Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luậnLuận án dựa trên cơ sở hệ thống các quan điểm khoa học của ĐảngCộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và đào tạo, bồidưỡng cán bộ.S
Trang 1Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc I, II, III: “Đào tạo những cán bộ theo các chức danh: bí thư, phó bí thư, chủ tịch ủy ban nhân dân, các trưởng ban của Đảng ở huyện, quận và thị xã, bí thư đảng ủy các xí nghiệp quốc doanh, các bệnh viện, trường học và các đảng bộ tương đương, ngoài diện trường đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc phụ trách Thành lập hai hệ đặc biệt ở hai trường Nguyễn Ái Quốc I và Nguyễn Ái quốc III, chuyên trách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp huyện thuộc dân tộc thiểu số Ban Dân tộc Trung ương giúp đỡ các trường làm tròn nhiệm vụ này”[10] đã đánh dấu một bước ngoặc
quan trọng thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ, đặc biệt là cán bộ DTTS
Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế hiện nay, bêncạnh những thời cơ nhưng cũng tiềm ẩn không ít những nguy cơ, thách thức
đã ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội và ổn định quốcphòng an ninh các địa phương vùng dân tộc miền núi Vấn đề nâng cao trình
độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ DTTS nhằm phục vụ cho sự nghiệp pháttriển kinh tế, xã hội vùng dân tộc miền núi có ý nghĩa vô cùng quan trọng.Điều này đồng nghĩa với việc cán bộ DTTS phải có trình độ học vấn cơ bản,hiện đại, am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời phải nắm vững tri thức lýluận và có kinh nghiệm thực tiễn trong lãnh đạo, quản lý và vấn đề trang bị
Trang 2trình độ lý luận chính trị (LLCT) trở thành một trong những yêu cầu cấp thiết
để họ có thể nâng cao nhận thức chính trị, khắc phục lối tư duy kinh nghiệm,biết kế thừa, chọn lọc và phát triển những cơ sở khoa học vào thực tiễn, từngbước đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước đi vào đời sống của nhân dân
Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ DTTS còn bộc lộ nhiều hạn chế, bấtcập chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của người cán bộ lãnh đạo, quản lýtrong tình hình mới Một số lượng không nhỏ cán bộ DTTS chưa qua đào tạo,bồi dưỡng LLCT, phần lớn trong số họ, bên cạnh sự hạn chế về tư duy lýluận, còn hạn chế về năng lực hoạt động thực tiễn (NLHĐTT) Điều này đãđược Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX
ngày 12 tháng 3 năm 2003 chỉ rõ: “Nhìn chung đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở vùng dân tộc và miền núi còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số chưa được quan tâm”[15] Nhận định trên của Đảng cách đây đã hơn
một thập niên, tuy nhiên cách nhìn nhận, đánh giá trên vẫn là mối quan tâmcủa các cấp, các ngành khi thực tế vẫn chưa có giải pháp tổ chức thực hiệnmột cách thấu đáo trong việc nâng cao năng lực cho cán bộ DTTS, trong đó
có một phần trách nhiệm của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Họcviện CTQG Hồ Chí Minh)
Học viện CTQG Hồ Chí Minh là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộlãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà Nước và các đoàn thể chính trị, xã hội,trong đó có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho đội ngũ cán bộ DTTS.Nhiều thế hệ cán bộ đã được đào tạo và trang bị một cách hệ thống lý luận cơbản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giúp họ có thể vận dụng một cáchlinh hoạt, sáng tạo vào điều kiện hoàn cảnh thực tế trong từng lĩnh vực côngtác
Trang 3Tuy nhiên, công tác quản lý đào tạo Cao cấp LLCT cho cán bộ DTTSvẫn còn nhiều bất cập về qui mô và chất lượng đào tạo: dự báo, kế hoạch đàotạo cán bộ chưa mang tầm chiến lược; nội dung chương trình chưa thật sự phùhợp với đối tượng về mặt bằng trình độ, nhận thức, yếu tố tâm lý, phong tục,tập quán; đội ngũ giảng viên (GV) chưa được cập nhật thường xuyên về nộidung, phương pháp giảng dạy; cơ sở vật chất- kỹ thuật (CSVC-KT) còn thiếuđồng bộ; một bộ phận học viên (HV) chưa tìm ra phương pháp học tập vànghiên cứu tốt nhất Nguyên nhân của những bất cập nói trên một phần docông tác quản lý đào tạo còn nhiều hạn chế: quản lý chương trình đào tạochưa đi sâu vào đối tượng đào tạo là cán bộ DTTS; kế hoạch đào tạo còn bịđộng; đội ngũ GV có trình độ chuyên môn cao nhưng nghiệp vụ sư phạmchưa đáp ứng được yêu cầu; công tác quản lý HV còn xem nhẹ; sự phối hợpquản lý đào tạo giữa các cấp thẩm quyền chưa đồng bộ Những nguyên nhânnói trên đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo cán bộ DTTS nhằm tăngcường NLHĐTT trong bối cảnh hiện nay.
Xuất phát từ mục đích có tính cấp thiết đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài:
Quản lý đào tạo Cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ dân tộc thiểu số tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay.
2 Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng, đề xuất những giảipháp quản lý đào tạo Cao cấp LLCT cho cán bộ DTTS nhằm nâng caoNLHĐTT cho đội ngũ này tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh
3 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Tổng quan vấn đề nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo Cao cấp
LLCT cho cán bộ DTTS
- Hệ thống hóa và xây dựng lý luận về quản lý đào tạo Cao cấp LLCTcho cán bộ DTTS
Trang 4- Khảo sát đánh giá thực trạng công tác quản lý đào tạo Cao cấp LLCTcho cán bộ DTTS ở Học viện CTQG Hồ Chí Minh
- Đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo Cao cấp LLCT cho cán bộDTTS tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh nhằm tăng cường NLHĐTT cho độingũ này trong bối cảnh hiện nay
4 Khách thể, đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Công tác đào tạo Cao cấp LLCT cho cán bộ
DTTS tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý công tác đào tạo Cao cấp LLCT cho
cán bộ DTTS tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh
5 Giả thuyết khoa học
Cán bộ DTTS có vai trò quan trọng trong các hoạt động lãnh đạo, quản
lý ở địa phương vùng dân tộc miền núi Họ phải được thường xuyên đào tạo,bồi dưỡng nâng cao năng lực, đặc biệt là NLHĐTT để hoàn thành tốt vị trícông tác được giao
Đào tạo Cao cấp LLCT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tăngcường NLHĐTT cho cán bộ DTTS Trong những năm qua, mặc dù công tácquản lý đào tạo cao cấp LLCT cho cán bộ DTTS đã đạt được nhiều thành tựu,tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa thật sự đáp ứng yêu cầu vềnâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ DTTS góp phần giúp họ hoàn thành tốtnhiệm vụ chính trị được giao
Nếu đề xuất được một hệ giải pháp quản lý đào tạo Cao cấp LLCT chocán bộ DTTS nhằm tăng cường NLHĐTT và được thực hiện thống nhất theomột quá trình từ khâu phát triển chương trình đào tạo; kế hoạch hóa công tácHV; phát triển đội ngũ GV theo yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ; hoàn thiện cơ sởvật chất và cải tiến cơ chế phối hợp quản lý, đồng thời hiện thực hóa các giải
Trang 5pháp này vào thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nhằm tăngcường NLHĐTT cho cán bộ DTTS trong bối cảnh hiện nay.
