Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
***
-MÔN LUẬT LAO ĐỘNG CHẾ ĐỊNH VIII: TRANH CHẤP LAO ĐỘNG, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ
ĐÌNH CÔNG
Lương Thị Mỹ Hân 2153801015077
Nguyễn Thị Thu Hiền 2153801015085
Nguyễn Thị Phương Hoa 2153801015092 Đinh Lê Thu Huyền 2153801015101 Nguyễn Nguyễn Diệu Linh 2153801015133 Nguyễn Trần Thị Khánh Linh 2153801015134
Vũ Khánh Linh (nhóm trưởng) 2153801015136
Lớp: QT46A2 – Nhóm 3
Trang 21
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2
II CÂU HỎI LÝ THUYẾT 3
1 Hãy xác định các loại tranh chấp lao động và chủ thể có thẩm quyền giải quyết đối với mỗi loại tranh chấp? 3
2 Phân biệt giữa tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích? 4
3 Từ thực trạng đình công hiện nay, anh/chị hãy xác định các nguyên nhân dẫn đến tính bất hợp pháp của các cuộc đình công? 6
4 Anh/chị hãy bình luận về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019? 7
5 So sánh thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động quyền theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 và Bộ luật Lao động 2019? 8
6 Bình luận quy định của Bộ luật Lao động 2019 về thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công? 9
7 Phân tích quy định của pháp luật hiện hành về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân? 10
8 Phân tích quy định của pháp luật hiện hành về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể? 11
9 Phân tích quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện đối với hoà giải viên lao động? 12
II BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 13
1 Tình huống 1: 13
a, Hãy xác định loại tranh chấp lao động và chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động trong vụ việc nêu trên? 13
b, Tập thể người lao động ngừng việc để phản đối chính sách nâng lương của công ty trong vụ việc trên có phù hợp với pháp luật lao động không? Vì sao? 14
2 Tình huống 2: 14
a, Theo anh/chị, tranh chấp trên thuộc loại tranh chấp lao động nào? Vì sao? 15
b, Hãy xác định trình tự, thủ tục để giải quyết tranh chấp trên? 15
3 Tình huống 3: 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 32
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 43
CHẾ ĐỊNH VIII:
TRANH CHẤP LAO ĐỘNG, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ ĐÌNH CÔNG
I CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1 Hãy xác định các loại tranh chấp lao động và chủ thể có thẩm quyền giải quyết đối với mỗi loại tranh chấp?
Các loại tranh chấp lao động:
Theo quy định khoản 1 Điều 179 BLLĐ 2019 quy định:“1 Tranh chấp lao động là
tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.”
Điều luật cũng chỉ ra các loại tranh chấp lao động bao gồm:
“a) Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại; b) Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người
sử dụng lao động.”
Chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp:
- Đối với tranh chấp lao động cá nhân: Điều 188 BLLĐ 2019 cũng quy định đối với
tranh chấp lao động cá nhân là: Mọi tranh chấp lao động đều phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết,, trừ 05 loại tranh chấp:
+ Về xử lý kỷ luật sa thải hoặc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
+ Về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
+ Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
+ Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại
- Đối với tranh chấp lao động tập thể: BLLĐ 2019 quy định đối với tranh chấp lao
động tập thể đều phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động, khi một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành, hoặc hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải, hoặc trường hợp hòa giải không thành
Trang 54
(không thỏa thuận được, không chấp nhận phương án hà giải hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng) thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết
2 Phân biệt giữa tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể
về lợi ích?
Về điểm giống nhau: Cả hai loại tranh chấp này đều thuộc loại tranh chấp lao động
tập thể Chủ thể của tranh chấp lao động tập thể là nhiều người lao động hay đại diện người lao động với người sử dụng lao động Với mục đích nhằm đòi quyền, lợi ích gắn liền với tập thể của người lao động
Về điểm khác nhau:
TIÊU
CHÍ
TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ VỀ QUYỀN
TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ VỀ LỢI ÍCH
Khái
niệm Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ
chức đại diện người lao động với người
sử dụng lao động hoặc một hay nhiều
tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh trong trường hợp sau đây:
+ Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế
và thỏa thuận hợp pháp khác;
+ Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động;
+ Khi người sử dụng lao động có hành
vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
+ Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể;
+ Khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật
- Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 179
Bộ luật lao động 2019
Trang 65
lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí
- Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 179 Bộ luật lao động 2019
Căn cứ
phát sinh
tranh
chấp
Phát sinh trên cơ sở quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động đã được ghi nhận trong các văn bản có liên quan: quy định của Bộ luật lao động;
các quy định trong thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác Có thể hiểu một cách đơn giản là những nội dung được ghi nhận trong các văn bản trên tập thể người lao động và người sử dụng lao động có cách hiểu khác nhau dẫn đến
có những cách áp dụng khác nhau tác động tiêu cực đến phía bên kia dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột
Phát sinh trên cơ sở tập thể người lao động không thỏa mãn với những điều kiện lao động hiện tại của họ, mong muốn xác lập những điều kiện lao động mới tốt hơn Nói cách khác, tập thể người lao động
và người sử dụng lao động phát sinh tranh chấp không trên những quy định đã có mà phát sinh dựa trên tình trạng thực tế Yêu cầu thêm các điều kiện mới so với các quy định, thỏa thuận đã có trước đó Đời hỏi quyền về lợi ích của tập thể người lao động đối với người sử dụng lao động
Thẩm
quyền
giải
quyết
tranh
chấp
+ Hoà giải viên lao động
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện)
+ Toà án nhân dân
- Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 191 Bộ luật lao động 2019
+ Hoà giải viên lao động
+ Hội đồng trọng tài lao động
- Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 196
Bộ luật lao động 2019
Thời
hiệu yêu
cầu giải
quyết
- Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh
Không quy định về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp
Trang 76
tranh
chấp
chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm
- Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị
vi phạm
- Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là
01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi
mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm
Căn cứ pháp lý: Điều 194 Bộ luật lao động 2019
3 Từ thực trạng đình công hiện nay, anh/chị hãy xác định các nguyên nhân dẫn đến tính bất hợp pháp của các cuộc đình công?
Theo các cấp Công đoàn, trong năm 2022, cả nước xảy ra 157 cuộc ngừng việc tập thể xuất phát từ quan hệ lao động (tăng 50 cuộc so với cùng kỳ năm 2021) với tổng số hơn 102.540 người lao động tham gia.1
Theo thống kê của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, 6 tháng đầu năm 2019, cả nước đã xảy ra 67 cuộc đình công, giảm 1 cuộc so với cùng kỳ năm 2018 Đáng lưu ý, 82,1%
số cuộc đình công xảy ra trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) Số vụ đình công xảy ra nhiều nhất ở doanh nghiệp Hàn Quốc 16 cuộc đình công, doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) 16 cuộc, doanh nghiệp Trung Quốc 10 cuộc Còn lại 17,9% số cuộc xảy ra trong các doanh nghiệp dân doanh.2
1
https://laodong.vn/cong-doan/nam-2022-ca-nuoc-xay-da-ra-157-cuoc-ngung-viec-tap-the-1137624.ldo#:~:text=Theo%20c%C3%A1c%20c%E1%BA%A5p%20C%C3%B4ng%20%C4%91o%C3%A0n,ng% C6%B0%E1%BB%9Di%20lao%20%C4%91%E1%BB%99ng%20tham%20gia
2 https://laodongthudo.vn/nguyen-nhan-dinh-cong-chu-yeu-vi-quyen-loi-nguoi-lao-dong-khong-duoc-dam-bao-96653.html
Trang 87
Thực tế, đình công, tranh chấp chủ yếu do doanh nghiệp chậm trả lương, mức thưởng Tết thấp, chất lượng bữa ăn ca, thái độ quản lý…
Hầu hết các lý do mà công nhân đưa ra để họ tổ chức đình công ở tất cả các doanh nghiệp đều tập trung vào các vấn đề, như làm tăng ca, điều kiện làm việc, sinh hoạt không đảm bảo, lương thưởng quá thấp, không lo đủ cho cuộc sống, thực hiện một số nội quy, quy định quá khắc nghiệt đối với người lao động nên không những không khuyến khích người lao động tăng năng suất mà còn có tác động ngược trở lại…
4 Anh/chị hãy bình luận về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019?
Theo quy định của pháp luật hiện hành - BLLĐ 2019, thì chủ thể có thẩm quyền giải quyết TCLĐTT về quyền gồm có: Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động và Tòa án nhân dân Như vậy, so với Điều 203 BLLĐ 2012 thì luật mới bổ sung thêm chủ thể
có thẩm quyền giải quyết là Hội đồng trọng tài lao động Ngoài ra, quy định về thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện cũng đã được xóa bỏ
Hội đồng trọng tài lao động bao gồm các trọng tài viên lao động làm việc kiêm nhiệm hoặc chuyên trách
Theo quy định tại Điều 191 và 193 BLLĐ 2019, Hội đồng trọng tài lao động do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập có thẩm quyền giải quyết TCLĐTT về quyền Cụ thể, Hội đồng trọng tài lao động sẽ giải quyết các TCLĐTT về quyền khi đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, về mặt nội dung, đây phải là các TCLĐTT về quyền Tuy nhiên, tương tự
như thẩm quyền của Hòa giải viên lao động, trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật trong phạm vi quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 179 BLLĐ năm 2019 thì Hội đồng trọng tài lao động không có thẩm quyền giải quyết
Thứ hai, về mặt lãnh thổ, TCLĐTT về quyền đó phải xảy ra trong phạm vi địa bàn
tỉnh nơi Hội đồng trọng tài lao động được thành lập Hội đồng trọng tài thuộc tỉnh nào chỉ
có thẩm quyền giải quyết các TCLĐTT xảy ra trên địa bàn tỉnh đó Điều này xuất phát từ
cơ cấu tổ chức, sự hình thành và hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động
Thứ ba, TCLĐTT về quyền mà Hội đồng trọng tài giải quyết phải trải qua thủ tục hòa
giải tại Hòa giải viên lao động Như vậy, các TCLĐTT về quyền này thuộc 1 trong 3 trường hợp là: hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên không tiến hành hòa giải hoặc các bên hòa giải thành nhưng một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành
Thứ tư, Hội đồng trọng tài lao động chỉ giải quyết các TCLĐTT về quyền nếu các
bên cùng đồng thuận Thẩm quyền này của Hội đồng trọng tài được xây dựng dựa trên các
Trang 98
nguyên tắc giải quyết TCLĐTT quy định tại Điều 188 BLLĐ 2019 Đây cũng là nguyên tắc cơ bản và là yếu tố quyết định sự tồn tại của phương thức giải quyết bằng trọng tài nói chung Bất kể là trọng tài thương mại hay trọng tài lao động thì các bên cũng phải đạt được thỏa thuận trọng tài Điều này không chỉ giúp tạo cơ sở cho việc thực thi phán quyết trọng tài sau này, mà còn hướng tới việc duy trì mối quan hệ của các bên sau tranh chấp
