1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) khảo sát về việc quản lí tàichính của sinh viên đại học ngoạithương cơ sở ii

18 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Về Việc Quản Lí Tài Chính Của Sinh Viên Đại Học Ngoại Thương Cơ Sở II
Người hướng dẫn Ths. Lê Hồng Vân
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương Cơ Sở II
Chuyên ngành Nguyên Lí Thống Kê Và Thống Kê Doanh Nghiệp
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,23 MB

Nội dung

Vì vậy, nhằm có được thông tin chính xác và kịp thời nhất cóthể, một trong những yêu cầu đặt ra là cần phải có những phương pháp nghiên cứu, điều trathống kê phù hợp với từng điều kiện,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

================

BÀI TẬP NHÓM

MÔN HỌC: NGUYÊN LÍ THỐNG KÊ VÀ THỐNG

KÊ DOANH NGHIỆP

KHẢO SÁT VỀ VIỆC QUẢN LÍ TÀI CHÍNH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI

THƯƠNG CƠ SỞ II

Nhóm dự án 1

Mã lớp: ML158 Giảng viên hướng dẫn: Ths Lê Hồng Vân

Trang 2

TP Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2022

2

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.3 Đối tượng và đơn vị điều tra

1.3.1 Đối tượng điều tra

1.3.2 Đơn vị điều tra

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1 Những thông tin thống kê liên quan đến vấn đề cần thu thập

2.2 Hình thức dự định lấy thông tin

2.3 Nội dung của cuộc điều tra

2.4 Thời điểm, thời hạn điều tra

2.5 Lập kế hoạch tổ chức chương trình và tiến hành điều tra:

2.5.1 Thành viên

2.5.2 Các bước tiến hành công việc điều tra

PHẦN 3 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

3.1 Đối tượng khảo sát

3.2 Tài chính cá nhân:

3.3 Mức độ chi tiêu

3.4 Tổng kết:

PHẦN 4 KẾT LUẬN

PHỤ LỤC

LỜI CÁM ƠN

1

Trang 4

Nghiên cứu thống kê, hay điều tra thống kê là hình thức thu thập dữ liệu, thông tin thống kê về đối tượng nghiên cứu trong một thời gian và không gian cụ thể theo phương pháp khoa học, chuẩn hóa được xác định trên cơ sở kế hoạch nghiên cứu thống kê tại từng thời điểm Từ đó làm cơ sở cho việc tổng hợp và phân tích các hiện tượng đang nghiên cứu Thống

kê nghiên cứu một số lượng lớn các hiện tượng kinh tế - xã hội rất phức tạp, chứa đựng nhiều đơn vị và yếu tố khác nhau Mặt khác, các biến số nghiên cứu luôn biến thiên không ngừng theo không gian và thời gian Vì vậy, nhằm có được thông tin chính xác và kịp thời nhất có thể, một trong những yêu cầu đặt ra là cần phải có những phương pháp nghiên cứu, điều tra thống kê phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh

Vấn đề tài chính cá nhân của sinh viên Ngoại Thương từ lâu cũng đã thu hút rất nhiều

sự quan tâm của dư luận với các câu hỏi được đặt ra như: Sinh viên FTU2 giỏi kinh tế thì chắc phải có những chiến lược chi tiêu hợp lý? Hay sau khi tốt nghiệp đi làm lương tháng ngàn đô? Hay ai giỏi hơn thì từ năm 3, năm 4 đã tự có thể trang trải mọi chi phí sinh hoạt mà không cần nhờ đến sự trợ giúp từ bố mẹ?

Để giải đáp những thắc mắc về những định kiến mà mọi người tự truyền tai nhau ở trên, nhóm em đã quyết định đi đến điều tra nguyên cứu với đề tài: “Việc quản lý tài chính cá nhân của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II tại Thành phố Hồ Hồ Chí Minh” Với mục tiêu tìm hiểu về việc quản lý chi tiêu cũng như những khó khăn còn tồn tại mà nhóm đối tượng trên đang gặp phải trong vấn đề tài chính, việc thu thập các số liệu có liên quan nhằm phục vụ cho việc đánh giá tổng quan mức độ sống, thu nhập và chi phí mà sinh viên phải chi trả khi sống xa gia đình Từ đó góp phần xây dựng cơ sở đưa ra các phương án tốt hơn cho việc quản lý tài chính cá nhân một cách có hiệu quả hơn

Bài nghiên cứu của nhóm đi vào ba phần chính:

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

PHẦN 3: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

PHẦN 4: KẾT LUẬN

2

Trang 5

Tài chính cá nhân là cách phân bổ các nguồn lực tài chính cá nhân có hạn qua thời gian, liên quan đến các vấn đề tài chính thường gặp như: chi tiêu, thu nhập, đầu tư, tiết kiệm, hay dễ hiểu là việc sử dụng đồng tiền sao cho hiệu quả nhất vì vậy sinh viên Ngoại Thương cơ sở II ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và mọi cá nhân nói chung đều phải đối mặt với sự ràng buộc về nguồn tài chính hạn chế trong khi nhu cầu sử dụng nguồn tiền thì đa dạng Quản lí tài chính cá nhân có tầm quan trọng cho sự thành công của mỗi người chính vì thế nên hiểu biết về quản lý tài chính giúp các cá nhân có thể dễ dàng hoạch định ngân sách

để chi tiêu hợp lý, tối ưu hóa các khoản sử dụng, tiết kiệm để đề phòng những rủi ro Tài chính cá nhân là một khái niệm tương đối phổ biến tại các nước phát triển, tuy nhiên đây lại là một khái niệm mới đối với các nước đang phát triển Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế mới nổi và trên đà phát triển, vì vậy trình độ tài chính của người Việt Nam còn có nhiều hạn chế, đặc biệt là sinh viên - một thế hệ tương lai của đất nước Việc nhận thức về quản lí tài chính cá nhân trở nên cấp thiết đối với cá nhân nói riêng

và xã hội nói chung Bài nghiên cứu “Việc quản lý tài chính cá nhân của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II tại Thành phố Hồ Hồ Chí Minh” sẽ giúp sinh viên hiểu rõ về tài chính cá nhân từ đó biết cách quản lý, có thể ứng phó kịp thời với tình huống bất ngờ, sử dụng sao cho phù hợp thông qua các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính của mỗi cá nhân, từ đó góp phần ổn định xã hội và phát triển bền vững

Mục tiêu nghiên cứu của nhóm là tìm hiểu việc quản lý tài chính cá nhân của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương thông qua phiếu khảo sát để thu thập thông tin nhằm : Xác định tình hình quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Ngoại Thương cơ sở II tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua những thói quen về việc sử dụng tài chính Phân tích các yếu tố liên quan tới việc chi tiêu cá nhân, nguồn tiền và mức độ chi tiêu của sinh viên Ngoại Thương cơ sở II tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm đưa ra các quyết định tài chính hợp lý

Toàn bộ sinh viên đang theo học tại trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II

3

Trang 6

Với mục tiêu thu thập các thông tin về tình trạng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên tại trường Đại học Ngoại thương CSII, nhóm đã liệt kê ra các thông tin cần thu thập như sau:

A Thông tin cá nhân của sinh viên:

Là sinh viên trường Đại học Ngoại thương CSII

Chuyên ngành đang theo học

Niên khóa của sinh viên

B Tài chính cá nhân của sinh viên

I Nguồn tiền có được

Từ gia đình chu cấp

Từ công việc làm thêm

Từ tiền tiết kiệm

II Mức độ chi tiêu

Chi phí nhà ờ

Chi phí ăn uống

Chi phí giao thông, đi lại

Chi phí giải trí, vui chơi, mua sắm

Chi phí cho việc học tập (In ấn giáo trình sách, khóa học, )

C Tự đánh giá mức độ chi tiêu của bản thân

Mức độ hài lòng với chi tiêu của mình: Không hài lòng; Chưa hài lòng lắm; Hài lòng; Hoàn toàn hài lòng với thang đo tương ứng từ 0-3

Khía cạnh muốn cải thiện nếu không hài lòng hoặc chưa hài lòng lắm

Nhóm nghiên cứu dùng phương pháp gián tiếp Đây là phương pháp thu thập thông tin

mà phái viên điều tra không phải trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với đối tượng điều tra để thu thập thông tin Người điều tra thu thập tài liệu qua bảng hỏi, phiếu điều tra

Bảng hỏi và phiếu điều tra sẽ được gửi cho đáp viên dưới hình thức online bằng công cụ Google Form Những ưu điểm của phương pháp này bao gồm:

Các bạn sinh viên được hỏi là người có trình độ văn hóa, có ý thức trách nhiệm giúp cho việc điều tra khá hiệu quả

4

Trang 7

Discover more

from:

TOA302

Document continues below

Nguyên lý thống

kê và thống kê…

Trường Đại học…

108 documents

Go to course

Tiểu luận Nguyên lý thống kê và thống k… Nguyên lý

thống kê… 100% (7)

34

CÔNG-THỨC

Nguyên-LÝ THỐNG… Nguyên lý

thống kê… 100% (4)

13

[123doc] - van-hoa-kinh-doanh-o-thuy… Nguyên lý

thống kê… 100% (3)

30

Câu hỏi đúng sai thống kê trong kinh… Nguyên lý

thống kê… 100% (2)

24

Trang 8

Thu được kết quả nhanh hơn so với các phương pháp trực tiếp khác.

Không phải in và vận chuyển phiếu hỏi

Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có một số nhược điểm là:

Mức độ chính xác bị hạn chế vì người điều tra không thể kiểm tra độ chính xác của câu trả lời đến từ đáp viên

Nội dung và đối tượng điều tra bị hạn chế, nhiều phiếu điều tra không thu lại được câu trả lời

Yêu cầu xây dựng mạng lưới trước khi điều tra, người điều tra đòi hỏi phải tham gia vào một tổ chức, cộng đồng của sinh viên Ngoại thương Cơ Sở II

Dựa trên mục đích và những thông tin cần thu thập, nhóm đã xác định nội dung của cuộc điều tra bao gồm:

Điều tra về nguồn tài chính cá nhân mà sinh viên Ngoại thương Cơ sở II tại TP HCM có được

Điều tra về mức độ chi tiêu của sinh viên Ngoại thương Cơ sở II và mức độ hài lòng của sinh viên đối với mức chi tiêu hiện tại

Thời điểm điều tra: là mốc thời gian quy định chung cho cuộc điều tra phải thu thập thông tin tại một thời gian quy định thống nhất tính đến mốc thời điểm đó (Trích Giáo trình Nguyên lý thống kê và Thống kê doanh nghiệp - Trường Đại học Ngoại thương- Ts Nguyễn Trọng Hải)

Thời điểm điều tra của Khảo sát việc quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Đại học Ngoại Thương CSII là vào 0h ngày 13/09/2022.

Thời hạn điều tra: là khoảng thời gian quy định để hoàn thành việc thu thập thông tin ban đầu về hiện tượng nghiên cứu [ ] Nhìn chung thời hạn điều tra không nên quá ngắn hoặc quá dài Nếu quá ngắn sẽ không đủ thời gian để thu thập thông tin làm cho phái viên điều tra nảy sinh tư tưởng đối phó cho kịp thời hạn Ngược lại, nếu quy định thời hạn điều tra quá dài so với thời điểm điều tra sẽ dẫn tới tình trạng hồi tưởng lại thông tin dễ dẫn đến sai số trong điều tra (Trích Giáo trình Nguyên lý thống kê và Thống kê doanh nghiệp -Trường Đại học Ngoại thương- Ts Nguyễn Trọng Hải)

Thời hạn điều tra của Khảo sát kéo dài trong 3 ngày Kể từ 0h ngày 13/09/2022 đến 23h59’ ngày 15/09/2022

5

BẢNG ĐÁNH GIÁ Thành VIÊN NHÓM 3 Nguyên lý

thống kê … 100% (1)

2

Mức chi tiêu cho việc mua sắm trực… Nguyên lý

thống kê … 100% (1)

2

Trang 9

Phân tích số liệu thống kê

Người thực hiện công việc gồm có:

Gửi bảng hỏi cho đáp viên và nhận phản hồi: cả nhóm

Tổng hợp thông tin điều tra và phân tích số liệu thống kê: An, Thảo, Vy Thời điểm bắt đầu thực hiện là 0 giờ ngày 13 tháng 09 năm 2022

Thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc là 5 ngày

Mô tả:

Bổ sung tổng hợp thông tin điều tra và bổ sung phân tích thống kê Kiểm tra và hoàn thiện kế hoạch điều tra

Người thực hiện công việc bao gồm tất cả các thành viên

Thời điểm bắt đầu thực hiện là từ 8 giờ 00 ngày 22 tháng 9 năm 2022

Thời gian từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc là 1 ngày

6

Trang 10

Dựa trên trường đang theo học của sinh viên, trong đó:

94 người chiếm 93,1% tỉ lệ là sinh viên Trường Đại học Ngoại thương cơ sở II tại TP.HCM

7 người chiếm 6,9% không thuộc đối tượng khảo sát

Trong đó, 94 sinh viên thuộc Trường Đại học Ngoại thương có tỷ lệ theo từng mục:

57 nữ chiếm 60,6%

37 nam chiếm 39,4%

39 người chiếm 41,5% theo học chuyên ngành kinh doanh quốc tế

26 người chiếm 27,7% theo học chuyên ngành kinh tế đối ngoại

10 người chiếm 10,6% theo học chuyên ngành truyền ngành truyền thông marketing

10 người chiếm 10,6% theo học chuyên ngành tài chính quốc tế

9 người chiếm 9,6% theo học chuyên ngành kế toán - kiểm toán

77 sinh viên năm II chiếm 81,9%

8 sinh viên năm III chiếm 8,5%

6 sinh viên năm I chiếm 6,4%

3 sinh viên năm IV chiếm 3,2%

Gia đình: SL 41 chiếm 43,62%

Gia đình + làm thêm: SL 48 chiếm 51,06%

Gia đình + khác: SL 3 chiếm 3,19%

Cả ba: SL 2 chiếm 2,13%

Gia đình: 94

Từ 1 đến 2 triệu: 6 chiếm 6,38%

Từ 2 đến 3,5 triệu: 22 chiếm 23,4%

Từ 3,5 đến 5 triệu: 41 chiếm 43,6%

Trên 5 triệu: 25 chiếm 26,62%

Đi làm thêm: 88

Dưới 1 triệu: 21 chiếm 23,9%

Từ 1 đến 2 triệu: 17 chiếm 19,3%

Từ 2 đến 3 triệu: 14 chiếm 15,9%

7

Trang 11

Từ 3 đến 4 triệu:16 chiếm 18,2%

Trên 4 triệu: 20 chiếm 22,7%

Theo thói quen tiết kiệm của sinh viên: 94

Có thói quen tiết kiệm: 78 chiếm 83%

Không có thói quen tiết kiệm: 16 chiếm 17%

Trong đó: tỉ lệ % theo số tiền tiết kiệm: 78

Dưới 500 nghìn:43 chiếm 55,13%

Từ 500 nghìn đến 1 triệu: 29 chiếm 37,18%

Trên 1 triệu: 6 chiếm 7,69%

Nhận xét:

Nhìn chung, tất cả sinh viên đều có nguồn thu từ chu cấp của gia đình và đa số sinh viên sẽ nhận được khoản chu cấp từ 3,5 đến 5 triệu cho mỗi tháng chiếm 43,6% Bên cạnh đó, thu nhập có được từ việc đi làm thêm của sinh viên sẽ tập trung trong khoảng dưới 1 triệu chiếm 23,9% và trên 4 triệu chiếm 22,7%

Ngoài ra, số lượng sinh viên có thói quen tiết kiệm là khá cao, 78 sinh viên chiếm 83% trong tổng số 94 sinh viên cần khảo sát và số tiền tiết kiệm được hằng tháng tập trung vào khoảng từ 500 nghìn đến 1 triệu chiếm 37,18%

Tóm lại, sinh viên trường Đại học Ngoại thương cơ sở II có nguồn thu nhập nhìn chung là ổn định, rơi vào khoảng 5 triệu đến 9 triệu và biết cách quản lý tài chính cá nhân khi hầu hết sinh viên có khả năng tiết kiệm mỗi tháng

Sống chung với gia đình: 16 chiếm 17%

Sống ở nhà thuê, trọ, ký túc xá: 78 chiếm 83%

Trong đó: Chi phí nhà ở 78

Dưới 1 triệu: 3 chiếm 3.9%

Từ 1 đến 1,5 triệu: 20 chiếm 25.6%

Từ 1,5 đến 2 triệu: 26 chiếm 33.3%

Trên 2 triệu: 29 chiếm 37, 2%

Chi phí ăn uống 94

Dưới 1 triệu: 6 chiếm 6.4%

Từ 1 đến 1,5 triệu: 25 chiếm 26.6%

Từ 1,5 đến 2 triệu: 23 chiếm 24.5%

Trên 2 triệu: 40 chiếm 42.6%

Chi phí đi lại 94

Dưới 20 nghìn: 1 chiếm 1.1%

Từ 100 đến 200 nghìn: 24 chiếm 25.5%

Từ 200 đến 300 nghìn: 31 chiếm 33%

Từ 300 đến 400 nghìn: 37 chiếm 39.4%

1 triệu: 1 chiếm 1.1%

8

Trang 12

Chi phí giải trí 94

Dưới 500 nghìn: 26 chiếm 27.7%

Từ 500 nghìn đến 1 triệu: 41 chiếm 43.6%

Từ 1 triệu đến 2 triệu: 25 chiếm 26.6%

4 triệu: 1 chiếm 1.1%

5 triệu: 1 chiếm 1.1%

Chi phí cho học tập 94

Dưới 200 nghìn: 58 chiếm 61.7%

Từ 200 đến 500 nghìn: 29 chiếm 30,9%

Từ 500 đến 800 nghìn: 3 chiếm 3,2%

Từ 800 nghìn đến 1 triệu: 4 chiếm 4.3%

Trên 1 triệu: 0 chiếm 0%

Đánh giá:

Nhìn chung, sinh viên phần lớn là ở nhà thuê, nhà trọ, kí túc xá, chiếm 83% trong tổng số sinh viên tham gia khảo sát Số tiền chi cho việc thuê nhà trọ, ký túc xá rơi vào

2 khoảng chủ yếu, đó là từ 1,5 đến 2 triệu (33,3%) và trên 2 triệu (37,2%)

Chi phí cho việc ăn uống của sinh viên cũng chiếm một khoảng không hề kém cạnh so với chi phí cho nhà ở Có đến 42,6% sinh viên chi trên 2 triệu cho chi phí ăn uống Chi phí đi lại phần lớn rơi vào khoảng từ 300 đến 400 nghìn Có 43,6% sinh viên chi từ

5000 đến 1 triệu cho việc giải trí Cuối cùng là chi phí cho việc học, có đến 61,7% sinh viên chi dưới 200 nghìn để phục vụ cho việc in ấn tài liệu, mua sách, giáo trình, đồng thời cũng có 30,9% sinh viên chi từ 200 đến 500 nghìn cho khoảng này

Tỷ lệ về mức độ hài lòng trên thang điểm 4:

31 người chiếm 35,1% mức độ không hài lòng (1-2 điểm)

48 người chiếm 51,1% mức độ hài lòng ( 3 điểm)

13 người chiếm 13,8% mức độ cực kỳ hài lòng (4 điểm)

Đánh giá:

Tóm lại, sinh viên Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại TPHCM có mức chi tiêu mỗi tháng rơi vào khoảng từ 4,5 triệu đến 5 triệu Đây là một con số vừa phải và hợp lý so với nguồn thu từ việc trợ cấp của gia đình và đi làm thêm của sinh viên Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sinh viên vẫn chưa hài lòng với cách chi tiêu của mình (35,1%) Đồng thời có tới 51,1% sinh viên cho rằng mình hài lòng và 13,8% sinh viên cho rằng cực kì hài lòng với tình hình tài chính và chi tiêu của mình

9

Trang 13

Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp,

xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê để có thể xác định được nguồn thu và mức độ chi

tiêu của các sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương cơ sở II - TP.HCM Nguồn thu được

sắp xếp giảm dần như sau: (1) gia đình, (1) thói quen tiết kiệm của sinh viên, đi làm thêm Chi

tiêu được sắp xếp giảm dần như sau: (1) ăn uống đồng hạn với đi lại, (1) giải trí, (1) học tập,

(2) nhà ở

Đóng góp của nghiên cứu về mặt lý thuyết và mặt thực tiễn

Hướng nghiên cứu về việc quản lý tài chính cá nhân của sinh viên là vấn đề mà các

nhà xã xã hội học đều đang quan tâm Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ các sinh viên

phân phối lượng tài chính của họ như thế nào Dựa trên mô hình đề xuất, nghiên cứu tìm được

các biến số ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu của sinh viên và xu hướng chi tiêu của sinh

viên hiện tại

Qua nghiên cứu, các sinh viên có thể nắm bắt được vấn đề trong chi tiêu của mình và

phân bổ lại cho phù hợp với nhu cầu sống Đồng thời, dựa trên mô hình đề xuất các nhà cung

cấp các dịch vụ đáp ứng các nhu cầu này của sinh viên sẽ hiệu chỉnh giá sao cho phù hợp với

tài chính của đối tượng hướng đến là sinh viên

Một vài hạn chế trong kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho đề xuất hướng nghiên cứu

tiếp theo trong tương lai Thứ nhất, do hạn chế về thời gian và kinh phí nên nghiên cứu này

chỉ tiến hành với cỡ mẫu thực tế là 169, các nghiên cứu trong tương lai có thể tăng số quan sát

mẫu dựa vào tỷ lệ sinh viên các ngành kinh tế cũng như sinh viên năm 3 và năm 4 để có sự so

sánh sự khác biệt với nguồn tài chính của sinh viên năm 1 và năm 2 Thứ hai, trong số các

nhân tố có ảnh hưởng đến ý định chi tiêu của sinh viên như đã được đề cập trong mô hình còn

nhiều nhân tố khác chẳng hạn như các nhân tố thuộc về tính

cách cá nhân có ảnh hưởng đến ý định chi tiêu mà đề tài chưa tập trung làm rõ Các nghiên

cứu trong tương lai nên xem xét đến ảnh hưởng của những nhân tố này./

PHẦN

THÔNG TIN CÁ NHÂN

TÀI CHÍN

CÁ NHÂN

10

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w