Để thực hiệncác giao dịch dân sự liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình phát sinhtrong đời sống, ngày 12/08/2020, bà Đặng Thị C làm đơn yêu cầu Tòa án tuyênbố ông Nguyễn Hữu N
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LUẬT -o0o -
BÀI TẬP NHÓM
ĐỀ 2: HÃY SƯU TẦM MỘT QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC CHỈ ĐỊNH NGƯỜI GIÁM HỘ MÀ THEO QUAN ĐIỂM CỦA NHÓM QUYẾT ĐỊNH ĐÓ LÀ CHƯA PHÙ HỢP VÀ GIẢI QUYẾT CÁC
YÊU CẦU Ở CUỐI
Sinh viên thực hiện: Trịnh Phương Anh - 2214610012
Nguyễn Thị Ngọc Ánh - 2211610017
Đỗ Tuệ Minh - 2214610058Nguyễn Thị Tuyết Mai - 2214610057Giảng viên hướng dẫn: TS Đinh Thị Tâm
Hà Nội, tháng 9 năm 2023
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
I Tóm tắt nội dung bản án: 5
II Những điểm chưa phù hợp 6
III Quan điểm của nhóm về vụ việc phù hợp với quy định của pháp luật9 IV Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành 11
TỔNG KẾT 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
BẢN ÁN 17
3
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một đất nước có bề dày về lịch sử Trải qua hàng nghìn năm,với mỗi thời kỳ, Việt Nam lại có những sự thay đổi về mọi mặt: con người ViệtNam luôn thích nghi, đón nhận những điều mới, những tinh hoa của nhân loại vàđấu tranh đẩy lùi những tiêu cực mà thời kỳ đó mang lại Để toàn dân đều đồngsức đồng lòng xây dựng đất nước đổi mới và phát triển như ngày nay, không thể
kể tới sự lãnh đạo, chỉ huy tài tình và công sức xây dựng của Nhà nước ta.Thành tựu lớn nhất có thể kể đến đó chính là sự ra đời của hệ thống pháp luậtViệt Nam, trong đó, Bộ luật Dân sự là một trong những Bộ luật ra đời sớm nhất
và đánh dấu bước quan trọng trong quá trình lập pháp của Nhà nước ta
Bộ luật Dân sự đầu tiên được ban hành năm 1995 đã có những quy định
về quyền và nghĩa vụ dân sự cơ bản Một trong số đó là những quy định vềGiám hộ chứa đựng tính nhân đạo sâu sắc nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, bảo vệ chonhững người yếu thế về mặt năng lực hành vi dân sự, cụ thể: người chưa thànhniên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức,làm chủ hành vi
Tuy nhiên những vấn đề dân sự, liên quan trực tiếp đến con người, khôngthể không chứa đựng cả yếu tố về mặt tình cảm Chính vì vậy, trong thực tiễnxét xử không thể chỉ đơn thuần áp dụng những điều luật mà còn phụ thuộc vàonăng lực, trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền bởi lẽ những quy định về phápluật hiện hành còn tồn tại nhiều hạn chế mà đặc biệt nội tâm con người luônphức tạp, khó xác định để có thể áp dụng tuyệt đối các điều luật Và cũng từ đó
có thể thấy, trên thực tế không phải vụ án nào cũng được xét xử thấu tình đạt lý Một trong những bản án mà theo nhóm là quyết định của Tòa án chưa phù
Trang 5điểm và có những kiến nghị để hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành về chếđịnh này Nội dung cụ thể được trình bày trong bài viết dưới đây
5
Trang 6I Tóm tắt nội dung bản án
Bà Đặng Thị C và chồng là ông Nguyễn Hữu N có 06 người con chung.Ông Nguyễn Hữu N1 là một trong số người con, có vợ là bà Nguyễn Thị T (kếthôn năm 2014) Ông N1 từ lâu đã phải sống phụ thuộc và gia đình Năm 2017,ông nhận được kết quả giám định từ Hội đồng giám định sức khỏe tâm thầnchẩn đoán của Bệnh viện tâm thần Hà Nội là: chậm phát triển tâm thần, tậtchứng tác phong đáng kể cần theo dõi điều trị, khuyết tật về trí tuệ tâm thầnnặng; hiện tại tình trạng bệnh của ông N1 vẫn không thuyên giảm Để thực hiệncác giao dịch dân sự liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình phát sinhtrong đời sống, ngày 12/08/2020, bà Đặng Thị C làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên
bố ông Nguyễn Hữu N1 mất năng lực hành vi dân sự và cử bà Đặng Thị C làngười giám hộ của ông N1, cử bà Nguyễn Thị T là người giám sát việc giám hộ.Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Nguyễn Hữu N, bà NguyễnThị T đều nhất trí với quan điểm của bà Đặng Thị C Tại phiên họp, Đại diệnViện kiểm sát nhân dân huyện A phát biểu và đề nghị Toà án: Chấp nhận yêucầu của bà Đặng Thị C về việc tuyên bố ông Nguyễn Hữu N1 mất năng lực hành
vi dân sự và cử bà Đặng Thị C là người giám hộ của ông Nguyễn Hữu N1, cử bàNguyễn Thị T là người giám sát việc giám hộ
Quyết định của Tòa án:
Sau phiên họp Sơ thẩm, Tòa án nhân dân huyện A chấp nhận yêu cầu của
bà Đặng Thị C và tuyên bố ông Nguyễn Hữu N1 mất năng lực hành vi dân sự;
cử bà Đặng Thị C là người giám hộ hợp pháp của ông Nguyễn Hữu N1, thựchiện quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với ông N1; cử bà Nguyễn Thị T
là người giám sát việc giám hộ
Trang 7NHÓM 18 - BÀI GIỮA
KỲ MÔN LUẬT HÀN…Luật hành
19
Trang 8II Những điểm chưa phù hợp
Cơ sở pháp lý:
Điều 49 Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 48 Bộ luật dân sự 2015:
“
.”
Quy định tại Điều 53, Bộ luật dân sự 2015
Lhc đề 2 - tiểu luận cuối kì
Luật hành
14
Trang 9Khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015
Xét thấy, tình trạng hôn nhân hiện tại của ông N1 đã kết hôn với bàNguyễn Thị T (năm 2014) Căn cứ Khoản 1 Điều 53 Bộ luật dân sự 2015 khiông N1 bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì bà Nguyễn Thị T sẽ trởthành người giám hộ đương nhiên của ông N1 Trong trường hợp ông N1 chưa
có vợ/con hoặc bà Nguyễn Thị T không đáp ứng thỏa mãn điều kiện trở thànhngười giám hộ tại Điều 49 Bộ luật dân sự 2015, khi đó căn cứ xét trường hợptại Khoản 3 Điều 53 thì bà Đặng Thị C - mẹ ruột của ông N1 mới có quyềngiám hộ đương nhiên đối với ông Nguyễn Hữu N1 theo quy định pháp luật.Việc bà Nguyễn Thị T nhất trí với quan điểm bà Đặng Thị C là ngườigiám hộ của ông N1 và bà T sẽ giám sát việc giám hộ là đang gián tiếp từ chốiquyền, nghĩa vụ giám hộ đương nhiên với ông N1 Tuy nhiên, hiện nay Bộ luậtdân sự 2015 và các văn bản khác không có quy định về quyền từ chối giám hộđương nhiên Chính vì thế, bà Nguyễn Thị T vẫn phải thực hiện quyền, nghĩa vụcủa người giám hộ, không được phép từ chối giám hộ đương nhiên (trừ trườnghợp luật định khác) Do đó quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm về việc giám hộ
8
Trang 10đương nhiên của ông Nguyễn Hữu N1 là bà Đặng Thị C và bà Nguyễn Thị T làngười giám sát việc giám hộ là chưa phù hợp với quy định pháp luật.
