Tình trạng “vừa thừa vừa thiểu” trong hệ thống cảng biển,cứ địa phương nào có biển là xây cảng mà không tính đến hiệu quả kinh tế xã hội hay như việcđầu tư dàn trải, nhiều cảng nhỏ mà kh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
===o0o===
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN LOGISTICS VÀ VẬN TẢI QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CẢNG BIỂN TỪ QUẢNG NINH
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN LỚP HÀNH CHÍNH GHI CHÚ
NGUYỄN NHẬT ANH 2014515004 ANH 12-KDQT
NGUYỄN PHƯƠNG ANH 2014515005 ANH 12-KDQT
NGUYỄN PHƯƠNG ANH 2014515006 ANH 12-KDQT
NGUYỄN PHƯƠNG ANH 2014515007 ANH 12-KDQT
TRẦN THỊ MINH ANH 2014515008 ANH 12-KDQT NHÓM
TRƯỞNG HOÀNG VŨ TRUNG ANH 2014515084 ANH 12-KDQT
PHẠM NGỌC ÁNH 2014515009 ANH 12-KDQT
Trang 3iii Cảng Đình Vũ
v Cảng Tân Vũ
vi Cảng nước sâu Lạch Huyện (HICT)
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Với 3260 km bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam, vùng thềm lục địa thuộc chủ quyền rộng gấp
3 lần diện tích đất liền, nhiều vịnh kín, sông có độ sâu lớn, vị trí địa lý gần với các tuyến hànghải quốc tế, thì Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển kinh tế biển Hiện tại, vậntải biển vẫn là ngành chủ đạo, chiếm ưu thế tuyệt đối (80% khối lượng) trong việc trao đổithương mại giữa các quốc gia và có mức tăng trưởng bình quân năm là 8-9% Các cảng biển cókhối lượng thông qua lớn nhất đều nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương Tiềm năng làvậy nhưng thực trạng việc đưa hệ thống cảng biển vào sử dụng và phát triển ra sao để phát huyhết được tiềm năng này là điều không đơn giản, đơn cử cho đó là hệ thống cảng biển từ QuảngNinh đến Hà Tĩnh Hiện nay Việt Nam đã có quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển từ QuảngNinh đến Hà Tĩnh đến năm 2021 và được mở rộng, bổ sung tầm nhìn đến năm 2030 tuy nhiêntrên thực tế vẫn tồn tại nhiều bất cập Tình trạng “vừa thừa vừa thiểu” trong hệ thống cảng biển,
cứ địa phương nào có biển là xây cảng mà không tính đến hiệu quả kinh tế xã hội hay như việcđầu tư dàn trải, nhiều cảng nhỏ mà không có được cảng nước sâu, cảng có quy mô quốc tế…đang làm mất dần đi lợi thế về biển mà chúng ta đang có
Xuất phát từ những bất cập trên, nhóm xin chọn đề tài “Thực trạng hệ thống cảng biển từQuảng Ninh đến Hà Tĩnh” với mục tiêu là phân tích thực trạng và từ đó đưa ra một số giải phápdưới góc nhìn của một sinh viên nhằm đóng góp một phần nào đó trong việc phát triển hệ thốngcảng biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh ngày càng hoàn thiện hơn
Kết cấu của đề tài gồm:
Tên đề tài:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chuyên đề bao gồm ba chương được kết cấu nhưsau:
Chương 1: Sơ lược về hệ thống cảng biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh
Chương 2: Thực trạng hệ thống cảng biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh
Chương 3: Một số giải pháp phát triển cho hệ thống cảng biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh
Trang 5CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG CẢNG BIỂN TỪ QUẢNG NINH ĐẾN HÀ TĨNH
