Ước lượng mô hình và kiểm định...15 Trang 3 LỜI MỞ ĐẦULý do chọn đề tàiMặc dù không phải là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu, nắm giữ vị trí then chốt của nền kinh tế, song c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
====o0o====
KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ
Đề tài
PHÂN TÍCH NGÀNH SẢN XUẤT GIẤY VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ GIẤY
TẠI VIỆT NAM
Lớp cao học: KTQT29B
Họ và tên Mã HV Phạm Thị Thu Hằng 822484 Lương Minh Huyền 822488 Ngô Minh Hằng 822825
Hà Nội – 2023
MỤC LỤC
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU 3
1 TỔNG QUAN NGÀNH 4
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 4
1.2 Thực trạng ngành sản xuất giấy tại Việt Nam 5
1.3 Vai trò của ngành đối với nền kinh tế 7
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10
2.1 Lựa chọn các chỉ số 10
2.1.1 Chỉ số tập trung thị phần nhóm CR (k) 10
2.1.2 Chỉ số Herfindahl - Hirschmann Index HHI 11
2.2 Cơ sở lý thuyết mô hình bài nghiên cứu 12
2.2.1 Cơ sở lý thuyết của mô hình SCP 12
2.2.2 Áp dụng mô hình SCP phân tích thị trường sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 12
3 KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH 14
3.1 Kết quả và phân tích các chỉ số 14
3.1.1 Mô hình doanh nghiệp 14
3.1.2 Loại hình doanh nghiệp 14
3.1.2 Các chỉ số đánh giá mức độ tập trung thị trường 15
3.2 Ước lượng mô hình và kiểm định 15
3.2.1 Ước lượng mô hình 15
3.2.2 Kiểm định mô hình 16
3.3.3: Kết luận và hạn chế sau khi khắc phục khuyết tật của mô hình: 18
KẾT LUẬN 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mặc dù không phải là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu, nắm giữ vị trí then chốt của nền kinh tế, song các sản phẩm đại diện của ngành giấy như: Bột giấy, giấy in, viết, tissue …lại là những sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống của mỗi người dân Những năm gần đây ngành công nghiệp giấy tại Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ thông qua các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về sản phẩm thân thiện với môi trường Ngành đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động, đồng hành phụ trợ cho nhiều ngành sản xuất và cộng hưởng để phát triển cho các ngành kinh tế khác
Ngành công nghiệp giấy nước ta được đánh giá là ngành có nhiều tiềm năng, nhiều cơ hội và dư địa để phát triển Số liệu thống kê cho thấy, trong những năm gần đây, ngành Giấy Việt Nam có tốc độ phát triển trung bình khoảng 10-12%/năm, riêng giấy bao bì khoảng 15-17%/năm, trong lĩnh vực này đã có những dự án đầu tư công suất lớn đang hoạt động (400-500 nghìn tấn/năm) Với nhu cầu gia tăng mạnh và vai trò đa dạng đối với kinh tế, sản xuất của ngành giấy đóng góp khoảng 1,5% giá trị GDP, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD
Như vậy, nhận thấy đây là một ngành có nhiều tiềm năng khai thác với nhiều điểm trong quá
trình tăng trưởng và phát triển cần phân tích, nhóm chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài “ Phân tích ngành sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tại Việt Nam” để có thể tìm hiểu và
đánh giá được thực trạng của ngành
Trang 4Tổng công suất thiết kế của ngành giấy Việt Nam là 72.000 tấn/năm nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh và mất cân đối giữa sản lượng bột giấy và giấy nên sản lượng thực tế chỉ đạt 28.000tấn/năm.
Năm 1982, Nhà máy giấy Bãi Bằng do Chính phủ Thụy Điển tài trợ đã đi vào sản xuất với công suất thiết kế là 53.000 tấn bột giấy/năm và 55.000 tấn giấy/năm, dây chuyền sản xuất khép kín,
sử dụng công nghệ cơ-lý và tự động hóa Nhà máy cũng xây dựng được vùng nguyên liệu, cơ sở
hạ tầng, cơ sở phụ trợ như điện, hóa chất và trường đào tạo nghề phục vụ cho hoạt động sản xuất
Trang 5Cấu trúc ngành:
Ngành sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy được chia thành các nhóm nhỏ sau:
1701 17010 Sản xuất bột giấy, giấy và bìa
1702 Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn bao bì từ giấy và bìa
17021 Sản xuất bao bì bằng giấy, bìa
17022 Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn
1709 17090 Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào
đâuViệt Nam có khoảng gần 500 doanh nghiệp giấy tuy nhiên đa phần là các doanh nghiệp nhỏ, hộ sản xuất cá thể
T
T Hình thức sở hữu
Số lượng doanh nghiệp *
Công suất
Tỷ lệ
%
Công suất
1.2 Thực trạng ngành sản xuất giấy tại Việt Nam
Ngành giấy có những bước phát triển vượt bậc, sản lượng giấy tăng trung bình 11%/năm trong giai đoạn 2000 – 2006; tuy nhiên, nguồn cung như vậy vẫn chỉ đáp ứng được gần 64% nhu cầu tiêu dùng (năm 2008) phần còn lại vẫn phải nhập khẩu Mặc dù đã có sự tăng trưởng đáng kể tuynhiên, tới nay đóng góp của ngành trong tổng giá trị sản xuất quốc gia vẫn rất nhỏ
Sản xuất giấy trong giai đoạn 2008-2009 tăng trưởng chậm hơn trước, bình quân 6,1%/năm do khủng hoảng kinh tế năm 2008 và 2009 Tuy nhiên ngành đã hồi phục từ 2010 mặc dù còn gặp nhiều khó khăn Sản xuất trong nước đã đảm bảo được nhu cầu thiết yếu trong nước (trừ cơn sốt giấy in & viết và in báo giữa năm 2008) Năm 2011 đáp ứng 58% nhu cầu trong nước (năm 2007đáp ứng 60%) như vậy khả năng đáp ứng nhu cầu giảm chút ít Từ 2007 đến 2011, công suất sản
Trang 6xuất dùng tăng 38%, sản xuất tăng 34%, nhập khẩu tăng 25% theo số liệu từ Hiệp hội giấy và bộtgiấy Việt Nam.
Đến giai đoạn 2016-2019, năng lực sản xuất giấy của Việt Nam trung bình tăng 31,0%/ năm; Sảnlượng sản xuất tăng trung bình 25,7%/năm; Lượng tiêu dùng giấy các loại tăng trung bình 12,3%/ năm; Nhập khẩu tăng trung bình 3,1%/năm và xuất khẩu tăng trung bình 65,1%/năm.Đầu tư FDI vào ngành giấy Việt Nam đã tăng rất nhanh trong 2 năm 2017, 2018 và hiện tổng sảnlượng giấy sản xuất của các doanh nghiệp FDI chiếm tới gần 50% sản lượng giấy các loại của Việt Nam, tập trung chủ yếu vào các loại giấy bao bì thông thường (giấy lớp mặt và lớp sóng) dovậy có hiện tượng cung vượt cầu đối với loại giấy này, nhưng xu hướng vẫn tiếp tục được đầu tư mạnh, Các doanh nghiệp FDI với nhiều lợi thế vượt trội tạo áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì Việt Nam để tồn tại và phát triển
Đến thời điểm hiện tại, theo VIRAC, sản lượng sản xuất giấy của Việt Nam trong quý 1 năm
2023 ước đạt khoảng 1.4 (1.38) triệu tấn, giảm nhẹ 0.01% so với cùng kỳ năm 2022
Tuy nhiên sang đến tháng 4, tình hình sản xuất bị giảm sút mạnh khiến tổng lượng sản xuất giấy trong 4 tháng đầu năm các loại giảm đến hơn 12% so với cùng kỳ năm trước
Trang 7Kinh tế Vĩ
4
Tìm hiểu về Siêu lạm phát ở Zimbabwe
Kinh tế Vĩ
22
Giáo trình - Giáo trình kinh tế vĩ mô
Kinh tế Vĩ
120
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vĩ m…
8
Trang 8Theo báo cáo của VIRAC, trong quý 1 năm 2023, sản lượng tiêu thụ giấy tại Việt Nam ước đạt 1.2 triệu tấn, giảm khoảng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2022 Trong đó, giấy bao bì được xem
là động lực tăng trưởng chính của ngành giấy
Sản lượng xuất khẩu giấy bao bì vào thị trường chủ lực của Việt Nam hiện nay đang là thị trườngTrung Quốc Năm 2023 thì lại có triển vọng tăng trưởng cao hơn năm 2022 do nhu cầu giấy bao
bì của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng mạnh khi nền kinh tế mở cửa trở lại
Trong dài hạn, tiêu dùng ngành giấy bao bì trên thế giới và khu vực Châu Á dự báo sẽ tăng trưởng nhẹ Việc hạn chế rác thải nhựa trên thế giới đang dần phổ biến, đặc biệt là ở các nền kinh
tế lớn trong giai đoạn 2022 – 2025 bởi xu hướng bền vững, hướng tới môi trường, sử dụng bao
bì giấy thay thế rác thải nhựa và túi nilon đang phát triển ở mọi lứa tuổi đặc biệt là người trẻ
1.3 Vai trò của ngành đối với nền kinh tế
Đóng góp trực tiếp cho nền kinh tế
Giấy và các thành phẩm giấy khi đáp ứng được nhu cầu sản xuất và kinh doanh trong nước sẽ góp phần giảm nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ, tiết kiệm chi phí giá thành cho các ngành khác.Nền kinh tế quốc gia đều bắt đầu từ nền kinh tế của từng địa phương Việc sản xuất giấy cũng như xây dựng các nhà máy sản xuất giấy có nhiều đóng góp cho nền kinh tế của địa phương.Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), năm 2019 tiêu dùng bao
bì giấy trong nước ước tính đạt 4,2 triệu tấn, xuất khẩu đạt 0,8 triệu tấn Trong 3 năm gần đây, xuất khẩu giấy của Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng ấn tượng trên 200%/năm
7 tháng đầu năm 2020, tổng sản lượng giấy sản xuất ước tính đạt hơn 2,79 triệu tấn, tăng 12,2% (trong đó: Giấy bao bì chiếm tỷ trọng lớn 97,8%, sản lượng đạt 2,73 triệu tấn, tăng 13,5%; Giấy tissue, sản lượng đạt 165 nghìn tấn, tăng 33,3%; Giấy in - viết, sản lượng đạt 169 nghìn tấn, giảm11,4%)
Tạo việc làm cho người lao động địa phương
Ngành giấy đã góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng vạn lao động và các hoạt động liên quan đến một số ngành sản xuất quan trọng như: sản xuất bao bì giấy, xuất bản in ấn, gia công vở sổ, khăn giấy và giấy vệ sinh, hoạt động lâm nghiệp,…; hoạt động thu gom giấy tái chế cũng tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động khác
Mỗi nhà máy giấy được xây dựng thường kèm theo hàng loạt các chương trình đào tạo nghề, chuyển giao kiến thức quản lý và vận hành nhà máy, hỗ trợ kỹ thuật cho cán bộ quản lý,
Kinh tế Vĩ
Mô 100% (9)
Kinh-te-vi-mo de luyen tap rat hay m…
Kinh tế Vĩ
Mô 100% (9)
12
Trang 9Tăng trưởng, phát triển của ngành công nghiệp giấy tạo thêm công ăn việc làm cho hàng vạn lao động tại các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài ngành.
Phụ trợ các ngành kinh tế khác phát triển
Cung cấp sản phẩm cho đời sống xã hội và kinh tế
Ngành sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy như các ngành sản xuất khác, đã và đang cung ứng cho thị trường các sản phẩm không chỉ phục vụ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày mà còn là các sản phẩm thương mại khác với nhiều giá trị cho xã hội và nền kinh tế, ví dụ như:Cung cấp bao bì giấy cho các sản phẩm trong nước và xuất khẩu
Cung cấp sản phẩm cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất
Cung cấp sản phẩm để phục vụ cho hoạt động văn hóa xã hội như: xuất bản, in ấn, hội họa, báo chí
Cung cấp sản phẩm để phục vụ cho ngành giáo dục: in sách giáo khoa, giấy vở cho học sinh
Cung cấp giấy cho các hoạt động văn phòng, hành chính
Cung cấp nhiều sản phẩm cho người tiêu dùng như: giấy vệ sinh, giấy ăn, các sản phẩm tiêu dùng khác…
Tiềm năng và xu thế phát triển
Trong cuộc sống, giấy là sản phẩm thiết yếu và là ngành sản xuất đóng vai trò trọng yếu, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế Việt Nam Với việc đẩy mạnh phát triển sản xuất, ngành tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động tại các DN sản xuất, đồng thời cộng hưởng để phát triển các ngành kinh tế khác: Tối ưu hóa khối lượng lớn gỗ rừng trồng của lâm nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc và hỗ trợ người trồng rừng; tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành chế biến pháttriển…
Trang 10Theo dự kiến, nhu cầu giấy của Việt Nam trong thời gian tới có mức tăng trưởng từ 8-10%/năm, hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần 2 triệu tấn giấy cho nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng và cho sản xuất Riêng đối với giấy bao bì, nhu cầu sử dụng giấy bao bì cho sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu có mức tăng trưởng rất lớn Vì vậy việc tăng năng lực sản xuất đối với giấy bao bì còn nhiều tiềm năng để phát triển Với nhu cầu lớn đáng kể và vai trò đa dạng đốivới kinh tế, sản xuất của ngành giấy dự kiến đóng góp khoảng 1,5% giá trị GDP, kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt trên 1 tỷ USD.
Trang 112 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Lựa chọn các chỉ số
Trong nền kinh tế thị trường, tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp được xem là mộttrong những phương thức để sắp xếp, tổ chức lại nhằm hợp lý hóa sản xuất, để đảm bảo hiệu quảcủa việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất, kinh doanh Như vậy, có thể thấy, tập trung kinh tế về
cơ bản là hiện tượng tích cực và được khuyến khích trong nền kinh tế thị trường
Tuy nhiên, có những trường hợp sáp nhập, hợp nhất giữa các doanh nghiệp dẫn đến vị tríđộc quyền hoặc tạo ra tác động làm triệt tiêu hoặc suy giảm tính cạnh tranh của thị trường Cụthể, doanh nghiệp sau tập trung kinh tế có thể gây tổn hại cho người tiêu dùng thông qua việctăng, duy trì giá bán trên mức giá cạnh tranh hoặc giảm chất lượng, sản lượng dưới mức cạnhtranh mà vẫn thu được lợi nhuận khi doanh nghiệp đó có được một sức mạnh thị trường đáng kể
Để xác định khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đánh kể trên thị trường liên quan,pháp luật cạnh tranh đưa ra khái niệm mức độ tập trung trên thị trường như một chỉ số để dự báotác động của việc tập trung kinh tế trên một thị trường liên quan cụ thể Nhìn chung, thị trường
có mức độ tập trung càng cao thì áp lực cạnh tranh trực tiếp đối với doanh nghiệp hình thành sautập trung kinh tế càng thấp Các chỉ số cơ bản để đánh giá mức độ tập trung của thị trường baogồm: thị phần, mức độ tích tụ thị trường (chỉ số CR) và chỉ số Herfindahl - Hirschmann Index(HHI)
2.1.1 Chỉ số tập trung thị phần nhóm CR (k)
Chỉ số tập trung thị phần nhóm (CR) là tổng thị phần của một nhóm doanh nghiệp có thịphần lớn nhất Tính đơn giản và số lượng dữ liệu ít đã giúp cho chỉ số tập trung CR (k) trở thànhmột trong những chỉ số thường được dùng nhiều nhất để đo lường độ tập trung trong thực tiễn.Chỉ số này đánh giá mức độ tập trung thị phần xác định liệu có rơi vào nhóm một số doanhnghiệp hay không Do ngành nhỏ nên nhóm đánh giá 4 ngành con trong tổng ngành chung, vớicông thức như sau:
Trong đó:
CR4: Chỉ số tập trung của 4 ngành doanh nghiệp con
Si: Thị phần của ngành doanh nghiệp con thứ i
Với chỉ số CR4, chúng ta có thể phân loại thị trường thành nhiều dạng:
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Tỷ lệ tập trung nhỏ, xấp xỉ bằng 0
Trang 12Thị trường cạnh tranh độc quyền: CR4 < 65%.
Thị trường độc quyền tập đoàn: CR4 > 65%
2.1.2 Chỉ số Herfindahl - Hirschmann Index HHI
Chỉ số Herfindahl - Hirschmann Index (HHI) được sử dụng đề nhận biết mức độ cạnhtranh của thị trường là hoàn hảo hay độc quyền cao, chỉ số này được cơ quan cạnh tranh sử dụng
để đánh giá mức độ độc quyền hay độc quyền nhóm trong hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A)giữa các doanh nghiệp HHI xác định bằng tổng bình phương thị phần của mỗi doanh nghiệptrong toàn hệ thống Công thức xác định:
Trong đó:
N: Số lượng doanh nghiệp con trong hệ thống
Si: Thị phần của ngành doanh nghiệp con thứ i
Thông qua chỉ số HHI, thị trường sẽ được phân loại mức độ cạnh tranh dựa trên cơ sởsau:
HHI < 0,01: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
0,01 ≤ HHI ≤ 0,15: Mức độ cạnh tranh cao
0,15 ≤ HHI ≤ 0,5: Mức độ cạnh tranh trung bình
0,5 ≤ HHI: Thị trường có xu hướng độc quyền
Ưu điểm của chỉ số HHI:
Phản ánh nhạy bén sự tham gia hoặc thoát ra của các ngành được tính đến Khi có tình trạngdoanh nghiệp tham gia vào ngành thì HHI giảm một cách tương đối, tức là mức độ tập trung củangành giảm xuống
Dễ dàng tính toán và tính đến tất cả các điểm trên đường cong tập trung thị trường
Trang 13Tính đến mọi doanh nghiệp tham gia vào thị trường, do đó mức độ chính xác cao hơn so với chỉ
số tập trung hóa
Nhược điểm của chỉ số HHI: Không làm rõ được khi so sánh các ngành có mức độ tậptrung bằng nhau do các ngành này chưa chắc đã có quy mô đồng nhất
2.2 Cơ sở lý thuyết mô hình bài nghiên cứu
2.2.1 Cơ sở lý thuyết của mô hình SCP
Mô hình SCP (Structure – Cấu trúc, Conduct – Hành vi, Performance – Kết quả) đượcxây dựng bởi nhà kinh tế học người Mỹ Joe Bain, nghiên cứu và phân tích tổng quát mối quan hệgiữa cấu trúc, hành vi, và hiệu quả của thị trường Mô hình này cho rằng cấu trúc thị trườngquyết định hành vi của thị trường và có ảnh hưởng đến hiệu quả thị trường
2.2.2 Áp dụng mô hình SCP phân tích thị trường sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy
Nhóm lựa chọn chạy mô hình hồi qui ước lượng với các biến được xây dựng theo môhình SCP:
Hiệu quả thị trường (biến phụ thuộc – P): Doanh thu từ hoạt động kinh doanh
Cấu trúc thị trường (biến giải thích – S): Chi phí vốn
Hành vi thị trường (biến giải thích – C1, C2, C3): Chi phí bán hàng – C1, giá trị xuất khẩu – C2,
tỷ số nợ – C3
Về phương pháp phân tích, nhóm sẽ sử dụng mô hình hồi qui bội để hồi qui biến cấu trúcthị trường (S) có tác động gián tiếp lên biến kết quả thị trường (P) và tất cả các biến hành vi thịtrường (C1, C2, C3) có tác động tới biến P
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh: Tổng số tiền bán hàng còn lại sau khi trừ đi tất cảcác chi phí hoạt động sản xuất, lãi suất, thuế và cổ tức ưu đãi được khấu trừ trong tổng doanh thucủa mỗi công ty, doanh nghiệp