Số liệu của IMFcho thấy, trong giai đoạn 1990-2000, giá trị vốn cổ phiếu ròng vào nước này đạthơn 2 tỷ USD.Hàn Quốc là một trong nền kinh tế có mức dự trữ ngoại hối khá dồi dào, có mứctă
Trang 1BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HÀN QUỐC 2
1.1 Tổng quan tình hình thu, chi ngân sách nhà nước của Hàn Quốc giai đoạn 1990-2021 2
1.2 Doanh thu từ thuế của Hàn Quốc giai đoạn 1990-2021 5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1990 – 2000 1
2.1 Hàn Quốc những năm 1990 1
2.2 Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 2
2.2.1 Nguyên nhân đưa Hàn Quốc sa vào cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 2
2.2.2 Xử lí cuộc khủng hoảng bằng gói tài trợ IMF 4
2.3 Tình trạng kinh tế của Hàn Quốc sau khủng hoảng kinh tế châu Á 1997.6 2.3.1 Chính sách thu hút vốn giai đoạn 1991 đến nay 6
2.3.2 Thị trường chứng khoán tại Hàn Quốc sau khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 7
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2000 ĐẾN NAY 9
3.1 Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 9
3.1.1 Các chính sách tài khóa tiêu biểu đối phó với cuộc khủng hoảng 2008 10
3.1.2 Các chính sách tài khóa giai đoạn hậu khủng hoảng toàn cầu 2008 16
3.2 Chính sách tài khóa của Hàn Quốc trong đại dịch COVID-19 18
3.2.1 Bối cảnh kinh tế Hàn Quốc trong đại dịch Covid-19 18
3.2.2 Hàn Quốc vượt qua cuộc suy thoái Covid-19 19
3.3 Các kết quả đạt được và khuyến nghị chính đặt ra sau đại dịch 21
CHƯƠNG 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 24
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO i
ii
Trang 3DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Chi tiêu chính phủ Hàn Quốc năm 2007, 2019, 2020 (nguồn: OECD) 4
Hình 2: Tổng nợ chính phủ của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga (Nguồn: IMF) 4
Hình 3: Doanh thu từ thuế của chính phủ Hàn Quốc so với doanh thu từ thuế trung bình các quốc gia OECD 5
Hình 4: Luồng vốn gián tiếp vào Hàn Quốc năm 1990-2000, tỷ USD (Nguồn IMF) 1
Hình 5: Dự trữ ngoại hối Hàn Quốc (bao gồm vàng và USD) năm 1960-2000, tỷ USD (World Bank) 1
Hình 6: Cán cân NSNN Hàn Quốc năm 1990-2000, % GDP (Nguồn World Bank) 2
Hình 7: Tỷ lệ Won/Dollar và lãi suất bảo chứng (Nguồn The bank of Korea) 6
Hình 8: Thị trường chứng khoán tại Hàn Quốc 7
Hình 9: Một vài chỉ sổ của Hàn Quốc và các nước OECD 12
Hình 10: Chính phủ chi tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ 14
Hình 11: Sự sụt giảm GDP của Hàn Quốc (Nguồn IMF) 18
DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Bảng thu chi ngân sách nhà nước của Hàn Quốc giai đoạn 1990-2021 2
Bảng 2: Nợ nước ngoài của Hàn Quốc, Tổng dự trữ khả dụng và Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (Đơn vị: tỷ USD) (Nguồn: Bộ Tài chính và Kinh tế Hàn Quốc) 3
Bảng 3: Gói kích thích tài chính của Hàn Quốc trong cuộc khủng hoảng 2008 11
Bảng 4: Bảo lãnh tính dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Nguồn: SMBA) 13
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NSNN: ngân sách nhà nước
CHDCND: Cộng hòa dân chủ nhân dân
CNTT: Công nghệ thông tin
SME: Small and Medium Enterprise (Doanh nghiệp vừa và nhỏ - DNVVN)
iii
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách tài khóa là một công cụ của chính phủ nhằm điều tiết nền kinh tế vĩ
mô thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu hoặc thuế của chính phủ Với điều kiệnbình thường, chính sách tài khoá được sử dụng để tác động vào tăng trưởng kinh tế.Tuy nhiên, tại thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái hoặc phát triển quá nóng,chính sách tài khóa lại trở thành công cụ được sử dụng để đưa nền kinh tế về trạngthái cân bằng
