Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ************BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHỐĐề tài:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY XIMĂNG VICEM HOÀNG THẠCH Tran
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
************
BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHOÁ
Đề tài:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XI
MĂNG VICEM HOÀNG THẠCH
Họ và tên sinh viên : Hoàng Phương Quỳnh
: PGS.TS Bùi Thị Lý
Hà Nội, tháng 8/2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
MỤC LỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY XI MĂNG VICEM HOÀNG THẠCH 4
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 4
1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ 5
1.2.1 Cơ cấu tổ chức 5
1.2.2 Chức năng - nhiệm vụ 9
1.2.3 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XI MĂNG VICEM HOÀNG THẠCH 10
2.1 Hoạt động kinh doanh của công ty 2020 – 2022 10
2.1.1 Tình hình nguồn vốn 10
2.1.2 Tình hình tài sản 13
2.1.3 Tình hình kết quả kinh doanh 15
2.2 Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty 18
2.2.1 Thuận lợi 18
2.2.2 Khó khăn 19
2.2.3 Định hướng hoạt động kinh doanh của đơn vị thời gian tới 19
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI CÔNG TY XI MĂNG VICEM HOÀNG THẠCH 21
3.1 Mục tiêu thực tập 21
3.2 Nhật ký thực tập 21
3.3 Đánh giá quá trình thực tập 24
KẾT LUẬN 26
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, ngành xi măng Việt Nam đang gặp khó khăn trong bối cảnh thị trườngbất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi, các dự án chậm triển khai, đầu tư công chậmgiải ngân,…và đặc biệt là nguồn cung xi măng đang dư thừa Điều này đã gây ra rấtnhiều những khó khăn cho các doanh nghiệp đang kinh doanh và sản xuất xi măng
Do đó, dựa trên sự giúp đỡ và tạo điều kiện của nhà trường, em đã có cơ hội đượcthực tập tại Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch với mong muốn tìm hiểu những trởngại mà công ty đang gặp phải cũng như tìm ra định hướng hoạt động trong thời giantới cho công ty Để hiểu rõ hơn những khó khăn mà công ty đối mặt cần phải đi vàophân tích cụ thể tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, do đó em đã lựa chọn đềtài: “Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch”.Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh tại Công ty Xi măng VicemHoàng Thạch, báo cáo này đưa ra những giải pháp, định hướng hoạt động giúp cảithiện tình hình kinh doanh của Công ty trong thời gian tới
Bài báo cáo có kết cấu gồm 3 phần chính:
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Xi măng Vicem HoàngThạch
Chương 3: Báo cáo quá trình thực tập tại Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch
Em xin chân thành cảm ơn anh Đỗ Lưu Vinh – người hướng dẫn em trong suốtquá trình thực tập cũng như toàn bộ các anh chị trong phòng Tài chính kế toán đã tạođiều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập giữa khoá tại Công ty Xi măngVicem Hoàng Thạch Em cũng xin cảm ơn cô Bùi Thị Lý đã tận tình hướng dẫn emhoàn thành bài báo cáo này
1
Trang 4MỤC LỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
2
Trang 6CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY XI MĂNG VICEM
HOÀNG THẠCH 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
- Tên Công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XIMĂNG VICEM HOÀNG THẠCH
- Tên Công ty viết bằng tiếng Anh: VICEM HOANG THACH CEMENTCOMPANY LIMITED
- Tên Công ty viết tắt: CÔNG TY XI MĂNG VICEM HOÀNG THẠCH
- Địa chỉ, trụ sở chính: Khu Bích Nhôi 2, Phường Minh Tân, Thị xã Kinh Môn,Tỉnh Hải Dương, Việt Nam
Hình thức sở hữu vốn: Nhà nước chiếm 100%
Nhà máy Xi măng Hoàng Thạch được khởi công xây dựng vào ngày 19/5/1977nhân dịp kỷ niệm 87 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự giúp đỡ về kỹ thuật,thiết bị và chuyên gia của hãng F.L.Smidth, Đan Mạch Địa điểm xây dựng tại thônHoàng Thạch, Xã Minh Tân, huyện Kim Môn, tỉnh Hải Hưng và thôn Vĩnh Tuy, xãVĩnh Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh Ngày 04/3/1980, Bộ Xây dựng đã raQuyết định số 33/BXD-TCCB thành lập Nhà máy Xi-măng Hoàng Thạch Sau gần 80tháng thi công, xây dựng, ngày 25/11/1983, mẻ clinker đầu tiên ra lò và đến ngày16/1/1984, những bao xi măng đầu tiên mang nhãn hiệu Hoàng Thạch được xuấtxưởng, đánh dấu thời kỳ mới – thời kỳ sản xuất xi măng theo chỉ tiêu pháp lệnh củaNhà nước
Để đáp ứng yêu cầu phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường, ngày12/8/1993, Bộ xây dựng ra quyết định số 363/QĐ-BXD thành lập Công ty Xi măngHoàng Thạch, trên cơ sở hợp nhất Nhà máy Xi măng Hoàng Thạch với Công ty kinhdoanh xi măng số 3 Hoàng Thạch
Cùng với sự phát triển của đất nước, nhu cầu sử dụng xi măng ngày càng tăng,nhất là thương hiệu xi măng Hoàng Thạch đã được người tiêu dùng biết đến, mến mộ
và tin dùng Trên Cơ sở đó, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 353-Ctngày 24/9/1992 cho phép Nhà máy Xi măng Hoàng Thạch triển khai xây dựng dâychuyền hai với công suất thiết kế 1,2 triệu tấn/năm trên mặt bằng của Công ty hiện có,
do hãng F.L.Smidth làm nhà thầu chính, với tổng giá trị xây lắp hơn 1.600 tỷ đồng
4
Trang 7Thực tập
giữa khóa 100% (11)
27
Current situation of exporting in Tan Ph…
Thực tập
giữa khóa 100% (5)
26
Internship Report 7.2021 - Đào Minh…
Trang 8Ngày 28/12/1993, dây chuyền hai được khởi công xây dựng Và đến ngày 12/5/1996,dây chuyền II được khánh thành và đi vào sản xuất, như vậy tổng công suất của haidây chuyền lúc này là 2,3 triệu tấn/năm.
Để đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng cao, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyếtđịnh số 91/QĐ-TTg ngày 20/1/2003 cho phép Công ty Xi măng Hoàng Thạch mởrộng sản xuất bằng việc đầu tư xây dựng dây chuyền ba với công suất 1,2 triệutấn/năm Ngày 04/2/2007, Công ty khởi công xây dựng dây chuyền ba trên mặt bằnghiện có của Công ty, với tổng mức đầu tư hơn 2.589,4 tỷ đồng Nhận thức rõ tầm quantrọng của Dự án, công ty cùng các nhà thầu, chuyên gia của hãng F.L.Smidth đã nỗlực, cố gắng tháo gỡ khó khăn, bằng nhiều biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công.Ngày 26/12/2009, lò nung số 3 đã chính thức sản xuất clinker Nhân dịp kỷ niệm 30năm Ngày thành lập (04/3/1980 – 04/3/2010), Công ty đã chính thức khánh thành dâychuyền Hoàng Thạch ba, qua đó nâng tổng công suất thiết kế ba dây chuyền lên 3,5triệu tấn/năm, góp phần đưa Công ty tiếp tục đứng ở tốp dẫn đầu các đơn vị sản xuất
xi măng trong cả nước
Từ ngày 23/6/2011, Công ty Xi măng Hoàng Thạch chính thức chuyển thànhCông ty TNHH Một thành viên Xi măng VICEM Hoàng Thạch do Tổng Công ty Ximăng Việt Nam (VICEM) làm chủ sở hữu Trong suốt hơn 40 năm xây dựng vàtrưởng thành, Công ty TNHH MTV Xi măng VICEM Hoàng Thạch vinh dự đượcĐảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý, nhiều tập thể, cá nhân đượctặng thưởng: Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba; được công nhận Chiến sĩ thiđua toàn quốc; các phần thưởng khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các bộ,ban, ngành đoàn thể Trung ương và các địa phương
1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ
5
thực tập giữa khoá qtkd
Thực tậpgiữa khóa 100% (1)
39
Hướng dẫn viết Bcttgk
Thực tậpgiữa khóa 100% (1)
4
Trang 9Sơ đồ 1.1 Tổ chức quản lý của Công ty xi măng Hoàng Thạch
Hội đồng thành viên Công ty
- Hội đồng thành viên là cơ quan đại diện trực tiếp Chủ sở hữu nhà nước tạiCông ty TNHH MTV Xi măng VICEM Hoàng Thạch, có 05 người hoạt động khôngchuyên trách
6
Trang 10- Hội đồng thành viên nhân danh Chủ sở hữu Công ty tổ chức thực hiện cácquyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu Công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ
sở hữu Công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định củaĐiều lệ Công ty, Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan
Ban kiểm soát
- Ban kiểm soát của Công ty có 03 người hoạt động không chuyên trách
- Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Tổnggiám đốc và các cán bộ quản lý khác trong việc tổ chức thực hiện các quyền của Chủ
sở hữu và trong việc quản lý điều hành công việc kinh doanh của Công ty
- Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáođánh giá công tác quản lý và các báo cáo công tác khác trước khi trình Chủ sở hữuhoặc cơ quan Nhà nước có liên quan; trình Chủ sở hữu báo cáo thẩm định
- Giúp việc cho Hội đồng thành viên về việc kiểm tra, giám sát hoạt động điềuhành của Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các Công ty con, Công ty liên kết tronghoạt động tài chính, đầu tư, sản xuất kinh doanh và chấp hành pháp luật, Điều lệ củaCông ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên
Tổng Giám đốc Công ty
Tổng Giám đốc Công ty là người đứng đầu về công tác điều hành, quản lý mọihoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước Tổng Giám đốc Tổng Công ty Ximăng Việt Nam và trước pháp luật Tổng Giám đốc chỉ đạo, điều hành chung các hoạtđộng của Công ty, phân công và phối hợp công tác của các Phó Tổng giám đốc và Kếtoán trưởng nhằm thực hiện đúng và có hiệu quả nhiệm vụ và quyền hạn của TổngGiám đốc
Văn phòng Đảng- Đoàn thể
Thực hiện về công tác Đảng, Đoàn, Công đoàn của toàn Công ty Xây dựng cácchính sách đảm bảo đời sống cho CBCNV được ấm no Thực hiện phát quà sinh nhật,hiếu, hỉ Tổ chức các chuyến đi du lịch trong và ngoài nước cho CBCNV
Khối phòng ban
Phòng Tổ chức: Quản trị nguồn nhân lực; thực hiện công tác pháp chế thẩm
định; xây dựng, áp dụng, giải quyết chế độ chính sách cho người lao động (Tiềnlương, chế độ, đào tạo); đánh giá hiệu quả công việc (KPI)
Phòng Kế hoạch Chiến lược: Tham mưu xây dựng kế hoạch, chiến lược Công
ty; lập kế hoạch sản xuất kinh doanh; Tổng hợp và triển khai kế hoạch bảo dưỡng, sửachữa máy móc thiết bị; Lập kế hoạch sửa chữa và triển khai thực hiện sửa chữa cáccông trình kiên trúc; Quản lý đất đai, triển khai các hợp đồng dịch vụ
Phòng Tài chính Kế toán: Quản lý tài chính và kế toán thống kê toàn bộ hệ
thống, quản lý tài sản cố định
Văn phòng: Quản trị hành chính văn phòng; Chăm sóc y tế cho cán bộ công
nhân viên; Thực hiện dịch vụ đời sống, vệ sinh công nghiệp; Thực hiện công tác Bảo
vệ - Quân sự và PCCC; Thực hiện công tác truyền thông, thi đua khen thưởng, vănhóa doanh nghiệp
7
Trang 11Phòng Công nghệ Thông tin: Tham mưu xây dựng chiến lược CNTT của Công
ty; Quản lý, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin hoạt động trong Công ty
Phòng Vật tư: Mua sắm vật tư, phụ tùng hàng hóa; Quản lý kho, giao nhận, cấp
phát hàng hóa
Phòng Kỹ thuật: Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về các lĩnh vực công nghệ, cơ
điện, khai thác mỏ và quản lý kỹ thuật công nghệ sản xuất, cơ điện, khai thác mỏ;Điều hành sản xuất; Xây dựng và giám sát thực hiện các định mức kỹ thuật; Kiểm tra
và giám sát thực hiện quy trình vận hành bảo dưỡng sửa chữa vật liệu công nghệ, cơđiện, khai thác mỏ; Kiểm soát chất lượng, nghiên cứu phát triển công tác khoa học kỹthuật
Phòng Thí nghiệm: Kiểm tra, đo lường, thử nghiệm từ vật tư công nghệ đầu vào
đến các sản phẩm của quá trình sản xuất và các sản phẩm xuất xưởng; Lưu trữ, pháthành các chứng chỉ, báo cáo chất lượng trong thử nghiệm; Thực hiện công tác nghiêncứu triển khai các phép thử nghiệm mới theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc
tế
Ban An toàn Môi trường: Giúp Tổng giám đốc Công ty quản lý chuyên sâu về
công tác kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường, bảo hộ laođộng đúng với quy định của Công ty; Duy trì quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO14001:2015; Quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 18001:2007; Lập kếhoạch và kiểm tra đôn đốc hàng năm các đơn vị trong Công ty thực hiện việc huấnluyện ATLĐ-VSLĐ và BVMT nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho CBCNV trongCông ty
Ban Quản lý Dự án: Lập kế hoạch và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây
dựng các công trình theo quy định hiện hành
Khối sản xuất và phụ trợ
Xưởng Khai thác: Khai thác đá vôi, đá sét, đá phụ gia, đá phi nguyên liệu phục
vụ sản xuất clinker, xi măng và sản xuất đá xây dựng; Bốc xúc vận chuyển đá vôi, đásét, đá phi nguyên liệu, đá phụ gia đến trạm đập Bốc xúc vận chuyển các công đoạnkhác theo yêu cầu của Công ty; Sản xuất đá xây dựng; Quản lý, sử dụng bảo dưỡng,sửa chữa thiết bị xe máy - mỏ, dây chuyền sản xuất đá xây dựng
Xưởng Nguyên liệu: Tổ chức sản xuất đá nguyên liệu thô; Nhập nguyên nhiên
liệu, phụ gia cho sản xuất bột liệu, sản xuất clinker, sản xuất xi măng; Quản lý vậnhành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị
Xưởng Bột liệu: Tổ chức sản xuất bột liệu; Quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa
chữa thiết bị
Xưởng Clinker: Tổ chức sản xuất Clinker; Quản lý vận hành, bảo dưỡng sửa
chữa thiết bị
Xưởng Xi măng: Sản xuất xi măng bột; Đóng bao và xuất xi măng, clinker; Quản
lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị
8
Trang 12Xưởng Sửa chữa: Quản lý thiết bị và vận hành hệ thống Điện, Nước, Khí nén;
Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị Cơ, Điện, Nước, Khí nén, Thủy lực và công nghệ; Chếtạo, phục hồi thiết bị Cơ, Điện, Nước; Xây dựng sửa chữa các công trình kiến trúc Các đơn vị trực thuộc
Xí nghiệp tiêu thụ: Xây dựng thương hiệu, nghiên cứu thị trường, truyền thông;
Phát triển kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm, chính sách bán hàng; Chăm sóc kháchhàng, tư vấn, dịch vụ kỹ thuật
Nhà máy vật liệu chịu lửa kiềm tính Việt Nam: Nhà máy vật liệu chịu lửa kiềm
tính Việt Nam là đơn vị trực thuộc Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch hoạt động vàsản xuất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, có chức năng sản xuất và kinh doanh sản phẩmvật liệu chịu lửa các loại, xây dựng và lắp đặt các loại lò nung công nghiệp, dân dụng.Nhà máy vật liệu chịu lửa kiềm tình tự quản lý, sử dụng người lao động cũng như vềdây chuyền sản xuất của đơn vị mình
Xí Nghiệp bao bì Vĩnh Tuy: Xí nghiệp bao bì Vĩnh Tuy là đơn vị trực thuộc Công
ty xi măng Vicem Hoàng Thạch hoạt động sản xuất trên địa bàn Hà Nội, có chức năngsản xuất kinh doanh bao bì phục vụ sản xuất xi măng, công nghiệp và dân dụng Xínghiệp bao bì Vĩnh Tuy tự quản lý, sử dụng người lao động cũng như về dây chuyềnsản xuất của đơn vị mình
- Sản xuất và cung ứng xi măng, sản xuất và cung ứng Clinker, sản xuất, kinhdoanh sản phẩm chịu lửa các loại, sản xuất và tiêu thụ vỏ bao xi măng, xây dựng vàlắp đặt các loại lò công nghiệp và dân dụng Cùng với các đơn vị thành viên thuộcTổng Công ty xi măng Việt Nam chịu trách nhiệm bình ổn thị trường xi măng phíaBắc và toàn quốc
- Tổ chức sản xuất các loại xi măng theo kế hoạch của Liên hiệp, bảo đảm kỹthuật, chất lượng sản phẩm và an toàn trong lao động
- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý kỹ thuật của Nhà nước, áp dụng khoahọc - kỹ thuật vào sản xuất, coi trọng cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý sảnxuất, nhằm không ngừng nâng cao sản lượng, chất lượng và năng suất lao động, hạ giáthành sản phẩm
- Quản lý và sử dụng tốt mọi tài sản, vật tư, thiết bị lao động, tiền vốn, thực hiệntriệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô tài sản Nhà nước
- Phối hợp với các đoàn thể quần chúng, tổ chức các phong trào thi đua trong sảnxuất, coi trọng việc bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ chocán bộ công nhân viên
- Chấp hành tốt chế độ nghĩa vụ quân sự, tổ chức lực lượng tự vệ, bảo đảm anninh chính trị, trật tự nhà máy
- Sản xuất và cung ứng xi măng
- Sản xuất và cung ứng clinker
9
Trang 13- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gạch chịu lửa
- Sản xuất và kinh doanh đá xây dựng.
- Xây dựng và lặp đặt các loại lò nung công nghiệp và dân dụng
- Sản xuất, kinh doanh bao bì phục vụ sản xuất xi măng công nghiệp và dân
dụng
10
Trang 14CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY XI MĂNG VICEM HOÀNG THẠCH
2.1 Hoạt động kinh doanh của công ty 2020 – 2022
Cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn 2020-2022 có biến động khôngđáng kể Vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng áp đảo so với tỷ trọng nợ phải trả trong
cơ cấu vốn của Công ty Điều này cho thấy Công ty khá chủ động về nguồn vốn,không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn nợ
Công ty TNHH MTV Xi măng VICEM Hoàng Thạch là Công ty có vốn điều lệ
1875 tỷ đồng do Tổng Công ty Xi măng Việt Nam nắm 100% vốn Tỷ trọng của khoảnmục vốn góp chủ sở hữu có biến động qua các năm, cụ thể chiếm tỷ trọng 63,3% năm
2020, 65,47% năm 2021 và 64,17% năm 2022
Nợ NH và Vốn góp CSH là hai thành phần vốn lớn nhất trong toàn bộ nguồnvốn Giai đoạn 2020-2021 đã có một sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn của VICEMHoàng Thạch với xu hướng giảm tỷ trọng nợ NH và tăng tỷ trọng nợ DH Năm 2021,
tỷ trọng nợ DH tăng so với năm 2020 chiếm khoảng 0,75% tổng nguồn vốn và tiếp tụctăng nhẹ vào cuối năm 2022 (chiếm khoảng 0,89% tổng nguồn vốn)
Biểu đồ 1.1 Biến động cơ cấu nguồn vốn Công ty xi măng Hoàng Thạch 2020-2022
Trang 16Xét trong nợ ngắn hạn thì khoản mục phải trả người bán NH và khoản mục vay
và nợ thuê tài chính NH chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cả 3 năm Cụ thể, khoản phải trảngười bán NH có chiều hướng tăng trong cả giai đoạn 2020-2022 Năm 2021, phải trảngười bán NH tăng 83,4 tỷ đồng (tương đương 21,4%) so với năm 2020, sang năm
2022 tiếp tục tăng 61,4 tỷ đồng (tương đương 13%) so với năm 2021 khiến cho cả giaiđoạn 2020-2022 khoản phải trả người bán NH tăng gần 35% Nguyên nhân của sựbiến động này là do để đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng hóa, nguyênvật liệu thu mua nhập về còn nợ người bán, khoản tín dụng được người bán cấp chotăng mạnh, điều này cho thấy mối quan hệ của Công ty và nhà cung cấp đang pháttriển rất tốt Mặc dù khoản mục vay và nợ thuê tài chính NH năm 2022 giảm 34,4 tỷđồng (tương đương 20%), tổng nợ ngắn hạn của Công ty trong năm này vẫn tăng Tương tự như vậy, khoản mục phải trả người lao động có xu hướng tăng dần quacác năm, cụ thể năm 2021, khoản mục này tăng 5,2 tỷ đồng (tương đương với 7,2%)
so với năm 2020 và tiếp tục tăng mạnh vào năm 2022 (33,2 tỷ tương đương với42,6%) so với năm 2021 Điều này là do giai đoạn 2020-2021, ảnh hưởng của đại dịchCovid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khiến việc chi trả lương chongười lao động gặp khó khăn Tuy vậy, năm 2022 khoản mục này đã tăng trưởng vượtbậc so với năm 2021, điều đó cho thấy Công ty đang đã khắc phục hiệu quả tình trạngnày để có thể hoàn thành tốt trách nhiệm trả lương cho cán bộ công nhân viên Việc
13
Trang 17Công ty luôn cố gắng đãi ngộ công nhân viên tốt nhất có thể còn được thể hiện quaviệc khoản mục quỹ khen thưởng, phúc lợi tăng liên tục trong 3 năm 2020-2022 Năm
2021, tăng 14,5 tỷ đồng (tương đương 14%) so với năm 2020 Năm 2022, quỹ khenthưởng, phúc lợi tiếp tục tăng 1,6 tỷ đồng (tương đương 1,4%) so với năm 2021 Điềunày cho thấy VICEM Hoàng Thạch luôn chú trọng trong việc tăng cường chính sáchkhen thưởng, phúc lợi nhằm tạo động lực lao động cho cán bộ, công nhân viên đónggóp nhiều cho hoạt động kinh doanh và công tác quản lý của Công ty
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nhưng Công ty luôn cốgắng chấp hành tốt nghĩa vụ đóng thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vàongân sách nhà nước, điều này được thể hiện qua việc khoản mục thuế và các khoảnphải nộp nhà nước trong năm 2021 của Công ty giảm 2,1 tỷ đồng (tương đương 9,3%)
so với năm 2020 Năm 2022
Chi phí phải trả NH năm 2021 tăng nhẹ 0,4 tỷ đồng (tương đương với 1%) sovới năm 2020 Tuy nhiên đến năm 2022, khoản mục này giảm mạnh 13,3 tỷ đồng(tương đương với 33%) so với năm 2021
Khoản mục người mua trả tiền trước NH năm 2021 giảm mạnh 36,2 tỷ đồng(tương đương 92,1%) so với năm 2020 Điều này là do năm 2021 chịu ảnh hưởngnặng nề từ Covid và các biện pháp giãn cách phòng chống dịch, hầu hết các doanhnghiệp, đại lý đều khan hiếm tiền nên việc ứng trước tiền là điều vô cùng khó khăn.Tuy nhiên, đến năm 2022, khoản người mua trả tiền trước NH tăng mạnh trở lại (tăng20,9 tỷ đồng tương đương 674%) so với năm 2021 Điều này thể hiện doanh nghiệp
đã phục hồi tình hình kinh doanh đáng kể sau những ảnh hưởng của đại dịch
Covid-19
14