Như vậy, Hội đồng trọng tài lao động theo pháp luật Việt Nam hiện nay và cả trước đây đều không phải là một tổ chức độc lập hay hoạt động theo mô hình phi chính phủ như trọng tài thương mại Hội đồng trọng tài lao động do Nhà nước thành lập, quản lý và đảm bảo hoạt động Một mặt, điều này cho thấy địa vị pháp lý quan trọng của trọng tài lao động
và trách nhiệm nặng nề của tổ chức này trong việc giải quyết các tranh chấp lao động, nhằm mục tiêu ổn định xã hội Tuy nhiên, đây cũng có thể được xem là nhân tố cản trở sự phát triển của trọng tài lao động, vì các trọng tài viên hoạt động kiêm nhiệm nên không thể “toàn tâm toàn ý” vào công việc giải quyết tranh chấp lao động.3
5 So sánh thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động quyền theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 và Bộ luật Lao động 2019?
Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động:
Trong giải quyết tranh chấp cá nhân BLLĐ 2019 đã bổ sung thêm người có thẩm quyền giải quyết là “Hội đồng trọng tài lao động” (khoản 2 Điều 187) và trong giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền thì thay người có thẩm quyền giải quyết là “Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện” bằng “Hội đồng trọng tài lao động” (điểm b khoản 1 Điều 191) còn lại các chủ thể khác vẫn giữ nguyên
Về trình tự giải quyết tranh chấp:
“Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.” (khoản 2 Điều 191 và khoản 2 Điều 195)
− Đối với tranh chấp lao động cá nhân: Cũng giống như BLLĐ 2012, BLLĐ 2019
cũng quy định đối với tranh chấp lao động cá nhân là mọi tranh chấp lao động đều phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu cơ quan, trừ các tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải theo khoản 1 Điều 201 BLLĐ
20122
− Mặt khác, tại khoản 1 Điều 188 BLLĐ 2019 còn mở rộng thêm các trường hợp tranh chấp về bảo hiểm ở điểm d thì ngoài những tranh chấp như BLLĐ 2012 quy định còn bổ
3 https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/chu-the-co-tham-quyen-giai-quyet-tranh-chap-lao-dong-tap-the-ve-quyen-theo-quy-dinh-cua-bo-luat-lao-dong-viet-nam-nam-2019-87573.htm
Trang 109
sung thêm các tranh chấp “về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc
làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;” và bổ sung thêm trường hợp tranh chấp không phải hòa giải “e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.”
− Đối với tranh chấp lao động tập thể: Cũng giống như BLLĐ 2012, BLLĐ 2019
cũng quy định đối với tranh chấp lao động tập thể đều phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động, nhưng ở BLLĐ 2019 có điểm khác so với BLLĐ
2012 là trong tranh chấp lao động về quyền thì khi một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành, hoặc hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải, hoặc trường hợp hòa giải không thành (không thỏa thuận được, không chấp nhận phương án hoà giải hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng) thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.4
6 Bình luận quy định của Bộ luật Lao động 2019 về thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công?
Theo Bộ luật Lao động 2019, quy định về thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công như sau:
Thời gian báo cáo và thông báo đình công: Tổ chức đình công phải báo cáo với cơ
quan quản lý lao động và thông báo cho nhà máy, xí nghiệp hoặc đơn vị kinh doanh trước
ít nhất 7 ngày đối với đình công trong ngành công nghiệp và 5 ngày đối với đình công trong các ngành khác
Nội dung thông báo đình công: Thông báo đình công phải ghi rõ thời gian, địa điểm,
lý do, phạm vi và hình thức đình công
Điều kiện tiến hành đình công: Các tổ chức đình công phải đảm bảo rằng đình công
của họ được tiến hành một cách hợp pháp, không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị kinh doanh và quyền lợi của người lao động khác
Giải quyết tranh chấp lao động: Trong quá trình đình công, tổ chức đình công phải
sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán và giải quyết tranh chấp lao động với đơn vị kinh doanh
4 https://tapchitoaan.vn/diem-moi-ve-tham-quyen-giai-quyet-tranh-chap-lao-dong-trong-blld-2019