1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng khoa học giao tiếp ( combo full slide 4 chương )

207 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Giảng Khoa Học Giao Tiếp
Định dạng
Số trang 207
Dung lượng 13,04 MB
File đính kèm NHM5~1.zip (9 MB)

Nội dung

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO TIẾP Chương 2 HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP Chương 3 BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA GIAO TIẾP VÀ GIAO TIẾP TRONG TỔ CHỨC CHƯƠNG 4 KỸ NĂNG VÀ HIỆU QUẢ GIAO TIẾP Chương 1: Những vấn đề chung về giao tiếp Khái niệm giao tiếp Chức năng của giao tiếp Vai trò của giao tiếp Quan hệ và vai xã hội trong giao tiếp Chương 2: Phương tiện giao tiếp Khái niệm ngôn ngữ Chức năng của ngôn ngữ trong giao tiếp Cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp Yêu cầu cơ bản khi sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ Chương 3: Bản chất xã hội của giao tiếp Bản chất của giao tiếp là trao đổi thông tin Bản chất của giao tiếp là tác động qua lại Chương 4: Các nhóm kĩ năng giao tiếp Nhóm kĩ năng định hướng Nhóm kĩ năng định vị Nhóm kĩ năng điều khiển

Trang 1

BÀI GIẢNG KHOA HỌC GIAO TIẾP

Trang 2

Nội dung môn học

 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO TIẾP

 CHƯƠNG 2 HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP

 CHƯƠNG 3 BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA GIAO TIẾP VÀ GIAO TIẾP TRONG TỔ CHỨC

 CHƯƠNG 4 Kĩ NĂNG VÀ HIỆU QUẢ GIAO TIẾP

Trang 3

Mục tiêu

môn học

 Cung cấp cho sinh viên những

kiến thức cơ bản về khoa học giao tiếp: khái niệm, nguyên tắc, hình thức, phương tiện giao tiếp, kĩ năng giao tiếp hiệu quả…

Trang 4

Mục tiêu

môn học

 Hình thành và phát triển ở sinh viên những kĩ năng giao tiếp cần thiết cho cuộc sống, học tập và công việc

Trang 5

Mục tiêu

môn học

 Hình thành và phát triển ở sinh viên thái độ tôn trọng người khác,

tích cực, chủ động trong học tập,

rèn luyện để hoàn thiện bản thân trong hoạt động giao tiếp với người khác

Trang 6

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ

GIAO TIẾP

Trang 7

1 Khái niệm giao tiếp:

1.1 Quan điểm của Phạm Minh Hạc (1953- )

Giao tiếp là quá trình thiết lập và vận hành quan

hệ giữa người với người nhằm hiện thực hoá quan

hệ xã hội

Trang 8

367 229

 Quá trình thiết lập -> tạo ra 1 mối quan hệ

Trang 9

 Quá trình vận hành -> tạo quan hệ bền chặt

Trang 10

Để có những quan hệ bền chặt với người khác, cách vận hành quan hệ như thế nào?

Trang 11

 Coi trọng và gìn giữ mối quan hệ

 Có niềm tin

 Dành thời gian cho nhau

 Thân thiện, cởi mở

 Biết lắng nghe, đồng cảm

 Mở lòng, quan tâm, giúp đỡ

 Vị tha, không vụ lợi

Trang 12

Hiện thực hóa quan hệ xã hội:

 Mỗi mối quan hệ điều có chuẩn mực chung

 Vận dụng chuẩn mực của xã hội vào hiện thực hóa các quan hệ cá nhân

Trang 13

1.2 Quan điểm của David Kenneth Berlo (1929 – 1996)

 Giao tiếp là quá trình có chủ định hoặc không có chủ định

mà trong đó các tư tưởng, ý định, cảm xúc… của con người được biểu đạt qua ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ.

Trang 14

Giao tiếp của con người diễn ra ở các mức độ: trong con người, giữa con người với con người và công cộng.

