1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài crafty corner dự án workshop kết hợp kinhdoanh đồ uống

45 58 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Crafty Corner - Dự Án Workshop Kết Hợp Kinh Doanh Đồ Uống
Tác giả Vũ Thị Thu Hằng, Nguyễn Thu Hiền, Nguyễn Mạnh Hiếu, Hà Mai Hoa, Hoàng Trần Diệu Hoài
Người hướng dẫn TS. Cao Thị Hồng Vinh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 6,64 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I. TỔNG QUAN DỰ ÁN (6)
    • 1. Tên dự án (6)
    • 2. Sản phẩm và dịch vụ (6)
    • 3. Hình thức kinh doanh (6)
    • 4. Địa điểm kinh doanh (6)
    • 5. Mục tiêu dự án (6)
  • PHẦN II. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG (8)
    • 1. Tổng quan thị trường workshop làm đồ handmade (8)
    • 2. Nghiên cứu khách hàng (9)
      • 2.1. Phân tích nhân khẩu học và mức độ hiểu biết về dịch vụ workshop làm đồ handmade (9)
      • 2.2. Phân tích mức độ quan tâm và hành vi tiêu dùng dịch vụ Workshop làm đồ (13)
    • 3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh (17)
      • 3.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp (17)
      • 3.2. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp (18)
    • 4. Chiến lược marketing (19)
      • 4.1. Mục tiêu truyền thông (19)
      • 4.2. Đối tượng khách hàng mục tiêu (19)
      • 4.3. Thông điệp định vị (20)
      • 4.4. Chiến lược tiếp cận và thông điệp sử dụng (20)
  • PHẦN III. PHÂN TÍCH TỔ CHỨC (21)
    • 2. Lựa chọn công nghệ và máy móc thiết bị cần cho dự án (28)
    • 3. Dự kiến nhu cầu và nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, lao động (30)
    • 4. Lựa chọn địa điểm đặt dự án (32)
    • 5. Một số trường hợp cần phương án dự phòng (34)
  • PHẦN V. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH (35)
    • 1. Tổng vốn đầu tư (35)
    • 2. Nguồn vốn đầu tư (35)
    • 3. Dự tính doanh thu, chi phí, lợi nhuận (36)
    • 4. Bảng lưu chuyển tiền tệ (36)
    • 5. Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án (37)
  • PHẦN VI. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN TRÊN PHƯƠNG DIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI (38)
    • 1. Đối với kinh tế (38)
    • 2. Đối với xã hội (39)
  • KẾT LUẬN (2)
  • PHỤ LỤC (42)

Nội dung

Một trong những loại hình dịch vụ mới nổi và được nhiều người yêu thích đó làWorkshop làm đồ handmade kết hợp kinh doanh đồ uống.Workshop làm đồ handmade là một hoạt động mang tính giáo

TỔNG QUAN DỰ ÁN

Tên dự án

“Crafty Corner – Dự án Workshop kết hợp kinh doanh đồ uống”

Sản phẩm và dịch vụ

- Hoạt động workshop làm đồ handmade với 3 thể loại chính: làm nến thơm, tranh thêu, tô tượng.

- Kinh doanh các loại đồ uống đa dạng, phục vụ trong quá trình khách hàng tham gia workshop

Hình thức kinh doanh

- Tổ chức các hoạt động làm đồ handmade trực tiếp tại địa điểm kinh doanh.

- Bên cạnh việc tổ chức làm handmade, cung cấp dịch vụ đồ uống tại chỗ theo yêu cầu khách hàng. b, Kinh doanh online

- Xây dựng trang Facebook, Tiktok, Instagram, nhằm thực hiện quảng bá hình ảnh, dịch vụ và thu hút nhiều hơn sự quan tâm của giới trẻ đối với sản phẩm của dự án.

Địa điểm kinh doanh

- Khu vực phố Phùng Khoang, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Mục tiêu dự án

- Dịch vụ chính: Workshop làm đồ handmade (làm nến thơm, tranh thêu, tô tượng)

- Sản phẩm phụ: Đồ uống

 Đối với các loại vật dụng làm đồ handmade: đa dạng các loại mẫu mã, chất liệu sản phẩm tốt, giá cả hợp lý, và đa dạng các nhà cung cấp nhằm dễ dàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

 Đối với đồ uống: nguyên liệu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đa dạng các loại đồ uống.

- Khách hàng mục tiêu: sản phẩm tập trung hướng tới đối tượng học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội Ngoài ra, workshop không giới hạn độ tuổi tham gia cũng như chi phí tham gia không quá cao, từ đó những đối tượng khác như trẻ em, thanh thiếu niên hay trung niên vẫn có thể tham gia.

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

Tổng quan thị trường workshop làm đồ handmade

Tại Hà Nội, thành phố lớn tập trung 8,4 triệu người (chiếm khoảng 8,4% dân số trên cả nước), đi kèm với tốc độ tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số là áp lực từ chi phí sinh hoạt và mức sống cao Theo công bố mới đây của Tổng cục Thống kê, Thủ đô Hà Nội là nơi có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất cả nước, các vị trí tiếp theo là Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh Chính vì vậy, bên cạnh những nhu cầu cơ bản như ăn uống và sinh hoạt, con người có nhu cầu ngày càng tăng về các hình thức thư giãn, giải trí ngoài giờ học tập và làm việc.

Là hình thức mới được du nhập vào Việt Nam không lâu, mô hình workshop ngày càng đa dạng và phát triển mạnh mẽ, đón nhận nhiều sự quan tâm của mọi người Bên cạnh các workshop về đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, các buổi workshop được tổ chức với nhiều hoạt động riêng biệt dành cho người tham gia đang thu hút lượng lớn các bạn trẻ. Mỗi hoạt động đều mang đến những trải nghiệm mới mẻ, các kỹ năng thực tế và người tham gia sẽ có thành quả mang về sau buổi workshop

Thêm vào đó, ở Hà Nội, xu hướng sử dụng đồ handmade đã xuất hiện từ khá lâu, khởi nguồn cách đây khoảng 3, 4 năm khi những shop trang sức handmade đầu tiên của

Hà Nội ra đời như Memory và S-Decor Cho đến ngày nay, làm đồ handmade đang dần trở thành “xu hướng” trên thị trường, đặc biệt đối với giới trẻ Việc làm đồ handmade không chỉ dừng lại ở trang sức mà ngày một đa dạng hơn, có thể kể đến là làm nến thơm, tô tượng, thêu tranh, Quá trình sáng tạo ra một món đồ handmade đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của mỗi người Các sản phẩm handmade được làm ra mang đậm tính độc đáo, không đụng hàng, lạ mắt, thể hiện được tâm huyết, tình cảm của người làm ra sản phẩm và thể hiện cá tính, cái tôi khác biệt của người sở hữu món đồ.

Hiện nay, workshop làm đồ handmade đang dần trở nên phổ biến hơn bởi thay vì đắm chìm trong thế giới của smartphone, Internet, mạng xã hội, mọi người ngày càng ưa thích trải nghiệm những bộ môn nghệ thuật, thủ công, được tự tay làm nên các sản phẩm handmade của chính mình Phần lớn các bạn trẻ còn coi việc sáng tạo đồ handmade như một liệu pháp chữa lành, nuôi dưỡng và phát triển sức khỏe tinh thần Bên cạnh đó, đối

Kinh tế đầu tư - Lecture notes 1

Tiểu luận kinh tế đầu tư - Dự án quán cà…

Tiểu-luận-KTE311.1 Đánh giá quá trình…

Dau-tu-quoc-te tran-thanh-phuong…

Kinh tế đầu tư None

2 với những người trẻ tuổi hiện nay, việc tự làm và tặng những món quà handmade chính là cách để họ gửi gắm tình cảm của mình đến người nhận Hơn nữa, có nhiều bạn trẻ muốn tự mình làm ra những sản phẩm handmade nhưng lại không đủ khả năng, điều này tạo cơ hội cho các workshop trải nghiệm ra đời Tại đây, mọi người sẽ có không gian chung để cùng nhau làm nên những sản phẩm handmade của riêng mình, đồng thời nhận được sự trợ giúp trực tiếp đến từ chuyên gia.

Chính vì lý do kể trên mà trong những năm gần đây, các buổi workshop trải nghiệm đồ handmade dù còn là một sân chơi khá mới mẻ, thế nhưng đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo người tham dự.

Nghiên cứu khách hàng

Để nghiên cứu hành vi khách hàng, nhóm đã thực hiện khảo sát với nội dung cụ thể như sau:

● Đối tượng khảo sát: tập trung vào học sinh, sinh viên

● Mục đích khảo sát: thu thập thông tin nhân khẩu học, hành vi và sự quan tâm đến dịch vụ workshop kết hợp đồ uống

2.1 Phân tích nhân khẩu học và mức độ hiểu biết về dịch vụ workshop làm đồ handmade

Biểu đồ 1: Giới tính của mẫu khảo sát

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Biểu đồ 2: Độ tuổi của mẫu khảo sát

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Biểu đồ 3: Mức thu nhập hàng tháng của mẫu khảo sát

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Thông qua việc đánh giá và phân tích bảng hỏi, có thể thấy số người tham gia khảo sát chia đều ở cả nam và nữ với tỉ lệ lần lượt là 40,2% và 59,1% Phần lớn mẫu khảo sát đang ở độ tuổi 18 - 25 tuổi (75,8%) và theo sau đó là 14,4% số người tham gia dưới 18 tuổi Về mức thu nhập trung bình mỗi tháng, khoảng 58,4% người được hỏi chưa có thu nhập ổn định hoặc có mức thu nhập từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng Lí do là bởi họ chủ yếu là học sinh, sinh viên chưa có công việc ổn định, còn phụ thuộc và trợ cấp của gia đình Trong đó, hơn ⅓ số người được hỏi đã có thu nhập nhỏ nhưng ổn định hàng tháng, đây có thể là các bạn sinh viên vừa học đi làm thêm part-time Đối với nhóm khách hàng này, việc đặt ra mức giá hợp lý là điều hết sức quan trọng Bên cạnh đó, với những khách hàng có thu nhập cao hơn, 22,7% mẫu khảo sát có thu nhập từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, CRAFTY CORNER có thể đặt một mức giá cao hơn nhưng đi kèm với nhiều dịch vụ hơn.

Biểu đồ 4: Mức độ hiểu biết của mẫu khảo sát về dịch vụ Workshop làm đồ handmade

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Biểu đồ 5: Các kênh thông tin để mẫu khảo sát tìm hiểu dịch vụ Workshop làm đồ handmade

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Phần lớn (84,9%) mọi người đều biết đến dịch vụ Workshop làm đồ handmade nhưng trong số đó có 44,7% chưa có hiểu biết rõ về loại hình dịch vụ này Lí do là mô hình workshop mới du nhập vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây nên chưa tiếp cận được hết các đối tượng khách hàng Từ đây, ta có thể thấy CRAFTY CORNER cần đưa ra các chiến dịch truyền thông, marketing phù hợp với nhu cầu, tâm lý khách hàng mục tiêu để thu hút được tối đa sự quan tâm của họ

Bên cạnh đó, 77,3% số người được hỏi (102 mẫu khảo sát) trả lời rằng họ biết đến dịch vụ Workshop làm đồ handmade qua quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội.Thông qua bài review tích cực trên mạng xã hội (56,1%) hay được bạn bè, người thân giới thiệu (50,8%) là các kênh thông tin đa dạng khác để người dùng tìm hiểu về dịch vụ này Qua đây, nhóm dự án cần xây dựng kế hoạch truyền thông cụ thể, chi tiết với những bài đăng sáng tạo, ấn tượng nhằm thu hút được sự quan tâm, tăng độ nhận diện của khách hàng đối với mô hình Workshop làm đồ handmade nói chung và CRAFTY CORNER nói riêng.

2.2 Phân tích mức độ quan tâm và hành vi tiêu dùng dịch vụ Workshop làm đồ handmade kết hợp đồ uống

Biểu đồ 6: Mức độ quan tâm của mẫu khảo sát đối với việc làm đồ handmade

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Dựa trên khảo sát đối với 132 mẫu, chỉ có 4,5% trong số đó không quan tâm đến dịch vụ này, chủ yếu là nằm ở các bạn có giới tính nam Tuy nhiên, 61,4% người được hỏi có mối quan tâm nhất định đối với việc làm đồ handmade Thường những mẫu khảo sát trả lời rằng họ làm đồ handmade như một cách để giải tỏa căng thẳng, dành thời gian riêng cho bản thân hay để có trải nghiệm mới mẻ Bên cạnh đó, họ không chỉ làm đồ handmade cho bản thân mà còn sử dụng chúng như món quà để tặng người thân và bạn bè Những món đồ handmade được đánh giá là mang đậm tính cá nhân, độc đáo và chứa đựng nhiều tình cảm, tâm huyết của người làm

Biểu đồ 7: Đánh giá của mẫu khảo sát về mức độ cần thiết của việc cung cấp đồ uống trong quá trình làm Workshop

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Dựa trờn kết quả của khảo sỏt, hơn ẵ lượng người được hỏi (57,6%) cho rằng nờn kèm theo dịch vụ cung cấp đồ uống trong quá trình làm Workshop Lý giải cho đánh giá này, khách hàng cho rằng quá trình tự làm đồ handmade như nến thơm, tô tượng, thêu tranh, tương đối lâu, bởi vậy mà nên có dịch vụ đồ uống như một cách để người trải nghiệm Workshop có thêm năng lượng trong khoảng thời gian dài này Tuy nhiên, vẫn có 5,3% người được hỏi cho rằng điều này là không cần thiết Chính vì vậy, CRAFTY CORNER cung cấp hai dịch vụ trong Workshop một cách riêng biệt, khách hàng có thể vừa trải nghiệm làm đồ handmade kết hợp đồ uống hoặc chỉ đến trải nghiệm làm nến thơm, tô tượng, thêu tranh,

Biểu đồ 8: Mức giá mẫu khảo sát sẵn sàng chi trả cho dịch vụ Workshop làm đồ handmade

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Sau khi có những con số thống kê dựa trên bảng khảo sát, nhóm dự án nhận thấy phần lớn khách hàng (65,9%) sẵn sàng chi trả mức giá từ 150.000 đồng đổ xuống cho một buổi Workshop làm đồ handmade Dựa trên khảo giá này, nhóm đưa ra được mức giá hợp lý cho đối tượng khách hàng mục tiêu là các bạn học sinh, sinh viên từ 18 - 25 tuổi. Bên cạnh đó, một phần không nhỏ đối tượng được hỏi (26,5%) sẵn sàng trả từ 150.000 - 200.000 đồng, bởi họ thuộc nhóm các bạn sinh viên đã có công việc part-time và mức thu nhập ổn định hàng tháng.

Biểu đồ 9: Mức giá mẫu khảo sát sẵn sàng chi trả cho dịch vụ cung cấp đồ uống trong Workshop làm đồ handmade

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp Đi kèm với dịch vụ Workshop làm đồ handmade, dịch vụ cung cấp đồ uống cũng được nhóm tiến hành nghiên cứu, khảo giá để có thể đưa ra mức giá phù hợp cho khách hàng của mình Dựa trên kết quả nghiên cứu, 50,8% mẫu khảo sát cho rằng mức giá từ 15.000 - 20.000 đồng là hợp lý cho dịch vụ nước uống trong quá trình làm Workshop. Một phần không nhỏ người được hỏi (23,5%) lựa chọn mức giá nhỉnh hơn một chút, từ 20.000 - 30.000 đồng cho một đồ uống Có thể thấy, hơn 70% người tham gia khảo sát đều lựa chọn mức giá tầm trung, rẻ hơn so với các quán cà phê thông thường trên địa bàn thành phố Hà Nội Đây cũng là mục đích kinh doanh của CRAFTY CORNER, khi chúng tôi hướng mối quan tâm đến dịch vụ Workshop làm đồ handmade là chủ yếu và kinh doanh đồ uống là một phần nhỏ để góp phần tăng thêm doanh thu cho dự án.

Biểu đồ 10: Các yếu tố khi lựa chọn dịch vụ Workshop kết hợp đồ uống

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Khảo sát sâu hơn về các tiêu chí người dùng quan tâm khi lựa chọn dịch vụWorkshop làm đồ handmade kết hợp đồ uống, nhóm dự án nhận thấy rằng, phần đông người được hỏi không quá quan tâm đến địa điểm mà đặc biệt quan tâm đến các yếu tố như chất lượng phục vụ (79% người được hỏi đánh giá là rất quan trọng), nguyên liệu làm đồ handmade đa dạng (77% người được khảo sát cho là rất quan trọng) và cao nhất là tính vệ sinh của không gian làm workshop với tỉ lệ 82% Các yếu tố khác như giá cả, chất lượng đồ uống, thiết kế không gian được đánh giá ở mức quan tâm vừa phải.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

3.1 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Hiện nay, mô hình dịch vụ Workshop làm đồ handmade đang dần phổ biến trên thị trường, trong số đó, CRAFTY CORNER xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp có thể kể đến là Hava Workshop và Tiệm tạp hóa nhà May.

Hava Workshop Tiệm tạp hóa nhà

2022 – nay 2018 – nay Dự kiến tháng 12/2023 Địa bàn hoạt động Hà Nội Hà Nội Hà Nội

Sản phẩm/ dịch vụ cung cấp

Làm thú bông bằng len, tranh thêu, tranh khảm đá, móc khóa từ nhựa

Làm nến thơm, thêu tranh, tô tượng

Thời gian làm workshop khoảng 3 tiếng 30 phút - 3 tiếng Không giới hạn thời gian

Giá cả 399,000 đồng/vé (Đã bao gồm đồ uống, phí học cụ sử dụng

=> Trung bình: 150.000/lượt (Đã bao gồm đồ uống, không giới hạn thời gian và có nhân viên thiết kế hỗ trợ trực tiếp)

Nhìn vào bảng so sánh trên, nhóm dự án nhận thấy lợi thế cạnh tranh của CRAFTY CORNER là giá thành rẻ hơn so với các đối thủ khác Đối với Hava Workshop, chi phí gần 400.000 đồng cho dịch vụ workshop kéo dài khoảng 3 tiếng (đã bao gồm đồ uống, phí học cụ sử dụng tại chỗ và thành phẩm mang về) chưa thật sự phù hợp với các bạn học sinh, sinh viên chưa đi làm, còn phù thuộc tài chính vào bố mẹ Với mức giá đó, các bạn sinh viên có thu nhập vừa phải mỗi tháng thông qua công việc part-time cũng cần cân nhắc, đắn đo trước khi chi trả cho dịch vụ Workshop này Tiệm tạp hóa nhà May có thể được coi là đối thủ mạnh của CRAFTY CORNER khi đã kinh doanh trên thị trường gần

5 năm, đối tượng khách hàng trải đều từ trẻ em 3 tuổi đến người lớn, chắc chắn họ đã có một lượng khách hàng trung thành nhất định Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nhóm dự án, Tiệm tạp hóa nhà May chưa cung cấp dịch vụ đồ uống đi kèm Vậy nên, điều này có thể được coi là lợi thế của CRAFTY CORNER khi có sự sáng tạo trong việc cung cấp đồ uống giữa các buổi Workshop.

3.2 Đối thủ cạnh tranh gián tiếp

Ngoài những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, CRAFTY CORNER còn có những đối thủ cạnh tranh gián tiếp Đó là những quán cà phê tích hợp một vài dịch vụ làm đồ handmade như tô tượng, vẽ tranh cát, Lợi thế của CRAFTY CORNER là sự đa dạng về các dịch vụ handmade: làm nến thơm, tô tượng, thêu tranh, nhưng chất lượng đồ uống cũng cần được đặc biệt quan tâm để giữ chân khách hàng và tạo được lợi thế lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh gián tiếp.

Chiến lược marketing

Trong ngắn hạn, CRAFTY CORNER đặt mục tiêu tăng độ nhận diện của thương hiệu và gia tăng nhu cầu của khách hàng về dịch vụ Workshop làm đồ handmade kết hợp đồ uống Như đã phân tích ở trên, đa số mọi người đã biết đến nhưng còn chưa hiểu rõ về loại hình dịch vụ này Chính vì vậy, trong ngắn hạn, CRAFTY CORNER cần thu hút sự quan tâm, gia tăng nhu cầu và định vị thương hiệu trong mắt khách hàng

Trong dài hạn, CRAFTY CORNER hướng tới mục tiêu giúp các bạn trẻ nhận thức được những lợi ích, tác động tích cực của việc làm và sử dụng đồ handmade tới việc giảm áp lực từ xã hội đối với người trẻ, đồng thời góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường sinh sống xung quanh.

4.2 Đối tượng khách hàng mục tiêu

- Thu nhập: Đa dạng từ những người có thu nhập 0

Chỉ số doanh lợi (PI) PI = 5,14 > 1

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) IRR = 105,28% > 10%

Dựa trên các chỉ dố của dự án có thể thấy đây là một dự án có hiệu quả tài chính tốt, có tiềm năng để đầu tư.

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN TRÊN PHƯƠNG DIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

Đối với kinh tế

a Bảng đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng năm trong giai đoạn kinh doanh 5 năm:

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Thuế môn bài (triệu VNĐ) 0,5 0,5 1 1 1

Tổng cộng 96,5388 112,7388 130,2488 147,1093 170,8628 b Về lao động:

Mô hình kinh doanh của nhóm cung cấp việc làm cho 15 người liên quan trực tiếp và gián tiếp tới các dịch vụ ăn uống, chăm sóc khách hàng, quản lý kênh truyền thông, pha chế, c Về lợi ích với khách hàng:

Công ty cung cấp dịch vụ cho các khách hàng có xu hướng thích tụ tập, ăn uống, làm đồ cùng bạn bè tại phố Phùng Khoang và các khu vực lân cận, cho các bạn nơi thỏa sức sáng tạo, tạo nên những sản phẩm bằng chính đôi bàn tay mình, vui chơi cùng bạn bè…

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN