Rhodes, Drug stability: Principle and practices, third Trang 5 5Quá trình thay đổi Các thay đổi vật lý• Sự kết tinh của thuốcdạng vơ định hình• Sự biến đổi trạng tháitinh thể hiện tượn
Trang 1BÀI 2 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
THỬ NGHIỆM ĐỘ ỔN ĐỊNH CHẾ PHẨM
PGS TS Võ thị Bạch Huệ
TS Phan văn Hồ Nam
Tháng 09/2015
Trang 2MỤC TIÊU HỌC TẬP
➢ Các giai đoạn khác nhau từ thiết kế và phát triển sản phẩm cho đến sản xuất và thuốc đến tay người tiêu dùng sẽ có những mục tiêu
thử nghiệm độ ổn định khác nhau.
➢ Các yếu tố cần xem xét thử nghiệm độ ổn định thay đổi khác nhau theo giai đoạn nhưng mục tiêu cuối cùng là xác định tuổi thọ của
thuốc.
1 Sanjay Bajaj, Dinesh Singla and Neha Sakhuja, Stability Testing of
harmaceutical Products, Journal of Applied Pharmaceutical Science 02 (03); 2012: 129-138
2 Jens T Carstensen, C T Rhodes, Drug stability: Principle and practices, third
Trang 3THỬ NGHIỆM ĐỘ ỔN ĐỊNH THUỐC
3
Các hoạt chất
Tương tác giữa hoạt chất và tá
dược
Quy trình sản xuất
Dạng dùng thuốc
Hệ thống bao bì đóng gói
Đồng phân hóa Nồng độ, pH
Tác nhân mồi Chất xúc tác Chất lượng các nguyên liệu thô ban đầu
Thời gian chờ trước khi sử dụng
Trang 4tính
chất
tính đồng nhất
độ đồng đều
độ trong (dung dịch)
độ ẩm
kích thước
& hình dạng hạt
pH
tính toàn vẹn của bao bì Quá trình thay đổi
Tác nhân vi sinh học
• sự phát triển của vi sinh vật trong sản phẩm vô khuẩn cũng ảnh hưởng đến độ bền vững của thuốc
Trang 5• Sự biến đổi trạng thái
tinh thể (hiện tượng đa
hình)
• Sự hình thành và phát
triển kích thước tinh thể
• Sự chuyển pha hơi bao
Trang 6HẬU QUẢ BẤT LỢI CỦA ĐỘ MẤT ỔN ĐỊNH THUỐC
Viên nén Nitroglycerine
Thời gian thuốc vẫn còn hàm lượng từ 90% trở lên (tuổi thọ thuốc)
Tăng hàm lượng hoạt
Các chỉ tiêu liên quan độ tan/độ phóng thích hoạt chất
Kem (đa liều) Các chỉ tiêu vi sinh vật
sau khi bảo quản
Mất đi diện mạo phù
hợp (cảm quan thay
đổi)
Vết lốm đốm gây ra bởi thuôc có chứanhóm amin với một lượng nhỏ lactose trong tá dược hình thành các sắc tố
Vết lốm đốm màu vàng hay nâu những viên nén bao phim có thành phần lactose
Cảm quan
Trang 7HẬU QUẢ BẤT LỢI CỦA ĐỘ MẤT ỔN ĐỊNH THUỐC
Hàm lượng tạp chất phân hủy
Các chỉ tiêu chuyên biệt cho sự nguyên vẹn của bao bì
Giảm chất lượng
nhãn
Sự phong hóa theo thời gian của nhãn vàmực làm giảm khả năng đọc được củanhãn
Các phụ gia của bao
bì thấm/tác động đến nhãn
Khả năng dính củamiếng dán theo thờigian
Theo dõi tính chất bịthay đổi
Trang 8DƯỢC CHẤT VÀ TÁ DƯỢC
➢ Trong tất cả các giai đoạn
– Quá trình vận chuyển, mua bán và sử dụng
– Thường áp dụng triết lý “Đúng thời điểm” (Just-in-time) để giảm ảnh hưởng của các quá trình này lên nguyên liệu Triết lý này yêu cầu
nguyên liệu được bảo quản trong bao bì trong quá trình phân phối
