Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay: Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam...11KẾT LUẬN...16 Trang 3 LỜI MỞ ĐẦUKinh tế thị trường là một hệ thống kinh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
-*** -KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI
Sinh viên thực hiện : Phạm Thu Trà
Lớp tín chỉ : TRI115/He2023.1
Giảng viên hướng dẫn : ThS Đặng Hương Giang
Hà Nội, tháng 08/ 2023 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
Trang 2NỘI DUNG 4
I Khái niệm và đặc trưng kinh tế thị trường 4
1 Khái niệm về thị trường 4
2 Nền kinh tế thị trường 5
3 Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường 5
4 Ưu điểm, khuyết điểm của nền kinh tế thị trường 7
5 Một số chủ thể chính tham gia thị trường 8
II Một số mô hình kinh tế thị trường điển hình trên thế giới 8
1 Mô hình kinh tế thị trường tự do Mỹ 8
2 Mô hình kinh tế thị trường của Nhật Bản 9
3 Mô hình kinh tế thị trường xã hội Cộng hòa Liên bang ở Đức 9
4 Mô hình kinh tế thị trường “nhà nước phúc lợi” ở Thụy Điển và các nước Bắc Âu 10
5 Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc .10
III Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay: Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 11
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế thị trường là một hệ thống kinh tế mà các quyết định về sảnxuất, tiêu dùng và đầu tư được dựa trên sức mạnh của thị trường và sự tươngtác giữa người mua và người bán Mô hình kinh tế thị trường đã phát triển vàđược áp dụng trên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ qua
Tiểu luận này sẽ cung cấp những hiểu biết khái quát về nền kinh tế thịtrường, đặc trưng của nền kinh tế thị trường và các mô hình kinh tế thị trườngđiển hình trên thế giới Ngoài ra, tiểu luận còn đề cập tới những ưu, nhượcđiểm của nền kinh tế thị trường Từ đó, các quốc gia cần phải xem xét tìnhhình của đất nước cũng như các mô hình kinh tế thị trường để xác định hướngphát triển kinh tế của đất nước sao cho phù hợp, tối ưu hiệu quả kinh tế.Thông qua đó, liên hệ với thực tiễn Việt Nam để biết được những cơ hội,thách thức, thực tiễn của Việt Nam hiện nay và đưa ra biện pháp phù hợp Tiểu luận này sẽ mang đến cái nhìn tổng quan về kinh tế thị trường và
mô hình kinh tế thị trường trên thế giới Hy vọng rằng thông qua việc tìm hiểunày, mọi người có thể có cái nhìn sâu sắc hơn về vai trò và tầm quan trọng củakinh tế thị trường trong việc phát triển và thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế của mộtquốc gia hoặc khu vực
Trang 4NỘI DUNG
I Khái niệm và đặc trưng kinh tế thị trường
1 Khái niệm về thị trường
a Theo nghĩa hẹp
Theo nghĩa hẹp, có thể hiểu thị trường là nơi diễn ra hành vi trao đổi,mua bán hàng hóa giữa các chủ thể kinh tế với nhau Như vậy, thị trường cóthể là chợ, siêu thị, hàng hóa… hay bất cứ đâu mà người mua và người bángặp nhau và mua bán hàng hóa với một mức giá xác định
Như vậy, thị trường chỉ tồn tại hai chủ thể tham gia là người mua vàngười bán và phải có một địa điểm cụ thể để diễn ra hoạt động mua bán.Tuy nhiên, khi lực lượng sản xuất phát triển, quá trình trao đổi, mua bánbây giờ trở nên phức tạp hơn, có nhiều tác nhân tham gia vào quá trình muabán hàng hóa như: sự xuất hiện của nhà đại lí các cấp, đại lí trung gian, môigiới, nhà nước tham gia điều tiết, thị trường online, website…Vì vậy, địnhnghĩa thị trường cần được tiếp cận theo hướng rộng hơn để phù hợp với bốicảnh hiện tại
b Theo nghĩa rộng
Theo nghĩa rộng, thị trường là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đếntrao đổi, mua bán hàng hóa trong xã hội, được hình thành trong những điềukiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định
Với cách tiếp cận này thị trường không chỉ giới hạn bởi mối quan hệgiữa người mua và người bán như trước, mà là tổng hòa các mối quan hệ liênquan đến trao đổi, mua bán hàng hóa trong xã hội Có nghĩa là, nó trở nênphức tạp hơn; thực tế cho thấy hàng hóa được cung cấp ra thị trường, đến tayngười mua, song phần lớn người mua không mua trực tiếp từ người sản xuấtđâu mà mua từ các đại lí bán lẻ, trung gian Mối quan hệ giữa người sản xuất –
Trang 5người tiêu dùng gắn với sự xuất hiện của các đại lí trung gian Mặt khác, hànghóa khi được đưa ra thị trường phải có sự giám sát của các cơ quan quản lí nhànước Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng các chính sách, bằng pháp luật…các chủ thể kinh tế bao gồm cả người mua, người bán, người đại lý trung gianđều chịu sự giám sát, quản lý của nhà nước.
Ngoài ra, không chỉ có mối quan hệ cung - cầu phức tạp hơn, mối quan
hệ hàng hóa – tiền tệ, mối quan hệ hợp tác - cạnh tranh… cũng đòi hỏi thayđổi Đơn cử, sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng, tín dụng làm cho quá trìnhtrao đổi hàng hóa thuận tiện hơn Khách hàng bây giờ có nhiều hình thức đểthanh toán như: tiền mặt, quẹt thẻ, chuyển khoản, trả góp, trả tín dụng…Những điều này đã góp phần vào thúc đẩy thị trường
Do vậy, có thể nói thị trường là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đếnquá trình mua bán
2 Nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở giai đoạncao, vận hành theo cơ chế thị trường Trong đó, mọi quan hệ sản xuất và traođổi đều được thực hiện trên thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quyluật thị trường Tất cả các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất được thựchiện thông qua thị trường và được thực hiện theo các quy luật khách quan vốn
có của nó
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần kinh tế,nhiều loại hình sở hữu khác nhau cùng tham gia, vận động và phát triển Dựatrên cơ chế cạnh tranh, bình đẳng và ổn định Kinh tế thị trường sẽ hoạt độngbằng cách sử dụng các lực lượng cung và cầu Để dựa vào đó xác định mứcgiá cả và số lượng phù hợp cho các hàng hóa, dịch vụ có trong nền kinh tế
3 Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường
Trang 6Kinh tế thị trường đã phát triển qua nhiều giai đoạn với nhiều mô hìnhkhác nhau, nhưng các nền kinh tế thị trường đều có những đặc trưng sau:Thứ nhất, có sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu.Các chủ thể kinh tế bình đẳng trước pháp luật Các chủ thể này hoàn toànđộng lập, tự chủ trong việc quyết định 3 vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế:sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Họ tự chịu tráchnhiệm đối với quyết định sản xuất kinh doanh của bản thân dựa trên những tínhiệu thị trường Về bản chất, nền kinh tế thị trường thị trường có cấu trúc đa
sở hữu Trong cấu trúc, sở hữu tư nhân luôn luôn là thành tố tất yếu, bắt buộc.Phủ nhận sở hữu tư nhân có nghĩa là bác bỏ kinh tế thị trường trên thực tế.Bên cạnh sở hữu tư nhân, còn có các dạng sở hữu khác là sở hữu nhà nước, sởhữu tập thể và dạng đồng sở hữu của các chủ thể khác Về nguyên tắc, các chủthể sở hữu và các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường là độc lập vàbình đẳng với nhau trước pháp luật và trong hoạt động kinh doanh Nhưngmỗi hình thức sở hữu và mỗi chủ thể sở hữu lại có vai trò, vị thế và chức năngđặc thù trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường
Thứ hai, thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ cácnguồn lực xã hội thông qua hoạt động của các thị trường bộ phận như thịtrường hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường tàichính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ…
Thứ ba, giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường; cạnh tranhvừa là môi trường, vừa là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh;động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi nhuận và lợi íchkinh tế - xã hội khác; nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý, chứcnăng kinh tế; thực hiện khắc phục những khuyết tật của thị trường, thúc đẩynhững yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sự ổn định của toàn bộnền kinh tế
Trang 7chính trị 100% (2)
14
KTCT - On thi KTCTKinh tế
chính trị 100% (2)
16
Ôn tập Kinh tế Chính trị cuối kì
Kinh tế
chính trị 100% (2)
18
Bài tập ktct mac lenin - hay lắm nhaKinh tế
chính trị 100% (1)
9
Tiểu luận KTCT - Tiểu luận Kinh tế chính tr…Kinh tế
chính trị 100% (1)
11
Trang 8Thứ tư, là nền kinh tế mở, thị trường trong nước quan hệ mật thiết vớithị trường quốc tế.
Các đặc trưng trên mang tính phổ biến của mọi nền kinh tế thị trường.Tuy nhiên, tùy theo lịch sử cụ thể, tùy theo chế độ chính trị xã hội của mỗiquốc gia, ngoài những đặc trưng chung, mỗi nền kinh tế thị trường quốc gia cóthể có những đặc trưng riêng, tạo nên đặc thù của các mô hình kinh tế thịtrường và nền kinh tế thị trường ở những quốc gia cụ thể
4 Ưu điểm, khuyết điểm của nền kinh tế thị trường
a Ưu điểm của nền kinh tế thị trường
Là động lực để cho doanh nghiệp phát triển: Trong kinh tế thị trường,khi cầu lớn hơn cung thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên Kéo theo đó là lợi nhuậncũng sẽ tăng theo Và đây là động lực rất lớn để doanh nghiệp phát triển,không ngừng đổi mới, mở rộng thị trường
Tạo ra lực lượng sản xuất lớn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng: Vìnguồn cung lớn nên giúp cho kinh tế thị trường đã tạo ra rất nhiều sản phẩm,dịch vụ giúp thỏa mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng
Tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết thất nghiệp: Cùngvới động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh Kinh tế thị trường còn gián tiếptạo ra nhiều việc làm hơn cho thị trường lao động
b Khuyết điểm của nền kinh tế thị trường
Bên cạnh ưu điểm thì nền kinh tế thị trường cũng có một số nhượcđiểm:
Gia tăng khoảng cách giàu nghèo, dẫn đến bất bình đẳng trong xã hội:Cạnh tranh đã trở thành điều tất yếu trong sản xuất, kinh doanh hiện nay Nếukhông chịu đổi mới, những nhà sản xuất nhỏ lẻ sẽ bị nhà sản xuất lớn hơn
Chức năng của tiền tệ
Kinh tếchính trị 100% (1)
2
Trang 9thôn tính Vô hình chung điều này đã dẫn tới tình trạng phân chia giai cấp, gâybất bình đẳng xã hội Và tình trạng độc quyền chi phối sẽ xuất hiện.
Gây mất cân bằng cung cầu khiến nền kinh tế rơi vào khủng hoảng:Không phải lúc nào cơ chế hoạt động của kinh tế thị trường cũng tạo ra sự cânđối về giá cả và hàng hóa Vốn dĩ thị trường có rất nhiều biến động như chiếntranh, dịch bệnh, thiện tai, cấm vận… Tất cả những điều này có thể là nguyênnhân dẫn tới khủng hoảng kinh tế Ngoài ra, vì mục tiêu lợi nhuận, các doanhnghiệp sẽ mở rộng sản xuất, kinh doanh Khi tình trạng cung lớn hơn cầu kéodài sẽ khiến khủng hoảng kinh tế
5 Một số chủ thể chính tham gia thị trường
a Người sản xuất
Là chủ thể trực tiếp sản xuất ra các loại sản phẩm/dịch vụ được trao đổi
ở trên thị trường Vai trò của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc đáp ứngnhu cầu hiện tại của xã hội Mà còn thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế
b Người tiêu dùng
Sức mua cũng như nhu cầu của người tiêu dùng là tiền đề quan trọngcho hoạt động sản xuất Bởi vì bản chất của kinh tế thị trường là nền kinh tếđược sản xuất ra nhằm mục đích chính là để bán
c Nhà nước
Đối với kinh tế thị trường, chủ thể nhà nước đóng vai trò quan trọngtrong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế Nhà nước sẽ thựchiện các chức năng cơ bản như kiểm soát độc quyền, xây dựng các thể chế/chính sách, phân phối lại của cải xã hội, quan tâm tới những yếu tố ngoạiứng…
II Một số mô hình kinh tế thị trường điển hình trên thế giới
1 Mô hình kinh tế thị trường tự do Mỹ
Trang 10Mô hình kinh tế thị trường của Mỹ là mô hình kinh tế thị trường chịu sựdẫn dắt của người tiêu dùng, hay còn gọi là “kinh tế thị trường tự do” Môhình này nhấn mạnh vai trò của thị trường trong việc thúc đẩy phát triển kinh
tế và cho rằng nhà nước chỉ đóng vai trò thứ yếu đối với phát triển kinh tế Môhình này đề cao tinh thần của các chủ xí nghiệp, chủ trương thị trường hiệuquả, trong khi phê phán cần sự can thiệp của nhà nước Yếu tố sản xuất có tínhlưu động tương đối cao Nhà nước có tiến hành điều tiết khống chế hay khôngthường căn cứ vào mục tiêu là việc đó có lợi cho người tiêu dùng hay không,
ít khi xuất phát từ góc độ người sản xuất Tập quán xã hội và chính sách củanhà nước tập trung nhiều hơn vào việc thúc đẩy tiêu dùng có nhân, coi nhẹtích lũy Khuynh hướng này không những phản ánh qua hành vi của cá nhân
và xí nghiệp, mà còn phản ánh qua sự thâm hụt lớn về tài chính công cộng củanhà nước
2 Mô hình kinh tế thị trường của Nhật Bản
Mô hình kinh tế thị trường của Nhật Bản là mô hình kinh tế thị trườngchịu sự chi phối của hành chính, còn gọi là “kinh tế thị trường tập đoàn xãhội” Kể từ sau chiến tranh, ngoại trừ mấy năm gần đây có phần đình trệ, kinh
tế Nhật Bản về cơ bản liên tục tăng trưởng nhanh Trong 40 năm, từ năm 1950đến năm 1990, thu nhập bình quân đầu người thực tế tăng từ 1230 USD (tínhtheo giá năm 1990) lên 23790 USD vào năm 1990, tỷ lệ tăng trung bình hàngnăm là 7.7% Do vậy, kinh nghiệm của Chính phủ Nhật Bản về can thiệp hànhchính đối với kinh tế thị trường, kế hoạch kinh tế và chính sách nghành nghề
đã thu hút được sự chú ý của các nước trên thế giới Mặc dù trong chính phủ
có cơ quan đề ra kế hoạch kinh tế, nhưng Nhật Bản coi kinh tế tư doanh là chủthể, vì vậy, chính phủ khó có thể tiến hành can thiệp vào hoạt động kinh tế - xãhội Tóm lại, Nhật là một nước có nền kinh tế thị trường cạnh tranh cao độ
Trang 11Muốn hiểu được đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế thị trường chịu sự chi phốicủa hành chính nếu chỉ xem xét từ một mặt thì khó làm rõ được, mà cần xemxét từ nhiều mặt như chính sách ngoại thương và sản nghiệp, chính sách sảnnghiệp trong nước, kế hoạch kinh tế chính sách vĩ mô và hệ thống lưu thôngtiền tệ
3 Mô hình kinh tế thị trường xã hội Cộng hòa Liên bang ở Đức
Mô hình kinh tế của Đức gọi là mô hình kinh tế thị trường xã hội.Người Đức cho rằng mô hình mà họ áp dụng là kinh tế thị trường xã hộikhống chế vĩ mô, phản đối thả lỏng tự do về kinh tế, cũng như phản đối quản
lý quá chặt về kinh tế, trong khi đó lại kết hợp giữa sáng tạo tự do của cá nhânvới nguyên tắc tiến bộ xã hội Mô hình này vừa đảm bảo tự do về tài sản của
xí nghiệp tư nhân và cá nhân, lại vừa khiến cho việc thực hiện những quyềnlợi đó đem lại lợi ích cho công chúng Về quan hệ giữa nhà nước và thịtrường, nguyên tắc của mô hình này là nhà nước cần giảm ở mức cần giảm ởmức có thể sự can thiệp, chỉ can thiệp khi cần thiết Trong nền kinh tế thịtrường, nhà nước chủ yếu chỉ có vai trò điều tiết và quy định khuôn khổ chungcho sự vận hành của thị trường Vì vậy, kinh tế thị trường xã hội mà Đức thựchiện trên thực tế là kinh tế thị trường phần nào do nhà nước điều tiết nhằmđảm bảo sự cân bằng giữa tự do thị trường và công bằng xã hội
4 Mô hình kinh tế thị trường “nhà nước phúc lợi” ở Thụy Điển và các nước Bắc Âu
Thụy Điển thực hiện mô hình kinh tế thị trường “xã hội phúc lợi” từnhững năm 1930 Mô hình nhà nước phúc lợi xã hội được xây dựng dựa trên
lý thuyết “ngôi nhà chung cho mọi người” của phái xã hội – dân chủ mà đạidiện là cựu Thủ tưởng Thụy Điển P.A Hanson Mô hình nhà nước phúc lợi xãhội Thụy Điển có sự kết hợp hài hòa giữa mở rộng phúc lợi xã hội với phát
Trang 12triển kinh tế thị trường tư nhân Vai trò của Nhà nước gắn kết chặt chẽ vớimức độ, phạm vi của các dịch vụ xã hội Nhà nước phúc lợi xã hội cho phépthị trường tự do phát huy sức mạnh để mở rộng sản xuất Mô hình Thụy Điểncoi trọng vai trò của kinh tế thị trường để đạt được sự phát triển kinh tế, thuđược nhiều lợi nhuận, khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường để thực hiệncông bằng xã hội
5 Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc
Mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc mới tồn tạihơn 30 năm, tuy vậy, sự ra đời của mô hình này chứng minh sức sống mãnhliệt của nó Quá trình phát triển đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường xãhội chủ nghĩa của Trung Quốc gắn liền với việc từng bước từ bỏ nền kinh tế
kế hoạch, tập trung Quá trình này tiến triển qua 4 giai đoạn: Giai đoạn 1978 1984: “Lấy kinh tế kế hoạch làm chính, lấy điều tiết thị trường làm bổ trợ”,đây là bước chuyển mang tính đột phá Giai đoạn 1984 - 1993: “Nền kinh tế
-xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch trên cơ sở chế độ cônghữu” Giai đoạn 1993 - 2003: Xây dựng “thể chế kinh tế thị trường xã hội chủnghĩa”, thực chất là làm cho thị trường có vai trò cơ sở đối với phân phối tàinguyên, dưới sự kiểm soát vĩ mô của nhà nước; hình thành thể chế xí nghiệphiện đại phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường, tách chính quyền khỏi xínghiệp Giai đoạn từ 2003 đến nay đã từng bước khẳng định “Nền kinh tế thịtrường xã hội chủ nghĩa” Từ tiến trình phát triển nhận thức và thực tiễn kinh
tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc, nổi lên một số nét đặc trưng sau:Các vấn đề của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa được xem xét và giảiquyết trên cơ sở nhận thức về chế độ kinh tế cơ bản, chế độ sở hữu và các hìnhthức sở hữu Các bước tiến trong đường lối phải được thể chế hoá thành chính