Em hãy cho biết thế nào là bài kể chuyện tưởng tượngBước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.- Giáo viên: Quan sát, khích lệ và theo dõi quá trìn
Trang 1Ngày soạn: 20/10/2023
BUỔI 1-2 THÁNG 11 Phương pháp làm văn kể chuyện tưởng tượng.
A: MỤC TIÊU
I Về năng lực:
- Kỹ năng thêm thắt những điều tưởng tượng để câu chuyện thêm phần hấp dẫn
- Xây dựng được một dàn bài linh hoạt và hợp lí, nhằm dẫn dắt câu chuyện phát triển theo chiều hướng hấp dẫn, lôi cuốn Muốn vậy phải biết xây dựng nhân vật, chọn lọc các chi tiết có ý nghĩa nhất, sắp xếp các sự việc một cách tự nhiên…
II Về phẩm chất:
Yêu môn học
- Có thái độ học tập nghiêm túc
B THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm
2 Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập,
C TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I Lí thuyết chung về dạng bài kể chuyện tưởng tượng
1 Khái niệm:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi sau:
? Em hãy cho biết thế nào là bài kể chuyện tưởng tượng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời
- Giáo viên: Quan sát, khích lệ và theo dõi quá trình làm bài của HS, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
- Học sinh trình bày ý kiến các nhân
- Học sinh nhận xét lẫn nhau và bổ sung nếu cần
- GV: Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần) Yêu cầu các bạn khác nhận
xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá, kết luận
Trang 2- GV nhận xét bài làm của học sinh.
- GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức
Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng
tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó
Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật
2 Các kiểu kể chuyện tưởng tượng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi sau:
? Em hãy cho biết các kiểu bài kể chuyện tưởng tượng mà em biết?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời
- Giáo viên: Quan sát, khích lệ và theo dõi quá trình làm bài của HS, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
- Học sinh trình bày ý kiến các nhân
- Học sinh nhận xét lẫn nhau và bổ sung nếu cần
- GV: Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần) Yêu cầu các bạn khác nhận
xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá, kết luận
- GV nhận xét bài làm của học sinh
- GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức
- Kể chuyện tưởng tượng (trong văn tự sự) có thể tạm hiểu theo ba kiểu sau ( trên
cơ sở dựa vào những điều có thật để tưởng tượng ra):
+ Mượn lời một đồ vật, con vật ( nhân hóa để nó kể chuyện- đóng vai hợp với lôgic)
+ Thay ngôi kể để kể chuyện đã được đọc ở sách, truyện
+ Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tich, truyền thuyết
3 Những yêu cầu của một bài văn đúng và hay:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Trang 3GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi sau:
? Em hãy cho biết những yêu cầu của một bài kể chuyện tưởng tượng đúng và hay?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời
- Giáo viên: Quan sát, khích lệ và theo dõi quá trình làm bài của HS, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
- Học sinh trình bày ý kiến các nhân
- Học sinh nhận xét lẫn nhau và bổ sung nếu cần
- GV: Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần) Yêu cầu các bạn khác nhận
xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá, kết luận
- GV nhận xét bài làm của học sinh
- GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức
3.1 Trước khi làm bài học sinh phải xác định được phần tìm hiểu đề:
* Xác định nội dung trọng tâm của bài viết (Nội dung trọng tâm của bài viết
chính là đối tượng mà đề bài yêu cầu “kể lại”, “kể về”,… và những suy nghĩ của
em về đối tượng đó)
* Xác định các yếu tố cấu thành văn bản
- Lựa chọn những chi tiết chính
- Lựa chọn ngôi kể
+ Với ngôi thứ nhất người kể chuyện (xưng “tôi”) có thể trực tiếp kể lại những gì mình nghe, mình thấy…
+ Với ngôi kể thứ ba, người kể tự giấu mình đi, gọi nhân vật bằng tên gọi của chúng…
- Lựa chọn thứ tự kể
+ Kể theo trình tự tự nhiên
+ Kể không theo trình tự tự nhiên
* Xác định phạm vi tư liệu (Tư liệu của bài văn tự sự thường nằm ở một số nguồn
xác định:)
Trang 4- Từ tác phẩm văn học đã được nêu ở đề bài Ví dụ: Trong vai Mỵ Nương con gái yêu của vua Hùng hãy kể lai truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Từ thực tế cuộc sống: Ví dụ Mỗi dịp tết đến xuân về trên bàn thờ gia tiên nhà nào cũng có vài cặp bánh chưng Em hãy kể lai một giấc mơ trò chuyên với nhân vật chính trong truyền thuyết Bánh Chưng, Bánh Giầy để làm rỗ vấn đề này
3.2 Lập dàn ý:
Dàn ý gồm cấu trúc 3 phần:
a Mở bài: Có vai trò quan trọng đối với một bài văn Mở bài đúng và hay sẽ khai
thông được mạch văn
Ở phần mở bài người viết cần giới thiệu khái quát vấn đề sẽ kể, sẽ làm sáng tỏ trong bài viết Để có được mở bài hay, cần nêu trọng tâm và phạm vi vấn đề sẽ kể
một cách ngắn gọn, viết tự nhiên, khúc chiết và mới mẻ
b Thân bài: Có nhiệm vụ làm sáng tỏ vấn đề mà mở bài đã nêu Thân bài gồm
nhiều đoạn Giữa các đoạn có câu hoặc từ chuyển tiếp
Thông thường kết cấu một bài văn tự sự nói chung và kể chuyện tưởng tượng nói riêng gồm các phần:
- Trình bày (nhân vật, mối quan hệ giữa các nhân vật, hoàn cảnh…)
- Thắt nút: mâu thuẫn xuất hiện, những phản ứng của các nhân vật
- Phát triển: mâu thuẫn ngày càng phát triển, nhân vật phản ứng mạnh mẽ trong mâu thuẫn
- Cao trào: mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, đòi hỏi phải có phương án giải quyết
- Mở nút: mâu thuẫn được giải quyết, “nút thắt” được cởi
c Kết bài: Là phần kết thúc bài viết Vì vậy, nó tổng kết, thâu tóm lại vấn đề đã đặt
ra ở mở bài và giải quyết ở thân bài Một kết bài hay không chỉ làm nhiệm vụ “gói lại” mà còn phải khơi gợi suy nghĩ trong người đọc
II Cách làm một đề văn cụ thể
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV cho hs thảo luận nhóm theo bàn trong 10 phút thảo luận qua hệ thống câu hỏi sau:
? Em hãy cho biết cách làm một bài cụ thể về kể chuyện tưởng tượng?
Trang 5Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tương tác với các bạn trong lớp thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể: + 1 nhóm trưởng điều hành chung
+ 1 thư kí ghi chép
+ Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo
- Giáo viên: Quan sát, khích lệ và theo dõi quá trình các nhóm thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau và bổ sung thêm
- GV: Hướng dẫn các nhóm trình bày (nếu cần) Yêu cầu các nhóm
khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá, kết luận.
- GV nhận xét bài làm của các nhóm
- GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức
* GV gợi ý:
1 Kiểu đề bài mượn lời đồ vật hay con vật gần gũi, kể chuyện tình cảm giữa
em và đồ vật, con vật đó.
Với kiểu đề bài này học sinh cần chú ý: Nên nhân cách hóa đồ vật, con vật, tạo ra những yếu tố cảm xúc tâm trạng giống hệt con người Giọng kể trò chuyện tâm tình xen lẫn lời thoại Đây là chuyện kể tình cảm nên có nhiều cung bậc: yêu, ghet, vui, buồn…
2 Kiểu bài thay ngôi kể để bộc lộ tâm tình một nhân vật trong truyện cổ tích, truyền thuyết mà em yêu thích.
Với kiểu bài này học sinh cần chú ý: Ngôi kể phải là ngôi thứ nhất, coi như mình
đã trải qua một sự việc nào đó, mình bộc lộ tâm tư, tình cảm cho người khác hiểu
3 Kiểu bài tưởng tượng đoạn kết cho một truyện cổ tích
Với kiểu bài này học sinh cần lưu ý: Đoạn kết các nhân vật không sống cuộc sống bình thường, yên ổn một chỗ mà các nhân vật cần tiếp tục cuộc hành trình khám phá thế giới của mình, thêm những chi tiết li kì càng hấp dẫn người đọc
Trang 6D: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Về nhà xem lại những kiến thức đã ôn tập
` - Nghiên cứu trước phương pháp kể chuyện tưởng tượng để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo
Trang 7Ngày soạn: 10/11/2023
BUỔI 3-4 THÁNG 11 Phương pháp làm văn kể chuyện tưởng tượng.
A: MỤC TIÊU
I Về năng lực:
- Kỹ năng thêm thắt những điều tưởng tượng để câu chuyện thêm phần hấp dẫn
- Xây dựng được một dàn bài linh hoạt và hợp lí, nhằm dẫn dắt câu chuyện phát triển theo chiều hướng hấp dẫn, lôi cuốn Muốn vậy phải biết xây dựng nhân vật, chọn lọc các chi tiết có ý nghĩa nhất, sắp xếp các sự việc một cách tự nhiên…
II Về phẩm chất:
Yêu môn học
- Có thái độ học tập nghiêm túc
B THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm
2 Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập,
C TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Bài tập 1: Tâm sự của bức tường mới xây trong trường bị các bạn học sinh
vẽ bẩy, phá hỏng.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV cho hs thảo luận nhóm theo bàn trong 10 phút thảo luận qua hệ thống câu hỏi sau:
? Em hãy lập dàn ý cho đề văn trên?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tương tác với các bạn trong lớp thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể: + 1 nhóm trưởng điều hành chung
+ 1 thư kí ghi chép
+ Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo
- Giáo viên: Quan sát, khích lệ và theo dõi quá trình các nhóm thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Trang 8- HS tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau và bổ sung thêm
- GV: Hướng dẫn các nhóm trình bày (nếu cần) Yêu cầu các nhóm
khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá, kết luận.
- GV nhận xét bài làm của các nhóm
- GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức
* GV gợi ý:
Yêu cầu chung:
- Yêu cầu về hình thức:
Nên dùng ngôi kể thứ ba và chỉ cần nhân vật mà đề đã nêu thể hiện được suy nghĩ,tâm sự của mình (tức là đã được nhân hoá)
Bố cục rõ ràng mạch lạc ( Khuyến khích bài làm có cách mở bài và kết thúc độc đáo)
Viết dưới dạng bài tự kể chuyện
- Yêu cầu về nội dung:
Bài văn phải ghi lại lời tâm sự của một bức tường trong sân trường bị một số bạn học sinh vẽ bậy, cố tình phá Qua lời tâm sự này, người kể phải gửi gắm trong đó một nội dung giáo dục cụ thể Đây là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn
Yêu cầu cụ thể:
Bài viết thể hiện được các nội dung cơ bản sau:
Mở bài:
Bức tường tự giới thiệu về thân phận của mình
Thân bài:
- Bức tường kể về mình khi mới được xây với niềm tự hào, vì mình là một bức
tường đẹp, trắng tinh, mịn màng Luôn kiêu hãnh và thường phơi mình trong nắng sớm Đem lại vẻ đẹp cho ngôi trường
- Tâm sự của bức tường về cuộc sống mới ở dãy nhà trong trường
- Tình cảm, sự gắn bó của bức tường với mọi người và đặc biệt là với các bạn học sinh
Trang 9- Tâm sự đau buồn của bức tường khi bị một số bạn học sinh nghịch dại vẽ bậy khiến bức tường bẩn, khoác trên mình chiếc áo hình thu quái di Lấy gạch đá ném lên tường với những tiếng cười khoái trí …
Kết bài:
Ước nguyện của bức tường
Lời nhắc nhở các bạn học sinh
2 Bài tập 2: Trong nhà em có ba phượng tiện giao thông: xe máy, xe đạp, ô tô Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào?
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV cho hs thảo luận nhóm theo bàn trong 10 phút thảo luận qua hệ thống câu hỏi sau:
? Em hãy lập dàn ý cho đề bài trên?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tương tác với các bạn trong lớp thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể: + 1 nhóm trưởng điều hành chung
+ 1 thư kí ghi chép
+ Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo
- Giáo viên: Quan sát, khích lệ và theo dõi quá trình các nhóm thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau và bổ sung thêm
- GV: Hướng dẫn các nhóm trình bày (nếu cần) Yêu cầu các nhóm
khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá, kết luận.
- GV nhận xét bài làm của các nhóm
- GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức
* GV gợi ý:
Trang 10MỞ BÀI
Chào các bạn tên tôi là Nguyễn Thị Lan Gia đình tôi có ba người, bố tôi là giám đốc công ty nhà máy dệt Nam Định Cơ quan cấp cho bố tôi một chiếc xe ô
tô con màu xanh để làm phương tiện đi lại Mẹ tôi là công nhân may Ngày ngày
mẹ đi làm với chiếc xe máy đã cũ Còn em đi học hằng ngày bằng chiếc xe đạp mili màu đỏ Sáng chủ nhật vừa qua, gia đình tôi được nghỉ ở nhà Ba phương tiện giao thông: anh ô tô, chị xe máy và cậu xe đạp đã cãi nhau so bì hơn thua kịch liệt tôi phải đứng ra dàn xếp giảng hòa cuộc tranh luận đó
THÂN BÀI
1 .Hoàn cảnh câu chuyện
- đi quét sân giúp mẹ
- nghe tiếng xì xào to nhỏ, lấp vào cánh cửa lắng nghe
2 Cuộc tranh cãi gi ữa ba phương tiện
a anh ô tô:
+ coi mình bệ vệ, sang trọng
+ đi đâu nhẹ nhàng, thảnh thơi, mưa không tới mặt, nắng không tới đầu, ông chủ quý nhất
+ chê xe máy, xe đạp chậm chạp,kém cỏi
b chị xe máy:
+ được việc nhiều hơn anh ô tô
+ đưa bà chủ đi làm Đưa mọi người đi chơi, đi thăm người thân… rất tiện lợi + không chậm chạp như cậu xe đạp
c cậu xe đạp
+ đưa cô Lan đến trường, đi chơi
+ dù kẹt xe, vẫn luồn lách được
+ không tốn kém tiền bạc mua xăng, không gây ô nhiễm môi trường
3 Đứng ra dàn xếp
- ai cũng có mặt mạnh, mặt yếu khác nhau nhưng ai cũng có ích cả
- mọi người đều quý cả, đều là những phương tiện hữu ích của gia đình
Trang 11- ba phương tiện nhìn nhau cười, đồng ý,
- giảng hòa với nhau: chúng ta sẽ yêu thương tôn trọng lẫn nhau, cùng cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình để phục vụ lợi ích của con người
KẾT BÀI
Qua cuộc tranh cãi của ba phương tiện, tôi không ngờ phương tiện giao thông cũng có ý thức đến như thể Tôi thấy mình phải cố gắng học tập tốt, cố gắng giữ gìn phương tiện của mình, để nó gắn bó với tôi được lâu hơn
3 Bài tập 3: Em hãy tưởng tượng 10 năm sau em trở lại trường thì ngôi
trường cũng như thầy cô và bạn bè sẽ thay đổi như thế nào?
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV cho hs thảo luận nhóm theo bàn trong 10 phút thảo luận qua hệ thống câu hỏi sau:
? Em hãy lập dàn ý cho đề bài trên?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tương tác với các bạn trong lớp thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể: + 1 nhóm trưởng điều hành chung
+ 1 thư kí ghi chép
+ Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo
- Giáo viên: Quan sát, khích lệ và theo dõi quá trình các nhóm thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau và bổ sung thêm
- GV: Hướng dẫn các nhóm trình bày (nếu cần) Yêu cầu các nhóm
khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá, kết luận.
- GV nhận xét bài làm của các nhóm
- GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức
* GV gợi ý:
Mở bài:
Trang 12Sau bốn năm miệt mài học ở trường đại học sư phạm bây giờ tôi đã là một giáo viên dạy lớp mười trường THCS Nam Trực Thời gian trôi qua nhanh thật, mới ngày nào, tôi còn là một cô học trò lớp sáu, thoắt cái mà đã mười năm rồi Bao kỷ niệm của tuổi học trò vẫn còn in đậm trong kí ức trong tôi Năm nay nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20- 11 tôi trở về thăm các thầy cô và thăm ngôi trường cũ mà tôi xã cách đã lâu Cuộc hội ngộ đó thật vui và ý nghĩa làm tôi nhớ mãi không bao bao giờ quên
Thân bài
1 Giới thiệu về mình 10 năm trước
- học lớp nào, ai chủ nhiệm
- làm lớp trưởng thầy cô, bạn bè yêu quý
- miêu tả về ngôi trường
2 Thay đổi khuôn viên trường: to, rộng, khang trang, đẹp rất nhiều
- cổng trường: xây bề thế, to, đẹp, quét sơn xanh, với tên trường to đẹp
- đường vào trường xây lớp bê tông dày rộng vững chắc
- cây cối cao vút, thân tròn, thẳng tắp
- vườn hoa, sân bóng, bãi tập thể dục khang trang, đẹp đẽ
- sân trường râm mát bởi những cây cổ thụ mát mẻ
3 Thay đổi về cơ sở hạ tầng
- ngôi trường ba tầng cao sừng sững, quét sơn vàng, cửa sổ sơn xanh rất hài hòa
- hai bên là hai dãy phòng làm việc của ban giám hiệu, phòng hội đồng, thư viện, phòng thí nghiệm, phòng vi tính và phòng truyền thống
- phía đông là dãy để xe làm bằng mái tôn lạnh rất to, rộng rãi
- cạnh đó là khu nhà vệ sinh tự hoại , nhà tắm rất sạch sẽ hiện đại: của giáo viên và học sinh
- phái tây là phòng căng tin, phòng nội trú cho các giáo viên ở xa
4 Cơ sở vật chất mỗi phòng học
- trước cửa mỗi lớp đều có bồn hoa
- máy trình chiếu
- mỗi học sinh 1 bàn học và 1 chiếc máy vi tính