1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phương thức quản lý và đánh giá hiệu quả quản lý củaủy ban chứng khoán nhà nước đối với thị trườngchứng khoán việt nam trong điều kiện của cmcn 4 0

36 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương Thức Quản Lý Và Đánh Giá Hiệu Quả Quản Lý Của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước Đối Với Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam Trong Điều Kiện Của CMCN 4.0
Tác giả Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thị Hậu
Người hướng dẫn PGS, TS. Nguyễn Thị Lan
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Ngân Hàng Và Thị Trường Vốn
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 6,53 MB

Nội dung

Nguyễn Thị LanSinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mai Trang 3 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1CHƯƠNG I:PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ CỦA ỦY BANCHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC UBCKNN ĐỐIVỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆTNAM TR

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

-  

-BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN HỌC: NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG VỐN

ĐỀ TÀI: PHƯƠNG T ỨC QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỦA

ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN CỦA CMCN 4.0.

Giảng viên: PGS, TS Nguyễn Thị Lan Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mai

Nguyễn Thị Hậu Lớp: TCNH 28B UD

Trang 2

Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2022

Trang 3

16-27

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) tác động đến nhiều ngành, lĩnh vựctrong nền kinh tế Việt Nam, có thể tạo ra lợi thế của những nước đi sau như Việt Namtrong điều kiện được tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ công nghệ của nhân loại đểnâng cao năng suất, hiệu quả trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, mở ra nhiều cơ hộicho các doanh nghiệp Việt Nam đi vào những ngành, lĩnh vực tiên tiến có hàm lượng trithức lớn, giá trị kinh tế cao ; tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Namtrong việc nghiên cứu và phát triển khoa học cơ bản, trong quản lý, điều phối, tích hợpcác yếu tố công nghệ, phi công nghệ, giữa con người và máy móc… Lĩnh vực tài chínhnói chung và lĩnh vực quản lý chứng khoán, thị trường chứng khoán nói riêng đượcđánh giá sẽ chịu ảnh hưởng mạnh với một số cơ hội, thách thức như: Công nghệ mới vàviệc gia tăng của các hệ thống kinh doanh số sẽ tạo thêm nhiều đối tượng quản lý mới,đặt ra yêu cầu mới cho chính sách tài chính và công tác quản lý; dữ liệu về hoạt động tàichính hàng ngày có thể được sử dụng để nâng cao chất lượng quản lý kinh tế vĩ mô, chophép theo dõi và thay đổi kế hoạch tài chính theo thời gian thực; ứng dụng các côngnghệ mới của cuộc CMCN 4.0 trong công tác quản lý của ngành Tài chính giúp nângcao chất lượng dịch vụ, mang lại giá trị gia tăng, giảm chi phí, hỗ trợ các hoạt độngcông và ra quyết định, thay đổi cách thức điều hành chính sách tài chính – ngân sách…Nhằm chủ động nắm bắt cơ hội của CMCN 4.0 để mang lại hiệu quả, hiệu lựccao trong hoạt động quản lý lĩnh vực chứng khoán, các cơ quan quản lý chứng khoántrong đó có Ủy ban chứng khoán Nhà Nước cũng đã ưu tiên xây dựng các ứng dụngcông nghệ thông tin cốt lõi để từng bước thích ứng với cuộc CMCN 4.0 như xây dựng

hệ thống giám sát giao dịch chứng khoán (MSS), hệ thống công bố thông tin trên thịtrường chứng khoán (IDS), hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) quản lý các đối tượng thamgia TTCK, hệ thống CSDL quản lý công ty quản lý… Bước đầu tạo ra những thay đổilớn trong cách thức giao dịch và trao đổi thông tin của nhà đầu tư trên thị trường chứngkhoán, mang lại những hiệu quả rất tích cực và sẽ có nhiều tiến bộ và đổi mới trongtương lai

Trang 5

CHƯƠNG I:

PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN CHỨNG KHOÁN (UBCK) NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN CỦA CMCN 4.0.

1. Chức năng của UBCKNN: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản

lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát

hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.”

2. Sơ lược lịch sử hình thành thị trường chứng khoán, cuộc cách mạng công nghệ 3.0 và Phương thức quản lý trong điều kiện CMCN 4.0:

2.1 Sơ lược lịch sử hình thành thị trường chứng khoán:

Thị trường chứng khoánViệt Nam ra đời từ việc thành lập Ủy ban Chứng khoánNhà nước vào ngày 28/11/1996, theo Nghị định số 75/1996/NÐ-CP của Chính phủ Ðếnngày 28/7/2000, Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh đã chính thức đivào hoạt động và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên, đánh dấu một bước ngoặt lịch sửcủa thị trường chứng khoán Việt Nam

2.2 Sơ lược cuộc cách mạng công nghệ 3.0

(Sơ đồ 1: Cuộc cách mạng công nghệ của nhân loại)

Trang 6

Trong bối cảnh ra đời từ những năm 1996, thừa hưởng thành tựu của cuộc cáchmạng công nghệ 3.0 diễn ra từ những năm 1950 đến cuối những năm 1970, với sự ápdụng phổ biến máy tính kỹ thuật số và lưu giữ hồ sơ kỹ thuật số UBCKNN đã áp dụngtriệt để ứng dụng của Công nghệ thông tin trong việc điều hành quản lý chứng khoán vàthị trường chứng khoán

“Thị trường chứng khoán là kênh huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế thôngqua việc phát hành và giao dịch chứng khoán, trái phiếu Hoạt động của thị trường tácđộng lớn đến môi trường đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung Nhận thức được vaitrò quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong lĩnh vực chứng khoán,

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã nỗ lực triển khai đồng bộ các ứng dụng và hạ tầngcông nghệ thông tin hiện đại nhằm nâng cao năng lực quản lý, giám sát, góp phần tạo

dựng thị trường công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế ( Stock market is

a channel to mobilize capital for the economy through the issuance and trading

of securities and bonds Market activities have a great impact on the investment environment and the economy in general Recognizing the important role of modern information technology in the securities sector, the State Securities Commission (SSC) has efforted to implement advanced IT applications and infrastructures to improve management,supervision capacity to create a transparent and public market in accordance with international practices.)”

Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam giai đoạn

2011-2020 tại Quyết định 252/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ,UBCKNN đã từng bước hiện đại hóa công nghệ thông tin (CNTT), ứng dụng nhiều hệthống CNTT quan trọng vào công tác hỗ trợ và nâng cao công tác quản lý nhà nước vềchứng khoán và giám sát hoạt động trên TTCK Điển hình như:

- Xây dựng chính sách trong lĩnh vực quản lý

- Xây dựng, triển khai các hệ thống ứng dụng CNTT cốt lõi, hệ thống quản lý cơ

sở dữ liệu, dịch vụ công

- Hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật để triển khai các hệ thống ứng dụng CNTT

- Xây dựng nhân lực, hệ thống trong lĩnh vực CNTT

3 Phương thức quản lý trong điều kiện CMCN 4.0:

Trải qua hơn 20 năm cùng phát triển với ngành Chứng khoán, việc ứng dụng côngnghệ thông tin (CNTT) hiện đại trong công tác quản lý nhà nước về chứng khoán và thị

Trang 8

trường chứng khoán (TTCK) tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã liên tụcphát triển và đạt được nhiều thành tựu trong công tác hiện đại hóa hệ thống CNTT Tuynhiên, trong thập kỷ phát triển rất nhanh của công nghệ mới, CNTT của ngành Tài chínhnói chung và ngành Chứng khoán nói riêng đang đứng trước cơ hội và thách thức củaCuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang diễn biến rất nhanh với

sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học, tạo ra những khảnăng hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đối với xã hội, kinh tế, trong đó có TTCKcủa Việt Nam và thế giới CMCN 4.0 hứa hẹn sẽ tạo ra các lợi ích hết sức to lớn và tácđộng mạnh mẽ tới ngành Tài chính cũng như tới TTCK Việt Nam

CMCN 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm: Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số

và Vật lý Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo(AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data) và cuối cùng làlĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene ,1skyrmions2…) và công nghệ nano

Nhận thức được tầm quan trọng của CMCN 4.0, Lãnh đạo Bộ Tài chính đã đặc biệtquan tâm và có những chỉ đạo sát sao để ngành Tài chính tiếp cận được nhanh nhất với

sự phát triển của CNTT trong kỷ nguyên số với hàng loạt công nghệ mới, nhằm tạo sựphát triển mạnh trong việc ứng dụng CNTT ngành Tài chính, bao gồm:

- Tổ chức hội thảo “Cách mạng Công nghiệp 4.0” với sự tham gia của các doanhnghiệp hàng đầu về CNTT của Việt Nam như Tập đoàn FPT, Tập đoàn Công nghệ CMC,Công ty Cổ phần Công nghệ DTT… Tại hội thảo, các doanh nghiệp đã có những bàitham luận có ý rất thiết thực đối với CNTT ngành Tài chính và được Thứ trưởng Bộ Tàichính Vũ Thị Mai đánh giá cao với những giải pháp có thể áp dụng cho ứng dụng dữ liệulớn trong tài chính, giải pháp về chuyển đổi số cho cơ quan tài chính công, ứng dụng củadịch vụ điện toán đám mây, giải pháp về công nghệ dữ liệu lớn và phân tích dữ liệutrong quản lý rủ ro trong công tác quản lý thuế…

- Để đáp ứng được sự phát triển của công nghệ số trong cuộc CMCN 4.0, Bộ Tàichính đã thành lập Tổ công tác nghiên cứu tư vấn cho Lãnh đạo Bộ về các công nghệmới của cuộc CMCN 4.0 như phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây, công nghệchuỗi khối… Ngoài ra, với mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) tổng hợp về tàichính là cốt lõi trung tâm của hệ thống thông tin tài chính quốc gia, Bộ Tài chính đãđầu tư dự án CSDL tổng hợp về tài chính được xây dựng trên nền tảng công nghệ của

BỘ ĐỀ TRẮC NGHIỆM

Tài chínhtiền tệ 97% (59)

61

Trắc nghiệm ôn cuối kì

Tài chínhtiền tệ 100% (12)

4

Bộ câu hỏi lý thuyết tài chính tiền tệ

Tài chínhtiền tệ 100% (5)

10

Phân loại và nội dung các loại hình bảo…

Tài chínhtiền tệ 100% (3)

12

[123doc] - hoc-dai-cuong-bai…

logic-Tài chínhtiền tệ 88% (8)

16

[TN] BUỔI 1 - TỔNG QUAN - TTTC

Tài chínhtiền tệ 100% (2)

15

Trang 9

cuộc CMCN 4.0, cụ thể là công nghệ xử lý, phân tích dữ liệu lớn Dự án có phạm vitriển khai sử dụng trong các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính, các Bộ, ngành,

cơ quan trung ương, địa phương có nhu cầu sử dụng thông tin số liệu về tài chính của

Bộ Tài chính

Các nghiên cứu đã cho thấy các định hướng ứng dụng CNTT ngành Tài chínhđược thiết lập theo hướng các nền tảng công nghệ mới có thể ứng dụng bao gồm:

- Công nghệ điện toán đám mây (Cloud): Triển khai kết hợp giữa đám mây riêng

và đám mây công cộng theo từng loại bài toán để hình thành đám mây lai (hybrid).Đám mây riêng phục vụ các bài toán mà thông tin số liệu cần được duy trì trong ngành.Đám mây công cộng ứng dụng cho các bài toán có độ “co dãn lớn” về nhu cầu sử dụngtài nguyên Trước mắt, triển khai theo hướng “hạ tầng là dịch vụ”, từng bước áp dụng

“nền tảng là dịch vụ” và “ứng dụng là dịch vụ”

- Phân tích dữ liệu lớn: Triển khai công nghệ phân tích dữ liệu lớn, phân tích đa

chiều trên CSDL quốc gia về tài chính Chuyển đổi mô hình cung cấp dữ liệu mở, hìnhthành kênh cung cấp dữ liệu mở về dữ liệu tài chính công, góp phần xây dựng Bộ Tàichính số

- Công nghệ di động: Áp dụng cho các kênh giao dịch tương tác nghiệp vụ của

người dân, doanh nghiệp với các nghiệp vụ, dịch vụ của ngành Tài chính và các dịch vụtra cứu, cung cấp thông tin của ngành Công nghệ máy trạm ảo hóa VDI sẽ cung cấp giảipháp làm việc linh động mọi lúc, mọi nơi, trên mọi phương tiện

- AI và điện toán nhận thức (Cognitive computing): Áp dụng cho các nghiệp vụ

như quản lý và phân tích rủi ro trong các nghiệp vụ tài chính hoặc các nghiệp vụ giảipháp, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp hình thành được CSDL hỏi đáp

- Công nghệ IoT: Ứng dụng các sản phẩm IoT trong việc quản lý hàng hóa thông

quan, quản lý bảo quản hàng dự trữ quốc gia, quan trắc môi trường trong quản lý thuế…

CNTT chứng khoán với định hướng CMCN 4.0 của ngành chứng khoán nóiriêng và tài chính nói chung:

• Trước các định hướng ứng dụng CNTT ngành Tài chính được thiết lập theohướng các nền tảng công nghệ mới, việc tiếp cận và ứng dụng các công nghệ mới củaCMCN 4.0 sẽ tạo ra công cụ đắc lực giúp UBCKNN thực hiện tốt công tác quản lý vàgiám sát TTCK Việt Nam Chính vì vậy, với những thách thức và cơ hội của CMCN 4.0,CNTT ngành Chứng khoán không thể đứng ngoài sự phát triển mạnh mẽ của cuộc

Trang 10

CMCN 4.0 mà cần phải có những nghiên cứu để ứng dụng CNTT tạo những bước độtphá thực sự về hạ tầng, ứng dụng CNTT, phát triển hạ tầng kết nối số phục vụ công tácquản lý TTCK của UBCKNN và tạo điều kiện cho nhà đầu tư và các thành viên tham giathị trường tiếp cận các cơ hội phát triển nội dung số.

• Để có thể tiếp cận CMCN 4.0 và tìm ra hướng đi cho việc ứng dụng các côngnghệ mới theo định hướng của ngành Tài chính, UBCKNN cần tổ chức một nhómnghiên cứu các tác động và ảnh hưởng của CMCN 4.0 đối với chứng khoán và TTCKnói chung và lĩnh vực CNTT chứng khoán nói riêng Các nghiên cứu được tổ chức dướihình thức nghiên cứu khoa học và đây sẽ là nền tảng cho việc xây dựng một đề án tổngthể cho việc phát triển CNTT chứng khoán đến năm 2025 với tầm nhìn đến năm 2030.Ngoài ra, đây cũng sẽ là nền tảng cho việc xây dựng cơ sở pháp lý cho việc ứng dụngcác công nghệ mới của CMCN 4.0 làm cơ sở cho việc phát triển CNTT chứng khoán.Các nghiên cứu cần định hướng tập trung vào một số nội dung ứng dụng công nghệ mớicủa CMCN 4.0 bao gồm:

- Số hóa và xây dựng CSDL lớn làm nền tảng để phát triển CMCN 4.0 Điều kiện

để có thể ứng dụng các công nghệ mới tạo sự đột phá đối với lĩnh vực Kỹ thuật số trongCMCN 4.0 là cần phải xây dựng một nền tảng CSDL dựa trên việc số hóa và sử dụng dữliệu số hóa Hiện nay, UBCKNN đã xây dựng các hệ thống CSDL phục vụ công tác quản

lý và giám sát các thành viên thị trường, nhà đầu tư bao gồm các hệ thống (Hệ thốnggiám sát giao dịch - MSS, Hệ thống công bố thông tin điện tử - IDS, Hệ thống quản lýcông ty chứng khoán - SCMS, Hệ thống quản lý công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư -FMS, Hệ thống CSDL quản lý người hành nghề chứng khoán, Hệ thống CSDL quản lýnhà đầu tư nước ngoài…), do đó cần phải thực hiện số hóa dữ liệu và xây dựng CSDLtổng hợp về chứng khoán với kiến trúc của một kho dữ liệu lớn bao gồm các vùng dữliệu (dữ liệu trung chuyển, dữ liệu thô, dữ liệu tổng hợp, dữ liệu phân tích, dữ liệu chủ

đề, dữ liệu đa chiều…) để phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớnnhằm mục đích để thực hiện báo cáo phân tích tổng hợp, lập dự báo và hỗ trợ ra quyếtđịnh phục vụ cho công tác quản lý và giám sát TTCK

- Thực hiện ảo hóa các tài nguyên tính toán và các ứng dụng với công nghệ Cloudđược cung cấp như một dịch vụ qua Internet, dưới hình thức cơ sở hạ tầng như một dịch

vụ (IaaS) hoặc nền tảng như một dịch vụ (PaaS) Trong tương lai, Cloud sẽ rất hữu íchkhi nó vươn cả tới việc sử dụng những tài nguyên dư thừa trong các máy tính cá nhân

Trang 11

Tại UBCKNN, đối với các ứng dụng phục vụ các đối tượng bên ngoài là các thành viênthị trường và nhà đầu tư (các hệ thống IDS, MSS, SCMS, FMS…) có quy mô rộng vàvới số lượng lớn các thành viên tham gia cần phải ứng dụng công nghệ Cloud để cắtgiảm chi phí mua bán, cài đặt, bảo trì tài nguyên, sử dụng các tài nguyên tính toán động(Dynamic computing resources) và tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán.

- Ứng dụng thực tế của AI có thể giúp nâng cao hiệu suất lao động, cải thiện chấtlượng cuộc sống và làm việc của con người, đem đến cơ hội tăng trưởng kinh tế nóichung cũng như phát triển thị trường tài chính và TTCK nói riêng Việc ứng dụng AItrong lĩnh vực chứng khoán cần thực hiện theo lộ trình áp dụng từ những nghiệp vụ đơngiản đến phức tạp, trước tiên có thể xây dựng ứng dụng thông minh trên cổng thông tinđiện tử (ChatAuto) với các chuyên mục tự động trả lời, hỏi đáp các nghiệp vụ cũng nhưcác thủ tục hành chính về chứng khoán và TTCK cho các thành viên thị trường và nhàđầu tư Tiếp theo sẽ nghiên cứu xây dựng và đưa vào ứng dụng phần mềm có AI hỗ trợcán bộ nghiệp vụ giám sát để phát hiện các giao dịch bất thường, làm giá, thao túng thịtrường , hỗ trợ công tác giám sát việc thực hiện công bố thông tin của các công ty đạichúng trên TTCK Hiện nay, với sự phát triển của các công nghệ mới, máy đã có thể tựhọc để nâng cao năng lực hành động, và đây là lĩnh vực sôi động nhất của AI trong haithập kỷ qua Điều này đã cho thấy sự phát triển của AI đang có xu hướng tiệm cận gầnvới trí tuệ thông minh của con người Vì vậy, trong tương lai gần có thể đưa máy vàngười máy có AI thay thế con người trong công tác quản lý, giám sát, phân tích TTCKhoặc trong lĩnh vực tư vấn hỗ trợ nhà đầu tư mua bán trên TTCK…

Để có thể ứng dụng và phát triển các công nghệ mới của CMCN 4.0 đối với CNTTchứng khoán, một vấn đề quan trọng cần được quan tâm, đó là công tác bảo mật phảiđược đặt lên hàng đầu Vì vậy, đối với CNTT chứng khoán, cần phải thực hiện các chínhsách về an toàn bảo mật bao gồm: i) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an toànthông tin tuân thủ các quy định an toàn thông tin của Việt Nam và tương thích với bộtiêu chuẩn quốc tế; ii) Triển khai toàn diện các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin nhiềulớp trên cơ sở phù hợp với nền tảng Cloud và di dộng thông minh; iii) Ngoài ra, cũngcần kiện toàn và nâng cao năng lực của các cán bộ thuộc bộ phận chuyên trách về antoàn an ninh thông tin

Từ những định hướng trên UBCKNN đã ưu tiên xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin cốt lõi toàn Ngành:

Trang 12

• Chủ động nắm bắt cơ hội từ cuộc CMCN 4.0

- Nhận diện đầy đủ những cơ hội và thách thức từ cuộc CMCN 4.0, trong giaiđoạn từ 2011 đến nay, UBCKNN đã ưu tiên xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tincốt lõi toàn Ngành

- Theo đó, UBCKNN đã xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thôngtin với kỹ thuật và công nghệ hiện đại; Xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu tập trungphục vụ cho công tác quản lý và giám sát của UBCKNN đối với thị trường chứng khoán(TTCK); Hệ thống giám sát giao dịch chứng khoán; Hệ thống công bố thông tin trênTTCK, Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý công ty chứng khoán; Hệ thống cơ sở dữ liệuquản lý công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư; Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý người hànhnghề chứng khoán, Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý nhà đầu tư nước ngoài; Hệ thống dịch

vụ công trực tuyến mức độ 3

- Nhờ đó, các hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) và các cơ sở dữ liệu củaUBCKNN đã phát huy hiệu quả, là công cụ quan trọng để hỗ trợ UBCKNN thực hiệnquản lý, giám sát điều hành TTCK và các đối tượng tham gia TTCK Đồng thời, thôngqua việc vận hành các hệ thống này đã hình thành một kho dữ liệu về từng đối tượngquản lý, giúp các đơn vị nghiệp vụ khai thác, sử dụng hỗ trợ công tác ra quyết định quản

lý và giám sát thị trường

- UBCKNN cũng đã tích cực triển khai áp dụng chuẩn công nghệ XBRL trongviệc chuẩn hóa dữ liệu, báo cáo, thông tin công bố của các định chế tài chính, công ty đạichúng nhằm nâng cao chất lượng dữ liệu, việc tiếp nhận và xử lý báo cáo nhanh chóng,thuận tiện hơn, tăng khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống của UBCKNN

và hướng đến hội nhập với TTCK khu vực và thế giới Qua đó, xây dựng bộ tiêu chuẩnđảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu đối với các hệ thống trong tương lai được thuậntiện và dễ dàng hơn

- Đồng thời, UBCKNN cũng đã tiếp cận với công nghệ Mobility, qua đó, ngườidân, doanh nghiệp và các cán bộ nghiệp vụ của UBCKNN có thể truy cập được các dịch

vụ công và các ứng dụng nghiệp vụ mọi lúc, mọi nơi bằng máy tính, các thiết bị di độngthông qua mạng Internet

- Đối với hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến, các công ty chứng khoán

đã triển khai cung cấp ứng dụng giao dịch chứng khoán trên web và mobile Apps chonhà đầu tư

Trang 13

- Cùng với đó, UBCKNN đẩy mạnh áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để thuthập thông tin từ các nguồn khác nhau, hỗ trợ tự động phân loại thông tin, xử lý và lưutrữ theo các tiêu chí và yêu cầu của UBCKNN Các thông tin được tự động cập nhật giúpUBCKNN có thể bổ sung thông tin thu thập được vào hệ thống; Hỗ trợ tra cứu, đánh giáphân tích và dự báo tin đồn từ nguồn thu thập, lưu trữ Qua việc phân tích có thể giúpchuyên viên giám sát nhận diện các giao dịch, hoat động bất thường của TTCK.

• Tăng cường năng lực tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ trong CMCN 4.0

- Nhằm tiếp tục nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ để tiếp cận cuộc CMCN4.0, thời gian tới, UBCKNN sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp, gồm:

- Một là, triển khai nghiên cứu xây dựng hệ thống (BI) phân tích, dự báo thông

minh: Hệ thống phục vụ công tác phân tích, tổng hợp và dự báo về chứng khoán vàTTCK, cung cấp các thông tin kịp thời, phục vụ báo cáo Lãnh đạo UBCKNN và Bộ Tàichính trong việc quản lý, giám sát và điều hành về chứng khoán và TTCK

- Hai là, triển khai các dịch vụ công điện tử trên nền tảng di động thông minh; Sử

dụng công nghệ di động thông minh cho hầu hết các kênh tra cứu, cung cấp thông tin vềcác nghiệp vụ của ngành Chứng khoán; Nâng cấp một số dịch vụ công trực tuyến mức

độ 3 lên mức độ 4 trên nền tảng công nghệ mobility

- Ba là, ứng dụng công nghệ mạng xã hội để thu thập thông tin, dữ liệu về tin đồn

liên quan đến chứng khoán và giao dịch chứng khoán từ các phương tiện thông tin đạichúng (báo mạng, mạng xã hội, diễn đàn xã hội ) Hệ thống tự động dò quét, tìm vàtổng hợp thông tin, dữ liệu tin đồn về chứng khoán và giao dịch chứng khoán đã và đangđăng tải hoặc phát tán trên các phương tiện thông tin đại chúng qua Internet; Tự độngphân loại thông tin, xử lý và lưu trữ theo các tiêu chí và yêu cầu; Thực hiện tìm kiếm,thống kê, tổng hợp thông tin theo yêu cầu của UBCKN

- Bốn là, tăng cường năng lực bảo mật, đảm bảo an toàn dữ liệu, an ninh thông tin

ở mức dữ liệu đổi với các hệ thống cơ sở dữ liệu của UBCKNN Cụ thể, trang bị hệthống đảm bảo an toàn bảo mật nhằm xác định, quy định rõ trách nhiệm trong công tácđảm bảo an toàn, bảo mật CNTT cho từng đơn vị, cá nhân tham gia vào hệ thống; Giámsát chặt chẽ và giới hạn quyền truy nhập của bên thứ ba khi cho phép họ truy cập vào hệ;Xác định các rủi ro mà các đơn vị thứ ba có thể phát sinh; Nâng cấp, mở rộng Hệ thống

Trang 14

theo dõi, cảnh báo và phân tích sự cố an ninh thông tin cho hệ thống CNTT để hoànthiện hệ thống.

- Năm là, tổ chức đào tạo nâng cao nhận thức cho lãnh đạo cấp cao và đào tạo

kiến thức cho cán bộ CNTT về cuộc CMCN 4.0 Ngoài việc phải có chính sách để thuhút nguồn nhân lực có chất lượng cao về công nghệ thông tin, cần có xây dựng chươngtrình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chứng khoán cho các cán bộcông nghệ thông tin hướng đến ứng dụng các công nghệ mới Mục tiêu hướng tới là xâydựng một đội ngũ cán bộ CNTT có đủ trình độ nắm bắt, đánh giá và triển khai các côngnghệ tiên tiến, có khả năng tiếp quản và vận hành các ứng dụng CNTT

- Sáu là, hoàn thiện khung khổ pháp lý trong lĩnh vực chứng khoán Hiện nay, hầu

hết các văn bản pháp lý về chuyên môn nghiệp vụ đều thiếu các điều khoản quy định chocông tác quản lý và sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứngkhoán Vì vậy, trong quá trình hoàn thiện cảc quy định có tính pháp lý về chuyên mônnghiệp vụ cần bổ sung các điều khoản quy định cho công tác quản lý và sử dụng các ứngdụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán Ngoài ra, cũng cần bổ sung cácchế tài xử phạt đối với một số hành vi không nghiêm túc thực hiện các quy định về sửdụng các ứng dụng công nghệ thông tin để báo cáo và công bố thông tin theo quy định

Ứng dụng công nghệ Blockchain trong quản lý:

• Quả thực, hiệu quả mang lại của công nghệ blockchain trên thị trường chứngkhoán là rất to lớn Thứ nhất, nó thúc đẩy tính minh bạch về thông tin dựa trên sự lưutrữ các lịch sử giao dịch trong một mạng lưới mà các thành viên có thể truy cập và xemxét Thứ hai, nó rút ngắn thời gian giao dịch và giảm thiểu các chi phí trung gian, đồngthời loại bỏ rủi ro có thể xảy ra với hệ thống thanh toán tập trung như cách mà nhiều thịtrường chứng khoán hiện tại đang vận hành

• Công nghệ blockchain lần đầu được giới thiệu bởi Nakamoto (2008) và đượcnhư là cốt lõi trong giao dịch tiền điện tử Bitcoin Tuy nhiên hiện nay công nghệ này đã

và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó khá phổ biến

là hoạt động thanh toán trong tài chính – ngân hàng

Về mặt kỹ thuật, từ “blockchain” nghĩa là “chuỗi khối”, trong đó mỗi khối gồmthông tin về một số lượng giao dịch cụ thể và được bổ sung thường xuyên vào hệ thống

cơ sở dữ liệu sau khi được thông qua bởi các máy tính trong cùng hệ thống và thamchiếu với “khối thông tin” trước đó, từ đó tạo ra “chuỗi thông tin” (Fico P., 2016) Bản

Trang 15

sao của chuỗi khối được cập nhật và lưu trữ vào máy tính của các thành viên trongmạng lưới, do đó rất khó để một thành viên riêng lẻ nào đó có thể thay đổi hoặc điềuchỉnh bất cứ chi tiết nào trong lịch sử giao dịch Vì vậy, công nghệ này có thể ngănngừa sự điều chỉnh các thông tin từ một cá nhân riêng lẻ trong hệ thống.

Blockchain được xem như một “sổ cái”, cho phép các thành viên tham gia đều cóthể biết về quyền sở hữu tài sản theo thời gian thực tế vì mỗi thành viên đều có quyềntruy cập vào trung tâm đăng ký nơi mà bất cứ sự thay đổi nào về quyền sở hữu tài sảnđều được cập nhật, lưu trữ và chia sẻ Ngoài ra, “sổ cái” này quy chiếu mỗi giao dịchđến một ký hiệu nhận dạng công cộng bằng một mã công cộng nhưng các giao dịch nàykhông được truy vấn ngược lại đến từng cá nhân hoặc tổ chức cụ thể bởi bất cứ bên nàokhác ngoài chính chủ nhân của ký hiệu nhận dạng đó bằng cách sử dụng một mã cánhân (Cuccuro P., 2017) Do vậy, công nghệ này vừa mang đến tính minh bạch thông tincho các thành viên trong mạng lưới vì họ luôn biết được lịch sử giao dịch và sở hữu tàisản của các đối tác nhưng đồng thời cũng mang lại sự an toàn trong giao dịch do sự mãhoá bằng các mã công cộng và mã cá nhân Bên cạnh đó, các thành viên tham gia giaodịch không cần đến sự có mặt của bên thứ ba, hay còn gọi là trung gian, để cung cấpthông tin cho họ (chẳng hạn như ngân hàng, kiểm toán viên hoặc trung tâm thanh toán

bù trừ)

Các chuỗi khối có thể dựa trên mạng lưới công cộng hoặc mạng lưới riêng(FINRA, 2017) Mạng lưới công cộng là một mạng lưới mở cho phép bất cứ ai cũng cóthể tham gia nếu muốn Mạng lưới này dựa trên chính các thành viên tham gia để ghinhận và kiểm tra theo một giao thức nhất định Ngược lại, mạng lưới riêng là mạng lướiđược cấp phép hay nói cách khác những bên nào được tin cậy thì mới có quyền thamgia Trong mạng lưới này, những thành viên khác nhau sẽ có cấp độ giao dịch và xem

dữ liệu khác nhau

Một khía cạnh khác của công nghệ blockchain là nó thúc đẩy việc sử dụng các hợpđồng thông minh, tức là các hợp đồng trên máy tính thực thi tự động, không cần đến sựcan thiệp của con người Cụ thể hơn, các hợp đồng được tự thực hiện theo một chuỗithường xuyên và đều đặn (chẳng hạn như việc thanh toán lãi trái phiếu định kỳ) màkhông cần đến sự can thiệp trung gian (như ngân hàng hoặc các trung tâm thanh toán)

Ứng dụng công nghệ blockchain trên thị trường chứng khoán

Tiềm năng lớn nhất của công nghệ blockchain trên thị trường chứng khoán là ở việc

Trang 16

cải thiện các quy trình xử lý hậu giao dịch, ví dụ như hoạt động thanh toán bù trừ chứngkhoán.

Thanh toán bù trừ chứng khoán là giai đoạn cuối cùng trong quy trình giao dịchchứng khoán Thanh toán bù trừ trong giao dịch chứng khoán là quá trình luân chuyểnchứng khoán để phản ánh số lượng chứng khoán ròng trên tài khoản của các nhà đầu tưsau khi mua, bán chứng khoán thành công Hiện nay, ở hầu hết các thị trường chứngkhoán trên thế giới, trách nhiệm này thuộc về trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừchứng khoán Theo cách thanh toán truyền thống này, trung tâm thanh toán của sở giaodịch chứng khoán giữ vai trò như bên mua của tất cả các người bán và như bên bán củatất cả các người mua Trung tâm thanh toán thực hiện chức năng tập trung hoá trongquản lý các giao dịch chứng khoán bằng cách đăng ký thông tin của mỗi giao dịch vàomột sổ cái trung tâm và phản ánh số lượng chứng khoán ròng vào tài khoản giao dịchcủa mỗi nhà đầu tư Chức năng này thúc đẩy hoạt động giao dịch, làm tăng tính thanhkhoản và làm giảm rủi ro trong vấn đề thanh toán vì các bên giao dịch không cần phảitìm hiểu và xác định rõ mức tín nhiệm của đối tác giao dịch mà chỉ cần tin vào trungtâm thanh toán

Với việc ứng dụng công nghệ blockchain, lúc này các bên tham gia giao dịch đều

có thể truy cập lịch sử giao dịch trên “sổ cái công nghệ” được ghi nhận và cập nhậtđồng bộ cho tất cả các bên giao dịch theo thời gian thực Lúc này vai trò của trung tâmthanh toán bù trừ là không cần thiết vì các bên tham gia giao dịch có thể biết về quyền

sở hữu tài sản và hệ thống thực hiện một quy trình tự động để luân chuyển chứng khoán

và tiền cho mỗi giao dịch

Bên cạnh đó, công nghệ blockchain còn có thể ứng dụng trong một số hoạt độngkhác trên thị trường chứng khoán như việc phát hành và phân phối chứng khoán đến cácnhà đầu tư, hoặc thực thi quyền biểu quyết của các cổ đông tại công ty Với công nghệblockchain, công ty phát hành có thể chuyển giao quyền sở hữu cổ phiếu đến các nhàđầu tư khi phát hành một cách dễ dàng và nhanh chóng thay vì sử dụng trung gian hỗtrợ và phân phối như các nhà bảo lãnh hiện nay Các cổ đông cũng có thể thực hiệnquyền biểu quyết của mình một cách trực tuyến dựa trên nền tảng blockchain

Các ưu điểm của việc ứng dụng công nghệ blockchain trên thị trường chứng khoán

Thứ nhất, công nghệ blockchain góp phần làm tăng tính thanh khoản cho thị

Trang 17

trường Tính thanh khoản có thể hiểu là “khả năng giao dịch một lượng lớn chứngkhoán với chi phí thấp trong thời gian ngắn” (Holden, Jacobsen, và Subrahmanyam(2013)) Hiện nay, trên các thị trường chứng khoán, thời hạn thanh toán là T + n ngày,tức là mất n ngày giao dịch (n cụ thể tuỳ vào từng thị trường) để thực sự chuyển giaoquyền sở hữu từ người bán sang người mua Trong thời gian này, có rất nhiều bên thamgia vào quá trình thanh toán bù trừ, chẳng hạn như nhân viên môi giới của các công tychứng khoán, các ngân hàng giữ vai trò thanh toán, hay trung tâm lưu ký và thanh toán

bù trừ Khi ứng dụng công nghệ blockchain, chi phí và thời gian giao dịch có thể đượcgiảm xuống đáng kể do loại bỏ được vai trò của trung tâm thanh toán bù trừ và phảnánh giao dịch theo thời gian thực (do đó n = 0), từ đó thúc đẩy tính thanh khoản tănglên đáng kể

Tính thanh khoản của chứng khoán tăng lên có tác động đến vai trò của các cổđông lớn trong công ty Cổ đông lớn trong công ty thường phản ứng với những quyếtđịnh sai lầm của ban giám đốc công ty bằng hai cách: thứ nhất, họ có thể bán cổ phiếucủa công ty; thứ hai, họ có thể dùng quyền biểu quyết để nêu lên ý kiến của mình tại đạihội cổ đông Trong một thị trường có tính thanh khoản thấp, các cổ đông lớn thườngdùng cách thứ hai do chi phí gánh chịu khi bán chứng khoán là cao Việc ứng dụng côngnghệ blockchain làm tăng tính thanh khoản, do đó các cổ đông lớn sẽ có xu hướng chọncách bán chứng khoán nhiều hơn so với việc biểu quyết Theo Edmans’s (2009), tínhthanh khoản tăng lên làm tăng nguy cơ bán cổ phiếu của các cổ đông lớn, từ đó cảithiện hiệu quả chọn lựa dự án của ban giám đốc

Thứ hai, tính minh bạch của giao dịch tăng lên do các thông tin đều được cập nhật

và chia sẻ trên hệ thống trong khi đó Các giao dịch có chi phí thấp hơn, thời gian nhanhhơn do loại bỏ vai trò của các trung gian và cập nhật thông tin theo thời gian thực Sựtăng lên của tính minh bạch đồng nghĩa với việc cải thiện hoạt động quản trị công ty.Tất cả các cổ đông và các bên quan tâm đều có thể thấy được quyền sở hữu cổ phần và

sự thay đổi quyền sở hữu cổ phần ngay lập tức khi nó xuất hiện Thậm chí ngay cả với

hệ thống blockchain dựa trên mạng lưới riêng không cho phép toàn bộ các thành viêntruy cập thì ít nhất cũng có một số thành viên có thể theo dõi được quyền sở hữu cổphần của công ty Điều này làm cho hệ thống giám sát công ty trở nên tốt hơn, giảm chiphí đại diện gây ra bởi ban quản lý công ty

Công nghệ blockchain cho phép các nhà đầu tư có thể theo dõi được giao dịch của

Trang 18

ban giám đốc công ty theo thời gian thực Các nhà đầu tư thường có nhu cầu muốn biếtcác giao dịch của ban giám đốc vì các giao dịch này tiết lộ các thông tin nội bộ về công

ty Nếu các nhà đầu tư có thể theo dõi được các giao dịch này nhờ công nghệblockchain, ban giám đốc sẽ giảm tần suất giao dịch cổ phiếu của công ty, do đó giảmbớt tổn thất gây ra do giao dịch nội gián Việc giảm giao dịch nội gián kèm theo tăngtính thanh khoản cũng làm tăng động cơ của các nhà đầu tư và phân tích trong việc tậphợp và phân tích các thông tin về công ty, do họ sẽ đạt được lợi ích nhiều hơn từ thôngtin có được Điều này sẽ làm tăng sự giám sát từ những nhà đầu tư không phải là thànhviên nội bộ lên hoạt động quản lý của ban giám đốc, từ đó cũng góp phần cải thiện hoạtđộng quản trị công ty

Ngoài ra, việc minh bạch thông tin còn giúp dễ dàng phân biệt được tính chất củacác giao dịch mua bán chứng khoán Hiện nay, việc phân biệt các nhà giao dịch dựa trênphân tích thông tin so với các nhà giao dịch gây nhiễu, Những người mua bán chứngkhoán không dựa trên một phân tích thông tin nào mà chủ yếu là do tính thanh khoảncao trên thị trường, là rất khó khăn Quyết định bán chứng khoán xảy ra chủ yếu bởi cúsốc về thanh khoản trong khi đó quyết định mua chứng khoán chủ yếu do lợi thế vềthông tin tạo ra Brochet (2010) và một số nghiên cứu khác cho thấy việc một nhà quản

lý công ty mua chứng khoán sẽ gây ra phản ứng của thị trường mạnh hơn là việc ông tabán chứng khoán Việc ứng dụng công nghệ blockchain cho phép minh bạch hoá thôngtin mua bán, do vậy sẽ dễ phân biệt được việc bán chứng khoán dựa trên phân tíchthông tin Đồng thời thời gian giao dịch được cải thiện, nên tốc độ phản ánh các thôngtin xấu dẫn đến quyết định bán chứng khoán cũng xảy ra nhanh hơn Thị trường trở nênhiệu quả hơn, do giá cả phản ánh thông tin nhanh và nhiều hơn Thị trường hiệu quả sẽcải thiện tính hiệu quả trong phân bổ trong nền kinh tế bởi nó cho phép các nhà đầu tư

ra được quyết định tốt hơn về giá cả và khối lượng của nguồn vốn phân bổ vào các công

ty và dự án khác nhau

Thứ ba, việc ứng dụng công nghệ blockchain trong hoạt động bầu cử và biểu

quyết mang lại tính chính xác cao hơn Hiện nay, cách bầu cử truyền thống tại đại hội

cổ đông có rất nhiều tồn tại, chẳng hạn như danh sách các cổ đông có quyền biểu quyếtthiếu chính xác hoặc việc phân phát các phiếu bầu đến các cổ đông chưa đầy đủ Nếuứng dụng công nghệ blockchain vào việc bầu cử, các cổ đông sẽ nhận được các mã số

và sẽ chuyển nó đến địa chỉ nào mà mình quyết định chọn lựa Với tốc độ nhanh hơn,

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ủy ban chứng khoán Nhà nước (2017). <Ngành tài chính và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0>. Truy cập ngày <22/07/2022> từhttp://ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vimenu/vipages_vigioithieu/chucnangnhiemvu?_afrLoop=788587640880000&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=null#%40%3F_afrWindowId%3Dnull%26_afrLoop%3D788587640880000%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3Dn5dwfef91_4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: http://ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vimenu/vipages_vigioithieu/chucnangnhiemvu?"_afrLoop=788587640880000&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=null#"%40%3F_afrWindowId%3Dnull%26_afrLoop"%3D788587640880000%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state
Tác giả: Ủy ban chứng khoán Nhà nước
Năm: 2017
3. Báo điện tử zingnews (2017). <Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?>. Truy cập ngày <22/07/2022> từhttps://zingnews.vn/cach-mang-cong-nghiep-40-la-gi-post750267.html?fbclid=IwAR1aHLC2Wwj1CqkSV7gBwoljKUG9CXwHWNEB4iCjFAwgz12XQDVCnBmnCro Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo điện tử zingnews (2017). . Truy cậpngày từ"https://zingnews.vn/cach-mang-cong-nghiep-40-la-gi-post750267.html
Tác giả: Báo điện tử zingnews
Năm: 2017
5. Tạp chí tài chính Online (2018). <Ngành chứng khoán chủ động nắm bắt cơ hội từ cuộc CMCN 4.0>. Truy cập ngày <22/07/2022> từhttps://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/nganh-chung-khoan-chu-dong-nam-bat-co-hoi-tu-cuoc-cmcn-40-139879.html Link
1. Cuccuro P. (2017), Beyond Bitcoin: an Early Overview on Smart Contracts, 2. International Journal of Law and Information Technology V0, 1–17 Khác
4. Fico P. (2016), Virtual Currencies and Blockchains: Potential Impacts on Financial MarketTÀI LIỆU THAM KHẢO TRÊN INTERNET Khác
4. TS. Đoàn Thanh TS. Đoàn Thanh Tùng (2017). <Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán>. Truy cập ngày 22/07/2022, từ Khác
6. ThS. Lê Văn Lâm – TS. Thân Thị Thu Thủy Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2018). <Ứng dụng công nghệ Blockchain trên thị trường chứng khoán – Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam>. Trích dẫn ngày 22/07/2022, từ Khác
8. Tuổi trẻ Online (2022). <Chứng khoán cần cơ quan quản lý độc lập>. Truy cập ngày <22/07/2022 từhttps://tuoitre.vn/chung-khoan-can-co-quan-quan-ly-doc-lap-20220523083905722.htm Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w