1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) chính sách tiền tệ thái lan giai đoạn từ năm 1990 đến nay – những cải cách quan trọng

39 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính Sách Tiền Tệ Thái Lan Giai Đoạn Từ Năm 1990 Đến Nay – Những Cải Cách Quan Trọng
Tác giả Nguyễn Đức Thịnh, Hà Thị Tùng Lâm, Vũ Đức Vinh, Trần Đức Anh, Đặng Việt Hà
Người hướng dẫn TS. Hoàng Hương Giang
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Nguyên Lý Quản Lý Kinh Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 3,85 MB

Cấu trúc

  • 1. Lí do chọn đề tài (5)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (6)
  • 3. Phương pháp nghiên cứu (6)
  • 4. Bố cục tiểu luận (6)
  • Chương 1: Bối cảnh nền kinh tế Thái Lan và quốc tế từ những năm 1990 (8)
    • 1.1. Bối cảnh quốc tế (8)
    • 1.2. Bối cảnh trong nước (8)
  • Chương 2: Nội dung chính sách tiền tệ được chính phủ Thái Lan thực hiện . 6 2.1. Giai đoạn từ 1990 - 1997 (9)
    • 2.2. Giai đoạn từ 2000 - 2005 (12)
    • 2.3. Giai đoạn 2006 - 2019 (13)
    • 2.4. Giai đoạn 2020 đến nay (14)
  • CHƯƠNG 3: Tác động của chính sách tiền tệ Thái Lan đến nền kinh tế trong và ngoài nước (17)
    • 3.1. T ác động đến nền kinh tế Thái Lan (17)
      • 3.1.1. Những thành tựu đạt được (17)
      • 3.1.2 Thách thức (22)
    • 3.2 Tác động đến kinh tế một số nước khác (28)
      • 3.2.1. Philippines (28)
      • 3.2.2. Malaysia (29)
      • 3.2.3. Việt Nam (30)
  • CHƯƠNG 4: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (31)
  • KẾT LUẬN (34)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (35)

Nội dung

Cùng với chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ của Thái Lan qua các thời kỳ đã góp phần quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế nước này.. Trải qua nh

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận nhằm tìm hiểu về những chính sách tiền tệ được Chính phủ Thái Lan thực hiện trong từng giai đoạn thời kỳ nhất định và độ hiệu quả của chính sách đó tới nền kinh tế Thái Lan cũng như sự tác động đến các nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á Đồng thời là sự tìm hiểu, đánh giá tổng quan về tình hình phát triển kinh tế ở nước nhà trong những năm qua Qua đó, rút ra được những kinh nghiệm quý báu và bài học trong quá trình phân tích, đề xuất và đưa ra các chính sách phù hợp cho nền kinh tế Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong tiểu luận chủ yếu là phương pháp nghiên cứu định tính, thông qua việc thu thập, tổng hợp số liệu; phân tích, đánh giá số liệu; so sánh số liệu và rút ra các hàm ý.

Bố cục tiểu luận

Nội dung chính của tiểu luận được chia thành 4 chương:

Chương 1: Bối cảnh nền kinh tế Thái Lan và quốc tế từ những năm 1990 Chương 2: Nội dung chính sách tiền tệ được chính phủ Thái Lan thực hiện Chương 3: Tác động của chính sách tiền tệ Thái Lan đến nền kinh tế trong và ngoài nước

Chương 4: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Document continues below nguyên lý qu ả n lý kinh tế

Ma tr ậ n SWOT c ủ a VInfast và chi ế n l ượ c nguyên lý quản lý… 100% (26) 65

Nlqlkt - m ớ i ph ầ n đ ầ u thôi nguyên lý quản lý… 100% (4) 19 Ôn tập môn nguyên lý qu ả n lý kinh t ế … nguyên lý quản lý… 100% (3) 19

Tieu luan Phan tich moi truong kinh… nguyên lý quản lý… 100% (3) 36

Bối cảnh nền kinh tế Thái Lan và quốc tế từ những năm 1990

Bối cảnh quốc tế

Từ năm 1990 đến nay, đã xảy ra 4 sự kiện lớn ảnh hưởng to lớn đến chính sách tiền tệ của Thái Lan

Thứ nhất là khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 Trước đó, Thái Lan đã thực hiện chính sách bơm tiền để tăng tốc tăng trưởng kinh tế, nhưng khi sự suy giảm nền kinh tế xảy ra, tỷ giá đồng baht của Thái Lan bị suy giảm nghiêm trọng, dẫn đến khủng hoảng tài chính và kinh tế

Thứ hai là chiến tranh thương mại Mỹ Trung Sự đe dọa của thuế quan và - biện pháp thương mại khác đã khiến các doanh nghiệp tại Thái Lan lo lắng về tương lai của xuất khẩu và đầu tư

Thứ ba là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 Thái Lan đã phải đối mặt với sự suy giảm trong xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, và phải thực hiện chính sách kích thích kinh tế để giảm thiểu tác động của khủng hoảng

Cuối cùng là đại dịch COVID 19 đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến - kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Thái Lan nói riêng Để đối phó với những ảnh hưởng này, Thái Lan đã phải áp dụng chính sách tiền tệ phù hợp để duy trì ổn định kinh tế và tài chính trong bối cảnh khó khăn này.

Bối cảnh trong nước

Thái Lan đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất ở Đông Nam Á Từ năm 1990 đến năm 1996, GDP của Thái Lan tăng trung bình khoảng 8% mỗi năm Sản xuất công nghiệp và dịch vụ đã trở thành các ngành chủ chốt trong kinh tế Thái Lan trong những năm 1990

Thị trường chứng khoán của Thái Lan cũng phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 1990 1996 Sự phát triển của thị trường chứng khoán đã giúp thu hút các nhà - đầu tư trong và ngoài nước đến Thái Lan Tuy nhiên, những biến động chính trị và tài chính xảy ra vào những năm 97 98 đã gây ra khủng hoảng tài chính châu Á, ảnh - nguyên lý quản lý… 100% (3)

[123doc] - anh- huong-cua-van-… nguyên lý quản lý… 100% (2)22

6 hưởng đến nền kinh tế Thái Lan và đưa đất nước này vào giai đoạn khó khăn Tiếp theo, cuộc đảo chính năm 2006 đã ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị và kinh tế của Thái Lan Điều này đã khiến sự tin tưởng của các nhà đầu tư giảm, và các đầu tư nước ngoài cũng bị ảnh hưởng Để duy trì sự ổn định tiền tệ, Chính phủ Thái Lan đã đưa ra các chính sách tiền tệ nhằm hạn chế sự suy giảm của đồng baht, bao gồm việc giảm lãi suất và tăng mức chi tiêu công

Bên cạnh đó, cuộc biểu tình của người dân Thái Lan năm 2020 đã ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị của quốc gia và làm giảm sự tin tưởng của các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong thị trường tiền tệ Để duy trì sự ổn định tiền tệ, Chính phủ Thái Lan đã phải đưa ra những biện pháp nhằm hỗ trợ nền kinh tế và giữ vững giá trị của đồng baht, bao gồm việc tăng chi tiêu công, giảm lãi suất và mở rộng chính sách tiền tệ

Cuối cùng, do ảnh hưởng của đại dịch COVID 19, nền kinh tế Thái Lan đã - giảm mạnh trong năm 2020 GDP của Thái Lan giảm 6,1% so với năm trước đó Tuy nhiên, chính phủ Thái Lan đã triển khai các biện pháp kích thích kinh tế để hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân, đồng thời tăng cường đầu tư vào các ngành kinh tế chủ chốt như nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế.

Nội dung chính sách tiền tệ được chính phủ Thái Lan thực hiện 6 2.1 Giai đoạn từ 1990 - 1997

Giai đoạn từ 2000 - 2005

NHTW Thái Lan tiến hành đổi mới thực thi chính sách tiền tệ nhằm mục đích nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong việc thực thi chính Từ năm 2000, khi đồng Baht Thái đã được thả nổi hoàn toàn, BOT đã áp dụng chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát nhằm đạt được sự ổn định giá cả có lợi cho tăng trưởng kinh tế bền vững NHTW Thái Lan, cũng như hầu hết các NHTW khác trên thế giới, đặt mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả bởi vì ổn định giá đóng vai trò tối quan trọng để có được sự ổn định kinh tế vĩ mô nói chung và là điều kiện cần thiết để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững Đồng thời, một Uỷ ban chính sách tiền tệ được thành lập chịu trách nhiệm định hướng về chính sách tiền tệ

Thái Lan đã thành công trong việc áp dụng chính sách tiền tệ mục tiêu lạm phát từ năm 2000 Kết quả có thể thấy rõ là giá cả được duy trì ổn định với tỷ lệ lạm phát cơ bản dưới mức mục tiêu 3,5%, tạo ra sự minh bạch và rõ ràng trong thực thi chính sách tiền tệ, nâng cao uy tín của NHTW Sự ổn định giá cả là cơ sở để đạt được tăng trưởng kinh tế khá cao trong những năm gần đây Tuy nhiên, nhận

10 xét một cách khách quan thì thành công trong việc kiểm soát lạm phát một phần cũng nhờ thời điểm thuận lợi của chu kỳ kinh tế thế giới

Từ năm 2000, nền kinh tế Thái Lan đã có dấu hiệu hồi phục, thể hiện GDP năm 2000 đạt 4,6%, năm 2001 đạt 5,2%, năm 2003 đạt 6,7% và năm 2005 đạt 4% Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao đã kéo theo GDP bình quân đầu người của Thái Lan có sự cải thiện đáng kể, tăng từ 2.043 USD năm 2002 lên 2.580 USD năm

Giai đoạn 2006 - 2019

Tuy nhiên năm 2006 là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế Thái Lan, tăng trưởng kinh tế giảm sút, chỉ số GDP năm 2006 chỉ đạt 5% (so với mức năm

2005) do Thái Lan phải đương đầu với nhiều yếu tố bất lợi, bao gồm cả sự bất ổn về chính trị và những tác động bên ngoài của thị trường quốc tế Đồng thời, do có sự dự đoán về nâng mức lãi suất của FED, một luồng vốn lớn đã chảy vào Thái Lan, gây sức ép nâng giá đồng Baht Bên cạnh đó, giá dầu thế giới có chiều hướng tăng cũng ảnh hưởng đến giá dầu trong nước, ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả chung của nền kinh tế Thái Lan Trong 6 tháng đầu năm 2006 tỷ lệ lạm phát của Thái Lan đã tăng tới mức 6% Để giảm bớt tình trạng này, NHTW Thái Lan đã áp dụng một số chính sách nhằm cân bằng lại luồng vốn ra, vào nền kinh tế, giảm tác động lên giá đối với Baht Thái Lan cho phép một số các định chế đầu tư trong nước được đầu tư vào một số lợi chứng khoán nước ngoài trên cơ sở gửi đơn xin phép tới NHTW Thái Lan BoT cũng rất chủ động trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền tránh những cú sốc bên ngoài NHTW Thái Lan đã sử dụng các công cụ như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với nguồn tiền ngắn hạn, bổ sung, chỉnh sửa Luật kinh doanh ngoại hối

Bên cạnh đó, Thái Lan áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn việc đầu cơ đồng Baht như:

Hạn chế người không cư trú không có hoạt động thương mại hay đầu tư được cho vay đồng Baht cho các ngân hàng thương mại trong nước quá 50 triệu Baht kỳ hạn quá 3 tháng

Hạn chế đối với tài khoản bằng đồng Baht của người không cư trú hạn mức hàng ngày là 300 triệu Baht hay không cho phép các ngân hàng trong nước thanh toán lãi suất vào những tài khoản này

Thực hiện chế độ cấp phép cho các đối tượng thực hiện dịch vụ ngoại hối như ngân hàng thương mại, tổ chức đổi tiền hay chuyển tiền

Bên cạnh việc sử dụng các công cụ về tài khoản vốn, NHTW Thái Lan sử dụng đến công cụ dự trữ bắt buộc vào tháng 12/2006 để ngăn chặn các động cơ lên giá của đồng Baht NHTW Thái Lan áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro cho các khoản vay giữa các công ty Công cụ này thực sự hiệu quả và có ảnh hưởng tích cực đối với nền kinh tế tạo sự cân bằng giữa các luồng vốn vào và ra Những nỗ lực kịp thời trong điều hành chính sách tiền tệ đã có tác động tích cực, khiến cho Thái Lan vượt qua những khó khăn trên và diễn biến kinh tế tổng thể trong năm qua tương đối khả quan bất chấp môi trường kinh tế rất ảm đạm Lạm phát của Thái Lan đã giảm từ mức 6% trong quý II/2006 xuống 3,3% trong quý IV/2006, 2,3% trong tháng 2/2007 Lạm phát cơ bản giảm từ mức 2,9% trong tháng 4/2006 xuống còn 1,4% trong tháng 2/2007, nằm trong mục tiêu đề ra của Chính phủ Cán cân vãng lai tổng thể 2006 thặng dư 1,5% GDP, góp phần đưa mức dự trữ ngoại hối quốc gia lên tới 67 tỷ USD Nền kinh tế đã chống đỡ được với các cú sốc bên ngoài, dự báo nền kinh tế Thái Lan sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm

2007 tuy nhiên vẫn phải đối đầu với các thách thức.

Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 2009 và những tác - động về chính trị năm 2010 và giai đoạn 2013 - 2015 đã khiến cho tăng trưởng kinh tế của Thái Lan chậm lại, theo đó tăng trưởng chỉ đạt 0,7% vào năm 2014 và năm

2019 còn khoảng 2,6%, thay vì dự báo trước đó là tăng 2,7 - 3,2%.

Giai đoạn 2020 đến nay

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kể từ tháng 3/2020, Chính phủ Thái

Lan đã có những chính sách hỗ trợ DNNVV thông qua các khoản cho vay với lãi suất thấp và giảm thuế Ngân hàng Tiết kiệm Chính Phủ Thái Lan (GSB) đã phân bổ 150 tỷ baht (4,5 tỷ USD) tới các ngân hàng thương mại lãi suất thấp 0,01%, sau đó những ngân hàng này sẽ cấp các khoản vay với lãi suất 2% cho các DNNVV vay

Năm 2021, Chính phủ Thái Lan tiếp tục thông qua các biện pháp tín dụng chống lại Covid 19 trị giá 20 tỷ Bạt cho GSB và Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp - tác xã để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hình thức đăng ký khoản vay 10.000 baht/cá nhân, thời gian vay không quá 3 năm, không tính lãi trong 6 tháng và lãi suất không quá 0,35%/tháng tiếp theo

Bên cạnh đó, Chính phủ nước này cũng đã thông qua biện pháp hoãn trả nợ của các Tổ chức tài chính bằng cách giữ nợ gốc cho người vay đến ngày 31/12/2021 để giảm bớt gánh nặng trả nợ cho người vay hoặc đưa số tiền lãi vào tình trạng hoạt động kinh doanh trong thời gian có nhiều bất ổn BOT cam kết sẽ tiếp tục duy trì lãi suất ở mức thấp đến hết năm 2021 để phục hồi nền kinh tế trước diễn biến việc tiến hành tiêm vắc-xin rộng rãi và du lịch chưa có chuyển biến tích cực.

Chính phủ bao trả lãi suất trong 6 tháng đầu tiên và bảo lãnh các khoản vay này trong 2 năm, sau đó một số khoản vay có thể được bảo lãnh đến 8 năm nữa với mức phí 1,75%/năm Vào giữa tháng 2/2021, Chính phủ cũng đã phê duyệt chương trình cho vay ưu đãi 50 tỷ THB (áp dụng cho đến ngày 30 tháng 6 năm 2021 thông qua các tổ chức tài chính) để cung cấp các khoản vay lãi suất thấp trong tối đa 3 năm cho người lao động phi chính thức và các doanh nghiệp vừa và nhỏ có liên quan đến lĩnh vực du lịch

BOT đã nới lỏng một số quy định từ tháng 1/2020 đến 31/12/2021 về phân loại khách hàng vay và mức trích lập dự phòng rủi ro cho vay để các tổ chức tài chính đẩy nhanh cơ cấu lại nợ Khách hàng vay thuộc đối tượng nợ xấu (NPL) hoặc thậm chí đã được phân loại là đối tượng NPL do tác động của COVID 19 có thể - ngay lập tức được phân loại ở mức bình thường nếu họ có thể trả nợ theo thỏa thuận tái cơ cấu nợ

13 Ở giai đoạn này, đại dịch COVID 19 đã có nhiều tác động tiêu cực đến nền - kinh tế Thái Lan Để giúp nền kinh tế vượt qua khủng hoảng, biện pháp đầu tiên mà NHTW Thái Lan thực hiện đó là cắt giảm lãi suất Thái Lan đã giảm lãi suất cơ bản từ 1.25% xuống còn 0.75% trong quý đầu năm 2020, mức thấp nhất trong lịch sử Đồng thời, đóng góp từ các tổ chức tài chính cho Quỹ phát triển các định chế tài chính đã giảm từ 0.46% xuống 0.23% tiền gửi cơ sở để tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm lãi suất cho vay

Việc tăng lãi suất cho thấy BoT đang chuyển trọng tâm sang cách thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm ngăn chặn lạm phát có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Điều đó đã buộc Bộ Thương mại nước này phải nâng dự báo lạm phát trung bình năm 2022 từ khoảng 4 5% đưa ra trước đó lên khoảng 5,5 6,5% BoT vẫn - - duy trì dự báo lạm phát hàng năm ở mức 6,2%

Trong bối cảnh không gian cho chính sách tiền tệ bị thu hẹp, bên cạnh cắt giảm lãi suất, Thái Lan đã thực hiện các biện pháp bổ sung bằng việc nới lỏng các biện pháp chính sách an toàn vĩ mô có chọn lọc, áp dụng các công cụ chính sách tiền tệ phi truyền thống, thúc đẩy các biện pháp cứu trợ và hoãn nợ để hỗ trợ cho vay trong khi giảm thiểu các rủi ro vỡ nợ Cụ thể, Thái Lan thực hiện các biện pháp trợ giúp doanh nghiệp như: (1) NHTW Thái Lan tái cấp vốn với số tiền lên tới 500 tỷ Bath là nợ xấu vay với lãi suất 2%; (2) Chính phủ đảm bảo tới 60 70% giá trị - khoản vay và miễn giảm lãi 6 tháng đầu của khoản vay này cho các doanh nghiệp nhỏ; hoãn thanh toán gốc và giảm lãi cho các khoản nợ của các định chế tài chính nhỏ Thái Lan cũng có các quy định cho phép phân loại các khoản nợ của ngân hàng một cách linh hoạt

Thái Lan áp dụng các chính sách chưa từng có liên quan đến cung cấp một cơ chế ngăn chặn để ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng, thiết lập trước khoản hỗ trợ vốn tạm thời cho các doanh nghiệp chất lượng cao có trái phiếu sắp đáo hạn Các biện pháp đã được thực hiện nhằm ổn định an ninh tài chính này đó là: (1) Thành lập Quỹ ổn định trái phiếu doanh nghiệp làm trung gian để NHTW Thái Lan cung cấp 400 tỷ Baht cho các doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh

14 doanh tốt có trái phiếu đáo hạn trong giai đoạn 2020 2022; (2) NHTW Thái Lan đã - mua 100 tỷ Baht trái phiếu chính phủ vào tháng 3 để đảm bảo thị trường trái phiếu chính phủ hoạt động bình thường; (3) NHTW Thái Lan cắt giảm hoặc hủy bỏ phát hành trái phiếu theo kế hoạch phát hành trước đó; (4) Thành lập một tổ chức đặc biệt nhằm cung thanh khoản cho các quỹ tương hỗ thông qua ngân hàng Trong bối cảnh đại dịch Covid 19, Thái Lan bên cạnh mục tiêu chính là ổn - định giá cả, mục tiêu đặt ra là ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ nền kinh tế phục hồi

Do đó, Thái Lan đã đưa ra hàng loạt các phản ứng chính sách về giảm lãi suất, nới lỏng các quy định, cung cấp các khoản vay đặc biệt và đảm bảo đủ thanh khoản nội tệ và USD trong hệ thống tài chính để ứng phó với những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Kết quả của việc điều hành đó đã giúp Thái Lan có tỷ lệ lạm phát thuộc khung mục tiêu đặt ra, thêm vào đó, bình ổn được tỷ giá, củng cố sự ổn định tài chính và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 4 dương trở lại sau 3 quý đầu năm

2020 tăng trưởng kinh tế âm liên tiếp Kết quả này tuy chưa thực sự đạt được kỳ vọng như khung mục tiêu chính sách, song trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu do ảnh hưởng của dịch Covid, đã tạo động lực cho kinh tế Thái Lan phục hồi sau khủng hoảng Bên cạnh đó, nó cũng khẳng định sự phù hợp của khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu linh hoạt trong quản lý kinh tế vĩ mô của quốc gia này.

Tác động của chính sách tiền tệ Thái Lan đến nền kinh tế trong và ngoài nước

T ác động đến nền kinh tế Thái Lan

3.1.1 Những thành tựu đạt được:

Trong giai đoạn 1990 đến nay, chính sách tiền tệ của Thái Lan đã đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế của đất nước này Các chính sách tiền tệ đã được đưa ra để giải quyết các vấn đề kinh tế của Thái Lan, đảm bảo sức khỏe kinh tế của đất nước và giữ vững vị thế của Thái Lan trong khu vực Cụ thể theo từng giai đoạn:

Trong giai đoạn từ 1990 đến 1996, chính sách tiền tệ đã có tác động tích cực đến nền kinh tế Thái Lan Sau đây là một số điểm:

Kiểm soát lạm phát: Ngân hàng trung ương Thái Lan (BOT) đã áp dụng chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát Điều này đã giúp giảm tốc độ lạm phát trong nước, từ 6,5% vào năm 1990 xuống còn 2,3% vào năm 1996

Tăng trưởng kinh tế: Chính sách tiền tệ có vai trò quan trọng trong việc điều tiết lạm phát và kiểm soát tình trạng kinh tế Trong giai đoạn 1990 - 1996, Thái Lan đã thực hiện chính sách tiền tệ hiệu quả, giúp tăng trưởng kinh tế của quốc gia đạt mức cao và ổn định Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Thái Lan vào giai đoạn này dao động từ 6% đến 8%, và đã đạt đỉnh vào năm

1995, đồng thời tỷ lệ lạm phát được kiểm soát ở mức thấp Chính sách tiền tệ của BOT đã giúp hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế ổn định của Thái Lan trong giai đoạn này Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Thái Lan vào giai đoạn này dao động từ 6% đến 8%, và đã đạt đỉnh vào năm 1995 Đầu tư nước ngoài: Chính sách tiền tệ của BOT cũng đã hỗ trợ sự phát triển của các đầu tư nước ngoài tại Thái Lan Điều này bắt đầu với việc giảm tỷ lệ lãi suất, cùng với đó là việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, đã hấp dẫn nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Thái Lan

Tăng giá trị đồng baht: Giá trị của đồng baht Thái Lan đã tăng lên một mức độ đáng kể trong giai đoạn này Điều này đã giúp tăng tính cạnh tranh của Thái Lan trên thị trường quốc tế và hỗ trợ sự phát triển của các ngành công nghiệp xuất khẩu trong nước

Tăng cường năng lực cạnh tranh: Chính sách tiền tệ cũng đã đóng góp tích cực vào việc tăng cường năng lực cạnh tranh của Thái Lan trên thị trường quốc tế Thái Lan đã duy trì mức độ đóng cửa kinh tế ổn định, tăng cường khả năng xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Việc giảm độ phụ thuộc vào ngành công nghiệp truyền thống và phát triển các ngành kinh tế mới như du lịch, dịch vụ đã giúp tăng cường năng lực cạnh tranh của Thái Lan trên thị trường khu vực và

Tăng thu nhập của người dân: Chính sách tiền tệ cũng ảnh hưởng tích cực đến mức sống của người dân Thái Lan Việc tăng trưởng kinh tế và giảm lạm phát đã giúp tăng thu nhập của người dân và cải thiện mức sống của họ Ngoài ra, Thái Lan cũng đã thực hiện chính sách bảo vệ người tiêu dùng và giảm thiểu tác động của lạm phát đến giá cả, đảm bảo cuộc sống của người dân được ổn định Tóm lại, chính sách tiền tệ đã có tác động tích cực đến nền kinh tế Thái Lan trong giai đoạn từ 1990 đến 1996 Nó đã hỗ trợ sự giảm lạm phát, tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài và tăng tính cạnh tranh của Thái Lan trên thị trường quốc tế b.Giai đoạn năm 2000-2006:

Trong giai đoạn 2000 2006, Chính phủ Thái Lan đã triển khai nhiều chính - sách tiền tệ nhằm tăng cường sức mạnh kinh tế của đất nước Dưới đây là một số tác động tích cực của các chính sách này đến nền kinh tế Thái Lan:

Tăng trưởng kinh tế ổn định: Chính sách tiền tệ được áp dụng tại Thái Lan đã giúp duy trì mức tăng trưởng kinh tế ổn định và cao trong thời gian này Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Thái Lan đã tăng từ khoảng 4,4% vào năm 2000 lên đến khoảng 5,1% vào năm 2006

Kiểm soát lạm phát: Chính sách tiền tệ của Thái Lan đã giúp kiểm soát lạm phát trong giai đoạn này Lạm phát đã giảm từ mức cao nhất là 5,4% vào năm 2000 xuống còn 2,6% vào năm 2006 Điều này cho thấy rằng các chính sách này đã giúp kiểm soát giá cả và tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định cho các doanh nghiệp Nâng cao sức mua của người tiêu dùng: Các chính sách tiền tệ của Thái Lan đã giúp tăng sức mua của người tiêu dùng Tỷ lệ thâm hụt tài khoản vãng lai của Thái Lan đã giảm đáng kể trong giai đoạn này, từ mức 3,3% vào năm 2000 xuống còn 0,2% vào năm 2006 Điều này có nghĩa là người dân Thái Lan đã có thể mua được nhiều hơn với số tiền tương đương

Thu hút đầu tư nước ngoài: Chính sách tiền tệ của Thái Lan đã giúp thu hút đầu tư nước ngoài vào đất nước Điều này đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế

17 và tạo ra các cơ hội việc làm mới cho người dân Thái Lan Ngoài ra, việc thu hút đầu tư nước ngoài còn giúp cải thiện chất lượng của sản phẩm và dịch vụ tại Thái Lan, từ đó nâng cao cạnh tranh của các doanh nghiệp trong khu vực. c.Năm 2006:

Năm 2006, Thái Lan đã áp dụng chính sách tiền tệ tích cực nhằm thúc đẩy nền kinh tế và ổn định giá cả Dưới đây là một số tác động tích cực của chính sách này đến nền kinh tế Thái Lan:

Tăng trưởng kinh tế: Chính sách tiền tệ có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia Thái Lan đã áp dụng chính sách tiền tệ tích cực trong năm

2006, bao gồm giảm lãi suất để thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng Chính sách này đã giúp tăng trưởng kinh tế của Thái Lan trong năm 2006, đạt mức 5,2%

Tăng sản xuất: Chính sách tiền tệ có thể tác động đến sản xuất của một quốc gia Trong năm 2006, chính sách tiền tệ của Thái Lan đã giúp tăng sản xuất công nghiệp và nông nghiệp Đặc biệt là ngành công nghiệp đã tăng trưởng mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Thái Lan Ổn định giá cả: Chính sách tiền tệ có thể giúp kiểm soát và ổn định giá cả của một quốc gia Trong năm 2006, Thái Lan đã áp dụng chính sách tiền tệ tích cực để giảm mức lạm phát và kiểm soát giá cả Chính sách này đã giúp kiểm soát lạm phát trong năm 2006, giữ cho mức tăng trưởng giá cả ở mức thấp và ổn định Tăng xuất khẩu: Chính sách tiền tệ có thể tác động đến xuất khẩu của một quốc gia Trong năm 2006, chính sách tiền tệ của Thái Lan đã giúp giảm giá trị đồng baht, làm cho hàng hóa của Thái Lan trở nên rẻ hơn và cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế Chính sách này đã giúp tăng xuất khẩu của Thái Lan trong năm

Tác động đến kinh tế một số nước khác

Nền kinh tế khu vực Đông Nam Á đang trải qua một giai đoạn tăng trưởng rất mạnh mẽ, nhờ vào việc mở cửa thị trường và thu hút đầu tư từ các quốc gia phương Tây Thái Lan là một trong những nước đi đầu trong việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt là từ Nhật Bản

Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế này cũng đưa đến những vấn đề mới, bao gồm tình trạng đôla hóa đồng tiền của khu vực Trong bối cảnh này, Thái Lan đã quyết định thực hiện chính sách "bò trắng" vào cuối năm 1980 và đầu năm 1990 Theo đó, Thái Lan đã nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ, giúp đẩy mạnh xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế Việc này đã làm cho đồng baht Thái Lan giảm giá so với đồng đôla Mỹ, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Thái Lan Thái Lan đã thực hiện một chính sách tiền tệ có tác động rất lớn đến kinh tế trong khu vực Đông Nam Á bao gồm Việt Nam Khủng hoảng đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, bao gồm mất giá tiền tệ, sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm giá tài sản ở một số nước châu Á Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo trong các năm 1997-1998 Nghiên cứu tập trung phân tích tác động của các chính sách của Thái Lan đối với

3 quốc gia: Philippines, Malaysia và Việt Nam

Chính sách tiền tệ của Thái Lan năm 1990 bao gồm nhiều biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế Điều này đã dẫn đến sự tăng giá đồng baht so với nhiều đồng tiền khác trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm đồng peso của Philippines Sự tăng giá này đã có tác động lớn đến nền kinh tế của Philippines Một trong những tác động của chính sách tiền tệ của Thái Lan đối với Philippines là giảm đà tăng trưởng xuất khẩu Với đồng baht tăng giá, các sản phẩm xuất khẩu của Philippines đã trở nên đắt hơn đối với các đối tác thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ Điều này đã khiến cho các doanh nghiệp

Philippines gặp nhiều khó khăn trong việc giữ vững thị phần và tăng trưởng xuất khẩu

Ngoài ra, chính sách tiền tệ của Thái Lan cũng đã gây ra sự biến động mạnh mẽ trên thị trường tài chính Philippines Điều này đã gây ra những lo ngại về tình trạng tài chính và đầu tư của quốc gia, và khiến cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài chuyển hướng đầu tư sang các nước khác trong khu vực Cụ thể, tháng 5/1997 Ngân hàng trung ương Philippines tăng lãi suất lên 1,75% và tiếp tục tăng Đặc biệt vào tháng 7, khi khủng hoảng bùng nổ tại Thái Lan, NHTW Philippines đã điều chỉnh lãi suất ngắn hạn (lãi suất qua đêm) từ 15% đến 24% đề bảo về giá trị đồng peso trên thị trường ngoại hối Tuy nhiên đồng peso tiếp tục mất giá: từ 26 peso/1$ giảm xuống 38 peso/1$ và 40 peso/1$ vào cuối giai đoạn khủng hoảng

Tuy nhiên, chính sách tiền tệ của Thái Lan cũng đã mang lại một số cơ hội cho Philippines Với đồng baht tăng giá, việc nhập khẩu các sản phẩm từ Philippines đã trở nên rẻ hơn đối với Thái Lan Điều này đã giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu tại Philippines, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành chế biến thực phẩm

Ngoài ra, chính sách tiền tệ của Thái Lan cũng đã thúc đẩy việc hợp tác kinh tế giữa 2 quốc gia Hai nước đã cùng nhau hợp tác trong việc tạo ra các thỏa thuận thương mại tự do và cải thiện quan hệ thương mại giữa hai bên Ngoài ra, việc giá đồng baht tăng cũng đã khiến cho các doanh nghiệp Thái Lan tìm kiếm các nguồn cung ứng từ Philippines để giảm chi phí sản xuất, tạo ra những cơ hội hợp tác kinh tế mới giữa hai nước

Tóm lại, chính sách tiền tệ của Thái Lan năm 1990 đã có tác động đáng kể đến Philippines, gây ra sự biến động trên thị trường tài chính, giảm đà tăng trưởng xuất khẩu và khiến cho một số nhà đầu tư nước ngoài rời khỏi thị trường Philippines Tuy nhiên, nó cũng đã mang lại một số cơ hội hợp tác kinh tế giữa hai nước và cải thiện quan hệ thương mại

Trước khi khủng hoảng xảy ra, tài khoản vãng lai của Malaysia thâm hụt

27 khoảng 5% Lúc này Malaysia là 1 quốc gia tiềm năng, thu hút nhiều vốn nước ngoài, đặc biệt sàn giao dịch chứng khoán của Malaysia có hoạt động sôi nổi nhất trên thế giới với tỉ lệ chuyển đổi ngoại tệ 2,5 ringgit/1 USD, lãi suất qua đêm ở mức dưới 7% Tuy nhiên khi Thái Lan thả nổi đồng Baht (tháng 7/1997), lãi suất qua đêm tăng từ 7% lên hơn 40% khiến mức uy tín tín dụng của Malaysia giảm mạnh, gây ra cú sốc khiến trào lưu bán chứng khoán và tiền tệ 1 cách ồ ạt Đồng ringgit và thị trường chứng khoán Kuala Lumpur lập tức xuống giá trầm trọng Ringgit giảm từ 3.75/1 usd xuống 4.20/1 usd Giao dịch bán chứng khoán và tiền tệ của Malaysia phần lớn diễn ra ở thị trường tiền tệ nước ngoài khi các nhà đầu tư giảm dần kỳ vọng về sự phát triển của đồng tiền này Khủng hoảng tài chính đã khiến lãi suất trong nước giảm xuống, tạo điều kiện khuyến khích các dòng vốn trong nước chảy ra nước ngoài Vào quý 2 năm 1997, lượng vốn chảy ra nước ngoài của nước này đã đạt mức 24.6 tỷ Ringgit Nền kinh tế bị ảnh hưởng khá nặng nề, GDP cả năm 1998 giảm 6% đồng Ringgit tiếp tục mất 4,7% giá trị và thị trường chứng khoán tiếp tục đi xuống

Tác động đầu tiên của chính sách Thái Lan những năm 1990 đến Việt Nam là sự tăng cường cạnh tranh về giá cả và sản phẩm giữa hai quốc gia Các sản phẩm xuất khẩu của Thái Lan, như quần áo, giày dép, đồ gia dụng, đã trở nên cạnh tranh hơn so với các sản phẩm cùng loại của Việt Nam Điều này đặc biệt đau đầu cho các doanh nghiệp Việt Nam, vốn đang phải đối mặt với những khó khăn về năng suất và công nghệ, cộng với việc thiếu vốn đầu tư Vì vậy, Việt Nam đã phải tìm cách cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với Thái Lan, đồng thời cần có các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước để tăng cường sức cạnh tranh

Tuy nhiên, chính sách tiền tệ của Thái Lan cũng đã mang lại một số cơ hội cho Việt Nam Nhờ giá đồng baht giảm so với đồng đôla Mỹ, việc nhập khẩu các sản phẩm từ Thái Lan đã trở nên rẻ hơn đối với Việt Nam Điều này đã giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhập khẩu tại Việt Nam, đặc biệt

28 là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp nhẹ và thực phẩm

Ngoài ra, chính sách tiền tệ của Thái Lan cũng đã tạo ra một số khó khăn cho các doanh nghiệp thực hiện đầu tư trực tiếp từ Thái Lan vào Việt Nam Với đồng baht giảm giá, việc chuyển đổi sang đồng đồng tiền Việt Nam để thực hiện các dự án đầu tư đã trở nên đắt đỏ hơn Điều này đã đẩy giá thành các dự án tăng lên, gây khó khăn cho các doanh nghiệp thực hiện đầu tư trực tiếp từ Thái Lan vào Việt Nam

Tóm lại, chính sách tiền tệ của Thái Lan năm 1990 đã có tác động lớn đến kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, những tác động này không chỉ làm tăng cạnh tranh mà còn cung cấp cho Việt Nam một số cơ hội mới Với sự cạnh tranh gia tăng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cần phải tìm cách cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm để tăng cường sức cạnh tranh, đồng thời phải có các chính sách hỗ trợ để tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trong thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện thành công các chương trình về tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần phải - giải quyết nhằm mục đích hội nhập thành công hơn trong thời gian tới Vì vậy, có thể rút ra một số bài học sau

Tăng cường thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt, điều chỉnh lạm phát thông qua lãi suất, kết hợp chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ một cách hợp lý

Hiện nay, tăng trưởng là một trong những tiên hàng đầu của Nhà nước nhằm nâng cao đời sống nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ xã hội khác Chính sách tài khóa mở rộng của Chính phủ trong thời điểm hiện tại đang đáp ứng được yêu câu đó, tuy nhiên, cùng theo đó thì lạm phát cũng tăng lên nhanh chóng Giá trị danh nghĩa tăng lên nhưng giá trị thực tế có thể bị giảm đi Do vậy, để giảm bớt độ nóng của nền kinh tế, Việt Nam nên thực hiện mục tiêu ổn định lạm phát trong một giới hạn cố định, ví dụ 4,5% 5.5%, thông qua điều chỉnh lãi suất liên ngân hàng, các -

29 ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng sẽ căn cứ vào mức lãi suất này để đưa ra mức lãi suất phù hợp cho mình Hoạt động điều chỉnh lãi suất này nên được thực hiện một quý một lần, dựa trên sự bàn bạc, trình luận giữa Ngân hàng Nhà nước và

Bộ Tài chính để có thể tính toán được các tác động đối với chính sách tài khóa đồng thi có tính đến độ trễ trong tác động của việc điều chỉnh lãi suất này Như vậy, tùy từng thời điểm của nền kinh tế, Chính phủ có thể linh hoạt điều chỉnh lãi suất nhằm giảm bởi lạm phát, hoặc kích thích tăng trưởng kinh tế kết hợp với những mức độ điều chỉnh nhất định trong chính sách tài khóa,

Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính Trong bất cứ giai đoạn phát triển nào của xã hội hoặc bất kỳ ngành nghề nào thì chất lượng của đội ngũ lao động luôn luôn là yếu tố quyết định sự thành công, hay thất bại của xã hội, ngành nghề đó Đặc biệt, trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế như hiện nay, khi xuất phát điểm là từ một nên nông nghiệp lạc hậu như Việt Nam thì đòi hỏi về người lao động có trình độ cao càng trở nên cấp bách Thực tế Thái Lan thời kỳ 1988 1996 đã chứng minh, khi chất lượng đội ngũ la- o động phục vụ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập thì chính các tập đoàn tài chính, ngân hàng đó đã không thể đánh giá được hết những rủi ro trong các hoạt động của mình từ đó làm cho hệ thống ngân hàng trở nên suy yếu trước các cú sốc kinh tế Trong những năm tới hoạt động kinh tế của Việt Nam với các nước trên thế giới sẽ vô cùng sôi động, cùng với đó là sự phát triển của các loại thị trường như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, cho thuê tài chính, thị trường lao động Tuy nhiên, nguồn nhân lực chất lượng cao cho các thị trường này còn rất thiếu, nhất là lao động cho thị trường chứng khoán Ngân hàng, tài chính và thị trường chứng khoán là những lĩnh vực tập trung tinh hoa của nền kinh tế, do đó,để có được nguồn nhân lực cao phục vụ cho lĩnh vực này, bên cạnh việc tăng cường các hoạt động đào tạo tại các cơ sở trong nước, các tổ chức ngân hàng nên đưa nhân viên của mình đi học tại các nước phát triển, hoặc có những chính sách thích hợp để thu hút những người đã học tập chuyên môn tại nước ngoài,

30 hoặc thuê những người nước ngoài về làm việc cho công ty

Nâng cao chất lượng kỹ thuật công nghệ trong Lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Sự phát triển của bất kỳ hệ thống tài chính, ngân hàng của bất kỳ quốc già nào cũng không thể thiếu được yếu tố kỹ thuật công nghệ Kỹ thuật công nghệ càng hiện đại, càng hỗ trợ được nhiều thì hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng càng tăng lên Để nâng cao chất lượng kỹ thuật công nghệ trong lĩnh vực này thì Chính phủ cần tạo điều kiện, hỗ trợ trong việc nhập khẩu máy móc, công nghệ, phần mềm hiện đại cho các cơ quan này Bên cạnh đó cần không ngừng động viên, khuyến khích những nghiên cứu, sáng tạo đổi mới công nghệ của các cá nhân, tập thể Thúc đẩy, hoàn thiện các công nghệ phục vụ cho việc thanh toán không dùng tiền mặt, các hoạt động liên ngân hàng, giao dịch trực tuyến, thương mại điện tử và hoàn thiện hệ thống giao dịch trên thị trường chứng khoán theo các tiêu chuẩn quốc tế Khi hệ thống tài chính ngân hàng được hoàn thiện thì Chính phủ cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc thực thi các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa của mình

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w