Chương 1 : Tổng quan về bài toán quản lý và xây dựng CSDL cho bài toán quản lý Chương 2 : Nhập môn Visual Basic.NET Chương 3 : Ngôn ngữ lập trình Visual Basic.NET Chương 4 : Thiết kế biểu mẫu dùng các điều khiển
Trang 1BÀI GIẢNG
TIN HỌC QUẢN LÝ
Trang 2Nội dung bài giảng
Chương 1 : Tổng quan về bài toán quản lý và xây dựng CSDL cho bài toán quản lý
Chương 2 : Nhập môn Visual Basic.NET
Chương 3 : Ngôn ngữ lập trình Visual Basic.NET
Chương 4 : Thiết kế biểu mẫu dùng các điều khiển
Trang 3Chương 1:
Tổng quan về bài toán quản lý và xây dựng
CSDL cho bài toán quản lý
Trang 4Khái niệm về quản lý
• Quản lý là một công việc mà một người lãnh đạo học suốt đời
không thấy chán và cũng là sự khởi đầu của những gì họ nghiên cứu.
• Quản lý được giải thích như là nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo thực thụ, nhưng không phải là sự khởi đầu để họ triển khai công việc
• Là yêu cầu tối thiểu nhất của việc lý giải vấn đề quản lý dựa trên lí luận và nghiên cứu quản lý học.
• Bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt
giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp
• Sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp nên quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau
Trang 5• Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà
Trang 6• Tin học quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một
cách hiệu quả mục tiêu đã định
• Tin học quản lý bao gồm 3 chức năng chính là:
– Quản lý doanh nghiệp
– Quản lý giám đốc
– Quản lý công việc và nhân công“
Trang 7• Quản lý doanh nghiệp phải theo nguyên tắc:
– Lấy hiệu quả kinh tế thực tế làm nguyên tắc hoạt động
– Lấy thành tích làm cốt lõi"
• Nguyên tắc quản lý dành cho giám đốc:
– Có động lực mạnh mẽ quản lý mục tiêu – Kiểm soát bản thân để họ trở thành một người giám đốc giỏi
Trang 8• Quản lý công việc :
– Công việc cần có sức sản xuất
– Cần công cụ phân tích, tổng hợp, kiểm soát và thí nghiệm
• Quản lý nhân công :
– Coi trọng nguồn nhân lực
– Làm cho họ có cơ hội, chủ động phát huy ưu điểm của mình
– Thoả mãn nhu cầu về chức năng và địa vị xã hội
của họ trong công việc
– Đưa đến cho họ cơ hội, quyền lợi như nhau để
mỗi người thể hiện giá trị, hoài bão của mình.
Trang 9Yếu tố tạo thành tin học quản lý
• Mọi hoạt động của tin học quản lý đều phải do 4 yếu tố cơ bản sau cấu thành:
- Chủ thể quản lý, trả lời câu hỏi: do ai quản lý?
- Khách thể quản lý, trả lời câu hỏi: quản lý cái gì?
- Mục đích quản lý, trả lời câu hỏi: quản lý vì cái gì?
- Môi trường và điều kiện tổ chức, trả lời câu hỏi: quản lý trong hoàn cảnh nào?
Trang 10Tập các bài toán thực tế
QUẢN LÝ SỐ LƯỢNG NGÀY CÔNG CỦA CÁC NHÂN VIÊN
Công ty xây dựng ABC tổ chức quản lý như sau:
Cùng lúc công ty có thể tham gia xây dựng nhiều công trình –Mỗi công trình có một mã số công trình duy nhất (MACT) –Mỗi mã số công trình xác định các thông tin như:
– Tên gọi công trình (TENCT)
Trang 11• Mỗi nhân viên của công ty ABC có một mã
số nhân viên(MANV) duy nhất,
• Một mã số nhân viên xác định các thông tin như:
Trang 12Công ty phân công:
– Các nhân viên tham gia vào các công trình
– Mỗi công trình có thể được phân cho nhiều nhân viên
– Mỗi nhân viên cùng lúc cũng có thể tham
gia vào nhiều công trình
– Mỗi công trình một nhân viên có một số
lượng ngày công (SLNGAYCONG) đãtham gia vào công trình đó
Trang 13Công ty có nhiều phòng ban
Trang 14QUẢN LÝ VIỆC MƯỢN/TRẢ SÁCH Ở MỘT THƯ VIỆN
Một thư viện tổ chức việc cho mượn sách như sau:
• Mỗi quyển sách được đánh một mã sách
Trang 15• Mỗi độc giả được thư viện cấp cho một thẻ thư viện trongđó có ghi rõ
Trang 16• Cứ mỗi lượt mượn sách,độc giả phải
– Đăng ký các quyển sách cần mượn vào một phiếu mượn – Mỗi phiếu mượn có một số phiếu mượn (SOPM) khác nhau
– Mỗi phiếu mượn xác định các thông tin như:
• Ngày mượn sách (NGAYMUON)
Trang 17Quản lý bán hàng
• Hoạt động quản trị của những người hoặc những nhóm người thực sự thuộc lực lượng bán hàng hoặc gồm những người liên quan đến hoạt động liên
Trang 18Những công việc của quản lý bán hàng bao gồm:
1- Thiết lập chiến lược phân phối
7- Huấn luyện nâng cao kỹ năng
8- Đo lường, đánh giá hiệu quả bán hàng
Trang 19• Tổ chức Sales sẽ bao gồm các chức danh:
– Quản lý kinh doanh miền
– Quản lý bán hàng
– Chức danh theo quận, khu vực, giám sát viên hay giám sát viên bán hàng
Trang 20• Công việc, nhiệm vụ:
– Đạt doanh số, chỉ tiêu được giao
– quản lý khu vực kinh doanh
Trang 21Phân tích và thiết kế bài toán quản lý cụ thể
• Thông tin về một nhân viên bao gồm lý lịch và bảng
chấm công
• Lý lịch nhân viên :
- Mã nhân viên : chuỗi 8 kí tự
- Họ, tên nhân viên : chuỗi 30 kí tự
- Tình trạng gia đình : 1 kí tự ( m=married , s= single)
- Số con : Số nguyên ≤ 20
- Trình độ văn hóa : chuỗi 2 kí tự (C1,C2,C3,DH,CH )
- Lương căn bản : số thực ≤ 1 triệu
Trang 22• Chấm công nhân viên
- Số ngày nghỉ có phép trong tháng : số ≤ 28
- Số ngày nghỉ không phép trong tháng : số ≤ 28
- Số ngày làm thêm trong tháng : số ≤ 28
- Kết quả công việc : chuỗi 2 kí tự
(TO=tốt,BT=đạt,KE=kém)
- Lương thực lĩnh trong tháng : số ≤ 2 triệu
Trang 23• Quy tắc lĩnh lương
Trong đó nếu : lương thực lĩnh = lương căn bản
+ phụ trội
- Số con > 2 : phụ trội = +5 % lương căn bản
- Trình độ văn hóa = CH : phụ trội = +10% lương căn bản
- Làm thêm : phụ trội = +4% lương căn bản/ngày
- Nghỉ không phép : phụ trội = -5% lương căn
bản/ngày
Trang 24• Yêu cầu
Xây dựng chương trình quản lý nhân viên của công ty )
• Chương trình bao gồm các chức năng sau :
- Nhập dữ liệu
- Tính lương thực lĩnh của các nhân viên
- Sắp xếp danh sách theo mã nhân viên
- Thêm một nhân viên mới
- Xóa một nhân viên ( Thông qua mã nhân viên)
- Sửa đổi thông tin về một nhân viên
- Xem thông ti n về một nhân viên
- Xem bảng lương của toàn thể nhân viên ( chỉ xem họ tên và lương )
- Thoát
Trang 25Xác định bài toán
a Input của bài toán :
- Thông tin của các nhân viên
- Thông tin của nhân viên cần được xử lý ( tìm kiếm, sửa đổi, xóa bỏ,hiển thị )
b Output cuả bài toán
- Lương thực lĩnh của từng nhân viên nhập vào
- Danh sách mới sau khi được xử lý ( tìm kiếm,sửa đổi, xóa bỏ các nhân viên )
- Bảng lương của toàn thế nhân viên
Trang 26CÁC KHÁI NIÊM LIÊN QUAN ĐẾN
CƠ SỞ DỮ LiỆU
Trang 27Khái niệm ECM
• Enterprise Content Management (ECM)
– Là những chiến lược
– Phương thức và công cụ
• Sử dụng để :Thu thập, Quản lý, Lưu trữ, Bảo toàn, Phân phối các nội dung và tài liệu liên quan đến các quy trình của tổ
chức
Trang 28• ECM bao trùm việc Quản lý thông tin trên toàn bộ phạm vi một doanh nghiệp dù
những thông tin đó có ở dạng :
– Tài liệu giấy– File dữ liệu– Cơ sở dữ liệu – Email
Trang 29• ECM là một thuật ngữ bao gồm:
• Quản lý tài liệu
• Quản lý nội dung web
• Tìm kiếm, cộng tác, quản lý hồ sơ, quản lý tài sản số (Digital Asset Management – DAM),
• Quản lý quy trình, thu thập và quét (scanning) tài liệu
Trang 30• ECM chủ yếu nhắm đến việc quản lý vòng đời
của thông tin từ xuất bản ban đầu hay khởi tạo cho đến lưu trữ và cuối cùng là tiêu hủy
• Các ứng dụng ECM được phân phối theo phương thức:
– On-Premise Software (phần mềm được cài đặt trên mạng riêng của tổ chức),
– Software as a Service (SaaS) – truy cập thông tin lưu trữ trên hệ thống của nhà sản xuất
phần mềm qua giao thức web,
– Hoặc một giải pháp lai giữa hai loại vừa nêu
Trang 31• Các hệ quản trị ECM có nói chung có thể chia ra làm bốn mục chính:
–Thu thập dữ liệu: làm thao tác lấy dữ liệu từ
những nguồn khác nhau như văn bản tài liệu giấy, các tài liệu điện tử (văn bản, bảng tính, bản trình chiếu ), dữ liệu âm thanh, hình, phim ảnh Liên quan đến các công nghệ nhận dạng, tạo chỉ mục, phân loại.
–Lưu trữ dữ liệu: đưa các dữ liệu nhập vào cất giữ,
quản lý như sao lưu/phục hồi Liên quan thiết bị lưu trữ (ổ đĩa cứng, băng từ, CD-ROM ), công
nghệ lưu trữ ?, thời hạn lưu trữ
Trang 32–Phân phối: cách đưa dữ liệu đến người
dùng, liên quan đến tính bảo mật (tài khoản/quyền hạn), tìm kiếm, hiển thị, ứng dụng hiển thị, định dạng file xuất
–Quản lý: khái niệm chung có thể hiểu
bao gồm cả 3 mục còn lại Các phần
quản lý bao gồm quản trị cơ sở dữ
liệu, quản lý hệ thống, quản lý người dùng
Trang 35• Với hệ thống cũ:
– Một khách hàng gọi điện yêu cầu bản sao
của một tấm séc có thể mất nhiều tuần
• Với ECM :
– Các nhân viên ngân hàng chỉ cần tìm kiếm theo số tài khoản của khách hàng và số của tấm séc
– Khi tìm thấy, họ có thể email ngay cho
khách hàng – lúc đó khách hàng thường vẫn còn đang nghe máy
Trang 36• Một số hệ thống ECM hiện tại:
Trang 37• Các ECM trên đều là giải pháp có phí do các hãng lớn cung cấp như:
–FileNet từ IBM
–SharePoint của Microsoft
–Documentum của EMC Corporation.
Trang 40– Tìm kiếm, thu hút, giành niềm tin khách
Trang 41• Thông qua hệ thống quan hệ khách hàng:
– các thông tin của khách hàng sẽ được
cập nhật và được lưu trữ trong hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu
– Nhờ một công cụ dò tìm dữ liệu đặc biệt, doanh nghiệp có thể phân tích, hình
thành danh sách khách hàng tiềm năng – Đề ra những chiến lược chăm sóc khách hàng hợp lý
– xử lý các vấn đề vướng mắc của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả
Trang 43• Quan hệ khách hàng không đơn thuần là một phần mềm hay một công nghệ mà
còn là :
– Một chiến lược kinh doanh
– Chiến lược tiếp thị
– Đào tạo
– Cung ứng dịch vụ tới khách hàng
Trang 44Khái niệm Quản lý dự án phần mềm
• Là tập hợp các công việc được thực hiện bởi một tập thể
• Nhằm đạt được một kết quả như dự kiến
• Là các hoạt động trong lập kế hoạch, giám sát
và điều khiển tài nguyên dự án
• Điều khiển quy trình thực hiện dự án nhằm
đảm bảo thành công cho dự án
• Quản lý dự án phần mềm cần đảm bảo cân
bằng giữa ba yếu tố: thời gian, tài nguyên và chất lượng Ba yếu tố này được gọi là tam giác
dự án
Trang 45Quy trình quản lý dự án trong phần mềm
• Quy trình quản lý dự án phần mềm là
• Quy trình vận dụng những kiến thức, kỹ năng
và kỹ thuật công nghệ vào hoạt động của dự
án để đạt được mục tiêu của dự án đặt ra
• Những ứng dụng này được đưa vào phần
mềm theo một tiêu chuẩn hóa của quản lý dự
án
Trang 46• Để đảm bảo dự án thành công, các thành viên
dự án phải đảm bảo:
• Lựa chọn quy trình phù hợp để đạt được mục tiêu của dự án
• Tuân theo các yêu cầu để đáp ứng được nhu
cầu và mong đợi của các bên liên quan
• Cân bằng được các yêu cầu (nhân tố) cạnh
tranh trong dự án như: phạm vi công việc, ngân sách, tiến độ, chất lượng, rủi ro, thay đổi Tùy theo quy mô của từng dự án mà các mỗi giai
đoạn lại có thể gồm những quy trình nhỏ hơn
Trang 48Quy trình kiểm tra và giám sát dự án quản lý
phần mềm bao gồm 5 giai đoạn.
• 1 Khởi tạo dự án (Initiating):
– Xác định yêu cầu của dự án
– Mức độ ưu tiên của dự án
– Phân tích các yêu cầu đầu tư
– Phân công trách nhiệm cho các bộ phận triển khai
Trang 49• 2 Lập kế hoạch dự án (Planning): Giao đoạn
này yêu cầu thiết lập phạm vi công viêc của dự
án, điều chỉnh lại mục tiêu và xác định đường
đi tới mục tiêu đó
• 3 Triển khai (Executing): Giai đoạn này thực
hiện hoàn thành các công việc được xác định trong phần lập kế hoạch để đảm bảo các yêu cầu của dự án
Trang 50• 4 Giám sát và kiểm soát (Monitoring &
• 5 Kết thúc (Closing):
– Kết thúc tất cả các hoạt động của dự án để chính thức đóng lại dự án.
Trang 511.2 CÁC KHÁI NiỆM VỀ CƠ SỞ DỮ LiỆU
Trang 521.2.1 Khái niệm chung
1 Dữ liệu (data)
– Là các thông tin của đối tượng (ví dụ: người, vật, một khái niệm, sự việc…)
– Được lưu trữ trên máy tính
– Có thể truy nhập vào dữ liệu để trích xuất ra các thông tin
– Dữ liệu được mô tả dưới nhiều dạng khác nhau (các ký tự, ký số, hình ảnh, ký hiệu, âm thanh…) – Mỗi cách mô tả như vậy gắn với một ngữ nghĩa nào đó
Trang 53• Dữ liệu về đối tượng có thể khác nhau, tùy
thuộc vào ngữ cảnh
• Ví dụ:
– Dữ liệu về đối tượng sinh viên có thể khác nhau tùy vào mục đích quản lý:
– Quản lý điểm: Tên, mã sinh viên, điểm môn
1, điểm môn 2, điểm môn 3
– Quản lý nhân thân: Tên, địa chỉ, ngày sinh, quê quán
Trang 542 Cơ sở dữ liệu
Định nghĩa
• Phần dữ liệu được lưu giữ trong máy
tính theo một quy định nào đó được gọi
là cơ sở dữ liệu (database)
• Cơ sở dữ liệu (CSDL) là một hệ thống các thông tin có cấu trúc được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ thông tin thứ cấp
Trang 55• CSDL là :
• Một tập hợp có cấu trúc của những Dữ liệu có liên quan với nhau
• Được lưu trữ trong máy tính (bảng chấm công
nhân viên, danh sách các đề án, niên giám điện
Trang 56– Một tập hợp các thông tin mang tính hệ thống– Không phải là các thông tin rời rạc
– Cung cấp thông tin đồng thời cho nhiều người
sử dụng
– Cung cấp cho nhièu chương trình ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau
Trang 58• Khi phân tích các thông tin cần lưu trữ về một
• Giữa các entity lại có các mối quan hệ qua lại
mà ta gọi là relationship Tất cả các CSDL đều có thể được biểu diễn bởi hệ thống các entity, các attribute và các relationship
• Các mối quan hệ giữa entity, attribute,
relationship được gọi là quan hệ logic.
Trang 59Ví dụ, với Học viện Công nghệ BCVT khi phân tích tùy theo mục đích khác nhau sẽ có
Trang 62Vị trí của CSDL trong hệ thống
Trang 63– CSDL đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết Đó là:
• Tính chủ quyền của dữ liệu
• Tính bảo mật và quyền khai thác
thông tin của người sử dụng
• Tranh chấp dữ liệu
Trang 643 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database
Management System - DBMS)
• Hệ thống để có thể giải quyết tốt tất cả các vấn đề đặt ra cho một CSDL như:
–Xử lý, thay đổi dữ liệu
Trang 65Hệ quản trị CSDL cũng phải có Ngôn ngữ giao tiếp giữa người sử dụng (NSD) và CSDL, bao gồm:
• Ngôn ngữ mô tả dữ liệu (Data Definition
Language - DDL) để
– Cho phép khai báo cấu trúc của CSDL
– Khai báo các mối liên hệ của dữ liệu (Data RelationShip)
– Các quy tắc (Rules, Constraint) quản lý áp đặt lên các dữ liệu đó.
Trang 66• Ngôn ngữ thao tác dữ liệu (Data
Trang 67• Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu, hay ngôn ngữ hỏi đáp có
cấu trúc (Structured Query Language - SQL)
– Cho phép những người khai thác CSDL sử dụng để truy vấn các thông tin cần thiết trong CSDL.
• Ngôn ngữ quản lý dữ liệu (Data Control Language -
Trang 68• Từ điển dữ liệu (Data Dictionary)
– Dùng để mô tả các ánh xạ liên kết
– Ghi nhận các thành phần cấu trúc của CSDL, các chương trình ứng dụng, mật mã, quyền hạn sử dụng v.v
Trang 69• Cấp quyền ưu tiên cho từng người sử
dụng (người quản trị CSDL thực hiện)
• Đánh dấu yêu cầu truy xuất dữ liệu
• Phân chia thời gian, người nào có yêu cầu trước thì có quyền truy xuất dữ liệu trước
• Hệ quản trị CSDL cũng phải có cơ chế
sao lưu (Backup) và phục hồi (Restore)
dữ liệu khi có sự cố xảy ra
Trang 70• Hệ quản trị CSDL phải cung cấp một giao diện (Interface) tốt, dễ sử dụng, dễ hiểu cho những người sử dụng không chuyên.
• Hệ quản trị CSDL phải bảo đảm tính độc lập
giữa dữ liệu và chương trình:
– Khi có sự thay đổi dữ liệu (như sửa đổi cấu lưu trữ các bảng dữ liệu, thêm các chỉ mục
(Index) ) thì các chương trình ứng dụng
(Application) đang chạy trên CSDL đó vẫn
không cần phải được viết lại, hay cũng không làm ảnh hưởng đến những NSD khác.
Trang 71• Những đặc tính cơ bản của hệ quản trị CSDL
Có hai đặc tính để phân biệt DBMS với các hệ thống lập trình khác, đó là :
a) Khả năng quản lý những dữ liệu cố định
b) Khả năng truy xuất có hiệu quả một số
lượng lớn dữ liệu
Trang 72• Hỗ trợ một số ngôn ngữ bậc cao
– Cho phép người sử dụng định nghĩa
các cấu trúc dữ liệu, truy xuất dữ liệu và thao tác dữ liệu
• Quản lý các giao dịch
– Cho phép nhiều người sử dụng truy
xuất đồng thời và chính xác đến một
CSDL
Trang 73• Điều khiển quá trình truy xuất
– Giới hạn các quá trình truy xuất dữ liệu của những người không được phép
• Khả năng kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu
• Có đặc tính tự tương thích, tức là khả năng hồi phục lại dữ liệu do sự cố của hệ thống mà
không làm mất dữ liệu
Trang 741.2.2 Các phép toán của bài toán CSDL
Trang 751 Các phép toán đại số quan hệ
Các phép toán đại số quan hệ được chia thành hai