1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài nghiên cứu biện pháp tối ưu chi phí trong hoạtđộng logistics của các cảng biển tại singapore

52 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 8,75 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (12)
    • 1.1. Tổng quan về nền kinh tế Singapore (12)
      • 1.1.1. GDP và tăng trưởng kinh tế (12)
      • 1.1.2. Cán cân thương mại (12)
      • 1.1.3. Cơ cấu ngành kinh tế (13)
    • 1.2. Chi phí logistics (14)
      • 1.2.1. Khái niệm (14)
      • 1.2.2. Phân loại chi phí logistics (14)
      • 1.2.3. Vai trò của hoạt động tối ưu hoá chi phí logistics (17)
      • 1.2.4. Phương pháp xác định chi phí logistics vĩ mô (20)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TỐI ƯU CHI PHÍ LOGISTICS TẠI SINGAPORE (24)
    • 2.1. Hệ thống cảng biển ở Singapore (24)
      • 2.1.1. Hệ thống cảng của Singapore (24)
      • 2.1.2. Các dịch vụ tại cảng Singapore (26)
      • 2.1.3. Tổng lượng hàng hóa qua cảng biển của Singapore (26)
    • 2.2. Các biện pháp tối ưu chi phí logistics của các cảng và doanh nghiệp logistics tại SGP (27)
      • 2.2.1. Các biện pháp cải thiện cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng (27)
        • 2.2.1.1. Hệ thống cảng biển (27)
        • 2.2.1.2. Kho bãi (28)
        • 2.2.1.3. Trang thiết bị tân tiến và hiện đại của cảng (28)
      • 2.2.2. Các biện pháp nhằm tối ưu quy trình (28)
        • 2.2.2.1. Loại hình và chất lượng dịch vụ cảng biển (28)
        • 2.2.2.2. Thủ tục tàu ra vào cảng nhanh chóng (30)
        • 2.2.2.3. Phối hợp đồng bộ các hoạt động, tăng hiệu quả và giảm chi phí các dịch vụ cảng24 2.2.2.4. Giá cả của dịch vụ cảng biển (30)
      • 2.2.3. Các biện pháp ứng dụng công nghệ của cảng Singapore (31)
    • 2.3. Các biện pháp tối ưu chi phí logistics của chính phủ Singapore (33)
      • 2.3.1. Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng (33)
      • 2.3.2. Kế hoạch phát triển công nghệ kỹ thuật (34)
      • 2.3.3. Cải thiện quy trình xử lý thủ tục hải quan (36)
      • 2.3.4. Chính sách khuyến khích nhằm đầu tư vào ngành logistics (36)
      • 2.3.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực (37)
      • 2.3.6. Chính sách hợp tác quốc tế (37)
      • 2.3.7. Chính sách thuế và hải quan (38)
      • 2.3.8. Chính sách bảo vệ môi trường trong vận tải biển (39)
  • CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG TỐI ƯU CHI PHÍ LOGISTICS (41)
    • 3.1. Bài học kinh nghiệm trong hoạt động logistics của Nhà nước Việt Nam (41)
      • 3.1.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng quy hoạch khoa học, hiệu quả (41)
      • 3.1.2. Khuyến khích áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào trong quy trình (42)
      • 3.1.3. Cải thiện quy trình xử lý thủ tục hải quan (42)
      • 3.1.4. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên sâu (43)
      • 3.1.5. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế (43)
    • 3.2. Đề xuất giải pháp cho các cảng tại Việt Nam (44)
      • 3.2.1. Tăng cường ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số (44)
      • 3.2.2. Tối ưu hóa quy trình vận chuyển và xếp dựng hàng hóa (44)
      • 3.2.3. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực (45)
  • KẾT LUẬN (46)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (47)

Nội dung

Cụ thể, giá cước đi TháiLan cảng Bangkok, Laem Chabang dao động 1.600-2.500 USD/container; giá cướcđi Philippines Davao, Cebu, General Santos dao động 4.000-5.300 USD/container; đicác cả

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tổng quan về nền kinh tế Singapore

Để có cái nhìn tổng quan về nền kinh tế của một nước, ta dựa vào ba chỉ số sau: tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cán cân xuất nhập khẩu, cơ cấu ngành kinh tế. 1.1.1 GDP và tăng trưởng kinh tế

Singapore là một đất nước nằm trong khu vực thiếu tài nguyên thiên nhiên nhưng được biết đến là đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh mẽ, có GDP bình quân đầu người đứng thứ 2 thế giới và là một trong bốn con rồng kinh tế của Châu Á cùng với Hàn Quốc, Hồng Kong và Đài Loan và cũng là một trong những trung tâm tài chính và cảng thương mại hàng đầu thế giới.

Biểu đồ 1 GDP của Singapore giai đoạn 2020 – 2022

Năm 2022, tổng sản phẩm quốc nội của Singapore đạt 466.79 tỷ đô la Mỹ, đứng thứ tư Đông Nam Á và xếp thứ 30 trên Thế giới theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế Giới. GDP của Singapore tăng đều qua các năm tuy nhiên có sự sụt giảm mạnh vào năm

2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế trên toàn thế giới nhưng sau đó đã nhanh chóng phục hồi lại một cách mạnh mẽ vào năm 2021.

Giai đoạn 2015-2021, Singapore là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới Các mặt hàng chủ yếu của Singapore là: máy móc, thiết bị điện, hệ thống lọc dầu, chế biến cao su, Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu của Singapore là để tái xuất Đứng đầu danh sách nhập khẩu là xăng dầu chiếm 35%, tiếp theo là máy tính và phụ tùng máy tính là 10%

Bảng 1 Bảng số liệu thống kê cán cân thương mại và tỷ lệ phần trăm tổng sản phẩm quốc nội GDP của Singapore giai đoạn 2015-2021

Năm Cán cân thương mại (tỷ đô la Mỹ) % GDP

Cán cân thương mại của Singapore dương chứng tỏ rằng Singapore xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu Mức tăng trưởng về xuất khẩu giai đoạn 2016-2018 của Singapore được coi là mức tăng trưởng khả quan bởi năm 2016, kim ngạch xuất khẩu nội địa phi dầu mỏ của Singapore đã giảm nhẹ Năm 2019, xuất khẩu Singapore bị giảm do mối đe dọa thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc trong chiến tranh thương mại, cả hai quốc gia này đều là một trong số các đối tác thương mại lớn nhất của Singapore. Singapore cũng bị ảnh hưởng bởi nhu cầu nhập khẩu thấp hơn từ Trung Quốc. Cùng với việc thương mại toàn cầu yếu hơn, cán cân thương mại nước này giảm, chủ yếu do xuất khẩu hàng hóa giảm mạnh Đồng thời do ảnh hưởng phần lớn bởi đại dịch Covid-19 đã khiến mọi hoạt động dừng lại, trong đó có xuất nhập khẩu Từ năm 2020-

2022, cán cân thương mại của Singapore đang trên đà phát triển, có sự tăng trưởng mạnh trở lại.

