Những năm học trước đây, đa số các tiết học đều sử dụng phương pháp truyền thống gây căng thẳng và nhàm chán, học sinh lười phát biểu, có thói quen chở giáo viên giảng rồi chép vào vở. Nhiều em học sinh đã trở nên thụ động, một chiều và lơ là trong học tập, giáo viên không thể điều chỉnh và theo dõi quá trình học cho từng em và không thể tương tác trực tiếp để hỗ trợ các em làm bài. Để thành công trong việc giảng dạy và học môn khoa học tự nhiên cần rất nhiều yếu tố quyết định như: chương trình, sách giáo khoa, kế hoạch giảng dạy, môi trường học tập, phương pháp giảng dạy của giáo viên, ý thức, thái độ học tập của học trò. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học đóng vai trò then chốt. Có thể khẳng định, đổi mới phương pháp giảng dạy chính là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay. Người giáo viên dạy khoa học tự nhiên cần khôi phục động lực học tập, khơi dậy niềm say mê, tình yêu khoa học tự nhiên của học sinh. Tôi luôn mong muốn làm thế nào để học sinh của mình năng động sáng tạo hơn, hứng thú trong học tập, giờ học bớt căng thẳng, bớt áp lực, làm sao để các em có cảm giác “mỗi ngày đến trường là một ngày vui, để nỗi thông qua mỗi giờ học khoa học tự nhiên các em sẽ nhận được kĩ năng giải quyết một số vấn đề thực tế chứ không chỉ là những kiến thức khô khan. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy hiện nay một số giáo viên bộ môn còn chậm đổi mới phương pháp dạy học, dạy theo lối mòn cũ, chưa vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh nên không tạo được sự hứng thú, đam mê cho học sinh trong học tập nói chung và môn học Hóa học nói riêng. Trong khi đó, bộ môn Hóa học với một số bài học khá nặng nề lý thuyết khô khan, trừu tượng khiến cho học sinh cảm thấy chán, khó tiếp thu. Do vậy, đứng trước thực tế yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi học sinh phải chủ động trong tiếp thu kiến thức mới, nắm và
Trang 1VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC PHÂN
MÔN HÓA HỌC, BỘ MÔN KHTN 8
CHUYÊN ĐỀ
GV: Nguyễn Thị Hằng
Trang 2NỘI DUNG
Trang 3Phần mở đầu
Trang 41 Lí do chọn đề tài
Đổi mới về phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học, trong quá trình tổ chức hoạt động lĩnh hội tri thức thì lấy học sinh làm trung tâm.Theo hướng này giáo viên đóng vai trò tổ chức và điều khiển học sinh chiếm lĩnh tri thức, tự lực hoạt động tìm tòi để dành kiến thức mới
Bộ môn Hóa học với một số bài học khá nặng nề lý thuyết khô khan, trừu tượng khiến cho học sinh cảm thấy chán, khó tiếp thu
Một số giáo viên còn chậm đổi mới phương pháp dạy học, dạy theo lối mòn cũ, chưa vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh nên không tạo được sự hứng thú, đam mê cho học sinh trong học tập nói chung và môn học Hóa học nói riêng
Trang 51 Lí do chọn đề tài
Giờ học trở nên thực sự hấp dẫn hơn, bớt căng thẳng, bớt áp lực
Học sinh hoạt động tích cực và đồng đều
Học sinh được chủ động trong tiếp thu kiến thức mới, nắm và hiểu được kiến thức đã học, nâng cao nhận thức vai trò tự học
Thu hút, lôi cuốn học sinh, chủ động hơn trong chuẩn bị
Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực, giúp học sinh phát huy vai trò tự học, thích thú học tập phân môn Hóa học, môn Khoa học tự
nhiên
Trang 62 Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 8A Các bài dạy phân môn Hóa học
thuộc bộ môn KHTN 8
Trường TH&THCS Thái An
Trang 73 Mục đích nghiên cứu
Đưa ra một số phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học
Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, tạo niềm say mê, hứng thú cho các em trong học tập
Tăng cường ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy
môn hóa THCS
Chia sẻ cùng các thầy cô giáo một số kinh nghiệm nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động của học sinh thông qua việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy phân môn Hóa học thuộc môn KHTN 8 cấp THCS
Trang 8Phần nội dung
Trang 91 Khái niệm dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là cách dạy học mà ở đó, giáo viên là người đưa
ra những gợi mở cho một vấn đề và cùng học sinh bàn luận, tìm ra mấu chốt vấn
đề cũng như những vấn đề liên quan Phương pháp này lấy sự chủ động tìm tòi, sáng tạo, tư duy của học sinh làm nền tảng, giáo viên, gia sư chỉ là người dẫn dắt và gợi mở vấn đề
Mô hình phương pháp dạy học tích cực
Trang 102 Cách tiến hành thực hiện phương pháp dạy học tích cực
So sánh phương pháp dạy học truyền thống và Phương pháp dạy học tích cực
Dạy học thông qua hoạt động của học sinh là chủ yếuChú trọng đến phương pháp tự học
Ưu tiên phương pháp học nhóm, tập thể
Chốt lại kiến thức học
Trang 113 Các giải pháp tác giả đã tiến hành
3.1 Phương pháp sử dụng thí nghiệm Hóa học
Trong trường THCS, sử dụng thí nghiệm có thể được thực hiện theo những cách sau:
+ Thí nghiệm để nêu vấn đề hoặc làm xuất hiện vấn đề
+ Thí nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra: thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm để giải quyết giả thuyết đặt ra
+ Thí nghiệm chứng minh cho vấn đề đã được khẳng định
+ Thí nghiệm thực hành: Củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ năng thực hành
Trang 123 Các giải pháp tác giả đã tiến hành
3.1 Phương pháp sử dụng thí nghiệm Hóa học
Ví dụ minh họa dạy thực tế
Ví dụ 1 Ở bài 7:Tốc độ phản ứng và chất xúc tác, môn khoa học tự nhiên 8 - Phần A
Khởi động tiến hành thí nghiệm cho đá vôi (dạng bột và dạng viên) tác dụng với dung dịch HCl để nêu vấn đề vào bài
Ví dụ 2 Ở bài 8: Acid, môn khoa học tự nhiên 8 Phần B Hoạt động hình thành kiến
thức, mục II Tính chất hóa học của acid sử dụng thí nghiệm để giải quyết vấn đề đặt
ra (thí nghiệm nghiên cứu)
Trang 133 Các giải pháp tác giả đã tiến hành
3.1 Phương pháp sử dụng thí nghiệm Hóa học Hình ảnh minh họa dạy thực tế
Trang 143 Các giải pháp tác giả đã tiến hành
3.2 Phương pháp góc
a Nội dung, vai trò của phương pháp góc
Dạy học theo góc là học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí
cụ thể trong không gian lớp nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập Trong đó, quá trình học được chia thành các khu vực (các góc) bằng cách
phân chia nhiệm vụ và tài liệu học tập nhằm đạt cùng một kiến thức cụ thể
Phương pháp này tôn trọng phong cách học tập của người học, vì mỗi người
học có cách xử lý thông tin khác nhau
Các tư liệu và nhiệm vụ học tập ở mỗi góc giúp học sinh khám phá, xây dựng kiến thức và hình thành kĩ năng theo các cách tiếp cận khác nhau
Học sinh có thể độc lập lựa chọn cách thức học tập riêng Các hoạt động có tính
đa dạng cao về nội dung và bản chất
Trang 153 Các giải pháp tác giả đã tiến hành
3.2 Phương pháp góc
Biên soạn phiếu học tập, văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ,
bản hướng dẫn tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, đáp án, phiếu hỗ
trợ học tập ở các mức độ khác nhau (nếu cần),…
Ý thức và khả năng học độc lập của học sinh
b Quy trình học theo góc Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo góc đạt hiệu quả
Bước 2: Xác đinh nhiệm vụ và hoạt động cụ thể cho từng góc
Lựa chọn nội dung bài học phù hợp
Trang 163 Các giải pháp tác giả đã tiến hành
3.2 Phương pháp góc
c Tổ chức cho học sinh học theo góc
Bước 1: Sắp xếp không gian lớp học
Bước 2: Giới thiệu bài học/nội dung học tập và các góc học tậpBước 3: Tổ chức cho học sinh học tập tại các góc
Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi và đánh giá kết quả học tập
Trang 173 Các giải pháp tác giả đã tiến hành
3.2 Phương pháp góc
Ví dụ minh họa dạy thực tế: Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học Mục III Dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra
Nội dung: Làm thế nào để biết có phản ứng hóa học xảy ra?
- Góc phân tích: Tại đây học sinh nghiên cứu nội dung kiến thức trong SGK tìm ra dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng xảy ra Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau: Nêu các dấu hiệu chứng
tỏ có phản ứng xảy ra? Cho ví dụ minh họa và viết phương trình chữ của phản ứng
- Góc quan sát: Cho học sinh quan sát video thí nghiệm ảo về dấu hiệu xảy ra phản ứng hóa học Sau đó rút ra kết luận và hoàn thành trong phiếu học tập số 1
- Góc thực hành, trải nghiệm : Giáo viên chuẩn bị sẵn các dụng cụ, hóa chất cần thiết tiến hành thí nghiệm Tại đây học sinh làm thí nghiệm để phát hiện dấu hiệu xảy ra phản ứng hóa học Học sinh thực hiện và hoàn thành phiếu học tập số 1
- Góc vận dụng: Sau khi tìm hiểu xong nội dung GV giao, các em di chuyển sang góc vận dụng để học sinh làm một số bài tập vận dụng trong phiếu học tập số 2
Trang 183 Các giải pháp tác giả đã tiến hành
3.2 Phương pháp góc
Ví dụ minh họa dạy thực tế: Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học Mục III Dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra
Trang 193 Các giải pháp tác giả đã tiến hành
3.2 Phương pháp hoạt động nhóm
a Nội dung, vai trò của phương pháp dạy học nhóm
Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS
Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc Kết quả làm việc của nhóm
sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp
Trang 203 Các giải pháp tác giả đã tiến hành
3.2 Phương pháp hoạt động nhóm
a Nội dung, vai trò của phương pháp dạy học nhóm
b Quy trình thực hiện
Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản:
* Giai đoạn 1 Làm việc toàn lớp
- Giới thiệu chủ đề - Thành lập nhóm
- Xác định nhiệm vụ các nhóm
* Giai đoạn 2 Làm việc nhóm
- Chuẩn bị chỗ làm việc - Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
- Lập kế hoạch làm việc - Chuẩn bị báo cáo kết quả
- Thoả thuận quy tắc làm việc
* Giai đoạn 3 Trình bày kết quả, đánh giá
- Các nhóm trình bày kết quả
- Đánh giá kết quả
Trang 213 Các giải pháp tác giả đã tiến hành
3.2 Phương pháp hoạt động nhóm
a Nội dung, vai trò của phương pháp dạy học nhóm
b Quy trình thực hiện
Các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị dạy học nhóm:
+ Chủ đề có hợp với dạy học nhóm không?
+ Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống hay khác nhau?
+ HS đã có đủ kiến thức điều kiện cho công việc nhóm chưa?
+ Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào?
+ Cần chia nhóm theo tiêu chí nào?
+ Cần tổ chức phòng làm việc, kê bàn ghế như thế nào?
c Một số lưu ý:
Số lượng HS/1 nhóm nên từ 4- 6 HS
Nhiệm vụ các nhóm có thể giống nhau, hoặc mỗi nhóm một nhiệm vụ khác nhau
Trang 223 Các giải pháp tác giả đã tiến hành
3.2 Phương pháp trò chơi
a Nội dung, vai trò của phương pháp trò chơi
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó Tùy thuộc vào nội dung bài học, điều kiện mà có thể tổ chức các trò chơi khác nhau: Giáo dục ý thức học sinh qua trò chơi, củng cố kiến thức bằng trò chơi
b Quy trình thực hiện
+ GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS
+ Chơi thử ( nếu cần thiết)
+ HS tiến hành chơi
+ Đánh giá sau trò chơi
+ Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi
Trang 233 Các giải pháp tác giả đã tiến hành
3.2 Phương pháp trò chơi
c Một số trò chơi đã áp dụng
Trang 24TRÒ CHƠI GHÉP HÌNH
Luật chơiChia lớp học thành 4 hoặc 8
nhóm
GV giới thiệu hình mẫu sẵn
Chuẩn bị bộ mảnh ghép
HS sử dụng các mảnh ghép, ghép
đúng theo hình như mẫu, bảo đảm
logic giữa câu hỏi và câu trả lời
C âu h ỏi
câ u t rả
Câu hỏi: chữ nhỏ hơn; câu trả lời: chữ đậm, lớn
hơn
Nhóm chiến thắng hoàn thành xong
nhanh và chính xác nhất sẽ được
cộng điểm
Trang 25TRÒ CHƠI GHÉP HÌNH
Trang 27Ví dụ minh họa dạy thực tế: Bài 12: Muối - phần tên gọi muối.
Trang 28TRÒ CHƠI GHÉP HÌNH
Ví dụ minh họa dạy thực tế: Bài 12: MUỐI
Trang 29TRÒ CHƠI GHÉP HÌNH
Ví dụ minh họa dạy thực tế: Bài 12: MUỐI
Trang 30TRÒ CHƠI Ô CHỮ
Trang 31LUẬT CHƠI
• Luật chơi áp dụng cả lớp:
- Có 4 bức tranh (ảnh) ẩn dưới 4 mảnh ghép
- Mỗi HS có quyền lựa chọn 1 mảnh ghép Mỗi mảnh ghép trong ứng với 1 câu hỏi Trả lời đúng mảnh ghép sẽ được lật mở Trả lời sai bạn khác sẽ có quyền trả lời
- Sau khi cả 4 câu hỏi được hoàn thành, quan sát lần lượt các bức tranh và đoán từ khóa
TRÒ CHƠI BỨC TRANH BÍ
ẨN
Trang 3201 02
04 03
ĐI TÌM ẨN SỐ
Trang 33M U Ố I
Trang 34TRÒ CHƠI ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA
Trang 35Giáo viên Học sinh
Hiệu quả các biện pháp đã thực hiện
Học sinh tiếp thu hiệu quả các yêu
cầu cần đạt
Giúp lớp học trở nên sôi nổi, hào
hứng, 100 % các em đều tích cực
hưởng ứng
Trang bị cho mình những kiến thức bổ ích
Phát triển các năng lực chung
Giáo viên nhàn hơn trong quá trình giảng dạy, không cần nói nhiều nhưng rất hiệu quả
Mang lại nhiều lợi ích cho cả người dạy
và người họ
Trang 36Phần kết luận
Trang 37Kết luận
Ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Hóa học
ở THCS hiện nay là rất cần thiết
Trang bị thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho viêc cải cách giáo dục sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực
Nên kết hợp linh hoạt các biện pháp sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong việc dạy và học
Giáo viên phải tạo mọi điều kiện để học sinh bộc lộ những suy nghĩ, ý kiến
của mình Khuyến khích động viên các em sự tự tin, mạnh dạn trước tập thể.Lấy học sinh làm trung tâm Quá trình dạy học phải hướng đến việc phát
huy tính tích tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
Trang 38CẢM ƠN CÁC QUÝ THẦY
CÔ ĐÃ LẮNG NGHE