1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài thảo luận quản trị công nghệ nhóm 7

23 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Về Hoạt Động Chuyển Giao Công Nghệ
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 1
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 285,21 KB

Nội dung

Bài thảo luận quản trị công nghệ, một bài tập nhóm làm trên trường và có phải thuyết trình trước lớp học..... Mọi người có thể tham khảo cho bài học của mình nhé. hầu hết sẽ marketing trên trang web, sẽ tạo các bài content SEO web với các từ khóa nhất định nhằm đạt được hot search trên thanh tìm kiếm gg. qcao thông qua poster trên chính trang web luôn, các hoạt động xúc tiến thương mại cũng xây dựng và đăng cùng với poster khuyến mãi.

Trang 1

BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ

Đề tài: Tìm hiểu về hoạt động chuyển giao công nghệ Liên hệ

thực tế với hoạt động chuyển giao công nghệ Hybrid của doanh nghiệp Toyota Việt Nam.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

- -Hà Nội, tháng 4 năm

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

PHẦN NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT 4

1.1 Khái niệm chuyển giao công nghệ 4

1.2 Đối tượng chuyển giao công nghệ 4

1.3 Phân loại chuyển giao công nghệ 5

1.4 Nguyên nhân xuất hiện chuyển giao công nghệ 5

1.5 Các yêu cầu đối với công nghệ trong chuyển giao công nghệ 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ HYBRID TẠI TOYOTA VIỆT NAM 7

2.1 Giới thiệu chung về công ty Toyota Việt Nam 7

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 7

2.1.2 Lĩnh vực, sản phẩm kinh doanh 7

2.1.3 Đối tác của Toyota Việt Nam 8

2.2 Tìm hiểu về công nghệ Hybrid 8

2.2.1 Khái niệm 8

2.2.2 Điểm khác biệt của hệ thống Toyota Hybrid 8

2.2.3 Ưu điểm của công nghệ Hybrid 8

2.2.4 Nhược điểm của công nghệ Hybrid 9

2.3 Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ Hybrid của Toyota Việt Nam 9

2.3.1 Thực trạng cơ chế chuyển giao công nghệ Hybrid của Toyota Việt Nam 9

2.3.2 Thực trạng quá trình tiếp nhận công nghệ Hybrid của Toyota Việt Nam 12

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP 21

3.1 Kết quả của hoạt động 21

3.3.1 Ưu điểm 21

3.3.2 Nhược điểm 22

3.2 Giải pháp 22

PHẦN KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Khi nói đến đầu tư quốc tế, người ta luôn nói đến công nghệ và chuyển giao côngnghệ Vì khi nhà đầu tư đến một nơi nào đó để đầu tư, ngoài việc chuyển vốn đến địađiểm đầu tư, nhà đầu tư còn mang theo công nghệ để áp dụng vào công việc sản xuấtcông việc kinh doanh của mình nhằm rút ngắn thời gian khởi động và duy trì nguồn cungcấp cho bán hàng truyền thống Chuyển giao công nghệ là một trong những đặc điểm nổibật của sự phát triển kinh tế thế giới trong những thập kỷ gần đây

Ô tô đã được sử dụng ở Việt Nam khá là sớm và có nhu cầu ngày càng cao Trongnhững năm gần đây, Việt Nam đã tự sản xuất và cung cấp được khá nhiều loại xe sử dụngtrong nước Trình độ công nghệ ngành ô tô trên thế giới ngày càng hiện đại nên các ngành

ô tô Việt Nam nếu không nhanh chóng tiếp thu và làm chủ công nghệ mới, đầu tư cáctrang thiết bị, phương tiện hiện đại thì sẽ có nguy cơ tụt hậu so với khu vực và thế giới.Theo thống kê thì ở Việt Nam chỉ có khoảng 1% doanh nghiệp thực hiện hoạt động côngnghệ, do vậy một trong những ưu tiên hàng đầu mà các doanh nghiệp ở Việt Nam cần chú

ý đó là làm thế nào để thúc đẩy và thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ hiệu quả

Do đó nhóm chúng em quyết định nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu về hoạt động

chuyển giao công nghệ Liên hệ thực tế với hoạt động chuyển giao công nghệ Hybrid của doanh nghiệp Toyota Việt Nam.” Nhằm hiểu rõ hoạt động chuyển giao công nghệ

của Toyota Việt Nam và từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ trongtương lai

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT1.1 Khái niệm chuyển giao công nghệ

a Quan điểm chung

Chuyển giao công nghệ là việc đưa kiến thức, kỹ thuật ra khỏi ranh giới nơi sảnsinh ra nó

b Quan niệm phổ biến trong sản xuất kinh doanh

Chuyển giao công nghệ được hiểu là: “Một sự thỏa thuận giữa hai bên: bên giao vàbên nhận, trong đó, hai bên phối hợp các hành vi pháp lý/các hoạt động thực tiễn mà mụcđích và kết quả là bên nhận có được những năng lực CN xác định”

c Theo luật chuyển giao công nghệ Việt Nam năm 2017

Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyểngiao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhậncông nghệ

Có 2 hình thức chuyển giao công nghệ:

- Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ: chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu,quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác

Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thìviệc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giaoquyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ

- Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ: tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức, cánhân khác sử dụng công nghệ của mình

1.2 Đối tượng chuyển giao công nghệ

Theo luật chuyển giao công nghệ Việt Nam năm 2017

- Công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:

 Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ

 Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; côngthức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu

 Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ

 Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng trên

Trang 5

- Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng đượcbảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

1.3 Phân loại chuyển giao công nghệ

- Căn cứ chủ thể tham gia chuyển giao công nghệ:

 Chuyển giao nội bộ công ty: là việc chuyển giao công nghệ giữa cơ quan nghiêncứu triển khai của công ty với các thành viên của nó

 Chuyển giao trong nước: là việc chuyển giao công nghệ trong lãnh thổ Việt Nam(giữa các công ty, các cơ quan nghiên cứu triển khai trong nước)

 Chuyển giao với nước ngoài: là việc chuyển giao công nghệ có yếu tố nước ngoài(bên giao hoặc bên nhận)

- Căn cứ vào loại hình công nghệ chuyển giao:

 Chuyển giao công nghệ sản phẩm: chuyển giao toàn bộ nội dung liên quan đếnthiết kế, chế tạo, sử dụng sản phẩm (công nghệ thiết kế sản phẩm và công nghệ sửdụng sản phẩm)

 Chuyển giao công nghệ quá trình: chuyển giao các yếu tố cấu thành của quy trình(như quy trình chế tạo sản phẩm, quy trình quản lý tác nghiệp…)

- Căn cứ vào hình thái công nghệ được chuyển giao:

 Chuyển giao theo chiều dọc: là chuyển giao trực tiếp từ cơ sở nghiên cứu tới các

cơ sở sản xuất, sử dụng công nghệ Bao gồm: Chuyển giao lần đầu (công nghệ chưa

có trên thị trường) và chuyển giao các lần tiếp sau (công nghệ đã có trên thịtrường)

 Chuyển giao theo chiều ngang (với công nghệ đã có trên thị trường): Chuyển giao

từ cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ này sang cơ sở sản xuất sử dụng công nghệkhác

1.4 Nguyên nhân xuất hiện chuyển giao công nghệ

- Nguyên nhân khách quan:

 Không có quốc gia nào có đủ mọi nguồn lực để tạo ra tất cả các công nghệ cầnthiết

 Sự phát triển không đồng đều của các quốc gia trên thế giới về công nghệ

 Xu thế hợp tác toàn cầu và tự do hóa thương mại

 Các thành tựu của khoa học- công nghệ hiện đại giúp rút ngắn chu kỳ sống củacông nghệ và thúc đẩy nhu cầu đổi mới công nghệ

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Đối với bên giao:

 Thu lợi nhuận cao hơn

Trang 6

 Nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, tạo điều kiện tiếp tục đổi mới công nghệ.

 Các lợi ích khác: Bán nguyên vật liệu, linh kiện, thâm nhập thị trường, …

+ Đối với bên nhận:

 Tận dụng nguồn lực công nghệ từ bên ngoài để phát triển kinh tế, giải quyết cácvấn đề công ăn việc làm, tạo thu nhập, đáp ứng nhu cầu thị trường

 Nhanh chóng tiếp cận với công nghệ mới, tiên tiến, nâng cao năng lực công nghệ

 Rút ngắn quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá

 Tránh các rủi ro và sự hạn chế nguồn lực trong phát triển công nghệ nội sinh

1.5 Các yêu cầu đối với công nghệ trong chuyển giao công nghệ

- Công nghệ phải đáp ứng các yêu cầu trong các quy định của pháp luật Việt Nam về antoàn lao động, vệ sinh lao động, sức khỏe con người, bảo vệ môi trường

- Công nghệ phải không tác động xấu đến văn hóa, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự

và an toàn xã hội của Việt Nam

- Công nghệ phải đem lại hiệu quả kỹ thuật, kinh tế hoặc xã hội

- Công nghệ phục vụ lĩnh vực an ninh, quốc phòng phải được cấp có thẩm quyền chophép

- Kể từ 16/11/2012, các công nghệ lạc hậu, hiệu suất thấp, tiêu tốn nhiều nguyên, nhiênliệu; công nghệ tạo ra chất thải nguy hại đối với con người, hệ sinh thái và môi trường;công nghệ gây lãng phí tài nguyên, khoáng sản… sẽ xếp vào công nghệ cấm chuyển giao

Trang 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG

NGHỆ HYBRID TẠI TOYOTA VIỆT NAM2.1 Giới thiệu chung về công ty Toyota Việt Nam

- Tên công ty: Công ty toyota Việt Nam

- Trụ sở chính: Phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty ô tô Toyota Việt Nam được xây dựng vào tháng 9 năm 1995, là liên kếtkinh doanh với số vốn góp vốn đầu tư bắt đầu là 89,6 triệu USD từ Tập đoàn Toyota NhậtBản (70%), Tổng công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp -VEAM (20%) và Công

ty Trách Nhiệm Hữu Hạn KUO Singapore (10%)

Là một trong những liên kết kinh doanh ô tô xuất hiện tiên phong tại thị trườngViệt Nam, Toyota luôn nỗ lực tăng trưởng bền vững và kiên cố và cùng Việt Nam “Tiếntới tương lai”

Kể từ khi thành lập đến nay, Toyota đã không ngừng lớn mạnh và liên tục pháttriển không chỉ về quy mô sản xuất, mà cả doanh số bán hàng

Hiện tại, Toyota luôn giữ vị trí dẫn đầu trên thị trường ô tô Việt Nam với sản lượngnhà máy của công ty đạt trên 30.000 xe/năm (theo 2 ca làm việc) Doanh số bán cộng dồncủa Toyota đạt trên 305.799 chiếc, và các sản phẩm đều chiếm thị phần lớn trên thịtrường Từ 11 nhân viên trong ngày đầu thành lập, tới nay số lượng cán bộ công nhânviên của công ty đã lên tới hơn 1.900 người và hơn 6.000 nhân viên làm việc tại hệ thống

41 đại lý/chi nhánh đại lý và Trạm dịch vụ ủy quyền Toyota phủ rộng khắp trên cả nước

Toyota vinh dự được nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương lao động hạngnhì và được coi là một trong những doanh nghiệp có vốn góp vốn đầu tư quốc tế hoạtđộng giải trí thành công xuất sắc nhất tại Việt Nam

2.1.2 Lĩnh vực, sản phẩm kinh doanh

- Lắp ráp, sản xuất xe ô tô các loại và phụ tùng ô tô

- Cung cấp dịch vụ bảo hành và sửa chữa xe ô tô

- Đặt hàng gia công và mua từ các nhà cung cấp Việt Nam, bao gồm cả các doanh nghiệpchế xuất, các loại phụ tùng ô tô để gia – công, đóng gói và xuất khẩu

- Thực hiện quyền nhập khẩu xe ô tô

- Nhập khẩu phụ tùng ô tô và các trang thiết bị, máy móc chuyên dụng theo tiêu chuẩnToyota

Trang 8

- Tư vấn, đào tạo, hỗ trợ nội bộ việc thực hiện và phát triển kinh doanh, dịch vụ và bảodưỡng sản phẩm Toyota cho các công ty trong Tập đoàn Toyota, đại lý, ứng viên đại lý vàcác trạm dịch vụ được ủy quyền của Toyota.

2.1.3 Đối tác của Toyota Việt Nam

Công ty Toyota Việt Nam là liên doanh của 3 đối tác lớn:

 Tập đoàn Toyota Nhật Bản (70%)

 Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (20%)

 Công ty trách nhiệm hữu hạn KUO Singapore (10%)

2.2 Tìm hiểu về công nghệ Hybrid

2.2.1 Khái niệm

Xe Hybrid hay còn gọi là xe lai nghĩa là kết hợp sử dụng 2 bộ truyền động, một động

cơ chạy xăng và một mô tơ chạy điện Đặc điểm quan trọng nhất của xe Hybrid là khảnăng tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện môi trường, vận hành mạnh mẽ và yên tĩnh Hơn nữa,công nghệ pin Hybrid là một phần quan trọng tạo nên sự vận hành mạnh mẽ và độ tin cậycao

Trang bị hệ thống lái độc đáo: Tùy thuộc vào hệ thống, xe Hybrid sẽ sử dụng hainguồn năng lượng theo các cách khác nhau để tạo nên sự vận hành mạnh mẽ mà vẫn đạthiệu quả tiết kiệm nhiên liệu tối ưu

Công nghệ pin Hybrid: So với ắc quy trên xe thông thường, pin Hybrid lớn hơn nhiều

và mạnh mẽ hơn Pin Hybrid tự động sạc trong quá trình xe vận hành vì vậy không tốnthời gian để sạc pin HEVs không cần yêu cầu trạm sạc

2.2.2 Điểm khác biệt của hệ thống Toyota Hybrid

Hệ thống Hybrid nối tiếp song song: hệ thống Hybrid mạnh mẽ, được trang bị pin

và mô tơ điện công suất lớn Hệ thống Toyota Hybrid có khả năng lựa chọn nguồn nănglượng cần thiết để vận hành xe một cách mạnh mẽ mà vẫn tiết kiệm nhiên liệu

2.2.3 Ưu điểm của công nghệ Hybrid

a Đối với người dùng

- Hiệu quả nhiên liệu tối ưu hơn so với xe thông thường

- Xe Hybrid sử dụng cả động cơ xăng và mô tơ điện trong quá trình tăng tốc gópphần tăng tốc mượt mà, nhẹ nhàng và liền mạch

- Hứng khởi khi lái xe, dễ điều khiển do đa số những mẫu xe này đều dùng hộp số tựđộng

- Êm ái và tĩnh lặng bởi không cần phải sử dụng động cơ mọi lúc để vận hành

Trang 9

b Đối với môi trường

- Mẫu xe Hybrid có thể tiết kiệm nhiên liệu gấp 1.5 đến 2 lần so với các xe thôngthường khác Tính đến 2020, mức tiết kiệm nhiên liệu toàn cầu đã đạt 52 tỉ lít vàlượng khí thải CO2 giảm hơn 139 triệu tấn so với các loại động cơ đốt trong giúpbảo vệ môi trường

- Hệ thống Hybrid của Toyota giải quyết được cơ sở hạ tầng công nghệ hiện tại củaViệt Nam và đóng góp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tình trạng biến đổi khíhậu

- Những mẫu xe Hybrid còn rất phù hợp ở các đô thị lớn của Việt Nam vì Hybridgiúp tiết kiệm nhiên liệu hơn rất nhiều trong những trường hợp bị tắc đường

2.2.4 Nhược điểm của công nghệ Hybrid

- Giá thành cao: Sự phức tạp trong sản xuất dẫn tới giá thành của 1 chiếc xe hybridcao hơn từ vài nghìn đến hơn 10.000 đô la so với một chiếc xe cùng loại

- Tốn nhiên liệu hơn nếu hết pin: trong trường hợp xe hết pin hoặc pin hư, động cơđiện không thể hoạt động mà chỉ chạy bằng động cơ đốt trong thì xe hybrid sẽ tốnnhiên liệu hơn so với xe thường Vì xe hybrid có thêm hệ thống động cơ điện vàpin nên trọng lượng xe nặng hơn

- Nặng hơn, công suất hạn chế hơn: do có động cơ điện và pin nên trọng lượng xehybrid sẽ nặng hơn ô tô truyền thống Mặt khác công suất của xe hybrid cũngthường hạn chế hơn so với ô tô truyền thống Bởi dòng xe này được thiết kế nhằmhướng đến việc tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện môi trường Trong nhiều tìnhhuống vận hành, nhất là khi di chuyển ở thành phố thì xe chỉ dùng động cơ điện

- Vấn đề về pin: Bên cạnh các mặt bảo dưỡng xe tương tự như ô tô truyền thống,người dùng xe hybrid còn phải chú ý việc bảo dưỡng và sử dụng pin đúng cách.Trong trường hợp pin bị hỏng hay hết hạn sử dụng phải thay mới Giá pin xehybrid thấp nhất cũng trên dưới 100 triệu đồng Tuy nhiên hiện nay nhiều hãng xecho biết nếu bảo dưỡng và sử dụng pin đúng cách thì tuổi thọ pin cũng tươngđương với tuổi thọ xe

2.3 Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ Hybrid của Toyota Việt Nam

2.3.1 Thực trạng cơ chế chuyển giao công nghệ Hybrid của Toyota Việt Nam

a Văn bản pháp lý liên quan đến việc chuyển giao công nghệ Hybrid của Toyota Việt Nam:

- Theo Luật chuyển giao công nghệ 2017 quy định:

Điều 4 Đối tượng công nghệ được chuyển giao:

 Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ

Trang 10

 Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; côngthức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu

 Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ

 Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng quy định tại các điều khoản trên

=> Công nghệ Hybrid được phép chuyển giao sang Việt Nam một cách hợp pháp, không

vi phạm điều luật trên

Điều 7 Quyền chuyển giao công nghệ

 Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền

Điều 9 Công nghệ khuyến khích chuyển giao

 Công nghệ cao; máy móc, thiết bị đi kèm công nghệ cao được khuyến khíchchuyển giao theo pháp luật về công nghệ cao

 Công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch phù hợp với điều kiện kinh tế

- xã hội của Việt Nam được khuyến khích chuyển giao từ nước ngoài vào ViệtNam

=>Do Việt Nam đang trong quá trình phát triển, cần du nhập nhiều công nghệ hiện đại,đem lại nhiều lợi ích, tiện ích hơn mà phù hợp với thực trạng quốc gia của ta Công nghệHybrid đem đến những ích lợi nhiều hơn, vừa hiện đại lại giúp tiết kiệm nguồn nguyênvật liệu, bảo vệ môi trường phù hợp với thực trạng ô nhiễm môi trường cũng như nguồntài nguyên thiên nhiên bị phá hủy ngày nay

- Trong Nghị định 16/2000/NĐ-CP: quy định về xử phạt vi phạm trong chuyển giao

công nghệ như sau:

Điều 5: Hành vi vi phạm quyền sở hữu trong chuyển giao công nghệ

1 Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với bên giao công nghệ, trongtrường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ không phải phê duyệt, nhưng bêngiao công nghệ không phải là chủ sở hữu hợp pháp của công nghệ, hoặc khôngphải là người được chủ sở hữu hợp pháp uỷ quyền chuyển giao quyền sử dụngcông nghệ và gây thiệt hại cho bên nhận công nghệ

2 Áp dụng các biện pháp khác: buộc bồi thường thiệt hại đối với trường hợp vi phạmkhoản 1 của Điều này

Trang 11

Điều 6: Hành vi lợi dụng quyết định phê duyệt hợp đồng chuyển giao công nghệ; hành vi

vi phạm các quy định quản lý Nhà nước về chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực văn hoá, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội.

1 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng quyếtđịnh phê duyệt hợp đồng chuyển giao công nghệ để thực hiện những hành vi tráipháp luật

2 Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hợpđồng chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia khi chưađược cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển giao công nghệ này

3 Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hợp

đồng chuyển giao công nghệ thuộc diện không phải phê duyệt hợp đồng, nhưng

công nghệ chuyển giao có tác động và gây hậu quả xấu đến văn hoá, quốc phòng,

an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội

=> Cần lưu ý đến điều luật này, tránh vi phạm và gặp nhiều rắc rối Công nghệ Hybrid đãđược tuân thủ quy tắc chuyển giao, không vi phạm pháp luật và đã đi vào hoạt động mộtcách hiệu quả

- Ngoài ra còn một số văn bản pháp lý khác như:

+ Nghị định số 133/2008/NĐ-CP:

Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật chuyển giao công nghệ Nghịđịnh số 103/2011/NĐ-CP Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ số133/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều củaLuật chuyển giao công nghệ

+ Nghị định số 49/2009/NĐ-CP:

Quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ Thông tư

số 04/2010/TT-BKHCN của Bộ KH-CN hướng dẫn một số điều của NĐ số

49/2009/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong chuyển giao công nghệ

+ Quyết định số 1168/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về

Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đếnnăm 2035 Theo Quyết định này, Chính phủ xác định rõ mục tiêu khuyến khích sản xuất

Ngày đăng: 25/01/2024, 23:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w