Thuyết minh thuật lại một sự kiện là gì?Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tậpGV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi sau:Thuyết minh thuật lại một sự kiện là gì?Bước 2: Thực hi
Trang 1Ngày soạn: 04/01/2024
BUỔI 1-2 THÁNG 1 Phương pháp thuyết minh thuật lại một sự kiện.
A: MỤC TIÊU
I Về năng lực:
- Xác định sự kiện cần thuật lại
- Tìm thông tin sự kiện ở nhiều nguông khác nhau (sách báo, internet, thực tế đời sống…), chọn lọc những thông tin quan trọng
- Lựa chọn trật tự sắp xếp các thông tin sự kiện Với mỗi sự việc cụ thể, thường nêu thời gian và địa điểm diễn ra sự việc ấy
II Về phẩm chất:
- Yêu môn học
- Có thái độ học tập nghiêm túc
B THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm
2 Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập,
C TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I Lý thuyết
1 Thuyết minh thuật lại một sự kiện là gì?
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi sau:
Thuyết minh thuật lại một sự kiện là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời
- Giáo viên: Quan sát, khích lệ và theo dõi quá trình làm bài của HS, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
- Học sinh trình bày ý kiến các nhân
- Học sinh nhận xét lẫn nhau và bổ sung nếu cần
- GV: Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần) Yêu cầu các bạn khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá, kết luận
- GV nhận xét bài làm của học sinh
- GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức
* GV gợi ý:
- Thuyết minh thuật lại một sự kiện là kiểu bài người viết dùng lời văn và một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để thuật lại một sự kiện theo đúng diễn biến trong thực tế nhằm giúp người đọc, người nghe nắm được diễn biến của sự kiện và những thông tin liên quan đến sự kiện ấy
2 Dàn ý bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV cho hs thảo luận nhóm theo bàn trong 10 phút thảo luận qua hệ thống câu hỏi sau:
Nêu dàn ý bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tương tác với các bạn trong lớp thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể: + 1 nhóm trưởng điều hành chung
Trang 2+ 1 thư kí ghi chép.
+ Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo
- Giáo viên: Quan sát, khích lệ và theo dõi quá trình các nhóm thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau và bổ sung thêm
- GV: Hướng dẫn các nhóm trình bày (nếu cần) Yêu cầu các nhóm khác nhận xét,
bổ sung
Bước 4: Đánh giá, kết luận.
- GV nhận xét bài làm của các nhóm
- GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức
* GV gợi ý:
a Mở bài: Giới thiệu sự kiện (không gian, thời gian, mục đích tổ chức sự kiện)
b Thân bài: Tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian
Những nhân vật tham gia sự kiện
Các hoạt động chính trong sự kiện, đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động
Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất
c Kết bài: Nêu ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của người viết
II Luyện tập
1 Bài tập 1.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV cho hs thảo luận nhóm theo bàn trong 10 phút thảo luận qua hệ thống câu hỏi sau:
? Em hãy nêu ý nghĩa về một sự kiện lịch sử ở Việt Nam hoặc thế giới
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tương tác với các bạn trong lớp thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể: + 1 nhóm trưởng điều hành chung
+ 1 thư kí ghi chép
+ Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo
- Giáo viên: Quan sát, khích lệ và theo dõi quá trình các nhóm thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau và bổ sung thêm
- GV: Hướng dẫn các nhóm trình bày (nếu cần) Yêu cầu các nhóm khác nhận xét,
bổ sung
Bước 4: Đánh giá, kết luận.
- GV nhận xét bài làm của các nhóm
- GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức
* GV gợi ý:
I Mở bài
- Hàng năm, người lao động trên toàn thế giới lại cùng nhau kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5
- Đây là một ngày lịch sử mang ý nghĩa trọng đại ở Việt Nam và trên toàn thế giới
Trang 3- Chúng ta cùng đi tìm hiểu ý nghĩa lịch sử trọng đại của sự kiện này.
II Thân bài
1 Ngày 1/5 là ngày gì?
- Ngày 1/5 là ngày Quốc tế Lao động, là ngày lễ kỷ niệm và ngày hành động của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động
2 Hoàn cảnh lịch sử của ngày quốc tế 1/5
2.1: Tại nước Anh
- Từ nửa cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn độc quyền, sản xuất công nghiệp tăng nhanh Giai cấp tư sản tăng cường bóc lột công nhân lao động
- Vì vậy mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên sâu sắc, dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản diễn ra với quy mô ngày càng lớn
- Trong cuộc đấu tranh đó, vấn đề thời gian lao động có ý nghĩa quan trọng Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế I họp tại Thụy Sĩ tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh đòi ngày làm việc 8 giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng Khẩu hiệu “Ngày làm 8 giờ" sớm xuất hiện ở một số nơi của nước Anh và lan dần sang các nước khác 2.2: Tại nước Mỹ
- Nước Mỹ, ở Thành phố Chi-ca-gô hàng vạn công nhân bị áp bức lao động, họ bị bắt buộc làm việc mỗi ngày từ 14 - 18 giờ, phụ nữ quần quật lao động không kém
gì nam giới, nhưng đồng lương chỉ bằng 1/2 nam giới và suốt tuần không có ngày nghỉ; trẻ em phải làm việc 12 giờ/ngày
- Ngày 01/5/1886, tại thành phố Chi-ca-gô hàng chục ngàn công nhân toàn thành
phố tiến hành bãi công, tổ chức mít tinh và biểu tình trên đường phố (40 ngày không đến nhà máy làm việc)
- Cuộc đấu tranh mặc dù bị đàn áp đẫm máu, song đã tạo được sự ủng hộ mạnh mẽ của công nhân khắp nước Mỹ và công nhân trên toàn thế giới
2.3: Ngày 1/5 ra đời
- Để ghi nhận những thành quả của phong trào công nhân các nước, ngay trong Đại hội thành lập Quốc tế thứ II, được triệu tập ngày 14/7/1889, các đại biểu của giai cấp công nhân đã thông qua Nghị quyết lấy ngày 01/5 làm ngày đoàn kết đấu tranh của công nhân lao động trên toàn thế giới Từ đó ngày 01/5 trở thành ngày Quốc tế Lao động
- Ngày 01/5/1890 lần đầu tiên, ngày Quốc tế Lao động được kỷ niệm với quy mô thế giới Công nhân ở các nước trên toàn thế giới như: Anh, Mỹ, Pháp…tiến hành bãi công, mít tinh, xuống đường biểu tình mang theo biểu ngữ “Ngày làm 8 giờ",
“Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại"
3 Ngày quốc tế lao động 1/5 đầu tiên ở Việt Nam
- Tại Việt Nam, Ngày Quốc tế Lao động đầu tiên được tổ chức vào năm 1930 Ngày 1/5/1930 lần đầu tiên trong lịch sử giai cấp công nhân nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã biểu tình đấu tranh chống lại bọn đế quốc thực dân Pháp, đòi Pháp phải tăng lương và thực hiện luật lao động ngày làm việc
8 giờ
- Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, nước nhà được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công bố: Ngày 1/5 là một trong những ngày lễ chính
Trang 4thức và công nhân lao động cả nước sẽ được nghỉ 1 ngày và được hưởng nguyên lương
- Ngày 1/5/1946, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, Ngày Quốc tế Lao động được
tổ chức kỷ niệm mít tinh trọng thể tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 20 vạn nhân dân lao động
4 Ý nghĩa ngày quốc tế lao động 1/5
- Đối với thế giới:
+ Ngày Quốc tế Lao động 1/5 đã trở thành là ngày lễ hội và là ngày đoàn kết giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
+ Nhằm tôn vinh lao động và gây dựng đoàn kết lao động trên toàn thế giới
- Đối với Việt Nam:
+ Ngày Quốc tế Lao động đã trở thành ngày hội lớn của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam
+ Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, cùng đấu tranh vì sự dân chủ và tiến bộ xã hội III Kết bài
- Có thể nói ngày quốc tế lao động mùng 1/5 là ngày có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng về ý trí, nghị lực và tinh thần đoàn kết chống lại sự bất công trong xã hội
- Em hứa sẽ cố gắng chăm chỉ học thật giỏi để sau này trở thành công dân có ích góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh hơn
2 Bài tập 2.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV cho hs thảo luận nhóm theo bàn trong 10 phút thảo luận qua hệ thống câu hỏi sau:
? Em hãy tường thuật một lễ hội ở quê hương em
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tương tác với các bạn trong lớp thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể: + 1 nhóm trưởng điều hành chung
+ 1 thư kí ghi chép
+ Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo
- Giáo viên: Quan sát, khích lệ và theo dõi quá trình các nhóm thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau và bổ sung thêm
- GV: Hướng dẫn các nhóm trình bày (nếu cần) Yêu cầu các nhóm khác nhận xét,
bổ sung
Bước 4: Đánh giá, kết luận.
- GV nhận xét bài làm của các nhóm
- GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức
* GV gợi ý:
I Mở bài
- Hằng năm, sau dịp Tết Nguyên Đán, quê hương em có rất nhiều lễ hội
Trang 5- Một trong những lễ hội đó là lễ hội Phủ Giầy.
- Lễ hội Phủ Giầy là một trong những lễ hội nổi tiếng và là niềm tự hào của người dân Nam Định chúng ta
II Thân bài
1 Giới thiệu về lễ hội Phủ Giầy:
- Phủ Giầy: còn có các tên gọi khác là Phủ Giày hoặc Phủ Dầy là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống của người Việt
- Địa điểm diễn ra lễ hội Phủ Giầy: tại Phủ Giầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh
Nam Định
- Thời gian diễn ra lễ hội Phủ Giầy: diễn ra vào ngày 1/3 đến ngày 10/3 âm lịch
hàng năm Thời gian diễn ra lễ hội chính vào ngày 10/3 âm lịch
- Tham gia lễ hội: bao gồm cộng đồng dân cư xã Kim Thái, các tín đồ theo tín
ngưỡng thờ Mẫu và đông đảo cộng đồng khách thập phương
Mục đích: du khách về đây để hành hương về dự lễ hội, tỏ lòng biết ơn Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh và mong một năm mới may mắn và hạnh phúc
2 Nguồn gốc lễ hội Phủ Giầy
- Tên gọi xưa kia: Xưa kia, nơi đây được biết đến là ngôi đền lớn tại làng Kẻ Dầy
Khi Thánh Mẫu Liễu Hạnh được sắc phong là “Liễu Hạnh Công Chúa” thì được đổi tên thành Phủ Giầy
- Không rõ Phủ Giày được xây từ năm nào Chỉ biết rằng năm 1557 thời vua Lê
Anh Tông nhà Lê nơi đây vì xích mích giữa người dân nên chia làm 2 xã Tiên Hương và Vân Cát Sau này Phủ Giầy cũng chia kiến trúc thành 2 khu vực riêng tên là phủ Tiên Hương và phủ Vân Cát
3 Kiến trúc Phủ Giầy:
- Phủ Giầy bao gồm hơn 20 di tích gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của bà chúa
Liễu Hạnh- vị thánh bất tử của Việt Nam Trong đó trung tâm là phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát và Lăng Chúa Liễu đã được nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia
- Phủ Tiên Hương là đền chính của Mẫu Liễu Hạnh và thờ bên chồng của Mẫu.
- Phủ Vân Cát là nơi thờ Mẫu và bên ngoại (bên bố mẹ đẻ) của Mẫu.
- Lăng Chúa Liễu là nơi thờ bà Chúa Liễu Hạnh.
4 Truyền thuyết Mẫu Liễu Hạnh
- Theo truyền thuyết kể lại, Liễu Hạnh nguyên là công chúa Quỳnh Hoa – con gái Ngọc Hoàng Sau này vì đánh rơi chén ngọc nên bị giáng xuống trần vào năm
1557 Cô đầu thai vào nhà Lê Thái Công với cái tên Giáng Tiên Giống như cái tên
và nguồn gốc của nàng Sắc đẹp của nàng thanh cao, nho nhã như tiên giáng trần Tài năng thơ ca, đàn hát đều đầy đủ
- Về sau, nàng xuất gia nương cửa Phật và nhiều lần giúp dân trừ bệnh dịch Nàng
đi nhiều nơi làm điều thiện giúp nhiều người nghèo khó Từ đó người dân khắp nơi suy tôn nàng là Thánh Mẫu và lập đền thờ Đặc biệt đền thờ nơi nàng sinh ra được gọi là Kẻ Giầy (về sau đổi tên thành Phủ Giầy)
> Câu chuyện dù chưa xác định rõ thực hư nhưng nó đã góp phần cho sự kì bí, cuốn hút về mối liên quan giữa Phủ Dầy và Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Trang 65 Những hoạt động trong lễ hội
- Lễ hội Phủ Giầy ở Nam Định là sự đang xen, hòa quyện giữa những nghi thức trang trọng và kết hợp hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc
- Tiêu biểu nhất là nghi lễ rước Thánh Mẫu từ Phủ Tiên Hương lên chùa Gôi.
+ Nghi lễ rước Mẫu lên chùa thỉnh kinh khởi nguồn sau sự kiện Mẫu Liễu Hạnh được Phật Tổ Như Lai ra tay cứu giúp và thu nạp Từ đó, Mẫu Liễu Hạnh quy y cửa Phật để cứu độ chúng sinh khỏi cảnh lầm than cơ cực
+ Nghi lễ rước Mẫu lên chùa thỉnh kinh có quy mô rất lớn với sự tham gia của đông đảo cộng đồng, thể hiện sự gắn kết giữa Tín ngưỡng thờ Mẫu với Phật giáo, trở thành nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo trong lễ hội Phủ Dầy
- Tiếp đến là hội hoa trượng (Hội kéo chữ) là nét độc đáo của lễ hội:
+ Hội hoa trượng (Hội kéo chữ) gắn liền với công lao của Vương phi Trần Thị Ngọc Đài Bà là người đã xin chúa Trịnh miễn cho dân Thiên Bản không phải đi lao dịch đắp đê ở kinh thành Nhớ lời bà dặn khi về qua Phủ Dầy họ làm lễ tạ Thánh Mẫu Liễu Hạnh bằng cách xếp cuốc xẻng thành chữ “Cung tạ” Từ đó, Hội kéo chữ đã trở thành một hoạt động tiêu biểu trong lễ hội Phủ Dầy, được cộng đồng địa phương duy trì và phát triển đến ngày nay
+ Hội kéo chữ diễn ra như sau: Mỗi lần xếp chữ cần khoảng 100 phu cờ, mặc đồng phục, mỗi người cầm gậy dài 2 mét Người điều khiển được gọi là tổng cờ Khi vào cuộc, chủ lễ xin Mẫu “ra chữ”, sau đó theo nhịp trống chiêng rộn rã xếp thành những dòng chữ nho ý nghĩa Nội dung các chữ thường xếp trong hội hoa trượng là
“Quốc thái dân an” “Thiên hạ thái bình”, “Mẫu nghi thiên hạ”…
- Đặc biệt, còn có nghi lễ Chầu văn (hát văn hầu đồng) được diễn ra hầu hết các
đền, phủ trong quần thể di tích phủ Giầy Đây là một nghi thức không thể thiếu trong hoạt động tín ngưỡng dân gian và nhất là tín ngưỡng thờ Mẫu
- Trong dịp lễ hội, du khách còn được xem nhiều tiếc mục như: rước thỉnh kinh,
rước kiệu bát cống long đình,
- Và khi màng đêm buông xuống, du khách sẽ được ngắm những chiếc đèn trời thả
lung linh, gửi gắm những lời cầu chúc
- Lễ hội còn có các trò chơi truyền thống vô cùng thú vị như: thi hát văn, hát chèo,
múa rối nước, đấu vật, đấu cờ người, thổi cơm thi…
> Lễ hội diễn ra trong không khí tưng bừng, sôi nổi, từ trẻ đến già ai nấy cũng đều
nô nức tham gia lễ hội Nhằm bày tỏ lòng thành kính với Thánh Mẫu cũng như cầu mong những điều thuận lợi, may mắn cho một năm mới đầy phấn khởi
6 Chợ Viềng
- Ngoài ra, người dân còn tổ chức chợ Viềng bày bán nhiều loại sản phẩm: thủ công mỹ nghệ, các vật dụng cúng Phủ Giầy và nhiều loại đồ vật khác nhau Đặc biệt bày bán những loại đặc sản như bò thui, bánh dày
- Chợ Viềng ở Phủ Giầy không chỉ đơn thuần buôn bán kinh tế Mà nó còn là đặc trưng văn hóa lâu đời của người dân Ở đây không quá chú trọng việc mua rẻ hay đắt mà người hành hương muốn mua điều gì đó may mắn từ chợ để mong một năm may mắn, hạnh phúc
7: Ý nghĩa của lễ hội Phủ Giầy:
+ Lễ hội Phủ Giầy được tổ chức để suy tôn Mẫu Liễu Hạnh, biết ơn bà về những
điều thiện mà bà làm từ khi còn sống
Trang 7+ Và đặc biệt là để suy tôn sự linh thiêng của vị Thánh Mẫu này
+ Họ cầu mong một năm may mắn và nhiều tài lộc.
+ Đây là lễ hội mang một ý nghĩa tâm linh to lớn trong lòng người dân Nam Định.
III Kết bài
- Lễ hội Phủ Giầy mang đậm nét văn hoá tín ngưỡng của dân tộc Việt
- Vì vậy mỗi chúng ta hãy trân trọng, giữ gìn và phát huy để di tích Phủ Giầy luôn
là một di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia trường tồn mãi mãi
D: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Về nhà xem lại những kiến thức đã ôn tập
- Nghiên cứu trước phương pháp nghị luận về một vấn đề xã hội để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo