1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO ÁN ÂM NHẠC 8 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU KÌ 2 SOẠN CHUẨN CÔNG VĂN 5512

66 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Án Âm Nhạc 8 - Giai Điệu Quê Hương
Trường học Cánh diều
Chuyên ngành Âm nhạc
Thể loại giáo án
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 8,03 MB

Nội dung

GIÁO ÁN ÂM NHẠC 8 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU KÌ 2 SOẠN CHUẨN CÔNG VĂN 5512 GIÁO ÁN ÂM NHẠC 8 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU KÌ 2 SOẠN CHUẨN CÔNG VĂN 5512 GIÁO ÁN ÂM NHẠC 8 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU KÌ 2 SOẠN CHUẨN CÔNG VĂN 5512 GIÁO ÁN ÂM NHẠC 8 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU KÌ 2 SOẠN CHUẨN CÔNG VĂN 5512 GIÁO ÁN ÂM NHẠC 8 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU KÌ 2 SOẠN CHUẨN CÔNG VĂN 5512

Trang 1

File giáo án Âm nhạc 8 – Cánh diều (phần 3 – 1/2 kì 2)

- Nghe nhạc: Cảm nhận được vẻ đẹp của bản nhạc Long ngâm, biết vận động cơ thể

hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu

- Thưởng thức âm nhạc: Nhận biết và nêu được vài nét nhạc về Nhã nhạc cung đình

Huế

- Lí thuyết âm nhạc: Nhận biết và thể hiện được một vài âm hình tiết tấu đảo phách

thông qua thực hành

BÀI 9 - TIẾT 1 HÁT – BÀI XUÂN QUÊ HƯƠNG

ĐẢO PHÁCH TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: TẠO RA MẪU TIẾT TẤU

CÓ ĐẢO PHÁCH

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

Sau tiết học này, HS sẽ:

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Xuân quê hương; biết hát kết hợp

gõ đệm theo phách hoặc vận động theo nhạc

- Nhận biết và thể hiện được một vài âm hình tiết tấu đảo phách thông qua thực hành

- Biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua hoạt động trải nghiệm và khám phá

- Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp

- Biết yêu quý, trân trọng âm nhạc dân tộc và các di sản văn hóa của Việt Nam; tự hào

về truyền thống của quê hương, đất nước

2 Năng lực

1

Trang 2

Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.

Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp

- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng

nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng

tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc

Năng lực âm nhạc:

- Thể hiện âm nhạc: Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Xuân quê hương.

- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Long ngâm.

- Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua hoạt

động trải nghiệm và khám phá

3 Phẩm chất

- Chăm chỉ: Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ,

lớp

- Trách nhiệm: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.

- Yêu nước: Trân trọng và giữ gìn các câu thơ lục bát.

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- File audio (hoặc video) nhạc đệm và hát mẫu bài Xuân quê hương.

- Một vài ví dụ minh họa về đảo phách.

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

(Khoảng 1 – 2 phút)

a Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

Trang 3

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS vỗ tay theo mẫu tiết tấu:

- GV hướng dẫn HS lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, tròchơi âm nhạc, đố vui,

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình nghe nhạc (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV mời đại diện 2 – 3 HS vỗ tay theo tiết tấu

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét phần trình bày của bạn

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hát – Bài Xuân quê hương

(Khoảng 24 - 25 phút)

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được tên bài hát và nội dung của bài hát Xuân quê hương.

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Xuân quê hương; biết hát kết hợp gõ

đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc; biết biểu diễn bài hát

b Nội dung: GV lần lượt hướng dẫn HS tìm hiểu bài hát thông qua các hoạt động:

- Tìm hiểu bài hát Xuân quê hương.

- Hướng dẫn khởi động giọng

3

Trang 4

- Tập hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”.

- Hướng dẫn HS hát hoàn chỉnh cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng theo nhịp hoặc vận độngtheo nhạc theo tổ, nhóm, cá nhân

c Sản phẩm: HS bước đầu hát và biểu diễn được bài hát Xuân quê hương.

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Giới thiệu tên bài hát, xuất xứ và nội dung của

bài hát Xuân quê hương

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi, tìm

hiểu về tên bài hát, xuất xứ và nội dung của bài

hát Xuân quê hương.

- GV giới thiệu tên bài hát, xuất xứ và nội dung

của bài hát

- GV hướng dẫn HS đọc lướt lời ca và nắm được

cấu trúc bài hát

* Nghe hát mẫu

- GV mở file âm thanh/video cho HS lắng nghe bài

hát Xuân quê hương (HS đồng thời theo dõi bản

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng (luyện thanh,

mở rộng âm vực, chú ý hơi thở, khẩu hình)

* Giới thiệu cấu trúc bài hát

- GV trình chiếu cho HS quan sát bản nhạc, HS tập

trung quan sát

1 Hát – Bài Xuân quê hương

* Giới thiệu bài hát Xuân quê hương

- Bài hát Xuân quê hương được hai

tác giả Nguyễn Mai Anh và Lê KimHưng đặt tên và lời mới phỏng theo

điệu Lí thương nhau (Dân ca Quảng

Nam)

- Bài hát có hình thức một đoạn.Giai điệu mềm mại, trong sáng, lời

ca giản dị, thể hiện một mùa xuântràn đầy sức sống đang về trên quêhương

Trang 5

- GV giới thiệu cho HS cấu trúc của bài hát

* Tập hát từng câu

- GV hướng dẫn HS tập hát từng câu, ghép nối các

câu theo lối “móc xích”:

+ Câu hát 1 nối với câu hát 2.

+ Câu hát 3 nối với câu hát 4.

+ Câu hát 5 nối với câu hát 6

- GV lưu ý HS về những tiếng hát có nốt hoa mĩ,

có luyến; những câu hát có tiết tấu đảo phách, có

trường độ đơn chấm dôi,

* Hát hoàn thiện từng đoạn, ghép nối các đoạn

5

Trang 6

- GV khuyến khích HS kết hợp vỗ tay nhịp nhàng

theo nhịp hoặc vận động theo nhạc, thể hiện tình

sắc thái vui tươi, trong sáng

* Luyện tập, biểu diễn

GV tổ chức cho HS trình bày bài hát theo tổ,

nhóm, cá nhân

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học

tập

- HS lắng nghe GV giới thiệu tên bài hát, xuất xứ

và nội dung bài hát

- HS khởi động giọng

- HS hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc

xích”; hát hoàn thiện từng đoạn, ghép nối các đoạn

cùng nhạc đệm; hát hoàn thiện cả bài cùng nhạc

đệm

- HS luyện tập, biểu diễn bài hát theo tổ, nhóm, cá

nhân

- GV quan sát, hướng dẫn HS trong quá trình học

bài hát (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS hát từng câu, từng đoạn và ghép nối các đoạn

đã học với nhạc đệm theo hướng dẫn của GV

- HS biểu diễn theo tổ, nhóm, cá nhân trước lớp

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Trang 7

Hoạt động 2: Đảo phách

(Khoảng 10 – 11 phút)

a Mục tiêu: Giúp HS biết được các loại đảo phách.

b Nội dung: GV đưa ra yêu cầu, HS thảo luận nhóm, hình thành kiến thức.

c Sản phẩm: HS tìm hiểu đảo phách theo yêu cầu của GV.

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giải thích về: phách mạnh, phách mạnh vừa,

phách nhẹ, phần mạnh của phách, phần nhẹ của

phách

- GV dùng giọng hát hoặc nhạc cụ thể hiện rồi phân

tích các ví dụ minh họa về đảo phách

+ Phách nhẹ ngân sang phách mạnh liền sau đó:

Trường hợp 1 (xảy ra trong phạm vị một ô nhịp):

- Đảo phách:

+ Là hiện tượng một âm bắt đầuvang lên ở phách nhẹ và tiếp tụcngân sang phách mạnh liền sau đó;hoặc một âm bắt đầu vang lên ởphần nhẹ của phách tiếp tục ngânsang phần mạnh của phách liền sauđó

+ Làm cho trọng âm trong tiết tấubản nhạc không trùng với trọng âmtheo quy luật của loại nhịp

+ Có thể xảy ra trong phạm vi một

ô nhịp hoặc từ ô nhịp này sang ônhịp khác

7

Trang 8

Cách ghi khác:

Trường hợp 2 (xảy ra từ ô nhịp này sang ô nhịp

khác):

- GV giới thiệu kiến thức về đảo phách

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Xác định những ô

nhịp có tiết tấu đảo phách trong bài hát Xuân quê

hương.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học

tập

- HS lắng nghe nhiệm vụ, hình thành nhóm, thảo

luận, suy nghĩ trả lời

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá

trình thảo luận nhóm (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả

- GV mời các nhóm còn lại bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

học tập

- GV nhận xét và chốt đáp án đúng

- GV đánh giá quá trình học tập của HS

+ Tạo cảm giác rộn ràng, vui tươicho bản nhạc

C & D: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Hoạt động 3: Trải nghiệm và khám phá: Tạo ra mẫu tiết tấu có đảo phách

Trang 9

(Khoảng 6 - 7 phút)

a Mục tiêu: HS biết cách tạo ra mẫu tiết tấu có đảo phách.

b Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện.

c Sản phẩm: HS tạo ra được mẫu tiết tấu có đảo phách và biểu diễn.

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Tạo một tiết tấu có đảo phách.

- GV cho HS tham khảo một số mẫu sau:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và thực hiện

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ kết quả của bản thân

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá thái độ học tập của HS trong tiết học

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- GV chốt lại kiến thức của tiết học và nhận xét giờ học:

+ Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Xuân quê hương; hát kết hợp gõ đệm theo nhịp hoặc vận động theo nhạc.

+ Ghi nhớ đặc điểm và tính chất của đảo phách.

- GV nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết học sau:

+ Nghe bản nhạc Long ngâm; Nhã nhạc cung đình Huế.

+ Ôn tập bài hát Xuân quê hương.

9

Trang 10

Ngày soạn: / /

Ngày dạy: / /

BÀI 9 - TIẾT 2 NGHE BẢN NHẠC LONG NGÂM; NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ

ÔN TẬP BÀI HÁT XUÂN QUÊ HƯƠNG

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

Sau tiết học này, HS sẽ:

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Xuân quê hương; biết biểu diễn bài

hát theo các hình thức khác nhau

- Cảm nhận được vẻ đẹp của bản nhạc Long ngâm; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm

phù hợp với nhịp điệu

- Nhận biết và nêu được vài nét về Nhã nhạc cung đình Huế

- Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp

- Biết yêu quý, trân trọng âm nhạc dân tộc và các di sản văn hoá của Việt Nam; tự hào

về truyền thống của quê hương, đất nước

2 Năng lực

Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.

Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp

- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng

nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng

tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc

Trang 11

- Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Nghe và cảm nhận giai điệu bài Long ngâm, thông

qua đó có ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc Nhã nhạc cung đình Huế

3 Phẩm chất

- Chăm chỉ: Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ,

lớp

- Trách nhiệm: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.

- Yêu nước: Trân trọng và giữ gìn các làn điệu dân ca của đất nước.

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- File audio (hoặc video) nhạc đệm và hát mẫu bài Xuân quê hương.

- File audio (hoặc video) bản nhạc Long ngâm.

- Tư liệu minh họa nội dung: Nhã nhạc cung đình Huế

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

(Khoảng 1 – 2 phút)

a Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b Nội dung: GV đưa ra nhiệm vụ nhắc lại kiến thức đã học, HS trả lời.

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hát một câu dân ca

- GV hướng dẫn HS lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, tròchơi âm nhạc, đố vui,

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, suy nghĩ và đóng góp ý kiến

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình tham gia chơi trò chơi (nếu cần thiết)

11

Trang 12

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV kiểm tra kết quả của các nhóm

Gợi ý một số câu dân ca:

+ Trống cơm: https://youtu.be/XbzbMw8Kfpc

“Tình bằng có cái trống cơm Khen ai khéo vỗ

Ố mấy bông mà nên bông

Ố mấy bông mà nên bông”.

+ Cây trúc xinh: https://youtu.be/6PTd3JT2lyU

“ Cây trúc xinh tang tình là cây trúc mọc qua lấy nỏ như bờ bao Chị hai xinh tang tình là chị hai đứng đứng một mình quả lới như cùng xinh, đứng đứng một mình quả lới nhu càng xinh”.

+ Bắc kim thang: https://youtu.be/Wa xU0Yrew

“Bắc kim thang cà lang bí rợ Cột qua kèo là kèo qua cột Chú bán dầu qua cầu mà té Chú bán ếch ở lại làm chi con le le đánh trống thổi kèn Con bìm bịp thổi tò tí te tò te”.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới

b Nội dung: GV đưa ra yêu cầu, HS thảo luận, hình thành kiến thức.

1 Nghe bản nhạc Long ngâm

2 Tìm hiểu Nhã nhạc cung đình Huế

c Sản phẩm: HS cảm nhận được bài Long ngâm, biết thêm về Nhã nhạc cung đình Huế.

d Tổ chức thực hiện:

Trang 13

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*

Nhiệm vụ 1 Nghe bản nhạc Long ngâm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu tên bản nhạc, xuất xứ và nêu

những yêu cầu khi nghe nhạc

- GV mở nhạc cho HS nghe lần thứ nhất

https://youtu.be/6PTd3JT2lyU

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm:

+ Bản nhạc Long ngâm được diễn tấu bằng các

- Sau khi HS trả lời, GV mở nhạc cho HS nghe

lần thứ hai, kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm

phù hợp với nhịp điệu

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học

tập

- HS lắng nghe bài hát, nghe nhiệm vụ, hình thành

nhóm, thảo luận, suy nghĩ trả lời

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá

trình thảo luận nhóm (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả

- GV mời các nhóm còn lại bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS

1 Nghe bản nhạc Long ngâm; Nhã

nhạc cung đình Huế

1.1 Nghe bản nhạc Long ngâm

- Long ngâm là một bài Nhã nhạc

* Nhã nhạc cung đình Huế

13

Trang 14

* Nhiệm vụ 2 Nhã nhạc cung đình Huế

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem một vài hình ảnh về Cố đô Huế

và dàn Nhã nhạc cung đình Huế

Cố đô Huế

Nhã nhạc cung đình Huế

- GV yêu cầu HS nghiên cứu kiến thức trong SGK

và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi dưới đây:

+ Nhã nhạc cung đình Huế thường được trình

diễn trong những dịp nào?

+ Nhã nhạc cung đình Huế là loại hình nghệ

thuật có tính nghiệp dư hay chuyên nghiệp?

+ Nhã nhạc cung đình Huế gồm những loại nhạc

nào?

+ Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO ghi

danh là gì?

+ Quan sát hình ảnh biểu diễn Nhã nhạc cung

đình Huế và nêu tên những loại nhạc cụ mà em

- Là loại hình nghệ thuật có tínhchuyên nghiệp với các nhạc công, cacông, vũ công đều được đào tạo cótay nghề cao và trang phục biểu diễncũng được thiết kế rất công phu

- Gồm nhạc lễ nghi thờ cúng và nhạc

lễ nghi triều chính, múa cung đình,

ca nhạc thính phòng và kịch hát(tuồng cung đình) Các quy định về

tổ chức dàn nhạc, cách thức diễnxướng, hệ thống bài bản, của nhãnhạc rất chặt chẽ, mang tính thẩm mĩcao

- Năm 2003, Nhã nhạc cung đìnhHuế đã được UNESCO ghi danh làKiệt tác Di sản truyền khẩu và phivật thể của nhân loại

Trang 15

- GV cho HS quan sát về Nhã nhạc cung đình

Huế: https://youtu.be/YsYaqev7OIE

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học

tập

- HS lắng nghe bài hát, nghe nhiệm vụ, hình thành

nhóm, thảo luận, suy nghĩ trả lời

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá

trình thảo luận nhóm (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả

- GV mời các nhóm còn lại bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS

Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Xuân quê hương

(Khoảng 16 - 17 phút)

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hát đúng cao độ, trường độ và lời ca bài Xuân quê

hương, biết biểu diễn bài hát theo các hình thức khác nhau.

b Nội dung: GV lần lượt hướng dẫn HS tìm hiểu bài hát thông qua các hoạt động:

Trang 16

c Sản phẩm: HS biết hát và biểu diễn thành thạo bài hát Xuân quê hương.

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát

- GV cho HS nghe lại bài hát, kết hợp vỗ tay nhịp

nhàng

- GV mở nhạc đệm và chỉ huy hát 1 – 2 lần (yêu

cầu HS thể hiện sắc thái vui tươi, trong sáng), GV

sửa lỗi sai (nếu có)

- GV mở nhạc đệm và yêu cầu HS hát một đến hai

lần, thể hiện sắc thái vui tươi, trong sáng GV sửa

sai cho HS (nếu có)

- GV quan sát, hướng dẫn HS trong quá trình học

bài hát (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số nhóm đứng dậy biểu diễn bài

hát

- GV mời một số HS khác nhận xét, GV nhận xét

và chỉnh lại lỗi sai cho bạn (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

2 Ôn tập bài hát Xuân quê hương

+ Nhóm 2: Tiếng chim a í a.

+ Hai nhóm cùng hát: Ta hát lên mùa xuân.

Trang 17

+ Tập biểu diễn bài hát Xuân quê hương theo các hình thức khác nhau.

- GV nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết học sau:

+ Luyện đọc nhạc có tiết tấu đảo phách; Bài đọc nhạc số 5.

+ Bài hòa tấu số 5.

17

Trang 18

- Nhạc cụ: Thể hiện đúng mẫu tiết tấu và biết ứng dụng đệm cho bài hát; chơi được

Bài hòa tấu số 5.

BÀI 10 - TIẾT 1 LUYỆN ĐỌC NHẠC CÓ TIẾT TẤU ĐẢO PHÁCH

BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 5 BÀI HÒA TẤU SỐ 5

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

Sau tiết học này, HS sẽ:

- Đọc đúng mẫu giai điệu có tiết tấu đảo phách; đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ

Bài đọc nhạc số 5; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách hoặc đánh nhịp.

- Chơi được Bài hoà tấu số 5 cùng các bạn.

- Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp

- Biết yêu quý, trân trọng âm nhạc dân tộc và các di sản văn hóa của Việt Nam; tự hào

về truyền thống của quê hương, đất nước

2 Năng lực

Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.

Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp

- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng

nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng

tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc

Trang 19

Năng lực âm nhạc:

- Thể hiện âm nhạc: Hát đúng tên nốt, cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 5 Biết thể

hiện đúng tiết tấu, giai điệu và hòa âm đơn giản

- Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết chơi Bài hòa tấu số 5 cùng các bạn.

3 Phẩm chất

- Chăm chỉ: Tích cực, chủ động học tập các nội dung theo hướng dẫn của GV.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm học tập, hỗ trợ và giúp đỡ các bạn trong quá trình học

tập

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Thiết bị dạy học

- Đàn phím điện tử

- Nhạc cụ thể hiện giai điệu, thể hiện hoà âm (kèn phím,…)

- Nhạc cụ gõ: thanh phách, trống nhỏ (có thể thay thế bằng 2 loại nhạc cụ gõ khác)

2 Học liệu

- File audio (hoặc video) Bài đọc nhạc số 5.

- File audio (hoặc video) Bài hòa tấu số 5.

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

(Khoảng 1 – 2 phút)

a Mục tiêu: Giúp HS gợi nhớ lại kiến thức đã học và kết nối với bài học mới.

b Nội dung: GV đưa ra nhiệm vụ, yêu cầu HS thực hiện.

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS nghe điệu Lí con cúm núm (Dân ca Nam Bộ) kết hợp vỗ tay nhịp nhàng:

https://youtu.be/XRCHQ4Z4TPQ

- GV hướng dẫn HS lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, tròchơi âm nhạc, đố vui,

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

19

Trang 20

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV mời đại diện 2 – 3 HS vỗ tay theo tiết tấu

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét phần trình bày của bạn

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chuyển sang nội dung bài học

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc nhạc có tiết tấu đảo phách; Bài đọc nhạc số 5

(Khoảng 14 – 15 phút)

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc đúng nhạc có tiết tấu đảo phách

- Đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 5.

- Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách hoặc đánh nhịp

b Nội dung: GV lần lượt tổ chức các hoạt động, HS theo dõi, trả lời câu hỏi, thực hành để hình thành kiến thức.

1 Luyện đọc nhạc có tiết tấu đảo phách

2 Bài đọc nhạc số 5

c Sản phẩm: HS biết cách đọc nhạc có tiết tấu đảo phách theo mẫu và Bài đọc nhạc số 5

d Tổ chức thực hiện:

* Nhiệm vụ 1 Luyện đọc nhạc có tiết tấu đảo

phách

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng đàn lấy cao độ chuẩn rồi yêu cầu

HS:

+ Đọc gam Đô trưởng đi lên và đi xuống.

+ Đọc các nốt trục đi lên và đi xuống: C – E – G

– C.

- GV hướng dẫn HS luyện tập đọc nhạc có tiết tấu

đảo phách theo các bước sau:

1 Luyện đọc nhạc có tiết tấu đảo

phách; Bài đọc nhạc số 5 1.1 Luyện đọc nhạc có tiết tấu đảo phách

HS luyện đọc nhạc có tiết tấu đảophách theo hướng dẫn của HS

Trang 21

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học

tập

- HS khởi động giọng

- HS nghe lại và hát bài hát theo nhạc đệm

- HS luyện cách hát đối đáp và hát lĩnh xướng

- GV quan sát, hướng dẫn HS trong quá trình ôn

luyện bài hát (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm lên bảng biểu

diễn bài hát theo hai hình thức:

+ Hát đối đáp.

+ Hát lĩnh xướng.

- GV điều chỉnh cho HS những chỗ còn chưa tốt

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

học tập

- GV nhận xét, đánh giá thái độ học tập của HS và

chuyển sang nội dung mới

* Nhiệm vụ 2 Bài đọc nhạc số 5

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giới thiệu Bài đọc nhạc số 5.

- Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 5: Có những cao độ

và trường độ nào? Có mấy nét nhạc?

- Luyện tập tiết tấu:

- Bài đọc nhạc gồm 3 nét nhạc: 5nhịp + 4 nhịp + 4 nhịp

21

Trang 22

+ Nét nhạc 1: 5 nhịp.

+ Nét nhạc 2: 4 nhịp.

+ Nét nhạc 3: 4 nhịp.

- GV lưu ý: ô nhịp 1 và ô nhịp 3 giống nhau; ô

nhịp 7 và ô nhịp 11 giống nhau; giai điệu của bài

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi

- HS đọc nhạc theo hướng dẫn của GV

- Luyện tập theo tổ, nhóm, cặp, cá nhân sau đó

trình bày trước lớp (theo dõi và nhận xét phần

trình bày của các bạn)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm đọc Bài đọc nhạc

số 5.

- GV điều chỉnh cho HS những chỗ còn chưa tốt

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

học tập

- GV nhận xét, đánh giá thái độ học tập của HS và

chuyển sang nội dung mới

Hoạt động 2: Bài hòa tấu số 5

(Khoảng 17 – 18 phút)

a Mục tiêu: Hiểu và chơi được Bài hòa tấu số 5 cùng các bạn.

b Nội dung: GV hướng dẫn, HS lắng nghe thực hành, hình thành kiến thức.

c Sản phẩm: HS biết cách chơi Bài hòa tấu số 5.

d Tổ chức thực hiện:

Trang 23

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

học tập

- GV yêu cầu HS tự tìm hiểu bài hòa

tấu và các ngón bấm để chơi phần bè

của mình

- GV chơi mẫu từng bè nhạc cụ (giai

điệu, gõ đệm, hòa âm)

- GV yêu cầu HS luyện tập bài hòa tấu

theo tổ, nhóm rồi trình diễn trước lớp

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện

nhiệm vụ học tập

- HS tự tìm hiểu Bài hòa tấu số 5.

- HS lắng nghe sự hướng dẫn của GV

- GV sửa cho HS những chỗ còn chưa

2 Bài hòa tấu số 5

Trang 24

đúng, chưa đạt yêu cầu.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Luyện đọc nhạc có tiết tấu đảo phách gồm có mấy bước?

D một ô nhịp hoặc ô nhịp này sang ô nhịp khác.

Câu 3: Một âm bắt đầu vang lên ở phần nhẹ của phách tiếp tục ngân sang phần mạnh của

phách liền sau đó được thể hiện trên khuôn nhạc nào?

A

B

C

Trang 25

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV theo dõi, gợi ý, đánh giá bài làm của HS

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm

- GV cho HS chấm điểm bài làm cho nhau

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét và đánh giá bài của HS

- GV chuyển sang nội dung mới

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc thành thạo Bài đọc nhạc số 5 kết hợp gõ phách,

ghép nối các nét nhạc với nhau

b Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm và tổ chức thực hiện luyện mẫu tiết tấu.

c Sản phẩm: Phần trình diễn Bài đọc nhạc số 5 kết hợp gõ phách, ghép nối các nét nhạc

với nhau

25

Trang 26

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành hai nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thực hiện Bài đọc nhạc số 5 kết hợp gõ

phách, ghép nối các nét nhạc với nhau

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, tiếp nhận yêu cầu từ GV

- HS hình thành nhóm, phân chia nhiệm vụ, tổ chức thực hiện đọc Bài đọc nhạc số 5.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện từng nhóm thực hành trên lớp

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện, nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, thái độ học tập và tiếp thu của HS

- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- GV dặn dò HS về nhà:

+ Đọc thành thạo Bài đọc nhạc số 5

+ Tập chơi từng bè trong Bài hòa tấu số 5.

- GV nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết học sau:

+ Thể hiện tiết tấu, ứng dụng đệm cho bài hát Xuân quê hương.

+ Ôn tập: Bài hòa tấu số 5.

+ Trải nghiệm và khám phá: Chia sẻ với bạn cách bảo quản nhạc cụ.

Trang 27

Ngày soạn: / /

Ngày dạy: / /

BÀI 10 - TIẾT 2 THỂ HIỆN TIẾT TẤU, ỨNG DỤNG ĐỆM BÀI HÁT XUÂN QUÊ HƯƠNG

ÔN TẬP BÀI HÒA TẤU SỐ 5 TRẢI NGHIỆM, KHÁM PHÁ: CHIA SẺ VỚI BẠN CÁCH BẢO QUẢN NHẠC CỤ

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

Sau tiết học này, HS sẽ:

- Thể hiện đúng bài tập tiết tấu bằng nhạc cụ gõ, biết ứng dụng đệm cho bài hát Xuân quê hương.

- Chơi thành thạo Bài hoà tấu số 5 cùng các bạn.

- Biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua hoạt động trải nghiệm và khám phá

- Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp

- Biết trân quý, trân trọng âm nhạc dân tộc và các di sản văn hóa của Việt Nam; tự hào

về truyền thống của quê hương, đất nước

2 Năng lực

Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.

Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp

- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng

nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng

tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc

Năng lực âm nhạc:

- Thể hiện âm nhạc: Biết hát một mình và hát cùng người khác, thể hiện đúng giai điệu và lời ca, diễn tả được sắc thái và tình cảm của bài hát Xuân quê hương.

- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu và tính chất

âm nhạc, biết chia sẻ cảm xúc âm nhạc với người khác

- Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết cách bảo quản nhạc cụ.

27

Trang 28

3 Phẩm chất

- Chăm chỉ: Tích cực, chủ động học tập các nội dung theo hướng dẫn của GV.

- Trách nhiệm: Có tinh thần tự giác, nghiêm túc trong quá trình học tập.

- Nhân ái: Hỗ trợ và giúp đỡ các bạn trong quá trình học tập.

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Thiết bị dạy học

- Đàn phím điện tử

- Nhạc cụ thể hiện giai điệu, thể hiện hoà âm (kèn phím,…)

- Nhạc cụ gõ: song loan, thanh phách, trống nhỏ (có thể thay thế bằng các loại nhạc cụ

gõ khác)

2 Học liệu

- File audio (hoặc video) nhạc đệm bài Xuân quê hương.

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

(Khoảng 1 – 3 phút)

a Mục tiêu: Giúp HS gợi nhớ lại kiến thức đã học và kết nối với bài học mới.

b Nội dung: GV đưa ra nhiệm vụ, yêu cầu HS thực hiện.

c Sản phẩm: HS thể hiện bài hát Xuân quê hương và vận động theo bài hát

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hát và vận động theo nhịp điệu bài hát Xuân quê hương.

https://youtu.be/w3Ur18NzZQc

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hát và vận động theo bài hát

- GV quan sát và thực hiện cùng học sinh

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chuyển sang nội dung bài học

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thể hiện tiết tấu; ứng dụng đệm cho bài hát Xuân quê hương

(Khoảng 18 - 19 phút)

Trang 29

a Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Thể hiện được tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể

- Biết cách ứng dụng đệm cho bài hát Xuân quê hương.

b Nội dung: GV lần lượt tổ chức các hoạt động, HS theo dõi, trả lời câu hỏi, thực hành để

hình thành kiến thức

1 Thể hiện được tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể.

2 Ứng dụng đệm cho bài hát Xuân quê hương.

c Sản phẩm: HS thể hiện được các mẫu tiết tấu, áp dụng gõ đệm bài hát Xuân quê hương

d Tổ chức thực hiện:

* Nhiệm vụ 1 Thể hiện tiết tấu bằng song

loan và trống nhỏ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tự tìm hiểu âm hình tiết tấu

được phân công chơi

- GV làm mẫu, yêu cầu các nhóm luyện tập

- GV mời một số HS đứng dậy thể hiện mẫu

tiết tấu bằng nhạc cụ và động tác cơ thể

- GV điều chỉnh cho HS những chỗ còn chưa

tốt

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm

vụ học tập

1 Thể hiện tiết tấu; ứng dụng đệm cho

bài hát Xuân quê hương 1.1 Thể hiện tiết tấu bằng song loan và trống nhỏ

29

Trang 30

- GV nhận xét, đánh giá thái độ học tập của

HS và chuyển sang nội dung mới

* Nhiệm vụ 2 Ứng dụng đệm cho bài hát

Xuân quê hương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đệm mẫu các câu hát rồi yêu cầu HS

luyện tập đệm cho bài hát

- GV yêu cầu HS trình diễn theo nhóm, cặp,

- Luyện tập theo tổ, nhóm, cặp, cá nhân sau

đó trình bày trước lớp (theo dõi và nhận xét

phần trình bày của các bạn)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo

luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình diễn

trước lớp theo hình thức đã lựa chọn

- GV điều chỉnh cho HS những chỗ còn chưa

tốt

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm

vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá thái độ học tập của

HS và chuyển sang hoạt động 2

1.2 Ứng dụng đệm cho bài hát Xuân quê hương

Câu hát 1 và câu hát 2

Câu hát 3 và câu hát 4

Hoạt động 2: Ôn tập Bài hòa tấu số 5

(Khoảng 15 - 16 phút)

Trang 31

a Mục tiêu: Biết cách chơi thành thạo Bài hòa tấu số 5 cùng các bạn.

b Nội dung: GV hướng dẫn HS luyện tập, HS thực hiện.

c Sản phẩm: HS biết cách chơi thành thạo Bài hòa tấu số 5.

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

- HS lắng nghe nhiệm vụ, tổ chức luyện

tập theo hình thức cá nhân hoặc nhóm

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động,

thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm/ cá

nhân trình bày phần bè của mình

- GV sửa cho HS những chỗ bè chưa

đúng, chưa đạt yêu cầu

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá thái độ học tập

của HS, chuyển sang hoạt động 3

2 Ôn tập Bài hòa tấu số 5

- Bè kèn phím:

- Bè đệm hợp âm

- Bè nhạc cụ gõ:

C & D: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Hoạt động 3: Trải nghiệm và khám phá – Chia sẻ với các bạn cách bảo quản nhạc cụ

(Khoảng 6 - 7 phút)

a Mục tiêu: Biết vận dụng để bảo quản nhạc cụ.

b Nội dung: GV hướng dẫn, HS thực hiện.

c Sản phẩm: HS biết cách bảo quản nhạc cụ.

d Tổ chức thực hiện:

31

Trang 32

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS hoạt động theo nhóm và cho biết: Cần làm gì để bảo quản nhạc cụ tránh hư hỏng?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe nhiệm vụ, tổ chức luyện tập theo hình thức nhóm

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm/ cá nhân trình bày kết quả thảo luận

+ Cất nhạc cụ ở những nơi khô ráo, tránh những nơi ẩm ướt.

+ Không để nhạc cụ ở nơi có ánh nắng trực chiếu hoặc mưa hắt vào.

+ Tránh để nhạc cụ gần các nguồn nhiệt hoặc những nơi có nhiệt độ cao.

+ Tránh làm đổ các loại nước uống như nước ngọt, coffee, sữa, lên nhạc cụ.

+ Cất nhạc cụ trong bao khi không sử dụng.

+ Không đặt các vật dụng đè lên nhạc cụ.

+ Luôn làm vệ sinh, lau sạch nhạc cụ bằng vải mềm sau khi sử dụng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá thái độ học tập của HS, kết thúc tiết học

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- GV dặn dò HS về nhà:

+ Tập bài hát Xuân quê hương kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ gõ, động tác cơ thể.

+ Tập chơi các bè của Bài hòa tấu số 5.

- GV nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết học sau, Chủ đề 5 – Bài 11 – Tiết 1:

+ Hát bài Bay cao tiếng hát ước mơ.

+ Nhịp 68.

+ Trải nghiệm và khám phá: Tạo ra hai ô nhịp 68.

Trang 33

- Nghe nhạc: Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Ca ngợi Tổ quốc; biết động vận

động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu

- Thưởng thức âm nhạc: Nêu được đặc điểm và tác dụng của thể loại hợp xướng;

phân biệt được hát hợp xướng và các hình thức ca hát khác

- Lý thuyết âm nhạc: Nêu được đặc điểm và cảm nhận được tính chất của nhịp 68; so

sánh được sự giống nhau, khác nhau giữa nhịp 68 và nhịp 38

BÀI 11 - TIẾT 1 HÁT BÀI BAY CAO TIẾNG HÁT ƯỚC MƠ

NHỊP 68TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: TẠO RA HAI Ô NHỊP 68

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

Sau tiết học này, HS sẽ:

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Bay cao tiếng hát ước mơ; biết hát

kết hợp gõ đệm theo phách, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc

- Nêu được đặc điểm và cảm nhận được tính chất của nhịp 68; so sánh được sự giống

nhau, khác nhau giữa nhịp 38và nhịp 68.

- Biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua hoạt động trải nghiệm và khám phá

33

Ngày đăng: 25/01/2024, 07:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w