1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận thực trạng xuất khẩu của việt nam giai đoạn 2018 2020

38 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Xuất Khẩu Của Việt Nam Giai Đoạn 2018 – 2020
Tác giả Đặng Thị Hoài Chung, Nguyễn Văn Bình, Trịnh Thị Ngọc Diệp, Đỗ Thùy Dương, Đỗ Viết Bình Dương, Nguyễn Trường Giang, Phạm Thị Hồng Giang, Vũ Trường Giang
Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Văn Hồng
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế – Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 710,21 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (5)
    • 1.1 Khái niệm về Thương mại quốc tế (5)
    • 1.2 Đặc điểm của TMQT (5)
    • 1.3 Vai trò của TMQT đến nền kinh tế của quốc gia (5)
  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM (8)
    • 2.1 Tổng quan về thị trường xuất khẩu Việt Nam (8)
      • 2.1.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng hàng hóa (8)
      • 2.1.2 Cán cân thương mại Việt Nam (10)
      • 2.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu (11)
    • 2.2 Xuất khẩu theo khu vực kinh tế (12)
      • 2.2.1 Thị trường châu Á (12)
      • 2.2.2 Thị trường châu Âu (15)
      • 2.2.3 Thị trường châu Mỹ (17)
      • 2.2.4 Thị trường châu Đại Dương (18)
      • 2.2.5 Thị trường châu Phi (19)
  • CHƯƠNG 3. THỰC TRANG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 21 (21)
    • 3.1 Tổng quan thực trạng xuất khẩu giai đoạn 2018 – 2020 (21)
      • 3.1.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (21)
      • 3.1.2 Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2020 (22)
    • 3.2 Thực trạng xuất khẩu theo nhóm hàng hóa (24)
      • 3.2.1 Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản (24)
      • 3.2.2 Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (26)
      • 3.2.3 Nhóm hàng nông, lâm, thủy hải sản (28)

Nội dung

Việc mở rộng giao lưu với các nước trên thế giới sẽ mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu tri thức về khoa học công nghệ và tạo được môi trư

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Khái niệm về Thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế (TMQT) là việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế có quốc tịch khác nhau (trong đó đối tượng trao đổi thường là vượt ra ngoài phạm vi địa lý của một quốc gia) thông qua các hoạt động mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới.

Đặc điểm của TMQT

Chủ thể là những nhà xuất nhập khẩu mang quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau vì ngoại thương thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa vượt ra khỏi biên giới một quốc gia Đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế là tài sản; do được đem ra mua bán, tài sản này biến thành hàng hóa Hàng hóa này có thể là hàng đặc định (specific goods) và cũng có thể là hàng đồng loại (generic goods) Hàng hóa - đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia Đồng tiền thanh toán sử dụng trong các hoạt động thương mại quốc tế là ngoại tệ đối với một trong hai hoặc tất cả bên tham gia

Thương mại theo giá cả và thanh toán mang tính quốc tế Hàng hóa muốn bán được trên thị trường quốc tế phải phù hợp với giá cả của hàng đồng loại của những nhà cung cấp chính và phương thức thanh toán cũng phải phù hợp với yêu cầu của khách hàng nước ngoài và tập quán quốc tế.

Vai trò của TMQT đến nền kinh tế của quốc gia

Thứ nhất, thương mại thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, thương mại đã từng đóng vai trò khá quan trọng đó là xóa bỏ nền sản xuất nhỏ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy ra đời nền sản xuất hàng hóa Thương mại tác động tích cực thúc đẩy quá trình phân công lại lao động xã hội ở nước ta, chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất, hướng sản xuất theo nền sản xuất hàng hóa lớn, tạo ra nguồn hàng lớn cung cấp cho nhu cầu đa dạng trong nước và xuất khẩu

Thứ hai, thương mại thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Hàng hóa sản xuất ra của các ngành, các lĩnh vực rất cần đến mạng lưới thương mại để tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, thực hiện khâu trung gian để điều tiết cung cầu Khi hàng hóa được tiêu thụ nhanh sẽ rút ngắn được chu kỳ tái sản xuất và tốc độ tái sản xuất Vì vậy, thương mại mở con đường tiêu thụ sản phẩm cho ngành sản xuất, thúc đẩy công nghiệp phát triển Nhưng từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, hoạt động thương mại chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế thị trường đã góp phần kích thích sản xuất phát triển, cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho nhân dân

Hoạt động thương mại thông qua cơ chế thị trường kích thích các nhà sản xuất kinh doanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị và quy trình công nghệ, ứng dụng khoa học vào quản lý để nền sản xuất ngày một phong phú tiên tiến hơn, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường Hoạt động thương mại có tác dụng phát triển thị trường trong nước và ngoài nước thông qua xuất nhập khẩu Như vậy, hoạt động thương mại góp phần đẩy mạnh sản xuất, tích lũy vốn cho sự nghiệp CNH- HĐH của nước ta trong thời kỳ hội nhập

Thứ ba, thương mại thúc đẩy phát triển các ngành khác của nền kinh tế Tác động tới quá trình phân công, phân phối các nguồn lực, thực hiện chuyên môn hóa hình thành cơ cấu ngành nghề kinh doanh có hiệu quả và tạo ra các nhu cầu mới Thông qua các hợp đồng thương mại được ký kết với cơ sở sản xuất kinh doanh của các ngành từ đó đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường Cũng nhờ có sự lưu thông này mà mối quan hệ giữa ngành thương mại và các ngành khác ngày càng chặt chẽ cùng thúc đẩy nhau phát triển

Thứ tư, thương mại thúc đẩy việc phân phối các nguồn lực Đối với các địa phương có dân số đông, nguồn lao động tương đối dồi dào, đa dạng, nhu cầu lao động cũng không kém phần đa dạng Chính những đối tượng này đã góp phần trong việc chọn ngành nghề và thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong địa bàn Thương mại không những là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng mà còn là trung gian phân phối nguồn lực tài chính để tham gia kinh doanh, thực hiện lưu thông và luân chuyển hàng hóa trên thị trường, giúp sản xuất tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi

Thứ năm, thương mại góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại Quan hệ thương mại với các nước trên thế giới sẽ ngày càng được củng cố vì lợi ích từ hai phía, thương mại đóng vai trò trực tiếp mở rộng các hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu tại chỗ, thiết lập và mở rộng quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới, góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nối liền sản xuất với tiêu dùng trong nước với các nước trên thế giới, góp phần tích lũy vốn, nhất là vốn ngoại tệ và đổi mới công nghệ Ngoài ra, quan hệ thương mại góp phần hay đổi cách nhìn nhận của bạn bè quốc tế và nâng cao vị thế của Việt Nam

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM

Tổng quan về thị trường xuất khẩu Việt Nam

2.1.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng hàng hóa

Năm 2018 và năm 2019 đã đánh dấu sự thành công lớn của nền kinh tế Việt Nam, với hàng loạt những kỷ lục liên tiếp được đặt ra về GDP cao nhất cũng như những thành tích ấn tượng về xuất nhập khẩu

Năm 2018 đã trôi qua với nhiều kỷ lục về xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam Trong 365 ngày qua, Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước lập kỷ lục, đạt 480,17 tỷ USD, tăng hơn 52 tỷ USD về mặt số tuyệt đối so với kết quả thực hiện của một năm trước đó Kết quả này vẫn còn thấp hơn mức tăng tuyệt đối 76,75 tỷ USD của năm 2017 so với năm 2016 Như vậy, chỉ số độ mở của nền kinh tế Việt Nam (xuất nhập khẩu hàng hóa/GDP) trong năm 2018 ước tính là 196%

Với kết quả ấn tượng của xuất nhập khẩu trong năm 2018 thì thứ hạng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2018 có thể được cải thiện khi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) công bố báo cáo tổng quan về xuất nhập khẩu toàn cầu dự kiến vào tháng 4/2019 Theo WTO, trong năm 2017, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có vị trí thứ 27 trên thế giới và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam có thứ hạng 25 trên phạm vi toàn cầu

Trước bối cảnh giảm sút trong tổng cầu của kinh tế thế giới, hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2019 vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khả quan đạt được những kết quả ấn tượng cả về “chất” và “lượng” Số liệu thống kê của Cục Xuất nhập khẩu cho thấy, trong năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân khoảng 43 tỷ USD/tháng Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019 ước đạt 516,96 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2018 Trong đó, xuất khẩu tăng cao với tổng kim ngạch ước đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2018 Còn nhập khẩu được kiểm soát tốt, cán cân thương mại duy trì thặng dư năm thứ 4 liên tiếp Cán cân thương mại năm 2019 ghi nhận mức xuất siêu kỷ lục (9,94 tỷ USD) góp phần làm tích cực cán cân thanh toán và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế

Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2015-2020 nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một thành công của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới; xung đột thương mại Mỹ – Trung vẫn tiếp diễn Trong nước, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế và cuộc sống của người dân; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao Tuy nhiên, với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép

“vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực với việc duy trì tăng trưởng

2.1.2 Cán cân thương mại Việt Nam

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước năm 2018 đạt 480,17 tỷ USD, tăng 12,2% (tương ứng tăng 52,05 tỷ USD) so với năm trước Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% và nhập khẩu đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1% Kết thúc năm 2018, cán cân thương mại của Việt Nam vẫn thặng dư 6,79 tỷ USD

Kết thúc năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6% (tương ứng tăng 36,69 tỷ USD) so với năm 2018 Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu đạt 253,07 tỷ USD, tăng 6,8% Kết quả này đã góp phần đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa của cả nước trong năm

2019 đạt thặng dư 11,12 tỷ USD

Trong năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 545,36 tỷ USD, tăng 5,4% với năm trước Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 282,65 tỷ USD, tăng 7,0%, tương ứng tăng 18,39 tỷ USD và nhập khẩu đạt 262,70 tỷ USD, tăng 3,7%, tương ứng tăng 9,31 tỷ USD Tính cả năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước thặng dư 19,95 tỷ USD

Năm 2020 là một năm đầy khó khăn với ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nhưng thành tích xuất siêu không những được giữ vững mà còn có thể lập nên kỷ lục mới Tuy rằng mức xuất siêu kỷ lục năm 2020 có ảnh hưởng khá lớn bởi sự suy giảm của kim ngạch nhập khẩu, nhưng trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh diễn biến phức tạp, xuất khẩu vẫn là điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế vững bước vào năm 2021

2.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu

Kim ngạch (Tỷ USD)

Kim ngạch (Tỷ USD)

Kim ngạch (Tỷ USD)

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Kết thúc tháng 12/2018, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với các châu lục đều tăng so với năm 2017, trong đó tăng mạnh nhất là Châu Đại dương (tăng 19,1%) tiếp theo là Châu Mỹ (tăng 14,6%) Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á trong năm 2018 đạt 321,4 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm 2017 và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất (66,9%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước Tiếp theo là xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước thuộc châu Mỹ đạt kim ngạch 78,37 tỷ USD, tăng 14,6% so với năm trước; với châu Âu đạt 64,11 tỷ USD, tăng 10,5%; châu Đại Dương đạt 9,31 tỷ USD, tăng 19,1%; châu Phi đạt 6,98 tỷ USD, tăng 3,9%

Trong năm 2019, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Mỹ đạt 96,35 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2018, liên tục là châu lục đạt mức tăng trưởng cao nhất Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với châu Á tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (65,4%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước Trị giá xuất nhập khẩu trong năm 2019 với thị trường này đạt 338,35 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2018, trong đó trị giá xuất khẩu là 135,45 tỷ USD, tăng 2,9% và trị giá nhập khẩu là 202,9 tỷ USD, tăng 6,6% Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Âu: 65,9 tỷ USD, tăng 2,8%; châu Đại Dương: 9,6 ỷ USD, tăng 4% và châu Phi: 7,07 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2018

Trong năm 2020, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Mỹ đạt 112,02 tỷ USD, tăng 16,2% so với năm 2019, liên tục là châu lục đạt mức tăng trưởng cao nhất Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với châu Á tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,7%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước Trị giá xuất nhập khẩu trong năm 2020 với thị trường này đạt 352,97 tỷ USD, tăng 4,2% so với năm 2019, trong đó trị giá xuất khẩu là 140,25 tỷ USD, tăng 3,4% và trị giá nhập khẩu là 212,72 tỷ USD, tăng 4,7% Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Âu: 63,85 tỷ USD, giảm 3,1%; châu Đại Dương: 9,79 tỷ USD, tăng 2,4% và châu Phi: 6,72 tỷ USD, giảm 5,0% so với năm 2019.

Xuất khẩu theo khu vực kinh tế

2.2.1.1 Thị trường ASEAN a Tổng quan thị trường

Theo Tổng cục Hải quan, ASEAN đã trở thành khu vực xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam, sau các thị trường Mỹ, EU và Trung Quốc Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 25,2 tỷ USD, tăng 1,5%, chiếm 9,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước

Cụ thể, các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam bao gồm: sắt thép các loại (đạt 2,5 tỷ USD, tăng 5,2%); điện thoại các loại và linh kiện (đạt 2,3 tỷ USD, giảm 21,2%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 1,9 tỷ USD, giảm 15,3%); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (đạt 1,9 tỷ USD, tăng 4,4%); dệt may (đạt 1,5 tỷ USD, tăng 21,4%)

Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang ASEAN chủ yếu là Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines và Indonesia Đáng chú ý vài năm gần đây, Thái Lan và Indonesia đã trở thành các thị trường nhập khẩu ô tô lớn nhất của Việt Nam, vượt qua các thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đức… b Tiềm năng thị trường

Những năm qua, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN chủ yếu là nông sản, thủy sản và khoáng sản Những mặt hàng này hầu hết được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) Cụ thể, xuất khẩu nông, thủy sản sang ASEAN năm 2019 đạt 2,69 tỷ USD, tăng 0,9%, trong đó xuất khẩu rau quả tăng 68,8%, thủy sản tăng 2,3%, gạo tăng 8,6%, chè tăng 16,9%

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, ASEAN hiện là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của ngành thủy sản Do được hưởng những ưu đãi từ AFTA và các hiệp định liên quan, một số mặt hàng xuất khẩu thủy sản như tôm, cá ngừ, cá tra… đang tăng cả về sản lượng và giá trị

Bên cạnh thủy hải sản, dệt may cũng là nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam sang ASEAN Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang ASEAN đạt đạt 1,5 tỷ USD, tăng 21,4% c Rào cản thị trường

Kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém, nhất là hạ tầng phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, đặc biệt trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trình độ quản lý là 55% có trình độ từ trung cấp trở xuống, 43% từ phổ thông trung học và sơ cấp trở xuống Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia còn hạn chế Sự phối hợp giữa các bộ ngành, giữa Trung ương và địa phương chưa thực sự hiệu quả, dẫn tới những lúng túng trong chính sách và xử lý các vấn đề phát sinh Hơn nữa, các doanh nghiệp nhà nước chưa phát huy được vai trò đầu tàu trong chuyển dịch kinh tế, đổi mới và phát triển công nghệ dù được nhiều ưu đãi nhưng chưa tương xứng với mong muốn của Chính phủ

2.2.1.2 Các thị trường khác ở Châu Á a Nhật Bản

Kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh chóng Bằng chứng là, thương mại 2 chiều từ 8,5 tỷ USD năm 2005 đã tăng lên 13,7 tỷ USD năm 2009 và con số này ở năm 2019 là gần 40 tỷ USD Nhật Bản hiện là thị trường XK lớn thứ 3 của Việt Nam

Việt Nam và Nhật Bản có nhiều tiềm năng hợp tác thương mại bởi cơ cấu hàng hóa của hai nước không cạnh tranh mà mang tính bổ sung cho nhau

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, cơ cấu hàng hóa xuất sang Nhật Bản 9 tháng đầu năm 2019 bao gồm hàng dệt may, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị… trong đó nhóm hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn 19,42% đạt 2,9 tỷ USD, tăng 4,13% so với cùng kỳ, riêng tháng 9/2019 đạt 359,58 triệu USD, giảm 10,64% so với tháng 8/2019 nhưng tăng 10,75% so với tháng 9/2018 Đứng thứ hai là phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,9 tỷ USD, tăng 7,82% so với cùng kỳ Kế đến là các mặt hàng máy móc thiết bị, hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm … b Hàn Quốc

Với Hàn Quốc, kim ngạch XK của Việt Nam năm 1983 chỉ đạt 22,5 triệu USD Tuy nhiên, đến năm 2015, quan hệ thương mại giữa hai nước đã phát triển vượt bậc khi FTA Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) chính thức có hiệu lực Hiện, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng 66 tỷ USD; là thị trường XK lớn thứ 5 của Việt Nam

Thị phần nông sản Việt Nam tự hàn Quốc còn khiêm tốn chủ yếu là do hàng Việt chưa đáp ứng được về chất lượng và quy trình bảo quản nông sản theo yêu cầu của Hàn Quốc

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hàn Quốc tháng 9/2020 đạt trên 1,79 tỷ USD, giảm 2,6% so với tháng 8/2020 và giảm 7,9% so với tháng 9/2019

Tính chung cả 9 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu sang thị trường này đạt gần 14,48 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm 2019

Tiểu luận môn học Điện thoại và linh kiện là nhóm hàng luôn đứng đầu về kim ngạch đạt trên 3,79 tỷ USD, chiếm 26,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang Hàn Quốc, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2019; tiếp theo là nhóm hàng dệt may đạt gần 2,23 tỷ USD chiếm 15,4%, giảm 14,2% Nhóm máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt gần 2,09 tỷ USD, chiếm 14,3%, giảm 2,7% so với cùng kỳ; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt gần 1,5 tỷ USD, chiếm 10,3%, tăng 29,2% c Trung Quốc

Quy mô thương mại 2 chiều từ mức chỉ 30 triệu USD năm 1991 đã tăng trưởng vượt bậc (gần 4.000 lần) sau 30 năm Đặc biệt, sau hơn 10 năm thực thi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), quy mô thương mại Việt Nam – Trung Quốc đã đạt tới 133,1 tỷ USD vào năm 2020

THỰC TRANG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 21

Tổng quan thực trạng xuất khẩu giai đoạn 2018 – 2020

3.1.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, cụ thế số liệu như sau:

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong 6 tháng/2018 đạt 225,02 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước và gần với mức trị giá của cả năm 2012 (228,31 tỷ USD) Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 114,19 tỷ USD, tăng 16,3% và nhập khẩu đạt 110,83 tỷ USD, tăng 9,6% Mức thặng dư của cả nước trong 2 quý đầu năm 2018 đạt con số 3,36 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước năm 2018 đạt 480,17 tỷ USD, tăng 12,2% (tương ứng tăng 52,05 tỷ USD) so với năm trước Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% và nhập khẩu đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1% Cán cân thương mại của Việt Nam vẫn thặng dư 6,8 tỷ USD

Kờ́t thỳc ẵ chặng đường của năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 243,48 tỷ USD, tăng 8,0% (tương ứng tăng 18,1 tỷ USD) so với cùng kỳ năm

Tiểu luận môn học trước Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 122,53 tỷ USD, tăng 7,2% và nhập khẩu đạt 120,94 tỷ USD, tăng 8,9% Kết quả này đã góp phần đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa của cả nước trong nửa đầu năm 2019 đạt thặng dư 1,59 tỷ USD

Kết thúc năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6% (tương ứng tăng 36,69 tỷ USD) so với năm 2018 Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu đạt 253,07 tỷ USD, tăng 6,8% Mức thặng dư thương mại hàng hóa của cả nước trong năm 2019 đạt thặng dư 11,12 tỷ USD

Tính đến hết quý 2/2020 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 240,11 tỷ USD, giảm 1,4% (tương ứng giảm 3,29 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 122,79 tỷ USD, tăng 0,2% và nhập khẩu đạt 117,33 tỷ USD, giảm 2,9% Tính từ đầu năm đến hết tháng 6, cán cân thương mại của cả nước thặng dư 5,46 tỷ USD, là mức thặng dư khá cao so với 1,7 tỷ USD của cùng kỳ năm 2019

Trong năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 545,36 tỷ USD, tăng 5,4% với năm trước Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 282,65 tỷ USD, tăng 7,0%, tương ứng tăng 18,39 tỷ USD và nhập khẩu đạt 262,70 tỷ USD, tăng 3,7%, tương ứng tăng 9,31 tỷ USD.Tính cả năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước thặng dư 19,95 tỷ USD

3.1.2 Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2020

3.1.2.1 Thực trạng hiện nay

Ta có thể thấy rằng từ năm 2018 - 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đều tăng lên nhưng đã có sự chuyển dịch cơ cấu hàng hóa Và cơ cấu hàng hóa có sự dịch chuyển tích cực giữa các nhóm hàng và hướng vào lõi công nghiệp hóa đồng thời sự điều chỉnh phù hợp hơn với nhu cầu và xu thế phát triển thế giới

Tỷ trọng giá trị xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp tăng Trong khi đó, tỉ trọng nhóm trong nhóm hàng nông, lâm Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng lên, chủ yếu do tăng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện, trong

Tiểu luận môn học khi tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp giảm Đây là những xu hướng chuyển dịch tích cực, phù hợp với xu thế chung của thế giới

(1) Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 54,2 % tỷ trọng xuất khẩu

