1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) tiểu luận quản lý tài chính cá nhân đề tài 4 đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ

67 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đầu Tư Cổ Phiếu, Trái Phiếu, Chứng Chỉ Quỹ
Tác giả Nguyễn Thu Giang, Hoàng Thị Thanh Hoa, Võ Minh Thu
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đỗ Quyên
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 13,13 MB

Nội dung

ChủThể phát hành Trái phiếu thường được gọi là tổ chức phát hành với tư cách người đi vay,người mua và sở hữu Trái phiếu là người cho vay.Trên thị trường tài chính, Trái phiếu có nhiều l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

KHOA SAU ĐẠI HỌC

***************

TIỂU LUẬN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Đề tài 4:

ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU, TRÁI PHIẾU, CHỨNG CHỈ QUỸ

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Đỗ Quyên Nhóm 6 - Học viên thực hiện:

Nguyễn Thu Giang - 823267 Hoàng Thị Thanh Hoa – 823273

Võ Minh Thu – 823285

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

3.1 Đối tượng nghiên cứu 1

3.2 Phạm vi nghiên cứu 1

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 1

5 Nội dung 2

CHƯƠNG I: ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU 3

1 Định nghĩa 3

2 Phân loại 5

2.1 Phân loại theo đối tượng/chủ thể phát hành 5

2.2 Phân loại theo Tài sản đảm bảo thanh toán của người phát hành 6

2.3 Phân loại theo Lãi suất Coupon của Trái phiếu 7

2.4 Phân loại theo tính chất của Trái phiếu 7

3 Lợi suất và rủi ro khi đầu tư trái phiếu 8

3.1 Lợi suất 8

3.2 Rủi ro của đầu tư trái phiếu 8

4 Yếu tố cân nhắc khi quyết định đầu tư trái phiếu 9

5 Cách thức tham gia đầu tư trái phiếu và những điều cần lưu ý 10

5.1 Đầu tư trực tiếp 10

5.2 Đầu tư gián tiếp 11

6 So sánh Trái phiếu, Cổ phiếu và Gửi Tiết kiệm Ngân hàng 11

CHƯƠNG II: ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU 13

1 Định nghĩa 13

2 Phân loại cổ phiếu 13

2.1 Phân loại theo đối tượng sở hữu 13

2.2 Phân loại theo hình thức sở hữu 14

2.3 Phân loại theo doanh nghiệp phát hành 15

2.4 Phân loại theo niêm yết trên thị trường 15

3 Đặc điểm của cổ phiếu 17

Không có kỳ hạn và cũng không hoàn vốn: 17

Cổ tức không ổn định, phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 17

Giá của cổ phiếu biến động rất mạnh 17

Có tính lưu thông 17

3.1 Phân loại thị trường chứng khoán 18

3.2 Các sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất tại Việt Nam 18

Trang 3

4.1 Lợi suất khi đầu tư cổ phiếu 19

4.2 Rủi ro khi đầu tư Cổ phiếu 20

4.3 Cách làm giảm thiểu rủi ro khi đầu tư cổ phiếu 22

5 Cách thức tham gia đầu tư chứng khoán và những điều cần lưu ý 22

5.1 Cách thức tham gia đầu tư chứng khoán 23

5.2 Những điều nên và không nên khi đầu tư chứng khoán 23

5.3 Những yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn đầu tư một cổ phiếu 25

5.4 Những phương pháp phân tích cổ phiếu 26

5.5 Những xu hướng thị trường cổ phiếu 26

6 Biến động giá chứng khoán ở Việt Nam từ 2020-2023 27

6.1 Diễn biến năm 2020 27

6.2 Diễn biến Năm 2021 32

6.3 Diễn biến Năm 2022 36

6.4 Diễn biến năm 2023 38

7 Khuyến nghị năm 2024 40

CHƯƠNG III: ĐẦU TƯ CHỨNG CHỈ QUỸ 42

1 Các loại hình quỹ đầu tư và liên hệ tại Việt Nam 42

1.1 Phân loại Quỹ đầu tư trên thế giới 42

1.2 Phân loại Quỹ đầu tư theo Luật chứng khoán Việt Nam 2019 (54/2019/QH14 của BTC) 43

1.3 Thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tư tại Việt Nam 46

2 Phân loại Quỹ 49

2.1 Phân loại quỹ mở (chứng chỉ quỹ mở) 49

2.2 Phân loại Quỹ đóng 54

3 Lợi suất và rủi ro trong đầu tư chứng chỉ quỹ 54

3.1 Lợi suất 54

3.2 Rủi ro chung 55

3.3 Rủi ro riêng biệt 55

4 Cân nhắc khi đầu tư vào chứng chỉ quỹ 57

5 Cách thức tham gia đầu tư chứng chỉ quỹ ở việt nam và những điều cần lưu ý 58

5.1 Cách tham gia chứng chỉ quỹ mở 58

5.2 Cách tham gia chứng chỉ quỹ ETF 59

5.3 Những điều cần lưu ý 60

6 Khuyến nghị 60

KẾT LUẬN 61

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại ngày nay, khi đời sống kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu quản lý tàichính cá nhân cũng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Đầu tư là một trong những phươngpháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, giúp các cá nhân gia tăng tài sản, đạt được mục tiêutài chính của mình

Đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ là ba hình thức đầu tư phổ biến hiện nay Mỗihình thức đầu tư đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với những mục tiêu vàkhả năng tài chính khác nhau của các cá nhân

Tiểu luận hy vọng sẽ cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về đầu tư cổ phiếu,trái phiếu, chứng chỉ quỹ, từ đó giúp các cá nhân có thể đưa ra những quyết định đầu tư đúngđắn, hiệu quả, góp phần đạt được mục tiêu tài chính của mình

Tuy nhiên, vì đây là một bài tiểu luận, nên có sự hạn chế trong quá trình nghiên cứu, tiếpcận và làm sáng tỏ các nội dung đầu tư trong quản lý tài chính cá nhân; đồng thời còn mangtính chất chủ quan Bởi vậy trong bài nghiên cứu không thể tránh được những thiếu sót.Nhóm rất mong nhận được những nhận xét, đóng góp từ phía cô và các bạn để bài nghiên cứuđược hoàn thiện hơn

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích chính của tiểu luận là cung cấp kiến thức cơ bản về đầu tư cổ phiếu, trái phiếu,chứng chỉ quỹ, nhằm hỗ trợ cá nhân trong việc đưa ra quyết định đầu tư thông tin và hiệu quả.Nghiên cứu sẽ tập trung trình bày ưu và nhược điểm của mỗi hình thức đầu tư, giúp độc giả

có cái nhìn tổng quan về các lựa chọn đầu tư và từ đó đưa ra quyết định phù hợp với mục tiêutài chính cá nhân

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu hướng tới người đọc có quan tâm đến quản lý tài chính cá nhân và đầu tư,đặc biệt là trong các hình thức cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2020 đến năm 2023

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Trang 5

Để đạt mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Sử dụng để phân tích, tổng hợp, so sánhcác tài liệu, thông tin liên quan đến đề tài;

- Phương pháp phân tích thống kê: Sử dụng để xử lý các số liệu thu thập được từ thựctế

Lưu ý: Bài nghiên cứu này có sự hạn chế do đó chỉ mang tính chất tham khảo và không

thể thay thế cho tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia tài chính Bất kỳ quyết định đầu tư cụ thểnào nên được đưa ra sau khi xem xét cẩn thận và tư vấn chuyên nghiệp

5 Nội dung

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 3 chương:

- Chương I: Đầu tư trái phiếu

- Chương II: Đầu tư cổ phiếu

- Chương III: Đầu tư chứng chỉ quỹ

Trang 6

CHƯƠNG I: ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU

1 Định nghĩa

Trái phiếu là một hình thức cho vay bởi Chính quyền hoặc các doanh nghiệp Cụ Thểtheo quy định tại Khoản 3, Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, Trái phiếu là loại chứng khoánxác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức pháthành Đó là giấy chứng nhận nợ dài hạn do chính tổ chức phát hành cam kết với người sở hữuTrái phiếu sẽ thanh toán lợi tức và vốn gốc vào một ngày xác định trong tương lai.Trái phiếu thuộc loại chứng khoán nợ, thông thường có tính chất trung và dài hạn ChủThể phát hành Trái phiếu thường được gọi là tổ chức phát hành với tư cách người đi vay,người mua và sở hữu Trái phiếu là người cho vay

Trên thị trường tài chính, Trái phiếu có nhiều loại khác nhau và có thể được phát hànhdưới dạng khác biệt, tuy nhiên dù tồn tại ở bất kỳ hình thức nào thì chúng đều phải bao gồmhoặc thể hiện rõ ràng các nội dung như dưới đây:

- Mệnh giá

- Giá phát hành Trái phiếu

- Thời hạn của Trái phiếu

- Lãi suất Coupon Của Trái phiếu

Mệnh giá: hay còn được gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu, đây là mức giá được ghitrực tiếp trên Trái phiếu, thể hiện số tiền mà tổ chức phát hành phải thanh toán cho người sởhữu trái phiếu khi tới thời điểm đáo hạn Mệnh giá cũng là căn cứ để xác định lợi tức (nếu có)

mà người cho vay được hưởng Hiện nay, trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam, mệnh giácủa 1 Trái phiếu được quy định tối thiểu là 100.000 đồng hoặc bội số của 100.000 đồng ( như500.000 đồng, 1.000.000 đồng, ) Với Trái phiếu niêm yết, mệnh giá thông thường là100.000, với Trái phiếu riêng lẻ, mệnh giá có thể từ 100 triệu – 1 tỷ đồng

Giá phát hành Trái phiếu: hay gọi tắt là giá Trái phiếu, đây là định mức giá trị của mỗiTrái phiếu khi được chào bán ra ngoài thị trường Thông thường giá phát hành được xác địnhtheo tỷ lệ phần trăm của mệnh giá Tùy theo tình hình của thị trường chung và tình hình củangười phát hành để có thể tính toán và đưa ra giá phát hành một cách hợp lý Khi xem xét giáphát hành của Trái phiếu, ta có thể phân thành 3 trường hợp: giá phát hành bằng mệnh giá

Trang 7

BÀI TẬP CÁ NHÂN TƯ DUY THIẾT KẾ NVC material 1st None

material 1st None

24

Trang 8

(gọi là ngang giá), giá phát hành bé hơn mệnh giá (gọi là giá chiết khấu) và giá phát hành lớnhơn Mệnh giá (gọi là giá gia tăng), phổ biến trên thị trường là phát hành ngang giá.

Thời hạn của trái phiếu: hay còn gọi là kỳ hạn của Trái phiếu, là khoảng thời gian từ ngàyphát hành Trái phiếu đến ngày tổ chức phát hành thanh toán toàn bộ phần vốn gốc (hoặc cóthể là lần cuối cùng thanh toán vốn gốc) và lãi cho người sở hữu Thời điểm trên cũng có thểgọi là ngày đáo hạn của Trái phiếu Có thể chia Trái phiếu ra ba loại tương ứng là ngắn hạn(1-

5 năm), trung hạn(5-10 năm) và dài hạn(10 năm trở lên) tùy thuộc vào kỳ hạn của Trái phiếutương tự các khoản vay Thông thường, kỳ hạn của Trái phiếu càng dài thì tính biến động giáTrái phiếu càng lớn trước sự biến động của lãi suất thị trường

Lãi suất Coupon của trái phiếu: Lãi suất Trái phiếu thường được ghi trên Trái phiếu hoặcngười phát hành công bố được gọi là lãi suất Coupon (lãi suất danh nghĩa) Lãi suất này đượcxác định theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá Trái phiếu và được sử dụng để tính tiền lãi mànhà đầu tư nhận được hàng kỳ từ tổ chức phát hành Kỳ trả lãi ở đây thường là 1 năm một lầnhoặc 1 năm hai lần

Dù Trái phiếu được bán với giá nào (ngang giá, giá chiết khấu hay giá gia tăng), thì tiềnlãi luôn được xác định theo mức lãi suất Coupon và mệnh giá của Trái phiếu cho đến khi đáohạn Nhà phát hành sẽ quy định lãi suất dựa trên nhiều yếu tố, đủ hấp dẫn đầu tư trên thịtrường và phù hợp với dòng tiền của tổ chức Khi mua Trái phiếu, bạn cần xem xét lãi suấtCoupon của Trái phiếu và lãi suất thị trường để lựa chọn đầu tư hiệu quả, tuy nhiên cũng cầnlưu ý thường những Trái phiếu có mức lãi suất lớn sẽ đi kèm với rủi ro lớn hơn

Trang 9

Ví dụ: Ngày 15/04/2020, bạn mua một Trái phiếu có giá phát hành bằng mệnh giá gốc là10.000.000 đồng, Kỳ hạn 5 năm và lãi suất coupon cố định là 9%/năm, trả lãi 1 năm một lần.Bạn quyết định nắm giữ trái phiếu cho đến ngày đáo hạn Qua mỗi năm, doanh nghiệp đều trảcho bạn 10 triệu*9% = 900.000 đồng tiền lãi Đến ngày 15/04/2025, Trái phiếu sẽ đáo hạn vàdoanh nghiệp phải hoàn trả mệnh giá 10 triệu đồng cho bạn, khi đó bạn sẽ nhận được tổng sốtiền là 14.500.000 đồng (4.500.000 đồng tiền lãi + 10 triệu tiền gốc).

2 Phân loại

Trái phiếu trên thị trường tài chính có rất nhiều loại khác nhau, tùy theo tiêu chí mà Tráiphiếu sẽ được phân thành từng loại tương ứng Căn cứ vào tiêu chí là:

- Theo đối tượng/chủ thể phát hành

- Theo tài sản đảm bảo

- Theo lãi suất Coupon

- Theo tính chất

2.1 Phân loại theo đối tượng/chủ thể phát hành

Trái phiếu có thể được phân thành ba loại là Trái phiếu chính phủ và Trái phiếu doanhnghiệp và Trái phiếu ngân hàng và các tổ chức tài chính

Trái phiếu Chính phủ: hay còn gọi là Công trái Đây là loại Trái phiếu do Chính phủ

phát hành, mục đích nhằm huy động tiền nhàn rỗi trong dân và các tổ chức kinh tế, xã hội đểphục vụ cho các mục tiêu công Vì Nhà phát hành là Chính phủ, được xem là uy tín nhất trênthị trường nên Trái phiếu Chính phủ được coi là loại Chứng khoán có ít rủi ro nhất (gần nhưkhông có rủi ro) nên Lãi suất của loại Trái phiếu này sẽ thấp hơn nhiều so với các loại Tráiphiếu khác

Trái phiếu Doanh nghiệp: là những Trái phiếu do Doanh nghiệp phát hành để tăng vốn

dài hạn cho hoạt động kinh doanh hay thực hiện các dự án đầu tư Hiện nay, Trái phiếu Doanhnghiệp là loại Trái phiếu mới được phổ biến ở Việt Nam trong vài năm gần đây với các nhàmôi giới thường là các Ngân hàng và Công ty Chứng khoán Do mức độ rủi ro lớn hơn nhưnglại đi kèm Lãi suất cao hơn hẳn đi gửi Tiết kiệm Ngân hàng nên cũng nhận được sự quan tâmcủa các Nhà đầu tư gần đây Cùng với Vay Ngân hàng thì Trái phiếu Doanh nghiệp góp phầntạo ra một hệ sinh thái huy động vốn cho cả Kỳ hạn Ngắn & Dài cho Doanh nghiệp

Trái phiếu Ngân hàng và các Tổ chức Tài chính: các tổ chức này có thể phát hành Trái

phiếu để tăng thêm vốn hoạt động Trên thực tế, các Ngân hàng và Tổ chức Tài chính có độ

uy tín, tình hình kinh doanh và dòng tiền ổn định hơn so với các doanh nghiệp khác trên Thị

Trang 10

trường, do đó Trái phiếu Ngân hàng giúp Nhà Đầu tư có cơ hội đầu tư khá an toàn, xếp về độrủi ro thì sẽ cao hơn Trái phiếu Chính phủ nhưng thấp hơn Trái phiếu Doanh nghiệp Hiệnnay, rất nhiều Ngân hàng đã phát hành trái phiếu để huy động vốn như Agribank,Techcombank, Vietinbank, BIDV, … Theo ghi nhận của 27 Ngân hàng đang Niêm yết trênsàn thì Tổng giá trị phát hành khoản mục Giấy tờ có Giá (Trong đó phần lớn là Trái phiếu màNgân hàng phát hành để huy động Vốn dài hạn) vào 31/12/2022 là khoảng hơn 700 ngàn tỷđồng và chiếm khoảng 6% Tổng vốn của các Ngân hàng.

Thông tin các Trái phiếu được cập nhật trên Website Chứng khoán Techcombank, trong

đó mục TS đảm bảo có 2 loại là Có TSĐB và Không

2.2 Phân loại theo Tài sản đảm bảo thanh toán của người phát hành

Trái phiếu có bảo đảm: là loại Trái phiếu mà người phát hành dùng một tài sản có giá trịlàm vật đảm bảo cho việc phát hành và đưa ra mức Lãi suất ít hấp dẫn hơn so với Trái phiếukhông có bảo đảm Khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán thì Trái chủ có quyền thu vàbán tài sản đó để thu hồi lại số tiền người phát hành còn nợ Thông thường, Tài sản đảm bảocủa các Trái phiếu thường sẽ là Bất động sản hoặc Cổ phiếu tương tự như các Món cho vaycủa các Ngân hàng

Trái phiếu không bảo đảm: là loại Trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật bảo đảm

mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành Hiện nay trên Thị trường, đa số Trái phiếuphát hành niêm yết không có Tài sản đảm bảo chiếm một tỷ lệ khá lớn Trong số những Tráiphiếu không có đảm bảo thì Trái phiếu Ngân hàng được đánh giá là có độ an toàn cao nhất bởitính thanh khoản cao và các Ngân hàng hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng

Trang 11

Nhà nước Còn Trái phiếu doanh nghiệp các ngành khác, nhất là bất động sản, cần được chú ýhơn và được xem là có độ rủi ro cao hơn khá nhiều.