Cơ sở pháp lý:
Căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015:
Điều 46 Giám hộ
Điều 54 Cử, chỉ định người giám hộ
Căn cứ theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
Điều 378 Quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Trang 11Giải thích:
Xét thấy, ông Nguyễn Hữu N1 mất năng lực hành vi dân sự, việc cửngười giám hộ và giám sát việc giám hộ cho ông N1 thuộc thẩm quyền củaUBND cấp xã nơi cư trú của ông N1 Trường hợp xảy ra tranh chấp về việc cửngười giám hộ, giám sát việc giám hộ của UBND cấp xã thì Tòa án giải quyết(nếu Tòa án không chấp nhận quyết định cử người giám hộ, giám sát việc giám
hộ của UBND cấp xã thì Tòa án phải chỉ định người giám hộ, giám sát việcgiám hộ khác) căn cứ theo Điều 46, Điều 54 của Bộ luật dân sự 2015 Tại Điều
378 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền tuyên bố một
người mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án nhưng không quy định Tòa ánphải cử người giám hộ, giám sát việc giám hộ Do đó, quyết định của Tòa ánhuyện A cử bà C là người giám hộ hợp pháp của ông N1, cử bà T là người giámsát việc giám hộ cho ông N1, bà C và bà T được thực hiện quyền và nghĩa vụcủa người giám hộ và giám sát việc giám hộ cho ông N1 là không đúng quy địnhcủa pháp luật
III Quan điểm của nhóm về vụ việc phù hợp với quy định của pháp luật
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 53 Bộ luật dân sự 2015:
Bà Nguyễn Thị T là vợ theo quy định pháp luật của ông Nguyễn Hữu N1,
vì vậy, bà T sẽ là người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vidân sự, chứ không phải phải là bà Đặng Thị C, mẹ của ông Nguyễn Hữu N1 Trong trường hợp bà Nguyễn Thị T không đủ điều kiện để trở thành
người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 49 Bộ luật dân sự 2015 (đã được nêu trên) thì sẽ quyết định người giám hộ đương nhiên theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 53 Bộ luật dân sự 2015:
10
Trang 12Trong bản án, không nhận thấy bà Nguyễn Thị T không đủ điều kiện để làngười giám hộ đương nhiên, vì vậy, nhóm cho rằng Tòa án nhân dân huyện Acần xác định lại người giám hộ đương nhiên của ông Nguyễn Hữu N1 là bàNguyễn Thị T
Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật dân sự 2015:
“1
Trang 13Trong số những người thân thích của ông Nguyễn Hữu N1, có thể thỏathuận cử bà Đặng Thị C là người giám sát việc giám hộ nếu bà C đồng ý căn cứtheo Khoản 1 Điều 51 Bộ luật dân sự 2015
Tổng kết lại, nhóm cho rằng dựa theo quy định của Bộ luật dân sự 2015,Tòa án nhân dân huyện A phải xác định lại bà Nguyễn Thị T là người giám hộđương nhiên của ông Nguyễn Hữu N1 và bà Đặng Thị C có thể trở thành ngườigiám sát việc giám hộ này
IV Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành
Chế định giám hộ đối với người mất năng lực hành vi dân sự khi áp dụngvào thực tiễn còn gặp không ít khó khăn Cụ thể, việc người được giám hộ bịngười giám hộ hoặc người giám sát người giám hộ lạm dụng quyền hạn trongviệc trục lợi, bóc lột về tài sản của người được giám hộ đã xảy ra trên thực tiễn.Bởi lẽ, xét về năng lực, vì người mất năng lực hành vi dân sự thường không có
đủ khả năng để tự bảo vệ bản thân mình so với một người có đầy đủ năng lựchành vi dân sự nên người được giám hộ trong trường hợp này là bên yếu thếhơn Tuy nhiên, pháp luật dân sự Việt Nam chưa quy định rõ những tiêu chítrong việc lựa chọn, cử người giám sát Đồng thời, về điều kiện trở thành ngườigiám hộ, Bộ luật dân sự 2015 chưa quy định cụ thể về tư cách đạo đức hoặc
“điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ” theoKhoản 2 Điều 49 Bộ luật dân sự 2015 Điều này dễ dẫn tới bất cập là có trườnghợp người giám hộ không đủ tiêu chuẩn để giám hộ hoặc người giám sát vớingười giám hộ có thể thông đồng với nhau nhằm trục lợi từ người được giám hộ.Nhằm đề xuất hướng giải quyết cho vấn đề này, nhóm nhận định Bộ luậtdân sự 2015 cần quy định chi tiết hơn những điều kiện để trở thành người giám
hộ và người giám sát người giám hộ, đặc biệt là trường hợp giám hộ người mấtnăng lực hành vi dân sự Theo đó, pháp luật dân sự cần ban hành thêm các văn
12
Trang 14bản hướng dẫn, quy định chi tiết hơn về tư cách đạo đức và các điều kiện cầnthiết để trở thành người giám hộ Có thể kể đến một số điều kiện như về tìnhtrạng tài sản, nghề nghiệp của người giám hộ và người giám sát người giám hộ,
… Thông qua việc đánh giá khả năng tài chính, nhân thân của người giám hộ vàngười giám sát người giám hộ, cơ quan có thẩm quyền có thể kiểm soát, hạn chếtình trạng trục lợi, phòng ngừa trường hợp bóc lột tài sản của người giám hộ.Bên cạnh đó, khi tài chính ổn định, người giám hộ, người giám sát người giám
hộ có thể tập trung thực hiện nhiệm vụ của bản thân, tránh bị chi phối bởi cácyếu tố vật chất khác
Căn cứ khoản 3 Điều 46 Bộ luật dân sự 2015: “
” Như vậy, theo quy định hiện hành, việcđăng ký là bắt buộc đối với giám hộ nhưng không nếu không đăng ký thì ngườigiám hộ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ Quy định của Điều 46
có thể được hiểu theo hai cách: thứ nhất, người giám hộ đương nhiên nếu khôngđăng ký giám hộ thì chỉ có nghĩa vụ của người giám hộ chứ không có quyền củangười giám hộ; thứ hai, người giám hộ đương nhiên vẫn xác lập việc giám hộkhông cần thực hiện thủ tục đăng ký Tuy nhiên, cả hai cách hiểu này đều cónhững bất cập nhất định Nếu loại trừ thủ tục đăng ký cho người giám hộ đươngnhiên thì không cần thiết phải ghi thêm việc người này chỉ có nghĩa vụ Nếungười giám hộ đương nhiên chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền thì quan hệgiám hộ trong trường hợp này khó có thể thực hiện bởi quyền và nghĩa vụ củangười giám hộ trong quan hệ giám hộ là gắn liền với nhau nhằm thực hiện mụcđích giám hộ, đảm bảo quyền lợi cho người được giám hộ Hơn thế nữa, trong
Trang 15Nhằm đề xuất hướng giải quyết cho vấn đề này, nhóm nhận định Bộ luậtdân sự 2015 cần quy định chi tiết hơn về việc đăng ký giám hộ Cụ thể việc đăng
ký bắt buộc với người giám hộ, đặc biệt là người giám hộ đương nhiên gây ảnhhưởng trực tiếp đến quyền lợi của người giám hộ Vì vậy nhóm chúng tôi xin đềxuất sửa đổi Khoản 3 Điều 46 Bộ luật dân sự 2015 như sau: “
”
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự 2015: “
” Tuy nhiên trongthực tiễn cho thấy, thủ tục tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự gâykhó khăn cho bên được giám hộ Theo đó, đối với những gia đình gặp khó khăn
về kinh tế nhưng lại có người thân mất khả năng nhận thức thì thủ tục yêu cầuTòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự có thể bị ảnh hưởng, kéo dài Bởi
lẽ, nhiều gia đình không có khả năng chi trả hoặc không có nhiều thời gian đểthực hiện các thủ tục giám định pháp y tâm thần Điển hình là trường hợp người
bị tai nạn trong quá trình lao động dẫn đến việc mất khả năng nhận thức hành vi
Cụ thể, để có thể khởi kiện, yêu cầu một chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường,gia đình của người bị tai nạn phải làm đơn yêu cầu công nhận người đó mấtnăng lực hành vi dân sự và có thể phải trải qua công đoạn giám định pháp y tâmthần theo trưng cầu của Tòa án Điều này đã khiến cho gia đình nạn nhân phảichi trả nhiều khoản phí từ việc khám chữa bệnh đến các khoản để được Tòa ántuyên bố mất năng lực hành vi dân sự Đồng thời, công tác thực hiện chế địnhgiám hộ đối với người mất mất năng lực hành vi dân sự cũng vì thế mà bị trì trệ,
14
Trang 16khiến cho gia đình của người cần được giám hộ gặp khó khăn để hoàn tất cácthủ tục khởi kiện trên, gây ảnh hưởng tới quyền lợi cho người cần được giám hộ.Nhằm khắc phục bất cập trên, pháp luật dân sự cần có sự điều chỉnh nhấtđịnh đối với thủ tục tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự Cụ thể,pháp luật nên hạn chế áp dụng những thủ tục mang tính hình thức hoặc sửa đổichúng để có giá trị thực tiễn cao hơn Theo đó, nhóm nhận định Bộ luật dân sự
2015 cần được sửa đổi theo hướng trong trường hợp cử, chỉ định người giám hộ,nếu gia đình của người mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi gặp khó khăn
về mặt thời gian, kinh tế do các điều kiện khách quan thì cá nhân mất khả năngnhận thức trên có thể “đương nhiên được xem là mất năng lực hành vi dân sự”.Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi khi có thể bảo đảm quyền lợi của người đượcgiám hộ, đặc biệt là những người mất năng lực hành vi dân sự
Trang 17TỔNG KẾT
Việc xác định chính xác và hợp lí người giám hộ cho người được giám hộ
là một điều vô cùng cần thiết Dựa vào quy định của pháp luật, có thể xác địnhngười giám hộ đương nhiên trong trường hợp cụ thể, tránh dẫn đến việc giữanhững người giám hộ vì muốn được quyền quản lý tài sản của người được giám
hộ mà xảy ra tranh chấp, xung đột Và việc hiểu rõ các quy định được nêu trong
Bộ luật cũng là điều cần thiết để có cách lựa chọn phù hợp đối với từng trườnghợp giám hộ cụ thể
Thông qua bản án mà nhóm đã phân tích, có thể nhận thấy những quyđịnh trong Bộ luật hiện hành còn có nhiều điểm hạn chế, thiếu sót, dễ dẫn đếnviệc xử lý và đưa ra quyết định chưa thực sự phù hợp Để các vụ án được diễn rađúng quy định, thống nhất về nội dung và hình thức, cần tìm ra những điểm bấtcập, từ đó ban hành các quy định sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện về xác địnhngười giám hộ nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung Qua đó, người dânđược sống trong xã hội công bằng, văn minh thì việc đưa ra các kiến nghị, giảipháp là điều cần thiết để kịp thời sửa đổi cho phù hợp với xã hội hiện tại
16
Trang 18TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ luật dân sự 2015, NXB Lao động
Trang 19TÒA ÁN NHÂN DÂN
V/v: Yêu cầu tuyên bố một
người mất năng lực hành vi dân sự
QUYẾT ĐỊNH
SƠ THẨM GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN A – THÀNH PHÓ HÀ NỘI
Bà Đỗ Thị Vân.
Bà Ngô Thị Thu Hà.
Bà Hoàng Thị Hồng Chiêm – Kiểm sát viên
Trong ngày 29 tháng 8 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện A,Thành phố Hà Nội mở phiên họp sở thẩm công khai giải quyết việc dân sự thụ
lý số: 163/2020/TLST-VDS ngày 17 tháng 8 năm 2020 về việc yêu cầu tuyên bốmột người mất năng lực hành vi dân sự theo Quyết định mở phiên họp số:10/2020/QĐPH-VDS ngày 19 tháng 8 năm 2020
Hộ khẩu thường trú và nơi ở: Thôn Q, xã X, huyện A, Thành phố Hà Nội
2
2.1 Ông Nguyễn Hữu N, sinh năm 1946 (chồng bà C)
2.2 Ông Nguyễn Hữu N1, sinh năm 1968 (con bà C, ông N)
18