Liên hệ bản thân và giải pháp để giữ gìn, phát huy bảo vệvăn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ...14KẾT LUẬN...16 Trang 7 Discover morefrom:Document continues belowCơ sở văn hóaviệt namTrường Đại
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Trang 2HÀ NỘI, 2022 BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
- Làm Power Point
2 Phạm Hải Hà
(Thư kí)
- Thuyết trình
- Tổng hợp nội dung
- Viết lời mở đầu
- Làm ý 1 trong mục I phần B
3 Hoàng Thị Bảo
Hân
- Làm ý 3.3 và 3.4
- Phản biện
4 Nguyễn Thu
Hằng
- Làm ý 3.1 và 3.2
- Phản biện
5 Nguyễn Văn
Hưng
- Làm Power Point
6 Lê Thị Hương - Thuyết trình
- Làm mục III phần B
Trang 37 Lê Thị Lan
Hương
- Viết kết luận
- Làm ý 2 trong mục I phần B
1 Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự
Thời gian: 10h – 11h30 ngày 19/11/2022
Địa điểm: Cuộc họp online trên Google Meet
Chủ trì: Vũ Thế Hà
Thư kí: Phạm Hải Hà
Các thành viên khác: Hoàng Thị Bảo Hân, Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Văn Hưng, Lê Thị Hương, Lê Thị Lan Hương, Đoàn Đức Huy
2 Nội dung cuộc họp
Nhận đề tài thảo luận
Trình bày ý tưởng, bàn luận và thống nhất ý kiến
Phân công công việc và gia hạn deadline
Trang 4
Phạm Hải Hà Vũ Thế Hà
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM 05
Học phần: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
1 Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự
Thời
gian:
Địa
điểm:
Chủ trì: Vũ Thế Hà
Thư kí: Phạm Hải Hà
Các thành viên khác: Hoàng Thị Bảo Hân, Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Văn Hưng, Lê Thị Hương, Lê Thị Lan Hương, Đoàn Đức Huy
Trang 5Nội dung bài thảo luận: Phạm Hải Hà, Vũ Thế Hà, Hoàng Thị BảoHân, Nguyễn Thu Hằng, Lê Thị Hương, Lê Thị Lan Hương, Đoàn Đức Huy
3 Đánh giá công việc
ST
T
Họ và tên Nhóm
xếp loại
ST T
Họ và tên Nhóm
xếp loại
Tất cả các thành viên đều có mặt tham gia và thống nhất ý kiến
về thảo luận nhóm Biên bản đã được các thành viên đọc và đồng ý với những điều trên
Trang 6MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
A CÁC KHÁI NIỆM ĐỊNH HÌNH VÙNG 3
I Không gian văn hóa 3
II Lãnh thổ văn hóa 3
III Vùng văn hóa 4
B VÙNG VĂN HÓA CHÂU THỔ BẮC BỘ 4
I Khái quát chung vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ 4
II Đặc điểm vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ 8
III Liên hệ bản thân và giải pháp để giữ gìn, phát huy bảo vệ văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ 14
KẾT LUẬN 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 7Discover more
from:
Document continues below
Cơ sở văn hóa
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế, nền văn hóa cũng phát triển mạnh mẽ làm cho xã hội ngày càng văn minh tiến bộ hơn, con người cũng mở mang được tầm vóc của mình hơn Khi khoa học ngày càng phát triển, đời sống vật chất ngày càng được nâng cao thì đời sống đạo đức con người lại có xu hướng sa sút, những vấn nạn xã hội ngày càng tăng, chính lúc này vấn đề văn hóa càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Như chúng ta đã biết, văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Trải qua hơn bốn nghìn năm lịch sử, văn hóa Việt Nam vẫn tồn tại và giữ vững bản sắc riêng của mình cho đến ngày nay Trong quá trình hình thành và phát triển, chúng ta đã tạo nên cho mình một nền văn hóa riêng biệt mang đậm nét Á Đông, nổi bật trong đó là nền văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ
Nói tới văn hóa Đông, Đoài, Nam, Bắc là có thể liên tưởng ngay tới những truyền thống văn hóa lễ hội – tôn giáo – tín ngưỡng đặc trưng của vùng đồng bằng Châu thổ Bắc Bộ, là những giá trịvăn hóa phi vật thể cần được gìn giữ và kế thừa Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ được hình thành và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc với nhiều đặc trưng, trong đó nổi bật là tính cộng đồng, tính tự trị, tính dung hợp trong tư duy Văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ có vai trò to lớn đối với việc hun đúc nên tâm hồn Việt, các giá trị đạo đức, nhân văn Đây là vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt, nơi khai sinh của các vương triều Đại Việt, đồng thời cũng là quê hương của các nền văn hóa Đông Sơn, Thăng Long – Hà Nội… Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ cũng là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ
Cơ sở vănhóa việt… 100% (2)
Đề cương Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở vănhóa việt… 100% (2)
39
Trang 9buổi ban đầu và hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống hơn cả
Nhận thức được tầm quan trọng của vùng văn hóa châu thổ Bắc
Bộ, thông qua học phần Cơ sở văn hóa Việt Nam, nhóm 5 chúng
em đã tiến hành thảo luận về đề tài
nhằm cung cấp những cái nhìn tổng quan, đưa ra những biện pháp giải quyết những vấn đề còn tồn tại để tiếp tục lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của vùng
Trong quá trình hoàn thiện, chúng em xin gửi lời cảm ơn tới giáoviên hướng dẫn ThS Hoàng Thị Thu Trang đã luôn đồng hành cùng chúng em Mặc dù có nhiều cố gắng song cũng không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế, cần được chỉnh sửa bổ sung Chúng em mong rằng sẽ nhận được sự châm chước, góp
ý, chỉ bảo tận tình từ cô để bài thảo luận được toàn vẹn nhất
NỘI DUNG
A CÁC KHÁI NIỆM ĐỊNH HÌNH VÙNG
I Không gian văn hóa
Không gian văn hóa là khái niệm liên quan chặt chẽ nhưng không đồng nhất với khái niệm lãnh thổ Nó bao quát tất cả những vùng lãnh thổ mà ở đó dân tộc đã tồn tại qua các thời đại, nghĩa là được xem xét qua một chiều dài thời gian Khái niệm không gian văn hóa rộng hơn khái niệm không gian lãnh thổ
Như vậy không gian văn hóa là khái niệm chỉ những vùng lãnh thổ qua sự tích lũy của bề dày thời gian lịch sử Nó thường là khái niệm mang tính tương đối, không tách biệt như không gian lãnh thổ, thậm chí không gian văn hóa của hai dân tộc cạnh nhau thường có phần chồng lên nhau có miền giáp ranh
Trang 10Chẳng hạn, không gian văn hóa Việt Nam có liên hệ mật thiết nhưng không đồng nhất với không gian lãnh thổ Nó không chỉ giới hạn lãnh thổ mà có ảnh hưởng qua lại đến văn hóa các dân tộc, lãnh thổ lân cận như Trung Hoa, Lào, Campuchia,… với các miền giáp ranh tương ứng.