Trong con người: hiểu mình, tự nhận thức bản thân

Trang 15

Giữa con người với con người : một người với

một người hoặc 1 nhóm nhỏ

Con người với công cộng : công sở, bệnh viện,

trường học

Trang 16

Giao tiếp là quá trình năng động, liên tục, bất thuận nghịch, tác động qua lại và mang tính chất ngữ cảnh

 Năng động: sự thay đổi trong giao tiếp

 Liên tục : im lặng cũng là giao tiếp

 Bất thuận nghịch : giao tiếp là 2 phía (truyền thông)

 Tác động qua lại : ảnh hưởng và thay đổi lẫn nhau

 Ngữ cảnh

Trang 17

1.2 Nguyên tắc giao tiếp

Nguyên tắc giao tiếp được hiểu là những chuẩn mực

cơ bản do con người đặt ra trong quá trình tiếp xúc giữa người với người nhầm trao đổi thông tin, tri giác

và ảnh hưởng lẫn nhau

Những chuẩn mực này được đặt ra nhằm đảm bảo cho mọi hành vi và hoạt động của con người khi giao tiếp đạt được hiệu quả cao nhất.

Trang 18

1.2 Nguyên tắc giao tiếp

Nguyên tắc tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp

Phải coi đối tượng giao tiếp là một cá nhân, một con

người, một chủ thể với đầy đủ các quyền với những đặc trưng tâm lí riêng biệt, họ được có quyền bình đẳng với mọi người trong các quan hệ xã hội

Tạo điều kiện thuận lợi để đối tượng giao tiếp bộc lộ những nét tính cách, thái độ, nhu cầu, nguyện vọng…

Trang 19

 Chủ thể giao tiếp không nên áp đặt đối tượng giao tiếp

Biết lắng nghe ý kiến của đối tượng giao tiếp, dù đó

là đúng hay sai thì cũng không cắt ngang hay tỏ thái

độ không vừa lòng để đối tượng giao tiếp sợ hãi mà không tiếp tục cuộc đối thoại, không bày tỏ hết nguyện vọng của mình

Trang 20

Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp còn được thể hiện ở trang phục : trang phục thể hiện tính lịch sự,

vì vậy trang phục cần hài hòa, cân xứng với vóc dáng, (màu da, điệu bộ, lời nói…)

Việc sử dụng ngôn ngữ nói: từ giọng điệu, cách phát

âm, viêc sử dụng từ sao cho đảm bảo tính văn hóa

Bất kì trong trường hợp nào cũng không được xúc phạm đến danh dự, tổn thương đến phẩm giá của đối tượng giao tiếp

Trang 21

 Chủ thể giao tiếp biết kính trọng, tôn trọng, khích lệ những ưu điểm của người khác , biết lắng nghe và biết kiềm chế khi cần thiết

V A.Xukhimlinxki đã viết “Hãy kính trọng nhưng ưu điểm của người khác Hãy làm cho người khác những cái như anh muốn để những người khác làm như thế cho anh”.

Trang 22

Nguyên tắc có thiện chí trong giao tiếp

Chủ thể giao tiếp cần tạo ra quan hệ tình cảm tốt đẹp để đối tượng giao tiếp dễ thông cảm và hiểu biết lẫn nhau

Trong giao tiếp sự hiểu biết lẫn nhau luôn luôn gắn với quá trình xúc cảm, tình cảm

Có thiện chí trong giao tiếp là luôn luôn nghĩ tốt, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho người mình giao tiếp

Trang 23

Chủ thể giao tiếp luôn có thiện chí với đối tượng giao tiếp; họ luôn tin tưởng ở đối tượng giao tiếp

Luôn động viên khích lệ tinh thần đối tượng giao tiếp

Không nên có định kiến với đối tượng giao tiếp

Không nên tính thiệt hơn, nặng nhẹ, nhiều ít

Không nên ghen tị với thành tích của người khác, đồng thời không nên cười chê, chế giễu trước thất bại của đối tượng giao tiếp

Trang 24

Nguyên tắc đồng cảm/thấu cảm trong giao tiếp

 Chủ thể giao tiếp biết đặt vị trí của mình vào

vị trí của đối tượng giao tiếp.

 Muốn làm được điều này, chủ thể giao tiếp đã

phác thảo chân dung tâm lí tương đối ổn định trong đầu mình về đối tượng giao tiếp.

Trang 25

Chủ thể ứng xử, xử thế phù hợp với nhu cầu, mong muốn của đối tượng giao tiếp

Chủ thể giao tiếp tự mình trả lời được câu hỏi “nếu

mình ở vị trí của đối tượng giao tiếp thì sẽ như thế nào”?

 Thực hiện chức năng “đồng nhất giữa chủ thế giao tiếp với đối tượng giao tiếp”.

Chủ thể giao tiếp phải luôn luôn quan tâm, hiểu hoàn cảnh của đối tượng giao tiếp

Trang 26

NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI TRUYỀN ĐẠT THÔNG TIN

Trang 27

• Hiểu rõ đối tượng giao tiếp

• Tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp

• Quan tâm đến đối tượng giao tiếp

• Giữ chữ tín trong giao tiếp

Một số nguyên tắc khác

Trang 28

1.3 Đặc điểm giao tiếp

1.2.1 Lứa tuổi

1.2.2 Giới tính

1.2.3 Nghề nghiệp

Trang 30

Căn cứ theo đặc điểm

từng nhóm tuổi mà điều chỉnh việc giao tiếp sao cho phù hợp nhất.

 Trẻ em phải tỏ ra dịu dàng, tạo sự gần gũi với các em, tránh để các em sợ, không dám giao tiếp. 

Trang 31

Khi  giao  tiếp  với  tuổi 

thiếu niên phải  thể hiện sự tôn trọng

Tỏ ra chân thành, thiện  chí,  tránh kiểu cách,

áp đặt,  xem  các em như con nít

Trang 32

Đối với lứa tuổi thanh niên cần tôn trọng, lắng nghe để họ trình bày quan điểm và tránh đừng bát

bỏ ý tưởng của họ một cách thẳng thừng

Trang 33

 Tuổi  trưởng thành,  nhân  cách, nghề nghiệp đã ổn định.  Giao tiếp với họ dễ dàng hơn. 

 Tuổi trung niên đã  có  những  thành  công  nhất  định  trong 

sự nghiệp,

 Cần sự chân thành trong giao tiếp, thể hiện sự đúng mực và tôn trọng đối tượng giao tiếp

Trang 34

Tuổi già, kinh nghiệm dồi dào đôi khi có quan điểm bảo thủ, sợ cô đơn, sợ người khác không quan tâm

 Tôn trọng, chừng mực, không ngắt lời, chia sẻ, đôi khi khen ngợi

Trang 35

Giới tính

 Nữ giới: trọng  tình  cảm,  thích  lãng  mạn.  Có  khả  năng giao tiếp tốt và dễ dàng giao tiếp hơn nam giới. Nữ giới thường kĩ tính,  rất  cẩn  thận  và  tỉ  mỉ  ở  những  chi  tiết nhỏ

  

Trang 36

Nam giới: cứng  rắn,  trọng  lí  lẻ.  Giao  tiếp  không  tốt 

bằng nữ giới. Dễ tha thứ và thường không để ý những chi tiết nhỏ, hào phóng và mạnh mẽ

Trang 37

Nghề nghiệp

Bao gồm một số nhóm đáng quan tâm sau:

 Nghề nghiệp thiên về lĩnh vực nông nghiệp

 Nghề nghiệp thiên về kinh tế - tài chính.

 Nghề nghiệp thiên về xã hội – nhân văn

 Nghề nghiệp thiên về khoa học tự nhiên, kĩ thuật

 Chính trị gia, nhà hoạt động xã hội

Trang 38

2 Chức năng và vai trò của giao tiếp: 2.1 Chức năng của giao tiếp:

 Tổ chức hoạt động phối hợp.

 Nhận thức.

 Hình thành và phát triển các mối quan hệ liên nhân cách.

 Đánh giá và điều chỉnh

Trang 39

Tổ chức hoạt động phối hợp

Con người luôn sống và hoạt động trong quan hệ với

người khác

Phối hợp hoạt động để cùng nhau giải quyết nhiệm

vụ, đạt tới mục tiêu chung

Thống nhất mục đích, phương pháp, cách thức hành

động đáp ứng kịp thời yêu cầu đề ra của công việc

Trang 40

Chức năng nhận thức (chức năng phản ánh)

Mỗi chủ thể tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng, thái độ,

thói quen

Các chủ thể có thể tiếp nhận thông tin về đối tượng

giao tiếp và các chủ đề giao tiếp

Thống nhất được mục tiêu giao tiếp, giải quyết được

mâu thuẫn

Trang 41

 Hình thành, phát triển các mối quan hệ liên nhân cách

Quan hệ cá nhân với cá nhân trên cơ sở tâm lí, tình cảm

và sự đồng nhất với nhau ở mức độ nhất định.

Quan hệ liên nhân cách nói đến nội dung “tâm lí” của quan hệ đó chứ không nói đến nội dung “công việc”

Trang 42

 Giao tiếp làm nảy sinh (hình thành) quan hệ giữa người 

với người

 Giao tiếp vừa là phương thức phát triển cá nhân vừa là phương thức để thống nhất các cá nhân

Trang 43

 Cá nhân lĩnh hội các chuẩn mực, các giá trị xã hội, đồng thời biểu hiện sự gắn bó tình cảm hay sự ghét

bỏ, chối từ, thờ ơ, lãnh đạm đối với các cá nhân khác

 Các định hướng giá trị của cá nhân có thể xích gần lại

với định hướng giá trị của cá nhân khác hay theo chiều ngược lại

Trang 44

Chức năng đánh giá và điều chỉnh

 Con người có thể đánh giá lẫn nhau các hành vi, trí tuệ, tình cảm, thái độ trong quá trình giao tiếp

 Con người tự đánh giá bản thân mình

 Giúp con người điều chỉnh hành vi, thái độ phù hợp với yêu cầu của hoạt động giao tiếp

Trang 45

2.2 Vai trò của giao tiếp

Giao tiếp là nhu cầu đặc trưng của con người, là điều kiện đảm bảo cuộc sống tâm lí bình thường của mỗi con người

 Dấu hiệu của tồn tại người: dáng đi; tiếng nói, cảm xúc

 Giao tiếp là nhu cầu xã hội cơ bản xuất hiện sớm nhất ở con người

 Giao tiếp vừa là nhu cầu, vừa là điều kiện có ý nghĩa và

tác dụng to lớn để biến chúng ta thành người với

những giá trị nhân văn

Trang 46

Giao tiếp, giao lưu với người khác chúng ta tự khẳng định được mình

Sức khỏe và trạng thái tinh thần của mỗi người phụ thuộc khá nhiều vào mối quan hệ bình thường, tốt đẹp với người khác

Trang 47

Các trạng thái khủng hoảng tinh thần, lo âu, trầm cảm, cảm thấy lẻ loi, cô đơn trong cuộc sống xuất hiện khi con người khó thiết lập quan hệ giao tiếp với người khác

Trang 48

Sulli Choi

Trang 49

Qua giao tiếp con người tiếp thu kinh nghiệm lịch

sử xã hội biến nó thành vốn tâm lí, nhân cách của mình, đồng thời con người đóng góp tài lực của mình cho sự phát triển xã hội.

Trang 50

Qua giao tiếp con người nhận thức được người khác và bản thân trên cơ sở đó mà điều chỉnh mình cho phù hợp với chuẩn mực xã hội.

Trang 51

Giao tiếp là điều kiện không thể thiếu của mọi hoạt động của con người

Hoạt động cùng nhau là nét đặc trưng trong hoạt

động của con người

Con người trao đổi, thu thập thông tin, phối hợp,

thống nhất mục đích, phương thức hoạt động để giải quyết các nhiệm vụ và công việc cùng nhau

Trang 52

3 Hành vi giao tiếp:

3.1 Mô hình giao tiếp:

3.1.1 Mô hình tuyến tính về giao tiếp

MTGT

KÊNH

TIẾNG ỒN

NGƯỜI GỬI MHTĐ

NGƯỜI NHẬN GMTĐ

TIẾNG ỒN TIẾNG

ỒN

Trang 53

 Các nhà tu từ học La Mã và Hi Lạp cổ đại đào tạo các nhà hùng biện

 Quan điểm một chiều về giao tiếp - mô hình “người nói – người nghe” đơn giản

Trang 54

 Người nói mã hoá một thông điệp và gửi nó tới người nghe thông qua một hay nhiều kênh giác quan.

 Người nghe, sau đó, tiếp nhận và giải mã thông điệp này

 Thường sử dụng trong truyền hình, báo chí, hùng biện

Trang 55

3.1.2 Mô hình tác động qua lại về giao tiếp

MTGTTU

KÊNH

NGUỒN MHTĐ

NGƯỜI NHẬN MHTĐ

TIẾNG ỒN

TIẾNG ỒN TIẾNG

ỒN

Trang 56

 Nguồn mã hoá thông điệp và gửi nó tới người nhận thông qua một hay nhiều kênh giác quan

 Người nhận tiếp nhận và giải mã thông điệp này như trong giao tiếp tuyến tính,

Trang 57

 Người nhận mã hoá phản hồi (một phản ứng hay các phản ứng) và gửi phản hồi này tới người gởi thông điệp

 Nguồn giải mã thông điệp phản hồi căn cứ theo thông điệp gốc đã được gửi và phản hồi đã được nhận, sau

đó nguồn mã hoá một thông điệp mới thích ứng với phản hồi nhận được (sự thích ứng)

Trang 58

3.1.3 Mô hình giao dịch về giao tiếp

MTGT

NGƯỜI MÃ HOÁ

NGƯỜI GT B NGƯỜI GIÃI MÃ

NGƯỜI MÃ HOÁ

THÔNG NGƯỜI GT A ĐIỆP

NGƯỜI GIÃI MÃ

TIẾNG ỒN

TIẾNG ỒN

Trang 59

 Người giao tiếp A mã hoá một thông điệp và gửi nó đi

 Người giao tiếp B, sau đó, mã hoá phản hồi gửi tới người giao tiếp A, người giải mã nó.

