Điều đó cũng thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp inđể đáp ứng được nhu cầu rộng lớn của thị trường.1.1.2 Thực tiễn Trang 3 chọn đề tài “phân tích biến động của sản lượng và các
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đang chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế bao cấpsang kinh tế thị trường, nhất là từ khi nước ta gia nhập WTO Điều đó tạo cơhội phát triển và cũng đem đến nhiều thách thức cho các ngành nghề trongnước Ngành công nghiệp in là một trong số đó Trong những năm gần đây,ngành đã có bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởngnền kinh tế quốc dân Số lượng các ấn phẩm xuất bản tăng mạnh qua từngnăm, quy mô của các doanh nghiệp trong ngành không ngừng mở rộng Rađời với nhiệm vụ gia công in ấn, công ty cổ phần in Sao Việt đã không ngừngphát triển đóng góp một phần công sức nhỏ bé cho sự phát triển của ngànhcông nghiệp in nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung
Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần in Sao Việt, qua quá trình tìm
hiểu thực tế, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn Bùi Dương Hải và các cô chú trong công ty, tôi có một số ý kiến nhằm phần nào đóng
góp cho sự phát triển của công ty
Do thời gian thực tập tại công ty còn ít, khả năng nắm bắt thông tin kinh tế,tổng hợp và giải quyết vấn đề còn hạn nên chuyên đề này không tránh khỏithiếu sót nhất đinh Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các cô chú trongcông ty cổ phần in Sao Việt, đặc biệt là sự chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn
Chuyên đề gồm 3 phần
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY IN SAO VIỆT
Trang 2CHƯƠNG 1- ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1.1 Về mặt lý luận
Khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa hội nhập với thế giới
đã đem đến cho các doanh nghiệp trong nước nhiều cơ hộiphát triển và những thách thức to lớn Hiện nay, Việt Nam đangtrong quá trình hội nhập quốc tế, theo xu thế đó nền kinh tế cũng có nhiềuthay đổi và đòi hỏi cao hơn Để đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tếngày nay con người phải không ngừng học tập nâng cao trình độ, chuyên môncủa mình Vì vậy, nhu cầu học tập để nâng cao trình độ bây giờ là rất lớn Nhànước ta đã quan tâm và tạo rất nhiều điều kiện để đầu tư cho giáo dục ngaysau khi nước ta giành được độc lập Thị trường về sách, tài liệu tham khảo vàgiải trí ngày càng tăng mạnh, tạo cơ hội cho ngành công nghiệp in ấn pháttriển Đồng thời, đi cùng với quá trình phát triển của ngành kinh tế nói chung,nhu cầu về quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trong các doanh nghiệp cũng ngàycàng gia tăng Điều đó cũng thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp in
để đáp ứng được nhu cầu rộng lớn của thị trường
1.1.2 Thực tiễn
Thống kê mới đây của Hiệp hội In Việt Nam, hiện cả nước có khoảng1.200 doanh nghiệp in lớn và hơn 5.000 cơ sở in tư nhân với doanh số hàngnăm trên 1 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng từ 10% - 15%/năm Sản lượng của cácdoanh nghiệp in ấn tăng mạnh qua các năm Đây đang là vấn đề quan trọngđối với Công ty vì vậy trong thời gian thực tập ở công ty cùng với những kiếnthức mà tôi được trang bị, tôi quyết định vận dụng những kiến thức mà mình
đã được học trên nghế nhà trường để phân tích về tình hình của Công ty Tôi
Trang 3chọn đề tài “phân tích biến động của sản lượng và các chi phí đầu vào của Công ty cổ phần in Sao Việt”
1.2 Giới thiệu về Công ty in Sao Việt
1.2.1 Sự ra đời và phát triển của Công ty
Công ty được thành theo giấy phép kinh doanh số: 0103011620 do Sở
Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội cấp ngày 10 tháng 04 năm 2004 Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN IN SAO VIỆT
Tên tiếng Anh: VIET STRA PRINTING JOINT STOCK
COMPANYTên viết tắt: SAO VIET PRINTING., JSC
Địa chỉ trụ sở chính: Số 9, ngách 160/40, đường Khuất Duy Tiến (số
mới : Số 9, ngõ 40, đường Hồng Liên), phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Fax:
Văn phòng giao dịch: 47 Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân, thành phố
Hà Nội Tel:
Người đại diện theo pháp luật của Công ty:
Họ và tên: Lê Thanh Ninh Chức danh: Giám đốc
Giới tính: Nam Sinh ngày: 03/05/1971
Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam
Trang 41.2.2 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần in Sao Việt với ngành nghề chủ yếu là gia công in ấn.Sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu nhất làsách, báo, văn hoá phẩm ngoài ra công ty còn in và đóng các loại sách củanhà xuất bản: Nhà xuất bản Giáo dục, nhà xuất bản Hà Nội, nhà xuất bản KimĐồng
Công ty thực hiện quản lý theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm
và tự hoàn vốn, tự bù đắp các chi phí, thực hiện bảo toàn và phát triển số vốnđược giao
Công ty áp dụng cơ chế quản lý thị trường, bộ máy điều hành quản lýhoạt động theo cơ chế của doanh nghiệp Nhà nước và tự chịu trách nhiệmtrước pháp luật Công ty xác định xây dựng và thực hiện phân phối lao động,đảm bảo công bằng xã hội và quan tâm đến đời sống của công nhân viên cùngcác hoạt động xã hội, áp dụng các biện pháp thích hợp để nâng cao tay nghề
và trình độ văn hóa cho công nhân viên Mở rộng quan hệ kinh tế với các đơn
vị kinh tế trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh, góp phầnvào công cuộc CNH - HĐH đất nước
1.3 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1.3.1 Đặc điểm về qui trình công nghệ
Đất nước ta đang ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngàycàng nâng cao và nhu cầu về sách báo, tạp chí và ấn phẩm văn hoá khác cũngngày càng tăng Trên thị trường hiện nay đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắtgiữa các doanh nghiệp in, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp in phải khôngngừng nâng cấp quy mô sản xuất, đầu tư trang bị máy móc thiết bị hiện đại,hợp lý và đồng bộ, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề có trình độ cao.Công ty cổ phần in Sao Việt cũng đã có những đổi mới trong việc tổ chức sản
Trang 5xuất kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thươngtrường Quy trình sản xuất kinh doanh của công ty là một quy trình khép kín:
Bước 1 : Khách hàng tới liên hệ với phòng kế hoạch vật tư để đặt in,
hai bên thoả thuận giá cả nếu thống nhất thì phòng kế hoạch lập hợp đồngtrình giám đốc ký duyệt
Bước 2 : Căn cứ vào hợp đồng ký kết giữa hai bên, phòng kế hoạch
lập lệnh sản xuất và triển khai sản xuất từ khâu chế bản in đến khi sản phẩm
in được thực hiện Quy trình sản xuất được tiến hành qua 3 phân xưởng:
Chế bản In offset Đóng sách
Phân xưởng chế bản
Khách hàng phải đưa mẫu, ảnh hoặc bản thảo maket để cán bộ quản lýlần lượt thực hiện qua các khâu:
Bắt đầu từ phòng vi tính: nếu là chữ phải qua vi tính đánh máy chữ in lên
bản bông rồi qua nhiều lần kiểm tra, nếu đạt yêu cầu thì đưa tiếp lên đánh trêngiấy can mỏng, sau đó lại đưa khách hàng kiểm tra lại, nếu đạt tiêu chuẩn thìchuyển sang khâu tiếp
Khâu bình bản: công nhân kỹ thuật đưa phim vào bình rồi ghim lại theo
ý định của người in, nếu là ảnh phải bình trên phim, căn bao nhiêu màu thìmẫu ảnh đó phải qua bấy nhiêu phim lần lượt xếp ra, sau đó đưa ra phơi.Trước khi phơi phải kiểm tra kỹ và đặt sát các ánh sáng sao cho trùng khít lênnhau rồi lại phải bình lại mới chuyển đi phơi
Khâu phơi: mỗi bản đã được bình rồi thì được phơi trên một tấm kẽm và
đưa lên bàn phơi, sau đó chiếu đèn leon có ánh sáng cực mạnh, dưới ánh đèncác phần tử không in bị huỷ diệt, còn các phần tử in được giữ lại trên tấm kẽm
có phủ màng cảm quang Sau khi phơi song đưa ra bàn rửa bằng dung dịchtẩy sạch bẩn và lớp quang, đưa tiếp vào máy để sấy tấm kẽm đó rồi chuyểnqua khâu tiếp theo
Trang 6Phân xưởng in offset
Sau khi đã sấy xong thì các bán thành phẩm được chuyển xuống phânxưởng in Tuỳ khách hàng yêu cầu mức độ in mà bố trí máy in cho phù hợp.Chế độ pha màu của công ty dựa trên bốn màu cơ bản: vàng, đỏ, xanh, đen
Phân xưởng đóng sách:
Tại phân xưởng đóng sách số lượng in ra ít thì công nhân của phânxưởng có thể đóng bằng tay, tự khâu và gia công Nếu số lượng lớn thì phảiđóng bằng máy tự động mới được nhập từ Hàn Quốc về Sau khi đóng xong
và hoàn thiện phần còn lại của sản phẩm, ra được sản phẩm cuối cùng phảiqua khâu kiểm tra chất lượng (OTK) để xem xét sản phẩm của công ty đãphát hành được chưa Nếu được rồi có thể chuyển cho khách hàng ngay hoặcchuyển bằng hệ thống thang máy và người vận chuyển chờ ngày xuất kho.Qua đây chúng ta có thể hiểu được phần nào về công việc in và quá trìnhtạo ra sản phẩm của công ty như thế nào
Bước 3 : Kiểm tra chất lượng bao gói ở phân xưởng sách, ấn phẩm
hoàn chỉnh nhập kho thành phẩm
Bước 4 : Phân xưởng sách chuyển lệnh sản xuất mẫu ấn phẩm tương
ứng về phòng kế toán tài vụ thanh toán hợp đồng giao cho khách hàng
- In offset: In offset thuộc phương pháp in phẳng Trên bản in offset các
phần tử in và các phần tử không in nằm gần như trên cùng một mặt
Trang 7phẳng Bản in như vậy có thể in được là dựa trên tính chất lý hoá củacác phần tử in và các phần tử không in Phần tử in có tính chất đẩynước và nhận mực với cách truyền mực như vậy phương pháp in offset
là phương pháp in gián tiếp
- In Typo: Phương pháp in Typo là phương pháp in cổ, người ta dùng
cách sắp chữ chì để chế bản in Ngày nay hầu như không còn được sửdụng nữa In Typo thuộc phương pháp in lồi , trên bản in các phần tử
in nằm cao hơn so với các phẩn tử không in Khi in chỉ có những phần
tử in nhận được mực và truyền trực tiếp một phần lượng mực nhậnđược lên bề mặt vật liệu in Dựa vào đặc điểm đó, phương pháp inTypo còn được gọi là phương pháp in trực tiếp
- In Flexo: In Flexo cũng thuộc loại in lồi với đặc điểm là bản in được
làm bằng vật liệu mềm, có tính đàn hồi như cao su, polyme Mực inFlexo, thường được pha với dung môi hoặc nước và có độ nhớt thấphơn nhiều so với các loại mực in khác
In Flexo là một công nghệ in khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng trên thếgiới nó đã được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệsản xuất bao bì Nó có đặc tính thích ứng cho nhiều loại vật liệu in nhưcác loại màng, giấy, carton và cả kim loại Trên bản in flexo nhữngphần tử in nằm cao hơn những phần tử không in lên chỉ có những phần
tử in nhận mực Mực in sau đó được truyền trực tiếp từ bản in lên bềmặt của vật liệu in
- In ống đồng: In ống đồng còn được gọi là in lõm, đặc điểm cơ bản của
phương pháp này là trên bản in các phần tử in nằm thấp hơn so với cácphần tử không in Khi toàn bộ bề mặt của bản in được trà mực sau đóđược gạt bằng dao máy và mực in còn lại in trực tiếp lên vật liệu in
Trang 8- In lưới: Phương pháp này bản in được làm bằng lưới chế tạo từ sợi,
chất dẻo hay kim loại Sử dụng để in những mẫu đơn giản , số lượng
ít
1.3.3 Đặc điểm về nguyên vật liệu (NVL)
Công tác quản lý nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh có vai trò vôcùng quan trọng, có tác dụng đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng nhanh doanhthu với chi phí thấp nhất cho doanh nghiệp, đồng thời nó cũng ảnh hưởng trựctiếp tới chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả sử dụng vốn
Thị trường cung ứng NVL phải đúng tiến độ, số lượng, chủng loại vàquy cách, nếu thiếu NVL thì quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn, không thểthực hiện được Hiện nay công ty đang sử dụng các loại vật liệu sau:
Mực in (nhập từ Nhật, Đức, Trung quốc )
Kẽm (nhập từ Bungary, Đức Nhật )
Giấy (nhập từ thị trường trong nước và nước ngoài )
Các NVL hầu hết được nhập từ nước ngoài, chỉ riêng có phần giấy in lànhập từ nhà máy giấy Bãi Bằng và công ty giấy Tân Mai Nguyên vật liệu chínhcủa công ty là giấy, mực in, phim lade, hoá chất và vật liệu khác Khi có nhu cầucông ty đã được thị trường cung ứng lượng NVL đầu vào một cách đầy đủ.Công ty đã đề ra kế hoạch lựa chọn những nhà cung cấp, công ty cungcấp chủ yếu là nhà máy giấy Bãi Bằng và công ty giấy Tân Mai dùng in cácloại sách, còn in báo đòi hỏi chất lượng giấy cao hơn nên công ty phải nhậpgiấy của Thụy Điển, Singapo, Indonexia Việc mua NVL dựa trên nguyên tắc
ở đâu chất lượng đảm bảo phù hợp với sản xuất, giá cả phải chăng thì ta nhậpvào, điều này góp phần làm giảm chi phí NVL đầu vào làm giảm giá thành,tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường Điều quan trọng là công ty phảinhập được NVL chất lượng cao đảm bảo các chỉ tiêu thông số kỹ thuật phục
vụ quá trình in NVL dự trữ được công ty quản lý và tiếp nhận tốt vì đây là
Trang 9bước chuyển giao giữa bộ phận mua và bộ phận quản lý doanh nghiệp Công
ty tổ chức tốt công tác tiếp nhận NVL sẽ tạo điều kiện cho thủ kho nắm bắtđược số lượng, chủng loại cũng như quy cách NVL nhằm tránh không bị lẫnlộn các NVL giúp thủ kho thực hiện tốt nhiệm vụ của mình Công tác xâydựng NVL căn cứ vào lượng nguyên vật liệu định mức tiêu dùng trong quátrình in ấn, do đó lượng tiêu hao ở mỗi quá trình là khác nhau Công ty phảixác định lượng NVL trong quá trình sản xuất của từng tháng, quý, năm, định
ra lượng NVL chi trả Tuy nhiên phải căn cứ vào lượng phát hành để giúpcông ty xác định được lượng NVL cần thiết Công ty đưa ra chế độ kiểm kêđịnh kỳ NVL qua đó đánh giá được chất lượng, số lượng NVL dự trữ trongkho Dựa vào nhu cầu của từng phân xưởng lượng NVL được cấp phát theonhu cầu sản xuất, thực hiện tốt chính sách xuất hết NVL theo giá thực tế Nhưvậy công tác tổ chức cấp phát NVL của công ty luôn đảm bảo tính đồng bộ,chủ động sáng tạo trong sản xuất giúp cho quá trình quản lý các mặt hoạtđộng đi vào nề nếp, đạt hiệu quả cao, kinh doanh có chất lượng, tăng vòngquay và phát triển bảo toàn vốn
1.3.4 Đặc điểm về vốn sản xuất và cơ cấu nguồn vốn
Công ty cổ phần in Sao Việt là một doanh nghiệp tư nhân vì vậy vốn củaCông ty là vốn tự đóng góp của thành viên (vốn tự có), nguồn vốn vay từ các
Trang 10Để bảo toàn và phát triển nguồn vốn của mình thì hàng năm công ty phảithực hiện tốt quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo có lãi từ đó công ty tríchkhấu hao tài sản cố định trên 20% Bên cạnh đó công ty cần hoàn thiện nângcao trình độ cán bộ quản lý và thợ để tăng tỉ lệ thợ lành nghề, giảm bớt cácchi phí trung gian cũng như giảm bớt mức độ sản phẩm hỏng của công tyđồng thời luôn luôn đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất nâng cao năngsuất, giảm chi phí, hạ giá thành để đạt hiệu quả kinh tế cao.
1.3.5 Đặc điểm về lao động của công ty
Để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh có hiệu quả, Giám đốc và Banlãnh đạo công ty luôn chú trọng đến chất lượng lao động, đối tượng tham giatrực tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm Mục tiêu của công ty là có được độingũ người lao động không những am hiểu về ngành nghề mà còn thông thạokiến thức chuyên môn Những năm qua, hình thức đào tạo công nhân, tuyểndụng thêm công nhân mới cũng được tiến hành Vì vậy công nhân am hiểuthực tế hơn, có khả năng bắt tay ngay vào công việc Hàng năm công ty vẫn
cử cán bộ kĩ thuật tham gia vào các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ Bên cạnh đó, các cán bộ, công nhân viên tham gia các lớp học để nângcao và tự khẳng định mình trong công việc
Hiện nay công ty trả lương cho người lao động theo sản phẩm và trảlương ổn định đây là một hình thức trả lương khoa học, là biện pháp kíchthích, động viên người lao động vì tiền lương của họ nhiều hay ít là do kếtquả lao động quyết định Mặt khác, tiền lương theo sản phẩm là cơ sở xácđịnh trách nhiệm của mọi người lao động như thưởng A, B, C hàng tháng,hàng quý, thưởng hoàn thành kế hoạch Do đó cùng với việc hoàn thành cácchỉ tiêu trong kinh doanh thì thu nhập bình quân của người lao động cũngđược tăng lên theo thời gian
Trang 11Ngoài ra công ty cũng áp dụng các biện pháp khích lệ tinh thần cho cán
bộ công nhân viên như đi thăm quan, nghỉ mát tổ chức các cuộc thi văn nghệthể thao Đặc biệt công ty duy trì từ nhiều năm nay việc tổ chức sinh nhật chocán bộ công nhân viên bằng cách : Đúng đến ngày sinh nhật của người nào thìtrực tiếp chủ tịch công đoàn cơ sở đem hoa và quà xuống tận nơi làm việc đểchúc mừng Vì vậy đã tạo được không khí gắn bó thân thiết giữa công ty vàngười lao động, người lao động coi công ty như gia đình mình và vì thế họ cótrách nhiệm với công việc hơn
1.4 Thực trạng của ngành in Việt Nam và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần in Sao Việt
1.4.1 Thực trạng của ngành in Việt Nam
Trong những năm qua, ngành in nước ta luôn giữ được nhịp độ pháttriển cao và đúng hướng Tổng số cơ sở in liên tục tăng lên, đặc biệt là khuvực kinh tế dân doanh và có vốn đầu tư nước ngoài Sản lượng toàn ngành in
các tiến bộ khoa học công nghệ , do đó tạo ra được chất lượng sản phẩm cao,rút ngắn thời gian sản xuất Những năm trước đây, khi mới xuất hiện mộtcông nghệ mới trên thế giới, thì ở nước ta phải cần hàng thập kỷ mới tiếp cận
và ứng dụng Nhưng hiện nay khoảng cách đó đã giảm xuống rất nhiều, việcvận dụng và ứng dụng công nghệ tiên tiến nhạy cảm hơn Có những cơ sở intiêu biểu chỉ sau 3 đến 5 năm là đã ứng dụng rồi Chính vì thế mà việc tạo rasản phẩm mới về sách báo ở nước ta có một diện mạo mới, sang trọng và hấpdẫn Song tiến bộ đáng kể nhất của ngành in sau 20 năm đổi mới đó là đãvươn lên đáp ứng mọi nhu cầu về ấn phẩm của xã hội với chất lượng ngàycàng cao hơn và có thể nói là ngang tầm quốc tế, cán bộ và công nhân ngành
in đã vươn lên làm chủ được công nghệ và thiết bị tiên tiến của ngành in
Trang 12Mặc dù hoạt động trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt,nhưng các cơ sở in trong cả nước đã bám sát nhiệm vụ chính trị của ngànhcông nghiệp đặc thù, tập trung mọi nỗ lực hoàn thành việc in sách báo và các
ấn phẩm khác phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng
và Nhà nước Trong 4 năm từ năm 2002 đến năm 2006, ngành in nước ta đã
in gần 31 triệu bản sách chính trị-xã hội, góp phần nâng cao dân trí, phát triểnkinh tế đất nước Đây là giai đoạn ngành in Việt Nam có bước chuyển biến rõnét về số lượng và chất lượng Các cơ sở in về từng loại ấn phẩm đều có bướctiến vượt bậc và đáp ứng được với yêu cầu xã hội Ngay sau khi có Quyếtđịnh 19/2000 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các cơ sở in bao bì ngoàiQuốc doanh ra đời tạo nên sự sôi động trong hoạt động in Thị trường bao bìtrong nước có nhiều khởi sắc với chất lượng in đẹp, nhiều mẫu mã hấp dẫn.Một số cơ sở in nội bộ được chuyển sang đơn vị sự nghiệp có thu và đã đápứng tốt yêu cầu nhiệm vụ Đây là một bước tiến của cơ chế mở rộng hoạtđộng cho cơ sở in nội bộ, tạo điều kiện để cơ sở in nội bộ tham gia in kinhdoanh bình đẳng như các doanh nghiệp in khác
Việc sắp xếp, đổi mới hoạt động của các cơ sở in Nhà nước được tiếnhành mạnh mẽ hơn Từ năm 1998 đến 2001 mới có 5 cơ sở in ở An Giang,Bến Tre và Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện cổ phần hoá Đến nay thì cảnước đã cổ phần hoá trên 40 công ty Một số cơ sở in được sáp nhập với cácđơn vị kinh tế khác như phát hành sách - thiết bị trường học, xổ số kiếnthiết , nhờ đó đã tự nâng cao được hiệu quả kinh doanh Nhìn chung, sau cổphần hoá, thì năng suất lao động và hiệu quả sản xuất cao hơn, thu nhập củangười lao động cũng tăng lên rõ rệt
Mặc dù vậy, các cơ sở in Quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo về tốc độtăng trưởng cũng như về đóng góp ngân sách cho Nhà nước Các cơ sở in báo
từ Trung ương đến địa phương đã mạnh dạn đầu tư công nghệ tiên tiến và mở
Trang 13rộng mạng lưới in, do đó nhiều báo như Nhân dân, Quân đội nhân dân, HàNội mới, Sài Gòn Giải phóng, Thông tấn xã Việt Nam, Thanh Niên , đã đápứng được yêu cầu ra báo hàng ngày Hầu hết các cơ sở in báo đều đã trang bịthêm máy in cuộn, thế hệ mới, hiện đại và hệ thống chế bản hiện đại CTP đểđảm bảo việc in báo, tạp chí với số lượng ngày càng tăng thời gian giao hàngnhanh, đảm bảo chất lượng và đáp ứng được xu hướng của báo và tạp chí tăngtrang, tăng kỳ, tăng tỷ lệ in 4 mầu, tăng số trang quảng cáo, số cuối tuần và sốđặc biệt in nhiều màu, chính nhờ sự đầu tư đúng hướng nên nhiều tờ báo đãcung cấp những thông tin mới vào giờ chót, góp phần tăng tính thời sự và hấpdẫn của báo chí nước ta những năm gần đây
In sách giáo khoa vẫn là mối quan tâm của cơ sở in vì nó không chỉ đơnthuần là nguồn công việc tương đối ổn định mà đó còn là sự đóng góp tíchcực vào sự nghiệp giáo dục của nước nhà Chỉ từ năm 2002 đến năm 2006 đã
có 352 cơ sở in tham gia in gần 7 triệu bản SGK phục vụ kịp thời cho cácnăm học Đặc biệt in bộ sách cải cách giáo khoa đã cùng Nhà xuất bản Giáodục vào cuộc với chiến lược “in gấp, nhập nhanh”, quyết tâm cung cấp đủSGK cải cách trước ngày khai trường, chất lượng in cao nhất
Các cơ sở in bao bì thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển mạnh cả về
số lượng, năng lực công nghệ và chất lượng sản phẩm Một số cơ sở in bao bìlớn có năng lực công nghệ mạnh, đáp ứng được sự đa dạng, phức tạp và yêucầu rất cao, rất khắt khe về chất lượng của các loại bao bì, nhãn hàng hoátrong những năm gần đây
Một ứng dụng rất có ý nghĩa từ năm 2003 lại đây của công ty cổ phầnvăn hoá Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức đưa vào sản xuấtmặt hàng bao bì tự huỷ Tuy nhiên, do giá thành cao nên mới chỉ sản xuất đểxuất khẩu là chủ yếu Các cơ sở in ở địa phương tuy chịu sự tác động của cơchế thị trường hoặc sự tác động của việc sắp xếp thay đổi mô hình tổ chức và
Trang 14sở hữu nhưng vẫn luôn xác định trách nhiệm là phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị
và phát triển kinh tế xã hội của chính địa phương đó Thành phố Hồ Chí Minhvẫn giữ là vị trí trung tâm in lớn nhất của cả nước, là nơi luôn đi trước trongquá trình chuyển dịch cơ cấu sản phẩm đầu tư ứng dụng công nghệ mới, tiêntiến tạo ra năng lực công nghệ mạnh ở cả 3 công đoạn trước in, in và sau invới gần 300 cơ sở in của Thành phố, sản xuất chiếm trên 60% sản lượng incủa cả nước
Trong phát triển và đầu tư công nghệ, nếu tính từ năm 2002 trở lại đây,thì ngành in của cả nước đã nhập khẩu thiết bị tiên tiến lên tới 3000 tỷ đồng.Máy phơi bản, máy in ống đồng, in Flexo, thiết bị sau in của Trung Quốcđược nhập nhiều vào nước ta do giá thấp hơn thiết bị in cùng loại của nhómG7 Công nghệ in ống đồng, in Flexo cũng phát triển hơn do nhu cầu in bao bì
có màng mỏng phức hợp tăng lên nhiều
Ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, mọi hoạt động xã hội của các cơ
sở in đều rất chú trọng Truyền thống tương thân tương ái, uống nước nhớnguồn trong toàn ngành được phát huy mạnh mẽ Hầu hết các cơ sở in đều đã
có những hoạt động ủng hộ quỹ tấm lòng vàng, quỹ xóa đói giảm nghèo, đền
ơn đáp nghĩa, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, xây nhà tình nghĩa, phụngdưỡng bà mẹ Việt Nam Anh hùng Số tiền ủng hộ các qũy xã hội trong 4năm qua lên tới 8,5 tỷ đồng, tặng hơn 100 ngôi nhà tình nghĩa và phùngdưỡng 40 bà mẹ Việt Nam Anh hùng
1.4.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần in Sao Việt
Công ty cổ phần in Sao Việt tuy là công ty mới được thành lập nhưng cũngđạt được những thành tựu bước đầu
Sản lượng từ năm đầu mới thành lập đạt 1 tỷ100 triệu trang trong đó :
- Báo các loại đạt : 60%
- Sách giáo khoa đạt : 20%
Trang 15- Tập san đạt : 10%
- Văn hóa phẩm đạt : 10%
Đến cuối năm 2006 đầu năm 2007 Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất,trang bị máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ, làm cho sản phẩm của Công tyngày càng đa dạng, đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, kiểudáng, mầu sắc, chủng loại sản phẩm của khách hàng ở mọi thành phần kinh
tế, tạo được niềm tin và chỗ đứng vững vàng trên thị trường trong vào ngoàitỉnh Mạng lưới khách hàng của Công ty hiện nay ngày càng mở rộng
Sản lượng bình quân trong 2 năm 2007, 2008 lên tới 1 tỷ 600 triệu trang
in mỗi năm với chất lượng ngày một tốt hơn, đẹp hơn
Doanh thu năm 2006 (06 tháng) 486958202 đồng/ tháng sang năm 2007doanh thu của Công ty là: 1273482000 đồng/ tháng Doanh thu năm 2007 đãtăng hơn so với năm 2006 Lương bình quân đầu người năm 2006 là 1,8 triệuđồng/ tháng, năm 2007 là 2.4 triệu đồng/ tháng, năm 2008 là 3 triệu dồng/tháng Chúng ta có thể thấy rằng doanh thu của Công ty tăng theo từng năm
và lương trung bình của công nhân cũng tăng, điều đó cho ta thấy Công tyđang ăn gia làm nên và đời sống của công nhân cũng được đảm bảo
Bên cạnh những bước tiến khá mạnh mẽ, song công ty còn gặp nhiều khókhăn trong hoạt động cạnh tranh gay gắt với những công ty khác trong cả nước.Thống kê cho thấy toàn quốc có khoảng 400 cơ sở in, riêng Hà Nội có 85 cơ sởcùng với nhiều công ty in khác nổi tiếng như công ty in Tiến bộ, xí nghiệp in số2
Vì vậy những năm tới Công ty sẽ chú trọng nhiều trong việc mở rộng thịtrường, đầu tư cải tiền công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao chấtlượng, có thể cạnh tranh với Công ty khác và có chỗ đứng trên thị trường
Trang 16CHƯƠNG 2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
PHÂN TÍCH 2.1 Khái quát chung về hàm sản xuất và hàm chi phí
2.1.1 Lý luận chung về các hàm với hai yếu tố đầu vào
Sản xuất là việc kết hợp các đầu vào để tạo ra đầu ra, hàm sản xuấtbiểu thị mức sản lượng nhiều nhất mà doanh nghiệp có thể sản xuất được vớimỗi tập hợp đầu vào xác định và với một trình độ công nghệ nhất định Hàmsản xuất mô tả các tập hợp đầu voà khả thi về mặt kỹ thuật khi doanh nghiệphoạt động một cách hiệu quả Tuy nhiên, có nhiều vấn đề đặt ra như: sảnlượng sẽ thay đổi thế nào khi đầu vào thay đổi? có thể tăng đầu vào đến vôhạn không? Có thể tăng tất cả các đầu vào trong cùng một thời điểm không?
Ta có dạng hàm sản xuất với hai yếu tố đầu vào x1, x2
Y = Q = f (x1, x2)
Bên cạnh hàm sản xuất, hàm chi phí cũng là một hàm được các doanhnghiệp rất chú ý Để đạt được hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp phải nghiêncứu kỹ hàm sản xuất của mình để tối thiểu hoá chi phí sản xuất hàm chi phí
mô tả mốt quan hệ giữa mức sản lượng sản xuất ra và tổng chi phí tối thiểucủa các đầu vào sử dụng để sản xuất ra mức sản lượng đó Hàm chi phí này cóthể biểu thị là: TC=TC(Q, w1, w2)=x1 w1+x2 w2 với w1, w2 là giá của đầuvào x1, x2
Bài toán của công ty trong trường hợp một đầu ra và hai đầu vào cóthể phát biểu như bài toán chọn đầu ra và các đầu vào để cực đại lợi nhuận
x x1, 2 p f x x 1, 2 x w x w1. 1 2. 2 max
Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì cả ba giá trị p, w1, w2 lànhững tham số cho trước được xác định trong các thị trường sản phẩm và thịtrường yếu tố đầu vào tương ứng, ta có các điều kiện cực đại là:
Trang 17
Ở đây MPi là sản phẩm cận biên của đầu vào i, nó được hiểu là thay đổi
trong lượng đầu ra trên một đơn vị thời gian cho thay đổi trong lượng yếu tố
đầu vào trên một đơn vị thời gian, tất cả các đầu vào (yếu tố sản xuất khác)
giữ nguyên
Điều kiện này có nghĩa rằng sản phẩm biên của mỗi đầu vào phải bằng giá
đầu vào thực của nó, tức là giá đầu vào chia cho giá đầu ra Từ hai điều kiện trên
và hàm sản xuất xác định được đầu ra cực đại lợi nhuận và các đầu vào
Từ đó xác định được MRTSjk là tỷ suất thay thế kỹ thuật cận biên giữa
các đầu vào j, k, MRTS là tỷ lệ mà một đầu vào có thể thay thế cho đầu vào
kia để giữ nguyên mức sản lượng, được định nghĩa là tỷ số giữa các sản phẩm
biên của đầu vào
MRTSik=MPj/MPk=w1/w2 j,k=1,2
Trong trường hợp hai đầu vào ta có: MRTS12= w1/w2
2.1.2 Khái quát đối với doanh nghiệp có nhiều yếu tố đầu vào
Hàm sản xuất với nhiều yếu tố đầu vào y=f(x1,x2… xn)
Trang 18Tương tự ta có được các điều kiện cần thiết để tìm ra kết hợp tối ưucho doanh nghiệp để tối đa háo lợi nhuận.
là dương và chúng bổ sung nếu đạo hàm riêng này âm
Một tập hợp các kết quả khác là các điều kiện dấu đối với các đầu vào
và đầu ra cực đại lợi nhuận
j
j
0w
00
0w
j
i
x
x p y p y
Trang 19Như vậy, điều kiện cấp 1 để chọn đầu ra cực đại là chi phí sản xuấtbiên phải bằng giá của một đơn vị đầu ra.
Điều kiện cấp 2 là:
2 2
0
d TC y dMC y d
dMC y dy
2.1.3 Mô hình phân tích chi phí
Sử dụng các mô hình mô tả công nghệ sản xuất của doanh nghiệp đểphân tích ta mới chỉ đạt được tối ưu về kỹ thuật, chưa tính tới các điều kiệnbên ngoài là thị trường đầu vào Đối với các doanh nghiệp giá cả các yếu tốsản xuất là điều rất quan trọng Đây là nguồn thông tin doanh nghiệp khôngthể bỏ qua khi lựa chọn mức sử dụng các yếu tố Với một công nghệ nhấtđịnh, các doanh nghiệp chỉ được phép sử dụng các yếu tố đầu vào trong mộtchừng mực nhất định Vì vậy, doanh nghiệp phải chọn các sử dụng tổ hợp cácyếu tố đầu vào một cách tốt nhất Tức là doanh nghiệp phải giải hai bài toán.Hoặc là: với mức sản lượng dự kiến sản xuất, doanh nghiệp phải sử dụng đầuvào sao cho chi phí thấp nhất? hoặc là: với kinh phí đầu tư ấn định ban đầu,doanh nghiệp phải sử dụng đầu vào thế nào để sản lượng cao nhất?
Việc giải hai bài toán trên chính là việc phân tích tối ưu về mặt kinh tếcủa quá trình sản xuất của doanh nghiệp Khi giải quyết vấn đề các mô hìnhxác định và phân tích chi phí cũng sẽ giúp ta phản ánh được trạng thái côngnghệ của doanh nghiệp và tác động của thị trường các yếu tố sản xuất
Trang 20Gọi Q là mức sản lượng dự kiến sản xuất Doanh nghiệp sử dụng cácđầu vào X(x1,x2… xn) để sản xuất Q Ta có ràng buộc về sản lượng F(x1,x2,…
với các biến nội sinh TC, x1, x2… xn, biến ngoại sinh là Q, w1… wn
2.2 Khái niệm các biến
2.2.1 Khái niệm về sản lượng
Sản phẩm của ngành in là sách, báo, tạp chí… thời gian sản xuất sảnphẩm ngắn, do đó vốn chu chuyển nhanh
Sản lượng là số sản phẩm sản xuất ra trong một chu kỳ sản xuất thường
là một tháng
Sản lượng của đơn vị cơ sở là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch
vụ hữu ích do lao động của đơn vị đó làm ra trong một thời kỳ nhất định(tháng, quý, năm)
Giá trị sản lượng của hoạt động sản xuất in của đơn vị cơ sở bằng giá trịsản xuất của các công việc in sách, báo mới, các hoạt động in truyện…, đượctiến hành trong năm
Sản lượng hay chính là tổng giá trị sản xuất kí hiệu là: GO
GO= (1) Doanh thu tiêu thụ sản phẩm in
(2) Chênh lệch số dư cuối kỳ (- ) số dư đầu kì về chi phí in dở dang(3) Các khoản thu do bán phế liệu, phế phẩm
(4) Giá trị sản xuất của hoạt động kiểm soát thiết kế
(5) Doanh thu phụ không có điều kiện bóc tách
Trang 212.2.2 Khái niệm về chi phí
Chi phí giấy đơn vị tính là triệu đồng
Chi phí nhân công
Con người luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh, sảnxuất của một doanh nghiệp Chính vì vậy chi phí nhân công là một chi phíquan trọng luôn tồn tại trong các doanh nghiệp Chi phí nhân công được hiểu
là tiền lương mà người lao động được hưởng khi làm việc cho các doanhnghiệp Thông thường chi phí nhân công được tính trong một tháng Đối vớinước ta, nguồn nhân lực là phong phú nên chi phí nhân công rẻ hơn so vớicác nước trên thế giới Đó là lợi thế mà các doanh nghiệp trong nước cầnnắm vững để tạo ra sức mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài
Trang 22Giới thiệu dạng hàm
Một trong những hàm sản xuất được sử dụng rộng rãi nhất trong ước
lượng là hàm sản xuất Cobb-Douglas, có dạng: y A L K .
y K
Cobb-Lnyi = a+.LnLi +.LnKi + ui (a=lnA)
Một cách để ước lượng của các tham số a, và là ước lượng trựctiếp phương trình này, khi cho các số liệu về đầu ra yi, đầu vào lao động Li, vàđầu vốn Ki Vì có số liệu thường không có sẵn nên việc ước lượng hàm sảnxuất là khó Biến giải thích LnLi và LnKi là các biến nội sinh, được xác định
Trang 23cùng với Lnyi và không độc lập với số hạng nhiễu ngẫu nhiên Chúng cũng cókhuynh hướng không độc lập với nhau, có thể dẫn đến vấn đề phương saikhông đều.
Ta có các điều kiện đối với việc ước lượng hàm sản xuất Cobb-Douglastrong môi trường cạnh tranh hoàn hảo cho bài toán cực đại lợi nhuận là:
Điều kiện có nghĩa là tỉ lệ của lao động trong tổng thu nhập bằng tham
số ,trong khi tỉ lệ của vốn bằng tham số.Vì tổng giá trị của đầu ra bằngtổng giá trị đầu vào : pyi =wLi + rKi nên ta có =1 Điều kiện này đòi hỏihàm sản xuất Cobb-Douglas biểu diễn công nghệ có hiệu quả không đổi theoquy mô
Ta có vài nhận xét về dạng hàm này:
Hàm Cobb-Douglass thuộc loại dễ ứng dụng và dễ ước lượng, mặtkhác cũng phản ánh được xu thế của sản xuất do vậy được nhiều nước trên thếgiới ứng dụng
Hàm này có thể ứng dụng cho cấp toàn quốc, cấp nghành hoặc chotừng doanh nghiệp
Trang 24Các thông số của hàm ( ,A) nếu được tính thường xuyên sẽ phản ánhđược xu hướng phát triển của doanh nghiệp, đồng thời cũng cho thấy xuhướng nâng cao chất lượng sử dụng máy móc, trình độ công nhân viên củađơn vị Bởi vì, về bản chất là năng suất các nhân tố tổng hợp Xét cho cùng làkết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động( cácnhân tố hữu hình), nhờ vào tác động của các nhân tố vô hình như đổi mớicông nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao độngcủa công nhân viên, (gọi chung là nhân tố tổng hợp)
Nếu các doanh nghiệp đều tính các thông số của mô hình Douglass riêng cho mình rồi đem so sánh các thông số đó với thông số củamột xí nghiệp chuẩn( xí nghiệp có giá trị Q, L, K bình quân) cùng lĩnh vựcsản xuất kinh doanh sẽ thấy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Tuy nhiên, ta phải xét đến các khuyết tật có thể xảy ra đối với chuỗi số liệu,
Vì vậy phải thực hiện kiểm định các khuyết tật Nếu có thì phải khắc phục
Phương pháp kiểm định phương sai thay đổi( kiểm định White)
H0: Phương sai không đổi
H1: Phương sai thay đổi
Với hệ số xác định bội R2 thu được từ mô hình phần dư bình phương
Nếu nR2 2 df hay dựa vào p-value 0.05 thì bác bỏ giả thiết Ho Ngược lại thì không đủ cơ sở bác bỏ H0
Phương pháp phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến
Dựa vào R2 và tương quan riêng giữa các biến để đưa ra các kết luận.Hoặc chúng ta có thể sử dụng hồi quy phụ Rồi dựa vào kết quả hồi quy phụnhận xét Nếu mô hình hồi quy có nhiều ý nghĩa thì đã có hiện tượng đa cộngtuyến giữa các biến
Phương pháp kiểm định hiệu quả theo quy mô
Trang 250 : 1
H (hiệu quả không đổi theo quy mô)
(hiệu quả thay đổi theo quy mô )
Nếu p-value <0.05 thì bác bỏ giả thiết Ho (nếu ta chọn mức ý nghĩa là 5
%) Kết luận hàm sản xuất có hiệu quả thay đổi theo quy mô Ngược lại thìkết luận hàm sản xuất có hiệu quả không thay đổi theo quy mô
Kiểm định tự tương quan
Dựa vào dDW có trong bảng ước lượng, so sánh với dU và dL, ta có thểkết luận về tính tự tương quan
0< d < dL thì có tự tương quan dương
dL< d < dU thì không có kết luận
dU < d < 4- dU thì không có tự tương quan
4- dU < d < 4- dL thì không có kết luận
4- dL < d < 4 thì có tự tương quan âm
Hoặc ta cũng có thể sử dụng kiểm định BG để kết luận tính tự tương quan
Kiểm định tính chuẩn của phần dư
Kiểm định Jarque- Bera sẽ cho chúng ta kết quả về tính chuẩn củachuỗi phần dư Với sự hỗ trợ rất mạnh của phần mềm Eviews ta có thể quansát đồ thị tính chuẩn một cách trực quan
Hàm tuyến tính các yếu tố sản xuất hoàn toàn thay thế cho nhau với tỷ
lệ không đổi cho mọi mức sản lượng Hàm tuyến tính là hàm đơn giản
Trang 262.4 Phương pháp luận
Sử dụng phần mềm Eview để phân tích
2.4.1 Phân tích hồi quy tương quan
* Khái niệm phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc của một biến (gọi
là biến phụ thuộc hay biến được giải thích) với một hay nhiều biến khác(được gọi là các biến độc lập hay giải thích)
* Mô hình hồi quy tổng thể
Viết công thức:
E(Y/Xi)= f(Xi) (i =1,… n)
Trong đó có f(Xi) là một hàm nào đó của biến giải thích Xj, với ví dụtrên hàm f(Xi)là hàm tuyến tính
Hàm hồi quy tổng thể cho chúng ta biết giá trị trung bình của biến Y
sẽ thay đổi như thế nào theo X
Hàm f(Xi) có dạng như thế nào- tuyến tính hay phi tuyến- chúng tachưa biết được bởi lẽ thực tế chúng ta chưa có sẵn tổng thể để kiểm tra Xácđịnh dạng hàm hồi quy là vấn đề thực nghiệm
Giả sử rằng PRF E(Y/Xi) là dạng hàm tuyến tính:E(Y/Xi)= 1 2 X i
Trong đó 1, 2 là tham số chưa biết nhưng cố định, và được gọi là các hệ sốhồi quy
1 là hệ số tự do (hệ số chặn)
2 là hệ số góc
Phương trình trên gọi là phương trình hồi quy tuyến tính đơn
* Hàm hồi quy mẫu
Hàm hồi quy được xây dựng trên cơ sở mẫu ngẫu nhiên được gọi làhàm quy mẫu (SRF) hoặc hồi quy mẫu
Trang 27Giả sử rằng đường hồi quy mẫu có dạng
: là ước lượng của 1 và 2
2.4.2 Một số quá trình ngẫu nhiên
* Khái niệm tính dừng
Chuỗi Yt được gọi là dừng nếu kỳ vọng, phương sai và hiệp phương saikhông đổi theo thời gian Về mặt toán học chuỗi Yt được gọi là dừng nếu:E(Yt) = t
Điều kiện thứ ba trong định nghĩa chuỗi dừng có nghĩa là hiệp phươngsai, do đó hệ số tương quan giữa Yt và Yt+k chỉ phụ thuộc vào độ dài (k) vềthời gian giữa t và t+k, không phụ thuộc vào thời điểm t
* Khái niệm nhiễu trắng
Trang 28Yt = ut, trong đó ut là yếu tố ngẫu nhiên trong mô hình hồi quy cổ điển.Nghĩa là ut có trung bình bằng không, phương sai không đổi và hiệp phươngsai bằng không ut được gọi là nhiễu trắng (White noise) Trong trường hợpnày, Yt là chuỗi dừng.
