1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài lý luận về quy luật giá trị của karl marx và sựvận dụng vào thị trường nông sản ở việt nam

19 22 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý Luận Về Quy Luật Giá Trị Của Karl Marx Và Sự Vận Dụng Vào Thị Trường Nông Sản Ở Việt Nam
Người hướng dẫn Thầy Dương Đức Đại
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị Mác Lê-nin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Những giải pháp nhằm vận dụng tốt hơn quy luật giá trị ở nước ta...12 Trang 3 Lý luận về quy luật giá trị của Karl Marx và sự vận dụngvào thị trường nông sản ở Việt NamHọ và tên: Msv: T

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN Môn: Kinh tế chính trị Mác Lê-nin

Đề tài: Lý luận về quy luật giá trị của Karl Marx và sự vận dụng vào thị trường nông sản ở Việt Nam

Họ và tên:

Lớp:

Khoá:60 Giảng viên hướng dẫn: Thầy Dương Đức Đại

Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2023

1

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

PHẦN NỘI DUNG 5

I QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ 5

1 Quy luật giá trị 5

1.1 Nội dung của quy luật giá trị 5

1.2 Hình thức của quy luật giá trị 6

2 Vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa 6

2.1 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa 6

2.2 Phân hóa những người sản xuất hàng hóa nhỏ, làm nảy sinh quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa 8

II THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỰC TIỄN QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC VẬN DỤNG QUY LUẬT Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI 8

2.1 Tổng quan về tình hình vận dụng quy luật giá trị ở nước ta thời gian qua .8

2.1.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng của GDP 9

2.1.2 Lạm phát 10

2.2 Thực trạng vận dụng thực tiễn quy luật giá trị và vai trò của quy luật giá trị trong thị trường nông sản nước ta thời gian qua 11

2.3 Những giải pháp nhằm vận dụng tốt hơn quy luật giá trị ở nước ta 12

KẾT LUẬN 14

Trang 3

Lý luận về quy luật giá trị của Karl Marx và sự vận dụng

vào thị trường nông sản ở Việt Nam

Họ và tên: Msv: Tiểu luận Kinh tế chính trị Mác – Lênin

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong kinh tế chính trị Mác – Lê nin, quy luật giá trị là một trong những quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất và trao đổi hàng hóa Quy luật giá trị tồn tại và phát huy giá trị trong mọi sự sản xuất và trao đổi hàng hóa Tất cả hoạt động trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa đều có sự tác động của quy luật này Cũng chính vì vậy, việc tìm hiểu và nắm bắt được quy luật này là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng, nhất là rtong giai đoạn xây dựng theo mô hình kinh tế “Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Nhận thấy được sự cấp thiết trong việc nghiên cứu về quy luật giá trị, vai trò và tác động của quy luật này đối với nền kinh tế, em quyết định thực hiện tiểu luận có đề tài “Lý luận về quy luật giá trị của Karl Marx và sự vận dụng vào thị trường nông sản ở Việt Nam hiện nay”

Đề tài nghiên cứu tiểu luận của em có mục tiêu, nhiệm vụ làm rõ mối quan

hệ giữa quy luật giá trị và nền kinh tế thị trường, đặc biệt là thị trường nông sản tại Việt Nam hiện nay, cũng như sự tác động qua lại giữa chúng Nội dung tiểu luận bao gồm cơ sở lý luận quy luật giá trị và vận dụng thực tế đối với thị trường hàng hóa – dịch vụ nước ta, và đề xuất một số giải pháp Bài tiểu luận cung cấp cái nhìn toàn diện về quy luật giá trị trong nền kinh tế và chỉ ra những ưu nhược điểm, đồng thời vận dụng để phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm còn tồn tại trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay

3

Trang 4

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, việc thiếu sót về nội dung là không thể tránh khỏi do còn hạn chế về kiến thức cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm, em rất mong nhận được sự đánh giá và đóng góp từ giảng viên để hoàn thiện hơn bài tiểu luận bản thân Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG

I QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ

1 Quy luật giá trị

1.1 Nội dung của quy luật giá trị

Trong nền kinh tế hàng hóa, những chủ thể sản xuất hàng hóa là các doanh nghiệp hoặc những người sản xuất hàng hóa riêng lẻ, tư nhân Tất cả những chủ thể này cạnh tranh với nhau để giữ vững và tăng thêm địa vị trên thị trường Việc sản xuất hàng hóa càng phát triển thì thị trường càng có quyền lực đối với người sản xuất hàng hóa Điều này dẫn đến việc những người sản xuất hàng hóa

bị ràng buộc và chi phối hoạt động bởi những quy luật kinh tế trong nền kinh tế hàng hóa nhất định

