Đề cương học phần ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN QUAN HỆ CÔNG CHÚNG 2 học phần của Đại học lưu trữ Đại học Nội Vụ Hà Nội ( Học viện hành chính quốc gia) PR là việc quản lí truyền thông nhằm xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp và sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức, một cá nhân với công chúng của họ. Từ đó tạo dựng hình ảnh tốt đẹp, củng cố uy tín, tạo dựng niềm tin, thái độ của công chúng với tổ chức và cá nhân theo hướng có lợi nhất. 2. NHỮNG HOẠT ĐỘNG PR CHỦ YẾU • Hoạch định chiến lược PR của tổ chức • PR nội bộ • Quan hệ báo chí • Tổ chức sự kiện • Quản trị khủng hoảng • Quan hệ cộng đồng 3. VAI TRÒ CỦA PR • Là công cụ đắc lực của mọi tổ chức và doanh nghiệp trong việc tạo dựng hình ảnh của mình, tranh thủ tinh cảm của công chúng hướng tới mục tiêu chiến lược lâu dài. Do bản chất của PR là thiết lập , duy trì, bảo vệ mqh tốt đẹp, uy tín, danh tiếng của cá nhân , tổ chức với bộ phận công chúng mà họ theo đuổi => sử dụng PR như 1 vũ khí lợi hại và hiệu quả để xác định, xây dựng lòng tin và tình cảm. Chất lượng hơn số lượng, Đề cương dài 20 trạng cho các bạn tham khảo thêm, mình đã thi qua môn này với 8 điểm. động => có vai trò truyền thông rất cao, nổi trội hơn so với các công cụ truyền thông khác (quảng cáo, khuyến mại,…) • Góp phân thiết lập tinh cảm và xây dựng lòng tin của công chúng với tổ chức; khắc phục sự hiểu lầm hoặc những định kiến, dư luận bất lợi cho tổ chức; xây dựng mqh tốt đẹp trong nội bộ tổ chức và tạo ra tình cảm tốt đẹp của dư luận xã hội qua các hoạt động quan hệ cộng đồng… • PR đóng vai trò đặc biệt trong việc xây dựng thương hiệu của mọt tổ chức và cá nhân. Ví bản chất của việc xây dựng thương hiệu là xây dựng lòng tin, khắc họa hình ảnh của mình vào tâm trí của công chúng, khách hàng. Và để có thương hiệu mạnh cần phải có các công cụ truyền thông. Do chi phí cho quảng cáo ngày càng gia tang, thông tin do quảng cáo mang lại ngày càng khó trong việc tạo dựng và củng cố niềm tin cho khách hàng, trong khi đó PR là công cụ truyền thông không mang tính thương mại, các bài viết của giới truyền thông dễ gây cảm tình và dễ đc công chúng chấp nhận hơn các công cụ truyền thông khác, Vì vậy PR là công cụ để xây dựng thương hiệu, tạo hiệu ứng tốt tới công chúng mục tiêu.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA TRUNG TÂM DỊCH VỤ
CÔNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Họ Và tên: Nguyễn Thị Hương Loan,
Lớp: 1808LTHA
Mã sinh viên: 1808LTHA009
Tên đề tài: Công tác thu thập và bổ sung tài liệu lưu trữ tại Sở Y tế tỉnh Hà Giang
* Đề cương
1 Lý do chọn đề tài:
Công tác lưu trữ là một trong những nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu trong hình thành và phát triển của một đơn vị, nó ghi nhận các hoạt động của cơ quan Công tác lưu trữ góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, giữ gìn bí mật, an ninh quốc gia Nhận thức được tầm quan trọng của công tác lưu trữ do vậy ngày 25 tháng 11 năm 2011, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký lệnh công bố Luật Lưu trữ được Quốc hội thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2011 Đây là văn bản pháp luật cao nhất của Việt Nam về công tác lưu trữ, Luật lưu trữ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2012
Ngay từ khi Luật lưu trữ có hiệu lực thi hành, Sở Y tế tỉnh Hà Giang đã nhận thấy tầm quan trọng của công tác lưu trữ đối với các hoạt động của Sở: Góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý, thúc đẩy quá trình thực hiện công cuộc cải cách hành chính; Tài liệu lưu trữ cung cấp thông tin có giá trị pháp lý và chính xác nhất cho hoạt động quản lý nhà nước, khắc phục tệ quan liêu, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước Thực hiện tốt công tác lưu trữ góp phần tạo ra một nền hành chính phát triển, hiện đại hướng tới phục vụ nhân dân và ngày càng mở rộng quyền công dân Hồ sơ tài liệu lưu trữ là chứng cứ chân thực có độ chính xác cao để các cấp có thẩm quyền tiến hành kiểm tra tiến độ, sự phù hợp, đúng đắn của quá trình giải quyết công việc, từ đó kiểm tra, đánh giá hoạt động của
cơ quan Chính vì vậy Sở Y tế tỉnh Hà Giang đã ban hành các văn bản quy định về công tác văn thư lưu trữ trong ngành Y tế: Quy chế văn thư, lưu trữ Sở y tế Hà Giang; Quy chế thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Y tế tỉnh HG;Quy chế quy định ứng dụng CNTT trong quản lý văn bản điện tử và điều hành công việc của Sở y tế HG; Danh mục hồ sơ của Sở y tế và các công văn chỉ đạo công tác văn thư lưu trữ, xây dựng kế hoạch chỉnh lý tài liệu lưu trữ của Sở đồng thời tổ chức các lớp tập huấn cho công tác lưu trữ Hàng năm Sở Y tế đã kiểm tra các đơn vị trực thuộc về công tác lưu trữ lồng ghép cùng với kiểm tra công tác cuối năm của ngành
Trang 2Trong các năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám đốc
Sở y tế hoạt động công tác lưu trữ của ngành đã đi vào nề nếp, có hiệu quả theo đúng quy định của Nhà nước Sở Y tế tỉnh Hà Giang đã phối hợp với Chi cục lưu trữ tỉnh Hà Giang tiến hành chỉnh lý tài liệu của Sở Y tế từ năm 2012, Sở cũng đã
bố trí kho lưu trữ hiện nay đang lưu trữ khoảng 2600 hồ sơ Tuy nhiên hiện nay vẫn còn tài liệu tồn đọng tại các phòng tại Sở Hiện tại trên kho lưu trữ vẫn còn thiếu rất nhiều tài liệu cho cán bộ khi cần khai thác vì vậy cần thu thập và bổ sung
để hoàn thiện Phông lưu trữ của Sở Y tế tỉnh Hà Giang
Với những lý do trên tôi đã chọn đề tài “ Công tác thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ tại sở Y tế tỉnh Hà Giang” làm đề tài nghiên cứu
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện đối với tài liệu tồn đọng tại Sở Y tế tỉnh Hà Giang năm 2016 và 2017
3 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện Đề tài này tôi đã xử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp khảo sát thực tế
- Phương pháp xử lý thông tin, phân tích tổng hợp
4 Cấu trúc của đề tài
Chương 1: Lý luận chung về công tác thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ và khái quát về sở Y tế tỉnh Hà Giang
1.1 Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ
1.1.1 Công tác thu thập tài liệu lưu trữ
1.1.2 Công tác bổ sung tài liệu lưu trữ
1.2 Khái quát về sở y tế tỉnh Hà Giang
1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Sở Y tế tỉnh Hà Giang
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Sở Y tế tỉnh Hà Giang
Chương 2: Thực trạng công tác thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ tại Sở
Y tế tỉnh Hà Giang
2.1 Công tác thu thập tài liệu lưu trữ
2.1.1 Xác định nguồn tài liệu thu thập
2.1.2 Lập kế hoạch thu thập tài liệu
2.1.3 Chuẩn bị kho tàng, phương tiện tiếp nhận tài liệu
2.1.4 Tổ chức tiếp nhận và lập biên bản giao nhận tài liệu
2.2 Công tác bổ sung tài liệu lưu trữ
2.2.1 Đánh giá xem xét mức độ hoàn thiện của phông lưu trữ
2.2.2 Tìm kiếm, bổ sung những tài liệu còn thiếu
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thu thập, bổ sung tài liệu tại Sở Y tế tỉnh Hà Giang
3.1 Đánh giá thực trạng công tác thu thập, bổ sung tài liệu tại Sở Y tế tỉnh
Hà Giang
3.1.1 Ưu điểm
3.1.2 Nhược điểm
Trang 33.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thu thập, bổ sung tài liệu tại Sở Y tế tỉnh Hà Giang
3.2.1 Nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ
3.2.2 Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ
3.2.3 Xác định nguồn tài liệu cần thu thập, bổ sung
3.3.4 Thực hiện đúng các nguyên tắc thu thập, bổ sung tài liệu
Trang 4Thu thập tài liệu là quá trình thực hiện các biện pháp có liên quan tới việc xác định nguồn và thành phần tài liệu thuộc diện nộp lưu vào Phông lưu trữ cơ quan và Phông Lưu trữ quốc gia Việt Nam, lựa chọn và chuyển giao tài liệu vào các kho lưu trữ theo quyền hạn và phạm vi đã được Nhà nước quy định Theo quy định của pháp luật hiện hành về công tác lưu trữ, thu thập tài liệu được tiến hành ở hai giai đoạn của tài liệu: Giai đoạn 1: Xác định nguồn và thành phần tài liệu cần thu thập vào lưu trữ cơ quan từ văn thư cơ quan và từ các phòng, ban, đơn vị trực thuộc cơ quan Giai đoạn 2: Xác định nguồn và thành phần tài liệu thuộc Phông Lưu trữ Quốc gia Việt Nam và thực hiện các biện pháp tiến hành thu thập về các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia theo quy định của pháp luật Bổ sung tài liệu là quá trình thực hiện các biện pháp liên quan đến việc xác định những tài liệu cần bổ sung hàng năm và những tài liệu còn thiếu để tiến hành tìm kiếm và bổ sung nhằm hoàn thiện phông lưu trữ cơ quan và Phông Lưu trữ Quốc gia Việt Nam theo những quy định hiện hành của Nhà nước Bổ sung tài liệu cũng được thực hiện theo hai giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Dựa vào nguồn và thành phần tài liệu thuộc diện phải nộp lưu vào phông lưu trữ cơ quan hoặc phông lưu trữ quốc gia qua quá trình thu thập để xem xét về mức độ hoàn thiện của phông lưu trữ Trên cơ sở đó, cán bộ lưu trữ có thể đề xuất các biện pháp bổ sung thêm nguồn và thành phần tài liệu cần nộp lưu Giai đoạn 2: Sau khi xem xét mức độ hoàn chỉnh của phông cũng như của các hồ
sơ thuộc phông, cán bộ lưu trữ cần tiến hành tìm kiếm, bổ sung những tài liệu còn thiếu Thu thập và bổ sung tài liệu của các lưu trữ cơ quan và lưu trữ quốc gia có quan hệ đến hầu hết các nghiệp vụ của công tác lưu trữ Giải quyết tốt nhiệm vụ thu thập và bổ sung tài liệu vào các kho lưu trữắmẽ góp phần làm phong phú thêm thành phần Phông Lưu trữ Quốc gia Việt Nam Điều đó giúp cho việc tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu có khả năng đáp ứng được các nhu cầu đòi hỏi đang ngày càng phong phú, đa dạng của xã hội Thu thập và bổ sung tài liệu là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các lưu trữ cơ quan và lưu trữ quốc gia Việt Nam Như vậy, thu thập và bổ sung tài liệu đều nhằm mục đích hoàn chỉnh Phông Lưu trữ Quốc gia Việt Nam song là hai công việc có tính chất khác nhau cần được phân biệt và thực hiện một cách nghiêm chỉnh theo những quy định của nhà nước Ví dụ: Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tiến hành thu thập tài liệu từ lưu trữ các cơ quan thuộc thành phần Phông Lưu trữ Quốc gia Việt Nam theo quy định của Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia và các văn bản hướng dẫn thi hành Việc thu thập tài liệu được thực hiện theo định kỳ và đúng thẩm quyền nhà nước cho phép Tuy nhiên, việc các cán bộ của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đi tìm kiến và sưu tầm những tài liệu có ý nghĩa quốc gia từ nước ngoài hay từ nhân dân để hoàn chỉnh và làm phong phú thêm Phông Lưu trữ Quốc gia Việt Nam lại là quá trình bổ sung tài liệu