Trong năm 2022, Singapore tập trung xuất khẩu sản phẩm linh kiện điện tử đạt 1,07 tỷ USD, chiếm 24,8% Đứng thứ hai là nhóm hàng máy móc, thiết bị dụng cụ đạt 743,1 triệu USD, tiếp đến là nhóm hàng thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh đạt 408,5 triệu USD, chiếm 9,4% tỷ trọng xuất khẩu.

1.1.3 Cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu kinh tế Singapore gồm dịch vụ 75,2%, công nghiệp 24,8% và nông nghiệp 0% Cơ cấu này thể hiện rõ thế mạnh dịch vụ trong kinh tế Singapore, gồm dịch vụ tài chính, du lịch, vận tải quốc tế Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi.

Singapore có 12 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là Khu công nghiệp Jurong Trong thập niên 1960-1970, kinh tế Singapore được hưởng lợi từ việc cung cấp nhu yếu phẩm, nhiên liệu, vũ khí và phương tiện chiến tranh cho quân đội Mỹ ở Việt Nam Riêng khoản xăng dầu và nhiên liệu, mỗi tháng Singapore cung cấp cho Mỹ lượng hàng hóa trị giá 600 triệu đôla, thu nhập từ việc làm hậu cần cho quân đội Mỹ chính là một trong những nguồn lực ban đầu giúp Singapore xây dựng kinh tế đất nước Từ năm 1965 đến năm 1995, tỷ lệ tăng trưởng trung bình khoảng 6 phần trăm mỗi năm, làm tăng mạnh mức sống của người dân

Nền kinh tế Singapore được biết đến như là một trong những nơi tự do nhất, sáng tạo nhất, cạnh tranh nhất, năng động nhất và thân thiện với kinh doanh Chỉ số Tự do Kinh tế năm 2015 xếp Singapore là nước có nền kinh tế tự do thứ hai trên thế giới và Singapore được xem là nơi dễ dàng nhất để kinh doanh.Trong những năm gần đây, đất nước này được xác định là thiên đường thuế ngày càng phổ biến dành cho người giàu do thuế suất thấp đối với thu nhập cá nhân và miễn thuế đối với thu nhập và tăng vốn từ nước ngoài.Các thương hiệu toàn cầu nổi tiếng nhất của quốc gia bao gồmSingapore Airlines, Sân bay Chan-gi và Cảng Singapore, cả ba đều nằm trong số những thương hiệu được đánh giá cao nhất trong các lĩnh vực tương ứng Du lịch chiếm một phần lớn lĩnh vực dịch vụ của nền kinh tế Singapore, với hơn 15 triệu khách du lịch đến thăm thành phố vào năm 2014, và 18,5 triệu khách du lịch quốc tế năm 2018, gấp ba lần tổng dân số Singapore.

Chi phí logistics

1.2.1 Khái niệm Để thực hiện hoạt động, logistics cần có những khoản chi phí nhất định. Chi phí logistics đề cập tới việc sử dụng các nguồn lực khác nhau bao gồm nhân lực, hàng hóa, tiền bạc, thông tin để thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng; nó được tính bằng khối lượng tiền tiêu thụ Khi gắn với dòng thu chuyển hàng hóa thương mại, chi phí logistics diễn tả số tiền được chi cho hệ thống phân phối dịch vụ hậu mãi, nguồn cung ứng hàng hóa và việc điều hành sản xuất (có liên quan trực tiếp tới lưu chuyển hàng hóa) ( Hoàng Văn Châu, 2009, giáo trình logistics và vận tải quốc tế, tr 34)

Chi phí logistics được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào loại hình và lĩnh vực kinh doanh Ngoài ra, các yếu tố nguồn cung ứng, quy trình logistics và mục tiêu quản lý cũng ảnh hưởng đến phạm vi, cách tính toán và kết luận về chi phí logistics.

1.2.2 Phân loại chi phí logistics

1.2.2.1 Phương pháp phân loại theo nội dung tác nghiệp logistics và hình của

Nhằm phân loại và hệ thống hóa các chi phí logistics, có nhiều cách thức và có mô hình khác nhau Tuy vậy, phần đông các nhà nghiên cứu và các tổ chức kinh doanh thường sử dụng mô hình do Lampert đưa ra dưới đây:

Mô hình của Lampert chỉ ra 6 nhóm chi phí trong phân phối là:

Tổng chi phí logistics = Chi phí liên quan đến dịch vụ khách hàng + Chi phí liên quan tới vận tải + Chi phí liên quan tới dự trữ + Chi phí liên quan tới quản lý kho + Chi phí liên quan tới sản xuất + Chi phí liên quan tới giải quyết đơn hàng và thông tin

Cả 6 nhóm chi phí này lại liên quan đến khái niệm rất quan trọng là chi phí phân phối (lưu thông), về thực chất chúng là những bộ phận cấu thành trong chi phí lưu thông phân phối và việc tiết kiệm chi phí lưu thông phân phối là một trong những mục tiêu quan trọng của logistics.

Hình 1 Mô hình của Lampert

Trong mô hình của Lampert chúng ta không thấy nêu lên chi phí quản trị logistics Thực ra, nó nằm rải rác trong các khoản chi phí mà Lampert đã nêu như chi phí lên kế hoạch, dự đoán nhu cầu chi phí xử lý đơn hàng… Hoạt động tính toán tối ưu hóa chuỗi logistics và chỉ đạo thực hiện chuỗi logistics là do bộ phận quản trị logistics đảm nhận Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì tiền lương và các khoản phụ cấp khác của bộ phận này chính là phần chi phí logistics, được chi trả trực tiếp và không thể phân bổ vào từng khoản mục của các chi phí logistics đã nêu ở trên Chính vì vậy, có lẽ nên đưa chúng vào một khoản mục riêng mà nhiều doanh nghiệp đưa các chi phí này vào khoản mục chi phí quản lý chung Từ đó, gây ra khó khăn cho việc hạch toán, phân tích chi phí logistics và đưa ra các biện pháp hỏa, thiểu chi phí này. Những nội dung chính của các loại chi phí chính trong logistics như sau: Một là, chi phí vận chuyển thu mua hàng là các chi phí vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm hoặc hàng hóa phải chịu: từ nhà cung cấp nguyên vật liệu, nơi mua bán, hoặc những xưởng khác của công ty đến kho dự trữ nguyên vật liệu của công ty (trong trường hợp là nhà sản xuất); từ nhà sản xuất đến nhà phân phối bán buôn trong vai trò người bán buôn; từ trung tâm phân phối bán buôn đến trung tâm phân phối hàng lẻ trong vai trò người bán lẻ.

Hai là chi phí vận chuyển đến kho, bao gồm: chi phí từ kho lưu trữ đến nhà máy, từ nhà máy đến kho nhà máy hoặc từ kho nhà máy đến kho của chi nhánh (trung tâm phân phối), trong trường hợp là nhà sản xuất; chi phí tới nơi kinh doanh trong trường hợp là nhà bán buôn và chi phí từ trung tâm phân phối bán lẻ tới kho bán lẻ trong trường hợp bán lẻ.

Ba là chi phí vận chuyển bán hàng Trong trường hợp là nhà sản xuất, chi phí vận chuyển từ kho của chi nhánh (trung tâm phân phối) hoặc kho nhà máy tới trung tâm phân phối bán buôn Trong trường hợp nhà phân phối bán buôn, vận chuyển từ kho nhà phân phối bán buôn đến trung tâm phân phối lẻ Trường hợp nhà bán lẻ, và từ trung tâm phân phối hàng bán lẻ hoặc kho hàng bán lẻ đến người tiêu thụ.

Bốn là chi phí lưu kho sản phẩm: tại kho nhà máy hoặc chi nhánh kho (trung tâm phân phối) nếu là nhà sản xuất; trong trung tâm phân phối hàng bán buôn nếu là nhà bán buôn; tại trung tâm phân phối hàng bán lẻ nếu là nhà buôn lẻ, không bao gồm chi phí đóng gói và làm hàng.

Năm là chi phí đóng gói, bao gồm chi phí đóng gói lại nhà máy, tại kho, trung tâm phân phối hoặc kho bán lẻ; không bao gồm chi phí đóng gói riêng lẻ (đóng gói thương mại)

Sáu là chi phí làm hàng bao gồm chi phí làm hàng (nhận hàng và sắp xếp hàng) và dịch vụ quy trình phân phối (nhận, ghi giá, phân phối, lắp ráp)

Bảy là chi phí quản lý logistics Đây là chi phí cho bộ phận quảng cáo logistics tại trụ sở chính của công ty, chi phí văn phòng của kho hàng và rung tâm phân phối, bao gồm việc tính chi phí cho quy trình thông tin liên quan tới logistics

Tám là lãi suất hàng dự trữ tồn kho, bao gồm chi phí sản xuất hoặc chi phí mua hàng để lưu kho

1.2.2.2 Cách phân loại chi tiết các chi phí logistics theo hình thức chi phí phân phối

Nếu áp dụng nguyên lý tảng băng trôi để tìm hiểu chi phí logistics thì phần băng nổi trên mặt nước thế hiện cho phần chi phí phân phối chi trả (ví dụ như chi phí chuyên chở, tồn kho… trong danh mục kế toán) Đó là chi phí phân phối hàng hóa trả cho các công ty dịch vụ chuyên về phân phối, trong khi đó các chi phí nảy sinh từ hoạt động phân phối riêng của công ty và chi phí quản lý phân phối hàng hóa lại được tính cùng và những chi phí khác Nói cách khác, chi phí phân phối chi trả chỉ là phần nổi của chi phí phân phối hàng hóa thực tế, phần chìm dưới biển của tảng băng còn bao gồm chi phí phân phối theo mạng riêng và chi phí quản lý phân phối.

Trong ngắn hạn, chi phí logistics bao gồm toàn bộ các chi phí nảy sinh từ hoạt động logistics, các chi phí này được hiểu như tổng giá thành phân phối và chi trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí logistics Các doanh nghiệp phải tính toán tổng giá thành phân phối hàng hóa và qua đó xác định chính xác toàn bộ chi phí phân phối

Trong dài hạn, chi phí logistics còn gồm cả những chi phí liên quan tới việc tính toán xác định vị trí nhà máy, kho hàng và các nội dung khác Song, như thông thường, trong thực tế, chúng được các doanh nghiệp đưa vào khoản mục đặc biệt là chi phí đầu tư, hoặc chi phí quản trị chung Chi phí phân phối đối với nhà sản xuất phản ánh giá trị kinh tế được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp trong phân phối hàng hóa liên quan đến hoạt động sản xuất và bán hàng của một nhà sản xuất riêng biệt Chi phí trực tiếp liên quan tới việc tiêu dùng của 1 nhà sản xuất được gọi là chi phí phân phối hàng hóa trên chi phí doanh nghiệp Chi phí phân phối hàng hóa trên chi phí doanh nghiệp được phân làm chi phí phân phối hàng hóa riêng và chi phí phân phối hàng hóa ủy thác hay còn gọi là chi phí phân phối chi trả khi một phần hoạt động phân phối được thực hiện bên ngoài doanh nghiệp, với chi phí của doanh nghiệp Chi phí gián tiếp có nghĩa là chi phí phân phối trước hết được chi trả hay tiêu dùng bởi đối tác nhưng cuối cùng lại được tính vào nhà sản xuất hay còn được gọi là chi phí phân phối trên chi phí doanh nghiệp khác Khi phân loại phân phối hàng hóa, cần chú ý 4 tiêu chí phân loại:

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TỐI ƯU CHI PHÍ LOGISTICS TẠI SINGAPORE

Hệ thống cảng biển ở Singapore

2.1.1 Hệ thống cảng của Singapore

Cảng biển của Singapore được kết nối với 600 cảng tại 123 quốc gia thông qua

200 tuyến vận chuyển Và hiện tại, nó đứng thứ hai thế giới về tổng lượng trọng tải tàu cập bến với khoảng 5% lượng container được chuyển đến, nhưng lại xếp đầu tiên trong lĩnh vực chuyển vận khi Và dưới đây là một số cảng tàu lớn của Singapore góp phần tạo nên thành tựu này:

Hình 2: Sơ đồ vị trí các cảng của Singapore

Cảng Singapore: Cảng Singapore là một trong những cảng container bận rộn và quan trọng nhất trên thế giới Nó bao gồm các cảng con khác nhau, bao gồm Cảng Pasir Panjang, Cảng Keppel và Cảng Jurong Cảng này xử lý một phần quan trọng của việc vận chuyển và thương mại toàn cầu

Cảng Jurong: Cảng Jurong là một cảng đa năng nằm ở phía tây nam của Singapore Nó xử lý nhiều loại hàng hóa khác nhau, bao gồm hàng hóa rời, tổng hợp và container

PSA Singapore: PSA Singapore Terminals là một phần quan trọng trong hoạt động cảng container trong Cảng Singapore Nó vận hành nhiều cảng container, góp phần quan trọng vào hoạt động thương mại của đất nước.

Bãi Brani: Bãi Brani là một phần của Cảng Singapore và nổi tiếng với khả năng xử lý container Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ việc di chuyển hàng hóa vào và ra khỏi Singapore.

