Trang 1 SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH & XÃ HỘI ĐẮK LẮK TRƯỜNG TRUNG CẤP TRƯỜNG SƠN GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN: CHẨN ĐỐN VÀ BỆNH NỘI KHOA NGHỀ: CHĂN NI – THÚ Y TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyế
Trang 1SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH & XÃ HỘI ĐẮK LẮK
TRƯỜNG TRUNG CẤP TRƯỜNG SƠN
GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN: CHẨN ĐOÁN VÀ BỆNH NỘI KHOA
NGHỀ: CHĂN NUÔI – THÚ Y TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số: 140/QĐ-TCTS ngày 02 tháng 08 năm 2022
của Hiệu trưởng trường Trung Cấp Trường Sơn
Đắk Lắk, năm 2022
Trang 3LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Chẩn đoán và bệnh nội khoa là giáo trình dùng nào tạo những kiến thức cơ bản về bệnh nội khoa cho sinh viên Cũng có thể nó là tài liệu tham khảo hữu ích cho đào tạo sinh viên các trường trung cấp nghề trong phạm vi cả nước
Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ về tư liệu và những ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp gần xa
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó, xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc về cuốn sách này
Dù đã cố gắng nhiều song cuốn sách này chắc chắn vẫn còn những khiếm khuyết, chúng tôi rất mong nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các bạn để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
…………., ngày……tháng……năm………
Tham gia biên soạn
1 Chủ biên: Th.S Nguyễn Đức Điện
2 Th.S Phạm Công Đức
Trang 4MỤC LỤC
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ii
LỜI GIỚI THIỆU iii
MỤC LỤC iv
GIÁO TRÌNH CHẨN ĐOÁN VÀ BỆNH NỘI KHOA 1
Bài 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ CHẨN ĐOÁN BỆNH 2
Mục tiêu: 2
Nội dung bài: 2
1 Khái niệm chẩn đoán 2
2 Phân loại chẩn đoán 2
2.1 Chẩn đoán lâm sàng 3
2.2 Chẩn đoán phi lâm sàng 3
Bài 2 CHẨN ĐOÁN BỆNH HỌC 5
Mục tiêu: 5
Nội dung bài học 5
1 Nguyên nhân gây bệnh cho gia súc 5
1.1 Nguyên nhân bên trong 5
1.2 Nguyên nhân bên ngoài 5
2 2 Phương pháp chẩn đoán lâm sàng 6
2.1 Một số khái niệm liên quan đến bệnh 6
2.2 Các phương pháp chẩn đoán lâm sàng 7
3 Kết luận 9
Bài 3 PHƯƠNG PHÁP KHÁM BỆNH GIA SÚC 10
Mục tiêu: 10
Nội dung bài học 10
1 Khám toàn diện 10
1.1 Nhận dạng bệnh súc 10
1.2 Khám lông, da 10
1.3 Khám hạch lâm ba dưới da 11
1.4 Khám niêm mạc 11
2 Khám hệ tuần hoàn 12
2.1 Khám tim 12
2.2 Khám mạch 12
3 Khám hệ hô hấp 13
3.1 Khám mũi 13
3.2 Khám động tác hô hấp 13
3.3 Khám lồng ngực, phổi 14
4 Khám hệ tiêu hóa 14
4.1 Khám miệng 14
4.2 Khám họng, thực quản 15
4.3 Khám bụng, dạ dày, ruột 15
4.4 Khám phân 17
5 Khám hệ tiết niệu 17
5.1 Khám thận 17
5.2 Khám bàng quang 18
Trang 55.3 Khám nước tiểu 18
6 Khám hệ thần kinh 18
6.1 Khám hệ thần kinh trung ương 18
6.2 Khám hệ thần kinh thực vật 20
Bài 4 ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH NỘI KHOA 21
Mục tiêu: 21
Nội dung bài: 21
1 Giới thiệu về bệnh nội khoa 21
2 Điều trị học 21
2.1 Khái niệm điều trị 21
2.2 Nguyên tắc cơ bản trong điều trị học 21
2.3 Phương pháp điều trị 22
Bài 5 BỆNH Ở HỆ TUẦN HOÀN 24
Mục tiêu: 24
Nội dung Bài: 24
1 Bệnh viêm ngoại tâm mạc 24
1.1 Đặc điểm của bệnh 24
1.2 Nguyên nhân 24
1.3 Triệu chứng 24
1.4 Chẩn đoán 25
1.5 Điều trị bệnh 25
2 Bênh viêm nội tâm 26
2.1 Đặc điểm của bệnh 26
2.2 Nguyên nhân 26
2.3 Triệu chứng 26
2.4 Chẩn đoán 27
2.5 Điều trị bệnh 27
3 Bệnh viêm cơ tim cấp tính 27
3.1 Đặc điểm của bệnh 27
3.2 Nguyên nhân 28
3.3 Triệu chứng 28
3.4 Chẩn đoán 29
3.5 Điều trị bệnh 29
4 Hội chứng bần huyết 29
4.1 Đặc điểm của bệnh 29
4.2 Nguyên nhân 30
4.3 Triệu chứng 30
4.4 Điều trị bệnh 31
Bài 6 BỆNH Ở HÔ HẤP 32
Mục tiêu: 32
Nội dung Bài: 32
1 Bệnh viêm mũi cata 32
1.1 Đặc điểm của bệnh 32
1.2 Nguyên nhân 32
1.3 Triệu chứng 32
1.4 Điều trị bệnh 33
Trang 62 Bệnh viêm phế quản 33
2.1 Đặc điểm của bệnh 33
2.2 Nguyên nhân 33
2.3 Triệu chứng 34
2.4 Chẩn đoán 35
2.5 Điều trị bệnh 35
3 Bệnh xung huyết và phù phổi 36
3.1 Đặc điểm của bệnh 36
3.2 Nguyên nhân 36
3.3 Triệu chứng 37
3.4 Chẩn đoán 37
3.5 Điều trị bệnh 37
4 Bệnh viêm phổi thùy 38
4.1 Đặc điểm của bệnh 38
4.2 Nguyên nhân 38
4.3 Triệu chứng 38
4.4 Chẩn đoán 39
4.5 Điều trị bệnh 40
5 5 Bệnh viêm màng phổi 40
5.1 Đặc điểm của bệnh 40
5.2 Nguyên nhân 41
5.3 Triệu chứng 41
5.4 Chẩn đoán 42
5.5 Điều trị bệnh 42
Bài 7 BỆNH Ở CƠ QUAN TIÊU HOÁ 44
Mục tiêu: 44
Nội dung bài học 44
1 Bệnh viêm miệng 44
1.1 Đặc điểm của bệnh 44
1.2 Nguyên nhân 44
1.3 Triệu chứng 44
1.4 Chẩn đoán 45
1.5 Điều trị bệnh 45
2 Bệnh tắc thực quản 46
2.1 Đặc điểm của bệnh 46
2.2 Nguyên nhân 46
2.3 Triệu chứng 46
2.4 Chẩn đoán 47
2.5 Điều trị bệnh 47
3 Bệnh chướng hơi dạ cỏ 48
3.1 Đặc điểm của bệnh 48
3.2 Nguyên nhân 48
3.3 Triệu chứng 48
3.4 Chẩn đoán 49
3.5 Điều trị bệnh 49
4 Bệnh bội thực dạ cỏ 50
Trang 74.1 Đặc điểm của bệnh 50
4.2 Nguyên nhân 50
4.3 Triệu chứng 50
4.4 Chẩn đoán 51
4.5 Điều trị bệnh 51
5 Chứng đau bệnh ngựa 52
5.1 Đặc điểm của bệnh 52
5.2 Chẩn đoán 52
5.3 Điều trị bệnh 53
6 Bệnh nghẽn dạ lá sách 53
6.1 Đặc điểm của bệnh 53
6.2 Nguyên nhân 53
6.3 Triệu chứng 53
6.4 Chẩn đoán 54
6.5 Điều trị bệnh 54
7 Bệnh viêm dạ dày, ruột 54
7.1 Đặc điểm của bệnh 54
7.2 Nguyên nhân 54
7.3 Triệu chứng 55
7.4 Chẩn đoán 55
7.5 Điều trị bệnh 55
8 Hội chứng tiêu chảy 56
8.1 Đặc điểm của bệnh 56
8.2 Nguyên nhân 56
8.3 Triệu chứng 56
8.4 Chẩn đoán 56
8.5 Điều trị bệnh 56
9 Hội chứng táo bón 56
9.1 Đặc điểm của bệnh 56
9.2 Nguyên nhân 56
9.3 Triệu chứng 57
9.4 Chẩn đoán 58
9.5 Điều trị bệnh 58
10 Bệnh viêm phúc mạc 59
10.1 Đặc điểm của bệnh 59
10.2 Nguyên nhân 59
10.3 Triệu chứng 59
10.4 Chẩn đoán 60
10.5 Điều trị bệnh 60
11 Bệnh viêm gan thực thể cấp tính 60
11.1 Đặc điểm của bệnh 61
11.2 Nguyên nhân 61
11.3 Triệu chứng 61
11.4 Chẩn đoán 61
11.5 Điều trị bệnh 62
12 Hội chứng hoàng đản 63
Trang 812.1 Đặc điểm của bệnh 63
12.2 Nguyên nhân 63
12.3 Triệu chứng 63
12.4 Chẩn đoán 63
12.5 Điều trị bệnh 63
Bài 8 BỆNH Ở HỆ TIẾT NIỆU 64
Mục tiêu: 64
Nội dung Bài: 64
1 Bệnh viêm thận 64
1.1 Đặc điểm của bệnh 64
1.2 Nguyên nhân 64
1.3 Triệu chứng 65
1.4 Chẩn đoán 65
1.5 Điều trị bệnh 65
2 Bệnh viêm bàng quang 66
2.1 Đặc điểm của bệnh 66
2.2 Nguyên nhân 66
2.3 Triệu chứng 66
2.4 Điều trị bệnh 67
3 Bệnh viêm niệu đạo 67
3.1 Đặc điểm của bệnh 68
3.2 Nguyên nhân 68
3.3 Triệu chứng 68
3.4 Điều trị bệnh 68
Bài 9 BỆNH Ở HỆ THẦN KINH 70
Mục tiêu: 70
Nội dung bài 70
1 Bệnh cảm nắng, nóng 70
1.1 Đặc điểm của bệnh 70
1.2 Nguyên nhân 70
1.3 Triệu chứng 71
1.4 Chẩn đoán 71
1.5 Điều trị bệnh 71
2 Bệnh viêm màng não 72
2.1 Đặc điểm của bệnh 72
2.2 Nguyên nhân 72
2.3 Triệu chứng 73
2.4 Chẩn đoán 73
2.5 Điều trị bệnh 74
3 Chứng động kinh 74
3.1 Đặc điểm của bệnh 74
3.2 Nguyên nhân 74
3.3 Triệu chứng 74
3.4 Chẩn đoán 75
3.5 Điều trị bệnh 75
Bài 10 BỆNH VỀ DINH DƯỠNG VÀ TRAO ĐỔI CHẤT 77
Trang 9Mục tiêu: 77
Nội dung bài học 77
1 Bệnh còi xương 77
1.1 Đặc điểm của bệnh 77
1.2 Nguyên nhân 77
1.3 Triệu chứng 77
1.4 Chẩn đoán 78
1.5 Điều trị bệnh 78
2 Bệnh mềm xương 78
2.1 Đặc điểm của bệnh 78
2.2 Nguyên nhân 78
2.3 Triệu chứng 79
2.4 Chẩn đoán 79
2.5 Điều trị bệnh 79
3 Hội chứng suy dinh dưỡng ở gia súc non 79
3.1 Đặc điểm của bệnh 79
3.2 Nguyên nhân 80
3.3 Triệu chứng 80
3.4 Chẩn đoán 80
3.5 Điều trị bệnh 80
Bài 11 Trúng độc 81
Mục tiêu: 81
Nội dung bài 81
1 Khái niệm ngộ độc 81
1.1 Định nghĩa 81
1.2 Nguồc gốc chất độc 81
1.3 Đường xâm nhập của chất độc vào cơ thể 81
2 Nguyên nhân ngộ độc 82
2.1 Thức ăn, nước uống nhiễm chất độc 82
2.2 Ngộ độc do thức ăn mất phẩm chất 82
2.3 Ngộ độc do dùng trái thuốc, quá liều 82
2.4 Ngộ độc chất độc từ trong cơ thể 83
3 Triệu chứng ngộ độc chung 83
4 Chẩn đoán ngộ độc 83
4.1 Tìm nguyên nhân 83
4.2 Chẩn đoán dựa vào triệu chứng 83
4.3 Mổ khám 84
5 Phương pháp giải độc 84
5.1 Giải độc chung 84
5.2 Đưa chất độc ra ngoài cơ thể 84
5.3 Giải độc bằng thuốc tác động tương kỵ 85
6 Một số trường hợp ngộ độc ở gia súc 86
6.1 Ngộ độc sắn 86
6.2 Ngộ độc hợp chất phospho hữu cơ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 10GIÁO TRÌNH CHẨN ĐOÁN VÀ BỆNH NỘI KHOA Tên mô đun: CHẨN ĐOÁN VÀ BỆNH NỘI KHOA
Mã mô đun: MĐ19
Thời gian thực hiện mô đun: 75 giờ; (Lý thuyết: 23 giờ; Thực hành, thí nghiệm,
thảo luận, bài tập: 50 giờ; Kiểm tra: 2 giờ)
I Vị trí, tính chất của mô đun
- Vị trí: Môn học được bố trí giảng dạy sau các môn học cơ sở trong chương trình đào tạo trình độ trung Chăn nuôi thú y
- Tính chất: Là môn học chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo
II Mục tiêu mô đun
- Nghiêm túc, trung thực, an toàn, bảo đảm vệ sinh phòng dịch và môi trường
- Nghiêm túc, có trách nhiệm với môn học
- Chủ động trong quá trình học
- Chuẩn bị các nội dung theo đề cương của học phần và theo yêu cầu của giảng viên
Trang 11Bài 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ CHẨN ĐOÁN BỆNH
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, phân loại chẩn đoán bệnh cho gia súc, gia cầm
- Xác định được các phương pháp chẩn đoán lâm sàng và phi lâm sàng
- Nghiêm túc, trung thực, an toàn, bảo đảm vệ sinh phòng dịch và môi trường
Nội dung bài:
1 Khái niệm chẩn đoán
Chẩn đoán học là một khoa học về khám và định bệnh Nghiên cứu các phương pháp để tìm hiểu gia súc trước, trong và sau lúc mắc bệnh Từ việc tìm hiểu nguyên nhân, phát hiện và thu thập triệu chứng, phân tích, tổng hợp các triệu chứng để đi đến kết luận chẩn đoán đúng bệnh
2 Phân loại chẩn đoán
Theo phương pháp, chẩn đoán được chia ra:
a Chẩn đoán trực tiếp: căn cứ vào những triệu chứng chủ yếu để đi đến kết luận chẩn đoán Ví dụ: căn cứ vào triệu chứng tiếng thổi tâm thu để kết luận bệnh hẹp lỗ van nhĩ thất Thực hiện hình thức chẩn đoán này có kết quả chỉ khi nào có những triệu chứng đặc trưng, điển hình
b Chẩn đoán phân biệt: với triệu chứng phát hiện được trên con vật bị bệnh, liên
hệ đến những bệnh thường có cùng triệu chứng, rồi loại dần những bệnh có điểm không phù hợp, cuối cùng còn lại một bệnh có nhiều khả năng nhất chính là bệnh gia súc đang mắc
c Chẩn đoán phải qua một thời gian theo dõi: có nhiều ca bệnh triệu chứng không điển hình Sau khi khám không thể kết luận ngay được mà phải tiếp tục quan sát phát hiện thêm những triệu chứng mới từ đó có đủ căn cứ để kết luận chẩn đoán
d Căn cứ kết quả điều trị để chẩn đoán: có nhiều trường hợp hai bệnh có triệu chứng lâm sàng gần giống nhau, sau khi khám rất khó kết luận bệnh này hay bệnh khác Cần điều trị một trong hai bệnh đó và theo kết quả mà rút ra kết luận chẩn đoán
Trang 12Theo thời gian, chẩn đoán có:
a Chẩn đoán sớm: là chẩn đoán được kết luận ngay thời kỳ đầu của bệnh Chẩn đoán được sớm rất có lợi cho điều trị và phòng bệnh
b Chẩn đoán muộn: Kết luận chẩn đoán vào cuối kỳ bệnh, thậm chí gia súc chết,
mổ khám mới có kết luận chẩn đoán
Theo mức độ chính xác, chẩn đoán chia ra:
a Chẩn đoán sơ bộ: Là sau khi khám cần có kết luận chẩn đoán ngay để làm cơ
sở cho điều trị Chẩn đoán sơ bộ tức chẩn đoán chưa thật chính xác, cần tiếp tục theo dõi để bổ sung
b Chẩn đoán cuối cùng là kết luận chẩn đoán sau khi khám kỹ có những triệu chứng rất đặc trưng và qua kết quả điều trị c Chẩn đoán nghi vấn: đó là trường hợp thường thấy trong lâm sàng thú y khi gặp những ca bệnh mà triệu chứng không đặc trưng cho bệnh nào Kết luận nghi vấn lưu ý cần phải theo dõi tiếp bệnh và kết quả điều trị để
có kết luận chính xác hơn
2.1 Chẩn đoán lâm sàng
2.1.1 Khái niệm về lâm sàng
Lâm sàng (tiếng Pháp: clinique, tiếng Anh: clinical, từ Hán-Việt: lâm là đến gần, vào một hoàn cảnh nào đó, sàng là cái giường nghĩa giường bệnh) là một tính từ y khoa, chỉ những gì liên quan đến, xảy ra ở giường của người bệnh, bệnh viện (lúc khám bệnh)
Tiếng Pháp, “clinique”, tiếng Anh “clinical” do từ Hy Lạp cổ "kline" là cái giường Hippocrates (460-377 TTC), sinh ra ở đảo Kos, gần 100 năm sau khi Khổng tử
ra đời, ông tổ ngành Tây Y tiên phong trong ngành chữa bệnh căn cứ trên quan sát người bệnh trực tiếp và lý luận trên cơ sở của những "triệu chứng" mà mình thấy, nghe, sờ và ngửi được
2.1.2 Phương pháp chẩn đoán lâm sàng
Bao gồm: quan sát (nhìn), sờ nắn, gõ và nghe Nó được sử dụng để khám với tất
cả các loại bệnh súc Chỉ sau khi khám qua các phương pháp trên người bác sỹ thú y mới quyết định cần thiết các phương pháp tiếp để chẩn đoán bệnh
2.2 Chẩn đoán phi lâm sàng
2.2.1 Khái niệm về phi lâm sàng
Trang 13Là phương pháp chẩn đoán không thông qua quan sát, nắn, sờ, gõ, nghe mà thông qua kết quả của các máy đo, kết quả thí nghiệm
2.2.2 Phương pháp chẩn đoán phi lâm sàng
+ Chẩn đoán ELISA
+ Chẩn đoán kỹ thuật PCR
+ Chẩn đoán siêu âm
+Chẩn đoán X-Quang
Câu hỏi ôn tập
1 Chẩn đoán là gì? Phân loại các loại chẩn đoán?
2 Chẩn đoán lâm sàng là gì? Phân tích động tác nghe trong chẩn đoán lâm sàng?
Trang 14Bài 2
CHẨN ĐOÁN BỆNH HỌC Mục tiêu:
- Trình bày được nội dung về nguyên nhân gây bệnh và phương pháp chẩn đoán bệnh gia súc, gia cầm
- Thực hiện được việc chẩn đoán bệnh gia súc, gia cầm bằng phương pháp lâm sàng theo yêu cầu kỹ thuật
- Nghiêm túc, trung thực, an toàn, bảo đảm vệ sinh phòng dịch và môi trường
Nội dung bài học
1 Nguyên nhân gây bệnh cho gia súc
1.1 Nguyên nhân bên trong
Là những nguyên nhân xuất phát từ bản thân, tạo nên các trạng thái bệnh lý cho
cơ thể gia súc: Tính di truyền: là một trong những nguyên nhân bên trong gây nên bệnh,
cơ thể bố hay mẹ bị một loại bệnh, bị suy nhược, phải làm việc quá sức, bị hư hỏng bộ phận nào đó sẽ di truyền lại cho đời sau những cơ thể ốm yếu, dễ mắc bệnh như bệnh lao, bệnh đường hô hấp, lở loét ngoài da, hà móng
Loài gia súc: cơ thể khác loài do tổ chức giải phẫu khác nhau nên có loài mắc bệnh này mà loài khác không mắc
Giống gia súc: giống gia súc khác nhau thì khả năng mắc bệnh khác nhau Bò Hà Lan nhập nội dễ nhiễm ký sinh trùng đường máu hơn bò nội
Ngoài ra tính biệt đực, cái; tuổi gia súc, loại hình gia súc, cũng là nguyên nhân bên trong dễ gây bệnh Các nguyên nhân bên trong tự nó không có khả năng gây thành bệnh, chỉ có tác dụng làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho các nguyên nhân bên ngoài xâm nhập và gây nên bệnh
1.2 Nguyên nhân bên ngoài
Tác động cơ giới: các tác động cơ giới như: đánh đập, trượt ngã, chém, húc, đá, là những nguyên nhân gây nên tổn thương tổ chức (xây xát, chấn thương, vết thương, ) có thể tạo nên bệnh hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng xâm nhập và gây bệnh
Trang 15Tác động vật lý: nhiệt độ, độ ẩm trong không khí cao hay thấp quá có thể gây nên những rối loạn cục bộ hay toàn thân hoặc gây rối loạn dinh dưỡng của các tổ chức, làm giảm sức đề kháng với bệnh Các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hoá, điều tiết thân nhiệt, chịu tác động của nguyên nhân này rất lớn
Tác động hoá học: đây là những nguyên nhân gây bệnh thường xuyên cho cơ thể Trong thức ăn, nước uống hay các sản phẩm của công, nông nghiệp có thể có chất độc gây nên những rối loạn ở hệ tiêu hoá và trên cơ thể, nếu nặng có thể gây chết gia súc
Các khí độc từ chuồng nuôi, khu công nghiệp, bụi bẩn, dễ gây nên các bệnh về đường hô hấp Chất thải của các nhà máy, nước thải từ các công xưởng, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột v.v cơ thể hấp thụ phải sẽ bị ngộ độc Thuốc trị bệnh dùng quá liều hay không đúng cách cũng có thể gây ngộ độc cho gia súc
Tác động từ sinh vật học: các sinh vật sống ký sinh trên cơ thể gia súc như các nguyên sinh động vật, giun sán, côn trùng, sống nhờ dinh dưỡng từ máu của ký chủ sẽ làm cho cơ thể suy yếu kiệt sức Đồng thời chúng còn tiết ra chất độc đầu độc cơ thể và mang mầm bệnh truyền nhiễm làm lây lan từ cơ thể bệnh sang cơ thể khoẻ
Tác động do con người: việc nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý, sử dụng của các chủ gia súc không đúng khoa học sẽ làm cho cơ thể vật nuôi suy yếu, làm giảm sức đề kháng, làm cho bệnh dễ xảy ra hơn hoặc trở nên trầm trọng hơn và thời gian bệnh kéo dài hơn
Tác động từ điều kiện kinh tế xã hội: điều kiện kinh tế xã hội ở mức độ phát triển thì khoa học kỹ thuật về chăn nuôi thú y cũng phát triển Từ đó các quy trình chăn nuôi, thú y đã nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và chủ động phòng và điều trị bệnh Do vậy, bảo vệ được đàn vật nuôi và nâng cao hiệu quả chăn nuôi Nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã khống
2 2 Phương pháp chẩn đoán lâm sàng
2.1 Một số khái niệm liên quan đến bệnh
Triệu chứng chính: là triệu chứng cục bộ, giúp ta nhận biết được bệnh đang xảy
ra ở cơ quan hay bộ máy nào
Triệu chứng phụ: chỉ nói lên con vật đang ốm, nó thường thuộc loại triệu chứng toàn thân như sốt, buồn bã, ủ rũ, bỏ ăn, , là triệu chứng chung cho nhiều bệnh, khi bệnh càng nặng thì các biểu hiện này càng rõ
Trang 16Triệu chứng đặc thù: là triệu chứng riêng, có được các triệu chứng này là ta có thể chẩn đoán chính xác được bệnh Thường rất ít bệnh có triệu chứng đặc thù
Hội chứng Là triệu chứng chung xuất hiện ở nhiều loại bệnh và với nhiều biểu hiện khác nhau
2.2 Các phương pháp chẩn đoán lâm sàng
Quan sát - nhìn (Inspectio) Quan sát là phương pháp khám bệnh đầu tiên, đơn
giản nhưng rất có hiệu quả cao Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong Thú y Quan sát trạng thái gia súc, cách đi lại, tình trạng niêm mạc, da, lông và các triệu chứng bệnh Quan sát để đánh giá chất lượng đàn gia súc tốt hay xấu, phát hiện những con bệnh hoặc con xấu trong đàn để điều trị hoặc loại thải Quan sát để phát hiện những bộ phận nghi mắc bệnh trên cơ thể, trạng thái, phạm vi tổ chức bệnh v.v…Khi cần thiết phải dùng dụng cụ để quan sát Tuỳ theo mục đích và vị trí cần quan sát mà đứng xa hay gần gia súc Nên rèn luyện thành thói quen quan sát từ xa tới gần, từ tổng quát đến bộ phận Người khám bắt đầu từ vị trí phía trước bên trái, cách gia súc khoảng 2-3 mét, rồi lùi dần về phía sau gia súc Quan sát tinh thần gia súc, thể cốt, tình trạng dinh dưỡng v.v…sau đó đến lần lượt các bộ phận: đầu, cổ, lồng ngực, vùng bụng và bốn chân Quan sát so sánh sự cân đối hai bên mông, hai thành bụng, ngực, các khớp chân hai bên, các bắp cơ hai bên thân… Lúc cần thiết cho gia súc đi vài bước để quan sát
Sờ nắn (Palpatio) Người khám dùng tay sờ nắn vào cá bộ phận cơ thể gia súc bị bệnh để biết nhiệt độ, độ ẩm, độ cứng và độ mẫn cảm của tổ chức cơ thể gia súc Sờ nắn
để bắt mạch, đo huyết áp, khám trực tràng là phương pháp thường dùng trong thú y Sờ nắn phần nông như để biết nhiệt độ của da, lực căng của cơ Sờ vùng tim để biết độ mẫn cảm… Dùng đầu ngón tay ấn nhẹ từ phần này sang phần khác Sờ sâu để khám các khí quan sâu Ví dụ như sờ nắn dạ cỏ loài nhai lại để biết tính chất thức ăn trong dạ cỏ Khi
dạ cỏ bị bội thực, thức ăn trong dạ cỏ chắc như túi bột Khi dạ cỏ bị chướng hơi sờ vào
dạ cỏ như sờ vào quả bóng bơm căng Sờ nắn tổ chức hay khí quan, tuỳ theo cảm giác
ở tay có thể có những trạng thái sau:
- Dạng cứng như lúc sờ vào gan, cơ
- Dạng rất cứng như sờ vào xương
Trang 17- Dạng ba động: sờ có cảm giác lùng nhùng, ấn mạnh vào giữa thì lõm xuống, có cảm giác như di động Thường do tổ chức thấm đầy nước, đàn tính của tổ chức mất, như các tổ chức bị nung mủ, phù tích nước, vỡ mạch lâm ba
- Dạng khí thũng: sờ vào tổ chức chứa đầy khí Dùng tay ấn mạnh vào tổ chức kêu lép bép do khí lấn vào tổ chức bên cạnh Dạng khí thũng có thể do tổ chức có những túi khí hoặc các khí khác tích lại trong đó Gặp trong bệnh ung khí thán của trâu, bò, lợn; bệnh vỡ vai trâu bò; bệnh phạm yên ở ngựa Sờ nắn là một phương pháp đơn giản Nếu nắm chắc vị trí giải phẫu, thực hiện phương pháp khám thành thạo thì kết quả thu được qua sờ nắn giúp ích nhiều trong chẩn đoán bệnh
Gõ (Percussio) Các khí quan, tổ chức trong cơ thể động vật có cấu tạo về mặt giải phẫu và tổ chức khác nhau Vì vậy khi gõ vào các cơ quan tổ chức đó âm hưởng thu đuợc cũng khác nhau Lúc có bệnh, tính chất của tổ chức thay đổi thì âm hưởng phát ra lúc gõ cũng thay đổi Tuỳ theo thể vóc của gia súc to hay nhỏ, có thể gõ theo các cách sau: Gõ trực tiếp áp dụng cho gia súc nhỏ như chó, mèo và động vật cảnh Các ngón của tay phải co lại và gõ theo hướng thẳng góc với bề mặt của tổ chức hay khí quan cần khám Cách này, lực gõ không lớn, âm phát ra yếu Gõ gián tiếp qua một vật trung gian
áp dụng cho tiểu gia súc và đại gia súc Có hai cách:
+ Gõ qua ngón tay: ngón giữa và ngón trỏ của tay trái đặt sát bề mặt của cơ thể, ngón giữa của tay phải gõ lên theo một góc vuông Chú ý: tập gõ từ cổ tay, không gõ cả cánh tay Gia súc nhỏ như chó, mèo, dê, cừu, thỏ thì gõ theo cách này
+ Gõ có búa và bản gõ( phiến gõ), tức là thay ngón tay gõ bằng búa và đệm bằng bản gõ Phiến gõ bằng gỗ, sừng, nhựa hay kim loại; hình vuông, hình tròn dài; có loại cong hai đầu, thẳng ở giữa; có loại bẻ gấp khúc ở giữa 2 đầu thẳng, yêu cầu sao cho cầm
dễ dàng, gõ thuận lợi
Búa gõ nhẹ khoảng 60 – 70 g dùng để gõ tiểu gia súc; loại nặng 120-160 g để gõ gia súc lớn Lúc gõ tay trái cầm bản gõ đặt sát bề mặt trên thân gia súc, tay phải cầm búa gõ; gõ hai cái một đều tay Tuỳ theo tổ chức cần gõ rộng hay hẹp, nông hay sâu mà
gõ mạnh hay yếu Gõ mạnh có thể gây chấn động lan trên bề mặt cơ thể từ 4 – 6 cm; sâu đến 7 cm; gõ nhẹ chỉ gây chấn động lan 2 – 3 cm, sâu 4 cm Khi gõ để chẩn đoán bệnh, nên để gia súc trong phòng rộng vừa phải, cửa đóng là thích hợp nhất ðể gia súc ngoài trời hay trong phòng quá bé thì âm gõ thu được không chính xác, hiệu quả chẩn đoán
Trang 18bệnh thấp Gia súc nhỏ để đứng, loại bé để nằm Bản gõ phải để sát bề mặt cơ thể, không
để không khí lọt vào giữa làm âm gõ thay đổi Bản gõ và búa gõ phải thẳng góc với nhau
để âm phát ra gọn và rõ
Nghe (Ausaltatio)
Phương pháp nghe dùng để khám hoạt động của các khí quan trong cơ thể như tim, phổi, dạ dày, ruột v.v để biết được hoạt động của các tổ chức trên Có hai cách: Nghe trực tiếp Nghe trực tiếp tai đặt sát vào gia súc để nghe Có thể phủ trước 1 miếng vải đen để tránh bẩn Nghe phần trước thì mặt người khám quay về phía đầu gia súc, tay
để lên sống lưng làm điểm tựa; nghe phần sau thì mặt người khám quay lại sau gia súc Nghe gián tiếp ðây là phương pháp được dùng phổ biến trong thú y Nghe gián tiếp dùng các loại ống nghe Loại ống nghe gọng cứng, một loa nghe có ưu điểm là không làm thay đổi âm hưởng, không có tạp âm Nhưng nhược điểm là không thuận tiện, độ phóng
âm bé, hiện nay ít dùng Loại ống nghe hai loa có độ phóng âm lớn, sử dụng thuận lợi hơn, hiện được dùng rộng rãi trong thú y Nhược điểm của loại ống nghe này là làm thay đổi tính chất âm hưởng, dễ lẫn tạp âm Chú ý: chỗ nghe trong nhà hoặc ngoài bãi chăn thả phải yên tĩnh, gia súc phải đứng im Loa nghe đặt sát bề mặt thân gia súc để tránh tạp âm, có thể dùng khăn ướt chùi cho lông sát xuống để nghe được dễ dàng
3 Kết luận
Câu hỏi
1 Nguyên nhân bên trong gây bệnh gồm những nguyên nhân nào
2 Nêu một số khái niệm về bệnh trong chẩn đoán
Trang 19Bài 3 PHƯƠNG PHÁP KHÁM BỆNH GIA SÚC Mục tiêu:
- Trình bày được nội dung về khám bệnh gia súc, gia cầm
- Thực hiện được việc khám bệnh gia súc, gia cầm đảm bảo an toàn và đúng kỹ thuật
- Nghiêm túc, trung thực, an toàn, bảo đảm vệ sinh phòng dịch và môi trường
Nội dung bài học
dạ tổ ong, chướng hơi dạ cỏ Ngựa hay bị đau bụng, rất mẫn cảm với cỏ bị mốc
Giống gia súc khác nhau mắc bệnh cũng khác nhau Bò Hà Lan nhập vào Việt Nam hay bị mắc bệnh ký sinh trùng hơn bò nội Gia súc giống thuần phản ứng với bệnh tật mạnh hơn và triệu chứng rõ hơn gia súc giống lai
Tuổi gia súc là một trong những đặc điểm cần chú ý khi chẩn đoán Lợn con còn
bú sữa bị tiêu chảy là do thức ăn không tiêu, từ 2 - 6 tháng tuổi thường do giun sán hay bệnh thương hàn
Gia súc già thường bị suy nhược và mắc những bệnh mạn tính Biết tuổi gia súc còn giúp bác sỹ thú y định liều lượng thuốc cho thích hợp
Chăm sóc - sử dụng: gia súc tốt sẽ ít mắc bệnh, khi mắc bệnh chữa cũng mau khỏi Hướng sử dụng gia súc cũng cần chú ý: gia súc đực giống hay mắc các bệnh về đường sinh dục, ngựa kéo hay bị bệnh phổi và bệnh đường ruột
1.2 Khám lông, da
Lông da là tấm gương phản ánh sức khoẻ của con vật và sự chăm sóc của chủ gia súc Gia súc bị bệnh kiểm tra lông da có thể thấy những triệu chứng điển hình.Kiểm tra
Trang 20về trạng thái da có thể có các biểu hiện sau Có nhiều mồ hôi do sốt cao, nhiễm trùng nặng, trong máu có nhiều thán khí, yếu tim, các bệnh làm cơ co và tăng nhiệt như động kinh, uốn ván, Mồ hôi ít hoặc không có do bệnh làm mất nước nhiều, bài tiết bị trở ngại Nhiệt độ da cao hơn bình thường do: sốt cao, bệnh gây đau đớn kịch liệt; trời nắng nóng quá mức, da bị viêm cục bộ Nhiệt độ da thấp: gặp trong bệnh xê tôn huyết, bại liệt, các bệnh gây rối loạn thần kinh, gia súc bị mất máu nhiều, suy tim Da có mùi nước tiểu do vỡ bàng quang, urê niệu Da có mùi Chloroforme gặp trong bệnh xetôn huyết
Da có mùi thối do có những đám hoại tử trên da Da bị khí thũng: khí tích lại ở dưới làm cho da bị phồng lên, dùng tay sờ nắn thấy lạo xạo, gặp trong trường hợp: da bị thương, rách thực quản, rách khí quản, khí lọt vào dưới da gây khí thũng, hoặc ở da có những ổ viêm hoại tử, bị nhiễm trùng lên men sinh hơi Da bị thuỷ thũng: nước tụ lại dưới da làm cho da sưng dày lên, có thể thấy trong một số bệnh gây áp lực máu tăng cao như: viêm
cơ tim, viêm bao tim, suy tim, cũng có thể thấy thuỷ thũng do suy dinh dưỡng, suy thận, thiếu vitamin, viêm thần kinh, bệnh ký sinh trùng máu Da bị nổi mẩn: trên da có những đám đỏ nổi trên da có thể thấy trong một số bệnh truyền nhiễm hay bị trúng độc
1.3 Khám hạch lâm ba dưới da
Khám hạch lâm ba rất có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh truyền nhiễm như bệnh lao, tỵ thư, lê dạng trùng, thay đổi của hạch lâm ba khá đặc biệt Ở trâu, bò: khám hạch trước đùi, trước vai, dưới hàm, hạch trên vú, lúc bị lao có thể sờ thấy hạch cổ, hạch bên
lỗ tai Ở ngựa: khám hạch dưới hàm, hạch trước đùi, lúc có bệnh có thể sờ thấy hạch bên tai, hạch cổ và hạch trước vai Đối với lợn, chó mèo chỉ có thể khám hạch trong bẹn
1.4 Khám niêm mạc
Niêm mạc nhợt nhạt: là triệu chứng thiếu máu, do lượng máu không đủ hoặc hàm lượng huyết sắc tố thiếu Niêm mạc nhợt nhạt toàn đàn gia súc là do thiếu dinh dưỡng hay do bệnh ký sinh trùng Niêm mạc nhợt nhạt cấp tính do thiếu máu cấp tính: do vỡ mạch máu lớn, vỡ gan, vỡ dạ dày Niêm mạc đỏ ửng: mạch máu nhỏ ở niêm mạc xung huyết làm cho niêm mạc đỏ ửng; hoặc khi trời nóng bức, lao động nặng niêm mạc cũng
đỏ ửng Đỏ ửng cục bộ: thấy khi gia súc bị xung huyết não, viêm não, đầu bị ứ máu hay bệnh ở tim, phổi, gây rối loạn tuần hoàn Đỏ ửng lan tràn: thấy trong hầu hết các bệnh truyền nhiễm cấp tính hoặc trong các bệnh gây rối loạn hô hấp nặng như viêm phổi,
Trang 21viêm phế quản, trúng độc Đỏ ửng xuất huyết: niêm mạc đỏ có những điểm nhỏ xuất huyết, tập trung hoặc phân tán, thường thấy trong bệnh truyền nhiễm cấp tính Niêm mạc hoàng đản (niêm mạc có màu vàng): gặp trong chứng tắc ống mật, những bệnh ký sinh trùng máu gây vỡ hồng cầu hàng loạt hoặc do gan bị tổn thương Niêm mạc tím bầm: trong các chứng trúng độc và một số bệnh truyền nhiễm như dịch tả lợn, viêm phổi truyền nhiễm, một số bệnh gây bại huyết
2 Khám hệ tuần hoàn
2.1 Khám tim
Vị trí khám tim: nói chung ở các loài gia súc, 3/5 thể tích quả tim nằm về bên trái lồng ngực Vị trí khám tim trâu bò: ở xương sườn thứ 3 đến quá xương sườn thứ 5, chỗ mỏm khuỷu Đáy tim nằm ngang nửa ngực, mỏm tim cách xương mỏ ác độ 6 cm Tim lợn: khoảng 3/5 nằm bên trái ngực, đáy tim ở giữa ngực, đỉnh tim về phía dưới, đến chỗ tiếp nhau giữa sụn của sườn 7 và xương ngực, cách xương ngực 1,5cm Tim chó: khoảng 3/5 nằm bên mé ngực trái, đáy tim nằm giữa ngực, đỉnh tim nằm nghiêng về sau, đến dưới phần sụn của xương sườn 6-7, có khi đến sụn xương sườn 8, cách xương ức khoảng 1cm
Cơ thể con non tần số tim đập cao hơn ở cơ thể già Cơ thể mang thai tần số tim đập cao hơn bình thường Trời nóng, khi gia súc làm việc, tim đập tăng Tim đập nhanh hơn khi thần kinh giao cảm bị kích thích, trong các bệnh có sốt, thiếu máu, viêm cơ tim, viêm tâm nang Tim đập yếu hơn khi thần kinh phó giao cảm bị kích thích, trong bệnh suy tim, hoàng đản và ngộ độc
2.2 Khám mạch
Tần số mạch đập thay đổi khi có bệnh: Mạch nhanh khi có sốt cao, sốt càng cao mạch càng nhanh, trong bệnh thiếu máu, trúng độc Mạch chậm gặp trong bệnh thần kinh như bại liệt, uốn ván, các bệnh gây hoàng đản, trúng độc Tĩnh mạch xung huyết: quan sát độ xung huyết ở tĩnh mạch trên bề mặt cơ thể hoặc ở niêm mạc Trường hợp tĩnh mạch toàn thân xung huyết là do máu trở về tim bị trở ngại Thường thấy rõ nhất ở tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch vú, tĩnh mạch ngoài ngực nổi rõ Nguyên nhân làm cho tĩnh mạch nổi rõ có thể là: Suy tim nên tim không có sức đẩy máu Van 3 lá không kín, máu
Trang 22chảy ngược lại Lỗ nhị rất hẹp, máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất khó khăn Bao tim viêm, bao tim tích nước
kê, hạt đậu có bờ rõ mầu vàng xám trong bệnh tỵ thư Niêm mạc có những mụn loét nông trong bệnh viêm màng mũi cata, viêm mạch lâm ba, viêm màng mũi thối loét hay trong bệnh dịch tả trâu bò, heo
Nước mũi
Trong các bệnh cấp tính, niêm mạc mũi phản ứng mạnh thì dịch mũi nhiều: viêm niêm mạc đường hô hấp cấp tính, viêm màng mũi thối loét ở bò Trong các bệnh mạn tính: lao, tỵ thư, viêm phổi mạn tính thì nước mũi ít Nước mũi đục, nhầy, có mủ: do viêm thanh khí quản, viêm đường hô hấp trên lâu ngày làm tế bào thượng bì tróc ra và bạch cầu lẫn vào Viêm phổi hoá mủ, viêm phổi hoại thư, viêm hoại thư đường hô hấp trên, nước mũi đặc như mủ và có những mảnh tổ chức thối rữa Nước mũi có lẫn mủ thì màu vàng, xanh, có khi màu tro Có lẫn máu thì có màu đỏ tươi, đỏ thẫm hay màu rỉ sắt Nước mũi có mùi thối, rất thối trong bệnh viêm phổi hoại thư, viêm khí quản hoại thư
Có mùi xetôn trong bệnh xetôn huyết
3.2 Khám động tác hô hấp
Có hai thể thở thường gặp ở gia súc: Thở thể ngực: lúc gia súc thở thành ngực hoạt động rõ, thành bụng và cơ hoành ít hoạt động hay không hoạt động (chó khoẻ thở thể ngực) Gia súc thở thể ngực trong các bệnh: viêm phúc mạc, liệt cơ hoành, bị thương
ở cơ hoành, những bệnh ở bụng làm thể tích xoang bụng tăng lên
Trang 23Thở thể bụng: khi gia súc thở thành ngực ít hoạt động, thành bụng hoạt động rõ, thường gặp trong các bệnh ở ngực: viêm phổi, khí thũng phổi, tràn dịch màng phổi, liệt
cơ liên sườn, gãy xương sườn
3.3 Khám lồng ngực, phổi
Vị trí khám phổi được xác định khác nhau tuỳ loài gia súc Vùng phổi của trâu bò: bờ trước lấy vùng cơ khuỷu, làm giới hạn Bờ trên cánh sống lưng khoảng một bàn tay (tuỳ theo gia súc lớn nhỏ) Bờ sau là một đường cong đều bắt đầu từ gốc xương sườn
12 qua giao điểm của đường ngang kẻ từ gờ cánh xương hông với xương sườn 11; đến điểm gặp nhau của xương sườn 8 với đường ngang kẻ từ khớp vai, tận cùng là xương sườn 4 tiếp với vùng âm đục tuyệt đối của tim
Vùng phổi của lợn được xác định: là một hình tam giác bờ trước lấy cơ khuỷu làm giới hạn Cạnh trên cách sống lưng 1 bàn tay, bờ sau bắt nguồn từ gốc sườn 11 qua giao điểm của đường ngang kẻ từ mỏm xương ngồi với sườn 9 và đường ngang kẻ từ khớp vai với sườn 7, tận cùng ở gian sườn 4
Vùng phổi của chó: cạnh trước giáp xương bả vai Cạnh trên cách sống lưng 2-3 ngón tay Cạnh sau bắt đầu từ gốc sườn 12 qua các giao điểm của đường ngang kẻ từ gờ cánh xương hông và sườn 11 Đường ngang kẻ từ mỏm xương ngồi và sườn 10 Đường ngang kẻ từ khớp vai và sườn 8 Tận cùng ở gian sườn 6
4 Khám hệ tiêu hóa
4.1 Khám miệng
* Quan sát bên ngoài Chảy dãi: nước dãi chảy nhiều là do phản xạ nuốt trở ngại,
do tuyến nước bọt viêm, tắc thực quản, bệnh chó dại, viêm đôi tuyến nước bọt dưới tai,
do bệnh truyền nhiễm: dịch tả trâu bò, lở mồm long móng Hàm trễ xuống ở bệnh chó dại, bệnh lưỡi đòng (tụ huyết trùng trâu bò) Môi sưng do có mụn loét; khối u, bệnh huyết ban, bệnh dịch tả trâu bò
* Khám trong xoang miệng Cách mở miệng Trâu bò: một tay nắm chóp mũi, một tay đưa vào khoảng trống không có răng kéo lưỡi ra bên ngoài, miệng gia súc mở ra Một số trường hợp gia súc không chịu mở miệng thì phải dùng dụng cụ mở miệng Lợn: đặt gia súc nằm có người giữ, dùng que cứng ngáng giữa hai hàm để mở Kiểm tra Hơi
từ miệng: có mùi thối do sâu răng, viêm miệng, viêm dạ dày, ở trâu bò có mùi xetôn do
Trang 24chứng xetôn huyết Kiểm tra niêm mạc miệng: tìm ngoại vật, mụn, xem màu sắc, xuất huyết Kiểm tra lưỡi: xem màu sắc, điểm hoại thư, hạt gạo, mụn loét Khám răng: khi gia súc kém ăn, hôi mồm, phân còn thức ăn chưa tiêu hoá có thể do sâu răng, viêm chân răng Quan sát nhai lại: trâu bò khoẻ mạnh thường ợ lên nhai lại trong lúc nghỉ ngơi, khoảng 40 - 50 lần/giờ Khi bị bệnh ở đường tiêu hoá hoặc bị sốt thì động tác nhai lại lâu hơn hoặc không nhai lại Muốn quan sát nhai lại cần để gia súc yên tĩnh và nghỉ ngơi hoàn toàn Quan sát uống nước: gia súc khát nước nhiều trong bệnh đái tháo, tiêu chảy nặng, sốt, băng huyết Gia súc bị bệnh dại thường không uống nước
4.2 Khám họng, thực quản
* Quan sát phản xạ nuốt thức ăn Gia súc khó nuốt thường gặp ở các bệnh: dại, uốn ván, xạ khuẩn, viêm lưỡi hầu, tắc thực quản, Quan sát phản xạ nuốt còn có thể biết được một số bệnh như rách thực quản, tắc thực quản Nếu thực quản bị co thắt thì quan sát thấy từng cơn co thắt từ dưới lên
* Sờ nắn thực quản Đứng về phía trái gia súc, quay mặt về phía sau, tay trái giữ chặt rãnh thực quản, tay phải lần theo rãnh thực quản từ dưới lên Nếu thực quản bị viêm gia súc có phản ứng đau Nếu tắc thực quản sờ nắn sẽ thấy chỗ tắc Trường hợp cần khám phần thực quản nằm trong lồng ngực thì dùng ống thông thực quản để khám tắc thực quản, viêm thực quản, thực quản co thắt Để thông thực quản ta dùng một loại ống thông bằng cao su dài mềm Ở trâu, bò, ngựa ống thông dài từ 2 - 3 m đường kính trong
từ 8 -18 mm Ở lợn dùng ống thông dài từ 0,95 - 1 m, đường kính ngoài 12 mm Ở gia cầm ống thông dài từ 0,4 - 0,5 m, đường kính ngoài 4mm Muốn thông thực quản trước hết phải cố định gia súc chắc chắn để bảo đảm an toàn cho người và gia súc Dùng dụng
cụ mở miệng gia súc và giữ cho cổ vươn dài ra, kéo lưỡi ra để đưa ống thông từ từ vào hầu và vào thực quản Từ đó theo nhu động của thực quản đẩy ống thông từ từ vào dạ dày Nếu gia súc có phản xạ nôn phải cho đầu gia súc thấp xuống, hết nôn lại đẩy ống thông vào Nếu đưa ống thông vào khí quản gia súc sẽ ho và có không khí ra theo ống thông cần phải rút ống thông ra và đưa vào thực quản
4.3 Khám bụng, dạ dày, ruột
* Phương pháp quan sát Quan sát thấy bụng to khác thường có thể do thức ăn đầy
ở dạ dày, ruột Ở trâu bò hay bị bội thực dạ cỏ, ngựa bị tích thức ăn ở manh tràng và đại
Trang 25kết tràng Có thể thức ăn bị tích lại lên men sinh đầy hơi trong dạ cỏ, manh tràng Trâu
bò chướng hơi dạ cỏ nặng thì cả hai bên hõm hông căng phồng cao hơn cột sống Chướng hơi vừa thì hõm hông trái căng, đứng sau quan sát thấy lệch về bên trái Một số bệnh như thuỷ thũng, viêm phúc mạc, sưng lá lách, ấu sán chó ở gan, tử cung viêm tích mủ vv cũng làm cho bụng to khác thường Bụng nhỏ khác thường có thể do: gia súc bị thiếu ăn, đói lâu ngày, bỏ ăn do ốm; viêm ruột mãn tính, tiêu chảy nặng vv Phản xạ nôn: chó, lợn, mèo dễ nôn, trâu bò ít nôn, ngựa nôn rất khó khăn do cấu tạo của dạ dày
và trạng thái thức ăn của từng loài
Nguyên nhân gây nôn có thể do:
- Gia súc bị bội thực: nôn nhiều bệnh sẽ tự khỏi
- Mắc xương, viêm dạ dày, ngộ độc, tắc ruột, nghẽn dạ lá sách, viêm dạ tổ ong, say tàu xe khi vận chuyển hoặc trung khu nôn bị kích thích do viêm não, viêm màng não, xuất huyết não vv
* Sờ nắn vùng bụng Tiểu gia súc có thành bụng mỏng, mềm nên sờ nắn bụng để chẩn đoán có kết quả tốt, có thể sờ được dị vật trong dạ dày, đoạn ruột bị lồng, bị tắc Cách khám: để gia súc nằm, hai tay để hai bên thành bụng, lần theo cung sườn, ấn nhẹ
từ trước ra sau, có thể sờ thấy các khí quan trong xoang bụng Đối với lợn nái mang thai
ở tháng cuối, để gia súc nằm, ấn nhẹ vào phía sau xoang bụng ta cảm nhận được sự hoạt động của thai Nếu không thấy thai hoạt động thường là chết thai, thai hoạt động mạnh hơn bình thường khi cơ thể mẹ bị sốt hoặc bị bệnh truyền nhiễm Trâu bò: khám dạ cỏ,
dạ tổ ong Ngựa sờ nắn bên ngoài không có kết quả, phải khám qua trực tràng Cách khám qua trực tràng: cố định gia súc chắc chắn, người khám phải cắt móng tay cho nhẵn, sát trùng tay bằng cồn, bôi vazơlin hay xà phòng cho trơn Chụm 5 đầu ngón tay lại rồi đưa tay từ từ qua cơ vòng hậu môn vào trực tràng Tiến hành moi hết phân trong trực tràng ra ngoài Đến khoảng trực tràng rộng có thể sờ nắn kiểm tra các bộ phận trong hốc chậu, các cơ quan bộ phận trong xoang bụng, có thể thấy các trường hợp sau: Phân tắc
ở trực tràng, ruột non, xoắn ruột Liệt dạ cỏ thì dạ cỏ lùi về phía sau gần tới cửa xương chậu Khám hạch lâm ba, khám thai, thận, bàng quan
* Gõ vùng bụng: có thể khám được dạ dày, ruột, gan Khám bụng trâu bò: Chủ yếu dùng kiểm tra vùng dạ dày trâu bò Gõ vùng dạ cỏ trâu bò nằm ở hõm hông trái, gõ phần trên dạ cỏ có tiếng bùng hơi, tiếp dần xuống dưới là âm đục tương đối, đến âm đục
Trang 26tuyệt đối Khám dạ tổ ong: nằm ở phía trên sụn mỏ ác cách sụn mỏ ác khoảng 6cm, giới hạn từ xương sườn 6 - 8 hơi nghiêng về bên trái Khám dạ tổ ong chủ yếu kiểm tra cảm giác đau của gia súc, bệnh chủ yếu ở dạ tổ ong là viêm dạ tổ ong do ngoại vật hoặc nghẽn tắc dạ tổ ong Cách khám: người khám ngồi về bên trái con vật, đầu gối phải gập lại, khuỷu tay phải tỳ vào đầu gối, bàn tay nắm lại rồi ấn từ từ vào vùng dạ tổ ong, rồi buông tay ra đột ngột Có viêm dạ tổ ong do ngoại vật thì gia súc có phản ứng đau, rên
ít Khi nhu động ruột tăng, quá trình tái hấp thu nước ở ruột kém lương nước trong phân tăng làm cho phân nhão gặp trong các bệnh đau bụng, viêm ruột tiêu chảy Khi nhu động ruột giảm, quá trình tái hấp thu nước ở ruột tăng lượng nước trong phân giảm làm cho phân khô (táo bón) gặp trong các bệnh sốt cao, các bệnh truyền nhiễm: phó thương hàn, dịch tả, , ở giai đoạn đầu
Màu sắc phân: phụ thuộc nhiều vào màu sắc thức ăn và loài gia súc Phân có màu trắng ở bê nghé, lợn con do bị bệnh phó thương hàn, Ecoli, bệnh phân trắng Phân màu đất thó trong bệnh viêm gan, tắc ống mật
Mùi phân Phân thối nhiều là do thức ăn ở ruột lên men Phân lỏng, thối là triệu chứng viêm ruột nặng
5 Khám hệ tiết niệu
5.1 Khám thận
Vị trí khám thận: hai quả thận treo sát 2 bên cột sống trong xoang bụng Ở lợn thận nằm sát sau xương sườn cuối cùng Ở trâu bò thận trái nằm từ đốt sống lưng 2 - 3
Trang 27đến đốt 5 - 6 Thận phải nằm từ xương sườn thứ 12 đến đốt sống lưng 2 - 3 Thận trâu
bò nhiều thuỳ, thận dê cừu trơn Ở ngựa, thận trái nằm ở khoang xương sườn 17 - 18 đến đốt sống lưng 2 - 3 và thận phải nằm ở xương sườn 14 - 15 đến xương sườn cuối cùng
Phương pháp khám: Gia súc nhỏ: dùng tay trái để ấn nhẹ lên khung hông, tay phải nắm lại, gõ nhẹ lên sống lưng theo vùng thận và quan sát phản ứng của gia súc Nếu thận bị viêm hoá mủ thì rất mẫn cảm, chỉ cần gõ nhẹ gia súc cũng có phản ứng đau Gia súc lớn: như trâu, bò, ngựa khám qua trực tràng, có thể sờ thấy thận trái, thấy thận
di động và có thể dùng tay nâng thận lên Nếu thấy thận to hơn bình thường là do viêm cấp tính hay mãn tính Mặt thận gồ ghề không đều có thể do viêm thận mãn tính hoặc lao thận Sờ vào thận, gia súc tỏ vẻ rất đau, sợ hãi là do viêm thận hoá mủ
5.2 Khám bàng quang
Vị trí khám Bàng quang đại gia súc nằm ở phần dưới xoang chậu, bàng quang trâu bò hình quả lê, bàng quang ngựa hình tròn Dùng tay đưa qua trực tràng có thể khám được độ to nhỏ, độ mẫn cảm, độ đầy của bàng quang Ở gia súc khỏe ấn vào bàng quang chứa nước tiểu, bàng quang sẽ co bóp đẩy nước tiểu ra ngoài
Trạng thái khi khám Bàng quang chứa đầy nước tiểu chiếm cả xoang chậu là do tắc niệu đạo, bàng quang có khối u hay cơ vòng niệu đạo bị co thắt Bàng quang bị liệt khi lấy tay đè mạnh lên bàng quang thì nước tiểu chảy ra, bỏ tay ra thì nước tiểu hết chảy Sờ bàng quang gia súc có phản ứng đau, gặp trong bệnh tắc niệu đạo hay viêm bàng quang cấp tính Sờ vùng xoang chậu không thấy bàng quang có thể do vỡ bàng quang, nước tiểu chảy ra xoang bụng gây viêm và cơ thể có những triệu chứng trúng độc ure
5.3 Khám nước tiểu
Chức năng của thận là lọc thải các loại muối, ure và các chất độc, , trong cơ thể
ra ngoài qua nước tiểu Khi thận bị suy tổn thì chức năng này bị trở ngại, sinh ra chứng đái ít (thiểu niệu), đái tháo (đa niệu), đái ra Albumin, nhiễm độc máu (ure huyết, toan huyết, kiềm huyết) thuỷ thũng
6 Khám hệ thần kinh
6.1 Khám hệ thần kinh trung ương
Trang 28Trong nhiều bệnh, chức năng của vỏ đại não rối loạn và biểu hiện ra bên ngoài bằng những triệu chứng hưng phấn, ức chế Khi khám cần chú ý sắc mặt, tư thế gia súc, hoạt động của các khí quan (tai mắt, )
Ức chế
Là khả năng cảm thụ đối với kích thích yếu, phản xạ với các kích thích bên ngoài giảm hoặc mất ức chế thường phát ra sau hưng phấn Tuỳ mức độ nông sâu, ức chế có các mức sau: - ủ rũ: ức chế nhẹ, gia súc uể oải (như ngơ ngác, đầu gục, mắt lim dim, đi lại chậm chạp, không vững)
Ngù li bì: Gia súc nằm yên, đầu hơi ngẩng, mắt nhắm Thường phải dùng kim châm, đánh bằng roi, dội nước lạnh con vật mới tỉnh Ngủ li bì là triệu chứng cơ năng
vỏ đại não ức chế sâu, thường xuất hiện trong các bệnh có sốt cao, viêm não tủy truyền nhiễm, não tích nước, kỳ cuối bệnh xuất huyết não; trong các ca trúng độc xêtôn huyết, bại liệt sau khi đẻ ở bò, trúng độc urê, các ca viêm gan nặng
- Hôn mê: Cơ năng thần kinh bị tê liệt, các phản xạ mất, cơ toàn thân nhão, đồng
tử mở rộng, cảm giác da mất, cơ năng thần kinh thực vật rối loạn (tần số hô hấp, tần
số mạch chậm; nhịp thở, nhịp tim không đều) Hôn mê thường gặp trong các trường hợp: Trúng độc urê, chứng xeton huyết, các ca viêm gan nặng Ngủ li bì, hôn mê còn xuất hiện ở giai đoạn cuối các bệnh truyền nhiễm (dịch tả lợn, đóng dấu lợn, tụ huyết trùng )
Hưng phấn
Ngược với trạng thái ức chế, hưng phấn khi vỏ đại não bị kích thích mạnh, gia súc lồng lộn, cắn xé, chảy nước dãi,…Thần kinh hưng phấn trong trường hợp này là do những kích thích bên trong tăng, phản xạ đối với kích thích bên ngoài lại giảm Hưng phấn xuất hiện trong bệnh viêm não tủy truyền nhiễm, viêm màng não, xung huyết não, các trường hợp trúng độc, chứng đau bụng ở ngựa
Khám chức năng vận động Qua sát và nhận xét những biểu hiện khác thường lúc gia súc đứng, lúc đi, trạng thái cơ (bắp thịt)
Trong trạng thái bình thường, do những kích thích từ bên ngoài không ngừng tác động lên thần kinh thụ cảm trên da, thông qua thần kinh tủy sống, cơ thể đáp lại những phản xạ liên tục các bắp cơ luôn như có một trương lực giữ một độ căng nhất định
Trang 29Gia súc khoẻ đứng, đi lại, các hoạt động khác đều có phối hợp phịp nhàng giữa các bắp thịt và các khí quan vận động nhờ có hiệp điều vận động của hệ thống thần kinh ðiều tiết hiệp điều vận động này do trung khu vận động ở vỏ đại não, trung khu ở tiểu não, các khí quan cảm thụ, thần kinh tiền đình, thị giác Gia súc bị bệnh, một trong các trung khu trên bị tổn thương thì vận động bị rối loạn
Cơ năng thần kinh thực vật rối loạn thường biểu hiện cơ năng của nó tăng cường mặt này trong lúc mặt khác bình thường hay yếu đi
- Khám thần kinh thực vật ở gia súc bắt đầu bằng việc quan sát nhiệt độ của da, thân nhiệt; cách gia súc lấy thức ăn, nuốt, chảy dãi, nhu động ruột và dạ dày, táo bón hay ỉa chảy; hoạt động của tim, mạch, phổi Gia súc hay chảy dãi, lấy thức ăn nhanh, dễ
ỉa chảy, tim đập chậm, không đều, đồng tử mắt thu hẹp, đó là loại gia súc thần kinh phó giao cảm chiếm ưu thế Nếu tim đập nhanh, niêm mạc và da khô, đồng tử mắt mở rộng thì thần kinh giao cảm chiếm ưu thế
- Khám thần kinh thực vật bằng cách thử phản xạ hoặc dùng thuốc
- Kiểm tra phản xạ là kích thích ở những vị trí nhất định xem con vật phản ứng
Câu hỏi ôn tập
1 Khám hệ tiết niệu là khám gì? Cần khám những cơ quan nào?
2 Khám hệ tiêu hoá gồm khám các cơ quan nào? Mô tả kỹ thuật thăm khám phân?
Trang 30Bài 4 ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH NỘI KHOAMục tiêu:
- Trình bày được nội dung về đại cương và điều trị bệnh nội khoa
- Thực hiện được việc điều trị bệnh nội khoa gia súc hiệu quả và bảo đảm an toàn
- Nghiêm túc, trung thực, an toàn, bảo đảm vệ sinh phòng dịch và môi trường
Nội dung bài:
1 Giới thiệu về bệnh nội khoa
Bệnh nội khoa gia súc hay còn gọi là bệnh thông thường, là những bệnh không
có tính chất truyền nhiễm, không lây lan từ con này sang con khác
2 Điều trị học
2.1 Khái niệm điều trị
Khái niệm về điều trị học có liên quan rất mật thiết với sự hiểu biết của con người
về nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh Chính vì vậy, cũng nh- các khái niệm khác, khái niệm về điều trị luôn thay đổi qua các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử loài người
2.2 Nguyên tắc cơ bản trong điều trị học
Điều trị học hiện đại là kế thừa sự nghiệp của các nhà y học lỗi lạc (Bôtkin, Pavlop, ) Dựa trên quan điểm cơ bản là “Cơ thể là một khối thống nhất, hoàn chỉnh, luôn luôn liên hệ chặt chẽ với ngoại cảnh và chịu sự chỉ đạo của thần kinh trung -ơng”
Với sự tiến bộ không ngừng của sinh học, y học, dược học, điều trị học luôn luôn thay đổi về phương pháp và kỹ thuật Tuy vậy, vẫn có những nguyên tắc không thay đổi
và luôn luôn đúng mà người thầy thuốc phải nắm vững Những nguyên tắc chính gồm:
Trang 31+ Điều trị phải được theo dõi chặt chẽ
2.3 Phương pháp điều trị
2.3.1 Điều trị bằng thuốc
Thuốc lấy nguyên liệu từ thảo mộc
Thuốc sản xuất từ hoá chất
Thuốc lấy nguyên liệu từ động vật
Thuốc có nguồn gốc hormon
Thuốc có nguồn gốc từ nấm
Vitamin
2.3.2 Điều trị bằng tiết chế liệu pháp
Tiết chế liệu pháp là điều chỉnh chế độ ăn uống cho thích hợp với từng giai đoạn bệnh Dùng sự điều chỉnh thức ăn để chữa bệnh hoặc tạo điều kiện bất lợi đối với nguyên nhân gây bệnh Điều chỉnh loại thức ăn: khi trong khẩu phần ăn của gia súc thiếu dinh dưỡng, sinh ra những bệnh về suy dinh dưỡng Ta cần bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu vào thức ăn Ví dụ: cơ thể bị thiếu đạm, canxi hoặc phospho, hoặc vitamin thì ta bổ sung ngay các chất này vào thức ăn cho cơ thể Điều chỉnh chế độ ăn, uống Giảm khẩu phần ăn trước khi phẫu thuật Cho nhịn ăn hoàn toàn trước khi tẩy giun sán, hay cơ thể
bị bệnh viêm dạ dày và ruột không chịu được thức ăn ta phải cho uống nước đường, truyền dịch vào tĩnh mạch Dùng chế độ ăn lỏng: kiêng các thức ăn đặc, rắn như hạt, khô dầu, cỏ khô vv dùng trong trường hợp bệnh đau bụng tiêu chảy, bệnh đường tiêu hoá Không cho trâu bò ăn thức ăn bột khi nhu động dạ cỏ yếu hoặc mất
Phong bế tức là ngăn chặn các xung động bệnh lý truyền về thần kinh trung ương
Do đó các hệ thần kinh trung ương được nhanh chóng hồi phục trở lại, khả năng dinh dưỡng, khả năng đề kháng của cơ thể được hồi phục và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể hồi phục trở lại bình thường
2.3.3 Điều trị bằng kích thích phi đặc hiệu
Điều trị bằng kích thích phi đặc hiệu tức là người ta dùng protein lạ đưa vào cơ thể nhằm mục đích nâng cao sức đề kháng của cơ thể, nó không có tác dụng tiêu diệt đối với các loại bệnh nguyên nào và người ta thường dùng
2.3.4 Điều trị bằng thay thế, bổ sung
Trang 32Dùng để điều trị những bệnh mà nguyên nhân là do thiếu dinh dưỡng, thiếu khoáng, gây nên Ví dụ: Bổ sung sắt trong bệnh thiếu máu Bổ sung iot trong bệnh bướu cổ Bổ sung canxi, photpho trong bệnh bại liệt, còi xương
2.3.5 Điều trị bằng lý liệu pháp
2.3.6 Điều trị bằng xoa bóp
Xoa bóp có tác dụng đẩy mạnh lưu thông máu và dịch lâm ba giúp cho giảm đau, giảm xung huyết Trước khi xoa cần cắt lông rồi bôi dầu trơn, dùng ngón tay, bàn tay xoa theo chiều máu chảy trong tĩnh mạch Vùng khớp thì xoa tròn quanh khớp Mỗi ngày xoa 2 - 3 lần, 1 lần từ 10 - 15 phút Chú ý: không nên dùng thuốc có tính độc cao
để xoa bóp, để đề phòng ngộ độc cho người xoa và gia súc bệnh
Trang 33Bài 5 BỆNH Ở HỆ TUẦN HOÀNMục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh
ở hệ tuần hoàn gia súc
- Thực hiện được việc điều trị bệnh ở hệ tuần hoàn gia súc hiệu quả và bảo đảm
an toàn
- Nghiêm túc, trung thực, an toàn, bảo đảm vệ sinh phòng dịch và môi trường
Nội dung Bài:
1 Bệnh viêm ngoại tâm mạc
+ Viêm tích nước (do dịch viêm không được cơ thể hấp thu và tích lại nhiều trong màng bao tim Do vậy, khi tim co bóp thường tạo ra một âm như ta dùng tay khuấy vào nước, âm này gọi là âm vỗ nước (âm bơi)
- Bệnh gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của tim, làm cho máu trở về tim bị trở ngại và gây ra hiện tượng ứ huyết tĩnh mạch
- Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh có:
+ Viêm ngoại tâm mạc do ngoại vật (thường gặp ở loài nhai lại)
+ Viêm ngoại tâm mạc không do ngoại vật (gặp ở tất cả các loại gia súc) và nguyên nhân bao gồm (vi khuẩn, nhiễm virus, ung thư)
Trang 34Thời kỳ đầu của bệnh (thời kỳ này thường kéo dài) ở giai đoạn này việc chẩn đoán bệnh rất khó khăn Do triệu chứng lâm sàng thể hiện không rõ Quan sát kỹ thấy: Con vật sốt (41-42 0C), kém ăn hoặc bỏ ăn, đau vùng tim (biểu hiện thường xuyên nghiến răng và quay đầu về vùng tim, khi nằm thường rất cẩn thận khi tiếp xúc vùng tim xuống đất Khi sờ, nắn vùng tim con vật có phản xạ né tránh) Nhu động ruột, dạ dày giảm ? con vật bị táo bón Con vật bị thiểu niệu Đối với loài nhai lại thường bị chướng hơi dạ
cỏ mạn tính)
-Thời kỳ cuối của bệnh: Triệu chứng thể hiện rõ: (thời kỳ này thường kéo dài từ
7 - 10 ngày, sau đó con vật chết): Con vật sốt cao, bỏ ăn, mệt mỏi, phù vùng đầu, tĩnh mạch cổ nổi to, khó thở Nghe vùng tim thấy âm bơi (nếu màng bao tim chứa nhiều dịch viêm) Dùng kim chọc dò xoang bao tim thấy nhiều dịch chảy ra, khi lấy dịch kiểm tra bằng phản ứng Rivalta cho kết quả dương tính
Nếu viêm dính thì nghe thấy âm cọ màng bao tim Gia súc ỉa chảy (phân lỏng như bùn, màu đen, thối khắm) Cuối cùng con vật hôn mê rồi chết Xét nghiệm một số chỉ tiêu máu và nước tiểu cho thấy:
+ Số lượng bạch cầu tăng cao, độ dự trữ kiềm trong máu giảm
+ Trong nước tiểu có protein và indican
1.4 Chẩn đoán
Bệnh ở thời kì đầu rất khó chẩn đoán Vì vậy để chẩn đoán chính xác cần phải nắm rõ mấy đặc điểm điển hình của bệnh:
+ Con vật có phản xạ đau khi sờ nắn vùng tim
+ Khi gõ vùng tim thấy vùng tim mở rộng (âm phát ra là âm đục tuyệt đối hoặc
âm bùng hơi)
+ Khi nghe tim thấy tiếng cọ ngoại tâm mạc hoặc âm bơi
+ Có hiện tượng phù trước ngực, yếm, tĩnh mạch cổ nổi rõ, con vật thở khó Nếu có điều kiện thì chẩn đoán bằng X quang, siêu âm vùng tim
Trên thực tế lâm sàng chúng ta cần phải chẩn đoán phân biệt với một số bệnh
- Bệnh tích nước ở bao tim: Gia súc không sốt, không đau vùng tim
- Bệnh tim to (hay tim giãn): Bao tim và xoang bao tim không tích nước khi nghe vùng tim không thấy âm hơi và tiếng cọ màng bao tim
1.5 Điều trị bệnh
Trang 35Nguyên tắc điều trị: Chỉ điều trị đối với trường hợp viêm ngoại tâm mạc không
do ngoại vật và bệnh đang ở thời kỳ đầu
2 Bênh viêm nội tâm
2.1 Đặc điểm của bệnh
- Bệnh viêm nội tâm mạc hay còn gọi là viêm màng trong tim Đây là tình trạng viêm màng trong tim có hiện tượng loét sùi thường gây nên hẹp và hở các van của tim
Do vậy, gây trở ngại rất lớn đến sự hoạt động của tim
- Quá trình viêm thường xảy ra trên một màng trong tim (lớp niêm mạc trong tim)
- Vi khuẩn là tác nhân chính gây viêm màng trong tim (Liên cầu khuẩn, Tụ cầu khuẩn, Tràng cầu khuẩn, nhóm HACEK)
2.2 Nguyên nhân
- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm (viêm phế mạc truyền nhiễm của ngựa, bệnh đóng dấu lợn, )
- Do quá trình viêm lan trong cơ thể (từ ổ viêm ở các khí quan khác trong cơ thể,
từ đó vi khuẩn vào máu và đến tim gây viêm)
- Do kế phát từ một số bệnh ký sinh trùng đường máu
- Do trúng độc một số hóa chất, hay do rối loạn quá trình trao đổi chất, do cơ thể thiếu vitamin (tất cả các nguyên nhân trên làm giảm sức đề kháng của cơ thể, từ đó vi khuẩn xâm nhập vào tim và gây bệnh)
2.3 Triệu chứng
Triệu chứng phụ thuộc vào nơi viêm và tính chất viêm
Bệnh khởi phát âm thầm, từ từ, với tình trạng sốt kéo dài không rõ nguyên nhân Cókhi sốt cao, có khi sốt nhẹ.ở giai đoạn toàn phát, các triệu chứng rõ dần:
+ Gia súc sốt kéo dài (40-410C) Hình thức sốt thay đổi (sốt nhẹ hoặc sốt nặng, sốt vừa), con vật ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn hoặc bỏ ăn
+ Tim đập nhanh, sờ vào vùng tim thấy có hiện tượng "rung tim"
+ Nếu viêm ở cả tâm thất trái và tâm thất phải thì triệu chứng biểu hiện rõ nét hơn viêm chỉ một bên
Trang 36+ Nếu viêm thể sùi ở van nhĩ thất làm trở ngại tuần hoàn nhĩ thất trái ? gây ứ huyết phổi, gia súc có triệu chứng phù phổi Trên lâm sàng ta thấy gia súc khó thở
+ Nếu viêm ở van nhĩ thất phải ? làm trở ngại tuần hoàn ở bộ máy tiêu hoá (gan, lách, ruột) gây nên hiện tượng báng nước, gia súc bị phù
+ Nếu có hiện tượng nhồi huyết thì tuỳ theo cơ quan trong cơ thể bị nhồi huyết
mà có triệu chứng khác nhau:
- Nếu nhồi máu ở gan - có hiện tượng báng nước, gia súc phù
- Nếu nhồi huyết gia súc có hiện tượng bại liệt
- Nếu nhồi huyết tim - gia súc có hiện tượng chết đột ngột
Xét nghiệm máu cho thấy:
+ Tốc độ máu lắng luôn luôn tăng cao
+ Số lượng hồng cầu giảm
+ Bạch cầu đa nhân trung tính tăng
Xét nghiệm nước tiểu: Thường xuất hiện protein niệu, huyết niệu
2.4 Chẩn đoán
+ Phân lập vi khuẩn trong máu (tìm liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, )
+ Siêu âm tim để phát hiện các nốt sùi, loét, hở van tim,
2.5 Điều trị bệnh
Nguyên tắc điều trị
- Dùng kháng sinh liều cao và kéo dài từ 4 - 6 tuần
- Theo dõi chức năng thận trong khi dùng kháng sinh gây độc cho thận
- Phát hiện và điều trị sớm các biến chứng
3 Bệnh viêm cơ tim cấp tính
3.1 Đặc điểm của bệnh
- Viêm cơ tim là sự viêm nhiễm cấp tính hay mạn tính ở cơ tim (bao gồm tế bào
cơ tim, khoảng kẽ và các mạch máu ở tim)
- Bệnh thường kèm theo viêm màng trong tim, viêm màng ngoài tim, ít khi viêm
cơ tim đơn độc Khi mới viêm tim co bóp mạnh, sau đó tim bị suy
- Bệnh thường xảy ra đối với gia súc non và phụ thuộc vào điều kiện chăn nuôi
Trang 37- Do nấm: Actynomycosis, candida, aspergillosis
- Do virus: Adenovirus, virus viêm gan (hepatitis), cúm (influenza), virus dại, viêm phổi không điển hình (Mycoplasma pneumonie)
- Do Rickettsia: Sốt Q (do R.burnettii), sốt rocky (do R rickettsii)
- Do ký sinh trùng: Trypanosoma, giun xoắn (trichinela), sán ấu trùng, trùng roi
- Do thuốc và các hoá chất: Bao gồm (kim loại nặng, phospho vô cơ, khí CO2, thuỷ ngân, Sulfamid, cocain)
3.3 Triệu chứng
Triệu chứng lâm sàng của viêm cơ tim phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm cơ tim (không có triệu chứng đặc thù) Thời kỳ đầu, triệu chứng lâm sàng thường nhẹ ? khó chẩn đoán được bệnh Thời kỳ cuối của bệnh có thể gây suy tim ? gia súc chết
Trường hợp viêm cơ tim do nhiễm khuẩn, con vật sốt cao (41-420C), ủ rũ, mệt mỏi, ăn kém hoặc bỏ ăn Sau 1-2 ngày mắc bệnh tim đập nhanh (trâu, bò: 90-100 lần/phút; Ngựa: 60 lần/phút) và mạch đầy (do hệ thống thần kinh tự động của tim bị kích thích)
Huyết áp tĩnh mạch tăng cao (200ư300mmHg) Sau 3- 4 ngày mắc bệnh tim đập yếu dần (tiếng tim mờ), nhịp tim nhanh, mạch yếu, con vật bồn chồn khó chịu, đầu lắc
lư, đi lại chậm chạp ở thời kỳ cuối của bệnh, nghe tim có tiếng thổi tâm thu Trong trường hợp bệnh quá nặng, nghe tim có hiện tượng “rung tim”, tĩnh mạch cổ phồng to, khi bắt mạch có hiện tượng ba động, huyết áp hạ và con vật có hiện tượng phù tổ chức dưới da
Điện tim có giá trị trong chẩn đoán (sóng T thường dẹt hoặc âm tính; đoạn ST chênh lệch hoặc hạ thấp; QRS biên độ thấp)
X quang: Tim to toàn bộ, biểu hiện ứ trệ tuần hoàn phổi
Trang 38Siêu âm tim: Vận động thành tim giảm đều, các buồng tim gi;n to, hở cơ năng các
van tim, có thể có cục máu đông ở thành tim, có thể có tràn dịch màng ngoài tim Xét nghiệm máu: Bạch cầu đa nhân trung tính thường tăng, ngược lại lâm ba cầu, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu ái toan và ái kiềm giảm Tốc độ lắng máu tăng
3.4 Chẩn đoán
Việc chẩn đoán bệnh rất khó (do kế phát, cho nên thường bị triệu chứng lâm sàng của bệnh chính lấn át) Do vậy, để chẩn đoán có hiệu quả chúng ta tiến hành mấy bước sau:
Trước tiên nghe tim và đếm tần số tim đập, sau đó cho gia súc vận động 5-10 phút, rồi nghe tim và đếm tần số tim đập đồng thời theo dõi thời gian bao lâu thì trở lại hoạt động bình thường
Đối với tim bình thường, sau khi gia súc vận động, tim đập nhanh lên, nhưng khoảng 2 phút sau tim hoạt động trở lại bình thường
Trong trường hợp viêm cơ tim, sau khi gia súc vận động tim đập nhanh lên và đến 3- 4 phút sau tim mới hoạt động trở lại bình thường, đồng thời khi nghe tim thì có lẫn những tạp âm (do hiện tượng hở van)
- Nghe tim: Tiếng tim mờ, huyết áp hạ
- Theo dõi điện tim: với các biểu hiện rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, rối loạn nhịp tim, T dẹt hoặc âm tính, ST chênh lệch (lên hoặc xuống)
- Siêu âm tim thấy buồng tim gi;n
- X quang tim thấy tim to
- Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh tim (Viêm màng ngoài tim, viêm màng trong tim, các bệnh van tim), các bệnh này có triệu chứng loạn nhịp, suy tim, gi;n các buồng tim
Trang 39Các tế bào hồng cầu là những tế bào phong phú nhất trong máu và chứa huyết sắc tố, mang oxy đi khắp cơ thể Thiếu máu là số lượng hồng cầu thấp hơn mức bình thường cần thiết lưu thông trong cơ thể
Để xác định gia súc của mình thiếu máu hay không khá đơn giản Theo các chuyên gia, một động vật bị thiếu máu từ trung bình đến nặng thường sẽ có màng nhầy nhợt nhạt, thở nhanh, nhịp tim nhanh và có thể lờ đờ và yếu
4.2 Nguyên nhân
Mất máu: Gia súc có thể mất máu theo bất kỳ cách nào, bao gồm cả thông qua các rối loạn của đường tiêu hóa Đôi khi máu có thể nhìn thấy trong phân hoặc khi thú nôn Chúng cũng có thể mất máu từ các khối u bụng và khối trong ngực, đường tiết niệu hoặc các vị trí khác trong cơ thể Chảy máu bên ngoài do chấn thương cũng là một nguyên nhân phổ biến gây mất máu, nhưng chảy máu sẽ phải nghiêm trọng hoặc mãn tính để ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu
Vấn đề sản xuất: Khi các tế bào hồng cầu chết đi, chúng thường được thay thế bằng tủy xương Khi tủy xương bị bệnh hoặc bị hư hỏng hoặc hoạt động kém, hệ thống của chó sẽ không thể theo kịp chu kỳ tái tạo hồng cầu này
Phá hủy: Trong những tình huống này, một cái gì đó trong cơ thể đang phá vỡ hoặc giết chết các tế bào hồng cầu Hầu hết các trường hợp này là do một số loại rối loạn miễn dịch hoặc nhiễm trùng
Một dấu hiệu phổ biến khác là nướu nhạt Nướu của gia súc của bạn cũng phải
có màu hồng, khỏe mạnh Tuy nhiên, một số giống gia súc, chẳng hạn như Chows và
Trang 40Shar-Peis, có nướu sẫm màu, do đó khó có thể biết được những con gia súc này có bị thiếu máu hay không bằng cách nhìn vào nướu của chúng Khi nghi ngờ, hãy đưa chú gia súc của bạn đến bác sĩ thú y để lấy máu
4.4 Điều trị bệnh
Thiếu máu do thiếu sắt, chất khoáng, các dưỡng chất cần thiết thì phải bổ sung bằng các vitamin khoáng chất, tăng cường sức khoẻ, đề kháng cho thú
Thiếu máu do các nguyên nhân thứ phát thì cần điều trị các bệnh đó trước
Câu hỏi ôn tập
1 Bệnh nội tâm mạc là gì? Trình bày chẩn đoán, triệu chứng, và điều trị bệnh
2 Bệnh cơ tim cấp tính là gì? Trình bày chẩn đoán, triệu chứng, và điều trị bệnh