6 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Chủ yếu giới hạn ở các nội dung quản lý đào tạo Cao
cấp LLCT cho cán bộ DTTS khu vực Miền Trung - Tây Nguyên
- Về không gian: Nghiên cứu tổng quan về đào tạo LLCT cho cán bộ
DTTS trong nước và quốc tế; nghiên cứu, đánh giá, khảo sát sâu công tácquản lý đào tạo Cao cấp LLCT cho cán bộ DTTS tại Học viện Chính trị khuvực III, trực thuộc Học viện CTQG Hồ Chí Minh
- Về thời gian: Nghiên cứu công tác quản lý đào tạo chương trình Caocấp LLCT cho cán bộ DTTS từ năm 2007 đến năm 2014 Phương hướng, giảipháp đến năm 2020
7 Phương pháp nghiên cứu
a Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Luận án dựa trên cơ sở hệ thống các quan điểm khoa học của ĐảngCộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và đào tạo, bồidưỡng cán bộ
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp các tư liệu, đặc biệt là cácvăn kiện, văn bản, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các tài liệu
và các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có nội dung liên quan đếnluận án được xuất bản hoặc công bố trên các tạp chí, sách, kỷ yếu hội thảo đểxác định cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu
b.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Luận án vận dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu khoa học liênngành và chuyên ngành, trong đó chú trọng kết hợp các phương pháp:
Trang 6- Phương pháp tổng kết thực tiễn: Tổng hợp các số liệu về công tác
quản lý đào tạo cán bộ DTTS qua quá trình nghiên cứu thu thập được từ các
hồ sơ lưu, báo cáo tổng kết, đánh giá công tác quản lý đào tạo cán bộ DTTSlàm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo cho đối tượng này
- Phương pháp điều tra:
+ Điều tra, khảo sát HV là cán bộ DTTS đã và đang học chương trìnhCao cấp LLCT
+ Điều tra, khảo sát đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, GV trực tiếp vàgián tiếp tham gia quản lý đào tạo Cao cấp LLCT cho cán bộ DTTS
+ Điều tra, khảo sát cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc Ban Tổ chức cáctỉnh; cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan trực tiếp cử cán bộ đi học
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra theo nội dung nghiên cứu
Mục đích của phương pháp là thu thập số liệu để đánh giá thực trạngcông tác quản lý đào tạo Cao cấp LLCT cho cán bộ DTTS làm cơ sở đề xuấtcác giải pháp quản lý đào tạo phù hợp đối với đối tượng này tại Học việnCTQG Hồ Chí Minh
- Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia: Lấy ý kiến đánh giá của các
nhà khoa học, các nhà quản lý, nhà giáo có kinh nghiệm trong quản lý đào tạo
và giảng dạy cán bộ DTTS
- Phương pháp khảo nghiệm và thực nghiệm tác động vào thực tiễn:
nhằm phân tích, đánh giá rút ra những kết luận cần thiết, khẳng định tính khoahọc và tính khả thi của các giải pháp quản lý đào tạo Cao cấp LLCT cho cán
bộ DTTS một cách khách quan
- Phương pháp thống kê kinh tế - xã hội: Sử dụng phương pháp nàymục đích để xử lý số liệu kết quả điều tra; phân tích vấn đề nghiên cứu; đánhgiá độ tin cậy của số liệu điều tra
Trang 78 Những luận điểm bảo vệ
- Cán bộ DTTS là nguồn lực quan trọng tham gia lãnh đạo, quản lýtrong các cơ quan, tổ chức chính quyền các cấp; là lực lượng góp phần quyếtđịnh sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và ổn định an ninh quốc phòng vùngdân tộc miền núi trong bối cảnh hiện nay
- Đào tạo một cách hệ thống nhằm tăng cường NLHĐTT cho đội ngũcán bộ DTTS là nhiệm vụ chính trị mang tầm chiến lược của Đảng và Nhànước, trong đó có vai trò trách nhiệm của hệ thống Học viện chính trị
- Để cán bộ DTTS đảm đương được nhiệm vụ do Đảng và Nhà nướcgiao phó trong giai đoạn hiện nay, cần phải đặc biệt chú trọng công tác quản
lý đào tạo Cao cấp LLCT nhằm tăng cường NLHĐTT cho cán bộ DTTS
- Quản lý quá trình đào tạo Cao cấp LLCT cho cán bộ DTTS nhằmnâng cao NLHĐTT phải được quán triệt chặt chẽ, đồng bộ từ khâu phát triểnchương trình đào tạo, kế hoạch hóa công tác HV, phát triển đội ngũ GV theoyêu cầu chuẩn hóa đội ngũ, hoàn thiện cơ sở vật chất và xây dựng cơ chế phốihợp quản lý một cách hệ thống
9 Những đóng góp mới của luận án
- Luận án làm rõ thêm nội hàm của một số khái niệm: năng lực,NLHĐTT, cán bộ DTTS, cao cấp LLCT
- Luận án chỉ ra yêu cầu khách quan về đổi mới công tác quản lý đàotạo nhằm tăng cường NLHĐTT cho cán bộ DTTS
- Xác định các nội dung quản lý đào tạo Cao cấp LLCT nhằm tăngcường NLHĐTT cho cán bộ DTTS
- Thông qua phương pháp nghiên cứu thực tiễn, luận án đánh giá thựctrạng công tác quản lý đào tạo Cao cấp LLCT cho cán bộ DTTS, xác địnhnhững yếu kém, hạn chế và nguyên nhân của công tác này trong bối cảnh hiệnnay
Trang 8- Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp quản lýđào tạo Cao cấp LLCT nhằm tăng cường NLHĐTT cho cán bộ DTTS.
10 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụlục, luận án kết cấu làm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo Cao cấp lý luận chính trị
cho cán bộ dân tộc thiểu số tại các Học viện chính trị và kinh nghiệm quốc tế
Chương 2: Thực trạng quản lý đào tạo Cao cấp lý luận chính trị cho
cán bộ dân tộc thiểu số tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý đào tạo Cao cấp lý luận chính
trị cho cán bộ dân tộc thiểu số tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minhtrong bối cảnh hiện nay
Trang 9CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CÁC HỌC
VIỆN CHÍNH TRỊ VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
1.1 Tổng quan về nghiên cứu vấn đề
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là vấn đề được hầu hết các nướctrên thế giới đặc biệt quan tâm Đối với Việt Nam, công tác đào tạo, huấnluyện cán bộ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập, lãnh đạo và rènluyện Đảng đặc biệt quan tâm và khẳng định “cán bộ là cái gốc của mọi côngviệc”[54, tr.309] và “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”[54,tr.309] Quan điểm của Người là những định hướng quan trọng góp phần thựchiện thành công nhiệm vụ xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ qua các thời
kỳ cách mạng
Tác giả Đức Vượng đã tổng hợp khá rõ nét các quan điểm của Người
về công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ qua các công trình “Hồ Chí Minh đàotạo cán bộ và trọng dụng nhân tài”, “Hồ Chí Minh về vấn đề đào tạo cán bộ”.Theo Bác, trước tiên vai trò quan trọng của công tác đào tạo, huấn luyện cán
bộ đó chính là mục tiêu và phương châm đào tạo cán bộ lý luận phải dámnghĩ, dám làm: “Học lý luận không phải để nói mép, nhưng biết lý luận màkhông thực hành là lý luận suông Học là để áp dụng vào việc làm Làm màkhông có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừahay vấp váp Có lý luận thì mới hiểu được mọi việc trong xã hội, trong phongtrào để chủ trương cho đúng, làm cho đúng”[55, tr.357] Cán bộ được huấnluyện sau khi học “họ có thể tự mình tìm ra phương hướng chính trị, có thểlàm những công việc thực tế, có thể trở nên người tổ chức và lãnh đạo” [82,tr.55] Kế hoạch mở lớp phải hợp lý, phân cấp đào tạo phải phù hợp “mở lớpnào cho ra lớp ấy; lựa chọn người dạy và người học cho cẩn thận; đừng mởlớp lung tung” [55, tr.363] Người huấn luyện phải thực sự có chuyên môn
Trang 10sâu, có tinh thần phấn đấu không ngừng trong học tập để phục vụ sự nghiệpgiáo dục “người huấn luyện của Đoàn thể phải làm kiểu mẫu về mọi mặt: tưtưởng, đạo đức, lề lối làm việc” [56 tr.356] và “phải học thêm mãi thì mớilàm được công việc huấn luyện của mình người huấn luyện nào tự cho làmình biết đủ cả rồi, thì người đó dốt nhất”[55, tr.356] Đối tượng huấn luyệntrước hết phải là cán bộ, nhất là cán bộ có chức, có quyền, cán bộ lãnh đạochủ chốt của Đảng, của Nhà nước và các tổ chức đoàn thể ở địa phương Nộidung huấn luyện bao hàm trên tất cả các mặt về lý luận chính trị, chuyên mônnghiệp vụ và rèn luyện tư cách phẩm chất đạo đức, chú trọng đến huấn luyện
lý luận chính trị về thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn mà tiêu biểu đó làchủ nghĩa Mác - Lênin; nội dung chương trình đào tạo phải thiết thực, ngắnngọn, phù hợp với nhận thức của cán bộ DTTS; phương pháp đào tạo luônluôn chú ý đến lý luận liên hệ với thực tiễn “thực tiễn mà không có lý luậnhướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng Lý luận mà không liên hệ với thựctiễn là lý luận suông”[57, tr.73] Đối với cán bộ DTTS, phương pháp đào tạophải đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, không rập khuôn, máy móc,các dân tộc khác nhau, phương pháp đào tạo cũng khác nhau “một tỉnh cóđồng bào Thái, đồng bào Mèo thì tuyên truyền, huấn luyện đối với đồng bàoThái khác, đồng bào Mèo khác”[57, tr.303]
Những quan điểm trên của Bác đã trở thành những bài học vô cùng giátrị, làm nền tảng tư tưởng giúp Đảng và Nhà nước ta trên con đường xây dựng
và phát triển đội ngũ cán bộ phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của đất nước.Trong những năm qua, nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, đặc biệt về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS đã được các nhà nghiên cứu
đề cập một cách sâu sắc, có thể tiếp cận vấn đề này dưới các góc độ khácnhau như:
+ Nghiên cứu về quản lý đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cán bộ dân tộc thiểu số: Đây là mảng nghiên cứu thu hút nhiều nhà khoa học tham
Trang 11gia nhấn mạnh đến vị trí, vai trò của cán bộ DTTS đối với quá trình phát triểnkinh tế, xã hội vùng dân tộc miền núi Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã tácđộng không nhỏ đến phát triển nguồn nhân lực cán bộ DTTS, một số các côngtrình nghiên cứu tiêu biểu như:
Cuốn sách“Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Luận cứ và giải pháp” [69] của các tác giả Lê Phương Thảo, Nguyễn Cúc, Doãn Hùng đã
khẳng định quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân tộc và chính sách dân tộc,đặc biệt đối với cán bộ DTTS qua từng giai đoạn lịch sử Đó là những nộidung cơ bản làm luận cứ khoa học cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ởnước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH Công trình đánh giá sâu sắc thựctrạng đội ngũ cán bộ DTTS theo các đối tượng khác nhau; phân tích và luậngiải vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ DTTS trong giai đoạn hiện nay phải gắnvới thực tiễn lịch sử cách mạng của đất nước, đặc biệt là gắn với yêu cầu pháttriển kinh tế - xã hội của vùng, miền, địa phương khu vực miền núi Các giảipháp cơ bản chú trọng các khâu tạo nguồn, qui hoạch, đào tạo, bố trí và sửdụng cán bộ; phát huy vai trò của hệ thống các Trường chính trị trong đào tạo,bồi dưỡng cán bộ; qui hoạch phát triển và hoàn thiện hệ thống chính trị ởmiền núi, vùng dân tộc và đổi mới chính sách giáo dục - đào tạo đối với cán
bộ DTTS trong giai đoạn hiện nay
Cuốn sách “Một số vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện người các dân tộc Tây Nguyên” [59] do Lê Hữu Nghĩa chủ biên.
Công trình nghiên cứu sâu về xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ DTTSkhu vực Tây Nguyên trên cơ sở phân tích thực trạng, rút ra một số kinhnghiệm và đề xuất các giải pháp, trong đó có đề cập đến giải pháp tăng cườngcông tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ như: cụ thể hóa mục tiêu đào tạo phù hợpvới yêu cầu của đối tượng và thực tiễn tình hình ở Tây Nguyên; đổi mới nội
Trang 12dung, phương thức đào tạo đảm bảo tính hệ thống, cơ bản, hiện đại và thiếtthực giữa tri thức lý luận và tri thức kinh nghiệm, giữa lý luận và thực hành;tăng cường các điều kiện đảm bảo cho quá trình đào tạo; hoàn thiện cơ chếphối hợp và thực hiện chế độ chính sách ưu tiên đối với cán bộ DTTS.
Cuốn sách “Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay”[68] của tác giả Lô Quốc Toản đã phản ánh
những thành tựu của phát triển nguồn cán bộ DTTS thông qua việc khôi phục
và phát triển các trường dân tộc phổ thông nội trú, thực hiện chế độ cử tuyểnhọc sinh DTTS vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp Thực trạng côngtác phát triển nguồn cán bộ này còn gặp nhiều khó khăn, bất cập về nhận thức,
cơ chế, chính sách cũng như đầu tư cho công tác đào tạo nhằm nâng cao trình
độ của đội ngũ cán bộ DTTS Giải pháp tác giả đề ra là: tiếp tục củng cố vàhoàn thiện hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú; nâng cao chấtlượng giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng tuyển sinh, chất lượng đào tạo
dự bị đại học, hệ cử tuyển của các trường đại học, cao đẳng ở miền núi phíaBắc; quản lý chặt chẽ nguồn cán bộ DTTS từ cơ sở và làm tốt công tác quihoạch đội ngũ này ở tất cả các cấp, các ngành, lĩnh vực, kết hợp với phát hiện,bồi dưỡng nhân tài; thực hiện phân cấp phối hợp giữa các cấp, các ngành đểphát triển đội ngũ cán bộ DTTS; xây dựng cơ chế chính sách, pháp luật, đầu
tư tài chính nhằm từng bước xây dựng và hoàn thiện đội ngũ cán bộ DTTS ởcác cấp, các ngành đủ phẩm chất, năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp xây dựng và phát triển các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta
Một số công trình nghiên cứu khác: “Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” [70] của Nguyễn Đăng Thành; “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên hiện nay”[29] của Vũ Đình Hòe - Đoàn Minh Huấn nghiên cứu sâu nguồn nhân
lực DTTS ở nước ta trên cơ sở phân tích khái niệm, lý thuyết về nguồn nhân
Trang 13lực và phát triển nguồn nhân lực; những bài học kinh nghiệm của nước ngoài
về chính sách đối với người bản địa và DTTS; quá trình vận dụng đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực DTTS từ khithực hiện đường lối đổi mới đến nay; đề xuất các kiến nghị, giải pháp nângcao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ DTTS ở những địa bàn miền núi đôngđồng bào dân tộc sinh sống, đặc biệt ở các tỉnh miền núi phía Bắc và TâyNguyên
+ Nghiên cứu về quản lý đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ DTTS:
Đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ nói chung và cán bộ DTTS nói riêng lànhiệm vụ mang tính bắt buộc để chuẩn hóa đội ngũ và nâng cao năng lực trình
độ cán bộ Đề cập đến vấn đề này có các công trình tiêu biểu như:
Luận án “Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, hành chính cho đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã các tỉnh Tây Bắc giai đoạn hiện nay”[50] của
Cầm Thị Lai, nghiên cứu sâu về vấn đề đào tạo cán bộ chuyên trách cấp xã ởTây Bắc (hầu hết là cán bộ DTTS) trên cơ sở đánh giá trình độ chuyên môn,nghiệp vụ, năng lực công tác của đội ngũ này; nguyên nhân dẫn đến nhữngbất cập của công tác lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp cơ sở cáctỉnh Tây Bắc Tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản như: đẩy mạnh đổimới nội dung, chương trình, phương pháp cho phù hợp với đối tượng và điềukiện thực tiễn theo vùng, miền; gắn công tác đào tạo với công tác qui hoạchcán bộ của địa phương; tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho GV nhằm phục
vụ tốt cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS Công trình có giá trịtham khảo nhất định trong vấn đề xác định yêu cầu và vai trò của công tácđào tạo LLCT đối với cán bộ nói chung và cán bộ DTTS ở từng khu vực miềnnúi nói riêng
Tổng quan đề tài cấp Bộ “Những căn cứ lý luận và thực tiễn xác định nội dung, chương trình đào tạo cán bộ chủ chốt cơ sở miền núi đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn hiện nay”[79] của Trần Ngọc Uẩn nhấn
Trang 14mạnh việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo cho cán bộ chủ chốt cơ sởmiền núi phải phù hợp với đối tượng đào tạo và sát với thực tiễn miền núi Bổ
sung nghiên cứu trên, tác giả có công trình “Phương thức đào tạo cán bộ ở các trường chính trị tỉnh, thành phố trong thời kỳ mới”[80] nghiên cứu sâu về
vị trí, vai trò, đối tượng đào tạo và chương trình đào tạo cán bộ cơ sở hiện naytheo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII), trong đó nổi bật là công
tác tổ chức đào tạo thí điểm ở một số Trường chính trị đối với “chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo cơ sở miền núi”, “chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở Tây Nguyên” Từ những hạn chế về chương trình đào tạo; đội
ngũ GV; cơ sở vật chất - kỹ thuật; chế độ chính sách, tác giả đề xuất các giải
pháp: thực hiện “đào tạo cơ bản”, “bồi dưỡng theo chức danh” cho cán bộ cơ
sở; rà soát hệ thống chương trình đào tạo tiến tới xây dựng và ban hành hệthống chương trình đào tạo thống nhất; điều chỉnh hình thức đào tạo và đổimới phương pháp giảng dạy; tăng cường công tác quản lý dạy và học; bồidưỡng nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ GV; tăng cường đầu tư nhân lực,vật lực phục vụ cho công tác đào tạo
Cuốn sách “Một số vấn đề về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chính trị ở miền Trung và Tây Nguyên”[63] của tập thể đội ngũ giảng
viên Phân viện Đà Nẵng, đề cập đến thực trạng và đề xuất các giải pháp quản
lý nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộlãnh đạo, quản lý các tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đặc biệt là đàotạo cán bộ cấp huyện người DTTS
Đề tài cấp Bộ “Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện người dân tộc thiểu số Tây Nguyên” [52] của tác
giả Nguyễn Văn Lý, từ bản chất của tư duy lý luận và tính tất yếu cần phảinâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấphuyện người DTTS ở Tây Nguyên, tác giả nhấn mạnh tư duy lý luận sẽ là cơ
sở giúp cho cán bộ DTTS nhận thức và vận dụng một cách sâu sắc bản chất
Trang 15cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và sẽtăng cường NLHĐTT cho đội ngũ này ở địa phương Công trình góp phầnkhẳng định tầm quan trọng của công tác đào tạo LLCT cho cán bộ DTTS vàgiành một phần nhấn mạnh đến vai trò của Học viện chính trị là phải quantâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đối tượng này nhằm nâng cao năng lực
tư duy lý luận trong giai đoạn hiện nay
+ Nghiên cứu về quản lý đào tạo trong hệ thống Học viện chính trị:
Xét theo nghĩa rộng, đối tượng đào tạo ở các Học viện chính trị là cán bộ lãnhđạo, quản lý đang công tác trong các tổ chức bộ máy chính quyền các cấp,trong đó bao gồm cả cán bộ DTTS Nghiên cứu về quản lý đào tạo cán bộ ởcác cơ sở đào tạo nói trên có công trình:
Luận án “Quản lý hoạt động đào tạo cán bộ lãnh đạo ở Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay”[81]
của Nguyễn Thị Hồng Vân đã đề cập và phân tích khá sâu sắc về quản lý hoạtđộng đào tạo ở Học viện CTQG Hồ Chí Minh, một cơ sở đào tạo mang tínhđặc thù trong hệ thống chính trị Từ việc nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạtđộng đào tạo tác giả đưa ra định hướng và quan điểm đổi mới quản lý hoạtđộng đào tạo ở Học viện trong bối cảnh hiện nay, tuy nhiên xét tổng thể vềmối quan hệ đào tạo cũng như chức năng, nhiệm vụ của Học viện, tác giảchưa đề cập đến đối tượng đào tạo là cán bộ DTTS, những bất cập trong quản
lý đào tạo đối tượng này đang là vấn đề cần được quan tâm đối với các cơ sởđào tạo trong hệ thống Học viện chính trị
Đề tài cấp Bộ “Nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2010-2020)”[74] của Tạ Ngọc Tấn đã tập trung làm rõ cơ sở phương
pháp luận về các vấn đề liên quan đến việc đánh giá và đổi mới công tác đàotạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị trong xu thế
Trang 16đổi mới của đất nước; đề xuất hệ thống các giải pháp cụ thể nhằm nâng caochất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo phâncấp đào tạo.
Ngoài ra, còn các công trình nghiên cứu về chất lượng và hiệu quả công
tác đào tạo cán bộ ở hệ thống Học viện như: “Qui mô và hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Học viện”[76] của Phí Ngọc Tiếp;
"Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp phát triển”[53] do Hà Lan làm chủ nhiệm (2004-2006); “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh- vấn đề và kinh nghiệm”[48] của Vũ Nhật Khải;
“Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”[67] của Nguyễn Phú Trọng - Trần Xuân Sầm; “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống trường chính trị, trường đoàn thể ở Trung ương hiện nay”[77] của Phạm Quang Thọ, tuy nhiên, các công
trình trên chủ yếu đề cập đến việc nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ nóichung trong hệ thống Học viện chưa đề cập sâu chất lượng đào tạo cán bộDTTS, một đối tượng đang được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước vàcác chính quyền địa phương vùng miền núi
Trong xu thế phát triển, nhiều nước trên thế giới ngày càng nhận thứcđược rằng, con người là nhân tố quyết định đến sự phát triển bền vững của đấtnước, nếu quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng con ngườiđúng hướng sẽ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao
hiệu xuất công tác và quản lý nhà nước, đồng thời đảm bảo cho việc khai phá năng lực trong tình hình thế giới ngày càng đi vào cạnh tranh gay gắt Qua
nghiên cứu cho thấy, vấn đề quản lý đào tạo cán bộ, công chức phục vụ chocông tác quản lý điều hành bộ máy chính quyền đã được các nước đặc biệtquan tâm Từng nước có chiến lược quản lý và phát triển nâng cao năng lực
Trang 17con người theo những phương thức khác nhau Trung Quốc là một nước đangphát triển, mục tiêu đào tạo cán bộ của Trung Quốc trong thế kỷ XXI là xâydựng đội ngũ cán bộ không chỉ có tố chất cao, có tri thức, am hiểu thực tiễn,
có chuyên môn sâu, mà còn trung thành với chủ nghĩa Mác, kiên trì conđường XHCN mang màu sắc Trung Quốc, biết quản lý Đảng, quản lý Nhànước, quản lý quân đội Chính vì lẽ đó, hầu hết cán bộ, công chức được đàotạo cơ bản, đặc biệt phải qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng LLCT trong hệthống các trường Đảng Chương trình đào tạo cán bộ của Trung Quốc tậptrung cải cách trên bốn mặt: tăng cường cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác; mở
rộng “tầm nhìn thế giới”; bồi dưỡng “tư duy chiến lược” và tăng cường tu
và tầm nhìn chiến lược trong xu thế phát triển của thế giới, tăng cường các kỹnăng lãnh đạo, quản lý cho công chức nhà nước Đối với các chương trìnhdành cho quan chức cấp cao của Nhà nước, chú trọng tăng cường năng lực tổchức thực hiện, năng lực huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lựcnhằm thúc đẩy sự phát triển của đất nước
Nhìn chung, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và cán bộDTTS được nhiều công trình tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên,quản lý đào tạo cao cấp LLCT cho cán bộ DTTS ở Học viện CTQG Hồ ChíMinh chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, những tiếp cận nghiêncứu trên sẽ giúp chúng tôi kế thừa có chọn lọc nhằm từng bước hoàn thiện đề
Trang 18tài nghiên cứu góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo cán bộ DTTS ởHọc viện CTQG Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay.
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Quản lý
Quản lý là tác động có ý thức để chỉ huy, điều khiển các hoạt động xãhội và hành vi của con người nhằm đạt được mục đích của người quản lý vàphù hợp với qui luật khách quan C.Mác coi quản lý là một đặc điểm vốn có
và bất biến về mặt lịch sử của đời sống xã hội “tất cả mọi lao động xã hội trựctiếp hay lao động chung nào tiến hành trên một qui mô tương đối lớn, thì ítnhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân
và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơthể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó Mộtngười độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cầnphải có nhạc trưởng”[8,tr 480]
Harold Koontz, tác giả người Mỹ cho rằng: “Quản lý là một hoạt độngthiết yếu nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mụcđích của nhóm Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môitrường trong đó con người có thể đạt được cả mục đích của nhóm với thờigian, tiền bạc vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất ” [33, tr.29]
F.W.Taylor là nhà thực hành về quản lý lao động và nghiên cứu cácthao tác đưa ra định nghĩa: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốnngười khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốtnhất và rẻ nhất” [75, tr.1]
Một số tác giả trong nước đã đưa ra những định nghĩa khác về quản lý:theo tác giả Phan Văn Kha “quản lý là một tập hợp các hoạt động lập kếhoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các quá trình tự nhiên, xã hội, khoa học, kỹthuật và công nghệ để chúng phát triển hợp qui luật, các nguồn lực (hiện hữu
Trang 19và tiềm năng) vật chất và tinh thần, hệ thống tổ chức và các thành viên thuộc
hệ thống, các hoạt động để đạt được mục đích đã định”[46, tr.10]; “Quản lý làtác động có định hướng có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đếnkhách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm cho tổ chức vậnhành và đạt mục đích của tổ chức” [6, tr.9]; hay “quản lý được coi là sự kếthợp của quản và lý Quản là cai trị, coi sóc, trông nom hệ thống nào đó, đưa
hệ thống đó và thế ổn định, có trật tự; lý là sắp xếp, tổ chức để làm cho hệthống đó đi đến sự phát triển Như vậy, quản lý là sự tích hợp của hai mặt: lý
và quản đưa nó vào một thế ổn định và phát triển”[5, tr.64]
Có thể thấy, tùy theo cách tiếp cận khác nhau các tác giả có thể đưa ranhững khái niệm về quản lý khác nhau, nhưng bản chất của hoạt động quản lýđều là sự tác động hợp qui luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý
nhằm đạt được mục tiêu đã định Như vậy, quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý thông qua việc lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra các hoạt động của hệ thống, tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã định.
1.2.2 Đào tạo
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, đào tạo có nghĩa là “dạy dỗ, rèn luyện đểtrở nên người có hiểu biết, có nghề nghiệp”[27, tr.593] Theo Từ điển Giáodục học, đào tạo là “quá trình chuyển giao có hệ thống, có phương phápnhững kinh nghiệm, những tri thức, những kỹ năng, kỹ xảo, đồng thời bồidưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế cho người học
đi vào cuộc sống lao động tự lập và góp phần xây dựng và bảo vệ đấtnước”[71, tr.76]
Đào tạo còn được hiểu đó là quá trình tác động đến con người làm chongười đó nắm vững tri thức, kỹ năng, thái độ một cách hệ thống, có khả năngthực hiện có hiệu quả những hoạt động nghề nghiệp nhất định Khái niệm đàotạo có những điểm khác biệt so với khái niệm giáo dục, giáo dục mang một ý
Trang 20nghĩa chung, phản ánh quá trình truyền thụ, lĩnh hội tri thức của loài người,qua đó làm biến đổi nhân cách; còn đào tạo là hoạt động được qui định vềphạm vi, cấp độ, cấu trúc, qui trình một cách chặt chẽ với những hạn định cụthể về mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo và có hệ thống cho mỗi khoáhọc với những thời gian, trình độ và tính chất cụ thể Quá trình này được tiếnhành ở các cơ sở giáo dục đào tạo khác nhau, tuỳ từng cấp học, thời gian học
và nội dung đào tạo của mỗi khoá học, người học sẽ được cấp bằng tốt nghiệptương ứng với trình độ, chương trình đã đào tạo nếu đạt được những yêu cầucủa khóa học, về tính chất, đào tạo là một thuộc tính cơ bản của quá trình giáodục
Ngày nay, đào tạo không còn là quá trình chuyển giao một chiều màbằng những phương tiện dạy - học hiện đại Các cơ sở đào tạo tiến hành đổimới phương pháp giảng dạy giúp người học chủ động tích cực, tự chiếm lĩnh
và trang bị tri thức cho bản thân, đó là quá trình đào tạo được chuyển biếnthành quá trình tự đào tạo của người học Chất lượng đào tạo sẽ đạt được hiệuquả tốt nhất nếu quá trình đào tạo chuyển biến theo phương thức này, ngườihọc sẽ được truyền đạt những kinh nghiệm, được mở rộng tầm hiểu biết vàđược bù đắp những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng, thái độ để không chỉ làmtốt công việc được giao mà còn đương đầu với những thay đổi, thách thức củamôi trường xung quang có ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức
Như vậy, đào tạo được xác định là quá trình làm biến đổi hành vi con người thông qua quá trình truyền đạt và tiếp nhận tri thức một cách có hệ thống với sự hỗ trợ của các phương tiện cần thiết hay nói cách khác đào tạo
là quá trình hoạt động thống nhất hữu cơ của hai mặt dạy và học Thông qua
đào tạo, mỗi người sẽ được trang bị những kiến thức nhất định về chuyênmôn, nghiệp vụ, kỹ năng cần thiết để họ có thể đảm nhận được công việc vàhoàn thành một cách tốt nhất theo yêu cầu của tổ chức hoặc nhu cầu của cánhân
Trang 211.2.3 Quản lý đào tạo
Trong nhà trường, đào tạo là hoạt động quan trọng thể hiện bản chất,chức năng, nhiệm vụ theo yêu cầu của xã hội Nếu bản chất của đào tạo làhoạt động thống nhất hữu cơ của hai mặt dạy và học như đã phân tích ở trênthì quản lý đào tạo là quá trình tác động của chủ thể quản lý thực hiện đối vớitất cả các nhân tố, các hoạt động và quá trình diễn ra trong phạm vi của nhàtrường, mục đích cuối cùng là nhằm mang lại hiệu quả mà hoạt động đào tạohướng đến
Đối tượng quản lý trong nhà trường bao gồm: lực lượng tham gia đàotạo (cán bộ quản lý, giảng viên, học viên, cán bộ phục vụ); các hoạt động đàotạo; các nguồn lực khác tham gia công tác đào tạo Tuy nhiên, đối với những
cơ sở đào tạo khác nhau, các yếu tố của quá trình đào tạo có đối tượng quản lýkhác nhau tùy thuộc vào từng lĩnh vực cụ thể của quá trình đào tạo và tất cảcác đối tượng quản lý đều được quản lý theo bốn chức năng cơ bản: xây dựng
kế hoạch; thiết kế và xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch; chỉ đạo; kiểm tra,đánh giá quá trình thực hiện và kết quả thực hiện kế hoạch [46,tr.15]
Với khái niệm quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra, cùng với
việc xác định rõ đối tượng quản lý, các thành tố liên quan vận dụng vào lĩnh
vực đào tạo, có thể hiểu: Quản lý đào tạo là quá trình tác động có mục đích,
có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra.
1.2.4 Cao cấp lý luận chính trị
Lý luận chính trị là một khái niệm mang nghĩa rộng, theo từ điển Giáo
dục học, lý luận là “hình thức cao nhất của tư duy khoa học, là hệ thống các
khái niệm, các phạm trù, các qui luật phản ánh những thuộc tính cơ bản,những mối liên hệ của các sự vật trong thực tiễn Lý luận là yếu tố cấu trúc cơ
Trang 22bản của khoa học, nó liên kết những sự việc, những vấn đề, những giả định,những phương pháp nhận thức v.v…thành một thể thống nhất”[71, tr 236].
Theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh, “lý luận là đem thực tế trong lịch sử,trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõràng, làm thành kết luận Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế Đó là lýluận chân chính”[54, tr.237]
Xét về bản chất lý luận có thể hiểu đó là hệ thống những tri thức đượckhái quát từ kinh nghiệm thực tiễn phản ánh những mối quan hệ bản chất, tấtnhiên mang tính qui luật của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan vàđược biểu đạt bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, qui luật
Chính trị là một lĩnh vực đặc biệt, phức tạp, liên quan đến lợi ích trựctiếp của các giai cấp và các lực lượng trong xã hội nên có nhiều cách tiếp cậnkhác nhau: Theo Từ điển Bách khoa thư Hà Nội, chính trị theo nghĩa chungnhất đó là “tất cả các hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dântộc, quốc gia và các tập đoàn xã hội xoay quanh một vấn đề trọng tâm, làgiành, giữ và sử dụng chính quyền Nhà nước”[73, tr.17] Theo Đại Từ điểnTiếng Việt, chính trị được hiểu là “những vấn đề về điều hành bộ máy nhànước hoặc những hoạt động của giai cấp, chính đảng nhằm giành hoặc duy trìquyền điều hành nhà nước”[27, tr.369]
Từ những phân tích ở trên, LLCT là hệ thống những quan điểm, tưtưởng, tri thức về đấu tranh giai cấp, về lãnh đạo quần chúng giành, giữ vàxây dựng chính quyền, về quản lý nhà nước Thực tiễn ở Việt Nam, LLCTthường được hiểu đó là hệ thống những quan điểm, tri thức về đấu tranh giaicấp; về lãnh đạo quần chúng giành, giữ và xây dựng chính quyền; về quản lýnhà nước trên cơ sở nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
Vậy, cao cấp LLCT là một chương trình đào tạo có tính đặc thù trong
hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó trang bị hệ thống
Trang 23cơ bản về lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và hệ thống lý luận cơ bản của các khoa học chuyên ngành nhằm giúp cho việc lãnh đạo, quản lý và điều hành tổ chức bộ máy của Đảng và Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội.
1.3 Cán bộ dân tộc thiểu số và yêu cầu nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn trong bối cảnh hiện nay
1.3.1 Cán bộ dân tộc thiểu số
1.3.1.1 Khái niệm cán bộ dân tộc thiểu số
Thuật ngữ “cán bộ DTTS” được sử dụng nhiều trong các văn bản của
Đảng và Nhà nước, tuy nhiên khái niệm về thuật ngữ này vẫn đang được cácnhà khoa học nghiên cứu để đi đến một quan điểm thống nhất
Thực chất “cán bộ DTTS” chính là cán bộ dân tộc ít người, là cụm từ đồng nghĩa và tập hợp bởi khái niệm “cán bộ” và “dân tộc thiểu số”, để hiểu bản chất của khái niệm cán bộ DTTS, trước tiên cần làm rõ khái niệm “dân tộc thiểu số”.
Trong Đại từ điển Tiếng Việt, “dân tộc thiểu số" được định nghĩa khá
cô đọng, đó là dân tộc có số dân ít, cư trú trong cộng đồng quốc gia nhiều dântộc (có một dân tộc đa số) sống trong vùng hẻo lánh, ngoại vi, vùng ít pháttriển về kinh tế xã hội [27, tr.520] Thực tiễn ở nước ta có 54 dân tộc trongcộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc kinh là dân tộc chiếm số đông, còn
lại 53 dân tộc anh em khác có số dân ít hơn gọi là “dân tộc thiểu số”.
Một số công trình nghiên cứu về cán bộ DTTS đưa ra khái niệm: đó lànhững người công tác trong một tổ chức xác định của hệ thống chính trị; cóthành phần dân tộc xuất thân từ các DTTS; có những trách nhiệm và quyềnhạn nhất định được tổ chức giao phó; có năng lực và trình độ công tác đápứng các yêu cầu của nhiệm vụ được giao; có phẩm chất đạo đức cách mạng;
Trang 24có nghĩa vụ tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ Quốc và nhân dân, hếtlòng tận tụy phục vụ nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì lợi ích tối caocủa Đảng, của Tổ quốc và nhân dân [68, tr.19].
Hiểu theo nghĩa chung nhất cán bộ DTTS là chỉ những người có thành phần xuất thân từ các DTTS, tham gia công tác trong một tổ chức xác định của hệ thống chính trị, có đầy đủ tư cách, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị.
1.3.1.2 Vị trí, vai trò cán bộ dân tộc thiểu số trong đời sống chính trị của đất nước
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “cán bộ là những ngườiđem chính sách của Đảng, của Chính Phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ vàthi hành Đồng thời, đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, choChính Phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng”[56, tr.54], điều này càng có ýnghĩa hơn khi gắn với vai trò của cán bộ DTTS đối với sự nghiệp xây dựng vàphát triển các vùng dân tộc Nhìn chung, do sống và làm việc trên địa bànmiền núi nên cán bộ DTTS có vị trí, vai trò giống nhau nhưng tùy vào điềukiện, hoàn cảnh khác nhau của từng vùng, miền về kinh tế, văn hóa, chính trị,
xã hội mà họ có vị trí, vai trò mang tính đặc thù trong lãnh đạo, quản lý
Hiện nay, ở hầu hết các tỉnh miền núi đa phần đều có sự góp mặt củacán bộ DTTS là những cá nhân đại diện cho dân tộc mình tham gia công tác ởnhững vị trí khác nhau trong các cơ quan chính quyền các cấp Đối với cán bộDTTS khu vực miền Trung - Tây Nguyên, ngoài những đặc điểm mang tínhtích cực, có tác động to lớn đến đồng bào các dân tộc, vẫn còn những hạn chế
về cơ cấu, năng lực công tác nhưng vị trí, vai trò của họ lại ảnh hưởng rất lớnđến quá trình phát triển kinh tế, xã hội, ổn định an ninh quốc phòng vùng dântộc miền núi Đặc biệt, đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là cán bộDTTS công tác ở các cơ quan cấp huyện thị và tương đương thuộc đối tượng
Trang 25đào tạo cao cấp LLCT tại các Học viện chính trị lại có vị trí, vai trò hết sứcquan trọng:
+ Cán bộ DTTS là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò chủ đạo trong quá trình xây dựng tổ chức bộ máy chính quyền địa phương vùng miền núi vững mạnh Đối với vùng miền núi đông đồng bào dân tộc sinh sống thì vai trò của
cán bộ DTTS không thể thiếu trong bất cứ lĩnh vực công tác nào Họ là nhữngtrụ cột, là những người tham gia điều hành tổ chức bộ máy ở cơ sở và gópphần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị do Đảng và nhân dân giao phó Bộ máychính quyền địa phương đang dần dần được cải cách và hoàn thiện, đội ngũcán bộ đoàn kết, nhất trí xây dựng phong trào cách mạng quần chúng ngàycàng sâu rộng Là lực lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý tại chỗ, cán bộ DTTSsống và làm việc, có quan hệ gần gũi với nhân dân, điều này càng khẳng địnhhơn vị trí, vai trò cán bộ DTTS Để phát huy vị thế của cán bộ DTTS đối vớicông tác lãnh đạo, quản lý tại địa phương vùng đồng bào dân tộc, cần đặc biệtquan tâm đối với đội ngũ cán bộ DTTS để họ thực sự là lực lượng “nòng cốt”
đi đầu trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội, ổn định
an ninh quốc phòng ở địa phương trong giai đoạn hiện nay
+ Cán bộ DTTS đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở địa phương vùng dân tộc miền núi Vai trò này của cán bộ DTTS thể hiện rõ
qua thực tiễn đạt được trên các mặt của đời sống xã hội ở địa phương vùngdân tộc miền núi trong nhiều năm qua Với trách nhiệm và vai trò của mình,
họ đã góp phần xây dựng kế hoạch, phương hướng nhiệm vụ, đôn đốc, kiểmtra, giám sát quá trình thực hiện và làm cho chủ trương, đường lối chính sách,pháp luật của Đảng và Nhà nước trở thành hiện thực Tuy nhiên, để thực hiệntốt vai trò của mình cán bộ DTTS phải thực sự là những người có năng lựcđối với từng nhiệm vụ chính trị được giao; hiểu và lĩnh hội sâu sắc quan điểm,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có khả năng cụ thể
Trang 26hóa vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng công việc, từng lĩnh vực, từngvùng miền khác nhau Những kinh nghiệm quí báu từ thực tiễn của cán bộDTTS sẽ giúp Đảng và Nhà nước bổ sung, hoàn chỉnh chủ trương, đường lốicủa Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ngày càng hoàn thiện.
+ Cán bộ DTTS quyết định lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo
an ninh chính trị và xây dựng tình đoàn kết các dân tộc Với vai trò là đội ngũ
trụ cột ở địa phương, lãnh đạo chỉ đạo việc thực hiện chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước, cán bộ DTTS góp phần cải thiện tình hình kinh tế, xãhội vùng miền núi, nâng cao đời sống của nhân dân các dân tộc; giữ vữngquốc phòng, an ninh nhất là an ninh nông thôn và biên giới Bên cạnh nhữngthành quả đạt được, hầu hết các vùng miền núi còn gặp nhiều khó khăn, tháchthức do tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau: đời sống vật chất và tinh thầncủa người dân vẫn còn thấp, trình độ dân trí của đồng bào dân tộc chưa cao,một số phong tục tập quán lạc hậu vẫn tồn tại, hiểu biết về chủ trương, đườnglối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước còn hạn chế Điều đángquan tâm, có những vùng đông đồng bào dân tộc sinh sống, các thế lực thùđịch ra sức lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền nhằm kíchđộng, chia rẽ khối đoàn kết các dân tộc và xuyên tạc chống phá lại chế độ ta,
do đó để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh, chínhtrị làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, cán bộDTTS phải là lực lượng nòng cốt, vững vàng về lập trường tư tưởng, có quanđiểm cách mạng, nhận thức chính trị và phẩm chất đạo đức tốt để lãnh đạo,chỉ đạo xây dựng tình đoàn kết các dân tộc ở địa phương
+ Cán bộ DTTS là những người có khả năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục đồng bào dân tộc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Đây là thế mạnh của đội ngũ cán bộ
DTTS hiện nay, đa số cán bộ DTTS tham gia công tác trong các tổ chức chínhquyền ở địa phương là những người có uy tín, tiếng nói của họ có ảnh hưởng
Trang 27to lớn đến tình cảm và nhận thức của người dân Do thấu hiểu phong tục tậpquán, ngôn ngữ đồng bào địa phương nên cán bộ DTTS có thể đi sâu, đi sátnắm bắt đời sống, tâm tư, nguyện vọng của người dân và có phương pháp vậnđộng, thuyết phục đồng bào thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của côngdân, giữ vững trật tự an ninh xã hội, ngăn chặn những hành vi vi phạm phápluật, giúp đồng bào tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước và tham gia, cống hiến sức mình cho sự nghiệp xâydựng và phát triển địa phương.
1.3.1.3 Đặc điểm cán bộ dân tộc thiểu số
Cán bộ DTTS ở nước ta chủ yếu sinh sống ở các vùng trọng điểm nhưTây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ và một số tỉnh miền núi trên cả nước.Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở Việt Nam ngày 1/4/2009, DTTS ở nước
ta có trên 12,2 triệu người trong tổng số 85,5 triệu người, chiếm tỷ lệ 14,3%dân số Trong số đó, các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, DTTS
số chiếm 78,56% và phân bố theo tỷ lệ: các tỉnh miền núi Tây Bắc chiếm tỷ lệ54,68%; Tây Nguyên chiếm tỷ lệ 35,29%; đồng bằng sông Cửu Long chiếm
tỷ lệ 13,84%
Liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài, miền Trung -Tây Nguyên
là khu vực có số lượng lớn đồng bào các dân tộc sinh sống, tập trung ở cáctỉnh có các huyện miền núi như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên và các tỉnh Tây Nguyên Riêng các tỉnhTây Nguyên có 12 dân tộc bản địa và hiện diện hầu hết các dân tộc trên cảnước, phần lớn di cư đến từ các tỉnh miền núi phía Bắc, điều này đã góp phầnlàm thay đổi cục diện đồng bào dân tộc tại chỗ và cũng là một trong những lý
do các nhà khoa học hiện nay khẳng định Tây Nguyên là vùng đất đa dân tộc,
đa văn hóa và đa tôn giáo
Do vị trí địa lý từng vùng, miền, đặc điểm, điều kiện tự nhiên, lịch sử,văn hóa, xã hội các dân tộc khác nhau, do đó cán bộ DTTS công tác trong hệ
Trang 28thống chính trị ở miền Trung - Tây Nguyên tham gia học tập ở các Học việnchính trị có những đặc điểm như:
- Cán bộ DTTS là những đại biểu ưu tú, có ảnh hưởng lớn đối với đồngbào các dân tộc Hầu hết cán bộ DTTS hiện đang tham gia công tác trong các
cơ quan, tổ chức, chính quyền vùng dân tộc miền núi là những đại biểu ưu tú
có uy tín và đại diện cho đồng bào các dân tộc Đa số cán bộ DTTS đã đượcchắt lọc, tuyển chọn qua nhiều khâu trong quá trình xây dựng và phát triển độingũ cán bộ các cấp, được rèn luyện thử thách qua hoạt động thực tiễn Ngoàinhững cán bộ đã có quá trình cống hiến lâu dài qua các thời kỳ cách mạng củađất nước, đội ngũ cán bộ DTTS hiện nay trẻ hơn, sinh ra và lớn lên đã mangtrong mình truyền thống yêu nước và truyền thống đó ngày càng được nhânlên khi họ trở thành những người con kế tục sự nghiệp của cha, anh đi trước.Đặc biệt, với bản chất thật thà, chất phác, cán bộ DTTS ít chịu tác động tiêucực của xã hội và mặt trái của cơ chế thị trường, họ luôn giữ được tư cách,phẩm chất của người cán bộ, lời nói đi đôi với việc làm, nhiệt tình, tráchnhiệm đối với nhiệm vụ được giao Ngoài ra, trước xu thế phát triển của xãhội và yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ DTTS có điều kiện hơn trong việc tiếp thunhững kiến thức khoa học tiên tiến, được giao lưu với nhiều văn hóa của cácdân tộc anh, em và tự khẳng định mình trước những khó khăn, thử thách trongthực tiễn, điều này đã tạo cho cán bộ DTTS có ý chí, lòng trung thành vàniềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng
Trong quan hệ gia đình và dòng tộc, già làng, trưởng bản là nhữngngười có uy tín cao nhất đối với đồng bào dân tộc, còn trong quan hệ xã hội,cán bộ DTTS là những người được đồng bào tín nhiệm, tin tưởng gửi gắmniềm tin vào quá trình lãnh đạo và xử lý các mối quan hệ xã hội gắn với họ.Đây là lý do cán bộ DTTS có ảnh hưởng lớn đối với đồng bào các dân tộc, tuynhiên điều này cũng đòi hỏi rất lớn về uy tín và trách nhiệm của họ trong quá
Trang 29trình giải quyết công việc và điều hòa các mối quan hệ trong cộng đồng xãhội.
- Cán bộ DTTS là những người am hiểu địa bàn, phong tục, tập quán, văn hóa các dân tộc thiểu số Đây là ưu thế lớn nhất của cán bộ DTTS do họ
sinh ra, lớn lên, sống và cùng giao lưu văn hóa đã tạo được sự gần gũi, gắn bóđối với đồng bào các dân tộc Sự am hiểu, thông thạo địa bàn, tâm lý, phongtục, tập quán, ngôn ngữ của đồng bào các dân tộc đã giúp cán bộ DTTS có ưuthế hơn trong việc tham mưu, đề xuất những vấn đề liên quan đến DTTS, vậnđộng, tuyên truyền, thuyết phục đồng bào dân tộc trong việc thực hiện đườnglối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
- Cán bộ DTTS chịu ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội đối với việc nâng cao trình độ, năng lực công tác Bên cạnh những đặc
điểm có tính tích cực, cán bộ DTTS còn có những đặc điểm khác gắn với thựctrạng đội ngũ cán bộ hiện nay Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũcán bộ DTTS khu vực miền Trung - Tây Nguyên đang công tác ở các cơ quanchính quyền các cấp tăng lên đáng kể, tỷ lệ cán bộ DTTS có bằng cao đẳng vàđại học tương đối cao hơn so với những năm đầu của thập kỷ trước Tuynhiên, xét mặt bằng chung về yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ và trong bốicảnh đất nước đang tiến hành đổi mới, phần lớn cán bộ DTTS còn hạn chế vềtrình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực tư duy lý luận, kinh nghiệm côngtác và năng lực xử lý các tình huống trong thực tiễn Nguyên nhân chủ yếucủa những hạn chế nêu trên, một phần là do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh
tế - xã hội đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển đội ngũ cán bộ DTTS như:
+ Do sống trong cộng đồng tổ chức theo xã hội cổ truyền với nhữngluật tục riêng, cơ chế vận hành tự quản, khép kín, điều này làm cho cán bộDTTS có ý thức cộng đồng trội hơn ý thức sống và làm việc trong môi trườngvới những thiết chế qui định của Nhà nước
Trang 30+ Đời sống kinh tế, xã hội ở các vùng miền núi hết sức khó khăn, mứcsống và trình độ dân trí thấp, cán bộ DTTS đã phải cân nhắc, sắp xếp côngviệc gia đình để nâng cao trình độ và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao; một bộ phận cán bộ DTTS vẫn còn tư tưởng trông chờ vào các chế độchính sách ưu đãi đối với người dân tộc, thiếu sự rèn luyện trong học tập,công tác để phấn đấu vươn lên.
+ Đội ngũ cán bộ DTTS tham gia công tác trong bộ máy chính quyềnđịa phương đã được chú trọng, số lượng tăng qua từng năm, tuy nhiên tỉ lệvẫn chưa cao, chưa phù hợp với tỉ lệ dân số của từng tỉnh; có sự chênh lệchkhá lớn giữa cán bộ cấp tỉnh, huyện và xã, tập trung chủ yếu ở cấp xã, các đơn
vị sự nghiệp (giáo dục, y tế), khối Đảng, đoàn thể còn trong lĩnh vực quản lýNhà nước, các ngành khối kinh tế cán bộ DTTS còn ít tham gia
- Việc cử cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn cũng như caocấp LLCT còn hạn chế do nhận thức của cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo cácngành, ban, các cấp và các cơ quan làm công tác tham mưu, chưa thấy hết vịtrí, ý nghĩa của việc quy hoạch, tuyển sinh, đào tạo và sử dụng cán bộ DTTStại địa phương
Ngoài ra, quá trình tham gia học cao cấp LLCT tại các Học viện chínhtrị cán bộ DTTS có những điểm khác với các đối tượng đào tạo khác về tiêuchuẩn, đối tượng tuyển sinh và mặt bằng trình độ Từng cán bộ có những nétriêng do họ được cử đi học từ nhiều địa phương và thuộc nhiều dân tộc khácnhau dẫn đến có những khác biệt về tâm lý, thói quen ảnh hưởng đến quátrình học tập, rèn luyện và sinh hoạt Nhiều HV tham gia học tập tương đốivất vả, mặc dù nói tiếng kinh khá tốt nhưng khả năng nhận thức, phân tíchnhững vấn đề liên quan đến nội dung học tập, hiểu và trao đổi bằng tiếng kinhvẫn còn hạn chế, mặt khác HV là người dân tộc thường có tính tự ti nên phầnlớn trong số họ ít mạnh dạn và cởi mở trong giao tiếp, trao đổi thảo luận trong
Trang 31giờ giảng và chủ động đưa ra những quan điểm, ý kiến của bản thân trước tậpthể.