Thông báo về việc Nhận Hồ sơ Niêm yết Trái phiếu của Ngân hàng BIDV và đây là loạiTrái phiếu không có Tài sản đảm bảo

2.3 Phân loại theo Lãi suất Coupon của Trái phiếu

Trái phiếu có Lãi suất cố định: là loại Trái phiếu mà Lãi suất được xác định theo một tỷ lệphần trăm (%) cố định không đổi tính theo Mệnh giá Ví dụ Trái phiếu có mệnh giá 100 ngànđồng, lãi suất 8%/năm, như vậy dù Giá Trái phiếu trên Thị trường có cao hơn hay thấp hơn

100 ngàn đồng thì Nhà Đầu tư cũng chỉ được hưởng mức tiền lãi là 8%*100.000 = 8.000đồng/năm

Trái phiếu có Lãi suất biến đổi (Lãi suất thả nổi): là loại Trái phiếu mà mức Lãi suất đượctrả trong các kỳ không giống nhau và được điều chỉnh, thay đổi theo một Lãi suất tham chiếu.Việc thay đổi Lãi suất này sẽ do Tổ chức phát hành quy định và được ghi rõ trên Trái phiếu.Trái phiếu có Lãi suất bằng không (hay còn gọi là zero-coupon): là loại Trái phiếu màngười mua không được nhận tiền lãi hàng kỳ, tuy nhiên bạn sẽ được mua Trái phiếu với mứcGiá thấp hơn so với Mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng Mệnh giá khi Tráiphiếu đó đáo hạn Như vậy, lợi tức đầu tư bạn thu được từ Trái phiếu này chính là phần chênhlệch giữa Giá mua và Mệnh giá của Trái phiếu

2.4 Phân loại theo tính chất của Trái phiếu

Trái phiếu có thể chuyển đổi: là loại Trái phiếu mà người sở hữu Trái phiếu có quyềnđược chuyển đổi sang Cổ phiếu của Công ty đó (biến Vay Nợ thành Cổ đông) Việc chuyển

Trang 12

đổi này được quy định cụ thể về thời gian và tỷ lệ khi chào bán Trái phiếu của Tổ chức Pháthành

Trái phiếu có quyền mua Cổ phiếu: là loại Trái phiếu có kèm theo phiếu cho phép trái chủđược quyền mua một số lượng nhất định Cổ phiếu của Công ty

Trái phiếu có thể mua lại: là loại Trái phiếu cho phép nhà phát hành được quyền mua lạimột phần hay toàn bộ trước khi Trái phiếu đến hạn thanh toán

3 Lợi suất và rủi ro khi đầu tư trái phiếu

Rủi ro thấp hơn so với đầu tư vào cổ phiếu: Đầu tư vào trái phiếu có mức biến động rủi ro

ít hơn so với đầu tư vào cổ phiếu Người đầu tư có thể chọn các trái phiếu có mức độ rủi rothấp và có chất lượng tín dụng cao để giảm thiểu rủi ro

Dòng tiền đều đặn: Người đầu tư đầu tư vào trái phiếu sẽ nhận được lợi nhuận đều đặnthông qua tiền lãi hàng năm, hàng tháng hoặc hàng quý

Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Đầu tư vào trái phiếu giúp người đầu tư đa dạng hóa danhmục đầu tư giảm thiểu rủi ro, phòng vệ suy thoái kinh tế và bảo toàn vốn đối với toàn bộ danhmục đầu tư

3.2 Rủi ro của đầu tư trái phiếu

Trang 13

Rủi ro tín dụng: Trái phiếu là một khoản vay của công ty hoặc tổ chức phát hành tráiphiếu, do đó rủi ro liên quan đến tín dụng, cụ thể là công ty đó không trả đúng hạn hoặckhông trả được khoản vay là một trong những rủi ro lớn nhất đối với trái phiếu.

Rủi ro lãi suất: Khi lãi suất tăng, giá trái phiếu giảm và trái phiếu bạn đang nắm giữ cóthể mất giá trị Biến động lãi suất là nguyên nhân chính gây ra biến động giá trên thị trườngtrái phiếu

Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản là khả năng nhà đầu tư muốn bán trái phiếunhưng không tìm được người mua.Cổ phiếu có xu hướng kiếm được nhiều tiền hơn trái phiếu.Trong giai đoạn 1928-2010, cổ phiếu có mức sinh lợi trung bình là 11,3%; trái phiếu hoàn vốnbình quân 5,28%.Trái phiếu đóng băng khoản đầu tư của bạn trong một khoảng thời gian cốđịnh Ví dụ: nếu bạn mua trái phiếu 10 năm, bạn không thể mua lại nó trong 10 năm Điều nàytạo ra tiềm năng cho khoản đầu tư ban đầu của bạn bị mất giá trị Mặt khác, cổ phiếu có thểđược bán bất cứ lúc nào

Rủi ro thị trường: Tương tự như các loại tài sản khác, giá trị trái phiếu cũng bị ảnh hưởngbởi tình hình kinh tế và chính trị toàn cầu

Rủi ro lạm phát: Lạm phát là tốc độ tăng giá hàng hóa và dịch vụ theo thời gian Nếu tỷ lệlạm phát vượt quá mức thu nhập cố định mà trái phiếu mang lại, nhà đầu tư sẽ mất sức mua

4 Yếu tố cân nhắc khi quyết định đầu tư trái phiếu

Thời điểm để mua Trái phiếu dựa trên chu kỳ chứng khoán

Khi chu kỳ này bùng nổ thì cổ phiếu sẽ là sản phẩm đáng đầu tư hơn Ngược lại, trong lúcchu kỳ suy thoái thì bạn có thể mạnh tay đầu tư vào Trái phiếu, vì bản chất của nó là rủi rothấp, các nhà đầu tư sẽ xem nó như một kênh đầu tư trú ẩn an toàn

Độ uy tín của Doanh nghiệp phát hành

Doanh nghiệp đầu ngành có niêm yết và có lịch sử kinh doanh trong một thời gian dài,tình hình tài chính ổn định ( thể hiện qua tỷ lệ nợ ở mức an toàn, chỉ số thanh toán tốt, chỉ sốtăng trưởng tốt, dòng tiền ổn định, ) sẽ giảm thiểu được rủi ro khi quyết định đầu tư

Mục đích phát hành minh bạch

Căn cứ mục đích sử dụng vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư phát triển dự ánhoặc tái cơ cấu nợ, để nhận định, đánh giá khả năng sinh lời hay và khả năng duy trì dàihạn…

Cân đối rủi ro và lãi suất

Trang 14

Cần cân nhắc tài sản đảm bảo và tỷ suất lợi nhuận để xác định rủi ro của bản thân Nhàđầu tư đừng vội tin vào những trái phiếu có lãi suất ngất ngưởng Vì đó có thể là “mồi nhử”

mà các công ty đang gặp vấn đề tung ra để thu hút vốn vay

Tính thanh khoản

Cần xem xét tổ chức bảo lãnh phát hành và thanh toán, các chính sách về quyền đáo hạnsớm, để đảm bảo khả năng chi trả nợ gốc và lãi suất Trái phiếu

Thời hạn của Trái phiếu

Thời hạn còn lại của Trái phiếu càng dài thì rủi ro càng cao nên thường lãi suất đầu tư caohơn

5 Cách thức tham gia đầu tư trái phiếu và những điều cần lưu ý

5.1 Đầu tư trực tiếp

Thị trường sơ cấp

Mua trực tiếp qua đơn vị phát hành Trái phiếu, đây là hình thức đầu tư với số vốn lớnthường không được khuyến khích cho nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ Đối tượng mua dưới dạngnày thường là các quỹ đầu tư, ngân hàng hay các công ty Chứng khoán

Thị trường thứ cấp

Cá nhân nhà đầu tư mua Trái phiếu thông qua các kênh phân phối trung gian, có thể tựđăng ký mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại sở giao dịch, các công ty chứng khoán trênthị trường, hoặc qua ngân hàng Bạn cần tự nghiên cứu và lựa chọn tổ chức phát hành tráiphiếu uy tín trên thị trường Tiếp theo là lựa chọn loại trái phiếu mà mình đánh giá cao

Lưu ý: Phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thì mới mua được trái phiếu trên

thị trường thứ cấp

Điều kiện nhà đầu tư chuyên nghiệp

- Người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán;

- Cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu

là 2 tỷ đồng theo xác nhận của công ty chứng khoán tại thời điểm cá nhân đó được xác định tưcách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

- Cá nhân có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu là 1 tỷ đồng tính đến thời điểm cánhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo hồ sơ khai thuế

đã nộp cho cơ quan thuế hoặc chứng từ khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân chi trả”

Trang 15

5.2 Đầu tư gián tiếp

Thông qua các quỹ đầu tư trên thị trường, nhà đầu tư lựa chọn những quỹ đầu tư có quản

lý chuyên nghiệp, danh mục đầu tư hợp lý để góp vốn vào Thông thường các quỹ đã tiếnhành phân tích đánh giá về trái phiếu trước đó, nên bạn sẽ có lợi về thông tin và lợi thế đầu tư