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất và trao đổi hàng hóa Bất kỳ sự sản xuất và trao đổi hàng hóa nào cũng có sự xuất hiện và hoạt động của quy luật giá trị Quy luật giá trị quy định việc sản xuất và trao đổi hàng hóa cần phải dựa trên căn cứ hao phí lao động xã hội cần thiết.Tức, trong sản xuất, hao phí lao động cá biệt phải phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết Để hàng sản xuất ra có thể bán được thì hao phí lao động để sản xuất ra hàng hoá của các chủ thể kinh doanh phải phù hợp với mức hao phí lao động xã hôi có thể chấp nhận được Ở mức hao phí càng thấp, càng thu được nhiều lợi nhuận,và ngược lại hao phí càng cao thì lợi nhuận càng ít, do đó dẫn đến thua lỗ, phá sản…Trong trao đổi hàng hoá cũng phải dựa vào hao phí lao động xã hội cần thiết, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá, giữa hai hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau nhưng lượng giá trị bằng nhau thì phải trao đổi ngang nhau

5

Trang 6

Quy luật giá trị là khách quan, đảm bảo được sự công bằng, bình đẳng giữa trao đổi hàng hóa và người sản xuất Thông qua sự vận động của giá cả thị trường, ta sẽ thấy sự hoạt động tương ứng của quy luật giá trị Việc giá cả trong thị trường lên xuống tự phát biểu hiện tác động tương quan của quy luật giá trị trong điều kiện sản xuất, trao đổi hàng hóa

1.2 Hình thức của quy luật giá trị

Trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn, sản phẩm được làm ra và trao đổi với mục đích để thỏa mãn nhu cầu cá nhân Do đó, việc lưu thông và buôn bán hàng hóa không phải mục đích chính mà người sản xuất hướng đến

Trong nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa (TBCN), hàng hóa được làm

ra không đơn thuần để trao đổi mà còn để buôn bán và lưu thông

Giá cả là giá trị biểu hiện ra bằng tiền của giá trị hàng hóa Và trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa (XHCN), tiền tệ cũng được dùng làm tiêu chuẩn giá cả Tùy vào mỗi giai đoạn mà quy luật giá trị có được các hình thức chuyển hóa khác nhau

2 Vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa

2.1 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

Trong nền sản xuất hàng hóa dựa trên chế độ tư hữu: người sản xuất dừng việc sản xuất ở ngành này mà đổ dồn vào ngành khác, các tư liệu sản xuất và sức lao động xã hội chuyển từ ngành này sang ngành khác Cũng có thể hiểu là mỗi khi quy mô ngành sản xuất này thu hẹp lại thì sẽ có ngành sản xuất khác được mở rộng với tốc độ nhanh chóng Sở dĩ có những hiện tượng này là do quy luật giá trị đã điều tiết việc sản xuất trong xã hội Để làm rõ vấn đề này, chúng ta cần xét đến các trường hợp xảy ra trên thị trường hàng hóa:

Trường hợp 1: Giá cả bằng với giá trị

Trong trường hợp này, cung và cầu trên thị trường nhất trí với nhau, có sản xuất khớp với nhu cầu của xã hội Do sản xuất hàng hóa tiến hành một cách tự

Trang 7

Discover more

from:

Document continues below

Kinh tế chính trị

Trường Đại học…

999+ documents

Go to course

Trang 8

ohats trong chế độ tư hữu, nên trường hợp giá cả bằng với giá trị là vô cùng hiếm gặp

Trường hợp 2: Giá cả cao hơn giá trị

Trong trường hợp này, cung ít hơn cầu, sản xuất không thể thỏa mãn được nhu cầu của xã hội dẫn đến việc hàng hóa có giá hơn và sản xuất nhận được nhiều lãi hơn Từ đó những người sản xuất loại hàng hóa nói trên sẽ mở rộng sản xuất, đồng thời những người trong ngành sản xuất khác cũng chuyển sang ngành sản xuất này Điều này sẽ khiến cho tư liệu sản xuất và sức lao động được

chuyển vào ngành này nhiều hơn các ngành khác

Trường hợp 3: Giá cả thấp hơn giá trị

Trong trường hợp này, sản phẩm làm ra dư thừa quá nhiều so với nhu cầu

xã hội, hàng hóa bán không chạy do đó dẫn đến lỗ vốn Điều này buộc một số người sản xuất trong ngành này phải rút vốn và chuyển sang ngành khác, dẫn đến tư liệu sản xuất và sức lao động giảm đi trong ngành này

Từ đó ta có thể thấy, sư di chuyển của tư liệu sản xuất và sức lao động đã lên xuống xoay quanh giá trị theo mệnh lệnh của giá cả thị trường Việc điều tiết

tư liệu sản xuất và sức lao động trong từng thời kỳ có xu hướng phù hợp với yêu cầu của xã hội, giúp giữa các ngành sản xuất có tỷ lệ cân bằng nhất định Nhưng trong điều kiện chế độ tư hữu, việc sản xuất là cạnh tranh và vô chính phủ nên những tỷ lệ cân đối hình thành một cách tự nhiên thường chỉ là hiện tượng tạm thời, dễ và thường xuyên bị phá vỡ, theo đó gây nên những tổn thất và lãng phí trong của cải xã hội

Quy luật giá trị không chỉ điều tiết sản xuất mà còn điều tiết cả việc lưu thông hàng hóa Giá cả của hàng hóa được hình thành tự phát theo quan hệ cung cầu Giá cả chịu sự ảnh hưởng của cung và cầu, nhưng đồng thời giá cả cũng sẽ tác dụng trong việc khơi thêm, thu hút nguồn hàng từ nơi giá thấp đến nơi giá cao Do đó, lưu thông hàng hóa cũng quy luật giá trị điều tiết thông qua sự lên xuống của giá cả xiay quanh giá trị

Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-Lenin

Kinh tế chính trị 99% (272)

226

Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị…

Kinh tế chính trị 99% (89)

17

Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-…

Kinh tế chính trị 98% (66)

32

Tiểu luận Kinh tế chính trị

Kinh tế chính trị 100% (33)

23

Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư…

Kinh tế chính trị 98% (165)

14

Tiểu luận - Tieu luan kinh te chinh tri

Kinh tế chính trị 98% (60)

11

Trang 9

2.2 Phân hóa những người sản xuất hàng hóa nhỏ, làm nảy sinh quan

hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa

Trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn, sự tác động của quy luật giá trị dẫn đến việc một số ít người mở rộng kinh doanh, thuê nhân công và trở thành tư bản, trong khi đó một số lớn người khác dần trở thành người lao động làm thuê

Từ đó có thể thấy sự hoạt động của quy luật giá trị đã dẫn tới hệ quả phân hóa những người sản xuất hàng hóa, khiến phát sinh quan hệ tư bản chủ nghĩa

Lê nin từng nói: “… nền tiểu sản xuất thì từng ngày, từng giờ, luôn luôn đẻ

ra chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản, một cách tự phát và trên quy mô rộng lớn.”

Trong nền sản xuất hàng hóa TBCN, quy luật giá trị cũng tác động hoàn toàn tự phát hoàn toàn ngoài ý muốn của nhà tư bản Chỉ khi trong kinh tế XHCN, con người mới có thể nhận thức và vận dụng quy luật giá trị một cách

có ý thức nhằm phục vụ lợi ích bản thân, do chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chiếm địa vị tuyệt đối

Việc nghiên cứu quy luật giá trị không chỉ nhằm mục đích làm rõ sự vận động của sản xuất hàng hóa, dựa trên cơ sở để nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề trong xã hội TBCN mà còn có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN rất coi trọng việc vận dụng quy luật giá trị trong xây dựng chính sách giá cả, kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, v.v

8

Trang 10

II THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỰC TIỄN QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC VẬN DỤNG QUY LUẬT Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI

2.1 Tổng quan về tình hình vận dụng quy luật giá trị ở nước ta thời gian qua

Trước khi thực hiện đổi mới, cơ chế kinh tế Việt Nam hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp Đảng và Nhà nước đã lãnh đạo nền kinh tế theo hế hoạch mang nhiều yếu tố chủ quan, điều này đã khiến tính khách quan của quy luật giá trị bị phủ nhận, từ đó triệt tiêu những nhân tố tích cực, năng động trong nền kinh

tế của xã hội và dẫn đến kết quả tình trạng nền kinh tế nước ta kém phát triển Tuy nhiên, sau khi đổi mới quy luật giá trị đã được Nhà nước vận dụng triệt

để trong kết hoạch mang tính định hướng Do giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền tệ của giá trị, nhưng đồng thời giá cả còn bị tác động bởi các quy luật kinh

tế khác như quy luật cung-cầu, nên Nhà nước cần tính toán vận dụng quy luật trong xây dựng kế hoạch dựa trên tình hình giá cả thị trường

2.1.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng của GDP

Sau quá trình đổi mới kinh tế, áp dụng đúng đắn các quy luật kinh tế, từ năm 1991, nền kinh tế nước ta bắt đầu tăng trưởng với tốc độ khá cao, với mức tăng trưởng trung bình 7,67%/năm trong khoảng 1991-1999 Trong đó năm

1995 đạt kỷ lục với mức tăng trưởng 9,54%

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, nền kinh tế nước ta đã gặp phải những thách thức to lớn trong 3 năm liên tục từ

2019 – 2021 Cho đến những tháng đầu của năm 2022, đại dịch COVID vẫn gây

ra những ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói chung, tuy nhiên, đến nửa cuối 2022, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi đáng kinh ngạc Tăng trưởng GDP cả năm tăng 8,02% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của giai đoạn 2011-2022

Trang 11

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2022 ước đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,09 tỷ USD, tăng 6,5%, chiếm 25,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu

tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 276,76 tỷ USD, tăng 12,1%, chiếm 74,4% Trong năm 2022 có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 94% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 08 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 70,1%)

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 125,79 tỷ USD, tăng 10%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 234,86 tỷ USD, tăng 7,5% Trong năm

2022 có 46 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 93,3% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 06 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 52,1%)

Cơ cấu GDP theo các ngành kinh tế đạt chuyển dịch tích cực, khu vực nông – lâm – ngư nghiệp có xu hướng giảm tỷ trọng, tăng tỷ trọng của nhóm khu vực công nghiệp – xây dựng – dịch vụ Năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,88% Trong khi đó, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,26%; khu vực dịch vụ chiếm 41,33%

Xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng góp phần cải thiện cán cân thương mại Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 48,7 tỷ USD năm

2021 và đạt 53,22 tỷ USD trong năm 2022

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng lên qua các năm, năm 2017

là 36,51 tỷ USD, đến năm 2021 đạt 48,70 tỷ USD và năm 2022 đạt 53,22 tỷ USD Tuy nhiên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lại có xu hướng giảm, điều này cho thấy tốc

độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng chung của xuất khẩu Tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2017-2022 đạt 9,87% thấp hơn so với mức tăng trưởng bình quân tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2017-2022

10

Trang 12

2.1.2 Lạm phát

Bên cạnh việc phát triển kinh tế, Việt Nam cũng khá thành công trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát nhờ chỉ thị của Nhà nước và những nỗ lực của các bộ, ngành trong giai đoạn 2015 - 2022 Trong giai đoạn này, nền kinh tế được điều hành chặt chẽ nên tỷ lệ lạm phát luôn ổn định ở mức dưới 4% Năm

2015, tỷ lệ lạm phát đạt mức thấp kỷ lục 0,63% Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine và những nút thắt chuỗi cung ứng toàn cầu trong đại dịch COVID-19, lạm phát của Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt với mức lạm phát 1,84% Năm 2022, tỷ lệ lạm phát tăng nhẹ ở mức 3,21%, Việt Nam nằm trong số ít những quốc gia có mức lạm phát trung bình 4-6% Bình quân năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 2,59% so với năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung Điều này cho thấy mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 8 năm 2022 tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước Bình quân chỉ số CPI năm 2022 tăng 2,58% so với cùng kỳ năm 2021 Điều này phản ánh sự khá ổn định về giá trị hàng hóa trong nền kinh tế thị trường nước ta

2.2 Thực trạng vận dụng thực tiễn quy luật giá trị và vai trò của quy luật giá trị trong thị trường nông sản nước ta thời gian qua

Trong thị trường hàng nông sản, quy luật giá trị yêu cầu việc thực hiện trao đổi phải tuân theo nguyên tắc ngang giá, hai hàng hóa được trao đổi khi cùng có giá trị lao động xã hội như nhau, tức giá cả phải bằng với giá trị

Đối với nền kinh tế XHCN như nước ta hiện nay, giá cả tăng cao sẽ khơi thêm nguồn hàng, cũng như việc giá cả hạ thấp sẽ thúc đẩy tiêu thụ Do đó Nhà nước đã có những chính sách để định giá cả sát giá trị, xoay quanh giá trị để kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng cường quản lý Ngoài ra Nhà nước ta còn chủ động tách giá cả khỏi giá trị với từng loại hàng hóa trong từng thời kỳ nhất định, lợi dụng sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị để điều tiết một phần sản xuất và lưu thông, điều chỉnh cung cầu và phân phối Xuất khẩu nông lâm, thuỷ sản

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN