Quađề tài này, tôi mong muốn trau dồi thêm hiểu biết của bản thân mình về tầm quan trọng của con người trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong sự phát triển nền kinh tế của côn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA: KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đặng Bảo Châu
Trang 2MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 5
I/ Quan niệm của Triết học Mác – Lênin về con người: 5
1 Một số quan điểm triết học về con người trong lịch sử: 5
1.1 Quan niệm về con người trong triết học phương Đông: 5
1.2 Quan niệm về con người trong triết học phương Tây: 6
2 Những quan niệm cơ bản của triết học Mác – Lênin về con người và bản chất con người: 7
2.1 Con người là thực thể sinh học – xã hội: 7
2.2 Vai trò của hoạt động sản xuất đối với sự phát triển của con người: 8
2.3 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người: 9
2.4 Con người - chủ thể của lịch sử, nhưng đồng thời cũng là sản phẩm của lịch sử: 10
2.5 Bản chất con người là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội: 11
II/ Vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay: 12
1 Khái quát chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa: 12
1.1 Công nghiệp hóa – hiện đại hóa là gì? Và nó có vai trò như thế nào? 12
1.2 Lịch sử phát triển của công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta: 15
1.2.1 Công nghiệp hóa – hiện đại hóa trước thời kì đổi mới (giai đoạn 1960 – 1986): 15
1.2.2 Công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong thời hiện đại (giai đoạn 1986 – nay): 15
2 Nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay: 16
2.1 Khái niệm, vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta: 16
2.2 Thực trạng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay: 18
2.3 Phương hướng phát triển nguồn lực con người đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong tương lai: 19
Trang 3KẾT LUẬN 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 4Con người là một yếu tố thiết yếu cấu thành nên lịch sử, góp phần xây dựng và hình thành nên xã hội như bây giờ Bản thân con người là sự tổng hòa của các mối liên hệ xã hội, là nhân tố kết nối các mặt của xã hội ấy lại với nhau Sự phát triển của khoa học – công nghệ ngày nay là một sản phẩm của bàn tay con người, mang lại nhiều lợi ích cho con người từ những vấn đề trong cuộc sống đời thường cho đến những vấn đề mang tầm cỡ quốc gia Việc áp dụng các công cụ khoa học kỹ thuật ấy vào việc phát triển nền kinh tế đất nước, hay nói cách khác là công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng là một trong các vấn đề đó Các phát minh khoa học, dù có tiến bộ và hiện đại đến mấy, nếu như không có bàn tay con người sử dụng và điều khiển thì sẽ không mang lại được nguồn lợi gì cho đời sống Công nghiệp hóa – hiện đại hóa là một quá trình dài, nhưng cũng là một mục tiêu mà đất nước đang hướng tới, đòi hỏi con người phải nắm được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để góp phần đưa đất nước đi lên Chính bởi vậy, vấn đề về con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
là một vấn đề mang tính cấp thiết ở nước ta hiện nay
Để tìm ra phương hướng giải quyết đúng đắn cho vấn đề nan giải trên, cần phải bắt nguồn từ những hiểu biết cơ bản và chính xác nhất về con người trong triết
học Vì vậy, tôi quyết định chọn đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Quan niệm của triết học Mác – Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay” Qua
đề tài này, tôi mong muốn trau dồi thêm hiểu biết của bản thân mình về tầm quan trọng của con người trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong sự phát triển nền kinh tế của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ đó học cách hoàn thiện bản thân để có thể đóng góp một phần công sức dù nhỏ bé của mình vào việcphát triển nền kinh tế nước nhà
NỘI DUNG
Trang 5I/ Quan niệm của Triết học Mác – Lênin về con người:
1 Một số quan điểm triết học về con người trong lịch sử:
1.1 Quan niệm về con người trong triết học phương Đông:
Vấn đề về con người đã, đang và vẫn sẽ luôn là một dấu hỏi lớn trong lịch sử phát triển của triết học nói riêng, hay trong quá trình tiến gần hơn với văn minh nói chung, của nhân loại Ở mỗi thời đại lịch sử, mỗi trường phái triết học hay mỗinhà triết học khác nhau đều có cho mình những phát hiện, những quan niệm khác nhau để lý giải cho vấn đề con người ấy
Ở đất nước Trung Hoa, triết học được coi là sự truy tìm bản chất của đối tượng nhận thức, thường là con người, xã hội, vũ trụ và tư tưởng tinh thần Bản thân chữ
“Triết” trong tiếng Trung mang hình dáng như chữ “Trí”, cho thấy rằng đối với cácnhà triết gia Trung Hoa, vấn đề về bản tính con người là mối quan tâm hàng đầu Bên cạnh đó, quan niệm về đường đời, số phận hay quan hệ chính trị, chuẩn mực đạo đức cũng rất được chú trọng Xuất phát từ bối cảnh lịch sử với nhiều cuộc chiến tranh, mâu thuẫn nội bộ, tại Trung Hoa cũng xuất hiện nhiều tư tưởng chính trị, học thuyết khác nhau Nếu như Đạo gia của Lão Tử và Trang Tử đi sâu vào bản tính tự nhiên của con người, thì Nho gia của Khổng Tử cho rằng bản tính con người nên được coi là “thiên”, còn Pháp gia của Hàn Phi Tử lại cho bản tính con người là “bất thiên” Chính những sự khác biệt này đã dẫn đến những quan điểm khác nhau về các vấn đề về cuộc sống như chính trị, đạo đức, xã hội,
Còn đối với đất nước Ấn Độ, triết học được coi như sự chiêm ngưỡng, là con đường suy ngẫm dẫn dắt con người đến với lẽ phải, giúp con người thấu đạt chân
lý về vũ trụ và nhân sinh Triết học Ấn Độ cổ đại mang nặng tính duy tâm chủ quan và thần bí do chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo, nơi đi sâu vào đời sống tâm linh, tinh thần của con người, qua đó nhằm khám phá ra sức mạnh tinh thần của mỗi cá nhân Triết học Ấn Độ cổ đại cũng đặt ra nhiều vấn đề, đặc biệt là các vấn đề thuộc lĩnh vực nhân sinh, mục đích là để tìm con đường giải thoát chúng sinh khỏi thực tế khắc nghiệt của cuộc sống Mặc dù vậy, nơi đây cũng xuấthiện nhiều quan niệm khác nhau về bản chất của con người Với các nhà triết học thuộc Phật giáo, một tôn giáo với lịch sử phát triển lâu đời, họ khẳng định bản tính
vô ngã, vô thường và tính hướng thiện của con người
Trang 61.2 Quan niệm về con người trong triết học phương Tây:
Từ “philosophy”, từ dùng để chỉ triết học được sử dụng phổ biến ở phương Tây hay trong các hệ thống nhà trường hiện nay, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại
“philosophia”, mang ý nghĩa là yêu mến sự thông thái Ở thời kỳ Hy Lạp cổ đại, triết học tự nhiên bao gồm tất cả các tri thức mà con người có được, mà trước hết
là các tự thức thuộc khoa học tự nhiên sau này như toán học, vật lý học hay thiên văn học, v.v Vì niềm yêu mãnh liệt với tri thức ấy, triết học phương Tây thường
đi theo con đường hướng đến việc giải nghĩa vũ trụ, định hướng nhận thức và hành
vi cũng như khát vọng đi kiếm tìm chân lý của con người Từ thời cổ đại, triết học phương Tây tồn tại hai khuynh hướng cơ bản là duy vật và duy tâm trong quan niệm về con người Ví dụ như vị triết gia lỗi lạc A-rit-xtốt quan niệm rằng chính những yếu tố như linh hồn, tư duy, trí nhờ, ý chí và cả năng khiếu nghệ thuật làm nổi bật mỗi con người, và con người là bậc thanh cao nhất của vũ trụ, phân biệt con người với tự nhiên Hay Đê-mô-crit với quan niệm duy vật theo tinh thần nguyên tử của mình cho rằng nguyên tử mới chính là cơ sở để tạo nên thể xác và linh hồn con người Có thể thấy rằng, ngay từ những thời kì rất xa xưa ấy, các nhà triết học đã xây dựng được nền tảng cho sự phát triển và hướng đi của triết học phương Tây sau này
Bước sang thời kì Phục hưng và cận đại, triết học được tách ra thành các môn khoa học như cơ học, toán học, vật lý học, thiên văn học, xã hội học, tâm lý học, văn hóa học,v.v Qua đó, con người trong triết học thời kì Phục hưng và cận địa được đặc biệt đề cao về mặt lý tính và trí tuệ, dù quan niệm của các triết gia thời kìnày đa phần vẫn còn mang tính cơ học
Với triết học cổ điển Đức, nó đạt đỉnh cao với quan niệm “Triết học là khoa họccủa mọi khoa học” của Hê-ghen, và rằng tôn giáo cùng với các khái niệm tinh thầntuyệt đối là yếu tố thống trị thế giới hiện thực thời bấy giờ Đối lập với Hê-ghen, một nhà duy vật lỗi lạc trước Mác là Phoi-ơ-bắc quan niệm rằng con người là kết quả của sự phát triển của tự nhiên, là một sản phẩm từ tự nhiên chứ không phải từ bàn tay của Thượng Đế Ông cũng cho rằng bản thân con người chính là cái cao quý nhất mà tạo hóa có được, và bản thân mỗi con người chính là bằng chứng sống vĩ đại nhất về sự thống nhất giữa vật chất và tinh thần, mà trong đó cơ thể - lớp vỏ của linh hồn – được coi là nền tảng, là nguồn gốc của lý tính Phoi-ơ-bắc đã
Trang 8không nhìn thấy những quan hệ hiện thực giữa người với người, và do vậy đã tuyệt đối hóa tình yêu Cũng chính điều này là nguyên do việc các nhà kinh điển thuộc chủ nghĩa Mác – Lênin sau này phê phán quan niệm con người của Phoi-ơ-bắc.
Tựu chung lại, ở thời kì trước Mác, dù ở phương Đông hay phương Tây đều tồntại những quan điểm khác nhau về con người, về nhân loại Tuy nhiên, điểm chunggiữa các quan niệm này chính là sự trừu tượng, sự khái quát hóa, và thiếu đi tính thực tiễn, tính lịch sử, tính giai cấp khi xem xét con người một cách phiến diện
2 Những quan niệm cơ bản của triết học Mác – Lênin về con người và bản chất con người:
2.1 Con người là thực thể sinh học – xã hội:
Khác với ở các thời kì trước, triết học Mác – Lênin quan niệm con người là sinhvật có tính xã hội ở trình độ phát triển cao nhất trong giới tự nhiên và của lịch sử
xã hội, đồng thời coi con người là chủ thể của lịch sử, là nhân tố cấu tạo nên tất cả các thành tựu của văn minh và văn hóa Có thể dễ dàng nhận thấy được rằng so với ở thời kì cổ đại, trung đại hay thời kì phục hưng, triết học Mác – Lênin đã có một bước tiến lớn, không còn xét con người dưới một lăng kính phiến diện mà đếngần hơn với một cái nhìn toàn cảnh về con người trong triết học
Trước hết, con người được coi là một thực thể sinh học bởi bản thân con người chính là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự nhiên, và là một động vật
xã hội Dựa vào kết quả từ vô số các thí nghiệm khoa học và công sức lao động của biết bao nhà khảo cổ học, ta biết được rằng con người là sản phẩm của một quá trình tiến hóa kéo dài hàng triệu năm lịch sử từ thời đồ đá, từ loài vượn cổ trở thành người khéo léo (homo habilis), rồi trở thành người đứng thẳng (homo
erectus), và cuối cùng mới tiến hóa lên con người (homo sapiens) của thời hiện đạingày nay Chính bởi vậy, con người dù có tiến hóa đến đâu cũng không thể thoát lyhoàn toàn khỏi nguồn gốc, khỏi những đặc tính vốn có của động vật Cũng như bao loài động vật khác, con người cũng phải tìm thức ăn, nước uống, nơi ở để sinhtồn, phải đấu tranh để tồn tại và phát triển Về phương diện thực thể sinh học, con người cũng phải tuân theo những quy luật của thế giới tự nhiên, bởi con người chính là một bộ phận của giới tự nhiên, và đời sống thể xác lẫn tinh thần của con
TIỂU LUẬN TRIẾT Tháng 10-2023Triết học
1
ĐỀ CƯƠNG Triết ckTriết học
Mac-Lenin None
23
Gốc - triếtTriết họcMac-Lenin None
17
Giữa-kì-triết - Giữa
kỳ triếtTriết họcMac-Lenin None
12
Phép biện chứng duy vật
Triết họcMac-Lenin None
6
Trang 9người gắn liền với giới tự nhiên Thụ động là thế nhưng bản thân con người còn cókhả năng biến đổi giới tự nhiên và biến đổi chính bản thân mình dựa vào những quy luật khách quan, khiến cho con người trở nên đặc biệt và tách biệt hơn hẳn so với những thực thể sinh học khác Vì thế, con người có một mối quan hệ gắn bó, hòa hợp với giới tự nhiên nhưng cũng dựa vào giới tự nhiên để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển
Không chỉ là một thực thể sinh học, con người còn là một thực thể xã hội có cáchoạt động xã hội, mà quan trọng và có tính quyết định nhất trong đó chính là hoạt động sản xuất Đối với các loài động vật bình thường, chúng sống sót và sinh tồn dựa hoàn toàn vào bản năng, thể hiện rõ trong tập tính săn bắt, rình mồi hay kiếm
ăn của chúng Còn đối với con người, chúng ta sống bằng lao động và sản xuất, bằng việc cải tạo và sáng tạo ra các loại vật phẩm để thỏa mãn cho những nhu cầu của mình Ở đây, lao động chính là điều kiện tiên quyết quyết định sự hình thành
và phát triển của con người, biến con người trở thành thực thể xã hội Bên cạnh các quan hệ trong sản xuất, hoạt động của con người cũng bao gồm rất nhiều những quan hệ phong phú và đa dạng khác, thể hiện sự tác động qua lại lẫn nhau giữa những con người Ví dụ như hoạt động và giao tiếp của con người sinh ra ý thức người, và ý thức, tư duy của con người thì chỉ có thể phát triển trong môi trường mà con người lao động, giao tiếp xã hội với nhau Hay như ngôn ngữ cũng chính là một biểu hiện rõ nét khác của việc con người là một thực thể xã hội, thể hiện nổi trội và tập trung tính xã hội của con người
Như vậy, dù là xét trên phương diện sinh học hay xã hội, luôn có một sự khác biệt quan trọng giữa động vật và con người, điển hình là sự phụ thuộc của các loài vật với môi trường tự nhiên và khả năng lao động, sản xuất của con người
2.2 Vai trò của hoạt động sản xuất đối với sự phát triển của con người:
Ở thời kì trước Mác, nhiều nhà triết học cũng đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về sự khác biệt giữa loài vật và loài người, ví dụ như Aristoteles cho rằng con người là một loài động vật chính trị Điểm chung của những quan niệm ấy là đều đi vào khai thác những dấu hiệu và khái niệm của việc làm người Còn đối vớitriết học Mác – Lênin, sự khác biệt giữa con người và động vật lại mang tính duy
Trang 10vật nhất quán, mà trọng tâm là việc xác định sự khác biệt đó dựa trên hoạt động sản xuất của con người.
Như đã làm rõ ở trên, hoạt động sản xuất đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của loài người, và cũng là yếu tố chính phân biệt giữa con người và các loài động vật khác Ngay từ thời kì đồ đá, đồ đồng xa xưa, tổ tiên của loài người chúng
ta đã dùng những loại công cụ dù là thô sơ nhất để phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh tồn của chính bản thân mình Và khi con người bắt đầu tự sản xuất ra tư liệu sinh hoạt cho mình, đó cũng chính là lúc con người bắt đầu tự phân biệt mình với các loài súc vật Chẳng hạn như loài khỉ, chỉ có thể hái lượm trên các cành cây, trong khi con người lại có khả năng sản xuất Chỉ riêng điều ấy cũng đã đặt ra một ranh giới giữa thế giới loài vật và thế giới loài người Bằng hoạt động tự sản xuất
ra những tư liệu sinh hoạt ấy, con người cũng đang sản xuất ra thế giới vật chất của chính mình Đây là điểm khác biệt rất căn bản, nổi bật so với những điểm khácbiệt khác giữa con người và thế giới động vật
2.3 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người:
Nếu như ở thời kì trước, chúng ta có Phoi-ơ-bắc xem xét con người dưới một lăng kính phiến diện, thiếu đi tính thực tiễn và tách xa khỏi điều kiện lịch sử cụ thể, thì thời kì Mác đã thể hiện một quan niệm tiến bộ trong lịch sử tư tưởng của nhân loại Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định con người vừa là sản phẩm của giới
tự nhiên sau một quá trình phát triển lâu dài, nhưng đồng thời cũng là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người Điều này là bởi vì chính các sự kiện, biến động tronglịch sử cũng như sự phát triển của các nền văn hóa khác nhau đã hình thành nên loài người như ở thời kì hiện nay Những biến đổi ấy có ảnh hưởng tới lối suy nghĩ, cách hành xử và cách nhìn nhận về cuộc sống của con người Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức của mình, C Mác đã một lần nữa khẳng định những con người đang hoạt động, lao động sản xuất, làm ra lịch sử cho riêng mình chính là
tiền đề cho lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Con người cũng được coi là sản phẩm của chính bản thân mình bởi mỗi cá nhâncủa ngày hôm nay được tạo nên từ quá trình học tập, rèn luyện, phát triển của riêng từng người Có những người có xuất phát điểm giống nhau, thế nhưng quãng
Trang 11đường tự trau dồi và hoàn thiện bản thân của mỗi người mới là yếu tố quyết định xây dụng nên con người ở hiện tại
Vì vậy, con người không những là một thành quả của lịch sử mà còn là sản phẩm của chính bản thân mình, được hình thành dưới tác động chủ quan của cá nhân và cả tác động khách quan của lịch sử
2.4 Con người - chủ thể của lịch sử, nhưng đồng thời cũng là sản phẩm của lịch sử:
Đầu tiên, phải nhấn mạnh rằng hai đặc điểm tối nổi bật nhất phân biệt con người với các loài động vật khác chính là sự lao động và tính sáng tạo, và đây cũng là thuộc tính xã hội tối cao của con người Con người hay động vật đều có lịch sử của riêng mình, nhưng nếu như đối với động vật, lịch sử của chúng chỉ bao gồm nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển kéo dài đến thời hiện đại ngày nay, không hề mang tính chủ động, thì lịch sử của con người lại chính do đôi bàn tay con người làm ra Bản thân con người tham gia vào quá trình tạo ra lịch sử ấy,
và lịch sử diễn ra với sự hiểu biết, sự công nhận của con người Từ điểm khởi đầu của lịch sử, con người đã tách biệt mình khỏi các động vật khác qua các hoạt độnglao động sản xuất, hoạt động chế tạo công cụ lao động Con người cũng nhờ đó màtách khỏi tự nhiên trở thành chủ thể hoạt động thực tiễn xã hội, bắt đầu làm ra lịch
sử của riêng mình Mặc dù vậy, con người cũng không thể sáng tạo lịch sử chỉ dựatrên những mong muốn chủ quan của mình, mà lịch sử ấy phải được xây dụng dựatrên những điều mà thế hệ trước để lại, và vận dụng chúng vào hoàn cảnh hiện tại Một mặt, con người có nhiệm vụ và trọng trách phải kế thừa, phát huy những gì thế hệ đi trước để lại nhưng mặt khác, con người cũng cần xem xét, cải biến lại những điều kiện đã cũ Bởi vậy, con người chính là chủ thể của lịch sử, viết nên những trang lịch sử của riêng mình
Không chỉ vậy, bản thân con người còn là một bộ phận của giới tự nhiên, phụ thuộc vào giới tự nhiên Để có thể phát triển và tồn tại, con người cần có đầy đủ những điều kiện tự nhiên và xã hội, điều kiện vật chất lẫn tinh thần – những yếu tố
vô cùng cần thiết và tất yếu Nhưng đến cả con người cũng phải thuận theo các quy luật của giới tự nhiên, tuân theo các quá trình tự nhiên như cơ học, vật lý, hóahọc, y học, sinh học, tâm lý, v.v Khi xét về phương diện sinh thể hay sinh học,
Trang 12có thể ví mỗi cá thể con người như một tiểu vũ trụ riêng với cấu trúc phức tạp, biến đổi và thay đổi không ngừng để thích nghi với môi trường xung quanh Thế nhưng không giống với các loài động vật, chỉ thích nghi với môi trường sống của mình, con người còn biết học cách để cải biến giới tự nhiên sao cho phù hợp với chính mình
Bản thân con người được coi là một sản phẩm của hoàn cảnh, của môi trường,
mà một trong số đó chính là môi trường xã hội Môi trường ấy tạo tiền đề cho con người mở rộng quan hệ của mình với giới tự nhiên, và sự tác động của môi trường
tự nhiên đến từng cá nhân con người thường phải thông qua môi trường xã hội cũng như chịu ảnh hưởng từ các nhân tố xã hội Tuy nhiên, so với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội có ảnh hưởng mang tính quyết định và trực tiếp hơn với con người Điều đó giúp ta đưa ra được kết luận rằng, mối quan hệ giữa con ngườivới môi trường tự nhiên và môi trường xã hội là một mối quan hệ có tác động qua lại, chi phối và quy định lẫn nhau Ở thời đại ngày nay, với sự phát triển đến chóngmặt của khoa học công nghệ và tầm ảnh hưởng quan trọng của nó đối với cuộc sống con người, nhiều loại môi trường khác nhau cũng đã và đang được phát hiện Một vài ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như là môi trường thông tin, kiến thức, môi trường sinh học, môi trường hấp dẫn, môi trường từ tính, v.v Tuy nhiên, cần phảilưu ý rằng vì là những môi trường mới nên chúng vẫn còn tồn tại rất nhiều mâu thuẫn, có nhiều quan niệm khác hay thậm chí đối lập nhau Chúng đều là những môi trường thuộc về tự nhiên, hoặc thuộc về xã hội, nhưng tính chất, phạm vi và vai trò, cũng như tác động của chúng đến với con người thì khác so với bản thân môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Thay vào đó, chúng có ảnh hưởng ở một khía cạnh tuy hẹp nhưng cụ thể, xác định
Tuy chịu sự chi phối vá tác động sâu sắc từ các yếu tố bên ngoài, điển hình là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, con người vẫn là nhân tố nắm quyền điều khiển lịch sử của chính mình
2.5 Bản chất con người là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội:
Vậy tại sao lại coi bản chất con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội? Câu trả lời là do bản chất con người được hình thành và thể hiện trong những hoàncảnh, những điều kiện lịch sử cụ thể Ở trong những điều kiện nhất định, con
Trang 13người quan hệ lẫn nhau để tồn tại và phát triển, và chính những quan hệ ấy tạo nênbản chất của con người Sự kết hợp của những quan hệ xã hội ấy không chỉ là sự tổng cộng chúng lại với nhau mà là sự tổng hòa: mỗi một quan hệ đều có cho mìnhmột vị trí, một vai trò riêng, có tác động qua lại và không thể nào tách rời nhau Quan hệ xã hội của con người cũng được phân loại khá đa dạng và phong phú: quan hệ quá khứ - quan hệ hiện tại, quan hệ vật chất – quan hệ tinh thần, quan hệ trực tiếp – quan hệ gián tiếp, quan hệ tất nhiên – quan hệ ngẫu nhiên, quan hệ bản chất – quan hệ hiện tượng,v.v Từ trong những quan hệ xã hội đó, bản chất của con người mới được phát triển Và khi mà các quan hệ xã hội ấy thay đổi thì nghiễm nhiên, dù sớm hay dù muộn, con người rồi cũng sẽ phải thay đổi Không chỉ góp phần hình thành nên bản chất con người, các quan hệ xã hội còn có vai trò quyết định các phương diện khác của đời sống con người, khiến cho con người trởthành sinh vật có tính xã hội Chính C Mác cũng đã khẳng định: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”
Như vậy, xuyên suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, ở các nền văn hóa và những thời ký lịch sử khác nhau, đã xuất hiện nhiều quan niệm triết học về bản chất của con người Thế nhưng, đỉnh cao và tiến bộ nhất trong lịch sử tư tưởng củanhân loại chính là quan niệm về con người của triết học Mác – Lênin Triết học Mác – Lênin coi con người là một thực thể sinh học – xã hộ có mối liên hệ tác động qua lại, quy định lẫn nhau với tự nhiên và xã hội; phân biệt con người với các loài vật qua hoạt động lao động sản xuất; và khẳng định con người là sản phẩm của bản thân, là sản phẩm của lịch sử, nhưng đồng thời cũng là chủ thể làm nên lịch sử của ngày hôm nay Hơn hết thảy, đối với quan niệm của triết học Mác – Lênin, bản chất con người là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, bởi chính
sự tổng hòa ấy giúp con người ngày một thay đổi và phát triển
II/ Vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay:
1 Khái quát chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
1.1 Công nghiệp hóa – hiện đại hóa là gì? Và nó có vai trò như thế nào?
Trong thời đại hiện nay, sự phát triển liên tục và vô cùng nhanh chóng của khoahọc công nghệ đã mang lại nhiều thay đổi cho nền kinh tế, cho xã hội, hay là cho