II Lãnh thổ văn hóa
Là khái niệm có liên quan nhưng hẹp hơn khái niệm không gian văn hóa Khái niệm này mang tính văn hóa chính trị và thường dùng để chỉ chủ quyền lãnh thổ của một dân tộc, nó được phân định khá rõ ràng với biên giới dựa trên chứng minh lịch sử, cư trú – văn hóa các dân tộc Đề cập tới lãnh thổ văn hóa do đó luôn đặt trong sự phân định rạch ròi với lãnh thổ khác
Lãnh thổ văn hóa gắn bó hữu cơ với lãnh thổ địa chính hành chính, do đó “thống nhất lãnh thổ”, “toàn vẹn lãnh thổ” đồng thời mang ý nghĩa văn hóa Đây cũng là công việc đất nước ta
nỗ lực thực hiện sau ngày giành độc lập (1975) hoàn toàn trên
cả nước
III Vùng văn hóa
Vùng văn hóa là một không gian văn hóa nhất định, được tạo thành bởi các đơn vị dân cư trên một phạm vi địa lý của một hay nhiều tộc người, sáng tạo ra một hệ thống các dạng thức văn hóa mang đậm sắc thái tâm lý cộng đồng, thể hiện trong môi trường xã hội nhân văn thông qua các hình thức ứng xử củacon người với tự nhiên, xã hội và ứng xử với nhau trên một tiến trình lịch sử phát triển lâu dài
Từ xa xưa, ông cha đã ý thức về việc phân biệt văn hóa vùng miền và ngày càng được chú trọng một cách ý thức trong giới nghiên cứu ngày nay Tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều ý kiến không đồng nhất theo từng khuynh hướng, từng tác giả
Trang 11Trong số này, quan điểm phân chia vùng văn hóa của nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng có nhiều cơ sở hợp rất hợp lý Theo
đó, về tổng quát lãnh thổ Việt Nam chia làm 6 vùng văn hóa:
1 Vùng văn hóa Tây Bắc
2 Vùng văn hóa Việt Bắc
3 Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
4 Vùng văn hóa Trung bộ
5 Vùng văn hóa Trường Sơn – Tây Nguyên
6 Vùng văn hóa Nam Bộ
B VÙNG VĂN HÓA CHÂU THỔ BẮC BỘ
I Khái quát chung vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất mang nhiều nét truyền thống của văn hóa Việt Nam Đây được coi là cái nôi của văn hóa – lịch
sử dân tộc Xét về lãnh thổ vùng này có nhiều ý kiến khác nhau nhưng hầu hết các ý kiến cho rằng vùng văn hoá châu thổ Bắc
Bộ nằm giữa lưu vực những dòng sông Hồng, sông Mã Đây là vùng văn hóa đúng như PGS, TS Ngô Đức Thịnh nhận xét:
Như vậy thì có thể xác định vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ bao gồm: Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình; thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng; phần đồng bằng của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh Vùng văn hóa có những điểm không đồng nhất với vùng hành chính, vùng quân sự… Việc xét Thanh – Nghệ – Tĩnh vào vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ là dựa trên những căn cứ về văn hóa và lịch sử
Trang 12Bắc Bộ là vùng cực bắc lãnh thổ Việt Nam Phía Bắc giáp với vùng văn hóa Việt Bắc, phía Nam giáp với vùng văn hóa Trung
Bộ, phía Tây giáp với vùng văn hóa Tây Bắc, phía Đông giáp với Biển Đông
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính: Tây – Đông và Bắc – Nam Nơi đây là cái nôi của nền văn minh lúa nước, tạo sự tăng trưởng kinh tế và giao lưu của các vùng khác trong nước và trong khu vực Đông Nam Á; đây là mục tiêu xâm lược đầu tiên của tất cả bọn xâm lược muốn bành trướng thế lực vào lãnh thổ Đông Nam
Á Nhưng cũng chính vị trí địa lí này đã tạo điều kiện cho dân cư
có thuận lợi về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Châu thổ Bắc Bộ là địa hình núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, địa hình thấp và bằng phẳng; dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam; từ độ cao 10 – 15m giảm dần đến độ cao mặt biển Toàn vùng cũng như trong mỗi vùng; địa hình cao thấp không đều; tại vùng có địa hình cao vẫn có nơi thấp úng như Gia Lương (Bắc Ninh); có núi Thiên Thai nhưng vẫn là vùng trũng như Hà Nam, Nam Định; là vùng thấp nhưng vẫn có núi như Chương Sơn, núi Đọi,…
Khí hậu vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ vô cùng độc đáo Khí hậumang tính nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh Khí hậu khu vực này tương đối thất thường, gió mùa Đông Bắc vừa lạnh vừa
ẩm gây cảm giác khó chịu, gió mùa hè nóng và ẩm Đây là vùngduy nhất ở Việt Nam có một mùa đông thực sự với ba tháng có nhiệt độ trung bình dưới 18°C, do đó khu vực này có khí hậu bốn mùa với mỗi mùa tương đối rõ nét, nhưng cũng vì lý do này
Trang 13mà khu vực châu thổ Bắc Bộ cấy được vụ lúa ít hơn các vùng khác
Đồng bằng châu thổ Bắc Bộ có một mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, khoảng 0,5 – 1,0 km/km², gồm các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, cùng các mương máng tưới tiêu dày đặc Do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa với hai mùa khô và mùa mưa nên thủy chế các dòng sông, nhất là sôngHồng cũng có hai mùa rõ rệt: mùa cạn, dòng chảy nhỏ, nước trong và mùa lũ dòng chảy lớn, nước đục Ngoài khơi, thủy triều vịnh Bắc Bộ theo chế độ nhật triều, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống Chính yếu tố nước tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lý ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nềnvăn minh lúa nước, vừa có cái chung của văn minh khu vực, vừa
có cái riêng độc đáo của mình
2 Đặc điểm xã hội
Đồng bằng châu thổ Bắc Bộ là nơi tập trung dân cư đông nhất cả nước (22.543.607 người vào 01/04/2019)
Lao động dồi dào
Thị trường tiêu thụ lớn
Thu hút đầu tư
Thất nghiệpHạn chế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dânPhúc lợi xã hội ítMôi trường suy thoáiKhu vực đồng bằng châu thổ Bắc Bộ có mật độ dân cư dày đặc nhất (khoảng 1.060 người/km²) Dân số khu vực thành thị chiếm
Trang 1429,2% dân số toàn Bắc Bộ và có tốc độ gia tăng ở mức cao, bìnhquân có thêm 3,4%/năm (tỷ lệ tăng dân số ở khu vực nông thônchỉ là 0,4%/năm) Trong khi đó ở khu vực Trung du miền núi Bắc
Bộ với diện tích rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú lại thiếu nguồn nhân lực khai thác và có mật độ dân số thấp hơn rất nhiều, chỉ 132 người/km²) Điều đó đã tạo ra “nạn nhân mãn” cho vùng đồng bằng Sông Hồng dưới áp lực của sự gia tăng dân số
Cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ là cư dân sống với nghề trồng lúa nước, làm nông nghiệp một cách thuần túy Văn minh lúa nước
là một nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng 13.000 năm tại châu Á Theo các nhà khoa học thì có thể là vùng sông Dương Tử hoặc Đông Nam Á Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thủy lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng; đảm bảo sựthặng dư thực phẩm phục vụ cho một xã hội dân cư đông đúc
và thúc đẩy các yếu tố khác của một nền văn minh ra đời
Làng là đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, là tế bào sốngcủa xã hội Việt Nó là kết quả của các công xã thị tộc nguyên thủy sang công xã nông thôn Các vương triều phong kiến đã chụp xuống công xã nông thôn ấy tổ chức hành chính của mình
và nó trở thành các làng xã Tiến trình lịch sử đã khiến cho làng Việt Bắc Bộ là một tiểu xã hội trồng lúa nước, một xã hội của các tiểu nông, nói như PGS Nguyễn Từ Chi
Làng xã Bắc Bộ là những làng xã điển hình của nông thôn Việt với sự khép kín rất cao: lũy tre dày, cổng làng đóng cửa sớm tối,
…