Để tham gia bạn chỉ cần số vốn ban đầu nhỏ từ 10.000 VND và sẽ được đề cập chi đến trongchương III Đầu tư chứng chỉ quỹ

6 So sánh Trái phiếu, Cổ phiếu và Gửi Tiết kiệm Ngân hàng

Đầu tư Trái phiếu, Cổ phiếu hay Gửi Tiết kiệm Ngân hàng đều là những hình thức đầu tưtài chính khá phổ biến và được nhiều người quan tâm hiện nay Các hình thức này hoàn toànkhác nhau nhưng đều có nhiều ưu điểm giúp bạn có thể đạt được lợi nhuận từ số tiền đang cótùy thuộc kỳ vọng và vào khẩu vị rủi ro của mỗi người Dưới đây, mình sẽ so sánh một sốđiểm khác cơ bản giữa Trái phiếu, Cổ phiếu và Gửi Tiết kiệm Ngân hàng Tùy vào tình hìnhtài chính và nhu cầu cá nhân mà bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp

So sánh Trái phiếu và Cổ phiếu: Bản chất khi đầu tư vào Cổ phiếu, bạn sẽ là người góp

vốn, hay còn gọi là Cổ đông / Chủ của Doanh nghiệp Lợi nhuận của Đầu tư Cổ phiếu đến từchênh lệch Giá và từ Cổ tức Hiệu suất Đầu tư mang lại có thể rất lớn, tuy nhiên đi kèm với độrủi ro cũng lớn Rủi ro lỗ lớn nhất khi Đầu tư Cổ phiếu là do Giá Cổ phiếu trên Thị trường bịgiảm so với giá vốn (mất giá) Ngược lại, khi Đầu tư vào Trái phiếu, bạn sẽ là Người cho Vay,hay chính là Chủ nợ Khi đầu tư Trái phiếu, dù doanh nghiệp có lãi gấp nhiều lần thì Lợinhuận của Nhà Đầu tư vẫn không thay đổi Nhà Đầu tư chỉ nhận được Lãi suất cố định màDoanh nghiệp đã cam kết khi phát hành Trái phiếu Tổ chức phát hành có trách nhiệm hoàntrả gốc và Lãi Trái phiếu theo đúng như cam kết với Nhà Đầu tư Do đó, Nhà đầu tư khôngthực sự được hưởng lợi khi lợi nhuận Doanh nghiệp tăng như khi nắm giữ Cổ phiếu

Trang 16

Trong trường hợp phá sản, Doanh nghiệp sẽ phải ưu tiên thanh lý Tài sản để trả cho cácChủ nợ trước khi trả cho Cổ đông Theo đó, người nắm giữ Trái phiếu sẽ được ưu tiên thanhtoán trước người nắm giữ Cổ phiếu.

So sánh Trái phiếu và Gửi Tiết kiệm Ngân hàng: Khi bạn mua Trái phiếu, đặc biệt là

Trái phiếu Doanh nghiệp thì rủi ro lớn nhất là Doanh nghiệp không trả được nợ dẫn đến việcNhà Đầu tư bị mất tiền cho vay Trong khi đó, Gửi tiết kiệm Ngân hàng thì rủi ro lớn nhất làNgân hàng bị phá sản Tuy nhiên, trên thực tế ta thấy rủi ro phá sản của Ngân hàng rất thấp,thấp hơn nhiều so với Doanh nghiệp do Ngân hàng thương mại luôn được Nhà nước kiểmsoát và đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền Như vậy, bạn có thể thấy, đầu tư vào Trái phiếuDoanh nghiệp sẽ có rủi ro hơn so với gửi Ngân hàng, bù lại Lãi suất Trái phiếu Doanh nghiệpthường cao hơn Lãi suất tiết kiệm

Ngoài ra, Trái phiếu còn có tính linh hoạt hơn tiền gửi Khi gửi tiết kiệm, nếu cần tiềntrước hạn, bạn sẽ phải tất toán sổ tiết kiệm và chỉ được hưởng Lãi suất không kỳ hạn Trongkhi đó, Khi đầu tư trái phiếu, nếu cần tiền, bạn có thể bán lại Trái phiếu cho Nhà Đầu tư khác

và vẫn được hưởng mức Lãi suất cho thời gian nắm giữ Trái phiếu

Trang 17

CHƯƠNG II: ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU

1 Định nghĩa

Khi bắt đầu tìm hiểu về Thị trường Chứng khoán, ta sẽ thấy trên Thị trường có khá nhiềuloại Chứng khoán đang được giao dịch và thu hút dòng tiền của Nhà Đầu tư Nổi bật nhấttrong đó là Cổ phiếu Định nghĩa về Khái niệm này cũng được ghi rõ trong Luật ChứngKhoán và Luật Doanh nghiệp như sau:

● Theo khoản 2, điều 4, Luật chứng khoán Việt Nam Số 54/2019/QH14 quy định rõ: Cổphiếu là loại Chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với mộtphần Vốn cổ phần của Tổ chức Phát hành

● Theo khoản 1, Điều 121 Luật Doanh Nghiệp Việt Nam Năm 2020 Số 59/2020/QH14cũng ghi cụ thể: Cổ phiếu là chứng chỉ do Công ty Cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc

dữ liệu điện tử xác nhận Quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó

Có thể nói Cổ phiếu chính là một loại Chứng chỉ do Doanh nghiệp phát hành hoặc ở dướidạng bút toán ghi sổ xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phầnvốn cổ phần của Công ty Nhà Đầu tư sẽ mua Cổ phiếu và trở thành Cổ đông, nắm giữ Cổphần của Công ty đó, từ đó được xem là người góp vốn cùng Công ty hoạt động để tạo ra Vốnđiều lệ Vì vậy Cổ phiếu còn được gọi là Chứng khoán Vốn hay người nắm giữ Cổ phiếuchính là chủ hoặc đồng chủ của Công ty Cổ phần đó

2 Phân loại cổ phiếu

Cổ phiếu có hai cách phân loại dựa theo một số tiêu chí sau:

● Theo đối tượng sở hữu

● Theo hình thức sở hữu

● Theo doanh nghiệp phát hành

● Theo niêm yết trên thị trường

2.1 Phân loại theo đối tượng sở hữu

Cổ phiếu được chia thành hai loại là cổ phiếu ghi danh và cổ phiếu vô danh

Trang 18

Cổ phiếu ghi danh: là cổ phiếu mà tên của cổ đông được ghi trong sổ đăng ký của công ty

phát hành Cổ đông này sẽ được công ty thông báo về các thông tin quan trọng và được quyềntham gia vào các quyết định của công ty Việc chuyển nhượng cổ phiếu hình thức này tươngđối phức tạp, nhà đầu tư cần hoàn thiện các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật Với quytrình mua bán phức tạp như vậy nên hiện nay loại Cổ phiếu này chỉ được ưu tiên dùng khiCông ty Phát hành niêm yết lên Sàn Chứng khoán

Cổ phiếu vô danh: là cổ phiếu không ghi tên của cổ đông trong sổ đăng ký của công ty

phát hành Cổ đông này không được công ty thông báo về các thông tin quan trọng và khôngđược quyền tham gia vào các quyết định của công ty Nhà đầu tư có thể tự do chuyển nhượng

cổ phiếu vô danh mà không cần hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan Nhược điểm lớn lànếu chủ sở hữu làm mất giấy chứng nhận là mất luôn và không thể báo mất giấy chứng nhận

sở hữu như trường hợp cổ phiếu ghi danh nên khiến loại cổ phiếu này ít được dùng hơn

2.2 Phân loại theo hình thức sở hữu

Cổ phiếu có thể được chia làm hai loại là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu thường: hay còn được gọi là cổ phiếu phổ thông ( Common Stock), là cổ phiếu

đại diện cho quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty Cổ đông sở hữu cổ phiếu thường cóquyền nhận cổ tức khi doanh nghiệp có lợi nhuận, quyền biểu quyết tại các cuộc họp thườngniên (cổ đông không tham dự có thể biểu quyết thông qua đại diện) và quyền ưu tiên muathêm cổ phiếu khi doanh nghiệp phát hành thêm Tuy nhiên, trong trường hợp công ty bị phásản thì người sở hữu cổ phiếu thường sẽ được nhận phân chia giá trị tài sản còn lại của công

ty sau cùng

Cổ phiếu ưu đãi: là cổ phiếu (Preferred Stock) có thêm những đặc quyền riêng đối với cổ

đông sở hữu chúng, thường là các đặc quyền liên quan đến lợi ích tài chính hoặc quyền biểuquyết Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được gọi là cổ đông ưu đãi Về tính chất, cổ phiếu ưuđãi là có những đặc điểm giao thoa giữa cổ phiếu thường và trái phiếu Các doanh nghiệpkhông bắt buộc phát hành cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi có thể được phát hành theo nhiều loại khác nhau

− Cổ phiếu ưu đãi cổ tức

− Cổ phiếu ưu đãi quyền biểu quyết

− Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại

− Cổ phiếu ưu đãi tích lũy

− Cổ phiếu ưu đãi tham dự

Trang 19

− Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi

2.3 Phân loại theo doanh nghiệp phát hành

Cổ phiếu có thể được chia làm năm loại đó là cổ phiếu trụ, cổ phiếu bluechip, cổ phiếumidcap, cổ phiếu penny, cổ phiếu ESOP

Cổ phiếu trụ: Là những mã cổ phiếu có tổng giá trị lớn nhất trên thị trường hiện nay Nó

có khả năng trụ vững và xếp top đầu của một ngành Có tầm ảnh hưởng giá trị đến các cổphiếu cùng ngành xếp sau, và cổ phiếu trụ có tính định hình, ít bị giao động khi thị trườngchứng khoán có biến động mạnh Tuỳ vào tình hình thị trường mà cổ phiếu trụ có thể thay đổi

về giá trị của bất kỳ mã chứng khoán nào Hiện nay, cổ phiếu trụ được chung vào nhóm VN30– các chỉ số chứng khoán của 30 công ty đầu ngành trên sàn HOSE VD: mã cổ phiếu VCB,HGP

Cổ phiếu bluechip: Là cổ phiếu của các doanh nghiệp có tên tuổi và uy tín trên thị trường,

dẫn đầu trong ngành, lĩnh vực mà công ty đó kinh doanh Các doanh nghiệp này có lợi thếcạnh tranh và khả năng tăng trưởng cao Cổ phiếu bluechip có giá trị cao, tính thanh khoản tốt

và khả năng sinh lời cao Đây là loại cổ phiếu phù hợp để đầu tư dài hạn hơn là lướt sóng

Cổ phiếu penny (Small caps): Là loại cổ phiếu của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, kém

uy tín, hoạt động kém ổn định Cổ phiếu penny thường có giá trị rất thấp, thanh khoản kémđồng thời đi kèm với rủi ro rất cao Các nhà đầu tư F0 chỉ lựa chọn loại cổ phiếu này khi cómột cơ sở nào đó khiến họ tin rằng có thể đem lại lợi nhuận trong ngắn hạn

Cổ phiếu ESOP: (Employee Stock Ownership Plan) là loại cổ phiếu đặc biệt được phát

hành dành riêng cho cán bộ nhân viên có đóng góp lớn với doanh nghiệp Thông thường, cổphiếu ESOP được phát hành sẽ có mức giá ưu đãi hơn rất nhiều so với thị trường

2.4 Phân loại theo niêm yết trên thị trường

Phân loại theo niêm yết trên thị trường, có thể chia cổ phiếu thành hai loại đó là cổ phiếu niêm yết và cổ phiếu chưa niêm yết

Cổ phiếu niêm yết: Là cổ phiếu đã được niêm yết và giao dịch trên các sàn giao dịch

chứng khoán chính thức Đây là loại cổ phiếu có thể giao dịch dễ dàng, có tính minh bạch cao

và được kiểm định về các tiêu chuẩn tài chính, kinh doanh và công bố thông tin

Cổ phiếu chưa niêm yết: Hay còn gọi là cổ phiếu OTC (Over-The-Counter), là cổ phiếu

chưa được giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán chính thức Các cổ phiếu này thường

Trang 20

được giao dịch qua các sàn OTC, không đảm bảo tính minh bạch và an toàn cho các nhà đầu

tư Các cổ phiếu này thường có giá trị thấp để các nhà đầu tư chấp nhận vì rủi ro cao Việcgiao dịch cổ phiếu OTC được thực hiện theo nguyên tắc “thuận mua, vừa bán” Không có bất

kỳ một giới hạn nào về giá hay khối lượng giao dịch được đưa ra

So sánh giữa cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi

Điểm giống nhau:

- Có vai trò nhằm xác nhận quyền sở hữu của người nắm giữ đối với một phần của công

Về bản chất Đây là loại cổ phiếu bắt buộc của

Được chia căn cứ dựa trên kết quả

hoạt động, kinh doanh của công ty

Do đó, mức chia có biến động

thường xuyên tùy từng tình hình của

công ty theo từng năm

Mức chia ổn định không phụ thuộcvào tình hình kinh doanh của côngty

Nhà đầu tư có thể nhận được tỷ lệ

cổ tức cao hơn cổ phiếu thường

Quyền tham gia

quản lý

Có quyền tham gia công tác quản lý

trong công ty

Không có quyền tham gia quản lý,không có quyền bầu cử hoặc tựứng cử vào Hội đồng quản trị

Quyền biểu quyết Có quyền biểu quyết trong hội đồng

cổ đông

Chỉ có cổ phiếu ưu đãi biểu quyếtđược tham gia, số lượng phiếu trênmột cổ sẽ được quy định theo điều

Trang 21

Các tiêu chí Cổ phiếu phổ thông Cổ phiếu ưu đãi

hữu cổ phiếu ưu đãi

Được ưu tiên nhận lại vốn góptrước

Khả năng chuyển

đổi

Không có khả năng chuyển đổi sang

cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi có khả năngchuyển sang cổ phiếu thườngKhả năng chuyển

Không được quyền tự do chuyểnnhượng

3 Đặc điểm của cổ phiếu

Không có kỳ hạn và cũng không hoàn vốn:

Cổ phiếu là giấy chứng nhận góp vốn của các cổ đông vào công ty cổ phần Chỉ có mộtchiều góp vào và không thể hiện thời hạn hoàn vốn; không có kỳ hạn (Khi công ty phá sảnhay giải thể, thì sẽ không còn tồn tại cổ phiếu)

Cổ tức không ổn định, phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

Cổ tức cổ phiếu thường phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Và vì kếtquả kinh doanh không ổn định nên cổ tức cũng không cố định theo Khi doanh nghiệp làm ănnếu phát đạt thì cổ đông được hưởng lợi nhuận nhiều hơn so với loại chứng khoán khác có lãisuất cố định Ngược lại, khi làm ăn khó khăn hay thua lỗ, cổ tức có thể rất thấp hoặc cũng cóthể không có cổ tức Khi công ty phá sản cổ đông là người cuối cùng nhận được giá trị còn lại

từ tài sản thanh lý

Giá của cổ phiếu biến động rất mạnh

Giá biến động nhiều nhất ở trên thị trường thứ cấp Do giá chịu sự tác động của nhiềunhân tố Và nhân tố quan trọng nhất đó là kết quả kinh doanh của công ty

Có tính lưu thông

Có tính lưu thông khiến cổ phiếu có giá trị như là một loại tài sản thực sự được thể hiện ởtrong đặc điểm của cổ phiếu Và nếu như tính thanh khoản giúp chủ sở hữu chuyển cổ phiếu

Trang 22

thành tiền mặt khi cần thiết, thì tính lưu thông giúp chủ sở hữu cổ phiếu thực hiện nhiều hoạtđộng như thừa kế , tặng cho để thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình.

Tính thanh khoản cao

Cổ phiếu có khả năng dễ dàng trong việc chuyển hóa thành tiền mặt Tuy nhiên, tínhthanh khoản cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố Thứ nhất là do kết quả kinh doanh của tổchức phát hành Thứ hai là mối quan hệ cung – cầu trên thị trường

Tính Tư bản giả

Cổ phiếu có tính tư bản giả và tức là cổ phiếu có giá trị như tiền Tuy nhiên, cổ phiếukhông phải là tiền, nó chỉ có giá trị khi được đảm bảo bằng tiền Mệnh giá của cổ phiếu cũngkhông phản ánh chính xác giá trị của cổ phiếu

Tính rủi ro cao

Về mặt lý thuyết, khi đã phát hành thì cổ phiếu không đem lại rủi ro cho tổ chức pháthành Mà rủi ro lúc này sẽ thuộc về chủ sở hữu cổ phiếu Nguyên nhân là giá trị của cổ phiếuđược các nguyên nhân khách quan quyết định Như kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành,cũng như tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của quốc gia, toàn thế giới

3.1 Phân loại thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán thực hiện giao dịch mua – bán, trao đổi hay chuyển nhượng tráiphiếu/ cổ phiếu thông qua các nhà môi giới trung gian mà ở đây là công ty chứng khoán Cơchế thị trường chứng khoán được chia thành 2 loại:

Thị trường sơ cấp: Nơi cổ phiếu lần đầu được các công ty, tổ chức phát hành ra công

chúng để huy động vốn

Thị trường thứ cấp: Nơi cổ phiếu được giao dịch, mua bán và chuyển nhượng Tại thị

trường này tiền mới sẽ không được sinh ra mà chỉ có các giao dịch chuyển nhượng chủ sởhữu

3.2 Các sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất tại Việt Nam

Để giao dịch chứng khoán an toàn, các nhà đầu tư cần chọn các sàn giao dịch uy tín.Dưới đây là 3 sàn giao dịch chứng khoán lớn và uy tín hàng đầu của Việt Nam:

Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)

Đây là sàn chứng khoán đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam hiện nay Những chứng khoánđược niêm yết trên HSX đều đảm bảo được uy tín vì các công ty phát hành đều phải đảm bảonhững điều kiện nghiêm ngặt

Trang 23

Tính đến hết ngày 31/10/2023, có 609 mã chứng khoán niêm yết và giao dịch trên HOSE,trong đó gồm: 394 mã cổ phiếu, 03 mã chứng chỉ quỹ đóng, 14 mã chứng chỉ quỹ ETF và 198

mã chứng quyền có bảo đảm

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)

HNX hay Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội được thành lập vào năm 2005 và chính thứchoạt động giao dịch năm 2009, sàn chịu trách nhiệm tổ chức quản lý các tài sản chứng khoán Tương tự như sàn HOSE, vì là sàn HNX trực thuộc Nhà nước nên độ uy tín được đảm bảo.Hiện tính đến ngày 31/10/2023, thị trường niêm yết tại HNX có 329 mã cổ phiếu đangđược niêm yết trên HNX

Sàn giao dịch Upcom

Sàn chứng khoán Upcom (Unlisted Public Company Market) là nơi giao dịch chứngkhoán của các công ty đại chúng chưa được niêm yết Sàn Upcom ra đời vào năm 2009, được

tổ chức và vận hành dưới sự quản lý của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

4 Lợi suất và rủi ro trong đầu tư cổ phiếu

4.1 Lợi suất khi đầu tư cổ phiếu

Yield hay có tên gọi khác là lợi suất đầu tư - Khoản thu nhập lợi tức thu được từ danhmục đầu tư và thương Yield sẽ tồn tại dưới hình thức trả lãi hoặc cổ tức Nói cách khác, lợisuất Yield là một trong số mức lợi nhuận sẽ được tính vào một khoản đầu tư , ngoài việc lãihay lỗ khi đóng một vị thế giao dịch, thông thường, yield sẽ được thể hiện bằng tỷ lệ phầntrăm mỗi năm trên giá trị của tài sản đầu tư ban đầu hoặc giá trị thị trường hiện tại (Lợi suấtđầu tư có thể được tính như một tỉ lệ hoặc như tỷ suất hoàn vốn nội bộ) Trong đó, hai loại tàisản có mối quan hệ với lợi suất Yield đó là: cổ phiếu và trái phiếu Cụ thể trong phần này sẽ

đề cập đến lợi suất của cổ phiếu

Yield của cổ phiếu được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm của giá cổ phiếu hiện tại trong mộtdoanh nghiệp Đơn giản thì một nhà giao dịch nhận thấy giá trị của một cổ phiếu mà họ đangnắm giữ trong tương lai sẽ tăng và mức lợi tức từ việc đầu tư cũng cao hơn nếu như cơ tứcvẫn không có gì thay đổi

Mua cổ phiếu: trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu còn gọi là stock và khoản lợi nhuậnđịnh kỳ sẽ được xem là cổ tức hay Dividend Với cổ phiếu thì lợi suất Yield sẽ được chiathành hai loại như sau:

● Với cổ phiếu ưu đãi, cũng giống như trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi cũng trả cổ tức định

kỳ cho nhà đầu tư Lợi suất cổ tức là tỉ lệ giữa thu nhập cổ tức hàng năm với giá vốn bỏ ra

Trang 24

mua của cổ phiếu ưu đãi Lợi suất cổ tức hiện tại được tính theo thị giá cổ phiếu Lợi suất cổtức đáo hạn cũng được tính toán tương tự lợi suất trái tức đáo hạn.

● Cổ phiếu phổ thông, mỗi cổ phiếu thường bao giờ cũng được chia cổ tức bằng mộtphần thu nhập của nó Lợi suất cổ tức phổ thông là tổng số tiền được thanh toán mỗi năm cho

1 cổ phiếu chia cho thị giá cổ phiếu

Ví dụ: vào thời điểm chia cổ tức, giá cổ phiếu E là $150, thu nhập của cổ phiếu đó đượcxác định là $30, và 50% số thu nhập này được sử dụng để chia cổ tức

Vậy lợi suất cổ tức E này là: 50% x 30/150 = 10%

= > Từ công thức trên có thể nhận thấy P/E của một cổ phiếu bao giờ cũng biến độngngược chiều với lợi suất cổ tức

4.2 Rủi ro khi đầu tư Cổ phiếu

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, kênh chứng khoán vẫn có một số rủi ro nhất định Cụthể, độ rủi ro của đầu tư chứng khoán được chia thành hai loại là:

Rủi ro hệ thống: gọi là rủi ro thị trường Nó bao gồm những rủi ro ảnh hưởng đến toàn bộthị trường chứng khoán như rủi ro biến động lãi suất, rủi ro biến động giá hàng hóa, rủi ro tiền

tệ, rủi ro tín dụng và cả rủi ro thanh khoản

● Rủi ro giá hàng hóa: Có thể thấy giá hàng hóa tác động trực tiếp tới thị trường chứngkhoán Nhất là những hàng hóa liên quan tới chính sách tài khóa của nhà nước như: nhiên liệuxăng, dầu; giá điện, ga, Do đó, khi giá hàng hóa thay đổi, rủi ro giá chứng khoán xảy ra lớnhơn

● Rủi ro mô hình: Trong chứng khoán, nhà đầu tư tư thường chọn cho mình một môhình đầu tư, có thể là một mô hình định giá tài sản và vốn, tuy nhiên, việc xây dựng mô hìnhkhông tránh khỏi những yếu tố kỹ thuật cũng như thị trường bởi thị trường chứng khoán luônbiến động không theo một nguyên tắc nào => Vì vậy, rủi ro mô hình là không thể tránh khỏi.Phân tích kỹ thuật là phương pháp đầu tư được nhiều người áp dụng tuy nhiên vẫn cần để ýtới các yếu tố tác động tới thị trường

● Rủi ro thanh khoản: Tính thanh khoản của chứng khoán là khả năng chuyển đổi dễdàng từ tiền sang chứng khoán và ngược lại Rủi ro thanh khoản là sự bất ổn của chứng khoánkhi điều kiện giao dịch thay đổi Nếu số lượng chứng khoán lớn, giao dịch xảy ra với khốilượng lớn có thể thấy thanh khoản ở mức cao, nhà đầu tư dễ dàng trao đổi cổ phiếu Nếu khốilượng giao dịch thấp, thậm chí có phiên không có giao dịch xảy ra có thể thấy thanh khoản ở

cổ phiếu này là thấp

Trang 25

● Rủi ro lạm phát và rủi ro lãi suất: Rủi ro lãi suất gây ra bởi sự lên xuống của lãi suấttrái phiếu chính phủ, khi đó sẽ có sự dao động trong mức sinh lời kỳ vọng của các chứngkhoán Giá chứng khoán luôn biến động tỷ lệ nghịch với lãi suất thị trường, lãi suất thị trườngtăng sẽ làm cho giá trị thị trường của chứng khoán bị sụt giảm và ngược lại Lạm phát sẽkhiến giá trị của đồng tiền thay đổi, gây dao động tới lợi nhuận của nhà đầu tư trong tương lai.Rủi ro phi hệ thống: là những rủi ro đặc trưng trong từng ngành, lĩnh vực kinh doanhhoặc riêng công ty/ doanh nghiệp Ví dụ như rủi ro tai nạn máy bay với ngành hàng không, tainạn đắm tàu với hàng hải… Đây là những rủi ro không phải toàn thị trường đều bị ảnh hưởng.

● Rủi ro xếp hạng: Bất kỳ một ngành công nghiệp, dịch vụ nào đều có các đánh giá, xếphàng hằng năm, chủ yếu là vào dịp cuối năm hoặc đầu năm sau Rủi ro về mặt xếp hạng nhưdoanh nghiệp giảm hạng so với năm trước, khiến giá trị của doanh nghiệp giảm, cổ phiếuxuống giá

● Rủi ro lỗi thời: Rủi ro này có thể xảy ra ở nhiều ngành sản xuất khi các sản phẩm đãrơi vào tình trạng lỗi thời, không có giá trị đổi mới, không tăng trưởng lợi nhuận của nhiềunăm khiến doanh nghiệp trở nên hoạt động trì trệ, giá cổ phiếu giảm sút

● Rủi ro kiểm toán: Rủi ro này có thể đến với nhiều doanh nghiệp bởi sự kiểm soát chiphí và nguồn vốn kém, gây tổn hại tới giá trị doanh nghiệp, hoạt động sản xuất không hiệuquả gây thiệt hại tới doanh nghiệp cũng như giảm giá cổ phiếu

● Rủi ro truyền thông: Rủi ro truyền thông xảy ra khi doanh nghiệp phát hành chứngkhoán phải đối mặt với sự kiện xấu, truyền thông xấu từ nhiều phía hoặc truyền thông sai sựthật gây ảnh hưởng xấu tới thương hiệu cũng như khiến giá cổ phiếu của công ty giảm nhanh.Đây có thể coi là rủi ro của đầu tư chứng khoán có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với các doanhnghiệp

● Rủi ro pháp lý : điều mà hầu hết các nhà đầu tư đều có thể mắc phải khi đầu tư chứngkhoán và rủi ro nếu không nắm vững pháp luật chứng khoán, nhà đầu tư có thể đối mặt vớinguy cơ rủi ro cao

4.3 Cách làm giảm thiểu rủi ro khi đầu tư cổ phiếu

Trên đây là các rủi ro khi đầu tư chứng khoán mà nhà đầu tư có thể gặp phải Để chiếnthắng trên thị trường, nhà đầu tư chứng khoán phải tích lũy cho mình rất nhiều kiến thức đểgiảm thiểu tối đa rủi ro Để giảm rủi ro trong đầu tư chứng khoán thì các nhà đầu tư chứngkhoán cần tìm hiểu kĩ các phương thức đầu tư chứng khoán ít rủi ro nhất dưới đây

Đa dạng hóa danh mục đầu tư: gồm 4 cách đa dạng danh mục đầu tư

Trang 26

Đa dạng hóa tổ chức phát hành

Có 2 trường hợp xảy ra khi đa dạng hóa tổ chức phát hành:

Trường hợp 1: Công ty đang cần đa dạng hóa chủ thể phát hành, tuy nhiên nhà đầu tư chỉ

lựa chọn mua cổ phiếu hoặc trái phiếu địa phương Bởi vì loại chứng khoán này tiềm ẩn mộtvài rủi ro nhất định

Trường hợp 2: Nếu nhà đầu tư mua toàn bộ cổ phiếu chính phủ thì không cần phải đa

dạng hóa tổ chức phát hành Lý do bởi vì chứng khoán này gần như không có bất kỳ rủi ronào

Đa dạng hóa lĩnh vực: Có thể kết hợp nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau trong một

danh mục đầu tư

Ví dụ: Nhà đầu tư có thể tham gia mua cổ phiếu của các ngành bất động sản, bán lẻ, dầukhí Nếu giá dầu giảm, nhà đầu tư vẫn có thể bù rủi ro từ hai khoản đầu tư vào bất động sản

và bán lẻ

Đa dạng hóa tài sản: Ngoài việc đầu đầu tư vào cổ phiếu thì nên đa dạng hóa bằng cách

đầu đầu tư thêm vào trái phiếu, quỹ mở, bất động sản, vàng, Như vậy có thể tránh được rủi

ro khi thị trường có biến động

Đa dạng hóa theo vốn thị trường: Phân bổ danh mục đầu tư vào các cổ phiếu của công ty

có quy mô khác nhau sẽ giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư Chẳng hạn như phần lớn danhmục được phân bổ cho các cổ phiếu Blue chip , còn lại là các cổ phiếu Mid cap, Penny, hoặc

tỷ trọng nhỏ để giao dịch ngắn hạn mỗi khi thị trường có sóng

- Tập trung đầu tư dài hạn

- Tuân thủ nguyên tắc, kỷ luật

- Theo dõi thông tin, biến động thị trường

- Lựa chọn công ty môi giới chuyên nghiệp, tận tâm

5 Cách thức tham gia đầu tư chứng khoán và những điều cần lưu ý

5.1 Cách thức tham gia đầu tư chứng khoán

Bước 1: Mở tài khoản chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt nam có hàng trăm công ty chứng khoán mà F0 có thể cânnhắc đăng ký mở tài khoản Hiện nay có 2 cách để người mới có thể bắt đầu mở tài khoảnchứng khoán:

● Trực tiếp tới trụ sở công ty chứng khoán để mở tài khoản và ký hợp đồng

Trang 27

● Mở tài khoản chứng khoán online – Hình thức mở tài khoản chứng khoán nhanh gọnchỉ trong vài giây, với những thủ tục đơn giản

Để mở tài khoản chứng khoán tại một sàn giao dịch/ công ty chứng khoán cầu lưu ýnhững tiêu chí sau:

● Thị phần giao dịch môi giới của công ty: Yếu tố chiếm 50% điểm để người dùng lựachọn mở tài khoản, thể hiện được chiến lược thu hút khách hàng của công ty

● Phí giao dịch hỗ trợ: Đa phần các sàn và công ty chứng khoán lớn đều có phí giao dịchcao

● Uy tín của công ty chứng khoán trên thị trường, với thời gian hoạt động, sản phẩm vàdịch vụ hỗ trợ khách hàng

● Tính năng hỗ trợ: Ưu tiên phát triển các tính năng hỗ trợ người dùng, để nhà đầu tưchủ động trong quá trình giao dịch, giảm phụ thuộc vào người môi giới là xu hướng của nhiềucông ty chứng khoán hiện nay

Bước 2: Nạp tiền vào tài khoản chứng khoán

Sau khi đã hoàn thành thủ tục đăng ký, người chơi cần nạp tiền vào tài khoản chứngkhoán để thực hiện mua bán, giao dịch

Bước 3: Đặt lệnh “mua/bán” cổ phiếu

Sau khi đã có tài khoản và tiền để thực hiện giao dịch, người chơi có thể đăng nhập tàikhoản trên phần mềm giao dịch tương ứng của sàn/ công ty

5.2 Những điều nên và không nên khi đầu tư chứng khoán

Những điều nên làm

Theo dõi thị trường chứng khoán thường xuyên

Việc phân tích thị trường qua báo cáo của tài chính của các doanh nghiệp hoặc qua cácchỉ báo trên bảng đồ thị điện tử sẽ giúp nhà đầu tư định hướng giá cổ phiếu và khối lượnggiao dịch, từ đó xác định được loại cổ phiếu phù hợp cho chiến lược đầu tư của bạn

Chia cổ phiếu cho nhiều công ty khác nhau

Bạn nên đa dạng hóa các danh mục đầu tư, mua cổ phiếu của nhiều công ty khác nhauthay vì chỉ tập trung một công ty Điều này sẽ giúp bạn hạn chế những rủi ro khi doanhnghiệp làm ăn thua lỗ thì vẫn sẽ có cổ phiếu tăng giá các doanh nghiệp khác bù lỗ cho bạn

Lựa chọn chuyên gia tư vấn đầu tư chứng khoán giỏi

Trang 28

Một chuyên gia tư vấn đầu tư chứng khoán giỏi sẽ giúp bạn có những định hướng đúngđắn trong đầu tư và quản lý nguồn vốn.

Luôn luôn học hỏi không ngừng

Đầu tư chứng khoán không phải là những ván cờ đen đỏ, ở đây chỉ có kỹ năng và sự tưduy mang đến thành công cho bạn Bởi vậy học hỏi, trau dồi kinh nghiệm luôn luôn là điềucần thiết với các nhà đầu tư

Giao dịch theo nguyên tắc

Mỗi nhà đầu tư hãy thiết lập một quy tắc giao dịch riêng cho bản thân, điều này đảm bảocho những quyết định của bạn không bị những ý kiến phiến diện của người khác và thâm chí

là cảm hứng nhất thời của bản thân làm lung lay

So sánh lợi nhuận và rủi ro

So sánh lợi nhuận và rủi ro trong chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư chọn lựa được cổ phiếugiàu tiềm năng Có một công thức đơn giản để bạn có thể áp dụng trước khi đặt lệnh muachính là: % lợi nhuận của cổ phiếu < 2% rủi ro

Trong đó các điểm giá cao nhất, điểm giá thấp nhất, tổng khối lượng giao dịch trong thờigian gần nhất trên bảng giá đồ thị điện tử chính là căn cứ để bạn xác định % rủi ro và lợinhuận của cổ phiếu

Có kế hoạch chốt lời

Chốt lời là phương pháp giúp các nhà đầu tư đảm bảo lợi nhuận cũng như phòng bị rủi rotrong đầu tư chứng khoán Giống như cắt lỗ, bạn phải đặt ra ngưỡng giá cho cổ phiếu (10%,20% hoặc cao hơn tùy vào chiến lược của nhà đầu tư) Khi cổ phiếu đã đạt đến điểm kỳ vọng,nhà đầu tư có thể bán hết tất cả cổ phiếu hoặc bán từng phần trong trường hợp suy đoán giá cổphiếu có thể tăng

Những điều không nên làm

Quá tự tin về bản thân: Quá tự tin thì chưa giờ là điều tốt và nó sẽ cực kỳ nguy hiểm khibạn đầu tư chứng khoán Một trong những hậu quả lớn của việc quá tự tin chính là “vung vốnquá tay” cho một danh mục đầu tư Giải pháp để nhà đầu tư khắc phục khuynh hướng tự tinthái quá chính là đề ra cho bản thân những nguyên tắc chặt chẽ trong quản lý rủi ro

● Trí nhớ chọn lọc

● Ám ảnh thua lỗ

● Tính khẳng định, bảo thủ cá nhân

Trang 29

● Tính bầy đàn

5.3 Những yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn đầu tư một cổ phiếu

Mã cổ phiếu đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ giá

Việc xem xét mã cổ phiếu đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ giá rất quan trọng Nó ảnhhưởng trực tiếp tới tiềm năng lợi nhuận nhà đầu tư có thể thu về

