Đảng bộ tổng cục hậu cần lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần từ năm 1961 đến năm 1975 Đảng bộ tổng cục hậu cần lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần từ năm 1961 đến năm 1975 Đảng bộ tổng cục hậu cần lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần từ năm 1961 đến năm 1975 Đảng bộ tổng cục hậu cần lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần từ năm 1961 đến năm 1975
Trang 1NGUYỄN HẢI SINH
§¶NG Bé TæNG CôC HËU CÇN L·NH §¹O X¢Y DùNG
§éi ngò c¸n bé HËU CÇN Tõ N¡M 1961 §ÕN N¡M 1975
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2024
Trang 2NGUYỄN HẢI SINH
§¶NG Bé TæNG CôC HËU CÇN L·NH §¹O X¢Y DùNG
§éi ngò c¸n bé HËU CÇN Tõ N¡M 1961 §ÕN N¡M 1975
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Trang 3riêng tôi Các tài liệu, số liệu, trích dẫn trong luận
án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Hải Sinh
Trang 4những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 27
Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
TỔNG CỤC HẬU CẦN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN
2.1 Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Tổng
cục Hậu cần vềxây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần 342.2 Chủ trương của Đảng bộ Tổng cục Hậu cần về xây dựng
2.3 Đảng bộ Tổng cục Hậu cần chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán
Chương 3 SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỔNG CỤC HẬU
CẦN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN
3.1 Những yếu tố mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ
Tổng cục Hậu cần về xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần 853.2 Chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần của Đảng
3.3 Sự chỉ đạo của Đảng bộ Tổng cục Hậu cần về xây dựng
4.1 Nhận xét Đảng bộ Tổng cục Hậu cần lãnh đạo xây dựng
đội ngũ cán bộ hậu cần (1961 - 1975) 1324.2 Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ Tổng cục Hậu cần
lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần (1961 - 1975) 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Công tác hậu cần là một mặt của công tác quân sự, là yếu tố quan trọngtạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh:
“Công việc cung cấp cũng quan trọng như việc trực tiếp đánh giặc trước mặttrận: Cung cấp đủ súng đạn, đủ cơm áo cho bộ đội thì bộ đội mới đánh thắngtrận, điều đó rất rõ ràng dễ hiểu” [159, tr.179] Tổng cục Hậu cần là cơ quanhậu cần cấp chiến lược, có chức năng tham mưu cho Quân ủy Trung ương, BộQuốc phòng về công tác hậu cần quân đội; chỉ đạo tổ chức bảo đảm cơ sở vậtchất, quân y, vận tải cho quân đội [Phụ lục 1]
Bàn về vấn đề cán bộ của giai cấp vô sản, C.Mác và Ph.Ănghen đã chỉ ra:
“tư tưởng căn bản không thể thực hiện được cái gì hết Muốn thực hiện tư tưởng
thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn” [154, tr.181] Kế thừa
tư tưởng đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi côngviệc” [158, tr.309]; “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặckém” [158, tr.280] Người yêu cầu: “Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làmvườn vun trồng những cây cối quý báu” [158, tr.313] Đội ngũ CBHC là nhữngngười trực tiếp tham mưu và tổ chức thực hiện các mặt công tác hậu cần; giữ vaitrò nòng cốt trong chỉ huy cơ quan, đơn vị hậu cần thuộc quyền; chỉ đạo hậu cầncấp dưới; tổ chức bảo đảm hậu cần trong toàn đơn vị; đề xuất với người chỉ huy
về chủ trương, nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch, biện pháp bảo đảm hậu cần trongtừng thời gian Do đó, xây dựng đội ngũ CBHC là việc làm quan trọng, có ýnghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác hậu cần, góp phần xâydựng ngành Hậu cần nói chung và TCHC nói riêng vững mạnh toàn diện
Trong giai đoạn 1961 - 1975, tình hình xây dựng, chiến đấu của quânđội có sự phát triển mới, phạm vi chiến trường mở rộng, tuyến phục vụ dàihơn trước, nên nhu cầu CBHC ngày càng nhiều và gấp, không chỉ cán bộ
Trang 7vận tải, quân y, quân giới, xe, xăng, mà các loại cán bộ khác cũng rất cầnthiết Trong khi đó, số lượng CBHC hiện có chỉ mới tương đối đáp ứng đượcnhiệm vụ trước mắt, nguồn bổ sung hạn chế Mặt khác, nhiệm vụ công táchậu cần lúc này cũng hết sức nặng nề, phức tạp, khẩn trương, biến đổi kháctrước về đối tượng, phạm vi, phương thức bảo đảm: từ bảo đảm cho quânđội theo phương thức phân tán, tự túc, tự cấp là chủ yếu sang phương thứctập trung; từ đảm bảo cho bộ binh là chủ yếu sang đảm bảo cho ba thứquân Điều này đã đặt ra cho đội ngũ CBHC yêu cầu ngày càng cao vềphẩm chất, năng lực Tuy nhiên, trong điều kiện chiến tranh, đội ngũ CBHCchưa được đào tạo, bồi dưỡng một cách cơ bản, hệ thống; số CBHC chưaqua trường còn đông; trình độ, năng lực còn thấp, nhất là chuyên mônnghiệp vụ Trước tình hình đó, Đảng bộ TCHC đã tập trung lãnh đạo toàndiện việc xây dựng đội ngũ CBHC; coi đào tạo, bồi dưỡng là khâu quantrọng nhất Nhờ vậy, đội ngũ CBHC đã trưởng thành, lớn mạnh cả về sốlượng và chất lượng, bảo đảm đầy đủ, kịp thời mọi mặt cho quân đội xâydựng, chiến đấu, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ,cứu nước Thực tiễn quá trình Đảng bộ TCHC lãnh đạo xây dựng đội ngũCBHC từ năm 1961 đến năm 1975 diễn ra phong phú, đa dạng, để lại nhiềukinh nghiệm quý cần được nghiên cứu, tổng kết.
Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực, trong nước diễn biến nhanhchóng, phức tạp, khó dự báo Đặc biệt, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa, nhiệm vụ xây dựng quân đội có bước phát triển mới Nghị
quyết Trung ương 8, khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới xác định: phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an
nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại Nhiệm vụ này đã đặt racho công tác hậu cần những yêu cầu mới cao hơn, nhất là việc ứng dụng,chuyển giao, đổi mới công nghệ, thực hiện hậu cần số theo kịp xu thế cuộc
Trang 8Cách mạng công nghiệp lần thứ tư… Do đó, cấp ủy, chỉ huy các cấp cần kếthừa những kinh nghiệm của giai đoạn 1961 - 1975 để xây dựng đội ngũCBHC có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Trong những năm qua, đã có nhiều công trình ở trong và ngoài nướcnghiên cứu về xây dựng đội ngũ CBHC dưới các góc độ, phạm vi khác nhau.Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách độc lập, có tính
hệ thống về quá trình Đảng bộ TCHC lãnh đạo xây dựng đội ngũ CBHC từnăm 1961 đến năm 1975, dưới góc độ ngành Lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam Vì vậy, nghiên cứu quá trình Đảng bộ TCHC lãnh đạo xây dựng độingũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975 nhằm phục dựng lại lịch sử và đúc kếtnhững kinh nghiệm có giá trị để vận dụng vào xây dựng đội ngũ CBHC hiệnnay là vấn đề có giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Đảng bộ Tổng cục Hậu cần lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần từ năm 1961 đến năm 1975” làm Luận
án tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận giải làm rõ quá trình Đảng bộ TCHC lãnh đạo xây dựng đội ngũCBHC từ năm 1961 đến năm 1975, đúc kết những kinh nghiệm có giá trị đểtham khảo, vận dụng vào xây dựng đội ngũ CBHC trong giai đoạn hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ TCHC vềxây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975
Hệ thống hóa chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ TCHC về xây dựngđội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975, qua hai giai đoạn: 1961 - 1968 và
1969 - 1975
Trang 9Nhận xét và đúc kết kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ TCHC lãnh đạoxây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975.
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo xây dựng đội ngũ CBHC của Đảng bộTCHC từ năm 1961 đến năm 1975
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: nghiên cứu chủ trương của Đảng bộ TCHC về xây dựng
đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975 trên các vấn đề: quan điểm; mụctiêu, yêu cầu; nhiệm vụ, giải pháp Cùng với đó, làm rõ quá trình Đảng bộTCHC chỉ đạo xây dựng đội ngũ CBHC trên các nội dung: tạo nguồn; đàotạo, bồi dưỡng; quản lý, bố trí, sử dụng; chăm sóc sức khỏe và hậu phươnggia đình CBHC Đây là những nội dung cơ bản, thể hiện rõ sự lãnh đạo củaĐảng bộ TCHC về xây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975
Về thời gian: luận án chọn mốc thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng
10/1961 Đây là thời điểm Đảng ủy TCHC tiến hành rà soát, đánh giá thựctrạng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên trong Tổng cục Tháng 10 năm
1961, Đảng ủy TCHC ra Nghị quyết về kiểm điểm việc chấp hành đường lốichính sách cán bộ của Đảng thuộc cơ quan và cơ sở TCHC Mốc kết thúc làtháng 4/1975, khi quân và dân Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc Tổng tiếncông và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ,cứu nước Tuy nhiên, để đảm bảo tính hệ thống và đạt được mục đích nghiêncứu, luận án có sử dụng một số tư liệu liên quan đến xây dựng đội ngũ CBHCtrước và sau khoảng thời gian trên
Về không gian: địa bàn đứng chân và phạm vi hoạt động của các cơ quan,
đơn vị trực thuộc TCHC Quân đội nhân dân Việt Nam [Phụ lục 2]
Trang 104 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic;đồng thời, kết hợp với các phương pháp khác, như: so sánh, phân tích, tổnghợp, thống kê Cụ thể:
Phương pháp lịch sử chủ yếu được sử dụng để làm rõ tình hình nghiêncứu liên quan đến đề tài luận án theo trình tự thời gian; tái hiện khách quan,trung thực những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ TCHC về xâydựng đội ngũ CBHC; đồng thời, phục dựng quá trình hoạch định chủ trương,chỉ đạo của Đảng bộ TCHC về xây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đếnnăm 1975, qua hai giai đoạn: 1961 - 1968 và 1969 - 1975
Phương pháp lôgic chủ yếu được sử dụng để làm rõ giá trị của các côngtrình đã tổng quan đối với đề tài luận án; khái quát chủ trương, chỉ đạo; rút ra
ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và đúc rút những kinh nghiệm từ quá trìnhĐảng bộ TCHC lãnh đạo xây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975
Trang 11Phương pháp so sánh chủ yếu được sử dụng để làm rõ sự phát triển, hạnchế trong chủ trương, chỉ đạo xây dựng đội ngũ CBHC của Đảng bộ TCHCgiữa hai giai đoạn: 1961 - 1968 và 1969 - 1975; đồng thời, so sánh đội ngũCBHC với đội ngũ cán bộ các ngành khác trong quân đội để tìm ra nét đặctrưng của đội ngũ CBHC, cũng như việc xây dựng đội ngũ CBHC.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê được sử dụng phù hợp với từngnội dung để làm sáng tỏ những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu
5 Những đóng góp mới của luận án
Luận án cung cấp hệ thống tư liệu liên quan đến quá trình Đảng bộTCHC lãnh đạo xây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975
Góp phần phục dựng quá trình Đảng bộ TCHC lãnh đạo xây dựng độingũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975
Đưa ra những nhận xét, đánh giá có cơ sở về quá trình Đảng bộ TCHC lãnhđạo xây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975 trên cả hai bình diện ưuđiểm và hạn chế, làm rõ nguyên nhân, đúc kết những kinh nghiệm chủ yếu
6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Luận án góp phần tổng kết quá trình Đảng bộ TCHC lãnh đạo xây dựngđội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975
Cung cấp thêm luận cứ cho việc hoạch định chủ trương, chính sách xâydựng đội ngũ cán bộ quân đội, trực tiếp là CBHC trong giai đoạn hiện nay
Luận án là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về lịch sửcuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lịch sử TCHC Quân đội nhân dânViệt Nam
7 Kết cấu của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, 04 chương (10 tiết), kết luận, danh mụccông trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1 Các nghiên cứu của người nước ngoài
Jacques C.Despuech (1973), L’offensive du Vendredi Saint (Cuộc tấn công ngày Thiên Chúa từ trần) [238] Tác giả tập trung làm rõ trận đánh diễn
ra từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1972 ở Việt Nam Tuy nhiên, không chỉ giớihạn về các sự kiện của năm 1972, tác giả còn đưa ra một góc nhìn mới vềcuộc chiến Trong đó, đã mô tả đường mòn Hồ Chí Minh: con đường ra tiềntuyến, con đường mòn dài hàng chục nghìn ki-lô-mét, ngoài những chặng dotrọng pháo bắn phá, hoặc máy bay đã phát hiện, tạo thành một loại mạng nhệnthực sự, một công cụ duy nhất có tác dụng hậu cần rõ rệt Đặc biệt, đề cập đếncon người hoạt động trên con đường, tác giả mô tả cụ thể:
Đó là những người cả nam lẫn nữ, đã mang trên vai những cỡ pháohạng nặng, đạn dược, lương thực… qua núi cao, rừng rậm và bãilầy; mang hoặc kéo những chiếc hòm nặng trĩu, đẩy những chiếc xeđạp chở nặng đến vênh cả khung xe Đấy chính là những chiến sĩthực sự chân đồng, vai sắt, họ đã được mang những cái tên ấy vàthực ra chỉ có như vậy, họ mới có thể chịu đựng được sức nặng củanhững bộ phận tháo rời từ những bộ phận lớn, nặng hàng tấn đang
đè trĩu trên lưng [238, tr.33 - 34]
Qua đó, có thể thấy rằng, những con người làm việc trên đường mòn
Hồ Chí Minh, bao gồm cả đội ngũ CBHC luôn có bản lĩnh chính trị vữngvàng, ý chí quyết tâm sắt đá, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hoànthành nhiệm vụ được giao
Trang 13Guenter Lewy (1978), America in Vietnam (Nước Mỹ ở Việt Nam)
[235] Trong cuốn sách, tác giả đặt ra vấn đề: Quân đội Việt Nam Cộng hòađược Mỹ trang bị, huấn luyện suốt 20 năm, vậy tại sao họ lại thất bại? Tác giảchỉ ra một trong những nguyên nhân, đó là sự yếu kém của công tác hậu cầnnói chung và đội ngũ những người làm công tác này nói riêng Trên thực tế,
Mỹ đã cung cấp cho Quân đội Việt Nam Cộng hòa nhiều vũ khí trang bị hiệnđại Tuy nhiên, họ không có đủ nhân viên quản lý, kỹ thuật lành nghề; sổ tay
kỹ thuật dịch sang tiếng Việt cũng thiếu; nhận thức về tầm quan trọng củaviệc bảo dưỡng thường xuyên rất kém… dẫn đến nhiều trang bị đắt tiền đểhan gỉ ở khắp nơi, hoặc không thể sử dụng được vì thiếu phụ tùng thay thế,máy bay không bay được không phải chỉ vì thiếu nhiên liệu, mà còn vì khôngđược bảo dưỡng tốt Tác giả đã dẫn lời nhận xét của tùy viên quân sự Mỹ ởSài Gòn: “Quân đội Việt Nam Cộng hòa chưa đủ khả năng, trình độ kỹ thuật
và quản lý để bảo dưỡng, vận hành, đảm bảo hậu cần một cách hoàn hảo chocác hệ thống truyền tin, vũ khí trang bị của họ” [235, tr.217]
S K Curơcôtkin (1978), Hậu cần các lực lượng vũ trang Xô viết trong chiến tranh giữ nước vĩ đại 1941 - 1945 [77] Tổng kết công tác hậu cần của
các lực lượng vũ trang Xô viết trong chiến tranh thế giới thứ hai, tác giả chỉ rõ
vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ CBHC nói chung
và đào tạo, bồi dưỡng CBHC nói riêng:
Chiến tranh giữ nước vĩ đại đã cho thấy rõ tầm quan trọng của việcgiải quyết đúng đắn vấn đề lựa chọn và đào tạo cán bộ cho các lựclượng vũ trang nói chung và hậu cần của các lực lượng vũ trang nóiriêng Để thực hiện được có kết quả những nhiệm vụ đề ra cho hậucần trong cuộc chiến tranh vừa qua, cần phải có một số lượng đầy
đủ các cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao về tham mưu - chỉ huy hậucần và tất cả các ngành đảm bảo khác [77, tr.305]
Trang 14Đồng thời, tác giả cũng đặt ra yêu cầu cụ thể đối với các tướng lĩnh, đôđốc, sĩ quan thuộc ngành Hậu cần Đó là không những phải nắm vững việchuấn luyện hậu cần chiến dịch, mà còn phải nắm được đặc điểm của việc tổchức đảm bảo cho bộ đội theo các ngành khác nhau Bởi lẽ, công tác hậu cầnbao gồm tổng thể các hoạt động bảo đảm vật chất, sinh hoạt, quân y, vận tải…cho quân đội Do đó, việc xây dựng đội ngũ CBHC của các lực lượng vũtrang Xô viết cũng phải bảo đảm tính toàn diện, CBHC vừa phải nắm vữngngành mình, vừa phải hiểu các ngành khác.
Gôluskô (1982), Hậu cần các lực lượng vũ trang sự hình thành và phát triển [142] Tác giả đã khái quát sự ra đời, quá trình xây dựng, trưởng thành
của hậu cần các lực lượng vũ trang Xô viết Ban đầu, các đơn vị Hồng quânkhông biên chế bộ phận hậu cần; tuy nhiên, do sự phát triển của lực lượng vũtrang, Tổng cục Cung cấp được thành lập, đến tháng 8 năm 1941, đổi tênthành Tổng cục Hậu cần Trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại, các cán bộ, chiến
sỹ ngành hậu cần đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm cho các mặt trận.Sau chiến tranh, hệ thống ngành hậu cần của các lực lượng vũ trang Xô viếtchia ra thành: hậu cần chiến lược, hậu cần chiến dịch, hậu cần chiến thuật.Đặc biệt, trước tình hình vũ khí, kỹ thuật ngày càng hiện đại, lý luận và thựctiễn chiến tranh ngày càng phát triển, các nguyên tắc về tổ chức ngành hậucần, bảo đảm kỹ thuật cho quân đội, hải quân có sự thay đổi , tác giả đặt rayêu cầu: “các cán bộ, chiến sĩ ngành Hậu cần phải có kiến thức cao và vữngvàng về chiến thuật, kỹ thuật, thành thạo trong công tác lập kế hoạch và tổchức thực hiện tất cả những nhiệm vụ của ngành hậu cần” [142, tr.8]
Gabriel Kolko (1985), Anatomy of a war: Vietnam, the United States, and the modern historical experience (Giải phẫu một cuộc chiến tranh Việt Nam - Mỹ và kinh nghiệm lịch sử hiện đại) [234] Tác giả là giáo sư sử học
người Mỹ, ông bắt đầu viết tác phẩm từ năm 1964 và xuất bản vào năm 1985
Trang 15Cuốn sách đã trình bày các đối tượng trong cuộc chiến tranh; phân tích chiếnlược chiến tranh hạn chế của Mỹ và lập luận rằng mọi sự can thiệp của Mỹtrong tương lai chắc chắn sẽ phải chịu kết quả như ở Việt Nam Trong đó, ởchương 20, để làm rõ tính chất của cuộc chiến, tác giả đã so sánh đội ngũ sĩquan, cán bộ của Quân đội Việt Nam Cộng hòa và quân đội cách mạng Đốivới sĩ quan của Quân đội Việt Nam Cộng hòa, tác giả chỉ ra, họ xuất thân từnhững thành phần có đặc quyền ở đô thị, là những kẻ tham lam, bị quyền lực,chức tước và sự nghiệp ám ảnh Đặc biệt, toàn bộ hệ thống Quân đội ViệtNam Cộng hòa, bao gồm cả những sĩ quan làm công tác hậu cần tham nhũng,
“từ tham ô công quỹ, gian lận lương tiền, mức ăn của binh lính, đút lót nhữngngười ký hợp đồng, bán chức tước và tuồn nhiên liệu, thuốc men ra thị trường
tư nhân cho đến việc buộc các cơ quan đơn vị khác trả tiền vận chuyển, thậmchí tiền yểm trợ bằng trọng pháo khi chiến đấu” [234, tr.253] Trong khi đó,với cán bộ quân đội cách mạng, tác giả nhấn mạnh: hầu hết xuất thân từ nôngthôn, lương tiền và cách sống của họ loại bỏ mọi khác biệt về vật chất đã từngtồn tại trong hàng ngũ Quân đội Việt Nam Cộng hòa Đồng thời, họ luôngương mẫu để binh sĩ kính trọng và noi theo; dám công khai thừa nhận sailầm; kiên nhẫn, thương yêu và quan tâm đến binh sĩ như người anh hoặcngười chú Tác giả phải thừa nhận: đây là nhân tố quan trọng góp phần vàochiến thắng của Việt Nam trong cuộc đụng đầu lịch sử với đế quốc Mỹ
Jerome G Peppers (1988), A history of the United States military logistics 1935 - 1985 (Lịch sử hậu cần của quân đội Mỹ 1935 - 1985) [236].
Công trình gồm 8 chương, giới thiệu về lịch sử hậu cần của quân đội Mỹ từnăm 1935 đến năm 1985; chương 7 đề cập đến công tác hậu cần trong chiếntranh Việt Nam Công trình chỉ ra, một vấn đề lớn mà các nhà lãnh đạo quân
sự và chỉ huy hậu cần Mỹ phải đối mặt là con người Bởi vì, không giống nhưThế chiến thứ hai, quân đội được gửi ra nước ngoài vô thời hạn Tuy nhiên,
Trang 16khi đến Việt Nam, họ biết rằng sẽ trở về nước sau 12 tháng Do đó, luôn xảy
ra tình trạng rối loạn, chia rẽ trong đội ngũ sĩ quan, nhân viên hậu cần, gây bấtlợi cho sự gắn kết và tinh thần đồng đội Từ thực tiễn trên, công trình rút rabài học: “Không có công tác kéo dài 12 tháng tại khu vực chiến đấu Lịchtrình chuyến công tác đó không ổn định và tốn kém Không thể bù đắp được
sự hỗn loạn về nhân sự của những chuyến công tác ngắn ngày như vậy” [236,tr.278] Có thể nói, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Mỹchưa xây dựng được một bộ máy hậu cần đủ mạnh, nhất là về con người trongchiến tranh Việt Nam
Adrian và Matthew (2017), “Yêu cầu đặt ra cho cán bộ hậu cần trongcuộc chiến tương lai” [1] Theo các tác giả, cuộc chiến trong tương lai sẽ cónhiều thay đổi về sử dụng lực lượng, phương tiện, phương thức tác chiến, thủđoạn đối phó Do đó, việc cơ động bảo đảm sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất làtrong nỗ lực cung ứng nguồn vật chất hậu cần cho lực lượng tác chiến, cũngnhư cứu chữa, vận chuyển thương bệnh binh Những vấn đề trên đặt ra choCBHC trong tương lai phải nắm chắc quyết tâm chiến dịch; nắm chắc nhiệm
vụ của các cơ quan, đơn vị; nắm chắc và triệt để tận dụng, phát huy hệ thốngcung ứng hậu cần; dự báo những rủi ro, nguy cơ có thể xảy ra Trên cơ sở đó,các tác giả nhấn mạnh: “Cán bộ hậu cần ở mọi cấp độ ngoài thực hiện tốtchức trách, nhiệm vụ được giao, ngay từ thời bình cần phải tiến hành tốt côngtác huấn luyện cho cán bộ, chiến sĩ hậu cần thuộc quyền, nhất là trong nhữngđiều kiện khắc khiệt và sát thực tế chiến đấu” [1, tr.5]
Katrin Suder (2018), “Công tác bảo đảm hậu cần trên chiến trường củaQuân đội Anh” [178] Tác giả chỉ rõ vị trí, vai trò của công tác bảo đảm hậucần, coi đó là thành phần quan trọng, góp phần vào chiến thắng của Quân độiAnh trên chiến trường; đồng thời, làm rõ các yếu tố tác động đến khả năngbảo đảm hậu cần của Quân đội Anh những năm đầu thế kỷ XXI Một trong số
Trang 17đó là quản lý và phân phối vật tư hậu cần - kỹ thuật Để làm rõ yếu tố này, tácgiả đã lấy dẫn chứng, trong cuộc chiến tại Áp-ga-ni-xtan, hệ thống bảo đảmhậu cần kỹ thuật của Quân đội Anh chưa đáp ứng được những mục tiêu vàphải chịu sự gián đoạn trong quản lý vận hành Nguyên nhân chủ yếu là do hệthống quản lý điều hành yếu kém, thiếu nhân sự chuyên trách theo dõi, quản
lý các loại trang bị hậu cần kỹ thuật từ căn cứ trong nước đến những đơn vị cónhu cầu Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra phương hướng phát triển lực lượng bảođảm hậu cần kỹ thuật là: “Mở rộng huấn luyện và đào tạo toàn diện về lĩnhvực bảo đảm hậu cần kỹ thuật tới mọi người lính, coi đó là một phần của đàotạo cơ bản và phát triển tính chuyên nghiệp” [178, tr.33]
Wiliam J.Parker và Eli D.Rothblatt (2022), “Xây dựng đội ngũ chỉ huyhậu cần Quân đội Mỹ tương lai từ hôm nay” [165] Trong bài viết, các tác giảchỉ rõ, đặc điểm nổi bật của tác chiến trong tương lai là đa môi trường, nhịp
độ nhanh và công nghệ góp phần quyết định Trên cơ sở đó, đòi hỏi sĩ quanhậu cần của Lục quân Mỹ phải có khả năng để hiện thực hóa những yêu cầuquan trọng đối với hoạt động bảo đảm hậu cần kỹ thuật Đó là “tối đa hóacách thức ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu hệ thống để hỗtrợ một cách nhanh chóng quy trình ra quyết định tác chiến của người chỉ huytrên chiến trường” [165, tr.17] Nhận thức được vấn đề trên, các tác giả chorằng, công tác huấn luyện đội ngũ cán bộ chỉ huy hậu cần phải được bắt đầu
từ ngay hôm nay Trong đó, nội dung huấn luyện cần tập trung vào khoa học
về dữ liệu, phân tích hệ thống và AI, bởi đây chính là những công nghệ gắn
bó mật thiết với họ trong tương lai, giúp họ ra các quyết định chỉ huy
Các nghiên cứu khẳng định vị trí, vai trò to lớn của công tác hậu cần, độingũ CBHC trong chiến tranh Đặc biệt, dưới cách trình bày, lý giải của ngườinước ngoài, một số công trình cung cấp góc nhìn mới về chiến tranh Việt Nam;trong đó, có việc xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội, CBHC
Trang 181.1.2 Các nghiên cứu của tác giả trong nước
1.1.2.1 Nhóm công trình nghiên cứu chung về xây dựng đội ngũ cán
“Trong điều kiện cùng một thời gian, quân đội ta phải làm nhiều nhiệm vụ…nhưng quân đội ta, cũng như đội ngũ cán bộ trong lực lượng vũ trang củaĐảng đã trưởng thành và lớn mạnh không ngừng, thu nhiều thắng lợi, gópphần tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ cách mạng” [143, tr.6]
Tổng cục Chính trị (2000), Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới [185] Công trình đi sâu
luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn; những giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũcán bộ quân đội trong giai đoạn cách mạng mới Đặc biệt, thông qua sáu bàihọc kinh nghiệm, công trình phần nào đã đề cập đến thực tiễn xây dựng độingũ cán bộ quân đội, CBHC trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.Trong đó, xác định: “có lúc, do chưa dự kiến đầy đủ các tình huống của chiếntranh, quy mô phát triển lực lượng nên để thiếu cán bộ vận tải chiến lược, cán
bộ cao xạ, cán bộ tên lửa… việc bồi dưỡng rèn luyện cán bộ chưa thật sát vớithực tế chiến trường” [185, tr.28] Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công trìnhcũng chỉ ra, đào tạo cán bộ một cách cơ bản, toàn diện về chính trị, quân sự,nghiệp vụ…; lấy bổ túc ngắn ngày kết hợp với rèn luyện trong thực tế chiếnđấu là chính Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu, những nội dung trên mới chỉdừng lại ở dạng khái quát và mang tính tổng kết là chủ yếu
Trang 19Tổng cục Chính trị (2002), Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam (1944 - 2000) [186] Công trình làm rõ
quá trình hình thành, phát triển và một số bài học kinh nghiệm của công tácđảng, công tác chính trị trong quân đội từ năm 1944 đến năm 2000 Trong đó,
đã đề cập đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chínhtrị đối với công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội; đồng thời,đưa ra những số liệu, dẫn chứng minh họa có giá trị về đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ quân đội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Đặc biệt, thông qua
hệ thống tư liệu về công tác đảng, công tác chính trị, phần nào đã nêu lênđược chủ trương của Quân ủy Trung ương về xây dựng đội ngũ cán bộ quânđội Tuy nhiên, những nội dung đó đặt trong nội hàm của công tác tổ chức,chưa được luận giải với tư cách là một chủ thể độc lập
Nguyễn Quang Phát (2006), Quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về đức tài trong xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội [166] Tác giả đã đi sâu nghiên
-cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về đức - tài của người cán bộcách mạng Trên cơ sở đó, xác định một số giải pháp xây dựng đức - tài chođội ngũ cán bộ quân đội, như: tăng cường rèn luyện nâng cao đạo đức cáchmạng, chủ động ngăn ngừa, đấu tranh đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; quán triệt, vận dụng đúngđắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh “coi trọng cả đức lẫn tài, trong đó đức làgốc”, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong từng khâu của công tác cánbộ; xây dựng đội ngũ cán bộ thật sự gắn bó mật thiết với đơn vị và được cán
bộ, chiến sĩ quý mến, tin tưởng Tiếp cận dưới góc độ tư tưởng Hồ Chí Minh,tác giả đã cung cấp một góc nhìn mới về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội
Hà Huy Thông (2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng
và quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam [182] Tác
giả đã làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, tiêu chuẩn, về đào tạo,
Trang 20bồi dưỡng, quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ quân đội Đặc biệt, quán triệt tưtưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quân đội trong thời
kỳ mới, tác giả chỉ ra: phải xác định mục tiêu đào tạo, mục đích học tập; đổimới nội dung, chương trình đào tạo; đổi mới phương pháp dạy học; đổi mớicông tác tổ chức, quản lý huấn luyện - đào tạo Đồng thời, về quản lý, sửdụng, tác giả nhấn mạnh: đánh giá đúng cán bộ; bổ nhiệm, đề bạt đúng phẩmchất, năng lực và sự cống hiến của cán bộ; thường xuyên kiểm tra, phê bìnhgiúp đỡ cán bộ Công trình là cơ sở để xác định các nội dung liên quan đếnđào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử dụng đội ngũ CBHC
Đảng bộ QĐND Việt Nam (2010), Lịch sử Đảng bộ Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 2 (1955 - 1975) [84] Công trình tổng kết quá trình Đảng
bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng QĐND Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975,tương ứng với năm giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; hệthống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Quân đội đối với toàn quântrên tất cả các lĩnh vực, trong đó, có công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán
bộ Đặc biệt, ở phần kết luận, công trình đã chỉ ra: “Qua thử thách trong chiếntranh, đội ngũ cán bộ của Đảng trong quân đội tuyệt đối trung thành vớiĐảng, với cách mạng, luôn luôn nhất trí và sẵn sàng chấp hành mọi nhiệm vụtrên giao, dũng cảm trong chiến đấu, tận tụy trong công tác, chủ động khắcphục mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ” [84, tr.855 - 856]
Đặng Văn Sánh, Lê Quý Trịnh (2017), Công tác xây dựng đội ngũ cán
bộ chính trị quân đội trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước [176] Trên cơ
sở làm rõ đặc điểm tình hình và hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ chính trịtrong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các tác giả đã tổng kết, rút ranăm bài học kinh nghiệm: quán triệt đường lối chính trị, quân sự của Đảngvào xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị; bám sát thực tiễn nhiệm vụ xây dựng,chiến đấu và cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội để xây dựng đội ngũ
Trang 21cán bộ chính trị; xác định nội dung, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyệnphù hợp, sát yêu cầu thực tiễn để xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị quân đội;phát huy tinh thần phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao phẩmchất, năng lực của đội ngũ cán bộ chính trị quân đội; phát huy sức mạnh tổnghợp của các tổ chức, các lực lượng trong xây dựng đội ngũ cán bộ chính trịquân đội Đây là tài liệu tham khảo có giá trị, là cơ sở để so sánh, đối chiếuvới việc xây dựng đội ngũ CBHC trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Lương Cường (2019), Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới [79] Công trình được kết cấu thành ba
phần, có giá trị thiết thực, góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị.Đặc biệt, ở phần thứ ba, tác giả chỉ ra sáu bài học kinh nghiệm; trong đó, bài họcthứ tư là “Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội, nhất là cán bộ chủ trì cấpchiến dịch, chiến lược, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội vững mạnh về chínhtrị” [79, tr.290] Ở bài học này, tác giả đã khái quát quá trình xây dựng đội ngũcán bộ quân đội của Đảng từ khi ra đời đến nay Cùng với đó, đưa ra các yêucầu: quán triệt nghiêm túc quan điểm giai cấp công nhân trong xây dựng đội ngũcán bộ quân đội; tích cực, chủ động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quân đội
có phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ; kết hợp chặt chẽ xây dựng đội ngũcán bộ quân đội với tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ
Nguyễn Quang Chung, Tống Minh Lương (2022), “Xây dựng đội ngũcán bộ cấp chiến dịch, chiến lược trong quân đội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụtrong tình hình mới” [6] Công trình tập trung làm rõ quan điểm, chủ trươngcủa Đảng, Quân ủy Trung ương về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến dịch,chiến lược; đề xuất một số biện pháp xây dựng đội ngũ này trong tình hìnhmới Đặc biệt, bàn về vị trí, vai trò của việc xây dựng đội ngũ cán bộ quânđội, công trình coi đây là một bộ phận công tác cán bộ của Đảng, là nội dungquan trọng của công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội
Trang 22Các công trình trên chỉ rõ vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ quân đội;đồng thời, khẳng định sự cần thiết phải xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội.Một số công trình bước đầu khái quát chủ trương của Đảng bộ Quân đội vềxây dựng đội ngũ cán bộ Đây là cơ sở để so sánh, đối chiếu với việc xâydựng đội ngũ CBHC.
1.1.2.2 Nhóm công trình nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần quân đội
Đinh Đức Thiện (1969), “Bài học thắng lợi của công tác hậu cần trongchiến tranh nhân dân chống Mỹ, cứu nước” [180] Trên cơ sở khái quát sự pháttriển của công tác hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tác giả
đã chỉ ra bốn bài học lớn Trong đó, bài học thứ tư là: không ngừng xây dựngngành Hậu cần lớn mạnh làm nòng cốt trong việc hoàn thành nhiệm vụ bảo đảmvật chất, kỹ thuật cho các lực lượng vũ trang Ở bài học này, tác giả nhấn mạnh:
“phải ra sức xây dựng một lực lượng hậu cần có chất lượng cao và hiệu suấtcông tác lớn để làm nòng cốt vững mạnh trong công tác hậu cần của lực lượng
vũ trang” [180, tr.142] Để làm được điều đó, “khâu trung tâm là xây dựng vàbồi dưỡng đội ngũ cán bộ hậu cần vững mạnh, toàn diện”[180, tr.143] Bài viếtthể hiện sự chỉ đạo của đồng chí Đinh Đức Thiện - Chủ nhiệm TCHC đối vớicông tác hậu cần nói chung và xây dựng đội ngũ CBHC nói riêng; là cơ sở làm
rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ TCHC về xây dựng đội ngũ CBHC
Cục Chính trị - TCHC (1979), Truyền thống của bộ đội hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam [63] Công trình tổng kết truyền thống của bộ đội hậu
cần qua 35 năm chiến đấu và phục vụ chiến đấu Đó là nêu cao tinh thần cáchmạng tiến công, quyết chiến quyết thắng, tận tâm, tận lực phục vụ các lựclượng vũ trang xây dựng và chiến đấu thắng lợi; đoàn kết hiệp đồng, lập côngtập thể, dân chủ rộng, kỷ luật nghiêm; hết lòng thương yêu đồng chí, đồngđội; tự lực, tự cường, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; vừa phục vụ
Trang 23chiến đấu và chiến đấu, vừa ra sức học tập, rèn luyện góp phần xây dựngngành lớn mạnh Những truyền thống đó là tiêu chuẩn để đánh giá phẩm cáchcủa cán bộ, chiến sĩ hậu cần ở các lĩnh vực công tác Đặc biệt, trong từng nộidung, công trình đã đưa ra những số liệu minh họa có giá trị, những tấmgương tiêu biểu thể hiện truyền thống tốt đẹp của bộ đội hậu cần
Trần Đăng Ninh (1987), Về công tác hậu cần quân đội [164] Công trình
thể hiện sự quán triệt, vận dụng những quan điểm, tư tưởng cơ bản của Đảng,Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thực tiễn hoạt động của ngành Hậu cần; tổng kếtnhững kinh nghiệm lớn của ngành Hậu cần trong cuộc kháng chiến chốngPháp Bàn về tính tất yếu phải xây dựng đội ngũ CBHC, tác giả nhấn mạnh:
“Chúng ta không những phải xây dựng cơ sở vật chất mà còn phải xây dựngcán bộ nữa Chỉ xây dựng cơ sở vật chất mà không đào tạo cán bộ mới là xâydựng một chiều” [164, tr.114] Tác giả cũng chỉ ra những đặc trưng cơ bản củacông tác hậu cần nói chung và đội ngũ CBHC nói riêng:
Công tác cung cấp về cơ bản là những công tác khó nhọc, nên cầnphải có đạo đức liêm chính, đức tính nhẫn nại Mặt khác, công táccung cấp đòi hỏi một trình độ kỹ thuật, quân y, quân giới, quân khícũng như quân nhu, vận tải, nếu không hiểu biết về chuyên môn thìkhông thể hoàn thành được nhiệm vụ [164, tr.114]
Tổng cục Hậu cần (1999), Lịch sử Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, tập II (1954 - 1975) [216] Công trình tái hiện các mặt hoạt động của công tác
hậu cần, sự phát triển của đội ngũ CBHC theo năm giai đoạn của cuộc khángchiến chống Mỹ, cứu nước Đây là nguồn tư liệu phong phú, đa dạng, có thểtham khảo để thực hiện đề tài luận án Đặc biệt, ở phần kết luận, công trình đãchỉ ra những nét đặc trưng của lực lượng hậu cần so với lực lượng chiến đấu:Hoạt động bảo đảm, phục vụ của các lực lượng hậu cần khác với lực lượng chiếnđấu, nhưng cũng đòi hỏi người chiến sĩ trên mặt trận này những phẩm chất, năng
Trang 24lực, ý chí tiến công như những người chiến sĩ chiến đấu ngoài mặt trận Hơnnữa, do đặc điểm và yêu cầu hoạt động của ngành, còn đòi hỏi những người hoạtđộng trên trận tuyến hậu cần tinh thần chịu đựng gian khổ; đạo đức cần, kiệm,liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần ham học, cầu tiến bộ, sự am hiểu về kỹthuật, chuyên môn, nghiệp vụ… Những đặc trưng này là cơ sở để so sánh vớicán bộ các ngành khác trong quân đội, đồng thời, làm rõ những điểm nổi bật củaviệc xây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975.
Phan Hữu Đại (1999), Lịch sử Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn - Đường
Hồ Chí Minh [83] Công trình tái hiện lịch sử xây dựng, chiến đấu của Đoàn
559 - Bộ đội Trường Sơn trên tuyến chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minhtrong 16 năm (1959 - 1975) Trên cơ sở đó, đã đúc kết sáu kinh nghiệm quýgiá, có ý nghĩa thiết thực đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiệnnay Trong đó, kinh nghiệm thứ hai là “xây dựng con người có ý chí quyếtchiến, quyết thắng, có dũng, có mưu, có trình độ năng lực hành động là yếu tốquyết định thắng lợi” [83, tr.665] Kinh nghiệm chỉ ra, xây dựng con người,
mà nòng cốt là đội ngũ cán bộ, trước hết, giác ngộ sâu sắc tinh thần yêu nước,
lý tưởng cách mạng, chủ nghĩa anh hùng cách mạng ; đồng thời, nâng caonăng lực, trình độ khoa học, kỹ thuật, chiến thuật, đánh giá đúng địch ta, biếtbày mưu kế đánh địch và thắng địch
Tổng cục Hậu cần (2000), 50 năm ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy [217] Công trình đã tổng kết quá trình xây dựng, trưởng
thành của ngành Hậu cần Quân đội nói chung và đội ngũ CBHC nói riêng từnăm 1950 đến năm 2000 Trong đó, nhấn mạnh: “50 năm qua, cùng với sựphát triển về tổ chức, ngành Hậu cần cũng đã nghiên cứu, xây dựng, phát triểnkhoa học hậu cần và từng bước đào tạo, bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ, nhânviên hậu cần đông đảo, có phẩm chất đạo đức, có trình độ giác ngộ chính trị,
có năng lực tổ chức và hoạt động thực tiễn” [217, tr.69] Đồng thời, cũng chỉ
Trang 25ra: trong quá trình xây dựng, chiến đấu và phục vụ chiến đấu, đội ngũ CBHCluôn tranh thủ thời gian, tận dụng mọi điều kiện, hoàn cảnh để học tập vớinhững hình thức phong phú: học tại trường, lớp; học ở đơn vị; vừa học, vừalàm… Mặc dù được trình bày hết sức khái quát, nhưng công trình đã cónhững nhận xét, đánh giá tương đối đầy đủ, khách quan về quá trình xâydựng, phát triển của đội ngũ CBHC.
Tổng cục Hậu cần (2001), Tổng kết hậu cần trong kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) [219] Công trình tổng kết sự chỉ đạo và tổ chức
thực hiện công tác hậu cần quân đội ở cấp chiến lược, đã đúc kết tám bài họckinh nghiệm của công tác hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứunước Trong đó, kinh nghiệm thứ bảy là: phải xây dựng lực lượng hậu cầnvững mạnh của chiến tranh nhân dân Ở kinh nghiệm này, công trình đã kháiquát được quá trình, kết quả xây dựng lực lượng hậu cần nói chung và đội ngũCBHC nói riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Đặc biệt, đãchỉ ra những hạn chế của đội ngũ CBHC là: “Đội ngũ cán bộ, công nhân viênhậu cần chưa đồng đều về trình độ, chưa cân đối, đồng bộ về cơ cấu, ngànhnghề; số đông chưa qua đào tạo cơ bản, hệ thống Năng lực, trình độ tổ chứcchỉ huy bảo đảm cho bộ đội chưa đều ở các cấp, các ngành; năng lực quản lýcông tác, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật rất yếu” [219, tr.626] Đây là cơ sở
để đánh giá thực trạng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975
Đoàn Quyết Thắng (2009), Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác hậu cần quân đội từ 1945 đến 1969 [179] Công trình đã khẳng định
những cống hiến to lớn về lý luận và thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đốivới công tác hậu cần quân đội từ năm 1945 đến năm 1969; xác định yêu cầu,nội dung, biện pháp nhằm phát huy những cống hiến của Người vào xây dựngngành Hậu cần quân đội hiện nay Đặc biệt, công trình đã nêu lên được một
số quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ CBHC
Trang 26quân đội Tiếp cận dưới khía cạnh tư tưởng Hồ Chí Minh, công trình làm rõmột phần khung lý luận của đề tài luận án.
Đảng bộ TCHC (2010), Lịch sử Đảng bộ Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, tập I (1950 - 1975) [86] Công trình đã đề cập đến những
hoạt động lãnh đạo, những sự kiện, mặt công tác chủ yếu của Đảng bộ TCHC
từ năm 1950 đến năm 1975 Trong đó, bước đầu khái quát được sự lãnh đạo,chỉ đạo của Đảng bộ TCHC về xây dựng đội ngũ CBHC; đưa ra những sốliệu, nhận xét, đánh giá khách quan về mặt công tác này Tuy nhiên, côngtrình mới chỉ đề cập đến việc xây dựng đội ngũ CBHC theo tính chất liệt kêthông qua các nghị quyết của Đảng ủy TCHC là chủ yếu Mặc dù vậy, đây là
cơ sở quan trọng, phần nào làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ TCHC
về xây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975
Nguyễn Hữu Hoạt (2016), Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975 [145] Tác giả làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây
dựng lực lượng hậu cần từ năm 1969 đến năm 1975, rút ra một số kinh nghiệm
có giá trị tham khảo, vận dụng vào xây dựng lực lượng hậu cần quân đội hiệnnay Trong đó, tập trung nghiên cứu về xây dựng hệ thống tổ chức hậu cần; xâydựng đội ngũ cán bộ, nhân viên, chiến sỹ hậu cần; xây dựng cơ sở vật chất kỹthuật hậu cần Đặc biệt, về xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên, chiến sỹ hậucần, tác giả luận giải theo hướng nâng cao chất lượng và giải quyết hợp lý về sốlượng Mặc dù có một số nội dung bàn về xây dựng đội ngũ CBHC; song tácgiả vẫn chưa nghiên cứu một cách cụ thể, toàn diện sự lãnh đạo của Đảng bộTCHC đối với việc xây dựng đội ngũ CBHC
Trần Đức Sơn (2016), “Học viện Hậu cần đào tạo, chi viện cán bộ cho cácchiến trường - Bài học kinh nghiệm” [177] Trong bài viết, tác giả khái quát: trảiqua 65 năm xây dựng, từ lớp huấn luyện cán bộ cung cấp đầu tiên, qua nhiều
Trang 27giai đoạn với những tên gọi khác nhau, Học viện Hậu cần đã có những đóng góp
to lớn vào sự nghiệp giáo dục đào tạo, cung cấp hàng vạn CBHC cho quân đội.Trên cơ sở đó, đã rút ra những kinh nghiệm: luôn quán triệt sâu sắc quan điểm,chủ trương của Đảng, chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên đề ra nghị quyết lãnh đạokịp thời, sát, đúng; nhanh chóng chuyển hướng đào tạo, điều chỉnh chương trìnhnội dung huấn luyện, sử dụng linh hoạt các hình thức huấn luyện; kết hợp chặtchẽ giữa đào tạo, chi viện cán bộ cho các chiến trường với nâng cao năng lựcthực tiễn của cán bộ giáo viên; tổ chức biên soạn tài liệu phù hợp với từng đốitượng… Công trình là tư liệu quan trọng, góp phần làm rõ quá trình Đảng bộTCHC chỉ đạo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975
Đỗ Văn Thiện (2021), “Xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần cấp chiến lượcđáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới” [181] Công trình khái quát vịtrí, vai trò; đồng thời, đưa ra yêu cầu về phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBHCcấp chiến lược Trên cơ sở phân tích tác động của tình hình thế giới, trong nước,nhiệm vụ của quân đội, ngành Hậu cần, tác giả đề xuất một số giải pháp xâydựng đội ngũ CBHC cấp chiến lược trong tình hình mới, như: quán triệt, thựchiện nghiêm quan điểm của Đảng, Quân ủy Trung ương về xây dựng đội ngũcán bộ; đổi mới công tác đánh giá, nhận xét cán bộ; nâng cao chất lượng quyhoạch cán bộ chỉ huy, quản lý; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng
Vũ Quang Miên (2023), “Nâng cao chất lượng huấn luyện hậu cần theoNghị quyết số 1659 - NQ/TW của Quân ủy Trung ương” [155] Ngày 20 tháng
12 năm 2022, Quân ủy Trung ương ban hành Nghị quyết số 1659 - NQ/QUTW
về nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2023 - 2030 và những năm tiếptheo Để thực hiện Nghị quyết, tác giả đề xuất 9 nhiệm vụ, giải pháp; trong đó,nhiệm vụ, giải pháp thứ sáu là nâng cao chất lượng đào tạo môn học hậu cần cáchọc viện, trường trong quân đội Tác giả chỉ ra: “Tập trung đổi mới toàn diện,đồng bộ, chuẩn hóa quy trình, chương trình, nội dung đào tạo đảm bảo tính cơbản, toàn diện, thiết thực, hiện đại” [155, tr.11] Nội dung trên có thể được vậndụng vào làm rõ giá trị thực tiễn của các kinh nghiệm mà luận án xác định
Trang 28Các công trình khẳng định vị trí, vai trò to lớn của đội ngũ CBHC đốivới sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phần nào phản ánh sự lãnh đạocủa Đảng bộ TCHC về xây dựng đội ngũ CBHC trong cuộc kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước; xác định một số vấn đề cấp bách về xây dựng đội ngũCBHC giai đoạn hiện nay.
1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn
đề luận án tập trung nghiên cứu
1.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án
* Về tư liệu
Trong nghiên cứu lịch sử nói chung và Lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam nói riêng, tư liệu giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng Tư liệu càng đầy
đủ, chính xác thì giá trị của công trình nghiên cứu lịch sử càng lớn
Các công trình khoa học đã tổng quan về xây dựng đội ngũ CBHC cónguồn tư liệu khá phong phú, đa dạng, đáng tin cậy, ở cả trong và ngoài nước, baogồm nhiều thể loại: sách, đề tài khoa học các cấp, luận án, bài báo khoa học…;được khai thác, tiếp cận dưới nhiều góc độ và phạm vi không gian, thời gian khácnhau Trong đó, có các tư liệu của Đảng, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy TCHC
về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ Đây là nguồn tư liệu cơ bản, quantrọng, có giá trị lịch sử xác thực liên quan trực tiếp đến đề tài luận án; là cơ sởphục dựng lại quá trình Đảng bộ TCHC lãnh đạo xây dựng đội ngũ CBHC từ năm
1961 đến năm 1975 một cách chính xác, khách quan; khai thác hiệu quả các tưliệu này góp phần tăng tính hấp dẫn, sinh động và thuyết phục của luận án
* Về cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh giá trị về mặt tư liệu, các công trình khoa học đã tổng quancũng có giá trị lớn về cách tiếp cận, cũng như phương pháp nghiên cứu Cáccông trình được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, như: lịch sử, chính trị
Trang 29học, triết học, Hồ Chí Minh học ; đồng thời, sử dụng nhiều phương pháp:phân tích, tổng hợp, lịch sử, lôgic, so sánh, thống kê… Sự đa dạng này khôngnhững giúp cho nghiên cứu sinh nâng cao khả năng nghiên cứu, có góc nhìnvừa mang tính tổng thể, vừa mang tính chuyên sâu về xây dựng đội ngũCBHC, mà còn đảm bảo cho đề tài luận án được thực hiện đúng hướng, lựachọn được cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu phù hợp với ngành Lịch sửĐảng Cộng sản Việt Nam Đặc biệt, có thể phân tích, luận giải việc xây dựngđội ngũ CBHC trong mối quan hệ với xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung vàđội ngũ cán bộ quân đội nói riêng; so sánh với cán bộ các ngành khác trongquân đội, như: cán bộ quân sự, cán bộ chính trị…
* Về nội dung nghiên cứu
Các công trình đã làm sáng tỏ một số nội dung liên quan đến xây dựngđội ngũ CBHC Đây là những gợi mở có giá trị cả về lý luận và thực tiễn đốivới đề tài luận án Cụ thể:
Thứ nhất, khẳng định vị trí, vai trò to lớn của đội ngũ CBHC đối với
quân đội và chiến tranh
Với góc độ tiếp cận khác nhau, các công trình đã chỉ rõ vị trí, vai trò vàtầm quan trọng đặc biệt của đội ngũ CBHC Các công trình ở trong nướcthống nhất rằng: đội ngũ CBHC là một bộ phận cán bộ của Đảng, Nhà nước
và quân đội, là lực lượng trực tiếp tham mưu, tổ chức thực hiện, có ý nghĩaquyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác hậu cần… Bên cạnh đó, cáccông trình ở nước ngoài cũng đề cao vị trí, vai trò của công tác hậu cần vànhững con người thuộc lĩnh vực này Đặc biệt, các nghiên cứu về chiến tranhViệt Nam đã chỉ ra: Quân đội Việt Nam Cộng hòa mặc dù được Mỹ tập trungnguồn lực lớn để đầu tư, xây dựng; tuy nhiên, công tác hậu cần, cũng như độingũ những người làm công tác này chất lượng còn yếu, nhất là về chuyên
Trang 30môn nghiệp vụ; điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tác chiến củaquân đội trên chiến trường.
Từ vị trí, vai trò của đội ngũ CBHC, các công trình đã làm rõ tính tấtyếu khách quan của việc xây dựng đội ngũ CBHC Trong đó, đều khẳng định:xây dựng đội ngũ CBHC là khâu then chốt, bảo đảm cho thắng lợi của côngtác hậu cần, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội trên chiếntrường Đồng thời, các công trình cũng chỉ ra những yêu cầu cụ thể đối vớiCBHC, bao gồm cả về phẩm chất đạo đức và trình độ năng lực Các nghiêncứu về hậu cần các lực lượng vũ trang Xô viết nhấn mạnh: cán bộ ngành Hậucần phải nắm vững về chiến thuật, kỹ thuật, về tổ chức đảm bảo theo cácngành khác nhau Những luận giải trên cung cấp dữ liệu quan trọng góp phầnlàm rõ tính cấp thiết, khung lý luận của đề tài luận án
Thứ hai, bước đầu khái quát thực trạng, đúc rút một số kinh nghiệm về
xây dựng đội ngũ CBHC trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, một số công trình đã đề cập đến ưuđiểm, hạn chế của việc xây dựng đội ngũ CBHC Trong đó, đã đưa ra những
số liệu thống kê, dẫn chứng minh họa có giá trị, nhất là về đào tạo, bồi dưỡngCBHC Tuy nhiên, việc đánh giá thực trạng mới chỉ dừng lại ở dạng kháiquát, chưa phân tích, làm rõ nội dung cụ thể; đồng thời, chủ yếu tập trung vàoviệc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chưa làm rõ các mặt công tác khác Mặc dùvậy, đây là những tư liệu có giá trị, là cơ sở thực tiễn quan trọng, có thể thamkhảo, kế thừa và vận dụng vào nhận xét quá trình Đảng bộ TCHC lãnh đạoxây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, các công trình bước đầu đúc kết một sốkinh nghiệm về xây dựng lực lượng hậu cần, đội ngũ CBHC trong cuộc khángchiến chống Mỹ, cứu nước Những kinh nghiệm này, tuy chưa được nghiên cứu,trình bày dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng, hoặc chỉ được rút ra từ một khâu
Trang 31trong xây dựng đội ngũ CBHC, chưa đánh giá toàn diện việc xây dựng đội ngũCBHC, nhưng có giá trị lớn trong đúc kết kinh nghiệm của đề tài luận án
Thứ ba, gợi mở một số vấn đề liên quan đến quá trình Đảng bộ TCHC
lãnh đạo xây dựng đội ngũ CBHC trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Một số công trình đã khái lược sự lãnh đạo của Đảng bộ TCHC về xây
dựng đội ngũ CBHC, như: Đảng bộ TCHC (2010), Lịch sử Đảng bộ Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, tập I (1950 - 1975) [86]; Nguyễn Hữu Hoạt (2016), Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975 [145]
Đây là nguồn tư liệu quý, gợi mở những nội dung cơ bản liên quan đến chủtrương, sự chỉ đạo của Đảng bộ TCHC về xây dựng đội ngũ CBHC Tuynhiên, các công trình mới chỉ dừng lại ở góc độ khái lược, giới thiệu văn bản
là chủ yếu, hoặc chỉ trình bày về một khâu trong xây dựng đội ngũ CBHC,chưa có công trình nào đi sâu luận giải một cách toàn diện, có hệ thống về chủtrương và sự chỉ đạo của Đảng bộ TCHC đối với việc xây dựng đội ngũCBHC từ năm 1961 đến năm 1975
Thứ tư, đề cập đến những yếu tố tác động và đề xuất một số giải pháp
xây dựng đội ngũ CBHC trong giai đoạn hiện nay
Tiếp cận ở nhiều chuyên ngành khoa học khác nhau, các công trình ởtrong nước, cũng như ở nước ngoài đã đề cập khá toàn diện đến việc xâydựng đội ngũ CBHC hiện nay Trong đó, đã làm rõ những yếu tố tác động,bao gồm cả thuận lợi và khó khăn Đặc biệt, trên cơ sở làm rõ đặc điểm củachiến tranh trong tương lai, các công trình nghiên cứu về hậu cần Quân độiAnh, Quân đội Mỹ đã xác định phương hướng huấn luyện sĩ quan hậu cầnmột cách toàn diện, tập trung vào những công nghệ phục vụ trực tiếp chonhiệm vụ trước mắt Các công trình ở trong nước thông qua tình hình thếgiới, khu vực, trong nước đều thống nhất khẳng định: nhiệm vụ xây dựng
Trang 32quân đội, ngành Hậu cần đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với đội ngũCBHC Qua đó, đề xuất các giải pháp xây dựng đội ngũ CBHC cả về sốlượng, chất lượng và cơ cấu Nội dung này là cơ sở để vận dụng những kinhnghiệm của giai đoạn 1961 - 1975 vào xây dựng đội ngũ CBHC hiện nay,góp phần làm rõ ý nghĩa thực tiễn của đề tài luận án.
Tóm lại, các công trình khoa học đã tổng quan rất đa dạng, phong phú;
được khai thác, tiếp cận ở nhiều ngành khoa học với phạm vi không gian, thờigian khác nhau Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu mộtcách độc lập, có tính hệ thống về quá trình Đảng bộ TCHC lãnh đạo xây dựngđội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975, dưới góc độ ngành Lịch sử ĐảngCộng sản Việt Nam
1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Một là, những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ TCHC lãnh đạo
xây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975
Đây là vấn đề quan trọng, là cơ sở trực tiếp để Đảng bộ TCHC xác địnhchủ trương, biện pháp, cũng như chỉ đạo xây dựng đội ngũ CBHC Giải quyếtvấn đề này, luận án tập trung vào các nội dung: tình hình thế giới, khu vực,trong nước; chủ trương của Đảng, Đảng bộ Quân đội về xây dựng đội ngũ cán
bộ qua hai giai đoạn 1961 - 1968 và 1969 - 1975; thực trạng xây dựng đội ngũCBHC trước tháng 10 năm 1961; yêu cầu khắc phục những hạn chế trong xâydựng đội ngũ CBHC giai đoạn 1961 - 1968
Hai là, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ TCHC về xây dựng đội
ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975
Để làm rõ vấn đề này, luận án trình bày chủ trương, sự chỉ đạo củaĐảng bộ TCHC về xây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975 theohai giai đoạn 1961 - 1968 và 1969 - 1975 Ở phần chủ trương, luận án tậptrung nghiên cứu về: quan điểm; mục tiêu, yêu cầu; nhiệm vụ, giải pháp Ở
Trang 33phần chỉ đạo, luận án tập trung vào một số nội dung: chỉ đạo tạo nguồnCBHC; chỉ đạo đào tạo, bồi dưỡng CBHC; chỉ đạo quản lý, bố trí, sử dụngCBHC; chỉ đạo chăm sóc sức khỏe và hậu phương gia đình CBHC Ngoài ra,
so sánh hoạt động lãnh đạo xây dựng đội ngũ CBHC của Đảng bộ TCHC giữahai giai đoạn 1961 - 1968 và 1969 - 1975
Ba là, ưu điểm, hạn chế của quá trình Đảng bộ TCHC lãnh đạo xây
dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975
Dựa trên kết quả nghiên cứu ở hai chương mô tả lịch sử, luận án đưa ranhững nhận xét, đánh giá có cơ sở về ưu điểm, hạn chế của quá trình Đảng bộTCHC lãnh đạo xây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975 Trong
đó, tập trung vào ba khía cạnh: nhận thức, hoạch định chủ trương; chỉ đạo tổchức thực hiện; kết quả đạt được trong thực tiễn Về nhận thức và hoạch địnhchủ trương, luận án tập trung nghiên cứu nhận thức của Đảng bộ TCHC về vịtrí, vai trò của công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ CBHC, về đường lối cán
bộ của Đảng… Về chỉ đạo tổ chức thực hiện, luận án đánh giá trên bốn nộidung: tạo nguồn; đào tạo, bồi dưỡng; quản lý, bố trí, sử dụng; chăm sóc sứckhỏe và hậu phương gia đình CBHC Về kết quả đạt được trong thực tiễn,luận án chủ yếu tập trung vào số lượng, chất lượng đội ngũ CBHC Trên cơ sở
đó, chỉ rõ nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế
Bốn là, kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ TCHC lãnh đạo xây dựng đội
ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975
Những kinh nghiệm được xác định trong luận án dựa trên quá trìnhhoạch định chủ trương và chỉ đạo tổ chức thực hiện; trong đó, chủ yếu dựa trênnhững thành công từ thực tiễn Đảng bộ TCHC lãnh đạo xây dựng đội ngũCBHC từ năm 1961 đến năm 1975
Trang 34Kết luận chương 1
Xây dựng đội ngũ CBHC là công việc hệ trọng, có ý nghĩa quyết địnhđến chất lượng, hiệu quả của công tác hậu cần, góp phần vào sự trưởng thành,lớn mạnh, chiến đấu và chiến thắng của quân đội Do đó, vấn đề này đã thuhút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ chức, nhà khoa học ở cả trong vàngoài nước, dưới các góc độ, phạm vi không gian, thời gian khác nhau
Các công trình khoa học đã tổng quan có giá trị lớn đối với đề tài luận
án về tư liệu, nội dung, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Đặc biệt,
về nội dung, đã giải quyết được một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của xâydựng đội ngũ CBHC Trong đó, các công trình đều khẳng định vị trí, vai trò,tầm quan trọng đặc biệt của đội ngũ CBHC, cũng như việc xây dựng đội ngũCBHC; bước đầu khái quát thực trạng, đúc rút một số kinh nghiệm về xâydựng đội ngũ CBHC trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; gợi mởmột số vấn đề liên quan đến quá trình Đảng bộ TCHC lãnh đạo xây dựng độingũ CBHC trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; đề cập đến nhữngyếu tố tác động và đề xuất một số giải pháp xây dựng đội ngũ CBHC tronggiai đoạn hiện nay
Kết quả nghiên cứu của các công trình là cơ sở để tìm ra “khoảngtrống”, xác định những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu Qua đó,
khẳng định: “Đảng bộ Tổng cục Hậu cần lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần từ năm 1961 đến năm 1975” là công trình độc lập, không trùng lặp
với các công trình khoa học đã công bố Thành công của đề tài luận án gópphần tổng kết quá trình Đảng bộ TCHC lãnh đạo xây dựng đội ngũ CBHC;cung cấp thêm những luận cứ khoa học, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chủtrương xây dựng đội ngũ CBHC trong giai đoạn hiện nay
Trang 35Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỔNG CỤC HẬU CẦN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN (1961 - 1968)
2.1 Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Tổng cục Hậu cần về xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần
2.1.1 Tình hình thế giới, khu vực và trong nước
bộ TCHC đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBHC, đáp ứng yêu cầuxây dựng quân đội, ngành Hậu cần tiến lên chính quy, hiện đại
Cùng với đó, tình hình Đông Dương cũng có thuận lợi đối với công táchậu cần nói chung và xây dựng đội ngũ CBHC nói riêng Năm 1961, lực lượngcách mạng Lào giành được nhiều thắng lợi; Đảng Lao động Việt Nam và ĐảngNhân dân Cách mạng Lào đã thống nhất mở đường vận chuyển chiến lược sangTây Trường Sơn, tạo thế và lực mới cho cách mạng hai nước Ngày 3 tháng 5năm 1965, Campuchia tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ; Chính phủVương quốc Campuchia ủng hộ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vậnchuyển hàng chi viện cho cách mạng miền Nam qua đất Campuchia
Trang 36Khó khăn:
Ở thời kỳ này, giữa các nước xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện những mâuthuẫn, bất đồng; nổi bật nhất là mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc Sựbất đồng giữa hai nước đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho phong trào cáchmạng thế giới, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nướccủa nhân dân Việt Nam Bên cạnh đó, sự xuất hiện của chủ nghĩa xét lại đãlàm cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào tình trạng hỗnloạn về tư tưởng, chia rẽ về tổ chức
Trong khi đó, chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ ra sức chạyđua vũ trang, tìm mọi cách ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa xã hội,chống phá phong trào giải phóng dân tộc Đặc biệt, do chính sách can thiệpcủa Mỹ, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng, có sự phân hóatrong đường lối đối ngoại: một số nước tham gia Tổ chức Hiệp ước ĐôngNam Á (SEATO) trở thành đồng minh của Mỹ (Thái Lan, Phi-líp-pin), một sốnước thi hành chính sách hòa bình trung lập (In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma)
Những điều trên đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tâm lý của đội ngũcán bộ, đảng viên và nhân dân Việt Nam Trước mâu thuẫn giữa Liên Xô vàTrung Quốc, trong cán bộ lưu truyền nhiều tin tức không chính thống, dẫnđến bàn tán, lo ngại, thiếu tin tưởng Đặc biệt, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩaxét lại, một số cán bộ đã xuất hiện tư tưởng hữu khuynh, như: nhận thức mơ
hồ về bản chất của chủ nghĩa đế quốc, về các vấn đề chiến tranh và hòa bình,chung sống hòa bình, quá độ hòa bình…; thậm chí, có tư tưởng hòa bình chủnghĩa, mất cảnh giác đối với âm mưu, hành động của đế quốc Mỹ, suy giảm ýchí chiến đấu Qua đó, đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng đội ngũ cán
bộ nói chung, CBHC quân đội nói riêng, nhất là về chính trị, tư tưởng
Nhìn chung, tình hình thế giới, khu vực diễn biến hết sức phức tạp, vừa cóthuận lợi, vừa có khó khăn tác động đến việc xây dựng đội ngũ CBHC, đòi hỏiĐảng bộ TCHC phải hết sức khôn khéo, có chủ trương, biện pháp đúng đắn
Trang 372.1.1.2 Tình hình trong nước
Sau Hiệp định Giơnevơ, Việt Nam bị chia cắt làm hai miền với hai chế
độ chính trị - xã hội khác nhau Miền Bắc hoàn toàn độc lập, quá độ đi lênchủ nghĩa xã hội Miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của
Mỹ, tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Điều này chi phối, tácđộng rất lớn đến việc xây dựng đội ngũ CBHC quân đội
Thuận lợi:
Trong giai đoạn 1961 - 1965, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất,miền Bắc đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, tạotiền đề quan trọng cho việc xây dựng đội ngũ CBHC quân đội
Về kinh tế, có bước phát triển Năm 1960, số lương thực miền Bắc cungcấp cho Nhà nước là 876,7 ngàn tấn, đến năm 1965 cung cấp 1.105,5 ngàn tấn,đạt 20,2% so với tổng sản lượng lương thực [78, tr.292] Trong công nghiệp,năm 1965, giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 4,3 lần so với năm 1960 [78,tr.307] Nhờ vậy, miền Bắc đã có nền tảng vật chất cần thiết để xây dựng đội ngũCBHC, nhất là đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách cán bộ
Về chính trị, quan hệ sản xuất mới ngày càng được củng cố vững chắc.Đặc biệt, các giai cấp trong xã hội có những chuyển biến mạnh mẽ Giai cấpcông nhân - đại diện cho nền sản xuất mới ngày càng phát triển Giai cấpnông dân là lực lượng đông đảo nhất, thiết tha với sự nghiệp giải phóng dântộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội Sự lớn mạnh của công nông là điều kiệnthuận lợi để tăng cường thành phần cơ bản vào đội ngũ CBHC Bên cạnh đó,tầng lớp trí thức cũng lớn mạnh không ngừng, một số ít xuất thân từ nhữnggiai tầng trong xã hội cũ, còn phần đông là con em nông dân, con liệt sĩ, concán bộ cách mạng… Đối với công tác có tính chất khoa học kỹ thuật cao, đây
là cơ sở để xây dựng đội ngũ CBHC có chuyên môn nghiệp vụ giỏi
Về văn hóa, giáo dục, y tế: mạng lưới văn hóa cơ sở phát triển rộng rãi.Giáo dục phát triển nhanh về cấp học, ngành học, số lượng Năm học 1960 -
Trang 381961, có 10 trường đại học với 1.726 giáo viên và 21.335 sinh viên; năm học
1964 - 1965 có 17 trường đại học với 2.747 giáo viên và 29.337 sinh viên [78,tr.343 - 344] Việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân có tiến bộvượt bậc; năm 1964, miền Bắc có 5.289 trạm xá, 475 bệnh viện [163, tr.93] Đặcbiệt, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật cũng được Đảng quantâm; số cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ năm 1965 so với năm 1955 tăng gấp 27,8 lần[78, tr.345] Nhờ vậy, miền Bắc đã có khả năng cung cấp cho quân đội, TCHCnhững cán bộ, chiến sỹ có trình độ văn hóa, sức khỏe tốt Năm 1965, có 290.000người trên miền Bắc tình nguyện vào quân đội [78, tr.391] Đây là điều kiệnthuận lợi để Đảng bộ TCHC làm tốt công tác tạo nguồn, lựa chọn những cán bộ,chiến sĩ có đủ phẩm chất, năng lực, thể lực bổ sung vào đội ngũ CBHC
Giai đoạn 1965 - 1968, dưới bom đạn ác liệt của đế quốc Mỹ, kinh tếmiền Bắc vẫn được giữ vững: sản lượng lương thực đạt xấp xỉ năm 1961;hàng nghìn hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn/ha; sản xuất công nghiệp, thủ côngnghiệp được duy trì, các nhà máy được sơ tán, bảo vệ Bên cạnh đó, văn hóa,giáo dục, y tế cũng đạt được những thành tựu quan trọng; đời sống các tầnglớp nhân dân ổn định; nhiều gia đình liệt sỹ, thương binh, bộ đội được chínhquyền các cấp quan tâm, giúp đỡ Đây là chỗ dựa vững chắc để Đảng bộTCHC tiếp tục đẩy mạnh xây dựng đội ngũ CBHC
Khó khăn:
Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu, miền Bắc đi từ sảnxuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội Trong điều kiện đó, đội ngũ CBHCkhông tránh khỏi một số nhược điểm, như: trình độ khoa học kỹ thuật thấp; tưtưởng, tác phong của người sản xuất nhỏ còn nặng Cùng với đó, mặc dù ởmiền Bắc, giai cấp bóc lột đã bị xóa bỏ, song cuộc đấu tranh giữa hai conđường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa chưa phải đã kết thúc, những tàn
dư của xã hội cũ chưa phải đã bị quét sạch Vì vậy, trong xây dựng đội ngũCBHC đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”
Trang 39Ở miền Nam, đầu năm 1961, đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “chiếntranh đặc biệt”; tăng cường càn quét, đánh phá, lấy bình định làm biện phápchiến lược chủ yếu, lấy gom dân lập ấp chiến lược làm quốc sách, nhằm “dậptắt” phong trào “đồng khởi”, bình định miền Nam trong 18 tháng Đối phó vớichiến lược này, Đảng chủ trương chuyển cách mạng miền Nam từ khởi nghĩatừng phần sang chiến tranh cách mạng Ngày 24 tháng 01 năm 1961, BộChính trị ra Chỉ thị về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt củacách mạng miền Nam, đưa đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranhchính trị Chỉ thị xác định: “Nhiệm vụ công tác cách mạng trước mắt ở miềnNam là ra sức xây dựng mau chóng lực lượng của ta về cả hai mặt chính trị vàquân sự ” [88, tr.158 - 159] Nhiệm vụ trên đặt ra yêu cầu cao hơn đối vớiđội ngũ CBHC cả về số lượng và chất lượng.
Đến năm 1965, đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiếntranh cục bộ”; đưa quân viễn chinh Mỹ, quân các nước đồng minh vào miềnNam và dùng không quân, hải quân đánh phá miền Bắc; triển khai kế hoạch
“tìm và diệt” nhằm tiêu diệt quân giải phóng, bình định miền Nam Trước tìnhhình đó, một bộ phận CBHC xuất hiện tư tưởng “sợ Mỹ”; nếu không đượckhắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, tư tưởng và khả năngthực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CBHC Hội nghị Ban Chấp hành Trung ươngĐảng lần thứ 12 (12/1965) đã khẳng định quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ:
“kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất cứtình huống nào, để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cáchmạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bìnhthống nhất nước nhà” [91, tr.634] Bối cảnh trên đặt ra yêu cầu mới phải khẩntrương nâng cao trình độ cho số CBHC hiện có; đồng thời, xây dựng kế hoạchđào tạo cán bộ mới, đảm bảo cung cấp cho các chiến trường Tuy nhiên, dochiến tranh phá hoại, công tác đào tạo của các nhà trường bị xáo trộn, phải
Trang 40phân tán, sơ tán ở nhiều nơi; nội dung, chương trình thay đổi; cơ sở vật chấtthiếu thốn đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng đội ngũ CBHC.
Tình hình trên vừa tạo ra những thuận lợi về điều kiện vật chất, cơ sởchính trị, văn hóa, tinh thần; vừa mang đến những khó khăn, thách thức, đặt rayêu cầu ngày càng cao đối với đội ngũ CBHC, đòi hỏi Đảng bộ TCHC phảibám sát vào thực tiễn, xác định chủ trương xây dựng đội ngũ CBHC phù hợp
2.1.2 Chủ trương của Đảng, Đảng bộ Quân đội về xây dựng đội ngũ cán bộ
2.1.2.1 Chủ trương của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ
Tại Đại hội III (9/1960), Đảng xác định đường lối công tác cán bộ vàxây dựng đội ngũ cán bộ là: “chú trọng lựa chọn, bồi dưỡng và cất nhắc cán
bộ trong những người ưu tú xuất thân từ công nhân và nông dân, đồng thời,cũng lựa chọn, bồi dưỡng và cất nhắc cán bộ trong những người ưu tú xuấtthân từ trí thức có liên hệ chặt chẽ với công nông” [87, tr.649] Giai đoạn
1961 - 1968, đường lối trên tiếp tục được quán triệt và tổ chức thực hiện ởmọi cấp, mọi ngành; trong đó, có Đảng bộ Quân đội, Đảng bộ TCHC
Nghị quyết số 69-NQ/TW, ngày 11 tháng 2 năm 1963 của Ban Bí thư vềnhiệm vụ và phương hướng công tác tổ chức, xây dựng Đảng năm 1963 nhấnmạnh: “Tăng cường bồi dưỡng, sử dụng và quản lý cán bộ, đưa dần công tácquản lý cán bộ vào nền nếp; tăng cường cán bộ chất lượng cho những cơ quankinh tế trọng yếu, cho các cơ sở sản xuất” [89, tr.90] Tiếp đó, để đáp ứng yêucầu kiện toàn tổ chức, cải tiến lề lối làm việc, Nghị quyết số 103-NQ/TW, ngày
23 tháng 7 năm 1964 của Ban Bí thư về phương hướng, nhiệm vụ công tác tổchức năm 1964 và thời gian tới đã chỉ ra: nắm vững hơn nữa lực lượng cán bộ,nhất là cán bộ trung, cao cấp, cán bộ thuộc cấp uỷ quản lý; ra sức phát hiện, bồidưỡng cán bộ trẻ, mới, có triển vọng, có đủ đạo đức, tài năng và mạnh dạn sử