Cảng Marina South: Đây là một cảng hành khách nằm gần khu vực Vịnh Marina và phục vụ như cổng vào các Đảo ở phía Nam gần đó và các chuyến du thuyền

Bến West Coast: Bến West Coast xử lý hàng hóa tổng hợp, bao gồm cả hàng hóa dự án và hàng rời

Cảng Thủy sản Senoko: Cảng Thủy sản Senoko là nơi xử lý và phân phối một phần lớn thực phẩm biển của Singapore

Cảng Mega Tuas (đang được phát triển): Singapore đang xây dựng Cảng Mega Tuas, nơi sẽ tổng hợp nhiều hoạt động cảng container hiện có vào một cơ sở duy nhất, được tự động hóa mạnh mẽ và hiệu quả Khi hoàn thành, nó dự kiến sẽ là một trong những cảng container lớn nhất thế giới

Các cảng ở Singapore có quy mô rất lớn và là cảng bận rộn thứ hai trên thế giới về tổng trọng tải vận chuyển Khối lượng vận tải của các cảng chiếm 1/7 số container vận chuyển trên thế giới và một nửa nguồn cung dầu thô của thế giới, khiến nơi đây trở thành cảng trung chuyển bận rộn nhất thế giới Nó chỉ bị Thượng Hải vượt qua vào năm 2005 để trở thành cảng nhộn nhịp nhất thế giới với các bến neo đậu rộng lớn có thể chứa hàng trăm tàu cùng một lúc Khoảng 32,2 TEU container đã được xử lý vào năm 2013 tại 57 bến tại sáu bến container lớn Singapore thiếu cả đất đai và tài nguyên thiên nhiên, với nguồn nước nhập khẩu từ Malaysia, và thu nhập từ cảng là rất cần thiết trong 50 năm qua kể từ khi Singapore giành được độc lập vào năm 1965. Qua quá trình hình thành và phát triển gần 200 năm, đến nay, hệ thống cảng Singapore chỉ gồm 4 cảng container Tanjong, Keppel, Brani, Pasir Panjang; và 2 cảng đa năng Jurong và Sembawang Các tiêu chuẩn kĩ thuật căn bản về cơ sở hạ tầng của cảng Singapore được tổng hợp trong bảng sau

Bảng 2:Số liệu hệ thống cảng Singapore

Cầu tàu Thiết bị Diện tích bãi(m2) Điểm lưu hàng lạnh

Panjang 84 15 6 cầu lớn 24 cẩu bờ,

Jurong 98 16 9 cầu lớn 47 cẩu bờ,

2.1.2 Các dịch vụ tại cảng Singapore

Cũng như cảng Việt Nam các dịch vụ với tàu của Singapore cũng gồm có sửa chữa, lai dắt, tàu kéo, hoa tiêu, cứu hộ,… Nổi bật trước tiên có thể kể đến là dịch vụ đại lí tàu biển Nhờ vị trí là nút giao thông thuận lợi trên các tuyến vận tải biển quốc tế, cảng Singapore được chọn làm đại lí cho nhiều hãng tàu lớn như IMC, COSCO, RCL,

…tổng cộng là hơn 200 hãng tàu của nhiều nước trên thế giới Xét về khối lượng hàng hoá thông qua cảng, cảng Singapore là cảng đồng hạng với cảng Rotterdam (Hà Lan) là cảng sầm uất nhất thế giới Lượng hàng hoá thông qua cảng Singapore năm 2018 là hơn 300 triệu tấn hàng, với chi tiết về từng loại hàng như sau:

Bảng 3: Thống kê lượng hàng hóa thông qua cảng Singapore

Nếu xét riêng với vai trò là cảng container, cảng Singapore đứng thứ hai thế giới về mức độ sầm uất, sau cảng Hồng Kông Năm 2017, Singapore đạt sản lượng 17 triệu TEU, so với Hồng Kông đạt 18 triệu TEU Cùng với sự phát triển của vận tải biển và sự ra đời của nhiều dịch vụ khác như hoa tiêu, lai dắt, tàu kéo, cung ứng tàu biển, Singapore luôn phát triển kịp các công nghệ hiện đại, dẫn đầu thế giới về công nghệ và tính chuyên nghiệp trong thực hiện các dịch vụ cảng biển phục vụ tàu.

2.1.3 Tổng lượng hàng hóa qua cảng biển của Singapore

Biểu đồ 4: Tổng lượng hàng qua cảng biển của Singapore các tháng năm

Nguồn: Báo cáo tài chính thị trường logistics ASEAN

Cảng Singapore với vị trí địa lý chiến lược và cơ sở hạ tầng hiện đại, đã trở thành một trong những trung tâm vận chuyển hàng hóa lớn nhất và quan trọng nhất trên thế giới Mỗi năm, hàng triệu tấn hàng hóa đi qua cảng này, đóng vai trò quan trọng trong việc nối kết các thị trường và đảm bảo cung cấp hàng hóa trên toàn cầu.

Cảng Singapore có vai trò quan trọng trong việc nối kết các thị trường trong khu vực châu Á và toàn cầu Cảng này là một điểm đến quan trọng cho hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển từ và đến châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và các khu vực khác trên thế giới Sự hiệu quả và quản lý chặt chẽ của cảng đã giúp đảm bảo rằng hàng hóa có thể được chuyển đi và đến đúng thời gian và được theo dõi một cách an toàn Là một trung tâm logistics quan trọng, cảng Singapore cung cấp nhiều dịch vụ gia tăng, bao gồm lưu trữ hàng hóa, đóng gói, và phân phối Điều này làm cho cảng trở thành một phần quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu, giúp đáp ứng nhu cầu của các công ty và người tiêu dùng trên khắp thế giới.

Các biện pháp tối ưu chi phí logistics của các cảng và doanh nghiệp logistics tại SGP

2.2.1 Các biện pháp cải thiện cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng

Với lợi thế là một điểm trung chuyển hàng hóa truyền thống được các thương nhân ưa chuộng từ thế kỷ 19 cùng với việc kế thừa hạ tầng cảng được Anh tạo dựng, Singapore đã phát triển hệ thống cảng biển và trở thành cảng sôi động nhất khu vực.

Các cảng chính cho 250 hãng tàu từ 600 cảng trên khắp thế giới Với dịch vụ hàng hải và cơ sở hạ tầng phát triển, cơ sở cảng container hoàn hảo và mức phí cạnh tranh, các cảng container của PSA Corp đã đạt đến sự khác biệt trong thị trường kinh doanh dịch vụ cảng biển Theo chiến lược đầu tư và phát triển dài hạn cảng này đã được định hướng phát triển thành một trung tâm trung chuyển thế giới và tiếp mở rộng hoạt động để đáp ứng nhu cầu khách hàng trong thế kỷ XXI.

Một tiêu chí nữa thể hiện khả năng phục vụ hàng hoá của Singapore là tốc độ giải phóng tàu rất nhanh Singapore có thể bốc xếp 2000 container/tàu và giải phóng tàu đó trong thời gian không tới 10 giờ, một kỉ lục từ cách đây 3 năm mà đến nay vẫn chưa cảng nào trên thế giới có thể đạt đến.

Singapore xây dựng hệ thống kho bãi phân bố rộng rãi tại các cảng và không ngừng hiện đại hóa với tiêu chuẩn cao Giá bảo quản lưu kho bãi của Singapore cũng được xem là tương đối rẻ so với thế giới Ngoài lưu trữ, các kho tại Singapore cũng cung cấp thêm các dịch vụ như: nhận và xuất hàng hoá, lấy hàng và đóng gói, gửi hàng bằng đường biển, quản lý tồn kho Các kho ngoại quan của Singapore thường xuyên được cải tiến nhằm cung cấp những dịch vụ tốt hơn và nhanh hơn nên đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho logistics quốc tế trong việc trung chuyển hàng tạm nhập tái xuất Việc đầu tư vào hạ tầng cơ sở, đường sá, cảng, kho bãi…hiện đại đã góp phần cắt giảm được nhiều chi phí logistics, thúc đẩy quá trình tối ưu hóa từ đầu vào đến đầu ra của hoạt động logistics ở Singapore.

2.2.1.3 Trang thiết bị tân tiến và hiện đại của cảng

Các trang thiết bị của cảng cho phép xử lý số lượng lớn container và hàng hóa bao gồm hàng đóng kiện và hàng rời Cảng Singapore còn đứng thứ hai thế giới về tổng lượng trọng tải tàu cập bến với khoảng 5% lượng container được chuyển đến. Trên thực tế, cảng còn xếp đầu tiên trong lĩnh vực vận chuyển khi có đến 1/7 lượng container trên toàn thế giới được chuyển tải nhờ có cải tiến sử dụng những trang thiết bị hiện đại ngay từ thời kỳ giữa thế kỷ 19.

Ngoài ra cảng Singapore còn cung cấp các dịch vụ phụ trợ khác như nước, lương thực thực phẩm, hoa tiêu và các dịch vụ lai dắt tàu Tính đến nay, Singapore đã trở thành một trong số ít cảng trên thế giới có thể tiếp nhận các tàu khổng lồ.

Tóm lại, các dịch vụ thực hiện đối với hàng hoá của Singapore phát triển nhờ diện tích cảng rộng lớn, với trang thiết bị đầy đủ hiện đại Sau khi hoàn thành kế hoạch phát triển thế hệ cảng biển tiếp theo vào năm 2030, hệ thống cảng Singapore sẽ có khả năng xử lý hơn 65 triệu container tiêu chuẩn, đồng thời trở thành cơ sở hạ tầng tích hợp lớn nhất thế giới.

2.2.2 Các biện pháp nhằm tối ưu quy trình

2.2.2.1 Loại hình và chất lượng dịch vụ cảng biển

Hiện nay, cảng Singapore cung cấp, phục vụ khá nhiều các dịch vụ như: dịch vụ trung chuyển hàng hóa, dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ lai dắt tàu, dịch vụ tư vấn hàng hải, dịch vụ môi trường hàng hải, dịch vụ kỹ thuật hàng hải, dịch vụ liên quan đến luật hàng hải và giải quyết các tranh chấp hàng hải. a Dịch vụ trung chuyển hàng hải Đây được coi là dịch vụ mũi nhọn tại các biển Singapore và chủ yếu là trung chuyển hàng hóa đóng trong các container Để thực hiện dịch vụ này, Singapore đặc biệt chú trọng xây dựng khu vực chứa hàng với các trang thiết bị hiện đại Hàng hóa khi được dỡ khỏi phương tiện vận chuyển sẽ được đưa đến kho chứa hàng, các kho

22 hàng này không chỉ là nơi tập kết hàng hóa trước khi tiếp tục được chuyển đi mà còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động logistics khác nhau Ngoài những trang thiết bị xếp dỡ hiện đại, tại các kho hàng còn có hệ thống công nghệ thông tin làm cho dịch vụ trung chuyển tại đây diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, đủ sức cạnh tranh với các cảng khác trong khu vực

Bên cạnh đó, tại cảng Singapore còn diễn ra các dịch vụ tiện lợi khác như dỡ hàng lẻ khỏi container, gom hàng lẻ xuất khẩu… Với phương châm “Trung chuyển hàng hóa cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ thay vì cạnh tranh bằng giá”, từ năm

2009, Singapore đã giảm thời gian kiểm tra, thông qua container xuống còn 25 giây và mức giá xếp dỡ container là 117 USD/TEU Với mô hình dịch vụ hiện đại, lượng container thông qua cảng Singapore hàng năm ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ. b Dịch vụ hoa tiêu

Hàng năm có trung bình khoảng 150.000 tàu cập cảng Singapore Trong số đó, 99% số tàu sử dụng dịch vụ hoa tiêu tại cảng Singapore do PSA cung cấp Đội hoa tiêu của PSA phần lớn đều có kinh nghiệm làm việc trên 10 năm và được trợ giúp bởi hệ thống truyền thông và công nghệ thông tin tinh vi Hệ thống này mang tên State - of - the - art IT infrastructure giúp kết nối các hoạt động của hoa tiêu và tàu lai dắt nhằm đảm bảo tối đa tính an toàn hàng hải, tiết kiệm thời gian cho tàu cập cảng và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng với chi phí thấp c Dịch vụ lai dắt tàu Để có thể phục vụ khối lượng tàu rất lớn cập cảng hàng năm, PSA đã đầu tư một đội lai dắt lớn nhằm phục vụ các tàu ra vào bến cảng an toàn Các tàu lai dắt phục vụ các hợp đồng thuê dài hạn và những con tàu đơn chuyến Các tàu này đều được trang bị thiết bị hiện đại và do một đội ngũ thuyền trưởng và thủy thủ có kinh nghiệm lâu năm điều hành. d Dịch vụ tư vấn hàng hải

Dịch vụ này hỗ trợ cho các tàu phải di chuyển trong luồng nước hẹp hoặc qua các eo biển Khi tàu cập bến hoặc rời khỏi cảng Singapore sẽ nhận được sự trợ giúp cần thiết từ các chuyên gia hàng hải của PSA e Dịch vụ môi trường hàng hải

Biển không chỉ là tuyến đường hoạt động hàng hải của tàu thuyền mà còn là môi trường sống của các sinh vật biển Vì vậy, PSA Maritime sẵn sàng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ bảo vệ môi trường biển, dọn dẹp vệ sinh tàu biển hoặc thu gom rác thải, phế thải, xử lý dầu f.Dịch vụ kỹ thuật hàng hải

Tại các cảng Singapore cũng cung cấp các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc tàu thuyền với thời gian ngắn và chất lượng cao. g Dịch vụ liên quan đến luật hàng hải và giải quyết các tranh chấp hàng hảiSingapore được đánh giá cao trong vai trò là một trung tâm giải quyết các vấn đề hàng hải Tại Singapore có cơ quan độc lập là Tòa án Hải quân Singapore, chịu trách nhiệm giải quyết các khiếu nại liên quan đến vận tải biển Ngoài ra, từ năm 1994, sự thành lập của Phòng phân xử tranh chấp hàng hải Singapore (The Singapore Chamber of Maritime Arbitration) đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa các chủ tàu khu vực và trên thế giới.

Các biện pháp tối ưu chi phí logistics của chính phủ Singapore

Ngành logistics của Singapore đang phải đối mặt với những biến đổi đáng kể do tính không đồng nhất của các yếu tố dẫn đầu, đặc biệt là trong việc kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu và sự gia tăng đáng kể về số lượng nhà cung cấp Để duy trì sự cạnh tranh và phát triển bền vững trong tương lai, Singapore đã tập trung vào các chiến lược mang lại lợi ích dài hạn, đặc biệt là việc số hóa và chuyển đổi mô hình làm việc.

Singapore, được biết đến là một trong những trung tâm quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu, với hơn 600 cảng biển trên khắp thế giới, đã phải đối mặt với nhiều thách thức trong hai năm qua (2020 và 2021) do tác động của đại dịch Sự đóng cửa biên giới và các quy định khắt khe về thời gian và mức độ nghiêm trọng khác nhau giữa các quốc gia đã tạo ra sự gián đoạn lớn trong dòng chảy thương mại Ngoài ra, căng thẳng chính trị địa phương và sự tăng giá của nhiên liệu đã tạo thêm áp lực cho chuỗi cung ứng Trong bối cảnh này, chính phủ Singapore đã phải đưa ra các chính sách và kế hoạch để phát triển ngành công nghiệp tỷ đô trong bối cảnh đại dịch

Những năm gần đây, chính phủ Singapore đã tiến hành những biện pháp cụ thể để tối ưu hóa chi phí logistics và đảm bảo ngành dịch vụ hậu cần của họ vẫn giữ vị trí hàng đầu trên trường quốc tế.

2.3.1 Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là một hạn chế đáng kể đối với các cảng xử lý hàng chục nghìn container mỗi ngày, đặc biệt khi lịch trình vận tải đường bộ và vận chuyển đường biển bị gián đoạn Nhu cầu về cơ sở hạ tầng trở nên rõ ràng trong thời kỳ đại dịch, khi các bến cảng tràn ngập container và một số cảng phải đặt các thùng hàng dọc hai bên đường để chờ vận chuyển.

Hiện tại, Singapore đang tiến hành một dự án quy mô lớn trị giá 20 tỷ đô la Singapore (14 tỷ USD) để xây dựng cảng tự động lớn nhất thế giới, được gọi là Cảng Container Tuas, với kế hoạch hoàn thành vào năm 2040 Dự án này sẽ mở rộng không gian hiện có và sử dụng máy bay không người lái cũng như các phương tiện tự động hóa Chính phủ Singapore dự kiến rằng siêu cảng này sẽ có công suất xử lý 65 triệu TEU hàng hóa mỗi năm vào năm 2040 Dự án này được chia thành 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 đã chính thức khai trương vào tháng 9/2022, với 3 bến đã đi vào hoạt động.

Khi Cảng Tuas hoàn thành, kế hoạch là đóng cửa toàn bộ các cảng hiện có và di dời mọi hoạt động đến không gian rộng lớn hơn tại Cảng Tuas Ba bến tàu tại Tanjong Pagar, Keppel và Brani sẽ đóng cửa và chuyển đến Tuas vào năm 2027, trong khi Pasir Panjang sẽ được hợp nhất vào năm 2040.

Ngoài ra, chính phủ đã đầu tư vào việc cải thiện và xây dựng các tuyến đường, cầu cảng và hệ thống giao thông nối liền cảng biển với các khu vực công nghiệp và cư dân Điều này đã giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi của xe tải tại các bến cảng, một nguyên nhân chính gây ra tình trạng tắc nghẽn và làm cản trở vận chuyển hàng hóa.

Bên cạnh đó, Singapore cũng đã đầu tư vào các cơ sở hạ tầng ngoại khu như khu vực vùng biển và cảng nước sâu để đáp ứng nhu cầu của các tàu lớn và tăng cường khả năng tiếp nhận tàu.

Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty tư nhân và đầu tư nước ngoài tham gia vào việc xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng cảng biển thông qua các hợp đồng đối tác công tư (PPP) và chính sách khuyến khích đầu tư

Chính phủ có thể cung cấp hỗ trợ tài chính cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển thông qua vay vốn với lãi suất thấp hoặc khuyến mãi thuế.

Các biện pháp và chính sách trên đã giúp Singapore tối ưu hóa cơ sở hạ tầng cảng biển của họ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động logistics và vận tải biển.

2.3.2 Kế hoạch phát triển công nghệ kỹ thuật Đầu tư vào cảng không chỉ là xây dựng cơ sở hạ tầng Đó cũng là việc cải thiện khả năng của cảng trong việc theo dõi và điều phối những gì đang diễn ra trên biển với tất cả các bộ phận vận chuyển cần thiết Chính phủ đã thực hiện các chính sách mạnh mẽ để tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tại Singapore, tập trung vào việc kết nối kỹ thuật số, phân tích dữ liệu, hệ thống thanh toán và sự đổi mới trong hoạt động kinh doanh. a Sử dụng hệ thống quản lý cảng thông minh (Smart Port)

Singapore có thể triển khai các giải pháp IoT (Internet of Things), trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) để giám sát và quản lý hoạt động cảng biển một cách hiệu quả Điều này giúp dự đoán tải trọng, cải thiện quá trình xếp dỡ, và tối ưu hóa lịch trình tàu Singapore hiện được xếp hạng là quốc gia áp dụng AI cao thứ ba trên khắp Đông Nam Á. b Các công nghệ hiện đại khác

Cảm biến thông tin đã được phát triển tại các bến tàu của Singapore, cho phép theo dõi tình trạng của các cơ quan đầu tư và giám sát hoạt động của hàng hóa khi được quan sát Công nghệ này giúp theo dõi mức độ quan trọng của trạng thái cơ sở hạ

28 tầng và cho phép lên lịch bảo trì dự kiến, giảm nhu cầu kiểm tra hàng năm Điều này giúp quản lý công việc tối ưu và bảo trì cơ sở hạ tầng.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG TỐI ƯU CHI PHÍ LOGISTICS

Bài học kinh nghiệm trong hoạt động logistics của Nhà nước Việt Nam

Logistics là một lĩnh vực quan trọng trong cơ cấu tổng thể của nền kinh tế quốc gia, có vai trò tạo sự liên kết và thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội, đồng thời cải thiện khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Ngành logistics tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 14-16%, và tổng giá trị của ngành này đạt khoảng 40-42 tỷ USD mỗi năm Sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp và cải thiện chất lượng dịch vụ logistics đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao giá trị của xuất nhập khẩu hàng hóa, đạt mức cao kỷ lục 732,5 tỷ USD trong năm 2022, đồng thời củng cố vị trí của Việt Nam trên thị trường thương mại quốc tế Tuy nhiên, trong một thời gian dài, chi phí logistics tại Việt Nam đã duy trì ở mức cao, chiếm từ 20-25% của GDP, vượt trội so với các quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu, ảnh hưởng đáng kể đến sức cạnh tranh của nền kinh tế Tình hình này đã trở nên nghiêm trọng hơn do tác động của đại dịch COVID-19, bắt đầu từ năm 2020. Để cạnh tranh về chi phí, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu giảm chi phí logistics xuống 16-20% GDP đến năm 2025 (Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017)

Chính phủ hiểu rằng việc giảm chi phí logistics không thể đạt được thông qua một giải pháp duy nhất hay đơn lẻ Ngành logistics ở Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm thiếu hạ tầng hiện đại và đồng bộ, sự không hiệu quả trong quy trình và hệ thống (cả trong các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp), thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp trong lĩnh vực hậu cần, và hạn chế về khả năng quản lý kho bãi Tất cả những điều này là biểu hiện của một hệ thống logistics không hoàn chỉnh, không kết nối tất cả các phần tử quan trọng trong chuỗi giá trị logistics.

3.1.1 Hệ thống cơ sở hạ tầng quy hoạch khoa học, hiệu quả

Hạ tầng cơ sở là một thách thức quan trọng mà nhiều doanh nghiệp đang mắc phải với tỷ lệ 81,82% Hiện nay, cơ sở hạ tầng thương mại, hạ tầng vận tải và hạ tầng công nghệ thông tin ở Việt Nam vẫn đang gặp khó khăn Các kết nối đường bộ đến cảng biển, như cảng container nội địa, và các trung tâm logistics đa phương tiện vẫn thiếu sót và chưa được đồng bộ hóa Điều này dẫn đến sự gặp khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức và làm cho chi phí logistics ở Việt Nam cao hơn nhiều so với các quốc gia khác Việc xây dựng các trung tâm tập trung cho kho vận ở ba miền cùng với hệ thống kho bãi, cầu cảng và các tuyến đường giao thông mới chỉ mới bắt đầu được triển khai, nhưng vẫn cần có nhiều cải tiến để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu và đặc biệt là nhu cầu trong lĩnh vực E-Logistics Theo Niên giám thống kê vận tải và logistics Việt Nam, tổng chiều dài đường bộ của Việt Nam là 630.564 km, nhưng tổng chiều dài của các đường cao tốc hiện đang hoạt động vẫn chưa đến 2.000km

Nắm bắt bài học từ phát triển cơ sở hạ tầng hiệu quả trong lĩnh vực logistics của Singapore, Chính phủ Việt Nam cần tiến hành các biện pháp mạnh mẽ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng:

Chính phủ cần thúc đẩy việc xây dựng các trung tâm logistics và kho phân phối tập trung ở các vùng, tránh tập trung quá mức vào phát triển địa phương Xây dựng các kho phân phối tập trung sẽ giúp phục vụ thị trường rộng lớn hơn và đồng thời cần đảm bảo rằng hệ thống hạ tầng liên quan được đồng bộ hóa.

Các trung tâm phân phối cần phải tiến hành quy hoạch kỹ lưỡng, xác định chi tiết về lưu lượng hàng hóa, luồng vận chuyển, số lượng xe cần sử dụng và đặc biệt phải xây dựng hệ thống đường bộ, đường thủy và đường sắt để giảm thiểu tình trạng kẹt xe và tắc nghẽn giao thông Đồng thời, việc quy hoạch cơ sở hạ tầng logistics cần phải phù hợp với quy hoạch sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương trong vùng.

Cần mở rộng kết nối của hạ tầng logistics với các nước trong khu vực ASEAN, Đông Bắc Á và thế giới để tận dụng tối đa các hình thức vận tải đa phương thức và vận tải xuyên biên giới

Các bộ và ngành liên quan cần tăng cường đầu tư vào các công trình giao thông quan trọng, đặc biệt là dự án tuyến cao tốc Bắc-Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau, các tuyến cao tốc liên vùng vành đai, sân bay Long Thành, nâng cấp sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, cũng như hệ thống cảng cửa ngõ quốc tế và cảng thuỷ nội địa.

3.1.2 Khuyến khích áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào trong quy trình

Hiện nay, lĩnh vực logistics đang đối diện với nhiều cơ hội quan trọng trong việc chuyển đổi số Sự tiến bộ mạnh mẽ của công nghệ, mở rộng quy mô và phức tạp hóa chuỗi cung ứng cùng với sự tăng cường cạnh tranh đòi hỏi các nhà lãnh đạo logistics phải nâng cao tiêu chuẩn hoạt động để đạt sự khác biệt và thành công trên thị trường. Tại Việt Nam, việc xây dựng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử là một ưu tiên quan trọng Điều này đòi hỏi các bên liên quan đến lĩnh vực logistics như công ty vận tải, các kho hàng, và cơ quan hải quan phải được kết nối thông qua một hệ thống điện tử duy nhất Điều này giúp tối ưu hóa việc nhận và xử lý các giao dịch và thủ tục, tiết kiệm thời gian đáng kể Hơn nữa, thông tin có thể được truyền tải trực tiếp giữa các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.

Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong ngành logistics cũng rất quan trọng. Các công nghệ như robot, máy bay không người lái và phương tiện tự hành có khả năng giảm thiểu tình trạng thiếu lao động trong lĩnh vực logistics, từ đó tăng cường hiệu suất và đảm bảo tính liên tục trong cung ứng dịch vụ logistics.

Trong quá trình chuyển đổi số của lĩnh vực logistics, trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning) đóng vai trò quan trọng Chúng hỗ trợ các công ty logistics trong việc sử dụng và phân tích dữ liệu một cách chính xác nhất, từ đó xác định và khắc phục các sự cố kỹ thuật có thể xảy ra, giúp cải thiện hiệu suất hoạt động.

Blockchain là một công nghệ tiên tiến khác mà các công ty logistics không thể bỏ qua, đặc biệt là về tính minh bạch và bảo mật Blockchain đảm bảo tính minh bạch bằng cách tự động ghi lại thông tin chính xác và theo thời gian thực vào mọi tài liệu, từ giấy gửi hàng đến danh sách và vận đơn.

3.1.3 Cải thiện quy trình xử lý thủ tục hải quan

Các cơ quan quản lý công quyền cần phải cung cấp hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn về các thủ tục hành chính, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian cho các doanh nghiệp khi họ hợp tác đầu tư Cải cách thủ tục hành chính và việc chuyển

36 các thủ tục này vào môi trường điện tử sẽ đóng góp tích cực vào việc tăng cường sự thông suốt và tốc độ lưu chuyển hàng hóa, đồng thời giúp giảm chi phí logistics. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần tập trung vào việc phát triển và triển khai mạnh mẽ hơn các hệ thống thủ tục thông quan điện tử Điều này bao gồm xây dựng hạ tầng và cải thiện khả năng kết nối và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chuyên ngành, nhằm đơn giản hóa quá trình thực hiện thủ tục.

Hệ thống thủ tục hải quan cũng cần phải trải qua quá trình cải cách, tối giản hóa và chuẩn hóa thủ tục kiểm tra theo chuyên ngành Hồ sơ cần được tiêu chuẩn hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và đáp ứng cam kết trong Hiệp định về Thuận lợi hóa thương mại của WTO.

Đề xuất giải pháp cho các cảng tại Việt Nam

3.2.1 Tăng cường ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số Để tiết kiệm chi phí vận hành logistic, các cảng tại Việt Nam nên dần chuyển đổi số và đồng bộ hóa dữ liệu trong hệ thống, cơ sở hạ tầng các cảng Việc chuyển đổi số trong các cảng giúp tạo ra sự liên kết thông tin toàn diện và hiệu quả hơn trong quá trình vận chuyển hàng hóa Hệ thống quản lý dữ liệu sẽ giúp theo dõi mọi khía cạnh của quá trình vận chuyển, từ việc xếp dựng và giao hàng cho đến bảo quản hàng hóa. Điều này giúp tối ưu hóa lập kế hoạch, giảm thời gian chờ đợi, và loại bỏ sự cố không cần thiết, từ đó giảm thiểu chi phí vận chuyển Việc này có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng như giảm thiểu chi phí vận chuyển, tối ưu hóa quá trình quản lý hàng hóa và thúc đẩy sự phát triển bền vững cho ngành logistics Một trong những bước quan trọng đầu tiên là xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu toàn diện và đồng bộ Hệ thống này sẽ kết nối tất cả các bên liên quan, từ nhà cung ứng hàng hóa cho đến khách hàng cuối cùng, giúp tối ưu hóa quá trình vận chuyển và lập kế hoạch một cách hiệu quả. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cũng đóng một vai trò quan trọng AI có thể giúp tối ưu hóa lộ trình vận chuyển, và quản lý tồn kho một cách hiệu quả AI có khả năng dự đoán nhu cầu và biến động của thị trường, từ đó tối ưu hóa lộ trình vận chuyển và quản lý tồn kho một cách hiệu quả Điều này giúp cảng tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và giảm lãng phí và thời gian chờ đợi cho các khách hàng.

Thêm vào đó, việc sử dụng IoT (Internet of things) như Singapore đang triển khai cũng là một yếu tố quan trọng Bằng cách kết nối các thiết bị thông minh như cảm biến và thiết bị theo dõi, ngành logistics có thể thu thập dữ liệu thời gian thực về vị trí và tình trạng của hàng hóa Dữ liệu này có thể được sử dụng để cải thiện lập kế hoạch vận chuyển, dự đoán sự cố, và giảm thất thoát trong quá trình vận chuyển. Để thực hiện thành công chuyển đổi số và đồng bộ hóa dữ liệu trong ngành logistics, Việt Nam cũng cần đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Người lao động cần có kiến thức và kỹ năng để áp dụng hiệu quả công nghệ và quản lý dữ liệu mới Việc tăng cường chuyển đổi số và đồng bộ hóa dữ liệu trong ngành logistics có thể mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, từ giảm chi phí đến nâng cao hiệu suất và sự phát triển kinh tế toàn diện Điều này cũng giúp đánh dấu một bước quan trọng trong hành trình hội nhập và cạnh tranh quốc tế của đất nước.

3.2.2 Tối ưu hóa quy trình vận chuyển và xếp dựng hàng hóa

38 Áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong ngành dịch vụ logistics là một bước quan trọng để giúp Việt Nam tối thiểu hóa chi phí và cải thiện hiệu suất hoạt động Công nghệ này không chỉ giúp trong việc trao đổi thông tin nhanh chóng và chính xác mà còn tạo ra sự hài hòa trong quá trình vận hành theo phương châm "đúng lượng, đúng chỗ, đúng lúc." Tại cảng biển Singapore, việc áp dụng công nghệ ICT đã mang lại nhiều lợi ích lớn trong việc tối ưu hóa hoạt động cảng Việt Nam có thể học hỏi từ kinh nghiệm này và áp dụng ICT vào ngành dịch vụ logistics của mình qua những tính năng như:

Hệ thống quản lý cảng thông minh: Xây dựng hệ thống quản lý cảng thông minh sử dụng ICT để theo dõi và quản lý thông tin về các lô hàng và tàu thuyền Hệ thống này sẽ giúp tối ưu hóa việc xếp dựng hàng hóa, lập kế hoạch vận chuyển, và giảm thời gian chờ đợi

Giám sát thời gian thực: Sử dụng cảm biến và thiết bị IoT để giám sát thời gian thực vị trí của hàng hóa và tàu thuyền Điều này giúp cải thiện tính chính xác và hiệu suất trong quá trình vận chuyển

Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM): Tích hợp công nghệ ICT vào SCM để cải thiện quá trình quản lý tồn kho, dự đoán nhu cầu thị trường, và tối ưu hóa quy trình vận chuyển SCM thông minh sẽ giúp giảm lãng phí và cải thiện hiệu suất toàn bộ chuỗi cung ứng

Hệ thống thanh toán điện tử: Khuyến khích việc sử dụng thanh toán điện tử và các hệ thống giao dịch trực tuyến để giảm thiểu thủ tục giấy tờ và thời gian chờ đợi tại các cảng Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Đảm bảo rằng nhân viên trong ngành logistics được đào tạo để sử dụng hiệu quả công nghệ ICT mới Điều này đặc biệt quan trọng để tận dụng toàn bộ tiềm năng của chuyển đổi số.

3.2.3 Tập trung đào tạo nguồn nhân lực

Tập trung vào nhân lực là một phần quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động cảng ở Việt Nam Khi tích hợp nhiều công nghệ mới cần đảm bảo các nhân viên tại cảng được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý quy trình hoạt động một cách hiệu quả Một khía cạnh quan trọng của đầu tư vào đào tạo nhân lực là cung cấp cho nhân viên kiến thức về cách quản lý quy trình hoạt động tại cảng Điều này bao gồm cách tối ưu hóa việc xếp dựng hàng hóa, lập kế hoạch vận chuyển và giảm thiểu thời gian chờ đợi Nhân viên cần được hướng dẫn về cách sử dụng dữ liệu và thông tin thời gian thực để ra quyết định thông minh trong quá trình quản lý cảng Đầu tư vào đào tạo nhân lực không chỉ giúp cảng tối ưu hóa hoạt động của mình mà còn là một đòn bẫy quan trọng để tạo ra một lực lượng lao động chuyên nghiệp và đáp ứng được các thách thức trong môi trường logistics ngày càng phức tạp Điều này đồng nghĩa với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng và cải thiện khả năng phục vụ cho ngành logistics trong tương lai.

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w