1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) thảo luận du lịch bền vững đề tài mô hình phát triển du lịch cộng đồng tạimai châu hòa bình

28 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mô Hình Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Mai Châu – Hòa Bình
Tác giả Nhóm 10
Người hướng dẫn Vương Thùy Linh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Khách Sạn – Du Lịch
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 4,4 MB

Nội dung

Khái niệm a Khái niệm trên thế giới Theo World Conservation Union1996: Du lịch bền vững là việc di chuyển vàtham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tậnh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH

- 

-BÀI THẢO LUẬN

DU LỊCH BỀN VỮNG

Đề tài: Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại

Mai Châu – Hòa Bình

Giáo viên hướng dẫn: Vương Thùy Linh Nhóm: 10

Lớp HP: 231TSMG302101

Hà Nội, 2023

1

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 4

1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Mục tiêu phát triển du lịch bền vững 5

1.1.3 Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững 6

1.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 7

1.2.1 Định nghĩa 7

1.2.2 Đặc điểm 7

1.3 MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 8

1.3.1 Du lịch cộng đồng tác động lên kinh tế 8

1.3.2 Du lịch cộng đồng tác động lên văn hoá - xã hội 9

1.3.3 Du lịch cộng đồng tác động đến môi trường 11

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI BẢN LÁC - MAI CHÂU 14

2.1 KHÁI QUÁT VỀ BẢN LÁC 14

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội 14

2.1.2 Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng của bản Lác 14

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG CỒNG TẠI BẢN LÁC (MAI CHÂU, HÒA BÌNH) 15

2.2.1 Thực trạng tình hình hoạt động DLCĐ ở bản Lác 15

2.2.2 Mô hình phát triển DLCĐ tại bản Lác 17

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI BẢN LÁC 22

2.3.1 Thành công 22

2.3.1 Hạn chế và nguyên nhân 23

KẾT LUẬN 25

2

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Du lịch cộng đồng là một thuật ngữ được nhắc đến nhiều trên thế giới trongnhững thập kỷ qua Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, loại hình DL này đã đượcquan tâm, chú trọng phát triển và trở nên phổ biến tại nhiều địa phương trên cả nước.Trong xu hướng chung của thế giới hướng đến mục tiêu phát triển DL bền vững thìDLCĐ được cho là một hướng đi đúng đắn và lâu dài

Cũng theo hướng phát triển này, tại Bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu,tỉnh Hòa Bình đang thu hút số lượng lớn KDL đến đây và bước đầu đạt được nhữngkết quả tích cực Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết, 6 tháng đầunăm 2023, toàn tỉnh đón 2,36 triệu lượt khách tham quan, du lịch Tuy nhiên cũngcũng giống như nhiều mô hình du lịch cộng đồng khác các dấu hiệu thiếu bền vữngngày một xuất hiện nhiều, phải kể đến sự mai một về văn hóa, hiện tượng bất chấp lợinhuận sẵn sàng thay đổi các giá trị truyền thống, tác động xấu đến môi trường, cáchthức làm du lịch thiếu chuyên nghiệp và chưa nhận được sự quy hoạch xứng đáng vớitiềm năng và chất lượng

Chính vì các lý do trên, nhóm 10 đã lựa chọn thực hiện đề tài “ Mô hình du lịch

cộng đồng tại Bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình” nhằm

phát hiện các khía cạnh thiếu bền vững, qua đó đề xuất các biện pháp cải thiện cầnthiết Đồng thời, đây cũng là căn cứ để rút ra bài học cho các mô hình du lịch dựa vàocộng đồng khác đối với mục tiêu phát triển một cách an toàn và ổn định trong tươnglai

3

Trang 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG

1.1.1 Khái niệm

a) Khái niệm trên thế giới

Theo World Conservation Union(1996): Du lịch bền vững là việc di chuyển vàtham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tậnhưởng và đánh giá cao tự nhiên, các đặc điểm văn hóa kèm theo (có thể cả trong quákhứ và hiện tại) có các khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và manglại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địaphương

Theo quan điểm của Luc Hans (1998): Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lýtất cả các sản tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh

tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa các quá trình sinhthái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống

Theo chương trình “Xoá đói giảm nghèo bằng du lịch” (WTO 2009): Du lịchbền vững là các cam kết tăng cường sự thịnh vượng của địa phương thông qua tối ưuhoá sự đóng góp của du lịch vào sự thịnh vượng kinh tế của điểm đến du lịch Du lịchbền vững cần tạo ra thu nhập và việc làm bền vững cho người lao động mà không gâyảnh hưởng đến môi trường và văn hóa của điểm đến du lịch, đảm bảo tính khả thi vàtính cạnh tranh của các điểm du lịch, các doanh nghiệp du lịch để họ có thể phát triểntốt mang lại lợi ích lâu dài

Theo Hội đồng du lịch Lữ hành thế giới (WTTC) và Tổ chức du lịch thế giới(UNWTO) 2016: Du lịch bền vững là loại hình du lịch đáp ứng được nhu cầu hiện tạicủa du khách và của những điểm đến mà vẫn bảo đảm và cải thiện nguồn lực chotương lai Du lịch bền vững dẫn tới một phương thức quản lý tất cả các nguồn lực saocho thoả mãn nhu cầu kinh tế, xã hội, thẩm mỹ và vẫn giữ gìn được sự trọn vẹn củavăn hoá và môi trường sống

4

Trang 5

b) Khái niệm ở Việt Nam:

Theo Luật du lịch (2017): Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứngđược các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về dulịch của tương lai

1.1.2 Mục tiêu phát triển du lịch bền vững

Nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảođảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai đồng thời góp phần duytrì một lượng du khách hợp lý và bền vững, mục tiêu phát triển du lịch bền vững gồm

3 nội dung cơ bản sau:

 Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế du lịch cao hợp lý, ổn định, liên tụcTốc độ tăng trưởng của ngành du lịch cần được xác định ở mức độ phù hợp, căn

cứ vào các điều kiện thực tế, để đáp ứng yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng của ngành dulịch, đồng thời không tạo nên áp lực đòi hỏi phải đổi lại bằng sự suy giảm tài nguyên

và môi trường du lịch Theo đó, tăng trưởng của ngành kinh tế du lịch không vượt quákhả năng tái tạo của nguồn tài nguyên, khả năng chịu đựng của cơ sở vật chất ngành

du lịch và sức chứa xã hội ở địa phương để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch ngàycàng tốt hơn, sản phẩm du lịch ngày càng thỏa mãn và làm hài lòng du khách Tăngtrưởng du lịch bền vững cần dựa vào chiến lược: ưu tiên nâng cao chất lượng nguồnkhách hơn là theo đuổi thuần túy số lượng khách du lịch

 Thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóabản địa

Quá trình phát triển du lịch sẽ khuyến khích, thu hút và tạo việc làm cho laođộng địa phương trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch, đồng thời tạo tác độnglan tỏa, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực kinh tế khác phát triển, tạo ra nhiều cơ hội việclàm, nâng cao thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người dân trong cộngđồng địa phương Nói cách khác, du lịch có thể mang lại hiệu ứng phát triển bao trùm

 Bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, phát triển các tàinguyên có khả năng tái sinh

Điều này bao gồm cả hai khía cạnh: giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinhthái trong hoạt động du lịch; giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái để tạotiền đề, điều kiện cho du lịch phát triển bền vững Phát triển du lịch bền vững phải bảo

5

Trang 6

đảm được rằng các tài nguyên du lịch của địa phương như các danh lam thắng cảnh, ditích lịch sử, giá trị văn hóa, không bị tác động tiêu cực, không gây ra hao hụt các giátrị nguyên bản hay tác động xấu cho việc khai thác chúng trong lâu dài.

1.1.3 Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững

Theo Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên(1998),

có 10 nguyên tắc phát triển du lịch bền vững như sau:

1 Sử dụng tài nguyên một cách bền vững

2 Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải

3 Duy trì tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hóa

4 Lồng ghép du lịch vào trong quy hoạch phát triển của địa phương và quốcgia

5 Hỗ trợ nền kinh tế địa phương

6 Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương

7 Sự tư vấn của các nhóm quyền lợi và công chúng là rất cần thiết

8 Đào tạo cán bộ quản lý, kinh doanh du lịch nhằm thực thi các sáng kiến vàgiải pháp du lịch bền vững

Như tên gọi của nó, du lịch cộng đồng có sự tham gia tích cực từ các cộng đồngbản địa trong việc tổ chức và điều hành các hoạt động Đây là một phương tiện để giúp

6

Trang 7

Du lịch bền

41

Đề cương DLBV - Đề cương DLBV

Trang 8

cho du khách hiểu rõ hơn về văn hoá và con người Việt Nam qua từng miền quê, từngnhóm dân tộc khác nhau.

Du lịch cộng đồng không chỉ mới xuất hiện trong thời kỳ gần đây mà đã có từrất lâu Trong suốt quá trình phát triển này, du lịch được xem là công cụ giúp phát triểnkinh tế cho các địa phương Tuy nhiên, với sự phát triển của du lịch mà còn gây ra rấtnhiều khó khăn và thách thức, như hiện tượng du lịch tràn ngập, không gian sinh hoạtcủa bản địa bị xâm hại, ô nhiễm môi trường…

1.2.2 Đặc điểm

Đảm bảo văn hoá, thiên nhiên bền vững: Du lịch cân bằng với các tiêu chuẩnkinh tế, văn hoá xã hội và môi trường; nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hoá đượckhai thác hợp lý; bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan; bảo tồn được môi trường vănhoá Du lịch cộng đồng là cách tốt nhất để giữ gìn bản sắc văn hoá, sử dụng dịch vụ tạichỗ, phát triển văn hoá, tôn trọng văn hoá địa phương, thúc đẩy nghề nghiệp truyềnthống và giữ gìn bản sắc văn hoá Cần có sự tham gia của người dân địa phương đểtăng ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường, giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường sinhthái và bản sắc văn hoá

Có sở hữu cộng đồng: Cộng đồng là chủ thể quản lý di sản dân tộc, có phongcách và lối sống riêng cần được tôn trọng; cộng đồng có quyền sở hữu các tài nguyên

và do vậy có quyền tham gia vào các hoạt động du lịch

Thu nhập từ du lịch cộng đồng giữ lại cho cộng đồng: Lợi nhuận thu được từ

du lịch được chia sẻ công bằng cho cộng đồng để bảo vệ môi trường; cộng đồng thulợi nhuận và lợi ích kinh tế trực tiếp để tái đầu tư cho địa phương ngoài hỗ trợ củaChính phủ

Góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng: Nâng cao trình độ chuyênmôn, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái; nâng cao ý thức bảo vệ di sản văn hoácủa cộng đồng và chống lại các trào lưu du nhập

Tăng cường quyền lợi cho cộng đồng: Du lịch cộng đồng là do chính cộngthể tổ chức quản lý; du lịch cộng đồng thúc đẩy, tạo cơ hội cho cộng đồng tham gianhiệt tình vào phát triển du lịch; cộng đồng dân cư được trao quyền làm chủ, thực hiệncác dịch vụ và quản lý phát triển du lịch

7

Du lịch bền

Inbound 7182771707361113151

Du lịch bền

150

Trang 9

Tăng cường hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và cơ quan nhà nước: Hỗtrợ kinh nghiệm, vốn đầu tư, cơ sở vật chất và ưu tiên về các chính sách cho cộng đồngtrong việc phát triển du lịch và phát triển cộng đồng.

1.3 MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

1.3.1 Du lịch cộng đồng tác động lên kinh tế

a) Tác động tích cực

Du lịch cộng đồng tạo cơ hội giải pháp việc làm.Với sự phát triển nhanh chóng

và do đặc thù là dịch vụ nên ngành du lịch có hệ số sử dụng lao động rất cao TheoWTO, lao động trong ngành du lịch chiếm khoảng 7% lực lượng lao động trên thếgiới

Du lịch cộng đồng thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ, tăngcường vị trí và khả năng phát triển du lịch dựa trên cơ sở phối hợp với các ngành cóliên quan Nhiều doanh nghiệp có qui mô và gia đình làm chủ như dịch vụ taxi, cửahàng bán đồ lưu niệm hay một nhà hàng nhỏ Ngày càng có nhiều du khách muốn tìmhiểu văn hoá đích thực của vùng du lịch Nếu chúng ta có thể kích thích họ mua hànglưu niệm sản xuất tại địa phương và ở khách sạn được trang bị bằng nhiều vật liệu củađịa phương thì du lịch cộng đồng là chiếc cầu nối và đóng góp đáng kể vào nền kinh

tế Khi du lịch phát triển, sự tiêu dùng của du khách sẽ làm cho sự phân phối tiền tệ và

cơ hội tìm việc làm đồng đều hơn Tiêu dùng của khách du lịch sẽ tạo nên thu nhập củacác doanh nghiệp du lịch

Du lịch cộng đồng làm thay đổi cấu trúc kinh tế của vùng Giá trị đất gia tăng

do thay đổi mục đích sử dụng đất

Thay đổi cơ cấu và trình độ lao động, góp phần cân bằng cán cân thanh toánquốc tế, sự gia tăng xuất khẩu du lịch sẽ đồng thời làm tăng tổng sản phẩm quốc dâncủa đất nước

Cải thiện y tế: Dịch vụ y tế và các tiêu chuẩn vệ sinh được nâng cao Xử lí rác

và nước thải được cải thiện, dịch vụ môi trường được nâng cấp Cải thiện về mặt xãhội: Cải thiện các dịch vụ và công trình công cộng, từ đó nảy sinh thêm nhiều hoạt

8

Trang 10

động bổ ích Giáo dục và bảo tồn thiên nhiên: Giáo dục và kiến thức được nâng lên.

Cơ hội đào tạo được mở rộng, khuyến khích việc quản lí và bảo vệ các di sản và môitrường thiên nhiên

b) Tác động tiêu cực

Về kinh tế: Việc phát triển du lịch phía quản lý hoặc lượng khách du lịch quađông sẽ gây nên tình trạng mất cân đối giữa cung – cầu Điều dó ảnh hưởng tới giá cả.Hơn thế nữa, việc tiêu tiền của du khách có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng lạmphát tăng cao

Về xã hội: Làm thay đổi khuynh hướng tiêu dùng: Thay đổi cách tiêu dùng,hưởng thụ, cờ bạc, mại dâm, ma tuý, trộm cướp và tội phạm phổ biến Thương mại hoáhoạt động văn hoá truyền thống và xã hội Tăng thêm xung đột xã hội, tăng mâu thuẫnđối kháng giữa các nhóm có lợi ích khác nhau Cần nhiều cảnh sát hơn, nhiều biệnpháp kiểm soát hơn Việc tập trung du khách ngày càng nhiều tại cùng một thời điểm,địa phương sẽ làm cho các bãi tắm, nhà nghỉ trở nên quá tải, đường sá tắt nghẽn làmtổn hại đáng kể đến chất lượng cuộc sống

1.3.2 Du lịch cộng đồng tác động lên văn hoá - xã hội

a) Tác động tích cực

Thông qua hoạt động du lịch cộng động có thể làm tăng sự hiểu biết của dukhách đối với cảnh quan thiên nhiên, đất nước, con người, lịch sử văn hóa xã hội củaquốc gia, địa phương, nhờ vậy tinh thần yêu tổ quốc, yêu quê hương được tăng lên và

có tình thần trách nhiệm xây dựng đất nước giàu mạnh, lòng tự hào dân tộc và ý thứcbảo vệ môi trường Du lịch làm tăng nhận thức của địa phương về giá trị kinh tế củacác khu vực tự nhiên và văn hóa, qua đó có thể khơi dậy niềm tự hào đối với những disản của quốc gia và địa phương cũng như quan tâm đến việc giữ gìn chúng

9

Trang 11

Phát triển du lịch có lợi cho việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân gian Ngoàiviệc cung cấp các hoạt động tham quan di tích văn vật du ngoạn phong cảnh thiênnhiên, du lịch còn có tác dụng bảo vệ văn hóa, làm đẹp môi trường và thúc đẩy sự pháttriển của văn hóa dân tộc

Phát triển, giao lưu văn hóa: Khách biết thêm vềbản sắc văn hóa của địaphương, biết âm nhạc, nghệ thuật, các món ăn truyền thống và ngôn ngữ của địaphương đó Tạo hình ảnh mới, người nước ngoài được biết thêm về cộng đồng ngườidân địa phương họ du lịch

Du lịch cộng đồng có thể đẩy mạnh việc bảo tồn và giao lưu các truyền thốngvăn hóa lịch sử, góp phần bảo tồn và quản lí bền vững các tài nguyên, bảo vệ các disản ở địa phương, phục hưng các nền văn hóa bản xứ, các nghề thủ công mĩ nghệ Dulịch còn tạo ra khả năng hỗ trợ đắc lực cho việc bảo tồn các di tích lịch sử, khảo cổđang có nguy cơ bị tàn lụi, đặc biệt là các di tích ở những nước nghèo không có đủtiềm lực để trùng tu hay bảo vệ Đóng góp kinh phí trực tiếp hay gián tiếp cho việcphát triển các bảo tàng, các hoạt động văn hóa truyền thống, kể cả văn hóa ẩm thực

Du lịch cộng đồng còn tạo ra việc làm ảnh hưởng tích cực đến sự ổn định xãhội như: Không để cho các cộng đồng tan rã, giảm bớt việc thanh niên đi nơi khác tìmviệc làm, tăng thu nhập của dân địa phương qua việc cung cấp những sản phẩm mỹnghệ công nghiệp cho khách du lịch.Ngoài ra, du lịch cộng đồng nâng cao trình độnghiệp vụ của người dân Phát triển du lịch có thể phát triển một số nghề mới liênquan đến dịch vụ du lịch

b) Tác động tiêu cực

Ảnh hưởng của hoạt động du lịch cộng đồng đến các khía cạnh văn hoá – xãhội khó có thể định lượng được vì phần lớn đó là: Những tác động của du lịch đến vănhoá xã hội được thể hiện trong việc góp phần thay đổi các hệ thống giá trị, tư cách cá

10

Trang 12

nhân, quan hệ gia đình, lối sống tập thể, hành vi đạo đức, những lễ nghi truyền thống

và tổ chức của cộng đồng phần lớn đó là những tác động gián tiếp

Du lịch cộng đồng gây ra nhiều thay đổi về đạo đức xã hội và mức độ tội phạm

Ở Việt Nam, các tệ nạn cướp giật, ăn xin ở các trung tâm, điểm du lịch thường cao hơn

so với những nơi khác, các hoạt động mại dâm có xu hướng gia tăng

Nền văn hoá truyền thống của địa phương có thể bị huỷ hoại hoặc giảm giá trị.Văn hoá xuống cấp cả về qui mô lẫn tốc độ Làm tổn hại đến các hệ thống văn hoá,gây ra những thay đổi về tập quán tình dục Tăng cường xung đột giữa cái mới và cái

cũ bảo thủ Xã hội trở nên phức tạp hơn

1.3.3 Du lịch cộng đồng tác động đến môi trường

a) Tác động tích cực

Du lịch cộng đồng tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối

ưu các nguồn tài nguyên và môi trường, du lịch góp phần tích cực vào việc bảo tồn cácvườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng văn hóa – lịch sử – môi trường,

tu bổ, bảo vệ hệ thống đền đài lịch sử, kiến trúc mỹ thuật Tăng thêm mức độ đa dạngsinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có các công viên cảnh quan, khunuôi chim thú hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ dulịch Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nhờ các dự án thường

có yêu cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước, thác nước nhân tạo

Du lịch cộng đồng cũng góp phần tích cực tu sửa phát triển cảnh quan đô thị,cảnh quan tại các điểm du lịch như tu sửa nhà cửa thành những cơ sở du lịch mới, cảithiện môi trường cho cả du khách và cư dân địa phương bằng cách gia tăng phươngtiện vệ sinh công cộng, đường sá thông tin, năng lượng, nhà cửa xử lí rác và nước thảiđược cải thiện, dịch vụ môi trường được cung cấp Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục

bộ trong khu dân cư nếu như các giải pháp hạ tầng, kỹ thuật đồng bộ được áp dụng Đối với các làng chài ven biển trong khu vực được xác định phát triển thành các khu

du lịch biển Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn trống chưa được sửdụng hiệu quả Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dânsinh kinh tế tại các khu vực phát triển du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp

11

Trang 13

thoát nước được sử dụng Du lịch phát triển đưa đến sự kiểm soát ở các điểm du lịchnhằm bảo vệ môi trường.

b) Tác động tiêu cực

Ô nhiễm nguồn nước: Việc xây dựng, đất đá và các chất nạo vét, đặc biệt lànhững nơi chặt phá rừng ngập mặn để xây bến cảng, làm cho chất lượng nước giảm đirất nhiều, nước bị đục, quá trình trầm lắng tăng Sinh vật đáy bị huỷ diệt,chất bẩn donạo vét tạo nên Biển và đất bị nhiễm độc bởi chất thải Việc giải phóng mặt bằng vàsan ủi đất để xây dựng các công trình và làm đường có thể gây ra xói mòn và sụt lởđất, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước mặt Việc vứt rác và đổ nước thải bừa bãivào các nguồn nước cũng như thải ra một lượng xăng dầu nhất định trong quá trìnhvận hành các thiết bị xây dựng

Ô nhiễm không khí và tiếng ồn: Du lịch cộng đồng có thể gây ô nhiễm khôngkhí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọngđiểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các côngtrình xây dựng bằng đá vôi và bê tông Bụi và các chất gây ô nhiễm không khí xuấthiện chủ yếu là do các hoạt động giao thông, do sản xuất và sử dụng năng lượng tăngcường sử dụng giao thông cơ giới là nguyên nhân đáng kể gây nên bụi bặm và ô nhiễmmôi trường Trạng thái ồn ào phát sinh do việc tăng cường sử dụng các phương tiện cơgiới như thuyền, phà gắn máy, xe máy…cũng như hoạt động của du khách tại các điểm

du lịch tạo nên những hậu quả trước mắt cũng như lâu dài

Ô nhiễm đất: Du lịch cộng đồng kéo theo việc xây dựng kết cấu hạ tầng, kháchsạn và công trình dịch vụ du lịch Điều này tất yếu dẫn đến việc xâm lấn những diệntích đất trước đây là những cảnh quan thiên nhiên, những khu đất trồng trọt và chănnuôi Hoạt động phát triển các khu du lịch thường dẫn đến việc giảm quỹ đất canh tácnông nghiệp

Tài nguyên sinh vật: Ô nhiễm môi trường sống cùng với việc mất đi nhữngcảnh quan thiên nhiên, những khu đất chăn nuôi là những nhân tố làm cho một số loàithực vật và động vật dần dần bị mất nơi cư trú Một số hoạt động thái quá của dukhách như chặt cây bẻ cành, săn bắn chim thú tại những khu rừng tự nhiên cũng là

12

Trang 14

nguyên nhân làm giảm sút cả số lượng lẫn chất lượng sinh vật trong phạm vi khu dulịch.

Các yếu tố ô nhiễm như là rác và nước thải không được xử lí đúng mức sẽ ảnhhưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái ở dưới nước Hoạt động của du khách có tác độnglớn đến hệ sinh thái…các hoạt động du lịch dưới nước như thu nhặt sò, ốc, khai thácsan hô làm đồ lưu niệm và thả neo tại những bãi đá san hô đều làm gia tăng việc huỷhoại bãi san hô, nơi sinh sống của các loài động vật ở dưới nước Việc săn bắt chuyênnghiệp cũng góp phần làm giảm đi nhiều loài sinh vật đang bị đe doạ diệt vong Ở cáckhu bảo tồn thú hoang dã, hoạt động của các đoàn xe và khách du lịch cũng có ảnhhưởng xấu đến môi trường sống làm cho sự yếu tính bị mất đi và các sinh vật trở nên

sợ sệt, thậm chí nhiều con thú bị chết vì tai nạn do con người gây ra

13

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w