1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ pháp luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại việt nam

82 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Áp Dụng Đối Với Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế Tại Việt Nam
Tác giả Hoàng Tân Hội
Người hướng dẫn TS. Vũ Văn Mộc
Trường học Trường Đại Học Thành Đông
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hải Dương
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 553,87 KB

Nội dung

Nguyễn Bá Bình với công trình nghiên cứu đã được công bố năm2018 như: “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, vài suy nghĩ về nội hàm kháiniệm cũng như việc xác định tính hợp pháp của Hợp đồ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨHOÀNG TÂN HỘI

PHÁP LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN

HÀNG HÓA QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Trang 2

Hải DươngHẢI DƯƠNG, – tháng 01 năm 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG

-LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHÁP LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN

HÀNG HÓA QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số ngành: 8380107

Học viên: Hoàng Tân Hội

Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Văn Mộc

2

Trang 3

HẢI DƯƠNG, 2023

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, toàn bộ nộidung và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, nếu có gì sai sót tôixin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hải Dương, ngày 25 tháng 5 năm 2023

Học viên

Hoàng Tân Hội

3

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CISG : Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

HĐMBHHQT : Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

WTO : Tổ chức thương mại thế giới

INCOTERMS : Các điều kiện thương mại quốc tế

UCP : Các Tập quán và Thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ

PICC : Những nguyên tắc của hợp đồng thương mại quốc tế

4

Trang 5

THIẾU MỤC LỤC

5

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam đã và đangtham gia sâu sắc vào quá trình toàn cầu hóa, ngày càng chủ động hội nhập mạnh

mẽ, tích cực và sâu rộng vào dòng chảy của nền kinh tế khu vực và thế giới Saugiai đoạn mở cửa theo chiều rộng bằng việc gia nhập và thực thi các cam kếttrong khuôn khổ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã tích cực, chủ động bước sang giaiđoạn hội nhập theo chiều sâu với việc đàm phán, ký kết và thực thi các hiệp địnhthương mại tự do (FTA) Tính tới thời điểm 12/2021, Việt Nam đã ký kết tổngcộng 15 FTA, nổi bật là 03 FTA thế hệ mới bao gồm Hiệp định thương mại tự

do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện

và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàndiện Khu vực (RCEP)

Trong các FTA mà Việt Nam đã ký kết, vấn đề mua bán hàng hóa là mộttrong những nội dung quan trọng nhất Bên cạnh đó, trong thời điểm toàn cầuhóa và hợp tác kinh tế quốc tế đang có xu hướng khôi phục mạnh mẽ để khắcphục những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, mua bán hàng hóa quốc tế đã vàđang trở thành một trong những hoạt động phổ biến của các chủ thể kinh doanh

ở mọi quốc gia trong đó có Việt Nam Chính vì điều đó, pháp luật về hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế trở nên ngày càng quan trọng để điều chỉnh hành vicủa các chủ thể kinh doanh, đặc biệt là trong hoạt động xuất nhập khẩu

Trước đó, ngày 24/11/2015 Việt Nam, sau một thời gian chuẩn bị lâu dài,

đã gia nhập Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế (CISG), và vào ngày 01/01/2017 đã chính thức trở thành thànhviên của Công ước này Việc gia nhập CISG đánh dấu một mốc mới trong quátrình tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương về thương mại, tăng cườngmức độ hội nhập của Việt Nam, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật ViệtNam về mua bán hàng hóa quốc tế và cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nammột khung pháp lý hiện đại, công bằng và linh hoạt để thực hiện hợp đồng mua

1

Trang 7

bán hàng hóa quốc tế

Trong các vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, luật ápdụng là một trong những vấn đề nổi bật nhất và dễ gây tranh chấp nhất Sự khókhăn của các bên trong việc tìm hiểu hệ thống pháp luật của nhau do có sự khácnhau về môi trường kinh doanh, phong tục tập quán và khoảng cách địa lý đãkhiến cho vấn đề này là một trong những vấn đề thường phát sinh bất đồng vàtranh chấp Trong bối cảnh này, tác giả đã chọn đề tài: “Pháp luật áp dụng đốivới Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc

sĩ luật học

2 Tình hình nghiên cứu

Việc nghiên cứu về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và luật áp dụngcho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã được nhiều nhà khoa học quan tâm,nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau, ở những phương diện khác nhau

2.1 Sách

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế và luật áp dụng cho hợp đồng mua ban hàng hóa quốc tế như: NguyễnThị Dung (chủ biên): “Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư -Những vấn đề pháp lí cơ bản”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2018; Nguyễn Như Phát(đồng tác giả): “Luật kinh tế Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, 2012”; NguyễnThị Khế (chủ biên): “Luật thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại”,Nxb Tài chính, Hà Nội, 2017; Trường Đại học Luật Hà Nội: “Giáo trình luậtdân sự Việt Nam”, tập 1 (tr 137 - 297), tập 2 (tr 5 - 235), Nxb CAND, Hà Nội,2015

2.2 Luận án, luận văn, tạp chí

- Xung quanh vấn đề “Luật áp dụng trong HĐMBHHQT”có rất nhiềucông trình nghiên cứu đã được công bố Mỗi một công trình tập trung nghiên cứu

ở những khía cạnh khác nhau Cụ thể:

PGS.TS Nông Quốc Bình với một số công trình nghiên cứu đã công bốtrên các tạp chí chuyên ngành như: “Phạm vi áp dụng và không áp dụng củaCông ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”;“Sự mềm dẻotrong một số điều khoản của Công ước Viên năm 1980 về Hợp đồng mua bán

2

Trang 8

hàng hóa quốc tế” đăng trên Tạp chí Luật học số 04/2015 hay “Xác định phápluật áp dụng điều chỉnh Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - một số vấn đề lýluận và thực tiễn.”

PGS.TS Nguyễn Minh Hằng với một số công trình như: “Giải quyết Hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế” trên tạp chí diễn đàn Doanh nghiệp năm 2017;

“Sửa đổi Điều 769 BLDS 2005” hay “Việt Nam và việc gia nhập Công ước Viênnăm 1980”

PGS.TS Nguyễn Bá Bình với công trình nghiên cứu đã được công bố năm

2018 như: “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, vài suy nghĩ về nội hàm kháiniệm cũng như việc xác định tính hợp pháp của Hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế” và một số bài viết liên quan đăng trên trang web:nguyenbabinh.blogspot.com

Tiến sĩ Bùi Thị Thu với bài viết “Một số vấn đề về chọn Luật áp dụng đốivới Hợp đồng thương mại quốc tế theo Công ước Rome 1980 về luật áp dụng đốivới nghĩa vụ hợp đồng” đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật

Tiến sĩ Bành Quốc Tuấn với bài viết như: “Thỏa thuận luật áp dụng đốivới Hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài”

Luận án tiến sĩ luật học của Lê Hoàng Oanh, “Hoàn thiện pháp luậtthương mại hàng hoá ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”,Trường Đại học Luật Hà Nội, 2014;

Luận văn thạc sỹ luật học của Vũ Thị Hòa Như, “Rủi ro pháp ý trong đàmphán, soạn thảo và ký kết hợp đồng thương mại”, Trường Đại học luật Hà Nội,

Bằng việc phân tích và nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam

và pháp luật quốc tế, mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ một số vấn đề cơbản trong các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế vềluật áp dụng cho HĐMBHHQT, phân tích những vướng mắc còn tồn tại của

3

Trang 9

pháp luật Việt Nam cũng như thực tiễn lựa chọn luật áp dụng của các bên thamgia hợp đồng và các cơ quan giải quyết tranh chấp Từ đó đưa ra khuyến nghịcũng như phương hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi phápluật áp dụng đối với HĐMBHHQT.

3.2 Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu các vấn đề cơ bản của HĐMBHHQT và luật áp dụng trongHĐMBHHQT- phân tích, lập luận, đánh giá các quy định của pháp luật ViệtNam và so sánh với các quy định trong các điều ước quốc tế và pháp luật một sốquốc gia trên thế giới Từ đó chỉ ra những vướng mắc còn tồn tại của pháp luậtViệt Nam đối với vấn đề luật áp dụng cho HĐMBHHQT

- Đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp thực tế nhằmnâng cao hiệu quả lựa chọn luật áp dụng cho HĐMBHHQT

3.3 Câu hỏi nghiên cứu

1 Các vấn đề cơ bản của HĐMBHHQT và luật áp dụng đối vớiHĐMBHHQT là gì?

2 Quy định của pháp luật Việt Nam và so sánh với các quy định trong cácđiều ước quốc tế và pháp luật một số quốc gia trên thế giới về vấn đề luật áp dụngđối với HĐMBHHQT là gì?

3 Những vướng mắc còn tồn tại của Pháp luật Việt Nam là gì?

4 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp thực tế nhằm nâng cao hiệu quả lựa chọn luật áp dụng cho HĐMBHHQT là gì?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu những vấn đề lý luận về luật ápdụng đối với Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; nội dung của pháp luậtđiều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; thực tiễn pháp luật áp dụngđối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; hạn chế, bất cập và nguyên nhâncủa những bất cập, hạn chế trong quá trình thực thi pháp luật điều chỉnh hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

a) Để đạt được mục đích trên, phạm vi nghiên cứu về nội dung được xác

4

Trang 10

định trên những khía cạnh sau:

- Nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế, trong đó tập trung nghiên cứu về đặc trưng pháp lý của hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế,

- Luận văn phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về HĐMBHHQT và đivào phân tích, đánh giá các quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn

5 Nội dung và Phương pháp nghiên cứu

5.1 Nội dung nghiên cứu và chỉ tiêu khảo sát

5.1.1 Nội dung nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế; thực tiễn về luật áp dụng đối với HĐMBHHQT tại Việt Nam.Trên cơ sở đó, đề xuất yêu cầu, giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán hànghóa quốc tế ở Việt Nam

5.1.2 Chỉ tiêu khảo sát

- Khảo sát các doanh nghiệp Việt Nam: 20 doanh nghiệp

- Khảo sát các cơ quan quản lý thực hiện pháp luật đối với hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế gồm 5 cán bộ thuộc bộ Công thương, 10 cán bộ thuộc SởCông thương tỉnh Cao Bằng, 10 cán bộ thuộc Phòng công thương các huyện

5

Trang 11

thuộc tỉnh Cao Bằng, đặc biệt là các huyện có cửa khẩu và các Chi cục Hải quangồm: Chi cục Hải quan cửa khẩu Tà Lùng; Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh;Chi cục Hải quan cửa khẩu Sóc Giang; Chi cục Hải quan cửa khẩu Pò Peo; Chicục Hải quan cửa khẩu Lý Vạn.

5.2 Phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin số liệu

Luận văn dựa trên nền tảng lý luận là các nguyên tắc và phương pháp luậncủa chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm củaĐảng và Nhà nước ta hiện nay Ngoài ra tác giả còn kết hợp các phương phápnghiên cứu khoa học cơ bản như phương pháp tổng hợp, phân tích; phương phápluật học so sánh, đánh giá khi nghiên cứu thực tiễn pháp luật về hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam để tìm ra những hạn chế và những nguyênnhân Trên cơ sở đó, đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn Pháp luật vềhợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam

5.2.1 Chọn mẫu

- Khảo sát các doanh nghiệp Việt Nam: 20 doanh nghiệp

- Khảo sát các cơ quan quản lý thực hiện pháp luật đối với hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế gồm 5 cán bộ thuộc bộ Công thương, 10 cán bộ thuộc

Sở Công thương tỉnh Cao Bằng, 10 cán bộ thuộc Phòng công thương cáchuyện thuộc tỉnh Cao Bằng, đặc biệt là các huyện có cửa khẩu và các Chi cụcHải quan gồm: Chi cục Hải quan cửa khẩu Tà Lùng; Chi cục Hải quan cửakhẩu Trà Lĩnh; Chi cục Hải quan cửa khẩu Sóc Giang; Chi cục Hải quan cửakhẩu Pò Peo; Chi cục Hải quan cửa khẩu Lý Vạn

5.2.2 Công cụ nghiên cứu

Công cụ nghiên cứu của luận văn là máy tính, các phương tiện như ô tô, xemáy, giấy bút để ghi chép, máy ghi âm phỏng vấn

5.2.3 Thu thập thông tin, số liệu

a) Dữ liệu thứ cấp

Luận văn sử dụng dữ liệu từ web của bộ công thương, sở công thương cáctỉnh, các báo cáo của phòng chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các huyện thuộctỉnh Cao Bằng

b) Dữ liệu sơ cấp

6

Trang 12

Luận văn thu thập dữ liệu sơ cấp từ các kết quả điều tra khảo sát khi tác giảxây dựng bảng hỏi, bảng phỏng vấn các chuyên gia, các cơ quan quản lý, cácdoanh nghiệp

5.3 Xử lý và phân tích số liệu

Tác giả sử dụng công cụ Excel để xử lý và phân tích số liệu kết quảnghiên cứu dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để tính toán kết quả khảo sát của các bảnghỏi và bảng phỏng vấn các đối tượng cần thu thập

6 Kết cấu luận văn

Bố cục của luận văn bao gồm: ngoài phần lời mở đầu, kết luận, mục lục,danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm bachương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Chương 2: Thực trạng thi hành pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế tại Việt Nam

Chương 3: Những yêu cầu, giải pháp hoàn thiện các quy định của phápluật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam và nâng cao hiệu quả ápdụng tại Việt Nam

7

Trang 13

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

1.1 Khái niệm về HĐMBHHQT

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại

1.1.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hoặcchấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự, hình thành trong nhiều lĩnh vực đa dạng củađời sống xã hội bao gồm dân sự, lao động, thương mại… Mỗi loại hợp đồngtrong từng lĩnh vực có những đặc điểm riêng, do đó được điều chỉnh bởi nhữngquy định riêng Các chủ thể tham gia hợp đồng có thể là cá nhân, pháp nhânhoặc các loại chủ thể khác (quỹ đầu tư, tổ chức) Khách thể của hợp đồng chính

là đối tượng của hợp đồng, có thể là tài sản, hàng hoá hoặc dịch vụ Nguyên tắcquan trọng nhất của hợp đồng và được pháp luật bảo vệ là nguyên tắc tự do thoảthuận, bình đẳng và thiện chí trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng, khôngphân biệt mục đích của hợp đồng là kinh doanh thu lợi nhuận hay nhằm phục vụcho tiêu dùng Dựa trên nguyên tắc đó, một hệ thống các quy tắc pháp lý đã đượcxây dựng và trở thành luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng

Theo quy định của pháp luật hiện hành, để hợp đồng có hiệu lực cácđiều kiện về hiệu lực của giao dịch dân sự theo Điều 117 Bộ luật Dân sự

2015 phải được đáp ứng Chỉ những giao dịch hợp pháp mới làm phát sinhquyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia giao dịch

Quan hệ mua bán hàng hóa được xác lập và thực hiện thông qua hình thứcpháp lý là hợp đồng mua bán hàng hóa Căn cứ theo định nghĩa về “hợp đồngmua bán tài sản” được quy định tại Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 và định nghĩa

về “mua bán hàng hóa” tại Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, có thể đưa rađịnh nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa trong lĩnh vực thương mại như sau:

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc

Trang 14

chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán, theo đó bên bán cónghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua; bên mua thựchiện việc thanh toán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa từ bên bán.

1.1.1.2 Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại

Hợp đồng mua bán hàng hóa trong lĩnh vực thương mại mang tính chất củamột hợp đồng dân dự Tuy nhiên, xuất phát từ đặc điểm là một hoạt động thươngmại, các đặc điểm về chủ thể, hình thức hay nội dung củahợp đồng mua bán hànghóa trong lĩnh vực thương mại có những đặc điểm đặc thù so với hợp đồng muabán hàng hóa mang tính chất dân sự (không nhằm mục đích lợi nhuận)

Thứ nhất, về chủ thể, hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các

chủ thể chủ yếu là thương nhân Đây cũng là điểm khác biệt với các chủ thể tronghợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất dân sự, bao gồm tất cả các cá nhân, tổchức có năng lực pháp luật dân sự Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 LuậtThương mại 2005: “Thương nhân bạo gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợppháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng

ký kinh doanh”

Thứ hai, về đối tượng của hợp đồng Hợp đồng mua bán hàng hóa có đối

trong là hàng hóa Hiểu theo nghĩa thông thường, hàng hóa là sản phẩm lao độngcủa con người, được tạo ra nhầm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người.Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng phải là hàng hóa được phép lưu thông trênthị trường Hàng hóa được chia thành nhiều loại khác nhau theo nhiều tiêu chíkhác nhau: tài hữu hình, tài sản vô hình hoặc các quyền về tài sản Theo phápluật thương mại của đa số các nước và trong nhiều điều nước quốc tế (như Hiệpđịnh Chung về Thuế Quan và Thương mại (GATT) của WTO, Hiệp định Thànhlập Khối Thị trường Chung Châu Âu, CISG ), hàng hóa là đối tượng của hoạtđộng mua bán thương mại được hiểu là tài sản có hai thuộc tính cơ bản là: (i) Cóthể đưa vào lưu thông và (i) Có tính chất thương mại (không nhằm mục đích tiêudùng) Chẳng hạn, CISG đã loại trừ không áp dụng đối với việc mua bán một sốloại hàng hóa như: các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình; cổ phiếu, cổ phần,tiền tệ, tàu thủy, máy bay, tàu chạy trên đệm không khí, điện năng

Ở Việt Nam, theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005thì hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong

Trang 15

tương lai và những vật gắn liền với đất đai

Thứ ba, về nội dung, hợp đồng mua bán hàng hóa thể hiện quyền và nghĩa

vụ của các bên trong quan hệ mua bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng,chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền; còn bên mua có nghĩa

vu nhân hàng hóa và trả tiền cho bên bán Hành vi mua bán của các bên trong hợpđồng mua bán hàng hóa có tính chất hành vi thương mại Mục đích thông thườngcủa các bên là lợi nhuận Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là thỏathuận về việc mua bán hàng hóa ở hiện tại hoặc mua bán hàng hóa ở một thờiđiểm nào đó trong tương lai

1.1.2 Khái niệm HĐMBHHQT

HĐMBHHQT là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặcchấm dứt quyền và nghĩa vụ mua bán hàng hóa quốc tế HĐMBHHQT phải đảmbảo cần và đủ hai yếu tố: thứ nhất, đây là hợp đồng mua bán hàng hóa trong lĩnhvực thương mại và thứ hai, hợp đồng này phải có yếu tố “quốc tế” Việc xác địnhyếu tố “quốc tế” của HĐMBHHQT có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn hết sức quantrọng bởi nó gắn liền với việc xác định luật để điều chỉnh quan hệ của các bêntrong hợp đồng Hiện nay, pháp luật mỗi quốc gia, mỗi điều ước quốc tế hay tậpquán quốc tế đều xác định nội hàm tính “quốc tế” của hợp đồng theo những tiêuchuẩn khác nhau Thông thường, các dấu hiệu để xác định tính “quốc tế” của hợpđồng thường là các bên giao kết hợp đồng có quốc tịch khác nhau, nơi cư trú hoặc

có trụ sở chính ở các quốc gia khác nhau, nơi giao kết hoặc nơi thực hiện hợpđồng ở nước ngoài khác với quốc gia mà một trong các bên có quốc tịch…

1.1.2.1 Công ước La Haye 1964 về luật thống nhất về mua bán hàng hóa quốc tế

Điều 1 Phụ lục của Công ước La Haye 1964 về luật thống nhất về mua bánhàng hóa quốc tế quy định:

“Công ước này được áp dụng đối với hợp đồng mua bán các động sản hữu hình giữa các bên có trụ sở thương mại trên lãnh thổ các quốc gia khác nhau trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, hợp đồng liên quan đến động sản hữu hình mà trong thời gian ký kết hợp đồng động sản đó được chuyên chở hoặc sẽ được chuyên chở từ lãnh thổ của quốc gia này đến lãnh thổ của quốc gia khác;

Trang 16

Thứ hai, hành vi chào hàng và hành vi chấp nhận chào hàng được thực hiện trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau;

Thứ ba, việc giao hàng được thực hiện trên lãnh thổ của một quốc gia khác với quốc gia nơi tiến hành hành vi chào hàng hoặc hành vi chấp nhận chào hàng”.

Như vậy theo Công ước Công ước La Haye 1964về luật thống nhất về muabán hàng hóa quốc tế, hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ có tính “quốc tế” khi hợpđồng đó được ký kết giữa các bên có trụ sở tại các quốc gia khác nhau và phảithỏa mãn một trong ba điều kiện quy định ở trên

1.1.2.2 Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Theo Điều 1 của CISG quy định:

“1 Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau:

a Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc,

b Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước này”.

Như vậy, theo CISG, tiêu chí các bên có trụ sở ở các quốc gia khác nhauđược coi là dấu hiệu xác định tính “quốc tế” hay “yếu tố nước ngoài” trong quan

hệ hợp đồng Để phục vụ cho mục đích của Công ước, Điều 10 còn quy định:

“a Nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở thương mại của họ sẽ được coi là trụ sở nào đó có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng đó, có tính tới những tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán được vào bất kỳ lúc nào trước hoặc vào thời điểm hợp đồng

b Nếu một bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ”.

1.1.2.3 Những Nguyên tắc của Hợp đồng thương mại quốc tế (PICC)

Theo “Những nguyên tắc của hợp đồng thương mại quốc tế” của

UNIDROIT - Viện thống nhất Tư pháp quốc tế, một tổ chức quốc tế liên chínhphủ thành lập năm 1929, đặt trụ sở tại Roma, Italia, phần bình luận về lời mở đầu

Trang 17

của PICC (phần bình luận cũng là một phần của bộ nguyên tắc hoàn chỉnh) đã chỉrõ:

“Tính quốc tế của hợp đồng có thể xác định bằng nhiều cách Những cách này được công nhận cả trên phạm vi luật pháp quốc tế và phạm vi luật pháp quốc gia, từ việc căn cứ vào nơi kinh doanh hoặc nơi thường trú của các đối tác cho đến việc áp dụng tới những tiêu chuẩn tổng quát hơn như việc đánh giá hợp đồng

"có quan hệ quan trọng tới nhiều quốc gia", "liên quan đến sự lựa chọn giữa luật của các nước khác nhau", hoặc "có ảnh hưởng đến các quyền lợi trong buôn bán quốc tế

PICC không nhằm bác bỏ bất cứ tiêu chuẩn nào vừa kể trên Tuy nhiên, theo giả định của nguyên tắc này thì quan niệm về các hợp đồng "quốc tế" nên được giải thích theo nghĩa rộng nhất, để loại trừ những trường hợp không liên quan đến các yếu tố quốc tế, ví dụ khi tất cả các yếu tố cơ bản của hợp đồng chỉ liên quan đến một quốc gia cụ thể”.

Như vậy theo PICC, tính “quốc tế” của hợp đồng cần phải được giải thíchtheo nghĩa rộng nhất có thể, chỉ không coi là hợp đồng không có tính quốc tế nếu

nó không có bất kỳ một yếu tố quốc tế nào - nghĩa là tất cả các yếu tố cơ bản củahợp đồng chỉ liên quan đến một quốc gia duy nhất

Như vậy theo pháp luật quốc tế, tiêu chí “lãnh thổ” được coi là căn cứ chủyếu để xác định tính chất “quốc tế” của hợp đồng giữa các bên có “trụ sở thương

mại tại các quốc gia khác nhau” Đối với trường hợp của PICC, nội hàm của tính

“quốc tế” được mở rộng nhất: hợp đồng chỉ được coi là có tính chất nội địa khi nókhông có bất kì yếu tố quốc tế nào

1.1.2.4 Theo pháp luật Việt Nam

Đối với pháp luật Việt Nam, tính chất “quốc tế” hay “yếu tố nước ngoài”của hợp đồng được ghi nhận trong nhiều văn bản và qua nhiều thời kì khác nhau

Trong Quy chế tạm thời số 4794/TN-XNK về hướng dẫn việc ký kết hợpđồng mua bán ngoại thương do Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ban

hành ngày 31/07/1991: “Hợp đồng mua bán ngoại thương là hợp đồng mua bán

có tính chất quốc tế” với ba tính chất sau: thứ nhất, chủ thể của hợp đồng là những pháp nhân có quốc tịch khác nhau; thứ hai, hàng hóa là đối tượng của hợp

Trang 18

đồng được dịch chuyển từ nước này sang nước khác; thứ ba, đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là ngoại tệ đối với một bên hoặc cả hai bên ký kết hợp đồng”.

Đến Luật Thương mại số 58/L-CTN năm 1997, thì xuất hiện tên gọi “hợpđồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài” Điều 80 của Luật Thương

mại năm 1997 quy định: “Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài” Như vậy, tiêu chí để xác định

“yếu tố nước ngoài” chỉ là yếu tố quốc tịch của các bên chủ thể hợp đồng Nhưvậy, Luật Thương mại1997 đã thu hẹp nội hàm khái niệm tính “quốc tế” của hợpđồng Với cách hiểu này, một loạt các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khác

sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại năm 1997 như hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế giữa các thương nhân Việt Nam với nhau nhưng việc

ký kết được tiến hành ở nước ngoài, hợp đồng mua bán hàng hóa giữa thươngnhân nước ngoài với nhau ở Việt Nam

Hiện nay, việc xác định “yếu tố nước ngoài” hay “quốc tế” của quan hệ hợpđồng được xác định theo Khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 Theo quy địnhnày, hợp đồng, dù mang tính chất dân sự hay thương mại, sẽ có “yếu tố nướcngoài” hay “quốc tế” trong ba trường hợp như sau:

a) Hợp đồng có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhânnước ngoài;

b) Hợp đồng mà các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhânViệt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng đó xảy

ra tại nước ngoài;

c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưngđối tượng của hợp đồng đó ở nước ngoài

Ngoài ra, khái niệm về tính “quốc tế” của hợp đồng và các vấn đề pháp lýliên quan đến việc điều chỉnh loại hợp đồng này còn được quy định trong LuậtThương mại 2005, Luật Quản lý ngoại thương năm 2017, Nghị định số69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lýngoại thương (Nghị định 69/2018/NĐ-CP) và Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày15/01/2018 quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương vềhoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán

Trang 19

hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam (Nghị định 09/2018/NĐ-CP) Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý

Ngoại thương năm 2017 thì “Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật

và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Như vậy, theo quy định này thì tiêu chí để xác định “yếu tố nước ngoài”của hợp đồng chỉ là việc hàng hóa là đối tượng của hợp đồng phải được dịchchuyển qua biên giới Với những loại HĐMBHHQT mà hàng hóa không có sựdịch chuyển qua biên giới thì rõ ràng sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật

Thương mại 2005 Tuy nhiên, theo Khoản 3 Điều 4 Luật Thương mại 2005 thì:

“Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự”

Như vậy, đối với những HĐMBHHQT mà hàng hóa là đối tượng của hợp

đồng không được chuyển giao qua biên giới như hợp đồng mua bán hàng hóagiữa một thương nhân Việt Nam với một thương nhân nước ngoài nhưng hànghóa chỉ được dịch chuyển trong lãnh thổ Việt Nam thì hoàn toàn có thể áp dụngcác quy định của Bộ luật Dân sự 2015 đối với hợp đồng có yếu tố nước ngoài đểđiều chỉnh

1.2 Phân loại HĐMBHHQT

a) Căn cứ vào thời gian thực hiện HĐMBHHQT có thể phân loạiHĐMBHHQT thành hợp đồng ngắn hạn và hợp đồng dài hạn Hợp đồng ngắn hạn

(một lần) là loại hợp đồng thường được ký kết trong một thời gian tương đối ngắn

và sau một lần thực hiện thì hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình Ngay khi

đó, quan hệ pháp lý giữa hai bên trong hợp đồng coi như kết thúc Hợp đồng dài

hạn (nhiều lần) là loại hợp đồng thường được thực hiện trong thời gian lâu dài và

trong thời gian đó việc giao hàng được tiến hành làm nhiều lần

b) Căn cứ theo phương thức thực hiện, HĐMBHHQT có thể chia thànhcác loại chính sau: Hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng tạm nhập

- tái xuất, hợp đồng tạm xuất - tái nhập, hợp đồng chuyển khẩu và hợp đồng quá

Trang 20

Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Namhoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vựchải quan riêng theo quy định của pháp luật (Điều 28 Khoản 1 Luật Thương mạinăm 2005)

Nhập khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từnước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khuvực hải quan riêng theo quy định của pháp luật (Điều 28 Khoản 2 Luật Thươngmại năm 2005)

Tạm nhập, tái xuất hàng hoá là việc hàng hoá được đưa từ lãnh thổ nướcngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khuvực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam, có làm thủ tục nhậpkhẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi ViệtNam” (Điều 29 Khoản 1 Luật Thương mại năm 2005)

Tạm xuất, tái nhập hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặcđưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hảiquan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi ViệtNam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam (Điều 29Khoản 2 Luật Thương mại năm 2005)

Chuyển khẩu hàng hoá là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bánsang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tụcnhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam (Điều

30 Khoản 1 Luật Thương mại năm 2005)

Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức,

cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải,lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khácđược thực hiện trong thời gian quá cảnh (Điều 241 Luật Thương mại năm 2005)

Trang 21

ngoài” Đây chính là điểm mấu chốt thể hiện sự khác biệt cơ bản củaHĐMBHHQT so với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước Tính quốc tế củaHĐMBHHQT đã hình thành nên những đặc điểm mang tính chất đặc trưng củaloại hợp đồng này so với các hợp đồng mua bán hàng hóa khác Cụ thể:

1.3.1 Về chủ thể hợp đồng

Chủ thể thường xuyên và chủ yếu của các HĐMBHHQT là các thươngnhân có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau Trụ sở thương mại thường đượchiểu là nơi thường xuyên tiến hành các hoạt động thương mại của thương nhân,hoặc là nơi đặt cơ quan điều hành của thương nhân Tuy nhiên, trên thực tế cótrường hợp thương nhân không có trụ sở thương mại hoặc có nhiều trụ sở thươngmại ở các nước khác nhau Trong trường hợp này, Điều 10 CISG quy định cầnphải chú ý đến trụ sở thương mại liên quan mật thiết đến hợp đồng và việc thựchiện hợp đồng, còn nếu các bên không có trụ sở thương mại thì cần xác định nơithường trú của các bên

1.3.2 Về đối tượng của hợp đồng

Hàng hóa là đối tượng của HĐMBHHQT thường được dịch chuyển quabiên giới Theo pháp luật các nước trên thế giới thì hàng hóa là những động sảnhữu hình Theo pháp luật Việt Nam, chỉ những hàng hóa được phép xuất khẩu,nhập khẩu, không thuộc danh mục cấm lưu thông, cấm xuất khẩu được ban hànhkèm theo Nghị định 12/2006/NĐ-CP ban hành ngày 23/01/2006 quy định chi tiếtthi hành Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản luật chuyên ngành mới cóthể trở thành đối tượng của HĐMBHHQT

Mặt khác, mỗi quốc gia lại có những quy định khác nhau về đối tượnghàng hóa được phép mua bán, căn cứ vào chính sách kinh tế - xã hội, chú trọngphát triển và mục đích bảo hộ sản xuất trong nước và khuyến khích xuất khẩu củatừng nước, và các cam kết quốc tế trong từng thời kỳ cụ thể

Tóm lại, hàng hóa là đối tượng của HĐMBHHQT là động sản hữu hình,

và phải thuộc danh mục được phép mua bán, xuất khẩu – nhập khẩu theo phápluật của nước bên mua và bên bán, không thuộc nhóm hàng hóa bị hạn chế xuấtkhẩu, nhập khẩu được quản lý theo hạn ngạch, hoặc phải đáp ứng các yêu cầu về

kỹ thuật, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm…

1.3.3 Về hình thức của hợp đồng

Trang 22

Theo Điều 24 Luật Thương mại năm 2005, hợp đồng mua bán hàng hóa cóthể được thiết lập dưới hình thức văn bản, lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể Trongnhững trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải thiết lập hợp đồngmua bán hàng hóa bằng hình thức văn bản HĐMBHHQT là một ví dụ về trườnghợp bắt buộc hình thức của hợp đồng mua bán phải bằng văn bản Theo Khoản 2Điều 27 Luật Thương mại 2005, HĐMBHHQT phải được thể hiện dưới hình thứcvăn bản, hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương Các hình thức

có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, hoặc thông điệp dữliệu

1.3.4 Nhiều hệ thống pháp luật áp dụng đối với HĐMBHHQT

Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước chỉ được pháp luật quốc gia điềuchỉnh Trong khi đó, do tính quốc tế của hợp đồng, HĐMBHHQT lại được nhiềunguồn luật điều chỉnh, có thể là pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tế, tập quánthương mại quốc tế, một số trường hợp còn chịu sự chi phối của án lệ

Ngoài ra, HĐMBHHQT còn được đặc trưng bởi (i) đồng tiền thanh toán(tiền tệ thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên); (ii)ngôn ngữ của hợp đồng (thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài trong đó phầnlớn được ký bằng tiếng Anh), (iii) cơ quan giải quyết tranh chấp (có thể là tòa ánhoặc trọng tài nước ngoài)

1.4 Khái niệm, vai trò của pháp luật điều chỉnh HĐMBHHQT

1.4.1 Khái niệm pháp luật điều chỉnh HĐMBHHQT

Hiện nay, trong các tài liệu pháp lý Việt Nam chưa có tài liệu nào làm rõkhái niệm thuật ngữ pháp luật áp dụng điều chỉnh HĐMBHHQT Tuy nhiên, có

thể hiểu pháp luật áp dụng điều chỉnh HĐMBHHQT là hệ thống pháp luật được

áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cũng nhưcác vấn đề khác phát sinh từ hợp đồng (như hình thức hợp đồng, năng lực chủ thểgiao kết hợp đồng) Hệ thống pháp luật này có thể là điều ước quốc tế về thươngmại, pháp luật quốc gia, tập quán thương mại quốc tế Một số nước còn thừa nhận

cả án lệ là nguồn luật áp dụng trong HĐMBHHQT

Pháp luật về HĐMBHHQT phải đáp ứng vai trò là khung pháp lý cho giaodịch mua bán hàng hóa quốc tế Trên cơ sở đó, pháp luật về HĐMBHHQTthường điều chỉnh các vấn đề sau:

Trang 23

- Nguyên tắc ký kết, thực hiện hợp đồng; giải thích hợp đồng.

- Năng lực chủ thể tham gia ký kết, thực hiện hợp đồng;

- Hình thức, đối tượng, nội dung của hợp đồng;

1.4.2 Vai trò của pháp luật điều chỉnh HĐMBHHQT

Có thể thấy rằng, HĐMBHHQT luôn chịu sự điều chỉnh của một hệ thốngpháp luật nhất định để giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng Việc xácđịnh luật áp dụng đối với hợp đồng được đặt ra với các bên từ khi tiến hành đàmphán, thương lượng, xây dựng hợp đồng và với các cơ quan tài phán khi có tranhchấp phát sinh trong lĩnh vực HĐMBHHQT Như vậy, vấn đề lựa chọn pháp luật

áp dụng đối với HĐMBHHQT là một công việc bắt buộc nếu muốn hợp đồng đóthực hiện có hiệu quả Thêm nữa, trên thực tế, mặc dù các bên có quyền tự dogiao kết hợp đồng nhưng bản thân quyền tự do giao kết hợp đồng cũng luôn nằmtrong khuôn khổ của một hệ thống pháp luật Chính vì mối quan hệ giữa pháp luật

và HĐMBHHQT này mà pháp luật áp dụng đối với HĐMBHHQT giữ một vai tròrất quan trọng, thể hiện ở hai khía cạnh sau:

Thứ nhất, luật áp dụng điều chỉnh HĐMBHHQT là cơ sở để xác định giá trị

pháp lý của hợp đồng

Khi một HĐMBHHQT được ký kết và thực hiện trên thực tế thì hàng loạtcác vấn đề phát sinh đòi hỏi các bên phải giải quyết bởi cùng một lúc nó chịu sựđiều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau mà mỗi hệ thống này có thểquy định khác nhau về cùng một vấn đề Ví dụ như hình thức của hợp đồng, chủthể có thẩm quyền ký kết hợp đồng, nội dung thỏa thuận của hợp đồng… Điềunày xuất phát từ yếu tố chủ quyền quốc gia, sự khác biệt về phong tục tập quán,trình độ phát triển kinh tế, xã hội, chế độ chính trị của các quốc gia khác nhau thì

sẽ khác nhau trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội Đây chính là nguyên nhândẫn đến hiện tượng cùng một vấn đề trong HĐMBHHQT nước ngoài nhưngnhiều cách giải quyết sẽ khác nhau dẫn đến kết quả cũng khác nhau khi áp dụngcác hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau Chẳng hạn, với một tranhchấp hợp đồng giữa 1 bên là người Việt Nam và 1 bên là người Hàn Quốc, theopháp luật của Việt Nam thì thời hiệu khới kiện do vi phạm hợp đồng đã hết nhưngtheo pháp luật của Hàn Quốc thì thời hiệu đó vẫn còn Do vậy, để đảm bảo sự ổn

Trang 24

định, tính thống nhất cho việc thực hiện hợp đồng hay nói cách khác là hành vicủa các bên trong hợp đồng, tránh gây bất đồng và tranh chấp thì việc lựa chọnluật áp dụng sẽ giúp tránh được những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.

Thứ hai, luật áp dụng điều chỉnh HĐMBHHQT là cơ sở pháp lý để bổ

sung, giải thích những khiếm khuyết, thiếu sót trong hợp đồng

Trong thực tiễn, sự thỏa thuận trong hợp đồng dù được soạn thảo hoàn hảođến mấy cũng không thể dự liệu được tất cả mọi tình huống có thể xảy ra trongquá trình thực hiện hợp đồng Do đó, ngay khi xảy ra sự kiện mà không được cácbên quy định trong các điều khoản của hợp đồng hoặc khi các điều khoản tronghợp đồng cần được giải thích thì việc xác định nghĩa vụ của các bên sẽ được dựatrên cơ sở pháp luật áp dụng đối với hợp đồng Chính vì vậy, đối với các bêntham gia giao kết HĐMBHHQT, luật áp dụng trong hợp đồng giúp đảm bảo cácquyền và lợi ích chính đáng của họ trong trường hợp hợp đồng giữa các bênkhông quy định vấn đề mà các bên đang tranh chấp hoặc cần được giải thích

1.5 Nguồn luật điều chỉnh HĐMBHHQT

Các nguồn luật áp dụng điều chỉnh HĐMBHHQT mang tính chất đa dạng

và phức tạp Điều này có nghĩa là HĐMBHHQT có thể phải chịu sự điều chỉnhkhông phải chỉ của luật pháp quốc gia (luật nước người bán, luật nước ngườimua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào), mà có thể phải chịu sự điềuchỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại hoặc cả án lệ

Hiện nay, có tất cả bốn nguồn luật mà các chủ thể của HĐMBHHQTT cóthể lựa chọn để làm luật áp dụng cho hợp đồng của mình, đó là: điều ước quốc tế

về thương mại, tập quán thương mại quốc tế, luật quốc gia và án lệ Cụ thể:

1.5.1 Điều ước quốc tế về thương mại.

Điều ước quốc tế là thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa cácquốc gia và các chủ thể của luật quốc tế với nhau Điều ước quốc tế có thể được

ký kết giữa hai quốc gia gọi là điều ước song phương, hay cũng có thể được kýkết và gia nhập bởi nhiều quốc gia được gọi là điều ước đa phương

Điều 665 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

1 Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân

Trang 25

sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng.

2 Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Phần này và luật khác về pháp luật

áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng.

Hiện nay, các điều ước quốc tế về HĐMBHHQT thường được các chủ thể

áp dụng gồm có: Công ước Viên năm 1980 của Liên Hiệp Quốc về Hợp đồngMua bán Hàng hoá Quốc tế; Quy định số 593/2008 của Nghị viện và Hội đồngChâu Âu về luật áp dụng đối với các nghĩa vụ hợp đồng (Rome I) ngày 17/6/2008(thay thế cho Công ước Rome năm 1980 về luật áp dụng đối với các nghĩa vụ hợpđồng)

Trong số các điều ước quốc tế này, CISG là công ước quan trọng nhất.CISG được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế(UNICITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụngcho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Năm 1968, UNCITRAL đã khởi xướngviệc soạn thảo một công ước thống nhất về pháp luật nội dung áp dụng cho hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm thay thế cho hai Công ước La Haye năm

1964 Được soạn thảo dựa trên các điều khoản của hai Công ước La Haye, songCISG đã có những điểm đổi mới và hoàn thiện cơ bản Công ước này được thôngqua tại Viên (Áo) ngày 11 tháng 04 năm 1980 tại Hội nghị của UNICITRAL với

sự có mặt của đại diện của khoảng 60 quốc gia và 8 tổ chức quốc tế CISG cóhiệu lực từ ngày 01/01/1988 (khi có 10 quốc gia phê chuẩn, theo Điều 99 củaCông ước)

Có hiệu lực từ ngày 01/01/1988, cho đến nay, CISG đã trở thành một trongcác công ước về thương mại quốc tế được phê chuẩn và áp dụng rộng rãi nhất trênthế giới Với 74 quốc gia thành viên trong đó có hầu hết các quốc gia siêu cường

về kinh tế như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp, Đức, Canada, Australia, Nhật Bản,Singapore… Công ước này đã và đang điều chỉnh các giao dịch mua bán hànghóa quốc tế chiếm đến hai phần ba thương mại hàng hóa thế giới Trong danhsách 74 quốc gia thành viên của CISG, có sự góp mặt của các quốc gia thuộcnhiều hệ thống pháp luật khác nhau, bao gồm cả quốc gia phát triển cũng như cácquốc gia đang phát triển, nằm trên mọi châu lục

Trang 26

Sự thành công của CISG được khẳng định trong thực tiễn với hơn 2500 án

lệ có liên quan (tức là các phán quyết, quyết định giải quyết các tranh chấp hợpđồng sử dụng hoặc dựa trên các quy định của CISG 1980) Điểm cần nhấn mạnh

là 2500 án lệ này không chỉ phát sinh tại các quốc gia thành viên Tại các quốcgia chưa phải là thành viên, Công ước vẫn được áp dụng, hoặc do các bên tronghợp đồng lựa chọn CISG như là luật áp dụng cho hợp đồng, hoặc do các tòa án,trọng tài dẫn chiếu đến để giải quyết tranh chấp

Việt Nam hiện tại đã chính thức trở thành thành viên của CISG 1980 vào

ngày 01/01/2017 Do vậy, theo quy định tại Điều 1 của CISG, CISG sẽ được ápdụng đối với HĐMBHHQT được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam

và thương nhân nước ngoài trong các trường hợp sau:

a) Khi thương nhân nước ngoài có trụ sở tại một quốc gia là thành viên củaCISG;

b) Khi thương nhân nước ngoài không có trụ sở tại một quốc gia là thành viêncủa CISG nhưng hai bên trong HĐMBHHQT lựa chọn luật áp dụng đối vớihợp đồng là luật của một nước thành viên của CISG

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 6 của CISG, hai bên trong HĐMBHHQT

có thể loại trừ việc áp dụng CISG cho hợp đồng của mình bằng việc quy định rõràng điều này Trong trường hợp hai bên không quy định hoặc không quy định rõràng việc loại trừ CISG, CISG vẫn sẽ được áp dụng cho HĐMBHHQT giữa haibên

1.5.2 Luật quốc gia

Nguồn luật quốc gia là pháp luật của nước người bán, người mua hoặcpháp luật của một nước thứ ba có quan hệ mật thiết tới hợp đồng như luật nơi kíkết hợp đồng, luật nơi thực hiện hợp đồng

Mỗi nguồn luật có những quy định riêng, các chủ thể của hợp đồng phảituân theo pháp luật mà mình có quốc tịch, hàng hóa phải được phép mua bán theoquy định của pháp luật của cả bên bán và bên mua Luật quốc gia của một nước

sẽ được áp dụng cho HĐMBHHQT khi:

- Các bên thỏa thuận trong HĐMBHHQT Điều này có nghĩa là các bên

đã lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng và đưa vào một điều khoản trong hợp

đồng Khoản 2 Điều 664 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp điều ước

Trang 27

quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan

hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.”

- Khi luật đó được điều ước quốc tế dẫn chiếu đến Khi các quốc gia màcác bên mang quốc tịch hoặc có trụ sở trong HĐMBHHQT đã ký kết hoặc gianhập một điều ước quốc tế điều chỉnh HĐMBHHQT và nếu điều ước quốc tế đódẫn chiếu đến pháp luật một nước nhất định thì pháp luật nước đó sẽ được ápdụng cho HĐMBHHQT Khoản 1 Điều 664 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.”

- Khi luật đó được tòa án hoặc trọng tài - cơ quan xét xử tranh chấp, lựachọn nếu các bên trong hợp đồng không thỏa thuận được với nhau về điều này

Chẳng hạn, Khoản 2 Điều 14 Luật Trọng tài Việt Nam năm 2010 quy định: “Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất”.

Pháp luật mà Hội đồng trọng tài thường cho là phù hợp nhất là “pháp luật củanước có mối liên hệ gắn bó nhất” với quan hệ hợp đồng (Khoản 3 Điều 664 Bộluật Dân sự 2015)

Theo quy định của Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2015, việc áp dụng phápluật nước ngoài phải đảm bảo 02 điều kiện sau đây:

a) Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài không được trái vớicác nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam;

b) Nội dung của pháp luật nước ngoài được xác định rõ ràng

Trường hợp pháp luật nước ngoài không đáp ứng đủ 02 điều kiện nêu trênthì pháp luật Việt Nam được áp dụng

1.5.3 Tập quán thương mại quốc tế

Tập quán thương mại quốc tế là những quy tắc xử sự được hình thành trongmột thời gian dài, được sử dụng một cách rộng rãi, có nội dung rõ ràng, cụ thể vàđược công nhận và áp dụng thống nhất Phụ thuộc vào tính chất và giá trị hiệulực, tập quán thương mại quốc tế áp dụng đối với HĐMBHHQT có thể chia thành

Trang 28

b) Các Điều kiện thương mại quốc tế (INCOTERMS) do Phòng Thươngmại quốc tế (ICC) ban hành INCOTERMS là tập hợp các tập quán thương mạiquốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, áp dụng trong thựctiễn ký kết HĐMBHHQT nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trongviệc vận chuyển hàng hóa, trách nhiệm thông quan hàng hóa, nghĩa vụ bảo hiểm,thời điểm và trách nhiệm chịu rủi ro và chi phí giữa các bên trong hợp đồng ICC

đã ban hành nhiều bản INCOTERMS và bản mới nhất là INCOTERMS 2020 bắtđầu có hiệu lực vào ngày 01/01/2020

c) Các Tập quán và Thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (UCP)của ICC Đây là tập hợp các tập quán và thực tiễn ngân hàng trong phương thứcthanh toán tín dụng chứng từ, có thể được áp dụng trong HĐMBHHQT ICC đãban hành nhiều bản nhưng mới nhất là UCP 600 bắt đầu có hiệu lực từ ngày01/07/2007

Ngoải ra, trong thanh toán quốc tế đối với HĐMBHHQT các bên có thể ápdụng các tập quán về phương thức thanh toán nhờ thu theo “Các Quy tắc thốngnhất về nhờ thu Bản sửa đổi 1996 số 522” của ICC, có hiệu lực từ 01/01/1996

Trang 29

1.5.3.2 Tập quán thương mại khu vực (địa phương): là các tập quánthương mại quốc tế được áp dụng ở từng nước, từng khu vực hoặc từng cảng Vídụ: Bộ luật Thương mại Thống nhất của Hoa Kỳ (UCC) cũng quy định điều kiệngiao hàng trên tàu (Free on Board - FOB) như INCOTERMS 2020 Điều kiệnFOB của Hoa Kỳ có hai loại là FOB nơi bốc xếp (the place of shipment) và FOBnơi đến (the place of destination) Tuy nhiên, FOB nơi đến có một điểm khác biệt

so với INCOTERMS 2020, theo đó bên bán phải chịu rủi ro cho đến khi hàngđược giao cho bên mua tại nơi đến; trong khi đó, FOB trong INCOTERMS 2020lại quy định, bên bán chịu rủi ro cho đến khi hàng được xếp an toàn lên tàu Nhưvậy, nếu áp dụng FOB ở khu vực Bắc Mỹ cần lưu ý ghi rõ là FOB nơi bốc xếphay FOB nơi đến

1.5.3.3 Tập quán thương mại giữa hai bên

Tập quán thương mại giữa hai bên là các quy tắc xử sự, có nội dung rõ ràng

đã được hình thành và lặp lại nhiều lần trong thời gian dài giữa các bên, được cácbên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ các bên trong

HĐMBHHQT Khoản 1 Ðiều 9 của CISG quy định: “Các bên bị ràng buộc bởi tập quán mà họ đã thỏa thuận và bởi các thực tiễn đã được họ thiết lập”.

Tập quán thương mại quốc tế sẽ được áp dụng cho HĐMBHHQT trong cáctrường hợp sau:

Thứ nhất, tập quán thương mại đó được các bên thỏa thuận áp dụng, ghi

nhận trong hợp đồng Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên nên các bên chủ thể

có quyền thỏa thuận áp dụng tập quán điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của họ Khi

đó, tập quán có giá trị ràng buộc đối với các bên Tuy nhiên, theo quy định củapháp luật hầu hết các nước thì việc thỏa thuận áp dụng tập quán phải thỏa mãnmột số nguyên tắc nhất định Ví dụ: theo quy định Khoản 2 Điều 5 Luật Thương

mại 2005 thì “Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc

cơ bản của pháp luật Việt Nam” Trường hợp hậu quả của việc áp dụng tập quán

thương mại quốc tế trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì phápluật Việt Nam được áp dụng (Điều 666 Bộ luật Dân sự 2015)

Thứ hai, cơ quan xét xử cho rằng các bên chủ thể đã ngầm thừa nhận áp

Trang 30

dụng tập quán thương mại quốc tế trong giao dịch của họ Trong trường hợp này,nếu cơ quan xét xử cho rằng có đủ cơ sở để khẳng định các bên trongHĐMBHHQT đã biết hoặc phải biết về những tập quán thương mại quốc tế phổbiến mà bất cứ bên nào trong những hoàn cảnh tương tự sẽ áp dụng, thì tập quán

thương mại quốc tế đó sẽ được áp dụng Điều 9 CISG quy định: “Trừ khi có thỏa thuận khác thì có thể cho rằng các bên ký hợp đồng có ngụ ý áp dụng những tập quán mà họ đã biết hoặc cần phải biết và đó là những tập quán có tính chất phổ biến trong thương mại quốc tế và được các bên áp dụng một cách thường xuyên đối với hợp đồng cùng chủng loại trong lĩnh vực buôn bán hữu quan” Những tập

quán thương mại quốc tế phổ biến như vậy có thể là INCOTERMS, PICC hoặcUCP 600

xu hướng gia tăng tại các nước có hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa

Tại Việt Nam, Điều 1 và Điều 8 của Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTPngày 18/06/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình

lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ quy định: “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử” và “Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau Trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng Tòa án không áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án.”

Như vậy, quy định nêu trên trong Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP đã mở

ra khả năng áp dụng án lệ trong các tranh chấp HĐMBHHQT

Trang 32

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG

HÓA QUỐC TẾ 2.1 Các quy định của pháp luật hiện hành về pháp luật áp dụng đối với HĐMBHHQT

2.1.1 Pháp luật áp dụng đối với chủ thể của HĐMBHHQT

Chủ thể của HĐMBHHQT là người bán, người mua có trụ sở thươngmại đặt ở các nước khác nhau Chủ thể là bên Việt Nam tham gia quan hệmua bán hàng hóa quốc tế là thương nhân theo quy định của Điều 6 LuậtThương mại năm 2005 Trong số các vấn đề về chủ thể, năng lực chủ thểđóng một vai trò quan trọng đối với giá trị hiệu lực của hợp đồng Hợp đồngchỉ có hiệu lực nếu các bên có đầy đủ năng lực chủ thể Năng lực chủ thể,theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm năng lực pháp luật và nănglực hành vi

Đối với năng lực chủ thể của cá nhân, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về

vấn đề luật áp dụng như sau: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.” (Điều 673) và “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người

đó có quốc tịch” (Khoản 1 Điều 674) Tuy nhiên, “trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.”

(Khoản 2 Điều 674)

Đối với năng lực chủ thể của pháp nhân, Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập” và “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của

Trang 33

pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch” (Khoản 1 và Khoản 2 Điều 676) Tuy nhiên, “trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.” (Khoản 3 Điều 676).

Ngoài ra, đối với HĐMBHHQT, theo Điều 3 Nghị định

69/2018/NĐ-CP về quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, thương nhân Việt Namđược phép xuất, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc ngành nghề đăng kýkinh doanh trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất, nhập khẩu hoặc hàng hóatạm ngừng xuất, nhập khẩu

Ngoài ra, cũng theo quy định nêu trên, chi nhánh của thương nhân đượcxuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân Đối với tổchức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nướcngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm

vi điều chỉnh của Nghị định 69/2018/NĐ-CP phải thực hiện các cam kết củaViệt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Danh mụchàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện cácquy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan, baogồm Nghị định 09/2018/NĐ-CP

Bên cạnh đó, Điều 4 của Nghị định 90/2007/NĐ-CP ngày 31/05/2007quy định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoàikhông có hiện diện tại Việt Nam thì các thương nhân nước ngoài không cóhiện diện thương mại tại Việt Nam thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thànhviên của WTO và các quốc gia, vùng lãnh thổ có thỏa thuận song phương vớiViệt Nam về vấn đề xuất, nhập khẩu hàng hóa, pháp luật Việt Nam được

Trang 34

quyền: thực hiện các quyền xuất khẩu, nhập khẩu khi được cấp Giấy chứngnhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đối với các loại hàng hoáđược phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam vàtheo lộ trình cam kết về mở cửa thị trường của Việt Nam; thực hiện mua hànghoá để xuất khẩu và bán hàng hoá nhập khẩu với thương nhân Việt Nam cóđăng ký kinh doanh các loại hàng hoá đó theo quy định hiện hành của phápluật Việt Nam.

Hơn nữa, pháp luật Việt Nam còn cho phép thương nhân nước ngoàiđược đặt chi nhánh tại Việt Nam và chi nhánh của thương nhân nước ngoàicũng có thể ký kết, thực hiện các HĐMBHHQT (Điều 16, 19 Luật Thươngmại năm 2005, Điều 31 của Nghị định 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 quyđịnh chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thươngnhân nước ngoài tại Việt Nam)

2.1.2 Pháp luật áp dụng đối với hình thức của HĐMBHHQT

HĐMBHHQT có thể được giao kết thông qua nhiều hình thức: bằnglời nói, bằng hành vi cụ thể, bằng văn bản Do hình thức của hợp đồng là căn

cứ để xác định người bán, người mua đã tham gia vào hợp đồng mua bán, từ

đó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, xác định tráchnhiệm dân sự của các bên, cho nên hình thức của HĐMBHHQT có vai tròquan trọng trong việc chứng minh sự thỏa thuận của các bên cũng như là mộtđiều kiện về tính hiệu lực của hợp đồng Tuy nhiên, pháp luật các nước lạiquy định về hình thức của hợp đồng khác nhau Điều này dẫn đến cùng mộtHĐMBHHQT nhưng ở quốc gia này được xem là phù hợp nhưng ở quốc giakhác lại không được công nhận vì không đáp ứng được điều kiện về hình thức

do pháp luật quốc gia đó quy định

Điều 11 của CISG quy định: “Hợp đồng mua bán không cần phải được

ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác

về hình thức của hợp đồng Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi

Trang 35

cách, kể cả những lời khai của nhân chứng” Việc quy định như vậy đã tạo

điều kiện thuận lợi cho các bên của chủ thể hợp đồng thuộc các nước thànhviên công ước có thể giao kết hợp đồng một cách nhanh chóng Tuy nhiên,Điều 96 của CISG cũng đã quy định, nếu luật của một nước thành viên quyđịnh hợp đồng phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản quy định nàycủa nước thành viên đó phải được tôn trọng

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 của Luật Thương mại 2005: “Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương” Theo Khoản 15 Điều 3 Luật Thương mại 2005: “ Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo qui định của pháp luật ”.

Trong khi đó, các hiệp định tương trợ tư pháp của Việt Nam ký kết vớicác nước đều quy định luật áp dụng đối với hình thức của HĐMBHHQT làpháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng, chẳng hạn: Hiệp định Tương trợ

Tư pháp Việt Nam - Ucraina (Khoản 1 Điều 32: “Hình thức hợp đồng được xác định theo pháp luật của bên ký kết nơi giao kết hợp đồng đó […]”), Hiệp định Tương trợ Tư pháp Việt Nam - Belarus (Khoản 1 Điều 37: “Hình thức hợp đồng được xác định theo pháp luật của bên ký kết nơi giao kết hợp đồng”), Hiệp định Tương trợ Tư pháp Việt Nam- Bungari (Khoản 1 Điều 29:

“[…] Tuy nhiên, hợp đồng tuân theo pháp luật của nước ký kết nơi phải thực hiện hợp đồng cũng được coi là hợp thức”), Hiệp định Tương trợ tư pháp Việt Nam- Mông Cổ (Khoản 1 Điều 40: “[…] Tuy nhiên, hợp đồng tuân theo pháp luật nơi Ký kết hợp đồng cũng được coi là hợp thức”).

Ngoài ra, Khoản 7 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 còn quy định:

“Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp

Trang 36

với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam.”

Như vậy, theo quy định nêu trên, trường hợp HĐMBHHQT khôngđược giao kết bằng văn bản, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theopháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó thì hình thức đó vẫn được công nhận

Nhìn chung, một HĐMBHHQT sẽ được công nhận hiệu lực về mặthình thức tại Việt Nam nếu nó đáp ứng được điều kiện của một trong ba hệthống pháp luật: pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, pháp luật nước nơi giaokết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam Quy định này nhằm tạo điều kiện chocác giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế phát triển và góp phần ngăn chặn sựlạm dụng vấn đề hợp đồng vô hiệu về mặt hình thức khi một bên cố tình nạira

2.1.3 Pháp luật áp dụng đối với nội dung của HĐMBHHQT

Nội dung của hợp đồng là sự thể hiện thỏa thuận, biểu hiện ý chí tựnguyện của các chủ thể nhằm ấn định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của cácbên đối với nhau Đây là nội dung quan trọng nhất của một hợp đồng nóichung và HĐMBHHQT nói riêng Một hợp đồng có nội dung càng chi tiết, cụthể thì càng dễ thực hiện trên thực tế và khi phát sinh các tranh chấp càng dễgiải quyết Xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong giao kết hợpđồng, pháp luật các nước đều quy định nguyên tắc tự do thỏa thuận của cácbên tham gia hợp đồng là nguyên tắc cơ bản điều chỉnh hợp đồng Như vậy,đối với HĐMBHHQT, các bên tham gia có quyền thỏa thuận mọi vấn đề liênquan đến hợp đồng trong đó có vấn đề pháp luật áp dụng điều chỉnh nội dungcủa hợp đồng

Xét về mặt lý thuyết, pháp luật điều chỉnh nội dung của hợp đồng cóthể là luật nơi giao kết hợp đồng, luật nơi thực hiện hợp đồng, luật của nướcnơi tồn tại tài sản là đối tượng của hợp đồng, luật do các bên lựa chọn Tuynhiên, với nguyên tắc tự do ý chí và tự do thỏa thuận, các bên khi giao kết

Trang 37

hợp đồng có quyền lựa chọn bất kỳ hệ thống pháp luật nào để điều chỉnh nộidung của hợp đồng, miễn là việc áp dụng hệ thống pháp luật đó hoặc hậu quảcủa việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật các bênhữu quan Nguyên tắc này bắt đầu phát triển vào thế kỉ 20 và là một nguyêntắc chung của luật hợp đồng được thừa nhận rộng rãi trên thế giới Hệ thốngpháp luật do các bên lựa chọn được coi là pháp luật cơ bản trong việc giảiquyết xung đột pháp luật về nội dung của hợp đồng Hệ thống pháp luật này

sẽ bổ sung, giải thích cũng như thẩm định tính hợp pháp về nội dung hợpđồng

Điều 3 Quy định Rome I quy định “Một hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi luật mà các bên chọn Sự chọn lựa này có thể được thể hiện rõ ràng bằng các điều khoản trong hợp đồng hoặc thông qua hoàn cảnh cụ thể của từng vụ việc Các bên có thể lựa chọn luật áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ hợp đồng” Điều 1 của PICC cũng thừa nhận nguyên tắc tự do thỏa thuận này:

“Các bên được tự do giao kết hợp đồng và thỏa thuận nội dung của hợp đồng”.

Pháp luật Việt Nam cũng cho phép các bên được thỏa thuận lựa chọnpháp luật áp dụng đối với quan hệ hợp đồng như tại Khoản 1 Điều 683 Bộ

luật Dân sự 2015: “Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng” Tuy nhiên, sự tự do thỏa thuận

của các bên không phải là vô giới hạn mà phải nằm trong khuôn khổ pháp

luật, Khoản Điều 670 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến không được áp dụng trong trường hợp sau đây: a) Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; b) Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.”

Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam còn quy định trường hợp hạn chế

Trang 38

quyền tự do thỏa thuận của các bên trong HĐMBHHQT khi các bên muốnthay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng Khoản 6 Điều 683 Bộ luật Dân

sự 2015 quy định: “Các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng việc thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý”.

Trên thực tế, có trường hợp phát sinh tranh chấp liên quan đếnHĐMBHHQT nhưng các bên lại không thỏa thuận chọn luật áp dụng tronghợp đồng Trong những trường hợp như vậy, việc lựa chọn hệ thống pháp luật

áp dụng để giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng sẽ được

áp dụng theo nguyên tắc “pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất đối

với hợp đồng” Khoản 1 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước

có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng”.

Theo Khoản 2 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật của nước nơingười bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân được coi

là có mối liên hệ gắn bó nhất với HĐMBHHQT Tuy nhiên, theo Khoản 3Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp chứng minh được pháp luật củanước khác với pháp luật của nước nơi người bán cư trú/thành lập có mối liên

hệ gắn bó hơn với HĐMBHHQT thì pháp luật áp dụng đối với HĐMBHHQT

là pháp luật của nước đó (chẳng hạn pháp luật của nước mà HĐMBHHQTđược giao kết và thực hiện hoàn toàn tại nước đó)

Ngoài ra, các bên cũng được quyền thỏa thuận áp dụng tập quánthương mại quốc tế phổ biến như INCOTERMS, PICC, UCP 600 để điềuchỉnh HĐMBHHQT của mình Khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại 2005 quy

định: “Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên

Trang 39

tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với HĐMBHHQT tại Việt Nam

2.2.1 Thực trạng hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

Sau 11 năm đàm phán, ngày 11/01/2017 Việt Nam đã chính thức trởthành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO và đây làbước ngoặt lớn đối với nền kinh tế nước ta Có thể nói, việc Việt Nam gianhập WTO đã tạo nên những bước phát triển vượt bậc cho nền kinh tế nướcnhà, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều thách thức, khó khăn Hệ thống pháp luật

về kinh doanh, thương mại nói chung và về HĐMBHHQT nói riêng từ thờiđiểm Việt Nam gia nhập WTO đã thể hiện sự tiến bộ đáng ghi nhận

Việc xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật về hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế góp phần điều chỉnh các hoạt động mua bán hàng hóa quốc

tế đi đúng quỹ đạo của nó, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên;đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát đối với lĩnh vực mua bánhàng hóa quốc tế ở nước ta Một loạt vản bản pháp luật đã được ban hành đểđiều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế như: Bộ luật Dân sự 2015,Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại năm

2005, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 quy định chi tiết một sốđiều của Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày15/01/2018 quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương

về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến muabán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài tại Việt Nam góp phần tạo hành lang pháp lý, môi trường đầu tư lànhmạnh đảm bảo cho hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế ngày càng hiệu quả

Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế có nhiều biến động do tác độngcủa các yếu tố khác nhau, từ khách quan đến chủ quan, từ yếu tố trong nướcđến yếu tố ngoài nước Vì vậy, tình hình hoạt động giữa mua bán hàng hóaquốc tế giữa các lĩnh vực, mặt hàng và giữa các doanh nghiệp cũng khác

Trang 40

nhau

2.2.1.1 Khái quát tình hình xuất, nhập khẩu

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuấtnhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 12/2022 đạt 56,32 tỷ USD, giảm1,7% so với tháng 11, tương ứng giảm 975 triệu USD Trong đó, xuất khẩu là29,03 tỷ USD, tăng 10 triệu USD so với tháng 11, nhập khẩu là 27,29 tỷUSD, giảm 3,5%, tương ứng giảm 985 triệu USD

Tính cả năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Namđạt 730,2 tỷ USD, tăng 9,1% (tương ứng tăng 61,2 tỷ USD) so với năm 2021.Trong đó, trị giá xuất khẩu là 371,3 tỷ USD, tăng 10,5%, tương ứng tăng35,14 tỷ USD so với năm trước; trị giá nhập khẩu là 358,9 tỷ USD, tăng7,8%, tương ứng tăng 26,06 tỷ USD

Cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 12 thặng dư 1,74 tỷ USD,đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa cả năm 2022 lên 12,4 tỷ USD

Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanhnghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng là 38,04 tỷ USD,giảm 4% so với tháng trước, đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanhnghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2022 lên 506,83 tỷUSD, tăng 9,3% (tương ứng tăng 43,22 tỷ USD) so với năm 2021

Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong thángnày là 20,94 tỷ USD, giảm 2,4% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuấtkhẩu hàng hóa trong năm 2022 của doanh nghiệp FDI lên 273,63 tỷ USD,tăng 11,6% (tương ứng tăng 28,5 tỷ USD) so với năm 2021 và chiếm 73,7%tổng trị giá xuất khẩu của cả nước

Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trongtháng 12/2022 là 17,1 tỷ USD, giảm 5,9% so với tháng trước, đưa trị giá nhậpkhẩu của khối này trong năm 2022 đạt 233,2 tỷ USD, tăng 6,7% (tương ứng

Ngày đăng: 30/01/2024, 04:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w