Cảng biển là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng hàng hải, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội,được xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược, cần ưu tiên đầu tư bản đảm hài hòa giữaphát triển kinh tế-xã hội với quốc phòng-an ninh và an sinh xã hội, thích ứng với biến đổi khíhậu, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo, tăng cường hợp tác quốc tế về biển, duytrình môi trường hòa bình, ổn định và phát triển bền vững
Ngày 22/09/2021, Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định về việc phê duyệt quy hoạch về việcphê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầmnhìn đến năm 2050
Theo phân nhóm cảng biển, hệ thống cảng biển Việt Nam gồm 05 nhóm:
Nhóm I: Nhóm cảng biển phía Bắc từ Quảng Ninh đến Ninh Bình bao gồm 5 cảng biển: Cảngbiển Hải Phòng, cảng biển Quảng Ninh, cảng biển Thái Bình, cảng biển Nam Định và cảng biểnNinh Bình
Nhóm II: Nhóm 6 cảng biển bao gồm: Cảng biển Thanh Hóa, cảng biển Nghệ An, cảng biển HàTĩnh, cảng biển Quảng Bình, cảng biển Quảng Trị và cảng biển Thừa Thiên Huế
Nhóm III: Nhóm 8 cảng biển bao gồm: Cảng biển Đà Nẵng (gồm khu vực huyện đảo Hoàng Sa),cảng biển Quảng Nam, cảng biển Quảng Ngãi, cảng biển Bình Định, cảng biển Phú Yên, cảngbiển Khánh Hòa (gồm khu vực huyện đảo Trường Sa), cảng biển Ninh Thuận và cảng biển BìnhThuận
Nhóm IV: Nhóm 5 cảng biển bao gồm: Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, cảng biển Đồng Nai,cảng biển Bà Rịa-Vũng Tàu, cảng biển Bình Dương và cảng biển Long An
Nhóm V: Nhóm 12 cảng biển bao gồm: Cảng biển Cần Thơ, cảng biển Đồng Tháp, cảng biểnTiền Giang, cảng biển Vĩnh Long, cảng biển Bến Tre, cảng biển An Giang, cảng biển Hậu Giang,cảng biển Sóc Trăng, cảng biển Trà Vinh, cảng biển Cà Mau, cảng biển Bạc Liêu và cảng biểnKiên Giang
Như vậy, theo phân chia cảng biển theo vùng lãnh thổ thì hệ thống cảng biển từ Quảng Ninh đến
Hà Tĩnh sẽ gồm các cảng biển thuộc nhóm I (Cảng biển Hải Phòng, cảng biển Quảng Ninh, cảng
Trang 6biển Thái Bình, cảng biển Nam Định và cảng biển Ninh Bình) và 3 cảng thuộc nhóm 2 (Cảngbiển Thanh Hóa, cảng biển Nghệ An, cảng biển Hà Tĩnh).
Ngoài ra, theo quy mô và chức năng thì hệ thống cảng biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh đượcphân chia gồm:
Cảng đặc biệt: Cảng biển Hải Phòng
Cảng biển loại I: Cảng biển Quảng Ninh, cảng biển Thanh Hóa, cảng biển Nghệ An, cảngbiển Hà Tĩnh
Cảng biển loại III: Cảng biển Thái Bình, cảng biển Nam Định, cảng biển Ninh Bình
Theo quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển phía Bắc (Nhóm 1) giai đoạn đến năm 2020, định huớngđến năm 2030 ban hành theo quyết định số 2367/QĐ-BGTVT, nhóm 1 bao gồm các cảng biểnthuộc các tỉnh, thành phố ven biển thuộc khu vực Bắc bộ: Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định,Ninh Bình và TP Hải Phòng Vùng hấp dẫn của cảng bao gồm toàn bộ các tỉnh phía Bắc và một
số tỉnh của các quốc gia lân cận giáp ranh biên giới phía Bắc Các cảng biển thuộc nhóm I đượcbiết đến với hệ thống cảng biển quốc tế lớn bao gồm Cảng quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng),cảng Cái Lân (Quảng Ninh) Đây là nhóm cảng biển có công suất cao với nhiều nòng cốt là cảngtổng hợp quốc gia, cảng cửa ngõ quốc tế
Quảng Ninh - Hải Phòng có vị trí chiến lược, là cửa ngõ ra biển kết nối với thế giới của cả miềnBắc Do vậy, hệ thống cảng biển tại đây được chú trọng đầu tới mở rộng từ rất sớm Cảng biểnQuảng Ninh - Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, cùng với Cảng Sài Gòn làmột trong hai hệ thống cảng biển lớn nhất Việt Nam, hiện đang được Chính Phủ nâng cấp CảngHải Phòng - Quảng Ninh nằm trên tuyến đường giao thông trên biển, kết nối Singapore với HồngKông và các cảng của Đông Á và Đông Bắc Á
Cảng Quảng Ninh là cảng biển nước sâu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam,với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng, khai thác kinh doanh cảng biển Hệthống đường thủy, bộ tới các vùng kinh tế lân cận đồng bộ, thuận tiện cùng các yếu tố tự nhiênnhư: vụng nước sâu nằm gần biển, luồng lạch ngắn ít bị sa bồi, ít bị ảnh hưởng bởi sóng gió dođược Vịnh Hạ Long bao bọc, giúp Cảng Quảng Ninh trong nhiều năm qua đã không ngừng pháttriển và mở rộng Bên cạnh đó, cảng cũng chú trọng việc đổi mới công nghệ, trang thiết bị,phương tiện hiện đại cùng việc đào tạo nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý, côngnhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu về xếp dỡ hàng hóa, vận tải và kinh doanh kho bãi, các dịch vụ
Trang 7và vận t… 100% (10)
47
NHÓM 9 TIỂU LUẬN logistics xanh
-Logistic và
24
English for Logistics
- For practice, read…Logistic và
95
Trang 8hàng hải khác
Cảng Hải Phòng là cảng biển có lưu lượng hàng hóa lưu thông lớn nhất phía Bắc Việt Nam, với
hệ thống thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng đầy đủ, an toàn và phù hợp với phương thức vận tải,thương mại quốc tế Cầu cảng ở đây dài 2.567 mét, diện tích kho 52.052 m2 và hàng năm có thểxếp dỡ khoảng 10 triệu tấn hàng hóa.Theo kế hoạch của Bộ GTVT, cảng Hải Phòng sẽ được nângcấp, hoàn thiện các trang thiết bị và xây dựng hai bến tại Đình Vũ để tàu 20.000 DWT có thểthuận tiện lưu thông, đưa năng lực thông quan lên tới 25 - 30 triệu tấn/năm Hệ thống cảng biểnkhu vực Hải Phòng sẽ là nơi được hưởng lợi nhờ vị trí chiến lược gần các quốc gia Đông Bắc Á
và cơ sở hạ tầng giao thông đang ngày càng hoàn thiện Tuy nhiên, tăng trưởng sẽ có sự chênhlệch giữa hai khu vực trước và sau cầu Bạch Đằng Trong đó, các cảng biển có vị trí nằm trướccầu Bạch Đằng (tính từ cửa biển vào) như Tân Vũ, Cảng Xanh VIP, Nam Hải Đình Vũ sẽ hưởnglợi nhiều hơn vì có thể đón được các tàu trọng tải lớn, trong khi các cảng phía sau cầu Bạch Đằngdần chuyển hướng sang phát triển mảng dịch vụ logistics
Trong khi đó, 3 cảng còn lại bao gồm Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình vẫn đang trong quá trìnhquy hoạch và xây dựng với hệ thống hiện đại phục vụ cho công tác phát triển nền kinh tế địaphương và tỉnh trực thuộc
3 cảng biển còn lại bao gồm cảng biển Thanh Hóa, cảng biển Nghệ An, cảng biển Hà Tĩnh thuộc
hệ thống cảng biển miền Trung- khu vực tập trung số lượng cảng nhiều nhất của nước ta và 3cảng này thuộc nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ theo quy hoạch cũ của Chính Phủ
Đặc điểm chung của các cảng biển Bắc Trung Bộ là mặc dù nhiều cảng nhưng hầu hết các cảngbiển ở khu vực này đều có quy mô nhỏ, chỉ có một số cảng có quy mô tương đối do địa hình ởđây khúc khuỷu, nhiều vịnh sâu kín gió, không thể xây dựng những cảng quy mô lớn cho tàu to đivào
Bên cạnh đó, khả năng thông qua hàng hóa của các cảng biển không có sự đồng đều Ở khu vựcBắc Trung Bộ, chủ yếu là các cảng nước sâu và có khả năng tiếp nhận tàu 3-5 vạn DWT, đáp ứngđược việc phát triển khu kinh tế ở các địa phương
Trong nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ thì cảng biển tại Thanh Hóa (Nghi Sơn) được đầu tư muộnhơn so với cảng biển tại Nghệ An (Cửa Lò) và cảng biển Hà Tình (Vũng Áng - Sơn Dương)nhưng lại có bước phát triển nhanh chóng và hoàn thiện nhất Theo báo cáo của Sở GTVT, hànghóa thông qua cảng biển Thanh Hóa năm 2021 đạt 43,03 triệu tấn) Bên cạnh đó, cảng biển Thanh
Oral test Logistics Questions
-Logistic và
13
Trả lời bộ đề thực tế vấn đáp Logistics b…Logistic và
30
Trang 9Hóa cũng đã tiếp nhận tàu lớn nhất có trọng tải 320.000 DWT (tại bến phao SPM), tàu tổng hợp
có trọng tải đến 70.000 DWT (giảm tải) vào cầu bến
Tại Nghệ An, cảng Cửa Lò nói riêng và các cảng trực thuộc cảng Nghệ Tĩnh nói chung là đơn vịtham gia khá sớm vào dịch vụ vận tải biển, ít nhiều tạo được lợi thế so với các cảng bạn trong khuvực Tuy nhiên, từ khi chuyển sang cơ chế mới, do không có lợi thế là cảng nước sâu tự nhiên vànguồn lực đầu tư nâng cấp hạ tầng hạn chế nên sức cạnh tranh bị suy giảm đáng kể so với haingười bạn từ nhóm Bắc Trung Bộ Báo cáo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải hồi tháng 9/2021cho biết: Trong 5 năm lại đây, sản lượng hàng hóa bốc dỡ qua cảng khu vực miền Trung ngàycàng lớn nhưng phần tăng nhanh chủ yếu thuộc về cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh) và cảng Nghi Sơn(Thanh Hóa) Thực trạng “cái khó bó cái khôn” khiến vận tải biển Nghệ An đang luẩn quẩn, đitrước về sau Do thiếu nguồn lực đầu tư hạ tầng nên năng lực bốc dỡ không được nâng lên, luồnglạch bị bồi lắng khiến tàu có tải trọng lớn khó ra/vào, quay trở; do không được ưu đãi về kho bãinên số tàu và hàng hóa xuất/nhập qua tăng ít, đồng nghĩa với doanh thu, lợi nhuận không nhiềunên thiếu nguồn lực để tái đầu tư hạ tầng, trang thiết bị tại cảng
Với vai trò là trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ đồng thời là một trong những địa phương có bờbiển dài nhất nước, các càng biển tại Hà Tĩnh cũng được đầu tư và phát triển nhanh chóng Đặcbiệt, Hà Tĩnh có vịnh Sơn Dương, độ sâu tự nhiên 15-22 mét, lại không bị bồi lắng là điều kiện lýtưởng để phát triển hệ thống cảng nước sâu trung chuyển quốc tế Cảng Vũng Áng - Sơn Dươngcũng là cảng biển nổi bật nhất trong hệ thống cảng biển tại Thanh Hóa Cảng Sơn Dương đã đóntàu chuyên dùng 200 nghìn DWT; Vũng Áng đón tàu 30 - 50 nghìn DWT tổng hợp và chuyêndùng Một số bến tổng hợp ở cảng Vũng Áng trở thành cảng chung của hai nước Việt Nam - Lào
mà theo nhiều lãnh đạo của Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải Lào khi sang thăm cảng VũngÁng, đều chung nhận xét: Cảng biển này đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước Lào "mở cửa" rabiển lớn, chủ động hơn trong xuất, nhập hàng hóa Theo quy hoạch, đến năm 2030, hệ thốngcảng biển ở Hà Tĩnh sẽ có 76 cầu cảng hoạt động có thể tiếp nhận cỡ tàu 300 nghìn DWT Tuynhiên, điều bất cập nhất hiện nay là hệ thống giao thông kết nối vào cảng biển mới đơn độc làđường bộ, chưa có các hệ thống giao thông khác (đường sắt) kết nối, trong khi đó, hệ thốngđường bộ kết nối từ các cụm cảng lên quốc lộ 1 quy hoạch nhỏ, chỉ có một, hai tuyến đường, lạixen kẽ trong khu dân cư dễ gây ùn tắc, mất an toàn giao thông khi lượng hàng hóa thông quanhiều
Trang 10CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CẢNG BIỂN TỪ QUẢNG NINH ĐẾN HÀ
- Khu bến Lạch Huyện là khu bến chính của cảng, chủ yếu làm hàng tổng hợp, container xuấtnhập khẩu trên tuyến biển xa; tiếp nhận được tàu trọng tải 100.000 tấn, tàu container có sức chở8.000 TEU; có khả năng kết hợp làm hàng trung chuyển quốc tế Cơ sở hạ tầng, công nghệ bốcxếp, quản lý khai thác đồng bộ, hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế
- Khu bến Đình Vũ là khu bến cảng tổng hợp, container trên tuyến biển gần, có bến chuyên dùng,tiếp nhận tàu trọng tải đến 20.000 tấn và các tàu có trọng tải lớn hơn giảm tải phù hợp với điềukiện hành hải
- Khu bến sông Cấm là bến cảng tổng hợp địa phương, cho tàu trọng tải từ 5.000 đến 10.000 tấn
và các tàu trọng tải lớn hơn giảm tải phù hợp với điều kiện hành hải; không phát triển mở rộng,từng bước di dời, chuyển đổi công năng các bến nằm trong nội thành
Trang 11- Bến cảng Nam Đồ Sơn là cảng tiềm năng, phát triển có điều kiện, phục vụ quốc phòng, an ninh.
b Cảng Quảng Ninh
Cảng biển Quảng Ninh là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (Loại I), gồm các khu bến:Khu bến Cái Lân là khu bến chính của cảng, chủ yếu làm hàng tổng hợp, container cho tàu trọng tải đến 50.000 tấn, tàu container có sức chở đến 4.000 TEU; Các bến chuyên dùng vệ tinh gồm: Bến xăng dầu B12; các bến chuyên dùng hàng rời của các nhà máy xi măng, nhiệt điện Hạ Long– Khu bến Cẩm Phả là khu bến cảng chuyên dùng, có bến làm hàng tổng hợp, container, tiếpnhận tàu trọng tải từ 50.000 đến 70.000 tấn tại cầu bến, 100.000 tấn tại khu chuyển tải Các bếnchuyên dùng vệ tinh: Nam Cầu Trắng, xi măng Cẩm Phả, Mông Dương
– Khu bến Hải Hà là khu bến chuyên dùng có bến tổng hợp, phục vụ trực tiếp cho khu côngnghiệp Hải Hà và khu vực Đông Bắc;
– Bến cảng Vạn Gia là bến cảng tổng hợp địa phương, phục vụ chủ yếu thành phố cửa khẩuMóng Cái, gồm khu chuyển tải cho tàu trọng tải đến 10.000 tấn và các bến thủy nội địa chophương tiện nhỏ tại Dân Tiến và các bến trên sông Ka Long;
– Khu bến Mũi Chùa, Vạn Hoa, Vân Đồn là bến cảng địa phương cho tàu trọng tải từ 3.000 tấnđến 5.000 tấn Bến Mũi Chùa chuyên dùng cho công nghiệp hóa chất mỏ, kết hợp hàng tổng hợpcho Cao Bằng, Lạng Sơn; bến Vạn Hoa chủ yếu phục vụ quốc phòng, an ninh; bến Vân Đồn(Đông Bắc đảo Cái Bầu) làm hàng tổng hợp phục vụ trực tiếp cho khu kinh tế, tiếp nhận tàu trọngtải đến 10.000 tấn;
– Khu bến Yên Hưng là khu bến cảng chuyên dùng, có bến tổng hợp, container, tiếp nhận tàutrọng tải từ 10.000 đến 40.000 tấn hoặc lớn hơn, phục vụ chủ yếu cho khu công nghiệp Yên Hưng– Đầm Nhà Mạc, đóng sửa tàu thuyền, tiếp nhận cung ứng sản phẩm dầu (phục vụ di dời bếnxăng dầu B12 tại Cái Lân) Đây là khu phụ trợ nằm trong tổng thể quy hoạch khu bến cảng LạchHuyện (Hải Phòng)
– Các bến tại huyện đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ là các bến cảng vệ tinh, đầu mối giao lưu với đấtliền, kết hợp phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và quốc phòng, an ninh
c Cảng Thái Bình
Cảng biển Thái Bình là cảng tổng hợp địa phương (Loại II), gồm các bến:
– Bến cảng Diêm Điền là bến cảng tổng hợp cho tàu trọng tải đến 1.000 tấn;
– Các bến chuyên dùng và vệ tinh khác phục vụ cho nhiệt điện Thái Bình, đóng sửa tàu biển vàcác cơ sở công nghiệp, dịch vụ ven sông
d Cảng Nam Định
Trang 12Cảng biển Hải Thịnh (Nam Định) là cảng tổng hợp địa phương (Loại II) có bến chính tại HảiThịnh và các bến, tổng hợp, chuyên dùng trên sông Ninh Cơ phục vụ các cơ sở công nghiệp, dịch
vụ ven sông
2.1.2 Thực trạng các cảng biển thuộc hệ thống 3 cảng còn lại
Nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa vào Hà Tĩnh), được quy hoạch ba cảng chính loại
1, đó là: Nghi Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An) và Vũng Áng - Sơn Dương (Hà Tĩnh) Theoquy hoạch, Cảng Nghi Sơn gồm các khu bến chuyên dùng và tổng hợp cho tàu 3 đến 5 vạn DWTphục vụ liên hợp hóa lọc dầu, xi-măng, nhiệt điện Cảng Cửa Lò làm hàng tổng hợp cho tàu 1đến 2 vạn DWT; đồng thời, nghiên cứu xây dựng tại Cửa Lò, Ðông Hồi bến cho tàu 3 đến 5 vạnDWT gắn với yêu cầu phát triển của Nghệ An Riêng Vũng Áng - Sơn Dương sẽ có khu bếnchuyên dùng cho tàu 20 đến 30 vạn DWT vận chuyển quặng sắt và thành phẩm cùng các khu bếntổng hợp cho tàu 3 đến 5 vạn DWT phục vụ luyện kim, nhiệt điện, lọc hóa dầu và các ngành côngnghiệp nặng khác Một lợi thế lớn là hầu hết các cảng ở nhóm biển này (trừ Cửa Lò) đều là cảngnước sâu, ít bị bồi lắng có khả năng tiếp nhận tàu 3-5 vạn DWT, phục vụ đắc lực việc phát triểnKKT ở các địa phương
+ Khu bến Đảo Mê (chủ yếu vùng nước phía Tây đảo) là bến cảng nhập dầu thô cho liên hợp lọchóa dầu; nghiên cứu phát triển bến cảng đầu mối tiếp chuyển than nhập cung ứng cho các trungtâm nhiệt điện chạy than khu vực Bắc Trung Bộ; tiếp nhận tàu chở hàng rời trọng tải từ 100.000đến 200.000 tấn, tàu chở dầu thô trọng tải từ 200.000 đến 400.000 tấn;
+ Các bến địa phương cho phương tiện nhỏ trọng tải từ 1.000 đến 2.000 tấn với vai trò là vệ tinhcho cảng chính tại Lễ Môn, Quảng Châu, Quảng Nham,…
b Cảng Nghệ An
Trang 13Cảng biển Nghệ An là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (Loại I), gồm các khu chứcnăng:
– Khu bến Cửa Lò là khu bến cảng tổng hợp, phục vụ trực tiếp Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ
An và là một trong các cửa ngõ tiếp chuyển hàng quá cảnh cho Lào, Đông Bắc Thái Lan, tiếpnhận tàu có trọng tải từ 10.000 đến 20.000 tấn Phát triển tại phía Bắc Cửa Lò cho tàu trọng tải từ30.000 đến 50.000 tấn gắn với yêu cầu và tiến trình phát triển của khu kinh tế;
– Khu bến Đông Hồi là khu bến cảng chuyên dùng, phục vụ trực tiếp cho nhà máy nhiệt điện, ximăng, vật liệu xây dựng và cơ sở công nghiệp tập trung khác tại đây; tiếp nhận tàu trọng tải từ30.000 đến 50.000 tấn;
– Các bến địa phương có vai trò là vệ tinh tại Cửa Hội, Bến Thủy, tiếp nhận được tàu trọng tải từ1.000 đến 2.000 tấn
- Khu bến Sơn Dương là khu bến cảng chuyên dùng cho liên hợp luyện kim, lọc hóa dầu và côngnghiệp nặng khác; tiếp nhận được tàu trọng tải đến 300.000 tấn chở than, quặng, dầu thô, tàutrọng tải từ 30.000 đến 50.000 tấn xuất sản phẩm và hàng khác phục vụ trực tiếp các cơ sở côngnghiệp tại đây; có bến tổng hợp, container để hỗ trợ khu bến Vũng Áng (khi phát triển hết côngsuất); nghiên cứu phát triển bến trung chuyển than nhập ngoại dự phòng phát triển phục vụ cáctrung tâm nhiệt điện trong khu vực;
- Các bến địa phương tại Xuân Hải, Cửa Sót cho tàu trọng tải từ 1.000 đến 2.000 tấn là vệ tinhcủa khu bến chính Vũng Áng, Sơn Dương
Miền Bắc có 7 cảng biển, tổng số mét chiều dài cầu bến là 8097m, trong đó có 3 cảng loại I (cảngHòn Gai, Hải Phòng, Cẩm Phả) và 4 cảng loại II (cảng Vạn Gia, Mũi Chùa, Diêm Điền, Hải Thịnh), cảng Hải Hà (Quảng Ninh) đang được đầu tư xây dựng Bến cảng Cái Lân (thuộc cảng Hòn Gai) có thể tiếp nhận tàu giảm tải lớn nhất đến 45.000 DWT và tương tự bến cảng than Cẩm
Trang 14Phả có thể tiếp nhận tàu đến 70.000 DWT Các cảng khác chỉ tiếp nhận tàu từ1.000 – 10.000 DWT Hàng hoá qua cảng miền Bắc chủ yếu là than và khoáng sản.
Trong số 7 cảng thuộc nhóm cảng biển phía Bắc hiện có 44 cầu cảng bốc hàng tổng hợp, bách hoá, container; 24 cầu cảng chuyên dụng; 8 cầu cảng dịch vụ khác (như Thuỷ sản, Hải quan, Biênphòng ) và 15 bến phao (bến chuyển tải than và hàng tổng hợp)
Nếu xét riêng các cảng tổng hợp thì nhiều về số lượng nhưng hạn chế về quy mô, chiều dài cầu cảng trung bình là 140m/cầu cảng; năng suất bốc hàng trung bình đạt khoảng 3000 - 4000 tấn/métdài/năm Năng suất này được đánh giá là khá tốt so với mặt bằng chung ở Việt Nam do thiết bị tương đối hiện đại
Các bến container (nằm trong cảng tổng hợp) có chiều dài trung bình là 170m/cầu Năng suất bốcxếp không cao, đạt khoảng 500 - 800 TEU/mét dài/năm do thiết bị đầu tư không đồng bộ và luồng hàng container không đều
Các cảng chuyên dụng miền Bắc chủ yếu gắn với các cơ sở công nghiệp của các ngành than, điện được đầu tư khá đồng bộ cùng các nhà máy Do đó năng suất bốc xếp cao, đón nhận nhiều tàu lớn vào bến Các cảng địa phương có cơ sở hạ tầng xuống cấp nhiều, rất lạc hậu và ít được đầu tư Thiết bị tại các cảng biển phía Bắc được đầu tư rất khác biệt giữa cảng loại I và cảng địa phương Cảng Hải Phòng và bến cảng Cái Lân (thuộc cảng Hòn Gai) được trang bị những thiết bịtương đối hiện đại, còn các cảng địa phương sử dụng những thiết bị lạc hậu
a Cảng Hải Phòng
Cảng Hải Phòng hiện nay bao gồm các khu bến cảng chính sau:
i Cảng Hải Phòng (khu cảng chính, hay còn gọi là bến Hoàng Diệu)
Khu cảng chính cảng Hải Phòng hay bến Hoàng Diệu, trước gọi là bến Sáu Kho, chủ yếu vậnchuyển hàng hóa rời và phục vụ nội địa Khu cảng này có tổng cộng 9 cầu tàu, độ sâu -8,4 m,chiều dài 1,38 5m.Cảng có 28,500 m2 diện tích kho và 278,000 m2 bãi Thiết bị tại cảng gồm:
Trang 1515 xe xúc gạt
ii Cảng Hải Phòng (khu bến Chùa Vẽ)
Đây là cảng container chuyên dụng nằm trên sông Cấm Trong đó, khu cảng có 5 cầu tàu vớichiều sâu -8,4 m và dài 848 m Cảng có diện tích bãi container là 202,110 m2 và 3,300 m2 khoCFS Thiết bị tại khu cảng này gồm có:
iv Cảng Nam Đình Vũ
Đây là khu vực được Công ty cổ phần cảng Nam Đình Vũ đầu tư và phát triển theo quan điểm
“cảng biển hiện đại” khi gắn liền với khu công nghiệp và khu kinh tế Cảng gồm 8 cầu tàu bêtông cốt thép, 2 cầu đang xây dựng trong đó có 1 bến nghiêng Kho có diện tích 70.232 m², bãichứa hàng có diện tích 39.000 m² Thiết bị bốc dỡ có cẩu cố định và di động 10 – 50 – 70 tấn, có
xe nâng, hạ hàng, băng chuyển tải và cẩu xếp dỡ container Độ sâu trung bình của mực nước là 7
m Có đường sắt vào các cầu tàu số 8 – 9 – 10 – 11.Khả năng xếp dỡ: từ 3,5 đến 4,5 triệutấn/năm Đang tăng cường khả năng xếp dỡ hàng hóa và container lên 7 triệu tấn/năm Khả năngtiếp nhận tàu: đến 40.000DWT Tỷ lệ lấp đầy cho thuê: 100% Công suất và tiến độ đầu tư hiện
Trang 16tại: cảng Nam Đình Vũ đang hoạt động hiệu quả với 2 bến container, công suất xếp dỡ 600.000TEU/năm.
v Cảng Tân Vũ
Cảng có độ sâu cốt luồng là -7,3 mét, độ sâu trước bến là -10,3 mét, tiếp nhận được tàu 20 nghìnDWT Bến container Tân Vũ có 5 cầu tàu với tổng chiều dài 980,6m, sâu -9,4m Tất cả cầu tàuđang được sử dụng để khai thác hàng container, có kết cấu đảm bảo cho tàu 20.000 tấn đầy tải và55.000 tấn giảm tải neo cập Khu cảng có 480,000 m2 diện tích bãi container và 4,800 m2 diệntích kho Bến container Tân Vũ được trang thiết bị tiên tiến hiện đại nhất khu vực bán đảo Đình
Khu vực bãi container lạnh đáp ứng từ 800 đến 1000 thùng container Tân Vũ vừa qua đã đưa vào
sử dụng hệ thống phần mềm chuyên dụng TOS (Terminal Operating System) Thay thế hệ thốngquản lý khai thác MIS nhằm huy vai trò tổ chức và điều hành sản xuất, nâng cao năng suất, nănglực cạnh tranh và hiệu quả quản lý của Cảng
vi Cảng nước sâu Lạch Huyện (HICT)
Tọa lạc tại huyện Cát Hải (Hải Phòng) Lạch Huyện là cảng nước sâu đầu tiên của khu vực kinh
tế trọng điểm phía Bắc Ngày 7/5/2019, HICT đã đón thành công tàu mẹ Wanhai 805 sức chở11.923 Teus, trọng tải 132.000 DWT (132.000 tấn), chiều dài 330m Sự kiện này một lần nữa ghitên cảng Hải Phòng trên bản đồ hàng hải thế giới Được công nhận là 1 trong 20 cảng biển có thểđón được những con tàu siêu trọng Cảng có tổng diện tích 44,9 ha, gồm 2 bến cảng container dài
750 mét Với độ sâu từ 14 đến 16 mét (chưa tính thủy triều) Cảng có khả năng tiếp nhận tàucontainer sức chở 14.000 teus (container tiêu chuẩn), và tàu tổng hợp có trọng tải đến 16 vạnDWT (tương đương 160.000 tấn) Đưa hàng hóa xuất nhập khẩu của khu vực miền Bắc đi thẳngtới các nước khác trên tàu mẹ Thay vì phải trung chuyển qua một cảng khác như trước đây.vii Cảng Nam Hải Đình Vũ