Hầu hết mọi cổ phiếu đều đi qua 4 giai đoạn: tích lũy, tăng trưởng, phân phối, thoái trào.Điểm mua lý tưởng cho mọi nhà đầu tư nằm ở cuối giai đoạn tích lũy và đầu giai đoạn tăngtrưởng của một cổ phiếu Có thể xem biểu đồ giao dịch theo thời gian của mã cổ phiếu đó

Tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp

Doanh nghiệp làm ăn càng có lãi thì lợi nhuận nhà đầu tư thu về càng nhiều Bạn hãynghiên cứu lợi nhuận ròng của công ty qua các thời kỳ và nhìn vào xu hướng của nó Có thể

dễ dàng nhận diện qua chỉ số EPS

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ( D/E)

Những doanh nghiệp có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu từ 0,3 trở xuống thường có mức độrủi ro khá thấp Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể mua cổ phiếu các công ty có tỷ lệ này caohơn mức 0,3 Nếu bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro đổi lấy cơ hội thu về lợi nhuận lớn

Lựa chọn cổ phiếu dựa trên chỉ số P/E, P/B của cổ phiếu

Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích rất quan trọng trongquyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyếtđịnh đến giá thị trường của cổ phiếu đó Những cổ phiếu có chỉ số P/E càng thấp thì càng hấpdẫn đối với thị trường Bởi thời gian hoàn vốn ngắn

Các cổ phiếu có P/E thấp hơn 9 được khuyến nghị mua vào Lí do là cổ phiếu có mức P/Enày được xem như có giá hời, khả năng bán lại với giá cao hơn Tuy vậy, tiêu chí này có thểkhiến nhà đầu tư bỏ qua các cổ phiếu đang tăng trưởng, có P/E khá cao

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư có thể xem xét thêm chỉ số P/B (Price to book là chỉ số đượcdùng để so sánh giá cổ phiếu trên thị trường cao/thấp gấp bao nhiêu lần so với giá trị sổ sáchcủa công ty của doanh nghiệp)

5.4 Những phương pháp phân tích cổ phiếu

Phân tích cổ phiếu có 2 cách: Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản

Phân tích kỹ thuật xem xét chuyển động giá, khối lượng giao dịch của một chứng khoán

và sử dụng dữ liệu này để dự đoán biến động giá trong tương lai

Trong khi đó, phân tích cơ bản đo lường giá trị nội tại của chứng khoán bằng cách kiểmtra các nhân tố kinh tế và tài chính có liên quan, các yếu tố có thể ảnh hưởng tới hoạt độngkinh doanh và triển vọng phát triển trong tương lai Dưới đây là một số đặc điểm chính của 2phương pháp phân tích này

Trang 30

Yếu tố Phân tích cơ bản Phân tích kỹ thuật

Mục tiêu Xác định giá trị nội tại của chứng

- Phân tích định lượng: báo cáo kết

quả kinh doanh, sức khỏe tài chính

- Phân tích định tính: các chính

sách kinh tế vĩ mô, tình hình

ngành, tiềm năng phát triển,

Phân tích dựa trên các chỉ số (RSI- Chỉ

số sức mạnh tương đối, MACD - Đườngphân kỳ hội tụ trung bình động ,Oscillator - Chỉ báo dao động, ), hànhđộng giá

5.5 Những xu hướng thị trường cổ phiếu

Thị trường chứng khoán có 3 xu hướng chính: Uptrend, Downtrend và Sideway

Xu hướng trên thị trường chứng khoán gồm có uptrend, downtrend và sideway

(Nguồn: VietCap)

Trang 31

Thị trường Uptrend là giai đoạn thị trường đang ở trong xu hướng tăng giá Ở uptrend, sốlệnh thắng sẽ nhiều đi, và lệnh thua ít đi Phần lớn mọi người đầu tư chứng khoán trong giaiđoạn uptrend đều có lãi.

Đặc điểm của xu hướng Uptrend

Đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ và đáy mới thấp hơn đáy cũ Thường bắt đầu bằng một tin tốtmang tầm vĩ mô có tác động lớn Trong giai đoạn này, các nhà đầu tư có tâm lý tích cực vàthường mua vào nhiều hơn bán ra Thanh khoản của thị trường giai đoạn này thường rất lớnvới sự tham gia mạnh của giới đầu cơ, lướt sóng Đến khi lên đến một ngưỡng đỉnh nào đó thìUptrend sẽ bị kháng cự và sẽ có xu hướng quay đầu đi xuống, giảm dần

Thị trường Downtrend là giai đoạn giá chứng khoán có xu hướng giảm, thường là vài

tháng

Đặc điểm của xu hướng Downtrend : đỉnh giá sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơnđáy trước Thường bắt đầu bằng một tin xấu mang tầm vĩ mô có tác động lớn Trong giai đoạnnày, các nhà đầu tư có tâm lý tiêu cực và thường bán ra nhiều Thanh khoản thị trường giaiđoạn này thường sụt giảm với sự dè dặt của bên mua

Sideway (thị trường đi ngang) - là xu hướng đi ngang của giá cổ phiếu trên biểu đồ chứng

khoán Khi thị trường trong giai đoạn Sideway, giá giao động ổn định giữa mức hỗ trợ và mứckháng cự, không chạm đáy thấp nhất hay đạt đỉnh cao nhất

6 Biến động giá chứng khoán ở Việt Nam từ 2020-2023

6.1 Diễn biến năm 2020

Trải quа quá trình hình thành và phát triển, thị trường chứng khоán Việt Nаm đã cónhững đóng góp tích cực vàо sự phát triển củа nền kinh tế Tuy nhiên, bên cạnh những thànhtựu đạt được thì thị trường chứng khоán Việt Nаm cũng đаng phải đối mặt với các khó khăn

từ khủng hоảng tài chính năm 2008, khủng hоảng nợ công Châu Âu năm 2010 và gần đâynhất là đại dịch CОVID-19

Dịch bệnh ảnh hưởng tới TTCK trong nước từ cuối tháng 01/2020 khiến cho VN-indexgiảm từ 1.000 điểm cuối năm 2019 xuống còn 645 điểm cuối tháng 3/2020 Sau đó nhờ cácbiện pháp phòng chống dịch tích cực của Chính phủ, thị trường đã có sự phục hồi ngoạn mụcKết thúc năm 2020, chỉ số VN Index vượt 1.100 điểm, đạt 1103,87 điểm, tăng mạnh tới 67%

so với thời điểm thấp nhất của năm 2020, tăng 14,9% so với thời điểm cuối năm 2019.Nếu như tại thời điểm cuối quý I/2020, vốn hóa thị trường cổ phiếu chỉ đạt 52% GDPnăm 2019, kém xa so với mục tiêu Chính phủ đề ra (đến năm 2020 đạt 70% GDP) thì đến nay,vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt gần 5.294.000 tỷ đồng, tăng 69% so với thời điểm cuối quý I

và tăng 20,8% so với cuối năm 2019, tương đương với 87,7% GDP năm 2019 và 84,1% GDPnăm 2020, vượt mục tiêu đề ra

Trang 32

( Nguồn: Trang web Café.vn)

Báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng cho thấy, năm 2020, số lượng tàikhoản nhà đầu tư tăng mạnh Lũy kế tới hết tháng 12/2020, tổng số lượng tài khoản chứngkhoán tại Việt Nam đạt hơn 2,77 triệu tài khoản, tăng 16,7% so với cuối năm 2019.Tính đến hết tháng 11-2020, tổng số tài khoản mở mới trong năm đạt 332.886 tài khoản,trong đó nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 329.452 tài khoản

( Nguồn: Báo Nhân Dân)

Cùng với sự bùng nổ về quy mô vốn hóa, thanh khoản thị trường cũng có sự tăng trưởngngoạn mục Năm 2011, thanh khoản bình quân ba sàn chỉ đạt 1.045 tỷ đồng/phiên, đến năm

2020, thanh khoản thị trường đã lên tới 7.331 tỷ đồng/phiên Thậm chí trong những phiêngiao dịch cuối tháng 12/2020, thanh khoản thị trường liên tục ở mức 15.000 tỷ đồng/phiên,

Trang 33

con số kỷ lục từ trước tới nay và việc thanh khoản tăng quá mạnh đã dẫn tới hiện tượng

"nghẽn" lệnh trên sàn HOSE

(Nguồn: Trang web café.vn)

Thập kỷ qua cũng chứng kiến sự "trỗi dậy" của sàn UPCom Từng là một sàn giao dịchkhông được nhà đầu tư chú ý nhưng đến nay, quy mô sàn UPCom đã lên tới 1 triệu tỷ đồng,gấp gần 5 lần sàn HNX và là nơi hiện diện của nhiều tên tuổi lớn Sự bứt phá mạnh của sànUPCom đến từ việc Thông tư 180 yêu cầu các công ty đại chúng phải lên sàn chứng khoán vànhiều doanh nghiệp lớn đã "đổ bộ" lên sàn UPCom, kéo theo quy mô sàn giao dịch này tăngmạnh

(Nguồn: Trang web café.vn)

Năm 2020, chứng khoán càng về cuối năm càng thăng hoa, dòng tiền xoay vòng giữanhóm ngân hàng, thép, bất động sản và chứng khoán

Ngân hàng

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w