Trang 3 Các loại dịch vụ E-logistics phổ biến hiện nay: Dịch vụ chuyển phát nhanh: Là mảng được khai thác nhiều nhất với 164 công tychuyển phát trong nước. Dịch vụ giao hàng thu tiền:Đ
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……….1
I, ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH GIAO HÀNG TMĐT TẠI VIỆT NAM… 3
1.E-logistics nội bộ……….3
2.E-logistics 3PL……….4
a Doanh nghiệp bưu chính truyền thống………4
b Doanh nghiệp chuyên vận chuyển & giao nhận……….5
c Doanh nghiệp giao hàng thương mại điện tử……….5
d.Cơ sở giao hàng nội thành……….6
II, TÌM HIỂU VỀ VIETTEL POST………7
1.Lịch sử hình thành……… 8
2.Chiến lược phát triển của Viettel Post……… 8
3.Mô hình kinh doanh……….10
4.Thực trạng……….13
ĐÁNH GIÁ VỀ MÔ HÌNH GIAO HÀNG TMĐT……… 16
III, ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN DỊCH VỤ CHO VIETTEL POST……… 18
Trang 2
LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng phát triển, đang làm thay đổi hành
vi, thói quen mua sắm và trong sản xuất kinh doanh Các kênh sàn thương mại điện tử như:
Shopee, Lazada, Tiki… hiện đang là những sàn TMĐT phổ biến nhất được người tiêu dùngtìm hiểu và so sánh giá cả cũng như tìm kiếm các thông tin phản hồi về sản phẩm Hành vimua sắm thông qua internet càng được rõ rệt và phát triển hơn sau đại dịch Covid – 19,trong thời điểm dịch bùng nổ hầu như ở các thành phố lớn chúng ta chuyển từ mua sắmtruyền thống qua tới 99% là mua sắm trực tuyến Theo các cuộc khảo sát về xu hướng muasắm thì có đến hơn 65% người tiêu dùng cho biết là họ sẽ tiếp tục sử dụng hình thức muasắm online Dự báo thì khoảng thời điểm 2040 sẽ có khoảng 95% các giao dịch mua sắmđược diễn ra trên sàn thương mại điện tử
Thị trường Thương mại điện tử Việt Nam đạt 2,97 tỷ USD năm 2014 (theo Báo cáo
thương mại điện tử Việt Nam năm 2014) và dự đoán sẽ bùng nổ, đạt 4 tỷ USD trong năm
nay Từ nhu cầu nội tại và xu hướng TMĐT, ngành giao hàng thương mại điện tử Việt Namđang phát triển và ra đời nhiều đơn vị giao hàng từ quy mô nhỏ cho tới các công ty lớn đượcđầu tư cả vốn và yếu tố công nghệ
Sau dịch Covid-19, lượng khách hàng mua sắm trực tuyến trên các nền tảng thương mạiđiện tử có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy nhu cầu giao nhận hàng hóa.Theo số liệu thu thập của SuperShip.vn năm 2020, tiềm năng tăng trưởng của ngành này tạiViệt Nam khoảng 18%/năm với quy mô hiện vào khoảng 11,8 tỉ đô la Mỹ và số lượngngười mua hàng trực tuyến đạt khoảng 45,6 triệu Nhận thấy tiềm năng hấp dẫn này, khôngchỉ các công ty hoạt động chính trong lĩnh vực bán lẻ đang mở rộng quy mô mà hiện naycác công ty sản xuất còn tham gia đẩy mạnh bán hàng trực tuyến và triển khai đội ngũshipper giao hàng trực tiếp đến người tiêu dùng Chẳng hạn như, trong thời gian dịchCovid-19 bùng phát vừa qua, ông lớn trong ngành bán lẻ là Thế giới Di động đã nhanh tayxây dựng cho mình một đội ngũ shipper công nghệ hùng hậu, từng bước lấn sân vào thịtrường ngành giao hàng
Trang 3Các loại dịch vụ E-logistics phổ biến hiện nay:
Dịch vụ chuyển phát nhanh: Là mảng được khai thác nhiều nhất với 164 công tychuyển phát trong nước
Dịch vụ giao hàng thu tiền:Được các đơn vị bán lẻ và kinh doanh online sử dụng chủyếu, phù hợp với các mặt hàng mua số lượng ít, giá trị không lớn