* Khái niệm sai phân
Gọi là toán tử sai phân, sai phân cấp I: Y t Y t Y t1
Sai phân cấp II: ( Y t)2 Y t Y t 2Y t1 Y t2
Yt được gọi là liên kết bậc I nếu Y t là chuỗi dừng, ký hiệu là I(1)
Yt sai phân cấp II, được gọi là liên kết bậc II nếu 2 Yt
là chuỗidùng, kí hiệu là I(2)
Yt sai phân cấp d được gọi là dùng nếu d( )Y t là dừng , ký hiệu là I(d)Nếu d= 0 thì Yt là chuỗi dừng Do đó chúng ta sẽ sử dụng thuật ngữ “chuỗi dừng” và I(0) là tương đương với nhau
Để tìm ra chuỗi Yt là không dừng thì hoặc là chúng ta sẽ ước lượng vàkiểm định giả thiết: = 1; hoặc là ước lượng và kiểm định giả thiết = 0.Trong cả hai mô hình này đều không dùng được tiêu chuẩu T( Student – test)ngay trong trường hợp mẫu lớn Dickey- Fuller (DF) đã đưa ra tiêu chuẩn đểkiểm định như sau:
H0: = 1( Chuỗi là không dừng)
H1 : 1(Chuỗi dừng)
Trang 29Ta ước lượng mô hình,
2.4.3 Quá trình tự hồi quy AR
Quá trình tự hồi quy bậc p có dạng như sau:
Yt= α0+α1Yt-1+ α2Yt-2 + α3Yt-3+ + αpYt-p+ ut,
trong đó ut là nhiễu trắng
Điều kiện để quá trình AR(p) dừng là -1 < αi < 1, i= 1, 2, , p
2.4.4 Quá trình trung bình trượt MA
Quá trình trung bình trượt MA có dạng :
Yt = ut +β1ut-1 + β2 ut-2 + β3 ut-3 + + βq ut-q , t=1, 2, , n
trong đó u là nhiễu trắng ,
Điều kiện để chuỗi dừng là: -1< βi < 1
Quá trình trung bình trượt và tự hồi quy ARMA
(Autoregressive and Moving Average )
Trang 30Cơ chế sản sinh ra Y không chỉ là AR hoặc MA mà có thể kết hợp cả haiyếu tố này Khi kết hợp cả hai yếu tố chúng ta có quá trình gọi là quá trìnhtrung bình trượt và tự hồi quy Yt là quá trình ARMA (p,q) nếu Y có thể biểudiễn dưới dạng:
Yt= β +α1Yt-1+ α2 Yt-2 + α3 Yt-3+ + αpYt-p + β0 ut +β1 ut-1 + β2 ut-2 + β3
ut-3 + + βq ut-q
Trang 312.4.5 Quá trình trung bình trượt, đồng liên kết, tự hồi quy ARIMA
( Autoregressive Intergrated Moving Average)
Một chuỗi thời gian có thể dừng hoặc không dừng Chuỗi được gọi là đồngliên kết bậc d, nếu sai phân bậc d là một chuỗi dừng, ký hiệu I(d) Nếu chuỗi Yt
đồng liên kết bậc d, áp dụng mô hình ARIMA(p, q) cho chuỗi sai phân bậc d thìchúng ta có quá trình gọi là ARIMA(p,d,q) Trong ARIMA(p,d,q), p là bậc tựhồi quy, d là số lần lấy sai phân chuỗi Yt để được một chuỗi dừng, q là bậc trungbình trượt, p và q tương ứng là bậc của chuỗi dừng
2.4.6 Phương pháp Box- Jenkins
Phương pháp Box- Jenkins bao gồm các bước sau:
Bước 1: Định dạng mô hình ( tìm ra các giá trị d, p, q)
Bước 2: Ước lượng mô hình
Bước 3: Kiểm định giả thiết để chọn ra một mô hình phù hợp nhất Bước 4: Dự báo
2.5 Lựa chọn biến
* Biến phụ thuộc là sản lượng: Q
* Biến độc lập là:
+ Chi phí giấy: G+ Chi phí mực: M+ Chi phí kẽm: K+ Chi phí nhân công: NC
Trang 32CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY IN SAO VIỆT
3.1 Phân tích từng biến
* Phân tích thống kê mô tả các biến
Hình 3.1 Thống kê mô tả biến đầu ra Q
Giá trị trung bình của biến sản lượng là Mean= 1,669 với các giá trị biến sảnlượng đạt được lớn nhất Max= 2,43 và giá trị biến sản lượng đạt được nhỏnhất Min= 1,555 Hệ số bất đối xứng Skewness= 0,948 >0 nên phân phối làbất đối xứng và đồ thị sẽ xuôi về bên phải nhiều hơn Hệ số nhọn Kurtosis=2,492 <3 nên phân phối tập trung ở mức thấp
Trang 33Hình 3.2 Bảng thống kê mô tả biến G
Giá trị trung bình của biến chi phí giấy là Mean= 9,53E+ 08 với các giátrị biến chi phí giấy đạt được lớn nhất Max= 1,35E+ 09 và giá trị biến chi phígiấy đạt được nhỏ nhất Min= 5,97E+ 08 Hệ số bất đối xứng Skewness=0,112 >0 nên phân phối là bất đối xứng và đồ thị sẽ xuôi về bên phải nhiềuhơn Hệ số nhọn Kurtosis= 1,864 <3 nên phân phối tập trung ở mức thấp
Hinh 3.3 Bảng thống kê mô tả biến M
Trang 34Giá trị trung bình của biến chi phí mực là Mean= 1,61E+ 08 với các giátrị biến chi phí mực đạt được lớn nhất Max= 2,05E+ 08 và giá trị biến chi phígiấy đạt được nhỏ nhất Min= 1,05E+ 08 Hệ số bất đối xứng Skewness= -0,017 <0 nên phân phối là bất đối xứng và đồ thị sẽ xuôi về bên trái nhiềuhơn Hệ số nhọn Kurtosis= 1,495 <3 nên phân phối tập trung ở mức thấp.
Hinh 3.4 Bảng thống kê mô tả biến K
Giá trị trung bình của biến chi phí kẽm là Mean= 1,57E+ 08 với các giátrị biến chi phí kẽm đạt được lớn nhất Max= 2,87E+ 08 và giá trị biến chi phíkẽm đạt được nhỏ nhất Min= 1,08E+ 08 Hệ số bất đối xứng Skewness= 1,02
>0 nên phân phối là bất đối xứng và đồ thị sẽ xuôi về bên phải nhiều hơn Hệ
số nhọn Kurtosis= 4,648 >3 nên phân phối tập trung ở mức cao