1.3.2 Tầm quan trọng của công tác đào tạo lý luận chính trị cho cán
bộ dân tộc thiểu số trong bối cảnh hiện nay
Bối cảnh hiện nay đang vận động và phát triển dưới những hình tháiquá độ, nghịch lý biểu hiện sự xung đột giữa cái cũ và cái mới làm thay đổicăn bản phương thức sản xuất và kinh tế dẫn đến những biến đổi về văn hoá,chính trị, xã hội đối với mỗi quốc gia, dân tộc Đặc điểm nổi bật của bối cảnhhiện nay đó là toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế Cách mạng khoa học và côngnghệ, kinh tế tri thức diễn ra mạnh mẽ đã tác động sâu sắc đến sự phát triểncủa nhiều nước; các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hìnhthức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển; hòa bình độc lập dân tộc,dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn; nhưng đấu tranh dân tộc, đấutranh giai cấp, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôngiáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố tranh chấp lãnhthổ, biển đảo, tài nguyên và cạnh tranh quyết liệt về lợi ích kinh tế tiếp tụcdiễn ra phức tạp [14, tr.67]
Các nước đang phát triển và kém phát triển đang phải đối đầu với cuộcđấu tranh gay go, phức tạp chống nghèo nàn, lạc hậu, chống mọi sự can thiệp,
áp đặt và xâm lược của các nước lớn để bảo vệ chủ quyền quốc gia Nhữngvấn đề toàn cầu mang tính cấp bách đang thách thức cả nhân loại, đó là vấn đềgìn giữ hòa bình, chống khủng bố, đẩy lùi sự phân hóa giàu nghèo, tình trạngthất nghiệp, ô nhiễm môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịchbệnh Để giải quyết vấn đề trên đòi hỏi các quốc gia phải tăng cường sự hợptác quan hệ song phương, đa phương trên tất cả các lĩnh vực
Nằm trong xu thế biến đổi chung của thế giới, bên cạnh những thànhtựu to lớn về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, đốingoại và hội nhập quốc tế, đất nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém ảnh
Trang 32hưởng đến tiến trình phát triển chung của đất nước Đặc biệt, đối với các tỉnhmiền núi tiềm lực kinh tế cũng như trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn ởmức thấp: kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ, chất lượng nguồnnhân lực thấp; còn nhiều mâu thuẫn, khó khăn bộc lộ trong quá trình quản lý,
sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, thu hút đầu tư phát triển; việc tổ chứclại sản xuất, bảo đảm không gian sinh sống cho các buôn, làng, bản nhất làgiải quyết đất đai và nâng cao dân trí còn nhiều vấn đề bất cập, tiềm ẩn nguy
cơ bất ổn xã hội và ảnh hưởng đến khối đoàn kết dân tộc; thế trận quốc phòngtoàn dân và an ninh nhân dân chưa thực sự vững chắc; các lực lượng và hệthống chính trị nắm tình hình, nắm dân cư chưa chắc nên vẫn còn bị độngphải đối phó với nhiều tình huống về an ninh chính trị Các thế lực thù địchlợi dụng chiêu bài “nhân quyền”, “tự do dân tộc”, “tự do tôn giáo” đang rasức kích động chống phá cách mạng làm mất ổn định chính trị - xã hội trênđịa bàn; vấn đề an ninh nông thôn, an ninh lương thực, an ninh biên giới đang
bị đe dọa, nhiều kẻ xấu đã lợi dụng lòng tin, sự nhẹ dạ của đồng bào các dântộc phá hoại đời sống của đồng bào, phá hoại chính sách phát triển kinh tế- xãhội của Nhà nước
Trước tình hình trên, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối,chiến lược nhằm thúc đẩy kinh tế, xã hội của đất nước, trong đó đặc biệt quantâm đến “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượngcao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân;gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoahọc, công nghệ”[14, tr.106], vấn đề nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,nhất là trình độ LLCT cho cán bộ lãnh đạo, quản lý được xem là nhiệm vụthen chốt trong công tác cán bộ của Đảng Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày
26/5/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý một lần nữa
khẳng định quan điểm: đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ lãnh đạo, quản
lý là nhiệm vụ quan trọng của Ðảng Mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải thấm
Trang 33nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời, học đi đôi với hành, lý luậngắn liền với thực tiễn, học tập gắn liền với rèn luyện phẩm chất đạo đức, tưcách người cách mạng Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI quán triệt sâu sắc
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; bảo đảm tính hệ thống vàliên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức đào tạo, phùhợp với tiêu chuẩn chức danh cán bộ để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượngđào tạo, bồi dưỡng LLCT; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồidưỡng LLCT phải luôn bám sát mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của chiến lượccán bộ và gắn kết chặt chẽ với các khâu khác của công tác cán bộ Nghị quyếtnhấn mạnh mục tiêu đào tạo cần phải chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng,hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT, góp phần xây dựng đội ngũcán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và nănglực, phong cách làm việc hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Xuất phát từ vị trí vai trò và đặc điểm của cán bộ DTTS (mục 1.3.1.2,1.3.1.3), càng khẳng định hơn nữa sự cần thiết của công tác đào tạo LLCTcho cán bộ DTTS Hoạt động thực tiễn đang đòi hỏi họ cần phải có tư duy lýluận, hiểu và nhận thức đúng đắn các quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luậtcủa Đảng và Nhà nước để thực hiện một cách năng động, sáng tạo vào điềukiện và hoàn cảnh cụ thể của thực tiễn, thường xuyên củng cố niềm tin, rènluyện phẩm chất, tư cách của người cán bộ trong bối cảnh hiện nay Yêu cầuđối với công tác đào tạo LLCT không chỉ nâng cao trình độ tư duy lý luận màthông qua đó tăng cường NLHĐTT cho cán bộ DTTS
1.3.3 Năng lực hoạt động thực tiễn: điểm mấu chốt trong chương trình đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ dân tộc thiểu số
1.3.3.1 Quan niệm chung về năng lực
Trang 34Theo quan điểm của Giáo dục học, năng lực là “khả năng được hìnhthành hoặc phát triển, cho phép một con người đạt thành công trong một hoạtđộng thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp”[71, tr.278] Các nhà tâm lý học Xô -viết nghiên cứu chuyên sâu về năng lực đã mở rộng khái niệm năng lực baogồm các điều kiện tâm - sinh lý chi phối các hoạt động của con người, theoP.A Ruđich “ năng lực và tính chất tâm - sinh lý của con người chi phối quátrình tiếp thu các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cũng như hiệu quả thực hiện mộthoạt động nhất định” [3,tr.248]; A.G.Covaliôp nhấn mạnh năng lực là thuộctính tâm lý của cá nhân đảm bảo điều kiện cho hoạt động, “năng lực là mộttập hợp hoặc tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứngnhững yêu cầu lao động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quảcao”[3, tr.248].
Năng lực bao gồm có năng lực chung và năng lực chuyên biệt Nănglực chung là điều kiện thành công bên trong của hoạt động tổ chức, lãnh đạo;hoạt động giáo dục; hoạt động học tập như: năng lực lao động, năng lực sống(năng lực tồn tại, năng lực phát triển, năng lực sản xuất), năng lực quan sát,học tập, chú ý…, còn năng lực chuyên biệt là điều kiện thành công bên trongcủa hoạt động chuyên biệt như năng lực âm nhạc, năng lực hội họa, năng lựcthể thao…, gần đây người ta chú trọng đến năng lực lãnh đạo, quản lý, nănglực kinh doanh Mọi năng lực nói trên đều phải đầy đủ vốn tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo và thể hiện ở những tiêu chí cơ bản: tính linh hoạt và hợp lý, tínhthành thạo, tính thông minh, sáng tạo, độc đáo trong phương pháp cũng nhưquá trình giải quyết công tác chuyên môn để đạt được những kết quả cụ thể
Để đưa ra khái niệm về năng lực, trước hết chúng ta phải xác địnhnhững dấu hiệu của năng lực phân biệt giữa người này và người kia, nghĩa lànói đến sự sai biệt giữa các cá nhân biểu hiện qua các dấu hiệu như:
- Khác biệt trong khuynh hướng hoạt động
Trang 35- Khác biệt trong nhịp độ hoạt động và sự tiến bộ của hoạt động và sự
dễ dàng trong hoạt động đó
- Số lượng và kết quả của hoạt động đó
- Tính chất độc lập và sáng tạo trong hoạt động [3, tr.249]
Người có năng lực về một hoạt động nào đó là người dễ dàng thực hiệnhoạt động đó hơn những người không có năng lực, sự tiến bộ trong hoạt động
đó rất nhanh về cường độ và độ sâu của hoạt động và kết quả của hoạt độngcũng đảm bảo chất lượng hơn những người không có năng lực Người cónăng lực bao giờ cũng thể hiện tính độc lập và sáng tạo trong hoạt động, do
đó một hoạt động đòi hỏi nhiều phẩm chất tâm lý cá nhân để giúp hoạt độngđạt kết quả
Từ phân tích trên có thể hiểu, năng lực là thuộc tính của cá nhân chophép cá nhân thực hiện hoạt động nhất định và đạt kết quả như mong muốntrong những điều kiện cụ thể Những thành tố cơ bản tạo nên cấu trúc củanăng lực đó là tri thức, kỹ năng, thái độ và yếu tố cốt lõi trong bất kỳ năng lực
cụ thể nào đều là kỹ năng, tuy nhiên trong mỗi thành tố này đã tích hợp nhiềuyếu tố sinh học, tâm lý và văn hóa cá nhân Khi các chức năng sinh học, cácchức năng tâm lý và các giá trị, kinh nghiệm xã hội của cá nhân đạt đến độchín nào đó nhờ rèn luyện, trải nghiệm và tích hợp lại thành một thuộc tínhmới của cá nhân khiến các hoạt động của cá nhân đạt đến thành công, khi đótrở thành năng lực
Năng lực là một thuộc tính mới của cá nhân chứ không phải đơn giản
do kiến thức, kỹ năng, thái độ gộp lại Năng lực là khả năng thực hiện thànhcông các hoạt động dựa trên sự huy động các nguồn lực có nguồn gốc sinhhọc, tâm lý và xã hội có thật ở cá nhân, nói cách khác năng lực không phải làkhả năng (Ability), không phải là tiềm năng (Potential) mà là cái tồn tại thật
sự ở cá nhân
Trang 36Như vậy, năng lực có thể hiểu đó là tổ hợp những thuộc tính tâm lý, phù hợp với yêu cầu một loại hoạt động nhằm làm cho hoạt động đó đạt được kết quả.
1.3.3.2 Hoạt động thực tiễn
Theo quan điểm triết học Mácxít, thực tiễn là những hoạt động vật chất
có mục đích, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và
xã hội; hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất, hoạt động đặc trưng của
con người; con người không thể thỏa mãn với những gì tự nhiên cung cấp chomình dưới dạng có sẵn mà để tồn tại con người phải lao động sản xuất để tạo
ra của cải nuôi sống bản thân mình; không có hoạt động thực tiễn con người
và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển được [66, tr.54-55]
Thực tiễn có các dạng hoạt động cơ bản: hoạt động sản xuất vật chất, là
dạng hoạt động thực tiễn nguyên thủy và cơ bản nhất quyết định sự tồn tại và
phát triển của xã hội loài người; hoạt động chính trị - xã hội nhằm biến đổi các quan hệ xã hội, chế độ xã hội; hoạt động thực nghiệm khoa học, có ý
nghĩa quan trọng trong sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học
-kỹ thuật hiện đại, mỗi hình thức hoạt động thực tiễn có chức năng khác nhaunhưng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau
Hoạt động thực tiễn là cơ sở để hình thành nên nhận thức, trong quátrình hoạt động thực tiễn biến đổi thế giới, con người cũng biến đổi luôn cảbản thân mình, phát triển năng lực bản chất, năng lực trí tuệ của mình, qua đócon người ngày càng đi sâu vào nhận thức thế giới, làm phong phú, sâu sắcthêm tri thức của mình về thế giới
Sự phát triển của nhận thức loài người tất yếu sẽ dẫn đến sự xuất hiệncủa lý luận, là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ánhnhững mối liên hệ bản chất, những tính qui luật của thế giới khách quan Lýluận ra đời cần thiết cho hoạt động thực tiễn, giữa thực tiễn và lý luận luôn cómối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau: thực tiễn là mục
Trang 37đích của nhận thức, lý luận; đồng thời nhận thức, lý luận sau khi ra đời phảiquay về phục vụ lại thực tiễn, hướng dẫn, chỉ đạo thực tiễn; lý luận chỉ có ýnghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn phục
vụ mục tiêu phát triển nói chung [66, tr.59-61]
Có thể nói, hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất có ý thức, có mục đích của con người tác động vào tự nhiên - xã hội nhằm cải tạo thế giới, làm biến đổi chúng phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của con người.
1.3.3.3 Năng lực hoạt động thực tiễn
NLHĐTT là khả năng của con người có thể tác động vào thực tiễnmang lại hiệu quả như ý muốn và là một năng lực không thể thiếu đối với tất
cả những ai muốn tham gia cải tạo tự nhiên và xã hội Mỗi lĩnh vực cụ thể yêucầu con người có những năng lực hoạt động nhất định, giới hạn trong lĩnh vựchoạt động chính trị - xã hội, hoạt động cơ bản của đội ngũ cán bộ lãnh đạo,quản lý, NLHĐTT đó là khả năng điều hành, quản lý các lĩnh vực trong đờisống chính trị, xã hội của đất nước
Về cơ cấu hoạt động thực tiễn của người cán bộ lãnh đạo, quản lý có ba
dạng cơ bản đó là hoạt động nhận thức, đề ra quyết định và hoạt động tổ chức Các hoạt động trên khác nhau về mục đích: hoạt động nhận thức là hình
thành trong nhận thức người cán bộ lãnh đạo, quản lý những hiểu biết về tình
huống tác nghiệp, đòi hỏi độ chuẩn xác cao; đề ra quyết định là khâu xây dựng chương trình tác động của tập thể đối với tình hình thực tiễn; hoạt động
tổ chức là thực hiện chương trình đã vạch ra bằng cách triển khai hoạt động tổ
chức thực hiện của cấp dưới và tiến hành theo hai hướng đó là truyền đạtnhiệm vụ và động viên thực hiện
Nghiên cứu về năng lực của người cán bộ lãnh đạo, quản lý trên cơ sởcác hoạt động cụ thể, các nhà khoa học đã đưa ra một số quan điểm:
Trang 38* V.M.Sepen, nhà tâm lý học Xô viết, trong tác phẩm Tâm lý học trong quản lý sản xuất đã chỉ ra những năng lực cần thiết của nhà quản lý đó là:
* Nhà tâm lý học Xô-viết A.I.Kitov khi nghiên cứu năng lực của người
quản lý đã đưa ra ba nhóm năng lực cơ bản đó là: chẩn đoán, sáng tạo và tổ chức.
* V.I.Lê-nin đã khẳng định “Muốn quản lý có kết quả thì ngoài nănglực thuyết phục nhất thiết phải có năng lực tổ chức thực tiễn”[78, tr 192]
* Một số các nhà tâm lý học trong nước đã đề cập đến năng lực hoạt
động thực tiễn của người quản lý, trong đó nhấn mạnh đến hoạt động tổ chứctrong hoạt động thực tiễn như sau:
- Năng lực chung bao gồm :
+ Xu hướng của nhân cách: thái độ đối với công việc; tư tưởng, đạo
đức, tôn trọng những quan điểm, phương pháp luận về đổi mới kinh tế; tiếpthu và sử dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến; quán triệt nhữngnhững quan điểm, đường lối đúng đắn về đổi mới kinh tế, đổi mới quản lýkinh tế của Đảng và Nhà nước
+ Trình độ đào tạo về hoạt động tổ chức: có kiến thức văn hóa, khoa
học và các kỹ năng, kỹ xảo cùng kinh nghiệm cần thiết đáp ứng yêu cầu của
Trang 39nền kinh tế thị trường Đây là cơ sở đề các nhà quản lý thu thập, phân tích và
xử lý thông tin và ra quyết định quản lý đúng đắn và kịp thời
+ Các phẩm chất của năng lực tổ chức: có óc thực tế, bề rộng và chiều
sâu của tư duy, óc quan sát, tính mạo hiểm, tính kiên trì, tính tự kìm chế, óckhoa học, tính độc lập Những phẩm chất trên là cơ sở cho các nhà quản lý cóthể xây dựng chiến lược hoạt động chuyên môn; nhận biết được các khuynhhướng phát triển; nắm bắt tình hình năng lực, nhu cầu, diễn biến thực tế củatừng cá nhân để xây dựng tinh thần cộng sinh giữa “người quản lý - người laođộng”; thể hiện sự khéo léo, năng động, ý chí và nghệ thuật của những ngườiquản lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất
- Năng lực tổ chức chuyên biệt: là năng lực nếu không có nó người
quản lý sẽ khó có thể thành công trong lĩnh vực quản lý của mình Cơ cấu củanăng lực chuyên biệt là:
+ Sự nhạy cảm về tổ chức: sự nhạy cảm tâm lý và sự khéo léo trongứng xử nhằm tác động tốt tới người dưới quyền tạo ra sự thống nhất tronghành động
+ Khả năng khơi dậy nghị lực, ý chí giúp mọi người tích cực làm việc.+ Sự hứng thú với hoạt động tổ chức là cơ sở để người lãnh đạo gắn bóvới công việc
Từ các cách tiếp cận trên, năng lực hoạt động NLHĐTT của người cán
bộ lãnh đạo, quản lý có thể hiểu đó là năng lực tổng hợp của chủ thể quản lý được hình thành trong việc tổ chức hoạt động sản xuất, hoạt động chính trị -
xã hội và thực nghiệm khoa học của cá nhân, năng lực này được thể hiện ở
sự hiểu biết, kỹ năng triển khai và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thông qua việc tập hợp quần chúng tham gia trong lĩnh vực hoạt động nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội [58, tr.23].
Trang 401.3.3.4 Nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn là yêu cầu cốt yếu trong đào tạo cao cấp LLCT cho cán bộ DTTS
NLHĐTT đóng vai trò quan trọng gắn với cán bộ lãnh đạo, quản lý như
là một yêu cầu mang tính bắt buộc Nghiên cứu về NLHĐTT của cán bộDTTS tức là nghiên cứu sự tiếp cận tương xứng giữa năng lực, phẩm chất của
họ với yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn đặt ra trong quá trình tham gia hoạt độnglãnh đạo, quản lý, đặc biệt là quá trình quản lý, điều hành các hoạt động trongthực tiễn Hoạt động thực tiễn là hệ thống khép kín của các khâu, các quá
trình như: nhận thức vấn đề, chuẩn bị và ra quyết định; tổ chức bộ máy với con người để thực hiện quyết định; kiểm tra sự thực hiện; tổng kết kinh nghiệm NLHĐTT của cán bộ DTTS đó chính là khả năng của họ khi thực
hiện những công việc cụ thể nói trên
Thực tế cho thấy, mỗi cán bộ DTTS sẽ đảm nhận một chức danh cụ thể,tương ứng với mỗi chức danh đó là các chức năng, nhiệm vụ đòi hỏi cán bộDTTS phải có những năng lực tương ứng Từ vị trí, vai trò và đặc điểm củacán bộ DTTS, yêu cầu về NLHĐTT của cán bộ DTTS đó là cụ thể hóa sựhiểu biết và kỹ năng vào lĩnh vực công tác mà cán bộ DTTS đang đảm nhận,nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể củathực tiễn
Tiếp cận các quan niệm về NLHĐTT đề cập ở mục 1.3.3.3, chúng ta cóthể xây dựng cấu trúc NLHĐTT của cán bộ DTTS trên cơ sở cụ thể hóa hệthống các năng lực như sau:
* Năng lực hoạt động nhận thức: Cán bộ DTTS hiểu và nắm vững chức
năng, nhiệm vụ được phân công; hiểu biết và nắm vững các quan điểm khoahọc của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách,pháp luật của Đảng và Nhà nước; nắm vững tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
ở địa phương; đồng thời phải có trình độ về khoa học lãnh đạo, quản lý