Hàn Quốc là quốc gia có nền kinh tế hỗn hợp phát triển cao Hàn Quốc có nềnkinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 10 thế giới theo GDP danh nghĩa, là quốc gia nổitiếng được nhiều người biết đến bởi tốc độ phát triển kinh tế thần kỳ từ một trongnhững nước nghèo nhất thế giới trở thành nước phát triển có thu nhập cao chỉ quavài thế hệ Sự phát triển vượt bậc này còn được ví như là Kỳ tích sông Hán Theo sốliệu thống kê từ World Bank, GDP Hàn Quốc năm 1990 ở mức 283,37 tỷ USD Đếnnăm 2006, GDP quốc gia này có đà tăng mạnh mẽ, vượt mốc 1.000 tỷ USD vàđạt 1.810 tỷ USD vào năm 2021.Với chiến lược đẩy mạnh sản xuất hàng hóa xuấtkhẩu, bao gồm tận dụng tối đa nguồn lao động giá rẻ, duy trì lãi suất cao và cácchính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, tổng kim ngạch xuất khẩu của HànQuốc cả năm 2021 đạt 644,54 tỷ USD, tăng 25,8% so với một năm trước, cao hơn36,9 tỷ USD so với mức kỷ lục 604,9 tỷ USD của năm 2018 (theo KBS World) Cóthể thấy, sự đúng đắn trong việc thực hiện các chính sách tài khóa của chính phủ cóđóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc Tuy nhiên, tùy bối cảnh kinh tế
xã hội của quốc gia trong từng thời điểm lại cần có những chính sách tài khóa mởrộng hay thắt chặt phù hợp
Mục tiêu chính của bài viết nhằm tìm hiểu về một số chính sách tài khóa nổi bậtcủa Hàn Quốc từ năm 1990 đến nay Nhóm tác giả tập trung tìm hiểu những chínhsách tài khóa mà chính phủ Hàn Quốc đưa ra trong thời kỳ nền kinh tế thế giới vàkhu vực đối mặt với khủng hoảng và các tác động của các chính sách đó đến sự tăngtrưởng kinh tế của Hàn Quốc, đồng thời đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Chính vì vậy, nhóm tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Những đặc điểm cơ bản chính sách tài khóa của Hàn Quốc từ năm 1990 đến nay”.
1
Trang 5CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HÀN
QUỐC 1.1 Tổng quan tình hình thu, chi NSNN của Hàn Quốc giai đoạn 1990-2021
Bảng 1: Bảng thu chi ngân sách nhà nước của Hàn Quốc giai đoạn 1990-2021
Cân đốiNSNN (% GDP)
Tổng nợ của chínhphủ (%GDP)
Trang 7quản lý… 100% (26)
65
Nlqlkt - mới phần đầu thôi
19
Tieu luan Phan tich moi truong kinh…nguyên lý
36
Yêu cầu về cán bộ QLKT - Yêu cầu về…
2
Trang 82019 1650 34.8 33.9 1.0 42.1
Nguồn: World Bank, OECD, IMF
Trong giai đoạn 1990-2021, Hàn Quốc hiếm khi phải đối mặt với tình trạng thâmhụt ngân sách Ngược lại, quốc gia này đạt được thặng dư cán cân ngân sách trongnhiều năm liên tiếp Điều này nhờ vào sự quản lý chặt chẽ của chính phủ Hàn Quốctrong việc chi ngân sách nhà nước Tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí là nguyên tắccăn bản trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước của nhiều nước trên thếgiới trong đó có Hàn Quốc Từ năm 1961, Luật Quản lý tài chính của quốc gia này
đã có những quy định để điều chỉnh vấn đề này Đến nay, Luật Quản lý tài chính củaHàn Quốc đã được sửa đổi, bổ sung 25 lần nhằm cụ thể hoá hơn các quy định, đảmbảo tỉnh công khai, minh bạch, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra,giám sát của các cơ quan chức năng để nâng cao hiệu quả thực thi Luật
Hàn Quốc có một trong những mức thấp nhất của chi tiêu chính phủ giữa cácnước OECD Hàn Quốc chi 33,9% GDP trên chi tiêu công ở 2019, dưới mức trungbình của OECD là 46,6% (OECD, 2021)
4
nguyên lý
[123doc] - huong-cua-van-…nguyên lý
22
Trang 9Hình 1: Chi tiêu chính phủ Hàn Quốc năm 2007, 2019, 2020 (nguồn: OECD)
Hàn Quốc ghi nhận thâm hụt tài chính trong năm 2021 vì nước này chủ trươngduy trì chính sách tài khóa mở để đối phó với dịch Covid-19 Chính phủ Hàn Quốc
đã đề xuất một khoản ngân sách bổ sung 1.500 tỷ KRW nằm trong gói hỗ trợ trị giá19.500 tỷ KRW nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và nhóm lao động dễ bị tổnthương do ảnh hưởng của đại dịch (Theo Viện Chiến lược và Chính sách Tài Chính) Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP củaHàn Quốc sẽ tăng với tốc độ nhanh nhất trong số 35 quốc gia phát triển trên thế giớitrong vòng 5 năm tới Tỷ lệ nợ trên GDP của chính phủ dự kiến đạt 66,7% vào năm
2026, tăng 15,4 điểm phần trăm so với cuối năm 2021(IMF DataMapper) Tuynhiên, tỷ lệ nợ trên GDP của chính phủ Hàn Quốc (thể hiện bằng đường màu đỏ)hiện tại không nghiêm trọng bằng các quốc gia phát triển khác như Nhật Bản, Trung
Quốc, Nga (Hình 2).
5
Trang 10Hình 2: Tổng nợ chính phủ của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga (Nguồn: IMF)
1.2 Doanh thu từ thuế của Hàn Quốc giai đoạn 1990-2021
Hình 3: Doanh thu từ thuế của chính phủ Hàn Quốc so với doanh thu từ thuế trung bình các
quốc gia OECD
Nguồn: OECD
Theo Báo cáo Thống kê doanh thu hàng năm của OECD cho thấy trong giai đoạn
2000 đến 2021, mức thuế trên GDP của Hàn Quốc luôn giữ ở mức ổn định với mức cao nhất là 29,9% vào năm 2021, và thấp nhất là 20,9% vào năm 2000 Năm 2021, Hàn Quốc xếp thứ 29 trong số 38 quốc gia OECD về tỷ lệ thuế trên GDP vào năm
2021 (OECD, 2022)
6
Trang 11CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA HÀN QUỐC GIAI
ĐOẠN 1990 – 2000 2.1 Hàn Quốc những năm 1990
Hình 4: Luồng vốn gián tiếp vào Hàn Quốc năm 1990-2000, tỷ USD (Nguồn IMF)
Luồng vốn gián tiếp ròng vào Hàn Quốc là khá lớn và ổn định Số liệu của IMFcho thấy, trong giai đoạn 1990-2000, giá trị vốn (cổ phiếu) ròng vào nước này đạthơn 2 tỷ USD
Hàn Quốc là một trong nền kinh tế có mức dự trữ ngoại hối khá dồi dào, có mứctăng trưởng hằng năm đều tăng, trong giai đoạn 1990-2000 (ngoại trừ năm 1997), là
những năm bắt đầu cuộc khủng hoảng châu Á và toàn cầu (Hình 5).
Hình 5: Dự trữ ngoại hối Hàn Quốc (bao gồm vàng và USD) năm 1960-2000, tỷ USD (World
Bank)
7
Trang 12Hàn Quốc là nước OECD có tình hình cán cân ngân sách nhà nước rất bềnvững, luôn thặng dư Trong giai đoạn 1990 – 2000, theo WB, nước này có thặng dưNSNN trung bình tương đương 1,81% GDP, cao nhất vào năm 2000 tương đương
4.37% GDP (Hình 6).
Hình 6: Cán cân NSNN Hàn Quốc năm 1990-2000, % GDP (Nguồn World Bank)
2.2 Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997
2.2.1 Nguyên nhân đưa Hàn Quốc sa vào cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997
Trong suốt gần 50 năm qua, nền kinh tế - tài chính phát triển nước này phát triểnkhá nhanh và ổn định Năm 1990, cán cân tài khoản vãng lai của Hàn Quốc bắt đầuxấu đi do lạm phát gia tăng, đồng won Hàn Quốc lên giá và suy thoái kinh tế thếgiới Tài khoản vãng lai năm 1991 ghi nhận mức thâm hụt 8,7 tỷ USD, gấp hơn 4 lần
so với năm trước đó Để tài trợ cho thâm hụt tài khoản vãng lai ngày càng tăng,chính phủ đã khuyến khích các dòng vốn chảy vào Một phần để đạt được mục tiêunày, vào năm 1991, tự do hóa tài khoản vốn đã được đẩy mạnh bằng cách sửa đổiĐạo luật Quản lý Ngoại hối Việc tự do hóa tài khoản vốn hạn chế được thực hiệndẫn đến dòng vốn chảy vào đáng kể, tuy nhiên, khi các nhà hoạch định chính sáchquan tâm nhiều hơn đến tác động của những dòng vốn này đối với khả năng cạnhtranh của hàng xuất khẩu Hàn Quốc thông qua việc đồng won Hàn Quốc tăng giá,
họ có xu hướng bỏ qua hậu quả là sự bất ổn tài chính Năm 1993, chính phủ HànQuốc cũng đã công bố kế hoạch chi tiết về tài chính tự do hóa lĩnh vực đã bãi bỏ các
8
Trang 13hạn chế quy định về quản lý tài sản và trách nhiệm pháp lý của các tổ chức tài chính.Tuy nhiên, chính phủ đã bỏ qua sự cần thiết phải có quy định thận trọng đầy đủtrong động thái này Điều này dẫn đến sự gia tăng các khoản nợ ngắn hạn bằngngoại tệ của các tổ chức tài chính
Bảng 2: Nợ nước ngoài của Hàn Quốc, Tổng dự trữ khả dụng và Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
(Đơn vị: tỷ USD) (Nguồn: Bộ Tài chính và Kinh tế Hàn Quốc)
Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu gia nhập OECD, năm 1996 Chính phủ thựchiện mạnh mẽ hơn các giải quy trong lĩnh vực mở cửa thị trường vốn Tuy nhiên,nước này lại thực hiện tự do hóa vốn ngắn hạn trước vốn dài hạn (Kim 2006) Hơnnữa, nước này cũng cho phép tăng nhanh số lượng định chế tài chính tham gia vàocác hoạt động được hạch toán bằng ngoại tệ trong thời gian tương đối ngắn Cácngân hàng này tham gia tích cực vào vay các vốn quỹ ngắn hạn với lãi suất thấp củaNhật Bản tại Hồng Kông để chủ yếu tài trợ cho các dự án dài hạn Các ngân hàngcũng “đua nhau” vay vốn ngắn hạn từ nước ngoài để cạnh tranh với các ngân hàngbán buôn Điều này làm trầm trọng tình trạng sai lệch kỳ hạn và sai lệch đồng tiềntrong cán cân tài sản của khu vực định chế tài chính và doanh nghiệp tại Hàn Quốc
Có 2 tác nhân bên ngoài xuất phát từ khủng hoảng châu Á đã làm phát nổkhủng hoảng tại Hàn Quốc Thứ nhất, ảnh hưởng của chính sách của Hoa Kỳ đối vớiđồng USD Một phần lớn đầu tư ở Hàn Quốc từ đầu những năm 1990 được thực
9
Trang 14hiện với kỳ vọng là chính sách đồng USD yếu được duy trì lâu dài Tuy vậy, từ năm
1990, Hoa Kỳ coi chính sách đồng USD mạnh là lợi ích quốc gia và thực hiện chínhsách này Việc đồng USD mạnh lên, nhất là so với đồng Yên đã khiến sức cạnh tranhhàng xuất khẩu Hàn Quốc bị tổn hại Hậu quả là, khi đồng USD mạnh lên so vớiYên, Hàn Quốc không những bắt đầu chịu thâm hụt thương mại tăng lên mà còn làmgiảm mạnh lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu, đồng thời khiến nhiều tậpđoàn lớn gặp khó khăn và nợ xấu gia tăng, qua đó, giảm tính lành mạnh tài chínhcủa các tổ chức tài chính Hai là, tác động cộng hợp của các diễn biến quốc tế vàtrong nước Tại thời điểm này, việc một số tập đoàn lớn như Han Bo, Sammi gặpkhó khăn về tài chính song không được trợ cứu như kỳ vọng (chủ thuyết “Con ngựalớn không được chết”), hoặc Tập đoàn Kia đã có kế hoạch được cứu song bị đìnhhoãn lại (do đấu đá giữa các thủ lĩnh chính trị và Chính phủ) … đã làm dấy lên sựngờ vực trong tâm thức các nhà đầu tư nước ngoài Ngày 16/11/1997, Chính phủHàn Quốc đã nỗ lực phục hồi lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài bằng việc đềxuất Quốc hội thông qua gói cải cách tài chính sâu rộng; tuy vậy, thủ lĩnh các đảngphái chính trị đã từ chối thông qua gói này do lo ngại các tác động tiêu cực lên bầu
cử Tổng thống sắp tới Điều này đẩy các nhà đầu tư nước ngoài càng rút nhiều vốnhơn khiến Chính phủ phải chính thức cầu viện cứu trợ từ IMF
2.2.2 Xử lí cuộc khủng hoảng bằng gói tài trợ IMF
Chi tiết về khoản cho vay lên tới 57 tỷ USD của IMF đã được công bố vàongày 3/12/1997 Các bên cam kết đóng góp số tiền như sau: IMF (21 tỷ USD), Ngânhàng Thế giới (10 tỷ USD), Ngân hàng Phát triển Châu Á (4 tỷ USD), Nhật Bản (10
tỷ USD), Mỹ (5 tỷ USD), Anh, Pháp, Đức và Italy (mỗi nước 1,25 tỷ USD) IMF sẽcung cấp khoản giải ngân ban đầu của gói cứu trợ, trong khi các cam kết của Mỹ vàcác nước khác sẽ là phụ trợ và được giải ngân khi cần thiết Gói cứu trợ này khôngphải nhằm thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Hàn Quốc Mục đích của nó là đểkhôi phục lại nguồn dự trữ ngoại tệ của Hàn Quốc nhằm củng cố lòng tin của cácchủ nợ, như các ngân hàng của Nhật Bản và các công ty quỹ của Mỹ Từ đó, họ sẽgiãn nợ đối với các khoản vay ngắn hạn của Hàn Quốc Khoản giải ngân ban đầu từgói cứu trợ đi kèm điều kiện là Hàn Quốc phải thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô
10
Trang 15thắt chặt như tăng thuế, tăng lãi suất và giảm chi tiêu của chính phủ Sự kết hợp giữathuế cao và giảm chi tiêu là nhằm giảm thâm hụt tài khoản vãng lai và để dành tiềnphục vụ việc tái cơ cấu nền kinh tế Tỷ lệ lãi suất cao là nhằm khôi phục lòng tin vàođồng won Hàn Quốc bằng cách làm cho nó hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nướcngoài Tuy nhiên, tỷ lệ lãi suất cao lại có nhược điểm là làm cho tình trạng yếu kémcủa các chaebol và các ngân hàng thêm tồi tệ bởi vì nó làm tăng chi phí của cáckhoản vay Không những vậy, IMF cũng yêu cầu cải cách cơ cấu nền kinh tế Mặc
dù, IMF không đề cập đến tương lai của các chaebol, nhưng các cuộc cải tổ đượcđưa ra nhằm chấm dứt hệ thống cho vay quá mức theo mệnh lệnh của chính phủ củacác ngân hàng và vị trí độc tôn của chaebol trong nền kinh tế Cốt lõi vấn đề khôngchỉ đơn giản là việc xóa bỏ một vài nhà tư bản lũng đoạn mà còn là cuộc sốngthường nhật của công nhân và người tiêu dùng Kết quả tức thì của gói cứu trợ củaIMF không khả quan Đồng won vẫn tiếp tục đi xuống khi các chaebol vốn đã vaybằng ngoại tệ nay cần phải bán đồng won mua ngoại tệ để trả nợ Điều này càng kéogiá trị đồng won đi xuống và làm niềm tin vào nền kinh tế Hàn Quốc bị xói mòn hơnnữa Tuần ngay sau khi gói cứu trợ của IMF được công bố trở thành tuần tồi tệ nhấttrong lịch sử thị trường tài chính Hàn Quốc khi đồng won sụt giá thêm 27% so vớiđồng USD
Cuối tháng 12/1997, tổng thống mới được bầu Kim Dae Jung phải đương đầuvới một tình trạng vô cùng khó khăn Dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc gần như bằngkhông và các ngân hàng của Hàn Quốc phải gánh một khoản nợ xấu lên tới 12%GNP Thị trường chứng khoán xuống thấp đến mức mà số cổ phiếu chi phối củahãng Hàng không Hàn Quốc chỉ trị giá 165 triệu USD – bằng giá của một chiếcBoeing 747 Hệ quả là các nhà đầu tư nước ngoài mất niềm tin vào Hàn Quốc vàmiễn cưỡng gia hạn các khoản vay khi chúng đến hạn IMF đã sẵn sàng thanh toán9,1 tỷ USD trong số 21 tỷ USD đã cam kết Nhưng như vậy vẫn chưa đủ Sau khilàm việc xuyên suốt cả kỳ nghỉ Giáng Sinh, các quan chức IMF đã đồng ý phân bổthêm 10 tỷ USD trong nguồn vốn đã cam kết như là một khoản vay khẩn cấp đểngăn chặn tình trạng vỡ nợ Quan trọng hơn, Cục dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàngNhật Bản và các ngân hàng trung ương khác đã gây áp lực lên các ngân hàng thương
11
Trang 16mại hàng đầu của họ để các ngân hàng đó đồng ý gia hạn các khoản nợ ngắn hạn,nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm cho một thảm họa toàn cầu Việc tiếp tục mấtgiá có thể tạo ra gánh nặng đáng kể cho cả khu vực doanh nghiệp và ngân hàng, vốn
đã phải gánh chịu quá nhiều gánh nặng đối với các khoản nợ bằng ngoại tệ Cáchtruyền thống hơn này để xử lý việc thị trường ngoại hối tăng vọt đã giữ lãi suất ởmức cao trong vài tháng cho đến khi chính sách thắt chặt tiền tệ được nới lỏng saukhi thị trường ngoại hối ổn định
Hình 7: Tỷ lệ Won/Dollar và lãi suất bảo chứng (Nguồn The bank of Korea)
2.3 Tình trạng kinh tế của Hàn Quốc sau khủng hoảng kinh tế châu Á 1997
2.3.1 Chính sách thu hút vốn giai đoạn 1991 đến nay
Giai đoạn từ 1991 đến nay, Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục tăng cường thu hútFDI, khởi đầu bằng kế hoạch tăng cường đầu tư nước ngoài và du nhập công nghệmới được công bố vào tháng 5/1992 Chính phủ tiếp tục mở rộng các nguồn trợ giúptài chính, giảm thuế, mở rộng lĩnh vực cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gialên 54 lĩnh vực, đặc biệt khuyến khích vào giáo dục đào tạo… Ngày 15/2/1995, đạoluật mang tính bước ngoặt được ban hành khi Hàn Quốc cho phép các nhà đầu tưnước ngoài chỉ cần báo cáo hoạt động đầu tư cho cơ quan quản lý địa phương,không cần phải nộp đơn xin phê duyệt từ Chính phủ như trước Sau khủng hoảngkinh tế năm 1997, Hàn Quốc ban hành đạo luật thúc đẩy đầu tư nước ngoài mới vào
12
Trang 17năm 1998 Tính đến tháng 5/2000, có đến 1.140/1.148 lĩnh vực ở Hàn Quốc đượcphép thu hút FDI Ngoài những chính sách cắt giảm thủ tục hành chính, Hàn Quốccòn miễn thuế cho các hoạt động nghiên cứu, giảm tối đa 18% thuế thu nhập chonhân sự của các công ty nước ngoài và không ngừng cải thiện môi trường sống chocác lao động nước ngoài Nhờ những chính sách thích hợp, linh hoạt để phù hợp vớitình hình kinh tế trong nước và thế giới, nguồn vốn FDI vào Hàn Quốc không ngừngđược tăng lên.
2.3.2 Thị trường chứng khoán tại Hàn Quốc sau khủng hoảng tài chính Châu
Á năm 1997
Năm 1999, sau sự sụp đổ của thị trường thương phiếu do Daewoo vỡ nợ, cáccông ty đã tiếp cận được nguồn tài chính thông qua một nguồn khác: thị trườngchứng khoán Với lãi suất năm 1999 thấp nhất trong lịch sử gần đây, đầu tư vốn cổphần đã đạt được động lực to lớn Giảm chi phí lao động làm tăng kỳ vọng về lợinhuận của công ty Chính phủ đã bãi bỏ quy định sở hữu nước ngoài đối với cổ phầncủa Hàn Quốc và đơn giản hóa các giao dịch trên thị trường chứng khoán Quyền sởhữu nước ngoài đối với cổ phần của Hàn Quốc đạt 76,6 nghìn tỷ won (58,9 tỷ USD,21,9% tổng giá trị thị trường) vào tháng 12 năm 1999 và tăng lên 87,7 nghìn tỷ won(67,5 tỷ USD) Nhiều loại quỹ tương hỗ mới đã được cho phép Tài trợ của chínhphủ cho các công ty đầu tư mạo hiểm, cùng với sự bùng nổ công nghệ cao toàn cầu,
đã thúc đẩy giá cổ phiếu
13
Trang 18Hình 8: Thị trường chứng khoán tại Hàn Quốc
Các khẩu hiệu yêu nước được sử dụng để kích thích sự tham gia vào thị trườngchứng khoán, và một số chaebol đã thao túng giá cổ phiếu của họ Năm 1999, vốn
do các tập đoàn Hàn Quốc huy động thông qua phát hành cổ phiếu đạt 39,1 nghìn tỷwon (30,1 tỷ USD), chiếm 23% dư nợ cho vay ngân hàng thương mại dành cho cácdoanh nghiệp Tổng dư nợ tín dụng của các công ty tư nhân (vay ngân hàng cộngvới phát hành giấy thương mại ròng cộng với phát hành cổ phiếu) tăng 19 phầntrăm Các điều kiện tín dụng phong phú của khu vực tư nhân, cùng với sự bùng nổtiêu dùng hộ gia đình sau sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, đã khiến GDP củaHàn Quốc tăng trưởng ngoạn mục 10,6% Đến cuối năm 1999, không ai nói về vòngxoáy đi xuống của nền kinh tế
Ngay cả sau khi phục hồi đáng kể, một phần được thúc đẩy bởi chi phí lao động
và tài chính thấp, phần lớn các chaebol Hàn Quốc vẫn không có lãi Năm 1999, 18trong số 27 chaebol lớn nhất có chi phí tài chính vượt quá lợi nhuận hoạt động, và 7trong số đó đã không có lãi trong 3 năm Lỗ lũy kế trong khu vực doanh nghiệp cuốicùng được chuyển sang khu vực tài chính dưới hình thức lỗ lãi các khoản vay Việcchính phủ bơm hơn 60 nghìn tỷ won (12% GDP năm 1999) vào hệ thống tài chínhngành đã không giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ xuống mức dễ chịu Khi áp dụngcác tiêu chuẩn hướng tới tương lai, tỷ lệ nợ xấu ở tất cả các tổ chức tài chính là 14%
14
Trang 19vào tháng 6 năm 2000 Người ta cho rằng gánh nặng của chính phủ sẽ tiếp tục tănglên trừ khi khả năng sinh lời của các chaebol cải thiện đáng kể.
15
Trang 20CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA HÀN QUỐC
GIAI ĐOẠN 2000 ĐẾN NAY 3.1 Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008
Thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là trong nhiệm kỳ củaTổng thống Lee Myung-bak Trong giai đoạn này, có thể chính quyền của LeeMyung-bak là một trong các nguyên nhân lý giải cho tình trạng của nền kinh tế HànQuốc nói chung và ngân sách nói riêng
Ngày 25/2/2008, ông Lee Myung-bak đã làm lễ tuyên thệ chính thức trở thànhtân tổng thống Hàn Quốc, trở thành vị tổng thống đầu tiên xuất thân từ doanh nhân.Trong buổi lễ được tổ chức tại trụ sở quốc hội, vị tân tổng thống đã hứa vực dậy nềnkinh tế, tăng cường quan hệ với Mỹ và đạt được một thỏa thuận với CHDCND TriềuTiên về vấn đề hạt nhân
Xem kinh tế là mục tiêu chủ đạo trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Lee chobiết sẽ tiến hành cải cách về thuế; hoạt động của Chính phủ sẽ linh hoạt, hiệu quảhơn và thu hút nhiều hơn nữa đầu tư nước ngoài Vị tổng thống 67 tuổi này tuyên bố
sẽ cách tân nền kinh tế theo hướng thân thiện với thị trường, nâng cao đời sống củangười dân bằng cách tạo ra 3 triệu việc làm mới và cải cách giáo dục, giảm thuế,khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài, tinh giản bộ máy công quyền (giảm từ 18
bộ xuống còn 15 bộ, cắt giảm 10% chi tiêu của chính phủ) Mặt khác, Lee cũng chobiết ông muốn áp dụng chính sách “cứng rắn một cách linh hoạt” với CHDCNDTriều Tiên, bằng cách sử dụng các khoản viện trợ nhân đạo, viện trợ phát triển, hợptác kinh tế để đổi lấy việc CHDCND Triều Tiên đẩy nhanh cải cách, mở cửa và thựcthi các cam kết giải trừ hạt nhân
Một số nhà phân tích hoài nghi về tính khả thi của “Kế hoạch 747”, nhất làtrong bối cảnh kinh tế thế giới đang có dấu hiệu chững lại Theo tờ báo cáo củaNgân hàng Phát triển Châu Á (SGI), năm 2009, tức trong thời gian lãnh đạo của LeeMyung-bak, chính phủ Hàn Quốc phải chịu một khoản thâm hụt lớn khác để ngănchặn những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Chi tiêuchính phủ tăng mạnh trong khi nguồn thu từ thuế hầu như không thay đổi so vớinăm 2008 Nợ chính phủ tăng mạnh Chi tiêu ngân sách tăng mạnh và sự tập trung
16
Trang 21nhiều vào đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn đã làm dấy lên lo ngại về khả năng phân
bổ nguồn lực bị sai lệch Đặc biệt, những người chỉ trích lập luận rằng chính quyềnLee hiện tại có khuynh hướng mở rộng tài khóa mạnh mẽ, điều này có thể dẫn đếnlãng phí tài nguyên Ví dụ, Dự án Khôi phục Bốn con sông, một dự án trị giá hàng tỷ
đô la với các mục tiêu đã nêu là ngăn chặn tình trạng thiếu nước và thúc đẩy du lịch,đang bị nhiều người chỉ trích là không hiệu quả về kinh tế và có hại cho môi trường.Hay sự lãng phí khi đầu tư vào lĩnh vực R&D với dự án đầy tham vọng nhằm xâydựng 14 khu công nghệ được thiết kế như các cụm nghiên cứu công nghiệp và họcthuật
Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng, vài dự án quy mô lớn của Chính phủ
đã tạo công việc ngắn hạn trong khu vực công cho người dân, giảm thất nghiệp vàtăng tiêu dùng cá nhân như Dự án Khôi phục Bốn con sông và dự án xây dựngđường sắt
3.1.1 Các chính sách tài khóa tiêu biểu đối phó với cuộc khủng hoảng 2008
Theo OECD nhận định vào 2010, Phản ứng của chính phủ Hàn Quốc khi GFCxảy ra là kịp thời và toàn diện Nhờ có kinh nghiệm sau cuộc khủng hoảng năm
1997, cũng có một sự khác biệt lớn trong phản ứng chính sách tài khóa Năm 1997,chính phủ ban đầu cắt giảm chi tiêu và tăng thuế trong một nỗ lực sai lầm nhằm cânbằng ngân sách Năm 2008, chính phủ đã sử dụng chính sách tài khóa mở rộng -
ngược chu kỳ, phản ứng kịp thời bằng gói kích thích tài chính lớn nhất trong khu vực OECD
Quy mô của gói kích thích tài khóa trong giai đoạn 2008-2010 ước tính vàokhoảng 59,8 nghìn tỷ won (6,1% GDP năm 2010) theo báo cáo chính thức của BộChiến lược và Tài chính (MOSF), lớn nhất trong các nước OECD và lớn thứ 2 trongnhóm G-20 Nó là kết hợp mở rộng chi tiêu (30,5 nghìn tỷ won) và cắt giảm thuếbao gồm miễn giảm thuế (29,3 nghìn tỷ won) Để mở được gói này, cũng là nhờChính phủ đã có truyền thống cân bằng ngân sách trước đó, tạo điều kiện thuận lợi
để đối phó với cuộc khủng hoảng
17
Trang 22Khảo sát kinh tế của OECD 2010 cũng nhận định rằng gói kích thích tài chínhlớn của Hàn Quốc được kích hoạt có thể liên quan đến một số lý do sau đây: Thứ nhất, do sự hạn chế về tính linh hoạt trong chính sách tiền tệ và kinhnghiệm từ cuộc khủng hoảng châu Á 1997-1998, Chính phủ nhận định chính sáchtài khóa nên đóng vai trò lớn hơn trong việc ổn định nền kinh tế
Thứ hai, chính sách tài khóa có độ trễ bên ngoài tương đối ngắn Độ trễ bêntrong dài của chính sách tài khóa có thể được giảm bớt thông qua việc thực hiệnngân sách bổ sung và chi trả trước Hai biện pháp này đặc biệt hữu ích ở Hàn Quốc
Từ năm 1990, chỉ có hai năm 1993 và 2007 là không cấp bổ sung ngân sách Năm
1991, 1998, 1999, 2001 và 2003, mỗi năm có hai ngân sách bổ sung Ngoài ra, tỷ lệthực hiện chi tiêu tài khóa cao tới 84% vào cuối quý 3 năm 2009 Với sự linh hoạttrong việc thực hiện và loại trừ như vậy, một kích thích tài khóa đương nhiên sẽđược các nhà hoạch định chính sách ưa chuộng
Thứ ba, có thể là do chính quyền Lee có khuynh hướng mạnh mẽ đối với cácchính sách bành trướng Ngay từ đầu nhiệm kỳ năm 2008, Tổng thống Lee đã cốgắng thực hiện nhiều kế hoạch cắt giảm thuế và các dự án công cộng quy mô lớn
Rõ ràng, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã cung cấp cơ sở lý luận cho quanđiểm bành trướng của ông
Gói kích thích tài chính của Hàn Quốc đã được Ban Thư ký của OECD thống
kê, ghi chép lại như sau:
18