học sinh lớp 2 biểu diễn tốt các bài hát trongcác giờ học âm nhạc, đặc biệt là việc tiếp thu và thực hiện tốt các yêu cầu cầnđạt, kĩ năng học hát, trong quá trình thực hiện giảng dạy bộ môn, tôi luôn quantâm tìm tòi sự đổi mới trong thiết kế bài dạy và phương pháp lên lớp từ đó đãphát hiện ra một trong những vấn đề cần quan tâm là phải đổi mới phương pháptheo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh trong kế hoạch dạy học
và kế hoạch bài dạy để phù hợp hơn với nhu cầu và môi trường giáo dục hiệnđại, đặc biệt là chương trình giáo dục phổ thông 2018 Định hướng chung củaphương pháp giảng dạy mới này là chuyển từ mô hình “thuyết trình”; “đọc –chép” với vai trò độc diễn của giáo viên sang mô hình “cộng tác” “tư duy, sángtạo” thân thiện giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh
Để có cơ sở tiến hành và xác định được yêu cầu cần đạt, hiệu quả ứngdụng của phương pháp dạy học mới Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành điềutra khảo sát ngẫu nhiên kết quả học tập của 131 em học sinh ở khối lớp 2 (mỗilớp 20 em) cho kết quả về biểu diễn tốt các bài hát như sau:
Bảng thống kê kết quả trước khi học áp dụng phương pháp dạy học mới.
Khảo sát tháng 10 năm 2020 (năm học 2020 – 2021)
Trang 10biện pháp giúp học sinh lớp 2 biểu diễn tốt các bài hát.”
2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
2.3.1 Biện pháp 1: Giáo viên sử dụng đa dạng các phương tiện và đồ dùng dạy học.
Cũng như các bộ môn khác, trang thiết bị và đồ dùng trực quan là rất cầnthiết Khi dạy một bài hát mới, thiết bị và đồ dùng dạy học không thể thiếu đó
là đàn Organ, nhạc cụ gõ đệm và bản nhạc bài hát Bên cạnh, cần được trang bịthêm thiết bị nghe nhạc, xem băng đĩa nhạc bài hát mẫu, đối với những bàigiảng ứng dụng công nghệ thông tin trình chiếu cần được trang bị máy vi tính,máy chiếu, ti vi Khi một tiết học hát được trang bị và sử dụng đầy đủ trangthiết bị và đồ dùng dạy học không khí sẽ trở nên sinh động và thu hút học sinhhơn
Tuy nhiên, tiết học cũng có thể bị trì trễ hay gây áp lực đối với học sinh
do khâu chuẩn bị và sử dụng trang thiết bị và đồ dùng dạy học thiếu chu đáohay chưa thành thạo trong việc sử dụng của giáo viên Vì vậy, giáo viên phải có
sự chuẩn bị thật chu đáo, các thao tác phải thành thạo trên tất cả các trang thiết
bị và đồ dùng dạy học Các giáo cụ trực quan phải chính xác, nhất là bản nhạcbài hát mới tạo được niềm tin và hứng thú học tập cho các em
Bên cạnh đó, giáo viên phải biết khai thác và ứng dụng công nghệ thôngtin vào giảng dạy giáo viên có thể sử dụng sự trợ giúp của phần mềm vi tính
Trang 11như: Power Point, Violet… để tạo hiệu quả cao hơn trong hoạt động dạy - họccủa thầy và trò.
- Sử dụng tranh ảnh: Các phòng học được trang bị 100% màn hình
Tivi, vì thế mà tôi thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trình chiếutranh ảnh động để minh họa khi giới thiệu một bài hát (Tác giả, tác phẩm, nộidung bài nhạc) giúp các em tập trung và hứng thú hơn trong tiết dạy góp phầnlàm cho tiết dạy hiệu quả hơn vì thông qua bức tranh để các em liên tưởng, cảmnhận đến nội dung bài hát đã học
Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin
giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin giới thiệu nội dung bài hát
Ví dụ 1: Khi dạy học hát bài “Mời bạn vui múa ca” của Nhạc sỹ Phạm
Trang 12như Bức tranh vẽ (chụp) cảnh gì? Em liên tưởng đến điều gì? Em hãy kể vềnhững người bạn của mình? Em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao? Chỉ với mộtvài câu hỏi như vậy cũng giúp các em phần nào đó hiểu được nội dung của bàihát.
Vậy qua ví dụ trên ta nhận thấy việc sử dụng tranh ảnh trong giờ học âmnhạc là rất quan trọng và nó kích thích sự tò mò, trí tưởng tượng của các em vềbài hát mà mình sắp được học Giúp các em hứng thú say mê khi học hát vàtham gia biểu diễn bài hát
- Sử dụng đàn Organ: Bao giờ cũng vậy sau khi học sinh đã nắm được
nội dung bài hát tôi thường dùng đàn Organ kết hợp với hát mẫu một bài hátcho học sinh nghe Sau đó hướng dẫn các em hát từng câu khi các em hát tôiđều đệm đàn để giúp các em cảm nhận được giai điệu của từng câu hát và hátđúng giai điệu của câu hát đó Do vậy, đàn là một thiết bị không thể thiếu tronggiờ học nhạc Nó góp phần quan trọng trong việc phát triển tai nghe của họcsinh Đối với giờ học hát nó giúp học sinh hát chuẩn, hát đúng giai điệu, hátnhanh thuộc lời bài hát Tạo cảm giác tự tin khi học sinh hát và biểu diễn
Đàn được sử dụng trong giờ học phải được đưa vào một cách hợp lý, xen
kẽ vào các hoạt động tuỳ từng bài dạy cụ thể Tránh tình trạng quá lạm dụngvào đàn khiến học sinh cảm nhận như đó là một giờ học đàn chứ không phải là
giờ học hát
Trang 13Giáo viên sử dụng đàn trong tiết học hát bài “Mùa xuân tươi xanh” ở ngoài khuôn viên nhà trường.
Giáo viên sử dụng đàn trong tiết học hát bài “Em thương thày mến cô”.
Trang 14Ví dụ: Học hát bài “Em thương thày mếm cô” của Nhạc sỹ Phạm Trọng
Cầu trong bộ sách Cánh Diều
Hoạt động 1: Sau phần khởi động bài là hát mẫu thì lúc này giáo viên nên
sử dụng đàn để vừa đệm đàn vừa hát mẫu, qua đó sẽ giúp học sinh cảm nhậnđược đó là một bài hát hay và sau đó là giai điệu của bài: Nhẹ nhàng hay sôinổi, nhanh hay chậm vui bay buồn
Hoạt động 2: Khi dạy hát từng câu giáo viên tắt phần nhạc đệm sử dụng
nguyên âm sắc piano đệm mẫu theo câu hát và như vậy học sinh sẽ hát chuẩn
về cao độ của câu hát Đặc biệt đệm đàn theo cao độ của câu hát thì học sinh đã
có thể chăm chú học tập, lôi cuốn, phát triển tai nghe một cách tuyệt đối, giờhọc sẽ không ồn ào và lộn xộn Sau khi đã thuộc cả bài giáo viên sử dụng đàn chohọc sinh hát theo nhạc cả bài
Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi âm nhạc sau khi đã học xong bài hát Trò chơi có tên “Nghe nhạc hiệu đoán câu hát” giáo viên có thể đàn một số giai
điệu của vài câu hát mà học sinh đã được học
Ví dụ: Câu hát …“Sao em thương thày và mến cô
Cùng chăm lo cùng gắng sức”…
Học sinh sẽ phải nghe và đoán xem đó là câu hát nào của bài hát “Em thương thày mếm cô ”, của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu.
- Sử dụng nhạc cụ gõ đệm
Trang 15Các bộ gõ như: Thanh phách, Tem-bơ-rin, Song loan, Trống nhỏ,
Trai-en-gô, Ma-ra-cát, Cồng, Chiêng, Sáo trúc, Chuông cầm tay, Khèn,…cũng gópphần rất quan trọng trong giờ học âm nhạc Tuỳ thuộc vào bài học mà bộ gõ cóthể phát huy được tác dụng Trước tiên nó phát ra những âm thanh trực tiếp thuhút học sinh và nó còn làm cho học sinh cảm thấy rất tự tin khi lên biểu diễnkết hợp gõ đệm theo yêu cầu của giáo viên Xong nó cũng cần sử dụng tronggiờ học một cách hợp lý
Ví dụ: Khi học bài hát “Xòe hoa” Dân ca Thái và bài “Múa sạp”nhạc
Sao Mai, lời mới Tạ Hoàng Mai Anh thuộc bộ sách Cánh Diều Bài này ta cóthể sử dụng bộ gõ ngay ở hoạt động khởi động Khi giáo viên đưa ra các loạinhạc cụ Cồng, Chiêng, Sáo trúc, Khèn, Chuông,… lần lượt gõ đệm Mỗi loạinhạc cụ phát ra một loại âm thanh rất hay và vui tai, ngay bước đầu đã lôi cuốnđược học sinh và như vậy giáo viên có thể vào bài học một cách tự nhiên và bắtđầu cùng học sinh tìm hiểu về tiếng kêu âm thanh của các loại nhạc cụ ấy
Lời bài hát Xòe hoa “Bùng boong, bính bong ngân nga tiếng cồng vang vang Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng, nghe tiếng khèn tiếng sáo vang lừng…”, hay lời bài hát Múa sạp “Nhịp nhàng cùng bước đều, hòa nhịp cồng chiêng vang, ngân nga câu hát tình tang bay theo ánh trăng mơ màng, những bước chân cuốn theo niềm vui, tiếng sáo bay vút bên nương đồi,…”.
Trang 16Tiếp theo sau phần học hát là phần gõ đệm Lúc này giáo viên cho họcsinh sử dụng song loan, thanh phách, trống…kết hợp gõ đệm theo phách, nhịphoặc tiết tấu lời ca để biểu diễn trước lớp.
- Sáng tạo đồ dùng tự làm: Để cho tiết học có hiệu quả thì việc sử dụng
và sáng tạo đồ dùng dạy học là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho tiếthọc thêm sinh động và thành công Ngoài những đồ dùng được cấp trên trang
bị cho bộ môn âm nhạc Tôi còn tạo thêm nhiều đồ dùng trực quan tự làm bổtrợ cho bài giảng đạt kết quả cao nhất như ống tre để làm mõ; thanh phách; vỏhộp bánh làm trống; vỏ chai nhựa, vỏ non bia làm xúc sắc; Ống giấy bằngcarton, dây điện, quả chuông nhỏ, giấy mầu, dây len để làm nhạc cụ chuông lắccầm tay,… Khi mang đến tiết dạy học sinh rất thích thú từ đó phát huy tinhthầm ham thích biểu diễn, say mê học tập
Trang 17Ví dụ 1: Khi học bài “Múa sạp” thuộc bộ sách Cánh Diều, giáo viên đã
nghiên cứu làm 10 ống tre nhỏ, 2 ống tre to dài 5m và tổ chức tiết học ngoàitrời cho các em Khi đó học sinh vừa hát vừa tham gia Múa sạp, như vậy giờhọc sẽ trở nên sôi động hơn, học sinh mạnh dạn tham gia biểu diễn tốt hơn
Học sinh hứng thú sử dụng đồ dùng tự làm từ cây tre biểu diễn bài Múa sạp
Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã tự thay đổi dụng cụ,
cách gõ đệm cho học sinh trong rất nhiều các bài hát lúc gõ bằng vỏ chai nhựa hay non bia, lúc gõ đệm bằng xúc sắc, trống con (do học sinh sưu tầm và tự tay các em làm), lúc lại cho học sinh vận động cơ thể dậm chân, vỗ tay, vỗ đùi theo nhịp hoặc gõ bằng cốc nhựa kết hợp với hát thay cho việc gõ bằng thanh phách,
