1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) tìm hiểu hội nghị giơ ne vơ và hiệp định giơ ne vơ về chấm dứt chiếntranh lập lại hòa bình ở đông dương (1954) rút ra nhận xét j

47 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Hội Nghị Giơ-ne-vơ Và Hiệp Định Giơ-ne-vơ Về Chấm Dứt Chiến Tranh Lập Lại Hòa Bình Ở Đông Dương (1954). Rút Ra Nhận Xét
Tác giả Nguyễn Thanh Hằng, Nguyễn Thị Hằng, Vũ Khánh Hiền, Đào Duy Hòa, Đỗ Văn Huy, Lê Thị Khánh Huyền, Phạm Thị Ngọc Huyền, Phùng Thị Thanh Huyền, Nguyễn Ngọc Quỳnh Hương, Phạm Nguyễn Trọng Khôi, Ngô Thị Lan, Hoàng Phương Liên, Dương Thị Thùy Linh, Dương Vũ Diệu Linh, Hoàng Thị Tuyết Linh, Lê Khánh Linh, Lê Thị Linh, Lê Thùy Linh, Mùi Hạ Linh, Nguyễn Diệu Linh
Người hướng dẫn Cô Hoàng Thị Thắm
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Marketing
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 5,92 MB

Nội dung

Trung QuốcLập trường của Trung Quốc trong hội nghị có thể tóm tắt như sau:- Trung Quốc ủng hộ việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở ĐôngDương, nhưng cũng có những mục đích và l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA MARKETING

HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Trang 2

MỤC LỤC

1.1 Bối cảnh lịch sử của Hội nghị Genève về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở

Đông Dương 4

1.1.1 Bối cảnh thế giới 4

1.1.2 Bối cảnh Đông Dương 5

1.2 Thành phần tham gia 6 1.3 Lập trường và quan điểm các bên tham dự 7 1.3.1 Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 7 1.3.2 Pháp 9

1.3.3 Liên Xô 11

1.3.4 Hoa Kỳ 11

1.3.5 Trung Quốc 12

1.3.6 Anh 13

1.4 Diễn biến hội nghị 14 1.5 Nội dung cơ bản hội nghị Genève 1954 16 1.6 Kết quả Hội nghị Genève – thắng lợi to lớn trong lịch sử ngoại giao Việt Nam 17 CHƯƠNG II - NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH GENÈVE VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG NĂM 1954 18 2.1 Nội dung toàn văn 18

2.2 Nội dung cơ bản 35

CHƯƠNG III - NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 36 3.1 Nhận xét 36

3.1.1 Thành công 36

3.1.2 Hạn chế 38

3.2 Kinh nghiệm 39

Trang 3

44 Đào Duy Hòa Làm Slide

45 Đỗ Văn Huy Chương III

46 Lê Thị Khánh Huyền Chương I

47 Phạm Thị Ngọc Huyền Chương I

48 Phùng Thị Thanh Huyền Thuyết trình + Mở đầu

49 Nguyễn Ngọc Quỳnh Hương Chương II

50 Phạm Nguyễn Trọng Khôi Chương III

51 Ngô Thị Lan Chương I

52 Hoàng Phương Liên Chương III

53 Dương Thị Thùy Linh Chương I

54 Dương Vũ Diệu Linh Chương III

55 Hoàng Thị Tuyết Linh Chương I

56 Lê Khánh Linh Chương II

57 Lê Thị Linh Chương III

58 Lê Thùy Linh Làm slide

59 Mùi Hạ Linh ( Nhóm trưởng ) Chương II + Hoàn thành bản Word

60 Nguyễn Diệu Linh Chương I

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong lịch sử đấu tranh nước nhà, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

là thiên anh hùng ca vĩ đại của chiến tranh Việt Nam, là một trong những bức tranhsáng trong lịch sử của nhân dân cách mạng Cuộc kháng chiến ấy nêu bật truyền thống

vẻ vang của Đảng ta, đó là truyền thống kiên cường, bất khuất của Đảng vì lý tưởngcách mạng cao cả, vì nước, vì dân, với sự hy sinh anh dũng của nhiều thế hệ cán bộlãnh đạo, đảng viên kiên trung của Đảng, nhất là những thành tựu to lớn, có ý nghĩalịch sử mà dân tộc ta đạt được Một trong số đó không thể không đề cập tới sự kiệnlịch sử trọng đại của dân tộc ta là Hội nghị Genève và Hiệp định Genève Hiệp định ấy

đã hoàn tất việc đình chỉ chiến tranh, khôi phục hòa bình ở Đông Dương, trở thànhmột dấu mốc quan trọng trong lịch sử của Dân tộc Việt Nam, buộc Chính phủ Phápphải cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.Hội nghị ghi nhận các điều khoản trong hiệp định đình chiến tại Việt các nước đưaquân đội và nhân viên quân sự cũng như tất cả các loại vũ khí, đạn dược vào ViệtNam Mặc dù đặt được nhiều tiếng vang sau 3 giai đoạn nhưng Hội nghị Genève còntồn đọng nhiều hạn chế, chi tiết chưa được khai thác Vì vậy, nhóm đã thực hiện thảoluận về đề tài “

” nhằm khai thác, nghiên cứu về nhữngvấn đề liên quan và từ đó rút ra nhận xét, đánh giá về Hội nghị nêu trên Bài thảo luậncủa nhóm còn nhiều thiếu sót, mong cô và các bạn sẽ đưa ra những góp ý để giúp bàithảo luận hoàn thiện hơn

Trang 5

CHƯƠNG I - HỘI NGHỊ GENÈVE VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH LẬP

LẠI HÒA BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG NĂM 1954

1.1 Bối cảnh lịch sử của Hội nghị Genève về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương.

1.1.1 Bối cảnh thế giới

Hội nghị Genève về Đông Dương diễn ra trong một bối cảnh quốc tế có nhiều biếnchuyển mới mẻ và phức tạp Năm 1953 là một năm ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng,tác động trực tiếp đến sự chuyển biến của cục diện toàn cầu nói chung và châu Á nóiriêng, đặc biệt là đối với cuộc chiến tranh Đông Dương

Vào năm 1953 chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ ra sức chuẩn bị chiếntranh, nhanh chóng triển khai chiến lược toàn cầu hóa phản cách mạng của chúng Đếquốc Mỹ áp dụng chiến lược quân sự “trả đũa ồ ạt” và chính sách ngoại giao “bênmiệng hố chiến tranh” của Ai-xen-hao và Đa-lét nhằm bao vây Liên Xô, Trung Quốc

và các nước xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa Cộng sản, đàn ápphong trào giải phóng dân tộc, hòng làm bá chủ thế giới Lợi dụng chiến tranh TriềuTiên, đế quốc Mỹ pháp triển quân đội Mỹ từ 1.400.000 người (năm 1949) lên3.500.000 người vừa chống Liên Xô ở châu Âu, vừa chống Trung Quốc ở châu Á.Chúng xúc tiến vũ trang lại Tây Đức khôi phục lại chủ nghĩa phục thủ Tây Đức, thànhlập quân đội Tây Âu (NATO), khôi phục lại chủ nghĩa quân phiệt Nhật ở châu Á

Từ sau cách mạng Trung Quốc thành công, sự so sánh lực lượng trên thế giới đangthay đổi có lợi cho cách mạng Phe xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô, với liênminh Xô Trung làm nòng cốt, ngày một củng cố vững mạnh

Cả Liên Xô và Trung Quốc đã đi vào thời kỳ kinh tế kế hoạch dài hạn Liên Xô đã

có bom khinh khí (8.1953) và Trung Quốc sau chiến tranh Triều Tiên, đã trở thành mộtnước có lực lượng quân sự mạnh nhất Châu Á

Liên Xô, Trung Quốc và phe xã hội chủ nghĩa đoàn kết nhất chí và gương cao ngọn

cờ chống đế quốc gây chiến, bảo vệ hoà bình, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc,nên có uy tín to lớn trên thế giới

Song song với sự hình thành phe xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộctiếp tục phát triển mạnh mẽ ở Nam Á, Đông Nam Á, Trung Cận Đông và châu Phi Xuhướng trung lập tích cực, không tham gia các liên minh quân sự với các nước phươngTây, phát triển trong các nước mới giành được độc lập như 5 nước tham gia kế hoạchColombo Ấn Độ, Miến Điện, Pa-ki-xtan, In-đô-nê-xi-a, và chủ nghĩa dân tộc Nát-xe ở

Ai Cập

Trang 6

Hai phe đều tranh thủ tập hợp lực lượng và đấu tranh quyết liệt Nhưng so sánh lựclượng lúc bấy giờ, hai phe đã có hoà hoãn với nhau ở mức thấp Chấp nhận đình chiếntại Triều Tiên (1953) gần như nguyên trạng của cả hai bên ở vĩ tuyến 38 và sau đó thỏathuận họp hội nghị Bá Linh (1/1954) để bàn giải quyết hòa bình vấn đề Triều Tiên vàbàn việc lập lại hòa bình ở Đông Dương Đây là hội nghị đầu tiên của bốn nước lớn kể

từ năm 1949, sau những năm hết sức căng thẳng của chiến tranh lạnh Đông Tây Kếtquả hội nghị này là hai phe đồng ý triệu tập hội nghị Genève vào ngày 26 tháng 4 năm

1954 với sự tham dự của Trung Quốc

1.1.2 Bối cảnh Đông Dương

Sau 8 năm sa lầy tại cuộc chiến Đông Dương, Pháp đã phải gánh chịu những thiệthại nặng nề về cả người và của Vào Thu-Đông năm 1953 lực lượng ta trên chiếntrường đã giành được chủ động tiến công trên chiến trường chính Ta đã liên tiếp mởbốn chiến dịch lớn thắng lợi: giải phóng Lai Châu ở Tây Bắc (10/12/1953), tiến quânvào Thà Khẹt (25/12/1953) ở Trung và Hạ Lào, giải phóng khu vực sông Nậm Líu vàPhong-sa-ly (26/11/1953) ở Thượng Lào và giải phóng Kon Tum ở Tây Nguyên Mùa hè năm 1953, Pháp đã gặp nhiều khó khăn lớn ở Đông Dương Lực lượng Pháptuy còn 45 vạn quân ( so với khoảng trên 30 vạn của ta), song phân tán, làm nhiệm vụchiếm đóng ở ba nước Đông Dương, thiếu quân cơ động, nhiều nguỵ quân và tinh thầngiảm sút

Tướng Hăng-ri Na-va, là một nhà chiến lược xuất sắc ở Pháp, vừa được cử sang làmtổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương, lúc đó nhận xét rằng: “Sau 7 năm chiếntranh, nhìn chung so sánh các phương tiện của chúng ta với đối phương đã trở nên bấttiện cho ta” Và y báo cáo chính phủ Pháp như sau: “Sự phân tán và tình trạng bấtđộng của lực lượng chúng ta chỉ còn để lại Bộ chỉ huy những khả năng hết sức hạnchế Mọi cuộc hành quân chiến lược tương đối lớn đều không thể tiến hành được trongtình trạng hiện nay.”

Để cứu vãn tình hình, chính phủ Pháp thông qua kế hoạch Na-va gồm hai giai đoạn:

1953 - 1954: phòng ngự chiến lược ở miền Bắc Việt Nam, tấn công chiến lược ởNam vĩ tuyến 18 đi đôi với việc tăng cường quân cơ động bằng xây dựng nguỵ quân

và tăng viện từ Pháp sang

1954 - 1955: tấn công chiến lược miền Bắc, giành lấy thắng lợi quân sự to lớn, buộc

ta phải đình chiến theo điều kiện của Pháp

Đây là một kế hoạch đầy tham vọng, được Mỹ hết sức ủng hộ và viện trợ thêm 385triệu đô la để thực hiện Nhưng vì qua nhiều khó khăn, không thể đáp ứng hết yêu cầuxin tăng quân của Na-va, ngày 13/11/1953, Uỷ ban quốc phòng Pháp chỉ thị cho Na-

Trang 7

Lịch sử… 95% (64)

6

Gt lich su dang

140219040314 php…Giáo trình

Lịch sử… 96% (26)

193

Đề cương Lịch sử Đảng Cộng sản Việt…Giáo trình

Lịch sử… 91% (23)

48

Tìm hiểu về con đường chi viện của…Giáo trình

Lịch sử… 100% (6)

35

LỊCH SỬ ĐẢNG Phân tích chủ trươn…

-4

Trang 8

va phải sử dụng các lực lượng hiện có, phát triển tối đa quân ngụy và xác định mụctiêu hành động của Pháp ở Đông Dương là làm sao cho đối phương “nhận thấy khôngthể giành được một quyết định quân sự ”

Để thực hiện kế hoạch trên, trong khoảng thời gian Hè - Thu năm 1953, Na-va liêntiếp mở hàng chục cuộc càn quét ở vùng chúng chiếm đóng ở Bắc Bộ, Bình Trị Thiên

và Nam Bộ, nhảy dù tập kích Lạng Sơn (7/1953), tăng cường biệt kích thổ phỉ ở LàoCai, Lai Châu, Sơn La, mở cuộc tấn công lớn gọi là chiến dịch Hải Âu vào vùng NhoQuan ( Ninh Bình), tuyên bố đã giành được chủ động chiến trường Nhưng do bị tổnthất nặng nề nên chúng phải rút khỏi Nho Quan

Trước việc ta tiến quân lên hướng Tây Bắc, Na-va cho quân nhảy dù xuống ĐiệnBiên Phủ (20/11/1953) nhằm mở rộng địa bàn của chúng ở Tây Bắc và bảo vệ Lào màPháp mới trao trả độc lập chưa đầy một tháng (22/10/1953) Lực lượng của địch lúcđầu có 6 tiểu đoàn Ngày 3/12 tướng Na-va quyết định tăng cường lực lượng cho ĐiệnBiên Phủ và tiếp nhận cuộc chiến đấu với lực lượng chủ lực của ta ở Điện Biên Phủ vàĐiện Biên Phủ trở thành đấu với lực lượng chủ lực của ta ở Điện Biên Phủ và ĐiệnBiên Phủ trở thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương

Trước khi ta đánh Điện Biên Phủ, ngày 20/11/1954, Na-va mở chiến dịch tơ” (Atlante) đổ bộ lên Tuy Hoà Phú Yên, đánh chiếm vùng tự do liên khu 5 Sau mấychiến dịch lớn của ta Na-va cho rằng ta không đủ sức tấn công nữa, càng không thểđánh Điện Biên Phủ được Vì vậy, ngày 12/3/1954, Pháp đổ bộ lên chiếm Quy Nhơn,tiếp tục chiến dịch Atlante

Ngày 13/3/1954, ta mở cuộc đại tấn công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vàsau 55 ngày đêm chiến đấu, ta tiêu diệt hoàn toàn Điện Biên Phủ, 16.000 quân địchgồm 21 tiểu đoàn bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh

Nhìn chung, trong Đông – Xuân 1953 – 1954 địch bị thiệt hại 112.000 tên, tức 4 lựclượng vũ trang của địch tại Đông Dương Những thắng lợi đó đã đưa cuộc kháng chiếncủa nhân dân ta từ hình thái phản công cục bộ tiến lên hình thái phản công lớn, từ tưthế chủ động chiến lược trên chiến trường Bắc Bộ tiến lên giành chủ động trên chiếntrường cả nước

1.2 Thành phần tham gia

Thành phần tham gia vào Hội nghị lúc này bao gồm :

1 Phái đoàn Anh Quốc, do Anthony Eden làm trưởng đoàn

2 Phái đoàn Hoa Kỳ, do Bedell Smith làm trưởng đoàn

3 Phái đoàn Liên bang Xô viết, do Viacheslav Molotov làm trưởng đoàn

Giáo trìnhLịch sử… 100% (4)HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THẢO LUẬNGiáo trìnhLịch sử… 100% (3)

2

Trang 9

4 Phái đoàn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, do Chu Ân Lai làm trưởngđoàn.

5 Phái đoàn Pháp, do Georges Bidault làm trưởng đoàn

6 Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Phạm Văn Đồng làm trưởngđoàn

7 Phái đoàn Quốc gia Việt Nam, do Nguyễn Quốc Định làm trưởng đoànsau thay thế bởi Nguyễn Trung Vinh rồi Trần Văn Đỗ nhưng không được thamgia đàm phán tại hội nghị, việc đàm phán do phái đoàn Pháp thực hiện và chỉthông báo lại sau khi ký kết

8 Phái đoàn Vương quốc Lào, do Phumi Sananikone làm trưởng đoànnhưng không được phép tham gia đàm phán trực tiếp, ủy nhiệm cho phái đoànPháp

9 Phái đoàn Vương quốc Campuchia, do Tep Than, làm trưởng đoànnhưng không tham gia đàm phán trực tiếp, ủy nhiệm cho phái đoàn Pháp

10 Hai phái đoàn Pathet Lào và Khmer Issarak không được chính thức thamgia hội nghị mà ủy nhiệm cho phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Tất cảcác nguyện vọng của hai đoàn này được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trình bàytrước hội nghị

Hai đồng chủ tịch Hội nghị là Liên Xô và Anh

1.3 Lập trường và quan điểm các bên tham dự

1.3.1 Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đề ra lập trường

3 Tổ chức tổng tuyển cử tự do trong 3 nước nhằm thành lập chính phủ duynhất cho mỗi nước

4 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố ý định xem xét việc tự nguyệngia nhập Liên hiệp Pháp và những điều kiện của việc gia nhập đó

5 Ba nước thừa nhận các quyền lợi kinh tế, văn hóa của Pháp tại mỗinước Sau khi chính phủ duy nhất được thành lập, các quan hệ kinh tế và vănhóa được giải quyết theo đúng các nguyên tắc bình đẳng và củng cố

Trang 10

6 Hai bên cam kết không truy tố những người hợp tác với đối phươngtrong thời gian chiến tranh.

7 Trao đổi tù binh và dân thường bị bắt trong chiến tranh

8 Ngừng bắn hoàn toàn và đồng thời trên toàn Đông Dương, đình chỉ đưaquân đội và thiết bị quân sự mới vào Đông Dương, lập Ủy ban Liên hợp quân

sự hai bên và Ủy ban Quốc tế giám sát để bảo đảm thực hiện Hiệp định đìnhchiến

9 Giới tuyến quân sự không được coi là biên giới quốc gia và chỉ tồn tạicho đến khi hoàn thành Tổng tuyển cử để thành lập chính phủ liên hiệp

10 Chấp nhận nhượng bộ về việc tồn tại giới tuyến quân sự, đổi lại các lựclượng quân sự nước ngoài phải rời khỏi Việt Nam Lập trường ban đầu của ViệtNam là tập kết tại chỗ Nếu không được sẽ chuyển sang phương án lấy Vĩ tuyến

13, cắt ngang đèo Đại Lãnh giữa Phú Yên và Khánh Hòa, làm giới tuyến quân

sự tạm thời Giới tuyến quân sự không được coi là biên giới quốc gia Tuy nhiên, nếu xét về mặt chủ trương, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có mục tiêu "độclập, thống nhất, dân chủ và hòa bình" với 4 phương châm:

1 Mục đích không thay đổi nhưng để đạt được mục đích có con đườngthẳng, có con đường quanh co

2 Tôn trọng chủ quyền Việt Nam, bình đẳng, tự nguyện có lợi cả hai bên

3 Lực lượng chủ quan (nội lực của Việt Nam) là điều kiện căn bản để đi tớithắng lợi

4 Luôn luôn đặt lợi ích của Việt Nam trong lợi ích của phong trào hoàbình, dân chủ xã hội chủ nghĩa

Thậm chí trước khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu, Hồ Chí Minh còn tuyên bốvào tháng 11/1953: "Nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranhmấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giảiquyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam dân chủcộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó Cơ sở của đình chiến ở Việt Nam là Chính phủPháp thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam"

Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham dự Hội nghị ở thế tương đối bị động dù đã

có sự chuẩn bị trước do sự thiếu thông tin từ việc phải đặt căn cứ ở vùng rừng núi,không kiểm soát được các thành phố lớn và thiếu một hệ thống tình báo chiến lược cóhiệu quả Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải dựa vào thông tin từ phía Liên

Xô và Trung Quốc cung cấp Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tỏ ra thiếu kinh

Trang 11

nghiệm khi coi thường các hoạt động của các chính phủ thuộc Liên hiệp Pháp nhưVương quốc Lào, Vương quốc Campuchia và Quốc gia Việt Nam Cũng do thiếuthông tin nên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã không đánh giá được hết ý đồ của cácnước lớn trong đó có vai trò của Trung Quốc, tham vọng của Anh và Hoa Kỳ cũng nhưkhông nắm được hết những mâu thuẫn giữa những nước lớn với nhau.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Khoan, do lực lượng Pathet Lào và Khmer Issarak khôngđược tham dự Hội nghị đã gây bất lợi về tương quan lực lượng cho Việt Nam, khiếnsức ép tạo ra cho đối phương là không đủ Tại Hội nghị, Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng

đã dành toàn bộ bài phát biểu đầu tiên cho việc đòi đại diện các lực lượng kháng chiếnLào và Campuchia phải được tham dự Hội nghị như các thành viên bình đẳng Lúc đó,

Bộ trưởng Ngoại giao Pathet Lào là Nu Hắc và Bộ trưởng Ngoại giao Khmer KhmerIssarak Keo Pha đã có mặt tại Genève để phối hợp đấu tranh với Việt Nam Tuy nhiên,các nước phương Tây bác bỏ đề nghị của Việt Nam về việc cho Pathet Lào và KhmerIssarak tham gia Hội nghị do Hội nghị tách biệt vấn đề tại Việt Nam và vấn đề tại Lào-Campuchia thành hai vấn đề khác nhau Lập trường ban đầu của Trung Quốc giống vớiViệt Nam là giải quyết cùng một lúc vấn đề ở ba nước Đông Dương Tuy nhiên, đếngiữa tháng 5, sau khi Việt Nam chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, TrungQuốc chuyển sang ủng hộ quan điểm của các nước phương Tây Ngày 20/6, Chu ÂnLai đã tiếp Ngoại trưởng Vương quốc Campuchia (thân Pháp) Tep Phan và 21/6 đãtiếp Ngoại trưởng Vương quốc Lào (thân Pháp) Sananikon để bàn thảo các vấn đề liênquan giữa những bên này với Trung Quốc và Việt Nam Tới ngày 12/7, Chu Ân Lai épphái đoàn Việt Nam chấp nhận phương án Pathet Lào tập kết về hai tỉnh Thượng Làocòn Khmer Issarak không nên vấn đề tập kết quân sự, Quân đội nhân dân Việt Nam rútquân khỏi Campuchia Quan điểm này khác với quan điểm của Việt Nam là Pathet Lào

sẽ tập kết ở các tỉnh giáp biên với Việt Nam Tuy nhiên, Việt Nam vẫn quyết tâm bảo

vệ lợi ích của Pathet Lào và Khmer Issarak bất chấp sức ép của Trung Quốc

1.3.2 Pháp

Lập trường của Pháp trong hiệp định Genève là một lập trường ngoan cố và khôngmuốn thừa nhận thất bại của mình trước quân dân Việt Nam Pháp hy vọng có thể giữlại ảnh hưởng của mình ở Đông Dương bằng cách chia cắt Việt Nam thành hai phần,đặt vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời và tổ chức tổng tuyển cử vào năm

1956 Pháp cũng muốn duy trì quân sự và kinh tế của mình ở Lào và Cam-pu-chia, hainước mà Pháp coi là "đệ tử" của mình

Tuy nhiên, lập trường của Pháp không được các nước khác trong Hội nghị Genèveđồng tình Các nước như Liên Xô, Trung Quốc, Anh và Ấn Độ đều ủng hộ việc tôn

Trang 12

trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương.Các nước này cũng phản đối việc can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước và cấmđặt căn cứ quân sự ở Đông Dương.

Trước khi bàn bạc ở Hội nghị, Pháp và Việt Nam đều coi trận Điện Biên Phủ là trậnquyết chiến để giành lợi thế cho mình Pháp đang gặp khó khăn trong nội chiến khidân chúng phản đối chiến tranh, Đảng Cộng sản Pháp lên ngôi trong Quốc hội, vàchính sách Bảo Đại không hiệu quả Pháp muốn tìm một lối thoát danh dự khỏi cuộcchiến và bảo toàn những quyền lợi còn lại ở Đông Dương

Ban đầu, phái đoàn Pháp có thái độ rất kiên quyết: chỉ đàm phán với Việt Nam Dânchủ Cộng hòa để làm dịu dư luận và giữ chức vụ cho Thủ tướng Laniel, đồng thời chờthời cơ cứu vớt quân đội Pháp ở Đông Dương Pháp chỉ muốn giải quyết vấn đề quân

sự theo kiểu Triều Tiên, tức là ngừng bắn và giải giáp tại chỗ những lực lượng khôngchính quy mà không có giải pháp chính trị Nhưng sau đó, Pháp thua trận Điện BiênPhủ, nội các của Thủ tướng Laniel bị chỉ trích dữ dội và phải từ chức vào ngày 12/06 Phong trào chủ hòa của Pháp chiến thắng, Mendès France thành lập chính phủ mới.Ngày 18 tháng 6, khi nhậm chức, Mendès France tuyên bố sẽ từ chức nếu trong vòngmột tháng không có ngừng bắn ở Đông Dương Pháp muốn rút lui khỏi chiến tranhĐông Dương một cách danh dự và vẫn giữ được những lợi ích kinh tế và ảnh hưởngvăn hoá ở Lào, Campuchia và miền Nam Việt Nam Pháp không đồng ý với phương án

vĩ tuyến 13 của Việt Nam vì Pháp cho rằng chính quyền Bảo Đại cần có Huế, Pháp cần

có Đường 9 để tiếp tế cho Lào từ Biển Đông, và nếu mất Tây Nguyên thì Việt NamDân chủ Cộng hòa sẽ sớm chiếm được miền Nam Việt Nam

Pháp đề nghị vĩ tuyến 18 để buộc Việt Nam phải bỏ vùng kháng chiến ở miền Trunggồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, nơi có lực lượng Việt Minh rất mạnh Bộtrưởng Quốc phòng René Pleven nói rằng: “Vấn đề Đông Dương chỉ có thể giải quyếtbằng cách nhượng bộ Trung Quốc, công nhận ngoại giao và hủy bỏ cấm vận buôn bán(đối với Việt Nam)”

Mendes là Trưởng phái đoàn Pháp nghi ngờ Việt Nam sẽ phong tỏa Đường 9 - KheSanh như Liên Xô đã làm với Tây Berlin sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai Dựavào tình hình giữa Lào và Pháp, phái đoàn Việt Nam đã nhận ra Đường 9 rất quantrọng với Pháp và không phải là một chiêu bài đàm phán khi Pháp rất kiên quyết vềvấn đề Lào và trước khi từ nhiệm, Tổng thống Eisenhower cũng đã ép Tổng thốngKenedy phải giữ được Vương quốc Lào (thân Pháp)

Trang 13

1.3.3 Liên Xô

Lập trường của Liên Xô trong hội nghị Genève là ủng hộ việc khôi phục hòa bình ởĐông Dương trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và thống nhất của các nước trongkhu vực Liên Xô cũng đề nghị mời đại diện của chính phủ kháng chiến Pathét Lào vàKhơme Ítxarắc Campuchia tham gia hội nghị, nhưng không được sự đồng ý của cácbên khác Liên Xô cũng có những tính toán riêng về quan hệ với các nước phương Tây

và không muốn xung đột quá sâu với Pháp và Mỹ

Mục tiêu của Liên Xô là ngăn chặn nguy cơ chiến tranh vượt ra khỏi phạm vi ĐôngDương khiến phương Tây đoàn kết lại ủng hộ Mỹ và buộc Liên Xô phải cam kết bảo

vệ Trung Quốc Liên Xô cũng muốn ngăn ngừa việc quốc hội Pháp thông qua kếhoạch thành lập Cộng đồng Phòng thủ châu Âu Đồng thời Liên Xô muốn tạo dựnghình ảnh là người bảo vệ hoà bình thế giới và nâng đỡ vị thế của Trung Quốc trêntrường quốc tế

Theo Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Vũ Khoan, lúc đó Liên Xô chỉ quan tâm tớicác vấn đề ở châu Âu còn các vấn đề ở Châu Á - Thái Bình Dương, Liên Xô phó tháctoàn bộ cho Trung Quốc Cũng theo ông này, do giữ được độc lập và tự chủ trongđường lối đối ngoại nên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã biết cách hóa giải quan điểmnày của Liên Xô

1.3.4 Hoa Kỳ

Lập trường của Hoa Kỳ trong hội nghị Genève là không tham gia ký kết hiệp định,nhưng cũng không phản đối hoặc cản trở việc đạt được thỏa thuận Hoa Kỳ có mụctiêu là ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á, và sẵn sàng hỗtrợ các chính quyền thân Mỹ ở khu vực

Hoa Kỳ cũng muốn duy trì quan hệ tốt với các đồng minh phương Tây như Anh vàPháp, nhưng không muốn bị ràng buộc bởi các cam kết của họ Hoa Kỳ đã từ chốicông nhận hiệp định Genève, nhưng tuyên bố sẽ coi mọi sự tái diễn của hành động bạolực vi phạm hiệp định là điều đáng lo ngại, là mối đe dọa đến hòa bình và an ninh quốctế

Trước khi chiến tranh Điện Biên Phủ kết thúc vào tháng 5 năm 1954, Hoa Kỳ đãthúc giục Pháp phải giữ vững vị thế của mình ở Đông Dương, vì sợ rằng chủ nghĩacộng sản sẽ tràn lan ở khu vực này

Hoa Kỳ đã không ký Hiệp định Genève, nhưng cũng không phản đối hoặc ngăn cảnviệc đạt được thỏa thuận Hoa Kỳ có mục tiêu là chống lại sự lây lan của chủ nghĩa

Trang 14

cộng sản ở Đông Nam Á, và sẵn sàng ủng hộ các chính quyền thân Mỹ ở khu vực Hoa

Kỳ cũng muốn duy trì quan hệ tốt với các đồng minh phương Tây như Anh và Pháp,nhưng không muốn bị ràng buộc bởi các cam kết của họ Hoa Kỳ đã bày tỏ quan điểmcủa mình trong Tuyên bố rằng “mọi hành động bạo lực vi phạm Hiệp định là điều đáng

lo ngại và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế”

Trong Tuyên bố của mình, Hoa Kỳ cũng nói rằng sự chia cắt Việt Nam không phải làmong muốn của hai miền Nam - Bắc, và chính phủ Mỹ sẽ “tiếp tục cố gắng đạt được

sự thống nhất thông qua những cuộc tuyển cử tự do được giám sát bởi Liên Hợp Quốc

để bảo đảm chúng diễn ra công bằng”

Sau khi Hội nghị Genève kết thúc, trưởng phái đoàn Chính phủ Mỹ tuyên bố ghinhận và cam kết tôn trọng quyết định của các bên tham gia Hội nghị Genève Nhưngngay sau đó, Tổng thống Mỹ lại nói: “Hoa Kỳ không tham gia vào những quyết địnhcủa Hội nghị Genève và không bị ràng buộc vào những quyết định ấy” Cũng giốngnhư Tổng thống của mình, thượng nghị sĩ (sau này trở thành Tổng thống) John F.Kennedy cũng nói: “Nó (Quốc gia Việt Nam) là con của chúng ta Chúng ta không thể

từ bỏ nó”

1.3.5 Trung Quốc

Lập trường của Trung Quốc trong hội nghị có thể tóm tắt như sau:

- Trung Quốc ủng hộ việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở ĐôngDương, nhưng cũng có những mục đích và lợi ích riêng của mình

- Trung Quốc muốn duy trì quan hệ tốt với Pháp, để tránh bị cô lập trênthế giới và để đạt được những nhượng bộ về vấn đề Đài Loan và Hồng Kông

- Trung Quốc muốn ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ ở Đông Dương, đểbảo vệ an ninh quốc gia của mình và để giảm bớt căng thẳng với Liên Xô

- Trung Quốc muốn duy trì ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á, đặc biệt

là ở Lào và Campuchia, để tạo ra một vùng trung gian giữa Trung Quốc và cácnước phương Tây

- Trung Quốc muốn giúp đỡ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng cũngkhông muốn cho Việt Nam trở thành một đối thủ cạnh tranh hoặc một đồngminh quá mạnh của Liên Xô

Trung Quốc đã có những hành động và đề xuất sau trong hội nghị:

- Trung Quốc đã tự tiến hành đàm phán trực tiếp với Pháp về các giải phápcho chiến tranh, mà không tham khảo ý kiến của Việt Nam

Trang 15

- Trung Quốc đã chủ trương giải quyết vấn đề quân sự trước, bằng cáchngừng bắn và giải giáp tại chỗ những lực lượng không chính quy, mà không nói

gì đến giải pháp chính trị cho ba nước Đông Dương

- Trung Quốc đã đề nghị chia cắt Việt Nam làm hai miền theo vĩ tuyến 17,

để tạo ra một thế cân bằng giữa Pháp và Việt Nam, và để ngăn chặn sự lan rộngcủa cộng sản ở Đông Nam Á

- Trung Quốc đã không đồng ý để các đại biểu Chính phủ kháng chiến Lào

và Campuchia tham gia Hội nghị Genève cùng với Việt Nam, mà chỉ công nhậnChính phủ Vương quốc Lào và Vương quốc Campuchia (thân Pháp)

- Trung Quốc đã yêu cầu Pháp không để có căn cứ quân sự Mỹ ở ĐôngDương, và không để Mỹ can thiệp vào các cuộc đàm phán

1.3.6 Anh

Lập trường của Anh trong hội nghị Genève là một trong những yếu tố quan trọngảnh hưởng đến kết quả của hội nghị Có thể tóm tắt như sau:

- Anh là một trong hai đồng chủ tịch của hội nghị, cùng với Liên Xô

- Anh có lợi ích chiến lược ở Đông Dương, đặc biệt là ở Lào và chia, nơi Anh muốn duy trì ảnh hưởng của mình

Cam-pu Anh cũng muốn giữ mối quan hệ tốt với Pháp, đồng minh chính của Anhtrong NATO2

- Anh không muốn để cho Trung Quốc hoặc Liên Xô có vai trò lớn hơn ởĐông Dương, nhưng cũng không muốn xung đột với họ

- Anh nhận thức được sức mạnh và ý chí của Việt Nam Dân chủ Cộnghòa, và ủng hộ việc thừa nhận độc lập và thống nhất của Việt Nam

- Anh đề xuất việc tổ chức tổng tuyển cử tự do ở Việt Nam vào năm 1956

để giải quyết vấn đề chia cắt giữa Bắc và Nam

- Anh cũng đề xuất việc thành lập một Ủy ban quốc tế để giám sát việc thihành Hiệp định Genève, và đề cử Ấn Độ làm Chủ tịch của Ủy ban này

Từ những điểm trên, có thể thấy rằng Anh có một lập trường khá cân bằng và thựcdụng trong hội nghị Genève, nhằm bảo vệ lợi ích của mình và đóng góp vào việc lậplại hòa bình ở Đông Dương

Nước Anh không muốn dính líu vào cuộc tái xâm lược của Pháp ở Đông Dươngcùng với Mỹ nhưng cũng không muốn gây tổn hại đến quan hệ đồng minh với Mỹ.Anh kiên trì khuyên Mỹ trì hoãn những hành động quân sự tại Đông Dương bao gồm

Trang 16

việc thành lập khối SEATO cho đến khi "lực lượng cộng sản đưa ra giải pháp hoàbình" được Mỹ chấp thuận do đó không phải lựa chọn ủng hộ hay không ủng hộ Mỹ.Ngoài ra, Anh chủ trương ủng hộ Pháp thương lượng trên thế mạnh Đồng thời Anhcũng đề nghị các nước thân Anh tham gia Hội nghị bao gồm Myanmar, đồng thời loạiViệt Nam Dân chủ Cộng hòa khỏi Hội nghị Tuy nhiên đề xuất của Anh bị Liên Xô bác

bỏ do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là bên tham chiến trực tiếp với Pháp

1.4 Diễn biến hội nghị

Hội nghị Genève trải qua 75 ngày với 31 phiên họp, trong đó có 7 phiên toàn thể và

24 phiên họp cấp Trưởng đoàn Có thể chia hội nghị thành 3 giai đoạn:

Ngoài việc trao đổi chương trình nghị sự, các Đoàn trình bày lập trường của mình vềgiải pháp cho vấn đề Việt Nam và Đông Dương

Đoàn Pháp (Ngoại trưởng Bidault) phát biểu chỉ giải quyết vấn đề quân sự, không

đề cập vấn đề chính trị và tách vấn đề Lào, Campuchia ra khỏi vấn đề Việt Nam, được

Mỹ ủng hộ

Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu yêucầu phải có đại diện kháng chiến Lào và Campuchia tham dự Ngày 10/5/1954, ôngPhạm Văn Đồng phát biểu, đưa ra lập trường 8 điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

là giải quyết đồng thời cả hai vấn đề quân sự và chính trị, giải quyết đồng thời cả bavấn đề Việt Nam, Lào, Campuchia Ông Phạm Văn Đồng nhấn mạnh, Pháp phải thừanhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Campuchia, Lào Quân đội nướcngoài phải rút khỏi ba nước Đông Dương là cơ sở quan trọng nhất cho chấm dứt chiếntranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương Trung Quốc, Liên Xô ủng hộ lập trường củaViệt Nam

Trưởng đoàn Trung Quốc Chu Ân Lai đưa ra hai điều kiện để lập lại hòa bình ởĐông Dương: Pháp chấm dứt chiến tranh thực dân, Hoa Kỳ chấm dứt can thiệp vàoĐông Dương

Trường phái Liên Xô Bộ trưởng NG Mô-lô-tốp đề nghị lập Ủy ban giám sát quốc tếgồm các nước trung lập Tại phiên họp lần thứ 4, ông Mô-lô-tốp đề nghị lấy haiphương án của Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa làm cơ sở thảo luận

Sau 4 phiên họp rộng, Chủ tịch Hội nghị, Ngoại trưởng Anh Eden yêu cầu họp hẹp.Mô-lô-tốp đề nghị vấn đề quân sự, chính trị và vấn đề ba nước sẽ bàn song song ViệtNam Dân chủ Cộng hòa, Liên Xô, Trung Quốc đồng ý Anh và Pháp tán thành, Mỹđành phải chấp nhận

Trang 17

Ngày 25/5/1954, trong phiên họp hẹp, ông Phạm Văn Đồng đưa ra 2 nguyên tắc chovấn đề đình chiến: (1) Ngừng bắn hoàn toàn trên toàn cõi Đông Dương, (2) Điều chỉnhvùng trong mỗi nước, trong từng chiến trường trên cơ sở đất đổi đất để mỗi bên cónhững vùng hoàn chỉnh tương đối rộng lớn thuận lợi cho quản lý hành chính và hoạtđộng kinh tế Đại diện các bộ tư lệnh có liên quan nghiên cứu tại chỗ những biện phápngừng bắn để chuyển tới Hội nghị xem xét và thông qua.

Ngày 27/5/1954, Đoàn Pháp đồng ý lấy đề nghị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòalàm cơ sở thảo luận về đề nghị đại diện của hai Bộ Tư lệnh gặp nhau ở Geneva đểnghiên cứu việc chia ranh giới những khu vực tập trung quân ở Đông Dương Cùngngày, Đoàn Trung Quốc đưa ra 6 điểm về vấn đề quân sự như ngừng bắn hoàn toàn vàcùng một lúc ở ba nước Đông Dương, thành lập Ủy ban kiểm soát quốc tế gồm cácnước trung lập nhưng chưa đề cập tới mặt chính trị của giải pháp

Ngày 29/5/1954, sau 4 phiên họp toàn thể và 8 phiên họp cấp Trưởng đoàn, Hội nghịGeneva ra quyết định:

1 Ngừng bắn toàn diện và đồng thời,

2 Đại diện hai Bộ Tư lệnh gặp nhau ở Geneva để bàn về bố trí lực lượngtheo thỏa thuận đình chiến bắt đầu bằng phân vùng tập kết quân đội ở ViệtNam

Ngày 12/6/1954, Nội các Bidault bị Quốc hội Pháp đánh đổ Ngày 29/6/1954, Chínhphủ Mendes France lên cầm quyền, hứa với Quốc hội Pháp trong vòng một tháng sẽgiải quyết xong vấn để lập lại hòa bình ở Đông Dương Đây là sự kiện quan trọng gópphần phá vỡ bế tắc, thúc đẩy đàm phán tiền triển

Trong giai đoạn này, hầu hết Trưởng đoàn các nước về báo cáo, chỉ có Trưởng đoànViệt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng ở lại Các quyền Trưởng đoàn tổ chứccác cuộc họp hẹp và họp tiểu ban quân sự Việt-Pháp Các cuộc họp chủ yếu bàn cácvấn đề tập kết, chuyển quân, thả tù binh, đi lại giữa hai miền

Trưởng đoàn Trung Quốc Chu Ân Lai có cuộc gặp với Trưởng đoàn Chính phủPhnôm Pênh và Chính phủ Viêngchăn Đặc biệt Chu Ân Lai gặp Thủ tướng PhápMendes France tại Berne ngày 23/6/1954 bàn một số vấn đề quan trọng trong đó haiông nhất trí vấn đề quan trọng nhất là vạch vĩ tuyến nào để chia cắt Việt Nam Saucuộc gặp Chu Ân Lai-Mendes France, vấn đề chia cắt Việt Nam là mục tiêu đảm pháncủa Đoàn Pháp Chauvel gặp Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng nêu vấn đề chia cắt ở vĩtuyến 19

Từ ngày 3-5/7/1954, tại Liễu Châu 9 (Trung Quốc), Hồ Chủ tịch gặp Chu Ân Lai đểbàn về các vấn đề phân vùng, thời hạn tổng tuyển cử, vấn đề Lào và Campuchia Hai

Trang 18

bên chưa nhất trí về giới tuyến cụ thể: Ta muốn vĩ tuyến 16, Chu Ân Lai muốn vĩtuyến 17, về thời hạn tổng tuyển cử: Ta nêu 6 tháng, Chu Ân Lai đề nghị hai năm Ngày 9/7/1954, tại cuộc họp tiểu ban quân sự, ta đề nghị vĩ tuyến 14 nhưng Phápvẫn chủ trương vĩ tuyến 18 Hồ Chủ tịch điện cho Đoàn Việt nam Dân chủ Cộng hòa:Cho Pháp dùng Đường 9 và Đà Nẵng để Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giữ lấy Liên khu5.

Ngày 10/7/1954, Chu Ân Lai điện khuyên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nên nhượng

bộ về vĩ tuyến, về Lào, về Ủy ban kiểm soát và giám sát quốc tế để sớm đi tới Hiệpđịnh

Như vậy các cuộc họp hẹp ở Genève trong giai đoạn này không có tiến triển gì đángkể

Trong 10 ngày cuối của Hội nghị Genève đã diễn ra nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi tayđôi, tay ba hoặc nhiều bên giữa các Trưởng đoàn Các phiên họp chủ yếu thông quacác văn kiện, kể cả các điều khoản thi hành Hiệp định Cuối cùng là phiên họp toàn thể

bế mạc Hội nghị

Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đoàn Pháp đàm phán rất gay go về phân chia

vĩ tuyến (Đoàn ta nêu vĩ tuyến 16 vì ta muốn làm chủ đường 9 từ Savanakhot đi QuảngTrị là con đường duy nhất cho Lào đi ra biển, Đoàn Pháp nêu Vĩ tuyến 18); về thời hạn

tổ chức tổng tuyển cử và các điều khác của Hiệp định, đặc biệt là Hiệp định vềCampuchia phải ký vào sáng 21/7/1954

Ngày 21/7/1954, Hội nghị Genève về hòa bình ở Việt Nam, Lào, Campuchia kếtthúc Hội nghị thông qua các văn kiện

1.5 Nội dung cơ bản hội nghị Genève 1954

Hội nghị Geneva năm 1954 là một cuộc họp quốc tế quan trọng được tổ chức tạiGeneva, Thụy Sĩ, với mục tiêu giải quyết xung đột ở Việt Nam sau Chiến tranh ĐôngDương Hội nghị diễn ra trong 75 ngày thương lượng, qua 8 phiên họp rộng và 23phiên họp hẹp cùng các hoạt động tiếp xúc ngoại giao dồn dập đằng sau các hoạt độngcông khai

Tại hội nghị, đồng chí Phạm Văn Đồng - Trưởng đoàn đại biểuChính phủ Việt Nam đưa ra các vấn đề quân sự liên quan đến việc đình chỉchiến sự, ngừng bắn, rút quân và trao đổi tù binh Các vấn đề chính trị liên quanđến việc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba

Trang 19

nước Đông Dương; không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước; không

sử dụng hoặc khuyến khích sử dụng vũ lực hoặc bất kỳ hình thức can thiệp nàokhác để cản trở việc thực hiện hiệp định

đoạn 2, hội nghị thảo luận vấn đề chọn vĩ tuyến để khẳng định giới tuyến quân

sự tạm thời và thời hạn tổ chức tổng tuyển cử tự do để thống nhất Việt Nam Vềvấn đề giới tuyến phân vùng và thời hạn tuyển cử ở Việt Nam, Đoàn Việt Namkiên trì vĩ tuyến 16 và tổng tuyển cử sớm Ngày 19-7-1954, ba đoàn Việt Nam,Liên Xô, Trung Quốc thống nhất đưa cho đoàn Pháp phương án cuối cùng giớituyến đi qua đường số 9 mười km Phương án này được Đoàn Việt Nam gợi ý

từ tháng 6, nhưng phía Pháp vẫn đòi đi qua vĩ tuyến 18 Tại cuộc họp đêm

20-7-1954, 5 trưởng đoàn Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam vào phútchót mới thỏa thuận lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến phân vùng, và thời hạn tổngtuyển cử ấn định là hai năm

Trải qua

8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp rất căng thẳng, với thiện chí của pháiđoàn Việt Nam, ngày 20-7-1954, Hiệp định Genève về đình chỉ chiến tranh ởĐông Dương được ký kết Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước và Tuyên

bố cuối cùng của Hội nghị tạo thành khung pháp lý của Hiệp định Genève 1954

về Đông Dương Các nước tham gia Hội nghị tuyên bố tôn trọng độc lập, chủquyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia Hộinghị đã công bố bản Tuyên ngôn chính trị và Hiệp định đình chiến ở ĐôngDương, thừa nhận và tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnhthổ của Việt Nam, Lào và Campuchia, quy định quân đội nước ngoài phải rútkhỏi Đông Dương và ở mỗi nước Đông Dương sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do

để thực hiện thống nhất đất nước Trong hội nghị cũng quyết định các vấn đềliên quan đến việc thi hành hiệp định cho toàn bộ Đông Dương, bao gồm việcthành lập các ủy ban giám sát và kiểm tra quốc tế, các ủy ban hỗn hợp quốc gia

và các ủy ban hỗn hợp khu vực

1.6 Kết quả Hội nghị Genève – thắng lợi to lớn trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Việc ký kết Hiệp định Hội nghị Genève là một thắng lợi to lớn, có ý nghĩa vô cùngquan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam Lần đầu tiên, Chính phủ Pháp và “mỗi

Trang 20

nước tham gia Hội nghị Hội nghị Genève cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập thốngnhất toàn vẹn lãnh thổ…”, “tuyệt đối không can thiệp vào công việc nội trị” của ViệtNam; quân đội Pháp phải rút về nước, miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng,bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương lớn và vữngchắc cho nhân dân miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhấtđất nước.

Hội nghị Genève 1954 cũng là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử ngoại giaoViệt Nam khi lần đầu tiên bước lên vũ đài đàm phán đa phương với sự tham gia củacác cường quốc, để bàn về các vấn đề liên quan đến quyền cơ bản của chính dân tộcmình Việt Nam đã giành được thắng lợi, mang lại những quyền lợi to lớn và chínhđáng cho dân tộc

CHƯƠNG II - NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH GENÈVE VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG NĂM 1954 2.1 Nội dung toàn văn

Đường ranh giới quân sự tạm thời sẽ ấn định theo sự trình bày trên bản đồ đính kèm(không hoàn chỉnh)

Đó cũng là sự thoả thuận rằng một khu phi quân sự sẽ được thiết lập cho cả hai bêncủa đường phân chia, mỗi bên không quá 5 km kể từ đường ranh ấy, để làm chức năngvùng đệm và để tránh những xô xát nào đó mà có thể gây hậu quả tái khởi động tìnhtrạng chiến tranh

Điều 2

Trang 21

Phạm vi thời hạn, mà sự di chuyển tất cả lực lượng của mỗi bên về khu tập kết của

nó trên mỗi phía của giới tuyến quân sự tạm thời sẽ được hoàn tất, thì sẽ không vượtquá ba trăm ngày kể từ ngày hiệp định hiện thời có hiệu lực

Điều 3

Khi giới tuyến quân sự tạm thời trùng khớp với đường thuỷ, mặt nước của đườngthuỷ ấy sẽ mở ra cho sự giao thông tàu thuyền dân sự bởi cả hai miền bất kì quãng nàocủa một bờ sông được kiểm soát bởi một miền và bờ sông khác bởi miền khác Uỷ banliên hợp sẽ được thiết lập quyền hạn về sự giao thông tàu bè đối với mạch đường củađường thuỷ thuộc điều nói đến Thuyền thương lái và các thuyền làm nghề thủ côngdân sự khác của mỗi miền sẽ có quyền lui tới không hạn chế ở phần đất dưới sự kiểmsoát quân sự của miền đó

Điều 4

Giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai vùng tập kết cuối cùng được kéo dài đến mặtnước thuộc lãnh thổ ấy bởi đường thẳng góc đến đường ranh chung của bờ biển (lãnhhải)

Tất cả các hòn đảo thuộc lãnh hải phía bắc của đường biên giới sẽ được rút quân bởiLiên hiệp Pháp, và tất cả các hòn đảo phía nam của nó sẽ được rút quân bởi Quân độiNhân dân Việt Nam

Điều 5

Để tránh những cuộc xô xát nào đó mà có thể gây hậu quả tái diễn tình trạng chiếntranh, tất cả lực lượng, hậu cần và thiết bị, sẽ được rút khỏi vùng phi quân sự trongphạm vi hai mươi lăm (25) ngày theo hiệu lực thuộc bản hiệp định hiện thời

Điều 6

Không người nào, quân đội hay dân sự, sẽ được cho phép băng qua giới tuyến quân

sự tạm thời trừ phi đặc biệt được quyền băng qua như vậy bởi Uỷ ban liên hợp

Điều 7

Không người nào, quân đội hay dân sự, sẽ được cho phép vào khu phi quân sự ngoạitrừ người liên quan tới với sự hướng dẫn của ban quản lí (ban hành chính) và cứu tếdân sự, và người đặc biệt được quyền vào bởi Uỷ ban Liên hợp

Trang 22

Điều 8

Ban quản lí (ban hành chính) và cứu tế dân sự trong khu phi quân sự thuộc bên nàyhay bên kia giới tuyến quân sự tạm thời sẽ thuộc trách nhiệm của các viên thủ trưởngcác sĩ quan chỉ huy (tổng tư lệnh) của hai miền trong những khu tương ứng của haibên Số lượng người, quân đội hay dân sự, từ mỗi phía, mà được phép vào khu phiquân sự để hướng dẫn ban quan lí (đảm trách hành chính) và cứu tế dân sự sẽ đượcđịnh rõ bởi người chỉ huy (tư lệnh) tương ứng, nhưng không có trong trường hợp nàotổng số người được phép bởi bên này hay bên kia, ở một thời điểm nhất định nào đó,vượt quá con số được quy định bởi Uỷ ban quân sự Trung Giã hay Uỷ ban Liên hợp

Số lượng cảnh sát dân sự và vũ khí được đưa đến bởi họ sẽ được quyết định bởi Uỷban Liên hợp Không một ai khác sẽ đưa vũ khí đến trừ phi đặc biệt được quyền làmnhư thế do Uỷ ban Liên hợp

Điều 9

Không một điều nào hàm chứa trong chương này sẽ được phân tích (được hiểu) theomức hạn chế hoàn toàn tự do di chuyển, vào, ra hoặc di chuyển trong pham vi khu phiquân sự của Uỷ ban Liên hợp, nhóm liên hợp của họ, Uỷ ban Quốc tế để được bố trítheo chỉ định dưới đây, đội kiểm tra của họ và một số người nào đó, hậu cần hay thiết

bị, đặc biệt có quyền vào khu phi quân sự bởi Uỷ ban Liên hợp Sự tự do di chuyển sẽđược phép đi qua địa phận thuộc sự kiểm tra quân sự của mỗi bên trên những conđường bộ hay đường thuỷ, phải được ghi giữa các điểm trong phạm vi khu phi quân sựkhi mà những điểm ấy không được nối bởi những con đường bộ hay những đườngthuỷ nằm trọn vẹn trong phạm vi khu phi quân sự

CHƯƠNG II

NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ CÁC THỦ TỤC QUẢN LÝ VIỆC THI HÀNH BẢN

HIỆP ĐỊNH HIỆN THỜI

Điều 10

Những người chỉ huy của quân lực trên mỗi bên, trên một bên là tổng tư lệnh củaquân đội Liên hiệp Pháp tại Đông Dương và trên một bên khác là tổng tư lệnh củaQuân đội Nhân dân Việt Nam, sẽ ra lệnh và buộc tuân thủ sự chấm dứt hoàn toàn tất cả

Trang 23

mọi tình trạng chiến tranh tại Việt Nam bởi tất cả quân lực vũ trang dưới sự kiểm soátcủa họ, gồm cả các đơn vị và cá nhân thuộc bộ binh, hải quân và không lực

Điều 11

Trong sự thoả thuận với nguyên tắc của lệnh ngưng bắn đồng thời ở khắp nơi trênĐông Dương , sự chấm dứt tình trạng chiến tranh sẽ cùng một lúc khắp tất cả các phần(kì) của Việt Nam, trong tất cả các vùng chiến sự và cho tất cả quân lực của hai bên

Ghi nhận ở văn bản thời điểm quy định có hiệu lực truyền phát lệnh ngưng bắnxuống chức vụ hành chính hay đội quân thấp nhất của lực lượng chiến binh trên cả haibên, hai miền được đồng ý rằng, lệnh ngừng bắn sẽ có hiệu lực tuyệt đối và cùng mộtlúc đối với những khu vực khác nhau của đất nước, như sau:

- Bắc Kỳ vào lúc 8:00 sáng (giờ địa phương) vào ngày 27 tháng 7-1954

- Trung Kỳ vào lúc 8:00 sáng (giờ địa phương) vào ngày 01 tháng 8-1954

- Nam Kỳ vào lúc 8:00 sáng (giờ địa phương) vào ngày 11 tháng 8-1954 Điều đó được đồng ý rằng giờ chính thức Bắc Kinh sẽ được lấy như giờ địa phương

Từ thời điểm đó, theo lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực ở Bắc phần Việt Nam, cảhai bên cam kết không tiến hành một tỉ lệ lớn hành động tấn công vào phần nào đó củatrường hoạt động (chiến trường) Đông Dương và không uỷ nhiệm không quân ở Bắcphần Việt Nam đặt căn cứ bên ngoài khu vực đó Hai miền cũng đảm nhiệm thông báocho mỗi bên về kế hoạch cho sự chuyển quân từ vùng tập kết này đến vùng khác trongphạm vi hai mươi lăm ngày theo hiệu lực của bản hiệp định hiện thời

sẽ đánh dấu bằng cách dựng biển tín hiệu có thể nhìn thấy ở đó Tất thảy vật phá huỷ,bãi mìn, sự chăng dây nhợ và những mối nguy đối với sự tự do di chuyển của nhân

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w