Trang 15II Đặc điểm vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời nhất của người Việt, nơi khai sinh của vương triều Đại Việt, đồng thời cũng là quê hương của các nền văn hóa Đông Sơn, Thăng Long – Hà Nội Từ vùng đất thủy tổ là vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, văn hóa Đại Việt, văn hóa Việt Nam phát triển, lan rộng sang các vùng khác và phát triển trên toàn lãnh thổ như hiện nay Vùng cũng là nơi bắt nguồn của văn hóa Trung Bộ và Nam Bộ Đây là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt ngay từ buổi đầu và hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống trên đường đi tới xây dựng nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc
2 Đặc trưng văn hóa xã hội
Xuyên suốt chiều dài lịch sử cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ vẫn sống với nghề trồng lúa nước, làm nông nghiệp một cách thuần túy Biển và rừng bao bọc quanh đồng bằng Bắc Bộ nhưng từ trong tâm thức, người nông dân Việt Bắc Bộ là những cư dân
– chữ dùng của GS.TS Ngô Đức Thịnh Nói khác đi là, người nông dân Việt Bắc Bộ là người dân đồng bằng
Trang 16đắp đê lấn biển trồng lúa, làm muối và đánh cá ở ven biển Bắc
Bộ là một châu thổ có nhiều sông ngòi, mương máng, nên ngườidân chài trọng về việc khai thác thủy sản Tận dụng ao, hồ đầm
để khai thác thủy sản là một phương cách được người nông dân rất chú trọng Đã có lúc việc khai thác ao hồ thả cá tôm được đưa lên hàng đầu như một câu ngạn ngữ:
Dù sao, phương thức canh tác chính của cư dân đồng bằng sông Hồng vẫn là trồng lúa nước (khoảng82% diện tích trồng trọt cây lương thực) Tuy nhiên, cùng cây lúa, diện mạo cây trồng ở Bắc Bộ còn nhiều loại cây khác phù hợp với chất đất từng vùng và khí hậu từng mùa Trong khi đó, đất đai ở Bắc Bộ không phải là nhiều, dân cư lại đông Vì thế, đểtận dụng thời gian nhàn rỗi của vòng quay mùa vụ, người nông dân đã làm thêm nghề thủ công Ở đồng bằng sông Hồng, trướcđây, người ta đã từng đếm được hàng trăm nghề thủ công, có một số làng phát triển thành chuyên nghiệp với những người thợ có tay nghề cao Một số nghề đã rất phát triển, có lịch sử phát triển lâu đời như nghề gốm, nghề dệt, luyện kim, đúc đồng,…
3 Đặc trưng văn hóa vật chất
Là một đặc trưng trong nền văn hóa Bắc Bộ, nhà ở của cư dân Bắc Bộ thường sử dụng các vật liệu nhẹ, bền Người nông dân Bắc Bộ thường muốn xây nhà theo kiểu bền chắc, to đẹp tuy nhiên vẫn hòa hợp với cảnh quan vì đối với họ ngôi nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo một cuộc sống
ổn định
Nhà của người dân Bắc Bộ thường có mái
cong truyền thống Sau này mái nhà được làm thẳng cho giảm
Trang 17nhiệt, chỉ có những công trình kiến trúc lớn mới làm mái cong cầu kì
Họ luôn theo quan niệm “nhà cao cửa rộng” nên nhà bao gồm hai yếu tố sàn cao hơn mặt đất, mái cao hơn sàn Người Việt xưa thường ở nhà sàn sau đó chuyển sang nhà đất nhưng vẫn phải có nền cao Cửa nhà không những cao mà phải rộng tránh nắng chiếu, mưa hắt,… Đầu dưới mái nhà thường kéo dài ra hơn so với hiên Đầu hồi nhà thường có khoảng trống hình tam giác để thoát hơi nóng, khói Người dân Bắc Bộ cũng không làm cửa nhà và cửa cổng thẳng hàng để tránh gió độc
Người dân Bắc Bộ thường chọn nhà hướng Nam vì họ ở gần biển trong khu vực gió mùa sẽ tránh được nóng từ phía Tây, bão ở biển Đông,… Họ còn chọn nhà ở những nơi thuận tiện giao thông đi lại, làm ăn buôn bán
và đặc biệt chọn những nơi có hàng xóm tốt
Nhà của người dân Bắc Bộ rất rộng và linh hoạt nên thường là loại nhà không có chái, vì kém phát triển Bộ khung nhà thường là không gian ba chiều: đứng, ngang, dọc
Thường là người Việt Bắc Bộ muốn trồng cây cối quanh nơi cư trú, tạo ra bóng mát cho ngôi nhà, ăn uống của cư dân Việt trênchâu thổ Bắc Bộ vẫn như mô hình bữa ăn của người Việt trên các vùng đất khác: cơm + rau + cá, nhưng thành phần cá ở đâychủ yếu hướng tới các loại cá nước ngọt Hải sản đánh bắt ở biển chủ yếu giới hạn ở các làng ven biển, còn các làng ở sâu trong đồng bằng, hải sản chưa phải là thức ăn chiếm ưu thế