1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) tiểu luận quan hệ quốc tếhội nghị thượng đỉnh liên triều lần 3 tạibình nhưỡng

31 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hội Nghị Thượng Đỉnh Liên Triều Lần 3 Tại Bình Nhưỡng
Tác giả Nhóm 06
Người hướng dẫn Th. S Nguyễn Minh Phương
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Quan Hệ Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 3,6 MB

Nội dung

Sơ lượcĐúng 2 thập kỷ trước, Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều lần thứ nhất đã được tổ chức, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực hòa giải hai miền và kiến tạo nền hòa bình lâu dài trê

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

_*** _

TIỂU LUẬN QUAN HỆ QUỐC TẾ

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH LIÊN TRIỀU LẦN 3 TẠI

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ QUỐC TẾ 4

1.1 Khái niệm 4

1.2 Quan hệ chính trị quốc tế 4

1.3 Các quy luật công nhận quan hệ quốc tế 5

1.4 Lịch sử hình thành 5

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH LIÊN TRIỀU LẦN 3 TẠI BÌNH NHƯỠNG 7

2.1 Bối cảnh, tình hình chính trị trước hội nghị 7

2.1.1 Sơ lược mối quan hệ Triều Tiên – Hàn Quốc 7

2.1.2 Hội nghị thượng đỉnh Liên Triều năm 2000 7

2.1.2.1 Sơ lược 7

2.1.2.2 Thỏa thuận đạt được 7

2.1.3 Hội nghị thượng đỉnh Liên Triều năm 2007 8

2.1.3.1 Sơ lược 8

2.1.3.2 Thỏa thuận đạt được 8

2.2 Diễn biến của hội nghị thượng đỉnh Liên Triều tại Bình Nhưỡng 9

2.2.1 Mục tiêu, triển vọng trước hội nghị 9

2.2.2 Quá trình diễn ra hội nghị 10

2.2.2.1 Thời gian, địa điểm 10

2.2.2.2 Nội dung hội nghị 10

2.2.3 Kết quả của hội nghị 12

2.2.3.1 Kết quả 12

2.2.3.2 Ý nghĩa 13

2.3 Một số quan điểm về quan hệ Liên Triều sau hội nghị Liên Triều lần 3 13

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ HỘI NGHỊ LIÊN TRIỀU LẦN 3 15

3.1 Bài học các bên tham gia 15

3.1.1 Bài học với Triều Tiên 16

3.1.2 Bài học với Hàn Quốc 16

3.2 Bài học cho Việt Nam và quốc tế 19

3.2.1 Bài học đối với quốc tế 19

3.2.2 Bài học đối với Việt Nam 21

3.3 Dự đoán xu thế mối quan hệ Triều Tiên và Hàn Quốc trong tương lai 23

KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Sau thế chiến thứ II kết thúc, cũng là lúc chấm dứt sự cai trị của Đế quốc Nhật Bản Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai vùng Nam - Bắc bởi Hoa Kỳ và Liên Xô.Bản đồ Triều Tiên được vẽ lại với đường biên giới là vĩ tuyến 38 Hai chính phủ riêng

rẽ được thành lập ở với hai chế độ chính trị hoàn toàn đối lập nhau là Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên ở miền Bắc đi theo chủ nghĩa xã hội, và Đại Hàn Dân Quốc

ở miền nam theo chủ nghĩa tư bản Điều này gây nên sự xung đột về hệ tư tưởng giữa hai miền, dẫn đến cuộc chiến tranh năm 1950 và chỉ kết thúc bằng một Hiệp định ngừng bắn năm 1953 Sau chiến tranh, bán đảo Triều Tiên luôn ở trong tình trạng căng thẳng, xung đột, có nguy cơ tái diễn chiến tranh

Những năm vừa qua, cùng với sự nỗ lực giảng hòa giữa hai miền, quan hệ hai nước đã có những tiến triển thông qua sự thống nhất trong Tuyên bố chung tại các Hội nghị thượng đỉnh Liên Triều Đặc biệt là Hội nghị thưởng đỉnh Liên Triều lần ba tại Bình Nhưỡng, cả hai bên không chỉ bao gồm các nguyên tắc mơ hồ, mà cả những vấn

đề cụ thể được thực thi Hai bên đã có những thống nhất để hợp tác cùng phát về nhiềumặt như kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, nhân đạo, môi trường

Từ những sự kiện lịch sử cho đến những nỗ lực hòa giải giữa hai nước và những thành quả mà hai nước Triều Tiên và Hàn Quốc đạt được, chúng ta đã rút ra được những bài học lớn không những cho Việt Nam mà còn cho thế giới trong việc mở rộngmối quan hệ ngoại giao trên trường quốc tế Do vậy, tiểu luận mang đề tài: “Hội nghị thượng đỉnh Liên Triều lần 3 tại Bình Nhưỡng” là hết sức cần thiết, nó chứa đựng những ý nghĩa và bài học thực tiễn sâu sắc

Xuyên suốt bài tiểu luận, nhóm 6 sẽ làm rõ mối quan hệ Triều Tiên – Hàn Quốc

và những thỏa thuận, thành quả tích cực đạt được trong thực tế, từ đó rút ra ý nghĩa, bài học cho hai nước Triều Tiên – Hàn Quốc cũng như cho Việt Nam và cả quốc tế thông qua Hội nghị thượng đỉnh Liên Triều lần 3 tại Bình Nhưỡng Sau đó đưa ra những dự đoán về xu thế của mối quan hệ của hai nước trong tương lai

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ QUỐC TẾ

1.1 Khái niệm

“Quan hệ quốc tế” là một khái niệm có nhiều cách tiếp cận khác nhau mà qua đó đem đến một cái nhìn toàn diện và đầy đủ nhất “Quan hệ quốc tế”, theo cách tiếp cận chiết tự, có những đặc điểm chính như sau: chủ thể tham gia có mối liên quan về tươngtác, cần có 02 chủ thể trở lên, sự tương tác ở đây có thể là hợp tác hoặc đấu tranh; chủ thể quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế là quốc gia, và quan hệ quốc tế có tính chất vượt biên giới, vượt lãnh thổ quốc gia Thông qua cách tiếp cận chiết tự, “quan hệ quốc tế là mối quan hệ được triển khai ngoài biên giới quốc gia, lấy quốc gia làm cốt lõi”

Bên cạnh cách tiếp cận chiết tự, khái niệm “quan hệ quốc tế” còn được tiếp cận thông qua hiện thực Quan hệ quốc tế là mối quan hệ trên phạm vi thế giới, phạm vi nhân loại giữa các quốc gia, dân tộc, các tổ chức và phong trào quốc tế, các vùng, khu vực, gồm nhiều mối quan hệ như chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, quân sự, luật pháp, tư tưởng, an ninh,

Các nhà tư tưởng của Học thuyết Mác – Lênin có quan điểm rằng quan hệ quốc

tế là một thành phần của quan hệ xã hội Quan hệ xã hội lại xuất phát từ quan hệ vật chất, mà ở đây cụ thể là hình thức kinh tế – xã hội và hiện tượng xã hội Hay nói cách khác, quan hệ quốc tế cũng có nguồn gốc là quan hệ vật chất, một trong những động lực để hình thành quan hệ quốc tế đó là sự trao đổi về mặt vật chất giữa các chủ thể Quan hệ quốc tế được duy trì trong phạm vi quốc tế và những mối quan hệ xã hội kháctồn tại trong phạm vi dân tộc, còn chính sách đối ngoại của quốc gia là do chính sách đối nội mà ra Hiển nhiên là chính sách đối ngoại độc lập có ảnh hưởng nhất định đến chính sách đối ngoại quốc gia (mục tiêu và chính sách) nhưng theo một mức độ nào đấy mà thôi Động lực quan trọng làm cho quan hệ quốc tế hình thành đó là cuộc tranhđấu giữa các giai cấp khác nhau , các quốc gia và những chế độ xã hội khác nhau nhằm giải quyết mâu thuẫn đối đầu giữa họ với nhau Tương quan lực lượng của giai cấp , các quốc gia và những tổ chức chính trị – xã hội khác nhau sẽ ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế

1.2 Quan hệ chính trị quốc tế

Chính trị là hoạt động và mối quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân, các học thuyết chính trị, các hệ tư tưởng tham gia vào quá trình giành, giữ và sử dụng quyền lực chính trị mà trước hết và chủ yếu là quyền lực nhà nước

Trang 5

Quan hệ chính trị quốc tế là mối quan hệ về mặt chính trị giữa các chủ thể quan

hệ quốc tế xoay quanh vấn đề cấu thành và vấn đề của nền chính trị thế giới Chủ thể trong quan hệ chính trị quốc tế phải mang tính pháp lý, được pháp luật quốc tế bảo hộ, được công nhận bởi nhiều hình thức của cộng đồng quan hệ quốc tế và thường sẽ hoạt động vì lợi ích quốc gia, được quốc gia, Nhà nước uỷ quyền Những quan hệ này đượcthể hiện qua các thỏa thuận và hiệp định quốc tế, các tham gia vào tổ chức quốc tế, cáchoạt động ngoại giao và các cuộc đối thoại giữa các quốc gia

Việc thúc đẩy quan hệ chính trị quốc tế có thể đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia Điều này có thể bao gồm sự hỗ trợ kinh tế, quân sự và chính trị giữa các quốc gia, giúp nâng cao tầm quan trọng của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế và tạo ra một môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế và xã hội

Tuy nhiên, quan hệ chính trị quốc tế cũng đối mặt với nhiều thách thức Những mâu thuẫn chính trị, sự khác biệt về quan điểm và lợi ích giữa các quốc gia có thể dẫn đến các xung đột và cuộc chiến tranh Vì vậy, việc duy trì và nâng cao quan hệ chính trị quốc tế là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo hòa bình và sự ổn định trên toàn cầu

1.3 Các quy luật công nhận quan hệ quốc tế

Khi một quốc gia đề xuất mở rộng mối quan hệ ngoại giao với một quốc gia khác, quốc gia đó phải đáp ứng điều kiện đầu thứ nhất rằng quốc gia đó là một quốc gia độc lập và thứ hai là điều đó phải được quốc gia còn lại công nhận Tương tự như vậy, chính phủ của nó phải được công nhận là một nước độc lập trước khi có ý định tạo ra bất kỳ mối quan hệ quốc tế nào

Có hai loại công nhận ngoại giao trong quan hệ quốc tế: Công nhận quốc gia và Công nhận chính phủ Công nhận ngoại giao của một quốc gia, hoặc công nhận quốc gia, là việc mà quốc gia công nhận tuyên bố rằng họ sẽ đối xử bình đẳng với quốc gia được công nhận Khi một quốc gia lần đầu tiên có mong muốn được tham gia vào một mối quan hệ chính thức với một quốc gia khác, thì trước tiên quốc gia đó phải thông báo cho quốc gia kia rằng họ đã công nhận quốc gia đó bình đẳng với mình và quốc gia đó có thẩm quyền tham gia vào các mối quan hệ với họ

1.4 Lịch sử hình thành

Hệ thống quan hệ quốc tế được biết đến đầu tiên theo đúng nghĩa trong lịch sử hiện đại là Hệ thống Westphalia ra đời gắn liền với Hòa ước Westphalia (1648) và cuộc chiến tranh 30 năm Cuộc chiến này đã khuấy động châu Âu trong suốt nửa đầu

Trang 6

thế kỷ 17 thể hiện sự mâu thuẫn giữa tôn giáo và phong kiến về việc chia cắt lãnh thổ, ngôn ngữ và sắc tộc.

Hòa ước Westphalia, đã làm cho châu Âu có nhiều đặc điểm mới (cho ra đời một loạt các quốc gia mới – chủ thể quan trọng của quan hệ quốc tế bằng cách tách hoặc sáp nhập các quốc gia) và hình thành nên một hệ thống mới trong quan hệ quốc tế Đó là một hệ thống cân bằng quyền lực giữa các quốc gia Tồn tại hơn 2 thế kỷ, các triều đại phong kiến hay liên minh tôn giáo hoặc dân tộc của các quốc gia cũ và mới của hệ thống được hình thành và làm xói mòn quyền lực của tôn giáo và phát triển vai trò của quốc gia dân tộc làm cho quốc gia có được quyền lực lớn hơn

Tuy nhiên, hệ thống Westphalia là hệ thống chứa đựng nhiều cuộc chiến tranh, cóthể nói từ 1648 tới kỷ nguyên Napoleon, cuộc chiến tranh ở phần lớn khu vực Tây Âu

là cuộc chiến được đặt lên trên cùng trong xã hội Cho đến khi Napoleon Bonaparte bị thua trong trận chiến Waterloo năm 1815, hệ thống mới được hình thành Hệ thống Viên gắn liền với Hội nghị tại Viên sau cuộc chiến tranh chống Napoleon Đó là một

hệ thống đa cực hòa hợp quyền lực ở châu Âu giữa các cường quốc châu Âu là Anh, Nga, Đức, Pháp Năm 1871, Otto von Bismarck, Toàn quyền của Phổ - vùng lãnh thổ

có quyền lực lớn nhất và có sức mạnh quân sự lớn nhất trong các khu vực của Đức đã hợp nhất các khu vực nói tiếng Đức (ngoại trừ Áo) của châu Âu lại

Chiến tranh thúc đẩy sự sụp đổ của hàng loạt chế độ cũ Điều này đồng nghĩa vớichủ thể quan hệ quốc tế có sự thay đổi về chế độ chính trị Hệ thống quan hệ quốc tế mới được thành lập dựa trên Hội nghị Versaille, đó là một trật tự đa cực mang tính toàncầu có sự góp mặt của một nước chưa bao giờ tham gia vào công việc quốc tế đó là

Mỹ và sự ra đời của tổ chức chính trị - an ninh lớn là Hội Quốc Liên

Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, hệ thống quan hệ quốc tế mới được xác lập dựa trên các hội nghị quốc tế của phe Đồng minh là Hội nghị ngoại trưởng ở Moscow (9/1943), Hội nghị 3 nguyên thủ ở Tehran (10/43), đặc biệt các cuộc đàm phán tại Yalta (2/45) và Potsdam (7-8/45) Hệ thống mới đã được đặt tên theo đúng sự sắp xếp quyền lực sau thế chiến thứ hai đó là Hệ thống Yalta – trật tự tồn tại trong hệ thống là hai cực

Cho đến năm 1991, vì rất nhiều nguyên nhân nên mô hình Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ - một cực tan ra, hệ thống không còn tồn tại Thế giới chờđợi một hệ thống quan hệ quốc tế mới Hệ thống quan hệ quốc tế mới có cấu trúc như thế nào, mô hình của nó ra sao vẫn đang là đề tài tranh luận mang tính thời sự trong giới nghiên cứu về lý luận quan hệ quốc tế Thực tế cho thấy vẫn chưa có mô hình cấu trúc nào nhận được sự đồng thuận của hầu hết các học giả trên thế giới Nhưng có thể

Trang 8

khẳng định một điều, hai thập kỷ sau khi Hệ thống Yalta tan rã thì đặc biệt hệ thống quan hệ quốc tế đương đại vẫn đang trong quá trình hình thành và có lẽ đó sẽ là một hệthống toàn cầu đa cực, đa trung tâm không đồng đều chưa từng tồn tại trong lịch sử quan hệ quốc tế.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH LIÊN TRIỀU LẦN 3 TẠI BÌNH NHƯỠNG

2.1 Bối cảnh, tình hình chính trị trước hội nghị

2.1.1 Sơ lược mối quan hệ Triều Tiên – Hàn Quốc

Trước đây Triều Tiên là một quốc gia duy nhất bị Nhật Bản sáp nhập vào năm

1910 nhưng sau Chiến tranh thế giới thứ II, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự bởi Liên Xô và Hoa Kỳ Hai nhà nước được thành lập là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều tiên và Đại Hàn Dân Quốc Trải qua hàng thập kỷ cùng với chiến tranh xung đột giữa hai miền Nam-Bắc, lý do lớn nhất khiến Hàn Quốc và Triều Tiên đến nay vẫn chưa đi đến thống nhất là bởi hai miền phát triển hai thể chế chính trị trái ngược nhau hoàn toàn Triều Tiên là một nhà nước độc đảng toàn trị, còn Hàn Quốc theo chế độ Dân chủ đa đảng Sự phát triển phân chia này đã kéo dài gần hơn 80 năm nên rất khó để thống nhất vận hành đất nước theo một chế độ

Kể từ những năm 1970, cả hai quốc gia đã tổ chức các cuộc đối thoại ngoại giao không chính thức nhằm xoa dịu căng thẳng quân sự

2.1.2 Hội nghị thượng đỉnh Liên Triều năm 2000

2.1.2.1 Sơ lược

Đúng 2 thập kỷ trước, Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều lần thứ nhất đã được tổ chức, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực hòa giải hai miền và kiến tạo nền hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên

Tại sự kiện được cả thế giới theo dõi này, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung

và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il đã thảo luận nhiều vấn đề để thu về những thỏa thuận giúp giảm căng thẳng và kết thúc bằng việc ra Tuyên bố chung ngày

15/6/2000 Đây được xem như bước tiến đầu tiên tới hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, chấm dứt sự đối đầu Nam - Bắc, cũng như theo đuổi hòa bình và hợp tác

2.1.2.2 Thỏa thuận đạt được

Cuộc hội đàm thượng đỉnh liên Triều lần thứ nhất giữa hai nhà lãnh đạo của Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên luôn đi đôi với từ “lịch sử” Tuyên bố chung liên Triều ngày

Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-LeninKinh tế

chính trị 99% (272)

226

Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị…Kinh tế

chính trị 99% (89)

17

Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-…Kinh tế

23

Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư…Kinh tế

chính trị 98% (165)

14

Tiểu luận - Tieu luan kinh te chinh triKinh tế

chính trị 98% (60)

11

Trang 9

15/6 đã tóm lược những kết quả của cuộc hội đàm này Một số nội dung của hội đàm

đã được thực hiện và có kết quả cụ thể và thực tiễn Một trong những kết quả đáng chú

ý là quan hệ giữa hai miền Nam-Bắc đã được phát triển và mở rộng Những thỏa thuậnđạt được trong Tuyên bố chung 15/6 như sau:

Thứ nhất, hai miền Nam-Bắc nhất trí thực hiện thống nhất đất nước một cách tự

chủ

Thứ hai, hai miền chấp nhận sự tương đồng giữa phương án thống nhất của hai

nước: cơ chế chính phủ Liên hợp của Hàn Quốc và Liên Bang của Bắc Triều Tiên và

sẽ hướng tới lộ trình thống nhất bằng cách trên

Thứ ba, hai bên nhất trí giải quyết các vấn đề nhân đạo càng sớm càng tốt (tổ

chức thăm viếng qua lại những gia đình bị ly tán và giải quyết vấn đề tù nhân chính trị)

Tứ thư, hai bên nhất trí phát triển kinh tế một cách cân bằng thông qua hợp tác

kinh tế và xây dựng lòng tin lẫn nhau thông qua việc thúc đẩy hợp tác và giao lưu trên nhiều lĩnh vực như xã hội, văn hóa, thể thao, y tế và môi trường

Thứ năm, hai bên cam kết tổ chức đối thoại giữa các quan chức để thực hiện các

thỏa thuận vào thực tiễn

2.1.3 Hội nghị thượng đỉnh Liên Triều năm 2007

2.1.3.1 Sơ lược

Ngày 5 tháng 8 năm 2007, miền Nam và Bắc Triều Tiên đồng ý rằng “Tổng thống Roh Moo-hyun sẽ thăm Bình Nhưỡng theo thỏa thuận giữa Tổng thống Roh Moo-hyun của Đại Hàn Dân Quốc và Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Kim Jong-il của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.” Và một lần nữa, từ ngày 2 đến ngày 4 tháng

10 năm 2007, một hội nghị thượng đỉnh đã được tổ chức tại Bình Nhưỡng

Cuộc hội ngộ của các nhà lãnh đạo hai miền Triều Tiên vào năm 2007 đã mở ra một giai đoạn mới của hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, sự thịnh vượng chung của dân tộc và thống nhất đất nước bằng việc mở rộng và phát triển quan hệ liên Triều lên một tầm cao mới dựa trên cơ sở Tuyên bố chung 15/6 và tinh thần của cả dân tộc hai miền

Ngày 4/10, hai nhà lãnh đạo của hai miền Triều Tiên đã công bố Tuyên bố về Phát triển Quan hệ Liên Triều và Hòa bình và Thịnh vượng

Trang 10

2.1.3.2 Thỏa thuận đạt được

Kết quả của cuộc hội đàm thượng đỉnh liên Triều lần thứ hai đã được thể hiện rõ trong Tuyên bố về Phát triển Quan hệ Liên Triều và Hòa bình và Thịnh vượng, gọi tắt

là Tuyên bố chung liên Triều 4/10 được ký kết giữa Tổng thống Hàn Quốc Roh hyun và Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong-il vào ngày 4/10/2007 Tuyên bố chung 4/10 bao gồm 8 điều khoản chính

Moo-Thứ nhất, hai miền Nam - Bắc tuân thủ và tích cực thực hiện Tuyên bố chung

15/6

Thứ hai, hai bên tôn trọng những khác biệt về thể chế chính trị và chuyển sang

mối quan hệ tôn trọng, tin cậy lẫn nhau Hai bên không can thiệp vào vấn đề nội bộ của nhau, xây dựng khung pháp lý để phát triển và thúc đẩy quan hệ liên Triều hướng tới thống nhất, tích cực xúc tiến các đối thoại và tiếp xúc song phương trong mọi lĩnh vực trong đó có các hoạt động của Quốc hội

Thứ ba, nhất trí hợp tác chặt chẽ để chấm dứt các hành động thù địch quân sự,

đảm bảo hòa bình, giảm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên và xây dựng lòng tin về quân sự Phản đối chiến tranh và tuân thủ hiệp ước không xâm lấn lẫn nhau

Thứ tư, chấm dứt cơ hệ thống đình chiến và thiết lập cơ chế hòa bình vĩnh viễn

Đồng thời nhất trí cùng nhau thúc đẩy vấn đề tuyên bố chấm dứt chiến tranh thông quaviệc gặp gỡ lãnh đạo của ba hoặc bốn bên liên quan trực tiếp đến vấn đề Triều Tiên, vùng bán đảo

Thứ năm, hai miền Nam - Bắc nhất trí tích cực khởi động, không ngừng mở rộng

và phát triển các dự án hợp tác kinh tế trên nguyên tắc cùng có lợi, cùng thịnh vượng

vì sự phát triển cân bằng của nền kinh tế đất nước và thịnh vượng chung

Thứ sáu, hai miền Nam - Bắc nhất trí phát triển giao lưu, hợp tác trên các lĩnh

vực văn hóa xã hội như lịch sử, ngôn ngữ, giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật, thể thao nhằm tô thắm truyền thống lịch sử lâu đời và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc

Thứ bảy, nhất trí tích cực thúc đẩy các dự án hợp tác nhân văn.

Thứ tám, hai miền Nam - Bắc nhất trí tăng cường hợp tác vì lợi ích dân tộc,

quyền và lợi ích của kiều bào Triều Tiên trên trường quốc tế

Trang 11

2.2 Diễn biến của hội nghị thượng đỉnh Liên Triều tại Bình Nhưỡng

2.2.1 Mục tiêu, triển vọng trước hội nghị

Ngày 13/8/2018, Triều Tiên và Hàn Quốc nhất trí tổ chức Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba vào ngày 18 - 20/9 tại Bình Nhưỡng Hội nghị Thượng đỉnh này được ghi trong dòng cuối cùng trong tuyên bố Panmunjom được tuyên bố vào 27/4/2018 Ngày 14/9, chỉ vài ngày trước khi Tổng thống Hàn Quốc đáp chuyến bay thẳng tới Triều Tiên, hai miền Triều Tiên đã khai trương Văn phòng liên lạc chung tại thành phố Kaesong như một dấu hiệu tốt lành về sự tiến triển nhanh chóng trong cải thiện quan hệ song phương

Hội nghị Thượng đỉnh Liên Triều diễn ra với với ba mục tiêu lớn là: Cải thiện và phát triển mối quan hệ liên Triều hòa bình và thịnh vượng, thúc đẩy đối thoại Mỹ - Triều nhằm phi hạt nhân hóa và giảm nhẹ căng thẳng quân sự giữa hai miền Triều Tiên, và theo đuổi thỏa thuận về thiết lập lòng tin song phương Phương châm của hội nghị là “Hòa bình, một tương lai mới”

2.2.2 Quá trình diễn ra hội nghị

2.2.2.1 Thời gian, địa điểm

Ngày 18 - 19/9/2018, tại thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba, có sự tham dự của Tổng thống Moon Jae- in của ĐạiHàn Dân Quốc, Kim Jong-un, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ của Đảng Dân chủ Nhân dân

và đoàn đại biểu hai bên

2.2.2.2 Nội dung hội nghị

Cuộc gặp lần này giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã được xem là "thời khắc lịch sử" khi sự kiện này đánh dấu lần đầutiên lãnh đạo Triều Tiên tiếp đón một nhà lãnh đạo nước ngoài tại Trụ sở Ban chấp hành Trung ương đảng Lao động Triều Tiên

Trong cuộc hội đàm đầu tiên tại Trụ sở Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bày tỏ xúc động trước sự chào đón nồng ấm từ nhà lãnh đạo Triều Tiên tại Bình Nhưỡng và người dân Bình Nhưỡng Theo ông Kim Jong-un, quan hệ liên Triều và quan hệ Mỹ-Triều hiện đã được cải thiện

và chính Tổng thống Moon Jae-in là người đã giúp mở ra cuộc đối thoại Mỹ-Triều đầutiên trong lịch sử Nhà lãnh đạo Triều Tiên bày tỏ sẵn sàng đẩy nhanh nỗ lực hướng tớihòa bình và hòa giải và cho rằng, hai bên cần ghi nhớ nguyện vọng của người dân hai miền Triều Tiên, làm việc nhanh hơn và đạt được hiệu quả lớn hơn Nhà lãnh đạo

Trang 12

Triều Tiên Kim Jong-un cũng bày tỏ hy vọng đạt tiến triển trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ, đồng thời đánh giá đây là biện pháp giúp ổn định khu vực Kết thúc cuộc hội đàm đầu tiên, hai nhà lãnh đạo đã dự tiệc tối chung và cùng nhau xem trình diễn nghệ thuật.

Trong ngày hội đàm thứ hai tại nhà khách quốc gia Paekhwawo, Tổng thống HànQuốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên tiếp tục thảo luận về vấn đề cải thiện và phát triển quan hệ liên Triều và thúc đẩy đối thoại Mỹ - Triều nhằm được mục tiêu phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên Sau hai ngày làm việc, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ký Tuyên bố chung Tháng 9.Tại cuộc họp thông báo kết quả hội nghị, nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhấn mạnh Tuyên bố chung Tháng 9 sẽ góp phần cải thiện hơn nữa quan hệ liên Triều, đề ra mục tiêu cụ thể về phi hạt nhân hóa, đưa hai miền tiến gần hơn tới hòa bình và thịnh vượng.Nhà lãnh đạo Triều Tiên thừa nhận con đường phía trước không phải lúc nào cũng bằng phẳng, song hai bên sẽ cùng nhau vượt qua mọi rào cản Ông cũng cho biết sẽ lên

kế hoạch đến thăm Seoul, có thể ngay trong năm nay Nếu sự kiện này diễn ra sẽ đánh dấu lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Triều Tiên tới thủ đô Hàn Quốc

Hai nhà lãnh đạo nhất trí biến vùng biên giới liên Triều thành khu vực hòa bình, theo đó Bình Nhưỡng và Seoul sẽ rút 11 trạm biên phòng của mỗi bên trước cuối năm nay, nhằm giảm các hành động thù địch Hai bên sẽ thiết lập một vùng đệm gần đường ranh giới quân sự chia cắt hai miền trên Hoàng Hải cũng như trên bộ để ngừng các cuộc diễn tập pháo binh, hải quân Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ lập vùng cấm bay tại khu vực biên giới nhằm tránh các vụ tai nạn, va chạm đáng tiếc Các cuộc tập trận gần đường ranh giới quân sự liên Triều sẽ chấm dứt từ ngày 1/11 tới, đồng thời triển khai việc dỡ bỏ các bãi mìn

Triều Tiên và Hàn Quốc cũng lần đầu tiên xúc tiến nỗ lực chung nhằm tìm kiếm hài cốt các liệt sĩ trong Chiến tranh Triều Tiên tại Khu phi quân sự liên Triều (DMZ)

và lập một khu vực thử nghiệm đánh bắt cá chung trên khu vực biên giới biển phía Tây

Hai bên cam kết chấm dứt các mối đe dọa có thể leo thang thành chiến tranh, nhất trí về cách thức cụ thể để đạt được phi hạt nhân hóa toàn diện trên Bán đảo Triều Tiên Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đặc biệt nhấn mạnh nhà lãnh đạo Triều Tiên

đã lần đầu tiên nhất trí về phương thức phi hạt nhân hóa và đồng ý để các thanh sát viên quốc tế tới các bãi thử tên lửa của nước này Bình Nhưỡng đồng ý đóng cửa cơ sởhạt nhân chủ chốt Yongbyon và bãi phóng thử tên lửa tầm xa Dongchang-ri tại Triều Tiên dưới sự giám sát của cộng đồng quốc tế, nếu Mỹ có bước đi phù hợp Hai nhà

Trang 13

lãnh đạo nhất trí loại trừ mọi mối đe dọa chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên và tuyên

bố đồng vận động đăng cai Thế vận hội mùa Hè năm 2032

Về phương diện kinh tế, hai miền Triều Tiên có thể nối lại các tour du lịch tới khu nghỉ dưỡng núi Kumgang và mở lại khu công nghiệp chung Kaesong một khi các điều kiện cho phép Hai bên cũng sẽ sớm mở cơ sở chung phục vụ các hoạt động đoàn

tụ những gia đình ly tán bởi chiến tranh Hàn Quốc và Triều Tiên đồng ý triển khai sớm chương trình thúc đẩy giao thông đường sắt và đường bộ qua biên giới

2.2.3 Kết quả của hội nghị

2.2.3.1 Kết quả

Sau cuộc đàm phán kéo dài 2 ngày tại Bình Nhưỡng, Tổng thống Hàn QuốcMoon Jae-in và Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã ký tuyên bốchung tại Bình Nhưỡng, còn gọi là Tuyên bố chung 19/9 Tuyên bố chung 19/9 đượccoi là một cột mốc lịch sử với những tuyên bố trong nhiều khía cạnh Những kết quảcủa hội nghị đã đạt được như sau:

Thứ nhất, hai bên chia sẻ, nhất trí về cách thức cụ thể để phi hạt nhân hoá toàndiện trên Bán đảo Triều Tiên Theo đó, Triều Tiên sẽ “đóng cửa vĩnh viễn" cơ sởphóng tên lửa và bãi phóng Tongchang-ri với sự hiện diện của các chuyên gia từ nhữngnước liên quan Phía Triều Tiên cũng bày tỏ sẵn lòng thực hiện các biện pháp bổ sungnhư dỡ bỏ các cơ sở hạt nhân ở Yeonpyeon vĩnh viễn, trong khi Mỹ thực hiện các biệnpháp tương ứng theo tinh thần của Tuyên bố chung Mỹ-Triều vào ngày 12/6/2018.Thứ hai, việc ngăn chặn đe dọa chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, hai bênnhất trí thông qua “Thỏa thuận về thực hiện tuyên bố Bàn Môn Điếm lịch sử về địa hạtquân sự” như một phụ lục của tuyên bố Bình Nhưỡng nhằm đưa bán đảo Triều Tiênthành một khu vực hoà bình vĩnh viễn

Thứ ba, đưa ra những thoả thuận về kinh tế Nhất trí tổ chức lễ khởi công kếtnối tuyến đường sắt và đường bộ ở bờ biển phía Đông và phía Tây trong năm 2018

Dự định bình thường hoá khu phức hợp công nghiệp Kaesong và dự án du lịch núiKumgang và thiết lập một đặc khu kinh tế chung ở vùng duyên hải phía Tây và mộtđặc khu du lịch cả về phía Đông Hai bên cùng nỗ lực khôi phục hệ sinh thái tự nhiên

và nỗ lực trong hợp tác lâm nghiệp Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực y tế, phòngngừa dịch bệnh, bao gồm các biện pháp khẩn cấp ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm.Cuối cùng, hai nhà lãnh đạo đều nhất trí về những vấn đề văn hoá - xã hội Nhấttrí mở cửa một cơ sở lâu dài cho các cuộc gặp đoàn tụ gia đình ở khu vực núi

Trang 14

Kumgang trong thời gian sớm nhất Đưa ra giải pháp cho vấn đề về cuộc gặp thôngqua video và trao đổi tin nhắn dưới dạng video giữa các gia đình ly tán Thúc đẩy hoạtđộng trao đổi văn hoá và nghệ thuật, trước tiên là tổ chức một cuộc biểu diễn của ĐoànNghệ thuật Bình Nhưỡng ở Seoul vào tháng 10 cùng năm, cùng đăng cai Thế vận hộimùa hè năm 2032 và cùng nhất trí tổ các sự kiện có ý nghĩa nhằm kỷ niệm những ngàyđặc biệt.

2.2.3.2 Ý nghĩa

Hội nghị thương định liên Triều tại Bình Nhưỡng lần này đóng một vai trò quantrọng trong quan hệ quốc tế Tuyên bố chung Bình Nhưỡng (Tuyên bố chung 19/9) làmột trong những dấu son lịch sử quan trọng trong quan hệ liên Triều, là sự nỗ lực củahai nhà lãnh đạo hai miền Tuyên bố chung không chỉ bao gồm các nguyên tắc mơ hồ,

mà cả những vấn đề hoà bình, kinh tế, quân sự cụ thể được thực thi

Tuyên bố chung không chỉ mang lại những niềm tin mới, sức sống mới choquan hệ liên Triều, mà còn cho cuộc đối thoại Mỹ - Triều vốn đang lâm vào bế tắc ởthời điểm đó Hội nghị thượng đỉnh được tổ chức cũng quyết định sự thành công haythất bại của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2, nó sẽ là động lực thúc đẩy bướctiến trong các cuộc đàm phán Mỹ - Triều về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.Đồng thời, những nội dung thỏa thuận rất hữu ích cho phía Mỹ để hiểu rõ hơn lậptrường của Triều Tiên và về các vấn đề và đạt được hiệu quả đàm phán

Thông qua hội nghị hai bên cũng đưa ra những cam kết kiềm chế căng thẳngquân sự, phi hạt nhân hoá trên bán đảo và nhằm đưa bán đảo Triều Tiên thành khu vựchoà bình Những kết quả của hội nghị thượng đỉnh đạt được cho thấy sự kiên trì, khônkhéo theo đuổi chính sách bảo vệ hoà bình trên bán đảo của nhà lãnh đạo Hàn Quốc,chứng minh rằng xu thế hoà giải và đối thoại giữa hai miền đang đi đúng hướng.Bên cạnh đó, hội nghị còn tạo điều kiện cho hai miền nối lại quan hệ hợp táctrong lĩnh vực văn hoá, kinh tế, xã hội, y tế mục tiêu hướng tới là hợp tác songphương, mở cửa hội nhập, giao lưu văn hoá, góp phần tạo điều kiện cho mục tiêu hoàbình và thống nhất trên Bán đảo Triều Tiên

Như vậy, cuộc hội nghị thượng đỉnh liên Triều không chỉ có ý nghĩa quan trọngtrong mối quan hệ hai miền Triều Tiên, cho thấy được sự tin tưởng giữa hai nhà lãnhđạo Hàn Quốc và Triều Tiên, tạo tiền đề cho những cuộc đàm phán cấp cao sau này, là

cơ hội để tăng cường sự phát triển song phương trong nhiều lĩnh vực và đồng thời còn

là đòn bẩy để đưa quan điểm Mỹ - Triều xích lại gần nhau hơn

Trang 15

2.3 Một số quan điểm về quan hệ Liên Triều sau hội nghị Liên Triều lần 3

Về phía nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Yonhap đã dẫn lời chủ tịch TriềuTiên về văn bản vừa được ký cùng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sau cuộc đàmphán kéo dài 2 ngày tại Bình Nhưỡng: “Tuyên bố chung tháng 9 sẽ giúp nâng mốiquan hệ của hai nước lên một tầm cao mới và đặt nền tảng cho một kỷ nguyên hòabình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên”

Phía Hàn Quốc tin rằng quan hệ liên Triều khởi sắc khi quan hệ Mỹ - Triềuđược cải thiện và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae - in mong muốn thông qua hội nghịthượng đỉnh liên Triều lần 3 tại Bình Nhưỡng lần này cuộc đối thoại Mỹ - Triều sẽđược nối lại càng sớm càng tốt

Ngay sau khi hội nghị liên Triều lần 3 tại Bình Nhưỡng kết thúc tốt đẹp, trêntrang Twitter cá nhân, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đã viết đầy lạc quan “Sẽkhông có vụ phóng thử tên lửa hay hạt nhân nào nữa” Câu nói như một tuyên bốthắng lợi trên mặt trận ngoại giao rằng Washington đã đạt được điều mong muốn:Triều Tiên cam kết phi hạt nhân hoá hoàn toàn

Phía Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định cuộc gặp lần này là cơ hội lịch sử để nhàlãnh đạo Triều Tiên thực hiện những cam kết với Tổng thống Mỹ Donald Trump tạiSingapore hồi tháng 6, theo đó có thể chứng kiến những bước đi “có thể kiểm chứng

và không thể đảo ngược về giải trừ hạt nhân của Triều Tiên” Đồng thời Washingtoncũng lo ngại khi một Hiệp định hoà bình được ký kết, việc bảo vệ Seoul sẽ gặp khótrong trường hợp Bình Nhưỡng thay đổi thái đội, Hội đồng Bảo an - với quyền phủquyết của Nga và Trung Quốc - chắc chắn sẽ không phê chuẩn cho việc tái triển khaimột lực lượng Mỹ và đồng minh tại Hàn Quốc

(Minh Thu, 2018)Chính phủ Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã có động thái về Tuyên bố chung19/9 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nêu rằng thông qua hộinghị hai miền Triều Tiên đã đạt được “điểm chung mới và quan trọng" về cải thiệnsong phương, giảm lao thang quân sự và phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên Đồngthời, thể hiện sự ủng hộ của Trung Quốc trong việc cải thiện quan hệ và hợp tác thôngqua đàm phán và đối thoại

(Ngọc Hà, 2018)Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nêu rõ: "Điều quan trọngnhất là các thỏa thuận đạt được tại cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều, trong đó có cam

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w