(2) Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 35,6% tỷ trọng xuất khẩu, giảm 4,4% so với thời điểm năm 2015

(3) 10,2% là tỷ trọng của nhóm hàng nông, lâm, thủy hải sản trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam năm 2020

3.1.2.2 Phân tích nguyên nhân chuyển dịch cơ cấu

Sự chuyển dịch cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam đã mang đến những kết quả tích cực cho sự phát triển nền kinh tế và 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu này

Thứ nhất, vào năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, đây là cơ hội cho thị trường xuất khẩu thuận lợi cho Việt Nam được mở rộng đồng thời nhận

Tiểu luận môn học biết và điều chỉnh hàng hóa phù hợp với nhu cầu và xu hướng phát triển thế, dẫn đến cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã được chuyển đổi một phần căn bản về chất

Thứ hai, về mục tiêu định hướng của Nhà nước cho sự phát triển kinh tế hiện nay theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

(1) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại: giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, tăng tỷ trọng các sản phẩm ứng dụng khoa học, công nghệ

(2) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiệu quả, bền vững: giảm sản xuất mang tính gia công, tăng tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tăng tỷ trọng công nghiệp chế tạo

Thực trạng xuất khẩu theo nhóm hàng hóa

3.2.1 Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản

Nếu nói đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam được như hiện nay chúng ta không thể không kể đến “công lao” to lớn của ngành công nghiệp nặng và khai khoáng Ngành công nghiệp nặng và khai khoáng là hai ngành thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài và cũng đã và đang là ngành thúc đẩy các ngành khác phát triển Trong đó, phải kể đến vai trò quan trọng của ngành xuất khẩu các nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản Ngành công nghiệp nặng và khai khoáng không chỉ cung cấp nguyên nhiên liệu, thiết bị, tư liệu cho các nhóm ngành khác mà chính những mặt hàng công nghiệp nặng và khoáng sản cũng dần trở thành nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển Nếu trước kia mặt hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất

Tiểu luận môn học trong các mặt hàng xuất khẩu thì trong những năm gần đây tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đang có xu hướng chuyển dịch sang nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, vào năm 2018, trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt tới 243,48 tỷ USD, tăng lên 13,2% so với trị giá năm 2017, ứng với 28,37 tỷ USD Trong đó, trị giá các nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản có mức tăng trưởng cao và ấn tượng với một số mặt hàng sau:

Nhóm mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của nước ta trong năm 2018 vẫn là điện thoại và linh kiện các loại với trị giá ghi nhận lên đến 49,1 tỷ USD, chiếm 1/5 tổng trị giá hàng xuất khẩu và tăng lên 8,4% so với năm 2017 Hai thị trường lớn nhập khẩu nhóm mặt hàng này từ nước ta là Trung Quốc (với kim ngạch 9,38 tỷ USD) và tiếp đó là Hoa Kỳ với 5,41 tỷ USD

Tiếp đó là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 29,32 tỷ USD, tăng 12,9% so với năm 2017

Nhóm mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác Xuất khẩu nhóm hàng này đạt 16,55 tỷ USD, tăng 28,2% so với năm 2017…

Có thể thấy năm 2018 là một năm có sự bức phá rõ rệt về sự tăng trưởng của ngành xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản Trong cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2018, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 123,7 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm trước; Chiếm 50,5% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu (tăng 0,9 % so với năm 2017), trong đó, mặt hàng điện thoại và linh kiện đạt 50 tỷ USD, tăng 10,5% và chiếm 20,4%

Bước sang năm 2019, xuất hiện nhiều biến động của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc ngày càng căng thẳng, song hoạt động xuất khẩu của nước ta trong 5 tháng đầu năm vẫn có sự tăng trưởng khá ổn định Báo cáo kinh tế - xã hội do Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 5 tháng đầu năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 100,74 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018 Ngoài ra cuối năm 2019 sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động xuất nhập khẩu Tính chung cả năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 263,45 tỷ USD,

Tiểu luận môn học tăng 8,1% so với năm 2018 Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2019, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 133 tỷ USD, tăng 8,7% so với năm trước, chiếm 50,5% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu (tăng 0,3 điểm phần trăm so với năm 2018) Chúng ta có thể thấy về xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu, dù không tăng mạnh như trong năm 2018 Nhưng nhìn chung, trong năm 2019 xảy ra nhiều biến động tiêu cực do các yếu tố khách quan nhưng nhờ những sách lược và cố gắng của nước ta, xuất khẩu hàng hóa vẫn tăng trưởng khá ổn định

Từ cuối năm 2019 đến nay, toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải đối mặt với ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 lên mọi mặt kinh tế- xã hội Với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nước ta không chỉ kiểm soát dịch tốt mà cả về phát triển kinh tế vẫn đạt được những thành tựu nổi bật và trong đó phải kể đến sự tăng trưởng của ngành xuất khẩu Tính chung cả năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019 Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2020, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 152,5 tỷ USD tăng 11,3% so với năm 2019 chiếm 54,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

Từ các số liệu phân tích trên có thể thấy tình hình xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản trong những năm gần đây tăng trưởng ổn định và ngày càng có vị thế trên thị trường quốc tế khi là đối tác với các nước lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ…

3.2.2 Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp

Trong các nhóm ngành xuất khẩu của Việt Nam, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp là một phần quan trọng thúc đẩy gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Đặc biệt năm 2020, nhóm hàng này đã chiếm 35,6% trong tổng cơ cấu hàng hóa xuất khẩu ra thị trường quốc tế của Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, vào năm 2018, trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt tới 243,48 tỷ USD, tăng lên 13,2% so với trị giá năm 2017, ứng với 28,37 tỷ USD Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ước tính đạt 90,2 tỷ USD, tăng

12,6% và chiếm 36,9% (giảm 0,3 %) Trong đó có 2 mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn: hàng dệt may và giày dép, cụ thể như sau:

1 Trị giá xuất khẩu nhóm hàng dệt may này trong năm 2018 lên 30,49 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm 2017.Trong đó: kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 13,7 tỷ USD, tăng 11,6%; sang EU đạt 4,16 tỷ USD, tăng 9,9%; sang Nhật Bản đạt 3,81 tỷ USD, tăng 22,6%; sang Hàn Quốc là 3,3 tỷ USD, tăng 24,9% so với năm trước Xuất khẩu hàng dệt may sang Trung Quốc trong năm 2018 đạt 1,5 tỷ USD, tăng mạnh 39,6% so với năm trước tương ứng tăng 437 triệu USD về số tuyệt đối

2 Xuất khẩu giày dép của cả nước năm 2018 đạt 16,24 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước Xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2018 sang các thị trường Hoa Kỳ đạt trị giá 5,82 tỷ USD, tăng 13,9%; sang EU (28 nước) đạt trị giá 4,72 tỷ USD, tăng nhẹ 1,5%; sang thị trường Trung Quốc đạt trị giá 1,49 tỷ USD, tăng 30,8%; sang thị trường Nhật Bản đạt 853 triệu USD, tăng 13,5% so với cùng thời gian năm 2017…

Kết thúc năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6% (tương ứng tăng 36,69 tỷ USD) so với năm 2018 Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu đạt 253,07 tỷ USD, tăng 6,8% Đáng chú ý là cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp 2 mặt hàng chủ lực cũng có tốc độ gia tăng ổn định:

(1) Hàng dệt may có trị giá xuất khẩu trong năm 2019 lên 32,85 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm trước.Tính đến hết tháng 12/2019, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 14,85 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2018 và chiếm 45,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; thị trường EU (28 nước) tiêu thụ 4,33 tỷ USD, tăng 4%; tiếp theo là thị trường Nhật Bản đã tiêu thụ 3,99 tỷ USD, tăng 4,7%; thị trường Hàn Quốc tiêu thụ 3,35 tỷ USD, tăng 1,7%; Trung Quốc tiêu thụ 1,59 tỷ USD, tăng 3,5%

(2) Giày dép có tổng giá trị xuất khẩu của cả nước trong năm

2019 đạt 18,32 tỷ USD, tăng 12,8% so với năm 2018 Hoa Kỳ và EU tiếp tục là 2 thị trường chính nhập khẩu nhóm hàng giày dép các loại của Việt Nam trong năm 2019 với kim ngạch và tốc độ tăng lần lượt là 6,65 tỷ USD (tăng 14,2%) và 5,08 tỷ USD (tăng 7,7%) Tính chung, trị giá nhóm hàng giày dép xuất khẩu sang 2 thị trường chính đạt 11,73 tỷ USD, chiếm 64% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước

Ngày đăng: 30/01/2024, 09:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w