 Những bước này không phải là độc chiếm lẫn nhau vì việc mã hoá và giải mã có thể xảy ra đồng thời, liên tiếp trong suốt quá trình giao tiếp

 Chúng ta có thể gửi và nhận các thông điệp một lúc, nên mô hình này là đa hướng

Trang 60

 Một người không được gắn nhãn như là nguồn và người kia như là người nhận, thay vào đó cả hai người giao tiếp khoác lấy vai trò của người gửi và người nhận trong sự giao dịch (chuyển đổi vai trò)

 Mô hình này gần như đại diện cho việc giao tiếp đồng thời

Trang 61

3.2 Cấu trúc của hành vi giao tiếp:

 Các nhân vật giao tiếp

 Mục đích giao tiếp

 Nội dung giao tiếp

 Công cụ giao tiếp

 Kênh giao tiếp

 Hoàn cảnh/môi trường giao tiếp

Trang 62

3.3 Quan hệ và vai xã hội trong hành vi giao tiếp

Quan hệ: là vị thế, địa vị của một nhân cách này

đối với một nhân cách khác hoặc đối với cộng đồng và cả với bản thân mình.

Trang 63

Vai xã hội: là chức năng, hình mẫu hành vi

chuẩn mực được xã hội tán đồng và đang chờ đợi

ở mỗi người trong địa vị hiện có của họ.

Trang 64

Chương 2 HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG TIỆN

GIAO TIẾP

Trang 65

1 Hình thức giao tiếp

1.1 Căn cứ vào qui cách giao tiếp:

Giao tiếp chính thức: là giao tiếp mang tính chất công cộng, theo chức trách, quy định, thể chế như hội họp, mít tinh, đàm phán…

 Các vấn đề trong giao tiếp thường được xác định trước,

 Thông tin cũng được các chủ thể cân nhắc trước, được con người ý thức đầy đủ

Trang 66

Giao tiếp không chính thức: là loại giao tiếp mang tính chất cá nhân, không câu nệ hình thức, chủ yếu dựa trên hiểu biết về nhau

 Hình thức này có ưu điểm là không khí cởi mở, thân tình, hiểu biết lẫn nhau

Trang 67

1.2 Căn cứ vào số lượng người giao tiếp :

 Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân

 Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm

 Giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm

 Giao tiếp giữa các nhóm với nhau

Trang 68

1.3 Phân loại theo tính chất của tiếp xúc:

Giao tiếp trực tiếp:là loại giao tiếp trong các chủ thể trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với nhau

Trang 69

 Có thể sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ

như ánh mắt, cử chỉ, nét mặt, ăn mặc, trang điểm…

 Có thể nhanh chóng biết được ý kiến của người đối thoại

 Có thể điều chỉnh quá trình giao tiếp một cách kịp thời để đạt được mục đích.

Trang 70

Giao tiếp gián tiếp: Giao tiếp gián tiếp là loại giao tiếp trực tiếp bị hạn chế về mặt không gian,

Trang 71

1.4 Căn cứ vào vị trí/vị thế của cá nhân trong giao tiếp

Vị thế biểu hiện mối tương quan giữa những người trong giao tiếp với nhau

 Vị thế của một người so với người khác chi phối

hành động, ứng xử của họ trong giao tiếp

Trang 72

Theo vị thế giao tiếp, giao tiếp được chia thành:

 Vai người nói lớn hơn vai người nghe

 Vai người nói và vai người nghe bằng nhau

 Vai người nói thấp hơn vai người nghe

Trang 73

1.5.Căn cứ vào nghiên cứu của tâm lí học xã hội:

 Giao tiếp định hướng xã hội.

 Giao tiếp định hướng nhóm.

 Giao tiếp định hướng cá nhân.

Ngày đăng: 28/01/2024, 08:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN