1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) tiểu luận đàm phán kinh tế quốc tế đề tài thương vụ đàm phán sáp nhập microsoft – nokia

26 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thương Vụ Đàm Phán Sáp Nhập Microsoft – Nokia
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Thanh, Hà Thanh Thảo, Trịnh Thủy Tiên, Trần Thị Lan Vi
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Bình Dương
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 3,55 MB

Nội dung

Sự kiện này đã thu hút mạnh mẽ sự chú ý của giới truyền thông và các nhàphân tích tại thời điểm đó.Trải qua khoảng thời gian học tập bộ môn “Đàm phán kinh tế quốc tế” và bởinhững lý do t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội, tháng 12 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

1 Sơ lược về Microsoft và Nokia 3

1.1 Giới thiệu đôi nét về Microsoft 3

1.2 Giới thiệu đôi nét về Nokia 4

2 Diễn biến quá trình đàm phán giữa Microsoft và Nokia 4

3 Quyền lợi các bên tham gia 8

3.1 Quyền lợi phía Microsoft 8

3.2 Quyền lợi phía Nokia 9

4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đàm phán 9

4.1 Văn hóa đàm phán của các bên: 9

4.2 Bối cảnh, tình hình kinh doanh của các bên 11

5 Chiến lược đàm phán 16

5.1 Chiến lược đàm phán của Microsoft 16

5.2 Chiến lược đàm phán của Nokia 17

6 Kết quả đàm phán 18

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế, các chủ thể đều mong muốn có được những giá trị, lợi ích vềphía bản thân Do đó họ sử dụng những công cụ, phương tiện phù hợp như vốn, nguồnlực, truyền thông, để nhanh chóng đạt được mục đích của mình Và chắc chắn khôngthể bỏ qua đàm phán - phương tiện cơ bản mang lại những thỏa thuận tối ưu nhất.Cùng với xu thế phát triển kinh tế xã hội, lĩnh vực công nghệ luôn nhận được sựchú ý, quan tâm của các định chế lớn trên thế giới bởi đây là nhân tố tạo nên sự tăngtrưởng vượt bậc Những hãng công nghệ mới liên tục được ra đời; phần mềm, thiết bị,con chip, luôn được cải tiến và hoàn thiện Hơn mười năm trở lại đây chứng kiến sựđột phá của các phát minh, sáng chế, đổi mới, của những điều tưởng không thể thành

có thể Trong khoảng thời gian này, các vị thế trong bảng xếp hạng công nghệ luônthay đổi: thăng hạng, xuống hạng, gia nhập hay rời bỏ Tại đây, thế giới cũng đượcchứng kiến các cuộc cạnh tranh “khốc liệt”, cuộc đàm phán “lịch sử” giữa các hãng,tác động đến công nghệ toàn cầu

Vào năm 2013, thế giới biết đến thương vụ mua bán giữa Nokia và Microsoft

Nokia - thương hiệu từng vang bóng một thời hàng chục năm thống trị thị trường điện thoại di động với nhiều phiên bản điện thoại trở thành biểu tượng toàn cầu Microsoft

- định chế công nghệ lớn của thế giới, đã xác nhận mua lại bộ phận thiết bị và dịch vụcủa Nokia Sự kiện này đã thu hút mạnh mẽ sự chú ý của giới truyền thông và các nhàphân tích tại thời điểm đó

Trải qua khoảng thời gian học tập bộ môn “Đàm phán kinh tế quốc tế” và bởi

những lý do trên, nhóm lựa chọn phân tích “Thương vụ đàm phán sáp nhập Microsoft - Nokia” để làm rõ quyền lợi, chiến lược và các yếu tố ảnh hưởng đến đàm

phán của hai tên tuổi lớn này

Trang 4

1 Sơ lược về Microsoft và Nokia

1.1 Giới thiệu đôi nét về Microsoft

Microsoft là một tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ đặt trụ sở chính tại

Redmond, Washington; chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm

và hỗ trợ trên diện rộng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính Công ty đượcsáng lập bởi Bill Gates và Paul Allen vào ngày 4 tháng 4 năm 1975 Nếu tính theodoanh thu thì Microsoft là hãng sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới Nó cũng đượcgọi là "một trong những công ty có giá trị nhất trên thế giới"

Được thành lập để phát triển phần mềm trình thông dịch BASIC cho máy Altair

8800, Microsoft vươn lên thống trị thị trường hệ điều hành cho máy tính gia đình vớiMS-DOS giữa những năm 1980 Cổ phiếu của công ty sau khi được phát hành lần đầu

ra thị trường đã tăng giá nhanh chóng và tạo ra 4 tỷ phú và 12.000 triệu phú trong công

ty Kể từ thập niên 1990, công ty đã đa dạng hóa sản phẩm hệ điều hành và tiến hànhnhiều thương vụ thâu tóm công ty mà điển hình là sáp nhập LinkedIn với giá 26,2 tỉ đô

la vào tháng 12 năm 2016, và Skype Technologies với 8,5 tỷ đô la vào tháng 5 năm

2011 Công ty cũng cung cấp nhiều phần mềm máy tính và máy chủ cho người dùng

cá nhân và doanh nghiệp, trong đó có công cụ tìm kiếm Internet (với Bing), thị trườngdịch vụ số (với MSN), thực tế hỗn hợp (HoloLens), điện toán đám mây (Azure) và môitrường phát triển phần mềm (Visual Studio)

Năm 2000, Steve Ballmer thay thế Gates ở vai trò CEO, tái định hướng công tytheo chiến lược "thiết bị và dịch vụ" Sự thay đổi bắt đầu bằng việc sáp nhập DangerInc vào năm 2008, công ty bước vào thị trường sản xuất máy tính lần đầu năm 2012với việc tung ra máy tính bảng Microsoft Surface, rồi thành lập Microsoft Mobile saukhi thâu tóm mảng thiết bị và dịch vụ của Nokia Nhưng từ khi Satya Nadella nhận vaitrò CEO vào năm 2014, họ chuyển trọng tâm từ sản xuất phần cứng sang làm dịch vụđiện toán đám mây và việc này đã đưa giá trị công ty đạt mức cao nhất kể từ tháng 12năm 1999 Vào năm 2015, Microsoft dù tiếp tục dẫn đầu thị phần hệ điều hành PC và

bộ phần mềm văn phòng, nhưng họ đánh mất vị trí dẫn đầu hệ điều hành nói chungcủa Windows vào tay Android

Trang 5

1.2 Giới thiệu đôi nét về Nokia

Nokia Corporation là một tập đoàn viễn thông đa quốc gia có trụ sở tại

Keilaniemi, Espoo, Phần Lan Từ năm 1990 đến năm 2000, Nokia đã trở thành ngôisao sáng nhất trong làng công nghệ toàn cầu với thành tích nhà sản xuất di động lớnnhất thế giới và trở thành thương hiệu mà gần như bất kỳ ai muốn sở hữu thời điểm đó.Nokia tập trung vào các sản phẩm viễn thông không dây và cố định, với 129.746 nhânviên chính thức làm việc và bán sản phẩm ở hơn 150 quốc gia trên toàn cầu và đạtdoanh số 41 tỷ euro với lợi tức 1,2 tỷ vào năm 2009 Đây là nhà sản xuất điện thoại diđộng lớn nhất thế giới với thị phần toàn cầu sản phẩm này chiếm khoảng 40% trongquý 2 năm 2008, tăng so với mức 38% quý 2 năm 2007 và tăng từ tỷ lệ 39% liên tục.Ngày 3 tháng năm 2013, Nokia công bố sẽ bán lại bộ phận Thiết bị và Dịch9

vụ cho Microsoft với giá 5,4 tỷ Euro (7.17 tỷ USD) Ngày 4 tháng 12 năm 2013, Liênminh châu Âu đã chính thức ký vào bản chấp thuận thương vụ mua lại này củaMicrosoft Sau khi đồng ý bán Nokia về Microsoft, CEO Stephen Elop của Nokia đãnộp đơn từ chức và quay trở lại làm việc cho Microsoft với nhiệm vụ dẫn dắt bộ phậnthiết bị di động Ngày 25 tháng 4 năm 2014, Nokia tuyên bố chính thức hoàn tấtthương vụ bán bộ phận sản xuất thiết bị cầm tay cho Microsoft Tuy nhiên 2 nhà máytại Ấn Độ và Hàn Quốc sẽ nằm ngoài thỏa thuận này Ngoài ra do một "khúc mắctrong vấn đề thuế" với chính quyền Ấn Độ, Nokia sẽ vận hành nhà máy sản xuấtChennai tại đây là như một đơn vị sản xuất hợp đồng cho Microsoft Bên cạnh đó nhàsản xuất điện thoại Phần Lan sẽ đóng cửa một nhà máy với 200 nhân công ở Masan,Hàn Quốc

2 Diễn biến quá trình đàm phán giữa Microsoft và Nokia

11/02/2011: Nokia và Microsoft công bố kế hoạch thiết lập quan hệ đối tác chiến lược rộng rãi nhằm sử dụng các thế mạnh và chuyên môn bổ sung cho nhau

để tạo ra một hệ sinh thái di động toàn cầu mới (new global mobile ecosystem).

Nokia và Microsoft có ý định cùng nhau tạo ra các sản phẩm và dịch vụ di độngdẫn đầu thị trường được thiết kế để mang đến cho người tiêu dùng, nhà khai thác vànhà phát triển sự lựa chọn và cơ hội có một không hai Vì mỗi công ty sẽ tập trung vàocác năng lực cốt lõi của mình, nên mối quan hệ hợp tác sẽ tạo cơ hội để có thời gian

Trang 6

thực hiện nhanh chóng trên thị trường Ngoài ra, Nokia và Microsoft có kế hoạch hợptác cùng nhau để tích hợp các tài sản chính và tạo ra các dịch vụ hoàn toàn mới, đồngthời mở rộng các sản phẩm và dịch vụ đã có sẵn sang các thị trường mới.

Theo quan hệ đối tác được đề xuất:

Nokia sẽ sử dụng Windows Phone làm chiến lược điện thoại thông minh chínhcủa mình, đổi mới trên nền tảng này trong các lĩnh vực như hình ảnh, lĩnh vực

mà Nokia đang dẫn đầu thị trường

Nokia sẽ giúp thúc đẩy tương lai của Windows Phone Nokia sẽ đóng góp kiến thức chuyên môn của mình về thiết kế phần cứng, hỗ trợ ngôn ngữ và giúp đưaWindows Phone đến với nhiều mức giá, phân khúc thị trường và khu vực địa lýhơn

Nokia và Microsoft sẽ hợp tác chặt chẽ trong các sáng kiến tiếp thị chung và lộtrình phát triển chung để phù hợp với sự phát triển của các sản phẩm di độngtrong tương lai

Bing sẽ hỗ trợ các dịch vụ tìm kiếm của Nokia trên các thiết bị và dịch vụ củaNokia, cho phép khách hàng truy cập vào các khả năng tìm kiếm thế hệ tiếptheo của Bing Microsoft adCenter sẽ cung cấp dịch vụ quảng cáo tìm kiếm trêndòng thiết bị và dịch vụ của Nokia

Nokia Maps sẽ là một phần cốt lõi trong các dịch vụ bản đồ của Microsoft Vídụ: Bản đồ sẽ được tích hợp với công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft và nềntảng quảng cáo adCenter để tạo thành trải nghiệm quảng cáo và tìm kiếm địaphương độc đáo

Các thỏa thuận thanh toán mở rộng của Nokia sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàngmua các dịch vụ Nokia Windows Phone hơn ở những quốc gia có mức sử dụngthẻ tín dụng thấp

Các công cụ phát triển của Microsoft sẽ được sử dụng để tạo các ứng dụng chạytrên Nokia Windows Phone, cho phép các nhà phát triển dễ dàng tận dụng phạm

vi toàn cầu của hệ sinh thái

Kho ứng dụng và nội dung của Nokia sẽ được tích hợp với MicrosoftMarketplace để mang lại trải nghiệm hấp dẫn hơn cho người tiêu dùng

21/04/2011: Nokia (NYSE: NOK) và Microsoft (NASDAQ: MSFT) công bố việc ký kết thỏa thuận dứt khoát về quan hệ đối tác sẽ dẫn đến một hệ sinh thái di

Trang 7

-Negotiation and

20

Trang 8

Stephen Elop, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Nokia Corporation chobiết: “Ở cấp độ cao nhất, chúng tôi đã tham gia vào mối quan hệ đối tác đôi bên cùng

có lợi “Bản chất bổ sung của các tài sản của chúng tôi và khả năng cạnh tranh tổng thểcủa dịch vụ kết hợp đó là nền tảng cho mối quan hệ của chúng tôi.”

Steve Ballmer, Giám đốc điều hành của Microsoft cho biết: “Thỏa thuận củachúng tôi là tốt cho ngành công nghiệp Nokia và Microsoft sẽ cùng nhau đổi mới vớitốc độ cao hơn và mang lại nhiều cơ hội hơn cho người tiêu dùng và các đối tác củachúng tôi để cùng chia sẻ thành công trong hệ sinh thái của chúng tôi.”

2012: Tình hình kinh doanh của Nokia sa sút.

Bản báo cáo tài chính quý III 2012 của Nokia cho thấy hãng này đã lỗ 576 triệuEuro (khoảng 751,9 triệu USD) Nokia cho biết doanh thu thuần của hãng đạt 7,2 tỷeuro (khoảng 9,44 tỷ USD) trong 3 tháng cuối năm 2012, ít hơn 19% so với cùng kỳnăm 2011 là 8,9 tỷ euro (khoảng 11,7 tỷ USD)

Nokia chuyển sang Windows Phone khi phần cứng thật sự vẫn chưa sẵn sàng vàkết cục đã gần như “giết chết” doanh số điện thoại chạy hệ điều hành Symbian trong 7tháng liền, trước khi công ty này chính thức có phiên bản thay thế Liên tiếp 5 quý saukhi hợp tác với Microsoft, Nokia chỉ toàn thua lỗ và làm bốc hơi 2,1 tỷ Euro dự trữ Cổphiếu của họ xuống mức thấp nhất kể từ năm 1996 Đỉnh điểm của sự sa lầy này là cổphiếu của Nokia đã trượt giá đến 85% Hy vọng của Nokia đều đặt hết vào các mẫusmartphone Lumia chạy Windows Phone 8 nói riêng và nền tảng di động củaMicrosoft nói chung

Robert Cozza, một nhà phân tích của công ty nghiên cứu thị trường Gartner giảithích: "Hầu hết sự cạnh tranh đến từ phân khúc cao cấp nhưng Nokia lại không có sản

Copy of Reading 1 Unit

7 copy

Negotiation and

3

Trang 9

phẩm mới nào như vậy vào quý III Trong khi đó, các đối thủ đã tung ra hàng loạt sảnphẩm 'hot' như iPhone 5 hay một số hãng lại tìm cách cạnh tranh về giá như Samsungvới Galaxy S II và S III hay Apple với iPhone 4 và 4S" Điều này sẽ gây áp lực vàbuộc Nokia phải nghĩ tới việc giảm giá các mẫu smartphone cao cấp đang bán trên thịtrường.

Sự kiện Windows Phone 8 chính thức phát hành vào ngày 29/10 mang lại nhiềulợi thế nhất định cho hãng Phần Lan bởi ở thời điểm này, nhiều người dùng đã quenvới hệ điều hành di động mới của Microsoft Tuy nhiên, Nokia cũng sẽ phải đối mặtvới nguy cơ cạnh tranh vào năm 2013 khi các đối thủ như Samsung hay HTC tung rasmartphone mới chạy Windows Phone 8

CEO Elop thông báo con số nhân lực phải nghỉ việc năm 2012 là hơn 10.000người trên quy mô toàn cầu "Điều này thực sự khó hơn chúng tôi tưởng và chúng tôiđang phải thực hiện những thay đổi sâu sắc hơn” Ông cũng nhấn mạnh Nokia không

có đủ tiền mặt để thực hiện các chuyển đổi cần thiết và “ sự thay đổi hôm nay là cầnthiết với công ty” Nhà phân tích Alexander Peterc của Exane BNP Paribas ở Londonđánh giá: “Nếu như Nokia không giảm thiểu chi phí thì khả năng phá sản của công tytrong vòng 2 năm tới là rất cao”

Việc Nokia mất giá trị khiến công ty này trở thành mục tiêu bị mua lại của cácông lớn khác

3/9/2013: Microsoft đã xác nhận mua lại bộ phận thiết bị và dịch vụ của Nokia.

Những tập trung mới vào hoạt động của Microsoft, dẫn đến chi 5,44 tỷ Euro(7,2 tỷ đô) bao gồm 3,79 tỷ Euro mua lại mảng thiết bị và dịch vụ của Nokia (NokiaDevices & Business) và 1,65 tỷ Euro nữa cho một số bằng sáng chế mà công ty nàynắm giữ (thanh toán bằng tiền mặt ở nước ngoài, không ảnh hưởng đến khả năng trảvốn cho các cổ đông) Đây là bước đi quan trọng nhằm lấn sân sang mảng di động củahãng phần mềm số 1 thế giới thời điểm đó Bởi việc thu mua là công cụ để cạnh tranhvới Google và Apple trên thị trường smartphone

Đồng thời, thương vụ không ảnh hưởng đến các hợp đồng phân phối, cung cấplinh kiện cũng như khách hàng từng được Nokia ký kết trước đó

Trang 10

Steve Ballmer - giám đốc điều hành tập đoàn Microsoft cho rằng đây là một sựkiện chuyển đổi mang tính bước ngoặt của mình Là thương vụ hai bên cùng có lợi(win - win): không chỉ cho ban giám đốc, các cổ đông mà còn toàn bộ những kháchhàng của hai công ty

Ông Risto Siilasmaa - Chủ tịch Hội đồng quản trị của Nokia nhận định: “Đâykhông phải là một bước đi dễ dàng, cần có thời gian để đôi bên dung hòa được hoạtđộng.”

25/04/2014: Mọi thủ tục mua bán mới được hoàn tất

Sau hơn nửa năm kể từ khi công bố của Microsoft về việc mua bán, thủ tục mớithực sự hoàn tất Lý do bởi hai bên phải chờ phê duyệt của Ủy ban Chống độc quyềncủa Liên minh châu Âu Kết quả là: 32000 nhân viên của Nokia chuyển sang làm việccho Microsoft bao gồm cả cựu CEO Stephen Elop, 4700 nhân viên tại Phần Lan và

18300 nhân viên làm việc tại các nhà máy lắp ráp của Nokia

Sau thương vụ, nhánh di động vẫn làm việc tại Phần Lan Phần Lan trở thànhngôi nhà dữ liệu mới của Microsoft, phục vụ cho người tiêu dùng khắp châu Âu.Microsoft cũng tiết kiệm được 250 triệu đô la mỗi năm mà trước kia phải chi choNokia để duy trì Window phone 8

Microsoft chiếm lại được CEO Stephen Elop - người từng làm việc cho hãngtrước khi đến Nokia vào năm 2010 Sau khi Steve Ballmer tuyên bố nghỉ việc, vị tríphó giám đốc điều hành Microsoft thuộc về Elop - ứng viên tiềm năng cho vị trí CEOcủa công nghiệp khổng lồ này Và trong lúc chờ Nokia có CEO mới, Siilasmaa đảmnhận vai trò điều hành

Quyền lợi các bên tham gia

Ngày 3 tháng 9 năm 2013, Microsoft đã công bố thỏa thuận mua lại bộ phậnkinh doanh dịch vụ và thiết bị cầm tay của công ty điện thoại di động Phần Lan Nokiavới giá 7,2 tỷ USD, tờ New York Times đưa tin Cả hai bên đều có động lực mạnh mẽ

để hợp lực

Thỏa thuận đánh dấu một bước đi muộn màng nhưng táo bạo của Microsoftnhằm nâng cấp sự hiện diện của mình trong các thiết bị cầm tay và báo hiệu sự kếtthúc cuộc đấu tranh lâu dài của Nokia để tham gia vào thị trường điện thoại thôngminh siêu cạnh tranh và cực kỳ béo bở

Trang 11

2.1 Quyền lợi phía Microsoft

Microsoft mong muốn sản xuất ra một thiết bị điện thoại có hệ điều hànhWindows và phần cứng được cung cấp bởi Nokia Điều này giúp cả Microsoft vàNokia trực tiếp cạnh tranh với Google và Apple, đem lại lợi ích về giá cho người tiêudùng Bên cạnh đó, sự sáp nhập cũng giúp các nhà phát triển giảm sự phân mảnh của

hệ điều hành và tạo ra các thông số kỹ thuật phần cứng nhất quán (có nghĩa là các lậptrình viên không phải viết mã phần mềm của họ để hoạt động trên nhiều hệ thống khácnhau); nó tăng cường bảo mật của hệ điều hành bằng cách khuyến khích người dùngcập nhật lên phiên bản phần mềm mới nhất; và điều đó có nghĩa là trải nghiệm ngườidùng nói chung nhất quán hơn, dẫn đến niềm tin lớn hơn vào thương hiệu

Microsoft cũng tin rằng sự tích hợp theo chiều dọc sẽ giúp việc tài trợ cho sựphát triển của nền tảng Windows Phone trở nên dễ dàng hơn Khi Nokia bán WindowsPhone, Microsoft nhận được "lãi gộp" khoảng 10 đô la từ thỏa thuận này, trong khiphần lớn lợi nhuận từ việc bán lại chảy vào Nokia

Tuy nhiên, quan trọng hơn, thương vụ cũng đồng nghĩa với việc mua thươnghiệu Nokia, để nhắm vào mục tiêu lớn hơn là hàng tỷ người dùng Việc mua Microsoftcũng bao gồm giấy phép mười năm để sử dụng thương hiệu Nokia trên điện thoại phổthông và chỉ cần duy trì các tiêu chuẩn cao của nhà sản xuất Phần Lan, họ sẽ có nhiệm

vụ dễ dàng hơn là thuyết phục khách hàng chuyển sang hệ sinh thái Windows Phonetrong thập kỷ tới

2.2 Quyền lợi phía Nokia

Về phía Nokia, công ty đã mất vị thế hùng mạnh một thời trong lĩnh vực kinhdoanh điện thoại di động đã bị mất khi ngành này chuyển sang kỷ nguyên của điệnthoại thông minh Samsung và Apple chia gần như toàn bộ lợi nhuận trong mảng kinhdoanh điện thoại thông minh toàn cầu hiện nay Trong khi điện thoại Nokia từng đượcđánh giá cao ở châu Á và các nền kinh tế đang phát triển khác về độ bền và giá trị,công ty lại chậm trễ trong việc giới thiệu những cải tiến như màn hình cảm ứng Điều

đó đã để lại thị trường cao cấp cho các thương hiệu như Apple và Samsung.Việc chấp nhận thoả thuận này không chỉ đem về nguồn thu trực tiếp 7.2 USDcho Nokia mà quan trọng hơn là sự phát triển kinh doanh trong tương lai Theo đó,

Trang 12

Nokia sẽ không chỉ có thế mạnh ở các dòng điện thoại cấp thấp mà còn chen chân vàongành sản xuất điện thoại thông minh, cạnh tranh trực tiếp với những gã khổng lồ đitrước là Apple và Samsung.

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đàm phán

3.1 Văn hóa đàm phán của các bên:

Sự khác biệt trong nền văn hoá ở hai quốc gia Mỹ và Phần Lan:

Sự khác biệt trong văn hoá của hai công ty dẫn đến những mục tiêu và kết quảđàm phán khác nhau:

Cả Mỹ và Phần Lan đều theo chủ nghĩa cá nhân nên việc sáp nhập trở nên mỗicông ty đều theo đuổi lợi ích của riêng mình mà không quan tâm đến lợi ích cùng đạtđược Người Mỹ với phong cách làm việc khuyến khích cạnh tranh và thành tích trongkhi đó người Phần Lan coi hạnh phúc, thời gian nghỉ ngơi và sự linh hoạt như thước

đo của sự thành công Bên cạnh đó người Mỹ thích mạo hiểm hơn người Phần Lan Cảhai nền văn hoá đều coi trọng trách nhiệm trong công việc, họ tập trung vào hoànthành chương trình đàm phán Điều này trở nên tốt nếu họ có cùng mục tiêu chungnhưng sẽ là có vấn đề khi họ không thể thiết lập điểm chung lợi ích với nhau Người

Mỹ hoan nghênh đối đầu trực tiếp còn người Phần Lan tránh điều này Về yếu tố thờigian thì người Mỹ linh hoạt trong thời gian hơn người Phần Lan

So sánh văn hoá công ty Microsoft và Nokia:

Văn hoá công ty Microsoft:

Triết lý kinh doanh: Microsoft phát triển triết lý kinh doanh của mình dựa trên 5yếu tố chính: Chính sách phát triển dựa trên nền tảng lâu dài; hướng tới kết quả;tinh thần tập thể và động lực cá nhân; thái độ trân trọng đối với sản phẩm vàkhách hàng; thông tin với khách hàng phải được phản hồi thường xuyên

Hệ thống giá trị: Các giá trị mà mỗi công nhân Microsoft đều phải toả sángtrong mọi hoàn cảnh đó chính là: Chính trực & trung thực; cởi mở và tôn trọng;tinh thần trách nhiệm; giữ đam mê; dám đương đầu với thách thức lớn; tự phêbình

Trang 13

Văn hoá ứng xử trong công ty: Bill Gates từng nói: “Tôi không trả lương chonhân viên nhưng ai cũng cảm thấy thoải mái vì có cảm giác rằng mình là ngườiđang thay đổi thế giới.” Tại Microsoft tất cả nhân viên chính thức đều có vănphòng làm việc của mình Công ty cũng thường xuyên tổ chức những buổi sinhhoạt chung, buổi họp tạo; giữa công nhân và lãnh đạo luôn tồn tại mối quan hệtốt đẹp

Văn hoá quốc gia trong Microsoft: tập đoàn chịu ảnh hưởng nhiều từ nền vănhoá Mỹ Bản sắc văn hoá Mỹ với đặc trưng là chữ tín và tất cả mọi người đềubình đẳng về cơ hội phát triển, ai nhanh hơn, nhận biết sớm hơn, giỏi cạnh tranhhơn người đó giành thắng lợi Có thể nói, ý thức suy tôn tự do, chú trọng hiệuquả thực tế, phóng khoáng, khuyến khích cạnh tranh cá nhân trở thành nhịpđiệu chung của văn hoá doanh nghiệp Mỹ

Văn hoá doanh nghiệp Nokia:

Triết lý kinh doanh: Điều quan trọng nhất trong kinh doanh là niềm tin và niểmtin được xây dựng dựa trên sự chính trực

Nguyên tắc chung của Nokia: Không ngừng đổi mới, sáng tạo, chinh phục thịtrường bằng những sản phẩm ưu tú nhất

Hệ thống giá trị: Nokia dựa trên 4 giá trị cốt lõi: Sự hài lòng khách hàng; tôntrọng cá nhân; thành tựu; học hỏi không ngừng

Vòng tròn trách nhiệm của Nokia:

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w