Dịch vụ giao hàng chặng cuối: Kết hợp hoạt động của trung tâm phân loại và vận tải– giao hàng, đóng vai trò quang trọng đối với các sàn TMĐT lớn, với sự góp mặt củanhiều “thương hiệu riêng của sàn” như Lex của Lazada, ShopeeExpress của Shopee,TikiNow của Tiki…
Thị trường e-logistics chia thành 2 nhóm chính là: "E-logistics nội bộ" và "E-logistics 3PL" Những đơn vị tham gia thị trường E-Logistics có thể được chia thành hai nhóm
chính: bộ phận e-logistics nội bộ của các sàn TMĐT (và các đại gia bán lẻ), và các nhà cungcấp dịch vụ e-logistics bên thứ ba (3PL) Theo Ken Research, thị trường E-Logistics chủyếu được chi phối bởi các 3PL Nhìn chung, trong những năm gần đây, các nhà sàn TMĐT
có xu hướng thuê ngoài dịch vụ giao hàng thông qua 3PL
Hiện nay, Lazada và Tiki đã có bộ phận logistics nội bộ riêng, đó là Lazada Logistics Express và TikiNOW hai sàn này có thể tự xử lí đơn hàng từ chính khách hàng
E-của họ, và điều họ bận tâm nhất là tốc độ giao hàng tới tay khách hàng và hai sàn này đãlàm khá tốt khoản này, bên cạnh việc dựa vào các đối tác 3PL để đạt hiệu quả tiết kiệm chi phí.
Bên cạnh đó, một số sàn TMĐT B2C lớn như Thegioididong, Dienmayxanh và FPTShop cũng đã tự thực hiện việc giao hàng nhờ vào độ bao phủ lớn từ mạng lưới các cửahàng của họ
Các E-logistics 3PL này, phục vụ e-logistics chính yếu cho TMĐT, không chỉ bao gồm
các công ty bưu chính truyền thống như VNPost, EMS, ViettelPost; mà cả các công ty khởinghiệp startup; và các công ty hậu cần đa quốc gia cũng đã tham gia rất mạnh mẽ trong
những năm gần đây E-logistics 3PL gồm 4 mô hình chính : Doanh nghiệp bưu chính
Trang 4truyền thống, Doanh nghiệp chuyên vận chuyển & giao nhận, Doanh nghiệp giao hàngthương mại điện tử, Cơ sở giao hàng nội thành
Trang 5
I, ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH GIAO HÀNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
1 E-Logistic nội bộ
Đối với bộ phận e-logistics nội bộ của các sàn TMĐT, vận chuyển và giao hàng là mộttrong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng khi mua sắmtrực tuyến
Việc phát triển hệ thống e-logistics là nhân tố không thể thiếu nhằm nâng cao trải nghiệmcũng như đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng trong vấn đề giao nhận hàng hóa,chẳng hạn như nhu cầu về tốc độ giao hàng
Hai sàn thương mại điện tử như Lazada và Tiki có bộ phận logistics riêng là Lazada logistics Express và TIKINOW có thể tự hoàn thiện đơn hàng (fulfillment) của mình, baogồm nhập kho, đóng gói và vận chuyển Ngay cả Shopee cũng đã có dịch vụ Logisticsriêng- Shopee Express mà không còn phụ thuộc vào các đơn vị vận chuyển bên ngoài Tiki và Lazada là hai nền tảng mua bán trực tuyến lớn hàng đầu Việt Nam, với ưu thế
E-đó, hai sàn này dễ dàng thu hút người dùng với nguồn hàng phong phú, phương thức thanhtoán dễ dàng
Điểm chung khi trải nghiệm dịch vụ giao hàng của Lazada và TIKINOW là giao hàng rấtnhanh, xong bên cạnh đó có sự chênh lệch về chất lượng vận chuyển hàng hóa Lazada sẽnhận hàng từ nhà bán hàng có đơn hàng trên sàn thương mại điện tử chứ không can dự vàoviệc đóng gói sản phẩm hay chất lượng của hàng hóa phía bên trong Còn về phía Tiki, làmột trang thương mại điện tử lớn bán hầu hết sản phẩm, khác với Lazada, Tiki có kho hàngriêng của mình, thực hiện việc đóng gói, vận chuyển tới tay khách hàng Hiện nay, Tiki đãcho phép những doanh nghiệp, bán lẻ kinh doanh trên sàn thương mại điện tử của mình,điều đó có nghĩa là Tiki sẽ không thể tiếp cận chất lượng đóng gói của các đơn hàng đó đểđảm bảo chất lượng hàng hóa còn nguyên vẹn tới tay khách hàng
Trang 6Tiki có khả năng tự xử lí đơn hàng của bản thân song bên cạnh đó, chi phí đóng gói hànghóa là rất lớn mà Tiki không thể xử lí hết được Một số đơn hàng như sách, đồ thủy tinhkhông có đồ bọc chống sốc nên rất dễ hỏng hóc khi tới tay khách hàng
Khi mua hàng trên các sàn thương mại điện tử, khách hàng luôn được nhận đãi ngộ miễnphí vận chuyển với những đơn hàng đạt giá trị tối thiểu TIKINOW là một gói thành viêncủa Tiki, bạn có thể đăng kí trong một khoảng thời gian nhất định để miễn phí giao hàng,nhưng nó như là một “chiếc vé tháng” khi bạn đi xe bus, bạn vẫn phải bỏ ra một khoản phínhưng đổi lại nhiều lần vận chuyển trong khoảng thời gian nhất định
Thegioididong, Dienmayxanh và FPT Shop cũng đã tự thực hiện việc giao hàng nhờ vào
độ bao phủ lớn từ mạng lưới các cửa hàng của họ
Từ những điều trên, ta rút ra được những ưu nhược điểm của E-logistics nội bộ như sau:
-Sự chênh lệch chất lượng dịch vụ Logistics trong mỗi đơn hàng, mỗi doanh nghiệp
-Đối với một số nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử, chi phí vận chuyển quá mắc làmảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng
2 E-logistics 3PL
a Doanh nghiệp bưu chính truyền thống
Trang 7Bao gồm các Doanh nghiệp bưu chính truyền thống như VN Post, Viettel Post đã tham giacung cấp dịch vụ giao nhận cho dịch vụ kinh doanh trực tuyến
Ưu điểm
-Lợi thế lớn của các Doanh nghiệp này là giao hàng đi tỉnh lẻ với phạm vi “phủ sóng”, cơ sở
hạ tầng và đội ngũ nhân viên rộng khắp 63/63 tỉnh thành trên toàn quốc, từ các thành phốlớn tới các miền núi, hải đảo xa xôi
-Các đơn vị giao hàng liên doanh, tư nhân đều phải sử dụng dịch vụ của các Doanh nghiệplớn đối với những đơn hàng ở huyện/ xã vùng xa, miền núi, hải đảo
Nhược điểm
-Công nghệ lạc hậu: Viettel Post & VN Post chưa chú trọng phát triển hệ thống kỹ thuật.Chức năng tra cứu vận đơn trực tuyến chưa hoàn thiện Hệ thống email gần như không hoạtđộng
-Chi phí cao: Mức cước phí của VN Post &Viettel Post đều cao so với các đơn vị liêndoanh, tư nhân
-Thời gian giao hàng kéo dài: Khách hàng thường xuyên gặp trường hợp đơn hàng bị chậmtrễ đơn hàng Và các chủ shop thường phải gọi điện liên tục để kiểm tra và nhắc bưu tá giaohàng
-Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Cách để Khách hàng phản hồi hay khiếu nại nhanh nhất làtruy vấn trực tiếp tại Bưu cục gửi hoặc gọi điện thoại (điện thoại thường khó liên lạc hay sẽphải gọi qua nhiều bộ phận)
b Doanh nghiệp chuyên vận chuyển & giao nhận
-Xuất phát từ các hãng vận chuyển & giao nhận hàng hóa, các doanh nghiệp Việt Nam, liêndoanh và 100% vốn nước ngoài như Hợp nhất, Kerry, DHL, Fedex, UPS… đều nhanhchóng chuyển hướng cung cấp các dịch vụ cho giao hàng thương mại điện tử Tuy nhiên,các doanh nghiệp này vẫn tập trung khai thác mảng giải pháp logictics, phục vụ cho nhu cầu
Trang 8của các doanh nghiệp đa quốc gia, các doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp, khuchế xuất và dịch vụ chuyển phát quốc tế.
-Quy mô mạng lưới chưa phủ khắp các huyện xã
-Có vốn đầu tư nhưng chưa phát triển về công nghệ kỹ thuật
c Doanh nghiệp giao hàng thương mại điện tử
-Là những đơn vị giao hàng mới thành lập, chuyên phục vụ nhu cầu chuyển phát hàngTMĐT như: Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Ship chung, Giao hàng số 1, ZozoShip…
Ưu điểm
-Định vị phân khúc rõ ràng: Tập trung nội thành và các thành phố lớn
-Thiết kế dịch vụ tốt, nâng cao chất lượng các dịch vụ như giao hàng ngay trong ngày, thuCOD
-Đầu tư và phát triển yếu tố công nghệ
+ Xây dựng hệ thống tính phí và tra cứu vận đơn tự động tùy biến trên mọi thiết bị: Kháchhàng chỉ cần truy cập website để dự tính cước phí đơn hàng, tạo tài khoản để theo dõi lịchtrình đơn hàng mọi lúc mọi nơi
TRANG 5
Trang 9+ Cho phép website thương mại điện tử tích hợp APIs của đơn vị giao hàng: 3 đơn vị tiênphong là: Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Ship chung Thông qua việc sử dụng APIsnày; khách hàng được phép chọn một trong các hãng vận chuyển mà website tích hợp, hệthống tự động tính phí vận chuyển và cộng vào tổng giá trị đơn hàng, hãng vận chuyển sẽ tựđộng nhận đơn hàng từ hệ thống để thực hiện giao hàng.
-Mô hình này giúp giảm thiểu rất nhiều thao tác giữa người bán hàng và đơn vị giao hàng,kết nối trực tiếp giữa người mua hàng và đơn vị vận chuyển
+Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng: Các doanh nghiệp hoàn thiện hệthống, cho phép khách hàng sử dụng nhiều công cụ để khiếu nại hay phản hồi: Theo dõi đơnhàng & khiếu nại online; tổng đài chăm sóc KH hoạt động hiệu quả
+Giá cước cạnh tranh: Các đơn vị giao hàng thương mại điện tử cung cấp nhiều mức giáhợp lý cho các chủ shop vừa và nhỏ, các chương trình chiết khấu trên số lượng lớn và ưuđãi miễn phí
Nhược điểm:
-Quy mô vừa và nhỏ, lực lượng nhân sự mỏng
-Chưa xây dựng phạm vị “phủ sóng” khắp các tỉnh thành trên toàn quốc
d Cơ sở giao hàng nội thành
Đây là mô hình kinh doanh nhỏ lẻ như Sonic Shipper, Ship chuyên nghiệp, ShipperGroup… chỉ hoạt động rành riêng cho nội thành như tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…tập trung giao các đơn hàng phát sinh trong ngày, đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyếnngày càng cao của thị trường thành phố
Ưu điểm
-Giao hàng nhanh, tiện lợi
Trang 10-Hoạt động hiệu quả dịch vụ thu tiền hộ.
Nhược điểm
-Thiếu sự đảm bảo: Giữa các Shipper và chủ Shop làm việc với nhau dựa trên sự tin tưởng,không có bảo hiểm cho những đơn hàng có giá trị Chính các Shipper cũng rất dễ bị lừa đảo,
ăn chặn khoản tiền thu hộ khách
-Phải có khoản tiền ứng trước chủ Shop để làm đảm bảo khi nhận hàng đi giao và thu hộtiền
-Phát triển nhỏ lẻ, bộc phát
II, TÌM HIỂU VỀ VIETTEL POST
Viettelpost chắc hẳn không còn là một cái tên xa lạ đối với người dân Việt Nam,
từ người mua, người bán Trao đổi hàng hóa là công việc Viettelpost đã làm từ rất lâu
và đạt được nhiều thành tựu nhất định.Viettel Post là một đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel, là công ty cổ phần hàng đầu chuyên kinh doanh các Dịch vụ Chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế, dịch vụ Logistics, dịch vụ Fulfillment, dịch vụ Thương mại ViettelPost cung cấp dịch vụ chuyển phát trên khắp cả nước, sở hữu mạng lưới giao nhận trên 63 tỉnh thành với hơn 2,500 bưu cục và 6,000 điểm giao nhận hàng hóa ViettelPost có quy mô và thị phần lớn thứ 2
cả nước, sau Vietnam Post với 18% thị phần doanh thu.
Trong 5 năm gần đây (2015-2019), Viettelpost có tốc độ tang trưởng doanh thu bình quân 43,3%/ năm Doanh thu tăng gấp 4 lần trong vòng 5 năm qua và là doanh nghiệp luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định Viettel Post có mức tăng trưởng LNST cao hơn so với ngành chuyển phát nhanh (33,4%) và vượt xa con số của ngành vận tải, kho bãi (7,6%) Giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng LNST trung bình đạt mức 59%/ năm Trong những năm đại dịch diễn ra kéo dài, gây ảnh hưởng
Trang 11đến nền kinh tế nói chung và các ngành vận tải, dịch vụ Logistic nói riêng thì Viettel Post vẫn ghi nhận những kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh, sản xuất Đặt mục tiêu trở thành công ty logistics số 1 Việt Nam dựa trên nền tảng công nghệ cao, kể từ năm 2018, Viettel Post đã không ngừng đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin, chú trọng công tác chuyển đổi số toàn hệ thống Đến nay, Viettel Post đã tự mình hoàn thiện hệ sinh thái khép kín với các sản phẩm dịch vụ số nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng, đồng thời tối ưu các nguồn lực nội bộ, tiết giảm chi phí trong ngành logistics.
Viettel Post đang tích cực phối hợp với Hiệp hội Logistics, các trường đại học
để bồi dưỡng cũng như tạo điều kiện cho các bạn sinh viên có môi trường cọ xát ngay
từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường,nâng cao chất lượng, ươm mầm tài năng logistics quốc gia
1 Lịch sử hình thành
Tổng Công ty cổ phần bưu chính Viettel (gọi tắt là: Viettel Post), tiền thân từ Trung tâmphát hành báo chí được thành lập ngày 01/7/1997, sau đó chính thức cung cấp dịch vụchuyển phát nhanh tuyến Hà Nội – Tp.Hồ Chí Minh Với nhiệm vụ ban đầu là phục vụ các
cơ quan Quân đội trong Bộ Quốc phòng
Năm 2006, Bưu chính Viettel chuyển đổi từ mô hình hạch toán phụ thuộc sang hạchtoán độc lập thành Công ty TNHH NN 1 TV Bưu chính Viettel
Năm 2009 Bưu chính Viettel chính thức hoạt động với tư cách Công ty Cổ phần sau khithực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu racông chúng với vốn điều lệ 60 tỷ VND Chính thức khai trương dịch vụ chuyển phát nhanhtại 5 tỉnh thuộc Campuchia
Trang 12Ngày 13 tháng 4 năm 2012, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội đã cấp giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel, mã số doanhnghiệp 0104093672 Với việc cấp phép này Bưu chính Viettel chính thức là Tổng Công tyđầu tiên trong mô hình Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
2.Chiến lược phát triển của Viettel Post
Là công ty cổ phần hàng đầu tại Việt Nam cung cấp về dịch vụ chuyển phát, ViettelPost đã khẳng định được vị thế, uy tín và kiên định đi theo chiến lược phát triển của mình
Viettel Post phải thiết kế lại hạ tầng mạng lưới đầu tư cả phần cứng phần mềm, hệthống quy trình như hệ thống chia chọn hàng hóa tự động
+ Hiện nay, số lượng đơn hàng xử lý rất nhiều, không thể chia bằng tay, làm thủ công nhưngày trước, mà phải có công nghệ chia chọn, trong đó có sử dụng cả robot để tốc độ chiachọn nhanh hơn, chính xác hơn, hiệu suất cao hơn
+Hạ tầng mạng lưới cũng cần phải quy hoạch lại Viettel Post sẽ làm 10 Mega Hub (trungtâm kho bãi lớn), rồi làm 90 Hub các nơi, và 1.500 bưu cục Lớp tiếp theo là bưu tá cũngphải thiết kế lại Rồi đến quy trình vận hành để đảm bảo hàng hóa được xử lý nhanh nhất vàtheo dõi được hành trình của hàng hóa Cụ thể, khách hàng chỉ cần bật app, cài app, nhập
Trang 13 Tăng trưởng Doanh thu và hướng đến phân khúc khách hàng mục tiêu.
+Khách hàng mục tiêu của ViettelPost thường là những người mua, người bán, hay haingười trao đổi hàng hóa thông qua dịch vụ Logistics, đặc biệt là những người bán, họ có sốlượng đơn hàng lớn, thu về cho Viettel Post không những là tiền cước phí vận chuyển màcòn là cả phí bảo hiểm đổi với những nhà bán hàng lớn Tuy nhiên, không được quá chútrọng vào những đối tượng khác hàng đó mà bỏ quên mất những vị khách ngắn hạn
Đa dạng và tăng thu nhập từ chuyển phát, đồng thời quản lý vốn một cách hiệu quả.+Viettel Post sẽ xây dựng, thiết kế các hệ thống vận hành để có thể cung cấp được dịch vụvận chuyển lấy ngay sau vài tiếng đồng hồ hoặc trong ngày Những dịch vụ như vậy kháchhàng sẵn sàng trả tiền giá cao gấp 5-7 lần, tỷ suất lợi nhuận phân khúc này cũng cao hơn rấtnhiều
Với phân khúc khách hàng B2B, đối với nhóm khách hàng này chỉ cần đảm bảo chất lượngtốt chứ người ta không có xu hướng bắt phải giảm mấy nghìn đồng Cụ thể như chuyển phátcho hành chính, văn bản thư từ, thẻ của các ngân hàng, doanh nghiệp… chỉ cần chuyển đếnđúng giờ, không sai lệch, hỏng hóc, thì người ta sẵn sàng trả giá cao hơn một chút, hoặc sảnphẩm nông nghiệp, hàng tươi sống (cua, hải sản…) hoàn toàn có thể thu được phí cao hơn
Tăng cường phát triển năng lực đội ngũ phát hàng, bán hàng
+ phải hoàn thiện cơ chế chính sách tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện, quản lý để kiểm soátđược trải nghiệm khách hàng và chất lượng dịch vụ, bởi lĩnh vực này mỗi một giao dịchtương tác với khách hàng có rất nhiều người tham gia Ngoài việc có hạ tầng tốt, công nghệtốt, nhưng làm sao cho mấy chục nghìn con người tương tác với khách hàng để có đượcchất lượng đồng nhất và tốt nhất Đây cũng là bài toán lớn và bưu chính đang tập trung làm
Như vậy, Viettel post đang hướng tới mục tiêu trở thành công ty cổ phần dẫn dắt thị trường Logistics bằng công nghệ Không chỉ công nghệ mà bên cạnh đó còn là sự phát triển toàn diện về chất lượng dịch vụ, mạng lưới đầu tư và đội ngũ nhân viên Bởi
lẽ công nghệ là do con người dẫn dắt nên để công nghệ phát triển thì con người phải phát triển trước, và cái công nghệ chỉ thể hiện mặt “tài” của đội ngũ nhân viên, còn cái