1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) tiểu luậnhọc phần quan hệ quốc tếhội nghị thượng đỉnh mỹ triều tiên lần ii năm 2019 diễn ra tại việt nam

41 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ - Triều Tiên Lần Ii Năm 2019 Diễn Ra Tại Việt Nam
Tác giả Nông Thùy Dương, Hoàng Thành Công, Phan Duy Nguyễn, Trương Kim Ngân, Quách Thường Nga, Nguyễn Đoàn Hồng Phước
Người hướng dẫn ThS Nguyễn Minh Phương
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Quan Hệ Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 6,78 MB

Nội dung

Với mục tiêu hạnhiệt căng thẳng đang leo thang trong quá khứ, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần 2 đãchính thức được tổ chức tại Việt Nam, nó là một sự kiện đáng chú ý trong quá trìn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-0o0 -TIỂU LUẬN HỌC PHẦN QUAN HỆ QUỐC TẾ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU TIÊN LẦN II

NĂM 2019 DIỄN RA TẠI VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Minh Phương

Lớp tín chỉ: TMA317.2

Khóa: 61

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 8

Hoàng Thành Công 2217510016 Anh 03 – KDQT – K61 Phan Duy Nguyễn 2214510090 Anh 03 – KDQT – K61

Quách Thường Nga 2214510076 Anh 03 – KDQT – K61 Nguyễn Đoàn Hồng Phước 2211510097 Anh 04 – KDQT – K61

Hà Nội, tháng 6 năm 2023

MỤC LỤ

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Mục tiêu nghiên cứu 5

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng nghiên cứu 6

5 Phạm vi nghiên cứu 6

6 Phương pháp nghiên cứu 6

7 Lịch sử nghiên cứu 6

8 Đóng góp của đề tài 7

NỘI DUNG 9

I Phân tích bối cảnh 9

1 Bối cảnh của Hoa Kỳ 9

2 Bối cảnh của Triều Tiên 9

3 Quan hệ giữa Hoa Kỳ - Bắc Triều Tiên 10

II Diễn biến 11

1 Địa điểm, thời gian 11

1.1 Các địa điểm được xem xét 11

1.2 Lựa chọn thành phố 11

1.3 Vì sao Việt Nam được chọn là nơi tổ chức Hội nghị 12

1.4 Việt Nam đã chuẩn bị như thế nào 13

2 Nội dung cuộc họp 16

2.1 Ngày đầu tiên 16

2.2 Ngày thứ hai 17

2.3 Kết thúc hội nghị 18

III Phản ứng của các bên liên quan 20

1 Phản ứng của các bên liên quan trước Hội nghị 20

1

Trang 3

2 Phản ứng của các bên liên quan sau Hội nghị 20

IV Những tác động của Hội Nghị 23

1 Tác động đến Việt Nam 23

2 Tác động đến thế giới 26

KẾT LUẬN 28

I TÓM TẮT NỘI DUNG 28

II BÀI HỌC, CƠ HỘI VÀ NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM SAU HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU LẦN 2 30

1 Bài học và cơ hội từ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 30

1.1 Tầm quan trọng của nỗ lực hòa giải và đối thoại 30

1.2 Mở ra cơ hội cho hợp tác và phát triển 31

2 Phương hướng phát triển cho Việt Nam và các nước trên thế giới 31

2.1 Tăng cường ngoại giao và hòa giải 31

2.2 Xây dựng một môi trường ổn định và hợp tác 32

2.3 Xây dựng nền tảng hợp tác quốc tế 32

2.3.1 Tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế để đóng góp và hưởng lợi từ hợp tác toàn cầu 32

2.3.2 Xây dựng mối quan hệ đối tác đa phương và song phương để mở rộng cơ hội hợp tác 33

2.3.3 Thể hiện trách nhiệm và tư duy trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh và chính trị 33

2.3.4 Xây dựng mạng lưới đối tác và hợp tác trong cộng đồng quốc tế 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

2

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2, diễn ra tại Việt Nam, đã làm dấy lên sự chú ý toàn cầu vàotháng 02 năm 2019, trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước Mỹ và Triều Tiên còn căng thẳng,chưa cùng nhau đi đến được những thỏa thuận, quyết định chung cho cả 2 nước Với mục tiêu hạnhiệt căng thẳng đang leo thang trong quá khứ, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần 2 đãchính thức được tổ chức tại Việt Nam, nó là một sự kiện đáng chú ý trong quá trình nỗ lực đi đếnhoà bình và hợp tác hoá quan hệ hai nước, là một cơ hội quan trọng để các bên thể hiện sự đồng

ý và ý chí chung trong việc đạt được một thỏa thuận nhằm giải quyết các vấn đề an ninh và phihạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên

Sự kiện này đã tập trung vào việc xây dựng lòng tin, mở rộng đối thoại và tìm kiếm các giải phápthỏa đáng để đảm bảo an ninh và ổn định khu vực Sự hội ngộ này đã thu hút sự quan tâm rộngrãi của cả thế giới và mang trong mình hy vọng về một tương lai hòa bình và ổn định trên bánđảo Triều Tiên

Việc chọn Việt Nam làm địa điểm tổ chức hội nghị không chỉ dựa trên lịch sử và địa vị đặc biệtcủa quốc gia, nó như một minh chứng rõ nét cho vai trò và vị thế ngày càng tăng của Việt Namtrong khu vực và thế giới Việt Nam đã từng có những vai trò quan trọng trong các cuộc đàmphán quốc tế Với những thành công đáng kể trong quá trình hội nhập kinh tế và sự ổn địnhchính trị, Việt Nam đã trở thành một ví dụ sáng giá về việc xây dựng đối tác đa phương và giảiquyết xung đột qua đàm phán

Việt Nam, với sự kinh nghiệm về xây dựng hòa bình sau thời kỳ chiến tranh, đã trở thành một địađiểm lý tưởng để tổ chức cuộc gặp gỡ quan trọng này Qua hội nghị, Việt Nam đã có cơ hội thểhiện quyết tâm và sự đồng lòng của nhân dân trong việc thúc đẩy hòa giải và xây dựng một khuvực hòa bình Đảng và nhà nước Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tích đáng kể Bên cạnh

đó, Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận những đóng góp tích cực của mình vào sự nghiệphòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội và đồng thời có vai trò chủ đạo và tiên phong trong giải quyếtnhững vấn đề, mâu thuẫn trong khu vực và trên thế giới

Qua bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đề cập đến các khía cạnh quan trọng của Hội nghị thượngđỉnh Mỹ-Triều lần 2 và tầm quan trọng của việc tổ chức tại Việt Nam Chúng tôi sẽ đi sâu vàoviệc phân tích lịch sử và diễn biến của các cuộc gặp gỡ trước đây giữa hai quốc gia, nhằm đánhgiá tiềm năng và thách thức đang đặt ra cho cuộc gặp này Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ xemxét các kết quả kỳ vọng và tác động của Hội nghị đối với quan hệ Mỹ-Triều trong tương lai

3

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VH-TT: Văn hóa - thể thao

CHDCND: Cộng hòa dân chủ nhân dân

POW: Prisoner of War (Tù binh chiến tranh)

MIA: Missing in Action (Mất tích trong chiến tranh)

UNESCO: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục,Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc)

APEC: Asia-Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái BìnhDương)

CBS: Columbia Broadcasting System (Hệ thống Phát thanh Columbia), là công ty truyềnthông và phát thanh của Hoa Kỳ

WEF: Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới khu vực

MICE: Meeting + Incentive + Convention + Exhibition, hoạt động du lịch kết hợp với hộithảo, hội nghị, khen thưởng, sự kiện

4

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Vào đầu thế kỷ 20, lĩnh vực quan hệ quốc tế phát triển chủ yếu ở phương Tây, đặc biệt là ở Hoa

Kỳ, khi sức mạnh quốc gia và ảnh hưởng của quốc gia này tăng lên Trong nghiên cứu gần đây

về quan hệ quốc tế ở Liên Xô, lĩnh vực này được mở rộng ở phương Tây do một số yếu tố: Thứnhất, mong muốn có được các phương pháp kiểm soát quan hệ hiệu quả hơn giữa các nền vănhóa, cộng đồng, chính phủ và nền kinh tế; thứ hai, tăng cường nghiên cứu và xuất bản, phục vụngười dân tốt hơn và thứ ba, sự phổ biến của các vấn đề chính trị, bao gồm cả các vấn đề đốingoại Thông qua các hoạt động này sẽ góp phần thúc đẩy các nước tăng cường tinh thần đoànkết, hữu nghị, thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau, hợp tác phát triển Nhận thức sâu sắc được thời cơvàng đó để Việt Nam có thể học hỏi được những điều hay, tiếp thu được nhiều điều tốt và chọnlọc được những tinh hoa văn hóa của các quốc gia, dân tộc trên thế giới để làm giàu thêm tinhhoa văn hóa Việt, thực hiện đúng phương châm ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa và “Đưavăn hóa Việt Nam ra thế giới, đưa văn hóa thế giới đến Việt Nam”, Việt Nam đã tích cực thamgia vào các diễn đàn quan hệ quốc tế Là quốc gia có mối quan hệ hữu hảo với cả CHDCNDTriều Tiên và Mỹ, Việt Nam được chọn là nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2.Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên diễn ra từ 27 - 28/2/2019 tại Việt Nam trên 3 phương diệnngoại giao văn hóa - ngoại giao kinh tế và ngoại giao chính trị Cuộc gặp gỡ giữa hai nguyên thủquốc gia Mỹ và Triều Tiên tại Việt Nam từ ngày 27 - 28/2/2019 có ý nghĩa chiến lược vô cùngquan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi “đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tácphát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, nângcao vị thế của đất nước, vì lợi ích quốc gia dân tộc, ” của Việt Nam, đồng thời giúp thúc đẩyquảng bá mạnh mẽ nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đến với truyền thông

du lịch thế giới, xây dựng thành công hình ảnh du lịch Việt Nam thân thiện, mến khách, mangbản sắc đặc trưng mạnh mẽ, cũng như hình ảnh “là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có tráchnhiệm trong 4 cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ vàtiến bộ xã hội trên thế giới”

Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần IInăm 2019 diễn ra tại Việt Nam”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Chỉ ra những tác động,bước tiến trong quan hệ giữa hai quốc gia và từ đó phân tích và rút rađược những kinh nghiệm, bài học và phương hướng cho Việt Nam Qua nghiên cứu sẽ giúp chocác nhà quản lý chính sách ngoại giao có thể xem xét những định hướng và biện pháp cần thiếttrong tương lai Phân tích được vai trò của Việt Nam trong quá trình đàm phán Hiểu rõ được bối

5

Trang 7

quan hệ

kinh tế… 100% (3)

2

Quan hệ KTQT thầy Toàn

quan hệ

kinh tế… 83% (6)

14

[123doc] - tai-nguyen-du-lich… quan hệ

Trang 8

cảnh, tình hình cũng như tầm quan trọng của quan hệ đối tác Mỹ-Triều, từ đó rút ra bài học và đềxuất những phương hướng giúp Việt Nam phát triển trên trường thế giới.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ một: Phân tích bối cảnh gặp gỡ của hai quốc gia Mỹ và Triều Tiên

Nhiệm vụ hai: Nhận xét về thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị

Nhiệm vụ ba: Nhận xét về phản ứng của các bên liên quan

Nhiệm vụ bốn: Đánh giá được ảnh hưởng của hội nghị đến Việt Nam nói riêng và các nướctrên thế giới nói chung

4 Đối tượng nghiên cứu

Mối quan hệ quốc tế giữa Mỹ và Triều Tiên qua “Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần II năm

2019 diễn ra tại Việt Nam”

5 Phạm vi nghiên cứu

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra tại Việt Nam đã thu hút sự chú ý của cả thế giới Sựkiện này được coi là bước ngoặt trong mối quan hệ giữa hai quốc gia và tạo nhiều cơ hội tronghợp tác kinh doanh và chính trị giữa hai bên Bài tiểu luận được nhóm bắt đầu thực hiện kể từtháng 5/2023 Với những thông tin mà nhóm đã tổng hợp được qua các kênh truyền thông,Internet, bài tiểu luận sẽ tập trung vào các vấn đề được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -Triều, đặc biệt là các cam kết của hai lãnh đạo hai nước đối với việc giảm thiểu độ căng thẳng vàxây dựng niềm tin giữa hai bên

Đồng thời, trong bài tiểu luận cũng sẽ đưa ra những nhận xét khách quan về ảnh hưởng của hộinghị đến các nước khác trên toàn thế giới kể từ sau khi hội nghị diễn ra đến nay, đặc biệt là ởViệt Nam, bao gồm cả những cơ hội mới và những vấn đề mới phát sinh, từ đó đưa ra những đềxuất và giải pháp hợp lý để thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam sau những cơ hội này

6 Phương pháp nghiên cứu

Để có thể đưa ra một bài tiểu luận hoàn chỉnh, nhóm đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứukhác nhau bao gồm những phương pháp như là phân tích - tổng hợp lý thuyết để tổng hợp ranhững diễn biến chung nhất của hội nghị, phương pháp lịch sử để tổng hợp bối cảnh tình hìnhhai nước trong quá khứ, đặc biệt là phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm đánh giá, đưa ranhững ảnh hưởng của hội nghị đối với hai quốc gia, đối với thế giới và cả Việt Nam Ngoài ra,bài tiểu luận còn có những phương pháp nghiên cứu như phương pháp thu thập số liệu thứ cấp,phương pháp liệt kê, so sánh, và một số các phương pháp khác

7 Lịch sử nghiên cứu

6

quan hệ kinh tế… 100% (2)

Đề thi cuối kỳ Qhktqt

- FILE ÔN TẬP quan hệ kinh tế… 100% (2)

12

Trang 9

Ngày 4 tháng 3 năm 2019, tạp chí The Diplomat đã đăng tải bài viết "The Hanoi Summit: AMissed Opportunity for North Korea and the United States" của tác giả Leif-Eric Easley Trongbài viết của mình, tác giả đã đã đánh giá Hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội giữa Bắc Triều Tiên

và Hoa Kỳ là một cơ hội bị lãng phí cho cả hai nước Bài nghiên cứu này có thể đưa ra các lậpluận và chứng minh bằng bằng chứng để cho thấy rằng tại Hội nghị thượng đỉnh Hà Nội, không

có thỏa thuận nào được đạt được giữa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ để giải quyết vấn đề hạt nhâncủa Bắc Triều Tiên

Trước đó vài ngày, vào ngày 28 tháng 2 năm 2019, trong bài viết "US-North Korea NuclearSummit in Hanoi: What Happened and What Lies Ahead"của mình, tác giả James M Dorsey đãtrình bày những thông tin và phân tích đối với sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên.Nghiên cứu này giúp độc giả hiểu rõ hơn về những gì đã xảy ra tại hội nghị và những động tháitiếp theo mà hai nước sẽ hướng đến trong tương lai Ngoài ra, bài nghiên cứu này cũng có thểđưa ra các khuyến nghị và giải pháp để giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và góp phầncải thiện quan hệ giữa hai nước

Cũng có một ý kiến khác của tác giả Prashanth Parameswaran trong bài báo "The Hanoi Summit:Between Denuclearization and US-DPRK Relations"- đăng trên trang web của Center forStrategic and International Studies Bài báo nhận định rằng mặc dù không đạt được thỏa thuận vềvấn đề phi hạt nhân hóa và giải quyết triệt để các tranh chấp giữa Mỹ và Triều Tiên, cuộc gặpthượng đỉnh tại Hà Nội đã đánh dấu một tiến trình tích cực trong các cuộc đàm phán giữa hainước Bài báo cũng đề cập đến khó khăn trong việc đạt được thỏa thuận giữa hai bên, bao gồm

sự chênh lệch trong quan điểm về quá trình và tốc độ phi hạt nhân hóa, và căng thẳng về việc nớilỏng các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên Cuối cùng, bài báo kết luận rằng mặc dù chưa

có tiến trình rõ ràng, việc tiếp tục đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên là cần thiết

8 Đóng góp của đề tài

Giúp hiểu rõ các vấn đề và mâu thuẫn giữa hai quốc gia: Bằng cách nghiên cứu các cuộc thảoluận và kết quả đạt được tại hội nghị, chúng ta có thể hiểu rõ những mâu thuẫn và tranh chấpgiữa hai quốc gia Việc này giúp cho các nhà quản lý chính sách ngoại giao có thể đề xuất nhữnggiải pháp và biện pháp phù hợp nhằm giải quyết các vấn đề này

Đánh giá tầm quan trọng của hội nghị: Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều được coi là sự kiện quantrọng trong quan hệ giữa hai quốc gia Nghiên cứu về hội nghị này giúp cho chúng ta hiểu rõ tầmquan trọng, tác động, và ý nghĩa của hội nghị này đối với Việt Nam và các quốc gia khác trêntoàn thế giới

Đánh giá tác động và những bước tiến trong quan hệ giữa hai quốc gia: Bằng cách nghiên cứu tàiliệu và phân tích các cuộc thảo luận, chúng ta có thể đánh giá được những bước tiến trong quan

hệ giữa Mỹ-Triều, cũng như tác động đến quan hệ này sau hội nghị Điều này giúp cho các nhà

7

Trang 10

quản lý chính sách ngoại giao có thể xem xét những định hướng và biện pháp cần thiết trongtương lai.

Tóm lại, việc nghiên cứu về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều đóng góp quan trọng vào việc hiểu

rõ bối cảnh, tình hình cũng như tầm quan trọng của quan hệ đối tác Mỹ-Triều, qua đó hướng đếnviệc đề xuất những định hướng phù hợp cho Việt Nam trong các quan hệ quốc tế, nhằm nâng cao

vị thế của nước ta trên trường thế giới

8

Trang 11

NỘI DUNG

I Phân tích bối cảnh

1 Bối cảnh của Hoa Kỳ

Sau khi ông Donald Trump chính thức trúng cử Tổng thống Hoa Kỳ (tháng 11/2016), quan hệ

Mỹ - Triều Tiên diễn ra căng thẳng hơn bao giờ hết đặc biệt là vào giai đoạn cuối năm 2016 đầunăm 2017, thậm chí có lúc Tổng thống Hoa Kỳ đã đe dọa “Hủy diệt Triều Tiên nếu Mỹ buộcphải tự vệ và bảo vệ đồng minh”

Ban đầu, Tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra rất cứng rắn với Triều Tiên Không ít lần ông đedọa chiến tranh với quốc gia Đông Á này Nhưng khi Triều Tiên lần lượt thử thành công bomnhiệt hạch và tên lửa đạn đạo liên lục địa với tầm bắn vươn tới thủ đô Mỹ thì giọng điệu của ôngTrump dần thay đổi, theo hướng hòa dịu, chấp nhận đối thoại Vì, thực tế giờ đã khác xưa Dùmuốn hay không thì Triều Tiên đã có những thứ vũ khí hết sức đáng sợ, đe dọa trực tiếp Mỹ vàcác đồng minh của Mỹ Ngoài ra, trong giai đoạn đó nước Mỹ sắp bước vào bầu cử giữa nhiệm

kỳ Tổng thống nên ông Trump đang tranh thủ ghi điểm cho phe của mình trong mắt cử tri

2 Bối cảnh của Triều Tiên

Về phía Triều Tiên, cuối tháng 11/2017, sau khi thử thành công 02 quả tên lửa Hwasong 14 và 15

có tầm bắn bao trùm toàn bộ lãnh thổ nước Mỹ, Bình Nhưỡng đột ngột tuyên bố đã “hoàn thànhchương trình hạt nhân chiến lược” Hài lòng với thành tựu đạt được, đầu năm 2018, chủ tịchTriều Tiên Kim Jong-un đã tuyên bố nước này sẽ chuyển sang “ưu tiên cải thiện và phát triểnkinh tế” Triều Tiên đã phát triển được bom nhiệt hạch có sức công phá cực mạnh và tên lửa đạnđạo liên lục địa đủ sức phóng tới lục địa Mỹ Nước này giờ sở hữu kho vũ khí hạt nhân tương đối

và kho tên lửa đạn đạo đa dạng với nhiều tầm bắn (kể cả tầm trung và tầm ngắn), tương ứng vớinhiều mục tiêu như lãnh thổ Hàn Quốc, lãnh thổ Nhật Bản và đảo Guam (Mỹ)

Có thể thấy tương đối rõ ràng mục tiêu chính của Triều Tiên khi phát triển vũ khí hạt nhân và tênlửa đạn đạo là để tự vệ Vì có sức ép lớn của xu hướng phi hạt nhân hóa Hơn nữa, Hàn Quốc vàNhật Bản hiện nay đều không phát triển vũ khí hạt nhân Nếu Triều Tiên tiếp tục nghiên cứu vàsản xuất các vũ khí chiến lược thì có thể xảy ra chạy đua vũ trang ở Đông Bắc Á Khi đó vớitiềm lực của mình, Hàn Quốc và Nhật Bản đủ sức làm điều tương tự như Triều Tiên, khiến TriềuTiên không còn nhiều lợi thế về mặt vũ khí nữa

Khi khía cạnh tiềm lực quân sự đã tạm ổn, lẽ dễ hiểu là Triều Tiên sẽ tập trung vào phát triểnkinh tế Để đạt được điều đó thì tự túc là không đủ mà còn phải xóa bỏ bao vây cấm vận kinh tế.Muốn sánh vai với các cường quốc năm châu, không thể khép kín mãi mà cần cải cách mở cửa.Chủ trương của Triều Tiên là phi hạt nhân hóa từng bước, đồng bộ, bảo đảm nhận được nhữngphần thưởng xứng đáng tương ứng từ phía Mỹ

9

Trang 12

3 Quan hệ giữa Hoa Kỳ - Bắc Triều Tiên

Trong nhiều thập kỷ qua, quan hệ giữa 2 bên trở nên căng thẳng bởi tiến trình phi hạt nhân vàhòa giải trên bán đảo Triều Tiên Năm 1994, Mỹ và Triều Tiên từng đạt được một thỏa thuận.Theo đó, Triều Tiên đóng băng và từ bỏ chương trình hạt nhân, để đổi lại viện trợ năng lượng.Nhưng không lâu sau đó, Mỹ cáo buộc Triều Tiên triển khai chương trình vũ khí hạt nhân bí mật.Thỏa thuận năm 1994 sụp đổ

Năm 2000 và 2007, Triều Tiên và Hàn Quốc từng tiến hành 2 Hội nghị thượng đỉnh Liên Triều.Nhưng những cam kết hướng tới hòa giải trên bán đảo Triều Tiên nhanh chóng đổ vỡ trong quátrình thực thi Phải đến đầu năm 2018, bán đảo Triều Tiên bước vào giai đoạn phát triển mới, ưutiên vào mục tiêu phát triển kinh tế đồng thời tích cực cải thiện các biện pháp ngoại giao để giảmcăng thẳng, cải thiện quan hệ liên triều

Dựa trên sự thiện chí và rất nhiều nỗ lực của cả hai bên Ngày 12/6/2018, cuộc gặp thượng đỉnhđầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại kháchsạn Capella trên đảo Sentosa của Singapore, đã kết thúc tốt đŠp

Trong cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Donald Trump, cái bắt tay của nhà lãnh đạo hainước Mỹ và Triều Tiên chính là khoảnh khắc mà cả thế giới đã trông đợi từ rất lâu, được nhiều tờbáo lớn của khu vực và thế giới đánh giá là “khoảnh khắc bước ngoặt của chính trị Đông Á.”Sau cuộc hội đàm tại Singapore vào ngày 12/6/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịchKim Jong-un đã ký Tuyên bố chung Bản tuyên bố chung lịch sử được Tổng thống Trump và ôngKim Jong-un ký kết khi kết thúc cuộc gặp chỉ dài hơn một trang giấy nhưng đã phản ánh đúngnhững điều như ông Trump khẳng định rằng đây là văn kiện “tốt đŠp và toàn diện” Văn kiện nàybao gồm 4 điểm chính:

Thứ nhất: Mỹ và Triều Tiên cam kết thiết lập quan hệ song phương thể theo nguyện vọng

của người dân hai nước vì hòa bình và thịnh vượng

Thứ hai: Mỹ và Triều Tiên sẽ cùng tham gia các nỗ lực xây dựng một cơ chế hòa bình ổn

định và lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên

Thứ ba: tái khẳng định Tuyên bố Panmunjom được đưa ra ngày 27/4/2018, Triều Tiên

cam kết hành động hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên

Thứ tư: Mỹ và Triều Tiên cam kết tìm hài cốt tù binh chiến tranh (POW) và mất tích

trong chiến tranh (MIA) và sẽ lập tức đưa những những bộ hài cốt đã được nhận dạng về nước.Cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un tại Singapore đã được xem

là một “cú huých” vô cùng quan trọng và quý giá cho các bước đi tiếp theo trên con đường bảođảm an ninh khu vực, thiết lập hòa bình lâu dài cũng như thịnh vượng cho bán đảo Triều Tiên

10

Trang 13

Về phía Triều Tiên, nước này đã phá hủy một số đường hầm và cơ sở ở địa điểm thử hạt nhânPunggye-ri trước sự chứng kiến của các nhà báo quốc tế; tháo gỡ một số cơ sở ở trung tâm phóng

vệ tinh Sohae Đặc biệt, phía Mỹ cũng ghi nhận Triều Tiên đã không tiến hành một vụ thử vũ khíhạt nhân hay tên lửa nào nữa, đồng thời cam kết tháo dỡ các cơ sở làm giàu plutoni và urani

Về phía Mỹ, sau cuộc gặp lần đầu tiên với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Tổng thống MỹDonald Trump đã đáp lại bằng tuyên bố hủy, hoãn hoặc giảm quy mô nhiều cuộc tập trận chungvới Hàn Quốc, vốn từ trước đến nay luôn bị Bình Nhưỡng chỉ trích là nhằm chuẩn bị cho cuộcxâm lược Triều Tiên…

Tuy nhiên, những bước đi trên được đánh giá chủ yếu mang tính xây dựng lòng tin, chưa đủmạnh để phá vỡ bế tắc liên quan đến mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên Trong khiTriều Tiên muốn phi hạt nhân hóa theo từng giai đoạn và Mỹ phải giảm nhŠ lệnh trừng phạt đốivới nước này, thì Mỹ lại yêu cầu Triều Tiên phải phi hạt nhân hóa hoàn toàn, với việc làm đầutiên là Triều Tiên phải bàn giao bản danh sách đầy đủ các cơ sở hạt nhân và cho phép thanh sátviên quốc tế tiếp cận

Đứng trước những khó khăn và sự bế tắc đó, cả hai nước đều hy vọng sẽ đạt được mục tiêuchung mới và mong muốn có một Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 được diễn ra Đến cuốitháng 11/2018, hai nước đã thống nhất hoàn toàn nguyên tắc để tổ chức hội nghị

Tóm lại, sau nhiều thập kỷ quan hệ Mỹ - Triều diễn ra căng thẳng bởi tiến trình phi hạt nhân hóatại bán đảo Triều Tiên thì lần đầu tiên hai nước đã đi đến được những mục tiêu chung và hy vọngnhững “đột phá” mang tính tích cực trong quan hệ ngoại giao vốn dĩ đã rất căng thẳng trongnhiều năm

II Diễn biến

1 Địa điểm, thời gian

1.1 Các địa điểm được xem xét

Liên quan đến nội dung hội nghị từ Bloomberg và tờ báo Hàn Quốc Munhwa Ilbo dự đoán vị trícủa Hội nghị thượng đỉnh Trump thứ hai là thủ đô Hà Nội vì Việt Nam là đối tác lâu dài củaTriều Tiên, và cũng có mối quan hệ đối ngoại tốt giữa Việt Nam và Mỹ Trong Bài diễn văn Liênbang 2019, Tổng thống Trump đã tuyên bố Việt Nam sẽ là nước chủ nhà của cuộc gặp thứ haigiữa hai nhà lãnh đạo

1.2 Lựa chọn thành phố

Có một danh sách một số thành phố được coi là tiềm năng để tổ chức sự kiện này Nó bao gồmcác thành phố do chính phủ quản lý trực tiếp (Hà Nội Đà Nẵng Thành phố Hồ Chí Minh, , , ) vàmột số nơi khác như Hạ Long Nha Trang Phú Quốc, , Tuy nhiên, Hà Nội được cho là ứng cửviên sáng giá nhất vì nhiều lý do, như được UNESCO trao tặng danh hiệu Thành phố vì Hòa

11

Trang 14

bình, là thủ đô của Việt Nam và là nơi thuận lợi để các nhà lãnh đạo Việt Nam gặp gỡ các nhàlãnh đạo CHDCND Triều Tiên và Hoa Kỳ.

Được biết, khi việc chọn thành phố nào ở Việt Nam vẫn đang được thảo luận, các đối thủ chính

là Hà Nội (được Triều Tiên ưa thích vì có Đại sứ quán ở đó) và Đà Nẵng (được Hoa Kỳ ưachuộng vì Hội nghị thượng đỉnh APEC Việt Nam 2017 từng được tổ chức tại đây)

1.3 Vì sao Việt Nam được chọn là nơi tổ chức Hội nghị?

Vị trí thích hợp

Trước hết, Việt Nam được đánh giá là có vị trí "đắc địa" để tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều Nếu không di chuyển bằng xe lửa bọc thép, khoảng cách từ Bình Nhưỡng tới Hà Nội làvừa đủ cho một chuyến bay ngắn dành cho lãnh đạo Kim Jong-un Ngoài ra, đây cũng là nơi đặttrụ sở đại sứ quán của cả CHDCND Triều Tiên và Mỹ Điều này giúp cả hai quốc gia đều có thểchủ động trong việc chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh

-Không giống như tiểu bang Hawaii của Mỹ, nơi từng được đồn là một trong những địa điểmđược lựa chọn để tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, Hà Nội là một địa điểm "trung lập"

và luôn hướng tới duy trì mối quan hệ hữu hảo với cả hai quốc gia

Đặc biệt, an ninh tại Việt Nam được đánh giá cao khi luôn được đảm bảo ngay cả trong thời gianbình thường An ninh sẽ được kiểm soát chặt chẽ khi diễn ra sự kiện lớn giữa các nhà lãnh đạo

Vì sao Triều Tiên chọn Việt Nam?

Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có mối quan hệ tốt với Triều Tiên Quan hệ ngoại giaogiữa Hà Nội và Bình Nhưỡng bắt đầu từ năm 1950 Năm 1961, nhà lãnh đạo đầu tiên của TriềuTiên đến thăm Việt Nam là Kim Il Sung, ông nội của Kim Jong-un Kể từ đó, nhiều quan chứccấp cao của Triều Tiên cũng đã tới thăm Việt Nam

Nếu Việt Nam được chọn là nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, chuyến đi của KimJong-un cũng có thể coi là cơ hội để vị lãnh đạo này học hỏi từ sự chuyển đổi kinh tế sau chiếntranh của Việt Nam

Vì sao Mỹ chọn Việt Nam?

Việt Nam có thể là một địa điểm quan trọng mang tính chiến lược đối với Hoa Kỳ Hiện tại, Mỹđang vướng vào cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, một trong những đồng minh thân cậnnhất của Triều Tiên Washington dường như cũng rất muốn Triều Tiên tìm hiểu thêm về câuchuyện thành công trong phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là sau chuyến thăm của Ngoạitrưởng Mỹ Mike Pompeo vào năm ngoái

"Đất nước của ngài có thể học theo con đường này" - Ngoại trưởng Mỹ nói trong bài phát biểuhướng tới lãnh đạo Kim Jong-un - "Đó cũng có thể là phép màu tại Triều Tiên"

12

Trang 15

Vì sao Việt Nam nên nắm bắt cơ hội này?

Sau Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2017 Hộinghị Diễn đàn kinh tế thế giới khu vực (WEF) năm 2018, Việt Nam đã thể hiện sự lịch thiệptrong quan hệ ngoại giao với các nước trước toàn thế giới Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lầnthứ hai sẽ mang tới thêm nhiều cơ hội cho Việt Nam trong quan hệ ngoại giao với các quốc giakhác

Theo ông Vũ Minh Khương - nhà phân tích chính sách của trường Chính sách công Lee KuanYew tại Singapore, việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh có thể giúp "nâng cao vị thế của Việt Namtrong cộng đồng quốc tế, giúp đất nước thu hút du lịch và đầu tư nước ngoài"

1.4 Việt Nam đã chuẩn bị như thế nào

Sự chỉ đạo chặt chẽ, quyết tâm cao của các cấp

Sau cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-untại Singapore vào tháng 6/2018, thủ đô Bangkok (Thái Lan), Hà Nội (Việt Nam) và Hawaii (Mỹ)

là 3 địa điểm được cho là có khả năng được chọn để tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ haigiữa hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Triều Tiên Cuối cùng, Hà Nội được quyết định là nơi diễn racuộc gặp thượng đỉnh quan trọng này vào ngày 27 và 28/2/2019 Sự kiện này lập tức thu hút sựchú ý của cả thế giới Và không ngạc nhiên khi có tới gần 3.000 phóng viên quốc tế đến Hà Nội

để đưa tin về sự kiện này

Việc lựa chọn Hà Nội - Việt Nam là nơi tổ chức sự kiện ngoại giao quan trọng hàng đầu thế giớikhông chỉ cho thấy sự tin tưởng của cả hai quốc gia Hoa Kỳ và Triều Tiên về khả năng tổ chức

an toàn, thành công hội nghị của nước ta, mà còn thêm khẳng định mối quan hệ tốt đŠp của ViệtNam với cả hai quốc gia Xác định rõ đây là sự kiện chính trị, đối ngoại có ý nghĩa hàng đầu củaViệt Nam trong năm 2019, đồng thời cũng là cơ hội tốt nhất để quảng bá với thế giới về văn hóa,

sự phát triển, hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam, Thủ đô Hà Nội; khẳng định vị thế,trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong việc duy trì hòa bình và hữu nghị, Thủtướng Nguyễn Xuân Phúc đã ngay lập tức yêu cầu Hà Nội và các bộ, ngành liên quan khẩntrương chuẩn bị các điều kiện tốt nhất, chu đáo nhất cho hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Triều Tiên vàđoàn đại biểu hai nước đến Hà Nội

Những yêu cầu này thể hiện rõ trong Thông báo số 18/TB-VPCP ngày 20/2/2019 của Văn phòngChính phủ về việc chuẩn bị, phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần thứ hai tại HàNội Để thực hiện tốt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội NguyễnĐức Chung đã ký ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về việc nâng cao trách nhiệm, tinh thần mếnkhách, thân thiện, phát huy niềm tự hào của nhân dân Thủ đô trong công tác tổ chức phục vụ Hộinghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ hai Tại chỉ thị này, Chủ tịch UBND thành phốyêu cầu giám đốc các sở, ngành của thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm

13

Trang 16

túc thực hiện đầy đủ các nội dung: Thực hiện tốt công tác bảo đảm vệ sinh môi trường tại cáctuyến phố, các khu vực công cộng, khu vực các đoàn dự kiến đi qua, khách sạn các đoàn dự kiếnlưu trú và nơi dự kiến tổ chức Hội nghị; tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng thựchiện tốt công tác bảo đảm tuyệt đối an ninh, trật tự đô thị, an toàn giao thông, bảo đảm vệ sinhmôi trường trong suốt quá trình diễn ra Hội nghị Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu cácđơn vị, địa phương tổ chức vận động, động viên nhân dân Thủ đô thực hiện tốt những công việcnhư: Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, giữ gìn, bảo đảm an ninh, trật tự; chấphành pháp luật giao thông; gìn giữ, phát huy văn hóa ứng xử của người Hà Nội, nâng cao hìnhảnh Việt Nam, con người Thủ đô Hà Nội văn minh, thanh lịch, thân thiện, mến khách trong mắtcác nhà báo và bạn bè quốc tế…

Trước đó, trong các ngày 24 và 25/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp đi thịsát, kiểm tra công tác chuẩn bị của Hà Nội tại Trung tâm Báo chí quốc tế và tại các khu vực trungtâm Hà Nội Trong 2 ngày, Thủ tướng Chính phủ có 3 lần kiểm tra trực tiếp và có những chỉ đạokịp thời, với những yêu cầu cụ thể như: Tăng cường công tác trang trí; chú ý sát sao việc bảođảm môi trường vệ sinh, tạo hình ảnh đŠp về Thủ đô… Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chínhphủ, Hà Nội đã huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô vào cuộc, khẩn trương hoànthành các khâu chuẩn bị một cách tốt nhất, tạo hình ảnh tốt về một Hà Nội tươi đŠp, thân thiện,mến khách, hòa bình

Sự vào cuộc khẩn trương, hiệu quả của các cấp, các ngành

Những ngày này, Thủ đô Hà Nội rõ ràng đŠp hơn rất nhiều với những con đường ngập tràn hoatươi và những lá cờ rực rỡ của 3 nước: Việt Nam, Hoa Kỳ, Triều Tiên Hà Nội không chỉ gây ấntượng với vẻ đŠp hấp dẫn, bình yên trong mắt của những du khách lần đầu ghé thăm, mà cònkhiến không ít người dân Thủ đô ngỡ ngàng khi bước chân ra phố Đâu đâu cũng cờ, hoa rực rỡ,hàng quán tươm tất, vỉa hè gọn gàng, sạch sẽ…

Sự vào cuộc khẩn trương, tập trung cao độ của các sở, ban, ngành thành phố và các đơn vị liênquan đã góp sức làm nên thành công của công tác chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ -Triều Tiên lần thứ hai tại Hà Nội Công an TP Hà Nội huy động 100% lực lượng để phục vụ dẫnđoàn, phân luồng giao thông, đảm bảo an ninh trật tự Bộ Công an cũng điều động cán bộ, chiến

sĩ Cảnh sát cơ động và an ninh bổ sung cho Công an TP Hà Nội phục vụ công tác bảo vệ Lựclượng quân đội cũng được huy động phối hợp với lực lượng công an thực hiện nhiệm vụ Mỗicán bộ, chiến sĩ vào cuộc với tâm thế không chỉ thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự choHội nghị mà phải là một sứ giả hòa bình của Thủ đô Hà Nội Nhờ đó, công tác an ninh trên toànthành phố được bảo đảm an toàn tuyệt đối Đây chính là một trong những lý do mà Hà Nội đượctruyền thông quốc tế ca ngợi là điểm đến an toàn, đáng tin cậy, xứng đáng với danh hiệu màUNESCO vinh danh cách đây 20 năm - Thành phố Vì hòa bình Công tác tổ chức tuyên truyền,quảng bá hình ảnh Thủ đô và đất nước cũng đã mang lại hiệu quả rõ nét, được giới truyền thông

14

Trang 17

quốc tế đánh giá cao Ngày 24/2, hãng thông tấn CBS của Hoa Kỳ đưa tin, Thủ đô Hà Nội củaViệt Nam đã sẵn sàng tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên Quốc kỳ của Hoa Kỳ

và Triều Tiên xuất hiện trên khắp các đường phố tại Thủ đô và đều gắn với một tấm bảng là biểutượng bắt tay hữu nghị Hãng tin Reuters của Anh cũng có bài viết về sự chuẩn bị chu đáo củaViệt Nam với Hội nghị Thượng đỉnh lần này, với đường phố được trang hoàng cây xanh và hoatươi, an ninh được thắt chặt…

Theo báo cáo của Sở VH-TT Hà Nội, công tác trang trí cây xanh, cây hoa tại các tuyến đường,tuyến phố quan trọng, các khách sạn mà đoàn nguyên thủ hai nước dự kiến ở và nơi dự kiến tổchức hội nghị đã bảo đảm theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhất là tại các khu vựcnhư: Tuyến đường Võ Chí Công, khu vực nhà ga T1-T2, đường Giảng Võ – Nguyễn Chí Thanh –Trần Duy Hưng, nút giao Phạm Hùng – Đại lộ Thăng Long, tuyến đường Tràng Tiền – HàngKhay – Tràng Thi – Điện Biên Phủ - Độc Lập – Hoàng Văn Thụ - Hùng Vương - Thanh Niên…Thành phố đã lắp đặt 95 cụm pano, 4.000 banner, 2.500 giá cờ (treo 3 lá cờ Việt Nam, Hoa Kỳ,Triều Tiên), 27 màn hình LED trên các tuyến đường, các địa điểm quan trọng; tăng cường bổsung pano, banner tấm lớn quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và Thủ đô Hà Nội.Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội cho biết, ngành VH-TT Hà Nội luôn bám sátthực hiện theo yêu cầu chỉ đạo từ Thủ tướng Chính phủ và của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Sátngày diễn ra hội nghị, các đơn vị chịu trách nhiệm trang trí vẫn làm việc với tinh thần tập trung,khẩn trương để Thủ đô thêm đŠp Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội(Urenco) cam kết, từ ngày 24 đến 28-2, đơn vị này thực hiện duy trì bảo đảm vệ sinh môi trườngsạch, đŠp trên các tuyến đường; thu dọn, vận chuyển và xử lý hết khối lượng rác, đất thải phátsinh hằng ngày; tăng cường công tác nhặt rác, rửa đường

Sự chuẩn bị chu đáo, nhiệt tình, hiệu quả của Hà Nội tại hội nghị lần này còn được đánh giá ởkhâu tiếp đón, đãi khách Trung tâm báo chí quốc tế chào đón khoảng 3.000 phóng viên quốc tế

và hơn 500 phóng viên trong nước đã đáp ứng được hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho công tác tácnghiệp Những món ăn truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc phục vụ tại Trung tâm Báo chí như:Phở, bún thang, xôi chè, bánh khúc… làm hài lòng nhiều thực khách và gây ấn tượng đặc biệtvới bạn bè quốc tế Ngành Du lịch Thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung đang đứng trước cơhội “vàng” để quảng bá hình ảnh Nhiều tour, tuyến du lịch miễn phí đến nhiều địa chỉ du lịchnổi tiếng của Việt Nam nhanh chóng được xây dựng và giới thiệu với bạn bè quốc tế Nhữngchuyến xe buýt 2 tầng của Công ty Vận tải Hà Nội phục vụ miễn phí phóng viên quốc tế đã gópphần vào việc tuyên truyền, quảng bá tiềm năng du lịch của Thủ đô Nhiều di tích, địa chỉ vănhóa của Hà Nội cũng nâng cấp chất lượng dịch vụ để đón khách dịp này

Sự chung tay của nhân dân Thủ đô

Thành công trong công tác tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên còn có sự góp sứcrất lớn của nhân dân Thủ đô khi cùng chung tay quảng bá hình ảnh Hà Nội văn minh, thân thiện,

15

Trang 18

hiếu khách Cuộc phát động và tổ chức diễu hành tuyên truyền văn hóa ứng xử, xây dựng người

Hà Nội thanh lịch, văn minh do Sở VH-TT Hà Nội tổ chức mang lại hiệu quả nhất định Nhiềungười dân đã cùng ra đường nhặt rác, xóa bỏ quảng cáo rao vặt, giữ gìn vệ sinh chung Tại nhiều

tổ dân phố, người dân tham gia tích cực vào hoạt động vệ sinh đường phố, sắp đặt lại hàng quán,thu dọn vỉa hè, treo cờ và hoa tươi Tại những tuyến phố kinh doanh như: Tôn Đức Thắng, BàTriệu, Phố Huế, Hàng Bài…, người dân chủ động thu dọn hàng quán, cam kết không lấn chiếmvỉa hè, lòng đường Nhiều hàng quán, dịch vụ ăn uống cũng cam kết bảo đảm chất lượng dịch vụ,

vệ sinh an toàn thực phẩm, không tăng giá… Niềm tự hào, vui mừng của mỗi người dân khi HàNội được chọn là địa điểm tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ hai khôngchỉ dừng ở lời nói, mà còn được cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể, được duy trì hằngngày

Những ngày qua, mỗi người dân Hà Nội đã thực sự là một sứ giả quảng bá cho hình ảnh Thủ đôthân thiện, mến khách, xứng đáng với danh hiệu "Thành phố Vì hòa bình" Việc được chọn là nơi

tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ hai là cơ hội nhưng cũng là tráchnhiệm, là danh dự của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô với nhân dân cả nước Khôngphụ lòng tin tưởng của các nước bạn cũng như nhân dân cả nước, Hà Nội đã làm tốt nhất côngtác tổ chức sự kiện ngoại giao quan trọng hàng đầu thế giới này

2 Nội dung cuộc họp

2.1 Ngày đầu tiên

Gặp gỡ lãnh đạo Việt Nam

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vàokhoảng 11 giờ 42 phút sáng giờ địa phương Họ chứng kiến các giám đốc điều hành hãng hàngkhông Việt Nam ký một loạt các thỏa thuận kinh doanh với các công ty Mỹ Một trong số cáchợp đồng là Công ty Cổ phần Hàng không VietJet tuyên bố sẽ mua 100 máy bay Boeing 737MAX và cũng đã ký thỏa thuận mua động cơ và dịch vụ bảo trì của General Electric BambooAirways đã ký thỏa thuận mua 10 máy bay Boeing 787-9 Tổng thống Trump cũng đã có cuộcgặp với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 27 tháng 2

16

Trang 20

Cuộc gặp một-một

Tại khách sạn Metropole của Hà Nội, Trump và Kim đã có cuộc gặp một đối một trong 30 phútvào tối thứ Tư Họ bắt đầu hội nghị thượng đỉnh lúc 6:30 chiều giờ địa phương (6:30 sáng EST)với một cái bắt tay và sau đó tham gia vào một cuộc họp riêng, chỉ có người phiên dịch

Bữa tối

Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim bắt đầu bằng một bữa tối tại Hà Nội Có một vàingười tham dự chính trong bữa tối; ngồi vào bàn tròn là Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo vàquyền Tham mưu trưởng Mick Mulvaney, Phó Chủ tịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênKim Yong-chol, và Bộ trưởng Ngoại giao Ri Yong-ho Tổng thống Trump đảm bảo với TriềuTiên về "tương lai tốt đŠp cho đất nước này" trong những bình luận đầu tiên với lãnh đạo Kim.Lãnh đạo Kim mô tả Jội nghị thượng đỉnh lần thứ hai là một "quyết định chính trị can đảm" củaTrump và cũng nói thêm rằng đã có "rất nhiều suy nghĩ, nỗ lực và kiên nhẫn" trong thời giangiữa hội nghị thượng đỉnh tháng 6 và trước đó tại Singapore Trong buổi tối đầu tiên của hội nghịthượng đỉnh, Nhà Trắng tuyên bố rằng Trump và Kim sẽ ký một thỏa thuận chung với nhau vàochiều hôm sau

2.2 Ngày thứ hai

Trong cuộc gặp một đối một tại Hà Nội, Chủ tịch Kim đã được một phóng viên hỏi liệu ông cóxem xét việc mở Văn phòng Hoa Kỳ tại Bình Nhưỡng hay không Nhà lãnh đạo Triều Tiên banđầu ngần ngại trả lời câu hỏi và yêu cầu Tổng thống Trump đưa báo chí ra ngoài phòng họpthượng đỉnh, nhưng Tổng thống Mỹ yêu cầu ông Kim trả lời câu hỏi, và ông Kim đã trả lời thôngqua một phiên dịch viên rằng ý tưởng này sẽ được hoan nghênh Tổng thống Trump thừa nhậncâu trả lời là tích cực Sau đó, một phóng viên khác hỏi liệu nhà lãnh đạo Triều Tiên có sẵn sàngđóng cửa chương trình hạt nhân của mình hay không, ông trả lời: "Nếu tôi không sẵn sàng làmđiều đó, tôi sẽ không ở đây ngay bây giờ." Sau đó, cả hai nhà lãnh đạo đã đi vào phòng họp kín.Tuy nhiên, bữa trưa làm việc theo kế hoạch giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều TiênKim đã bị hủy bỏ, và cũng không có lễ ký kết tuyên bố chung Sau khi các cuộc đàm phán sơ bộgiữa Trump và Kim diễn ra trong một khoảng thời gian, thư ký báo chí Nhà Trắng, SarahSanders, nói với các phóng viên đang chờ đợi để đưa tin về bữa trưa rằng bữa trưa đã bị hủy bỏ

18

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w