song loan, Tem-bơ-rin, Ma-ra-cát,
Trang 18Ví dụ 2: Trong các bài học hát Phát huy việc ứng dụng công nghệ thông
tin vào giảng dạy giáo viên đánh sẵn lời bài hát vào phần mềm PowerPoint rồitrình chiếu cho học sinh quan sát trên bảng tương tác để khi vào bài dạy họcsinh sẽ luôn quan sát tập trung về phía giáo viên trên bục giảng và như vậy sẽtránh được tình trạng học sinh cúi xuống hoặc quay sang ngang, bài dạy sẽ đạtkết quả cao hơn
Sau khi giải pháp này được áp dụng tôi thấy học sinh hăng say, hứng thú,quan sát tranh và tả lời được một số câu hỏi của giáo viên, nêu được nội dungbài hát Qua sự thay đổi đó tôi nhận thấy các con rất sôi nổi, thích thú và tiếthọc đạt kết quả cao hơn Không những chỉ là sự thay đổi trong cách gõ đệm màthông qua việc gõ đệm theo nhạc cụ tự sưu tầm, góp phần quan trọng vào thànhcông của các tiết dạy và quan trọng hơn là phát triển khả năng âm nhạc cho họcsinh
Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trình chiếu lời bài hát.
2.3.2 Biện pháp 2: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học bài hát
Để tiết học sinh động, hấp dẫn, thì người giáo viên phải xác định đúngmục đích, yêu cầu của từng bài học Bên cạnh đó không nên quá phụ thuộc vàosách hướng dẫn giáo viên Cần lựa chọn nghiên cứu phương pháp dạy sao cho
Trang 19thoải mái nhẹ nhàng, không gò ép, chắc chắn học sinh sẽ hứng thú học tập hơn.Phải lấy học sinh làm trung tâm, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động xây dựngbài Giáo viên cần chuẩn bị tốt mọi phương tiện dạy học, đa dạng hóa khônggian, hình thức các hoạt động dạy - học Và đặc biệt cần vận dụng linh hoạt cácbước dạy - học hát:
- Giới thiệu bài: Giáo viên có thể trình chiếu ảnh trân dung nhạc sĩ, bản
nhạc bài hát và cung cấp cho các em một số nét về tác giả, nội dung, xuất sứcủa bài hát….thông qua tranh ảnh hoặc các phương tiện dạy học phù hợp
Giới thiệu nội dung, xuất sứ của bài hát.
- Cho học sinh nghe hát mẫu: Ở bước này tôi thường phát huy tính tích
cực, năng lực học tập của học sinh bằng cách cho học sinh năng khiếu lên hátmẫu (nếu các em hát chưa tốt tôi sẽ đàn và hát lại bài hát đó cho HS nghe) Tôithường sử dụng đàn đệm cho các em khi các em hát bài hát Sau khi học sinhnghe xong bài hát giáo viên có thể cho các em nêu cảm nhận ban đầu về giaiđiệu, nội dung hoặc ý nghĩa của bài hát mà các em vừa được nghe
- Giáo viên chia bài hát thành những câu hát ngắn rồi hướng dẫn học sinhđọc lời ca bài hát theo tiết tấu (với những bài hát đơn giản giáo viên chỉ nên gõtiết tấu cho hs đọc thầm lời ca theo tiết tấu rồi yêu cầu cả lớp đọc đồng thanhnhư vậy sẽ phát huy tính chủ động, tích cực và năng lực của học sinh)
- Luyện thanh (Khởi động giọng): Giáo viên nên dùng khoảng thời gian
ngắn chừng 2 phút để cho các em luyện thở, luyện âm như một hoạt động khởiđộng giọng và luyện tai nghe để chuẩn bị vào bài (Riêng đối với học sinh lớp 2
vì các em còn nhỏ chưa làm quen ngay được với các mẫu âm nên giáo viên có