không được quá 1 tuần
➢ Trước đây, nguyên liệu miễn là còn hạn dùng ít nhất 2 năm
➢ Ngày nay, các nhà sản xuất nguyên liệu thường không trữ sản
phẩm quá 6 tuần
8
Trang 9DƯỢC CHẤT VÀ TÁ DƯỢC
➢ Hoạt chất: các Dược điển → cung cấp tương đối đầy đủ các tiêu chuẩn
➢ Tá dược:
9
• “Handbook of Pharmaceutical Excipitents” và
“Handbook of Pharmaceutical Additives” được sử dụng
rộng rãi gần như chính thức để làm căn cứ phân tích
chất lượng của tá dược
• Các nhà sản xuất nguyên liệu thường không muốn
cung cấp đầy đủ dữ liệu của nguyên liệu vì lo sợ thông
tin có thể bị khai thác bởi đối thủ Tuy nhiên các nhà sản
xuất tá dược phải thiết lập hồ sơ tá dược cho cơ quan
quản lý có thẩm quyền, bao gồm toàn bộ dữ liệu về độ
tinh khiết, độc tính và độ ổn định để các chuyên gia
thẩm định có thể xem xét khi tá dược đó được đề cập
tới trong công thức thuốc.
Trang 1010
Trang 11NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG THỨC
➢ Công thức: đánh giá/sàng lọc → Giảm lượng công thức có tiềm năng →
giảm lãng phí thời gian và tiền bạc
➢ Không có một quy trình vạn năng cho đánh giá độ ổn định thuốc
– Thử nghiệm lão hóa cấp tốc
– So sánh với các sản phẩm tương tư trên thị trường
– Khi công thức cuối cùng được chọn, một hướng dẫn chính thức sẽ được ban
hành để thu thập dữ liệu độ ổn định thuốc, bổ xung hồ sơ đăng kí cần thiết
➢ Giai đoạn đầu: thiết lập các thuộc tính
ổn định hóa học và sinh học của hoạt chất
➢ Giai đoạn tiếp theo: xác định tuổi thọ của thành phẩm được đóng gói trong bao bì cuối cùng với mục đích thương mại
Trang 12NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG THỨC
• Thử nghiệm độ ổn định phân tử (trạng thái hóa học hoặc
vật lý) mới
Pha nghiên cứu và phát triển
• Thử nghiệm độ ổn định công thức cho thử nghiệm tiền lâm
sàng
Pha tiền lâm sàng
• Thử nghiệm độ ổn định tiền – công thức của thuốc mới (về
mặt hóa học)
Giai đoạn tiền – Nghiên cứu
thuốc mới (Investigational new
drug (Pre-IND)
• Thử nghiệm độ ổn định công thức được thử nghiệm lâm
sàng trong điều kiện bảo quản bình thường và lão hóa cấp tốc
Giai đoạn thử nghiệm lâm
sàng
• Thử nghiệm độ ổn định giai đoạn đầu các công thức, hỗn
hợp công thức và đánh giá nguyên liệu bao bì
Giai đoạn phát triển sản phẩm
• Thử nghiệm độ ổn định dài hạn các công thức có khả năng
đưa ra thị trường trong bao bì cuối cùng dự định sẽ đăng kí với cơ quan có thẩm quyền
Giai đoạn đăng kí thuốc mới,
New drug application (NDA)
• Thử nghiệm độ ổn định lô sản phẩm trước khi đăng kí
Giai đoạn đăng kí
• Thử nghiệm độ ổn định sản phẩm đang lưu hành
Giai đoạn kiểm tra
Mục tiêu của thử nghiệm độ ổn định thuốc
Trang 1313
Trang 14THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG
➢ Đối với thuốc mới cần đánh giá độ an toàn tiền lâm sàng, thường phải thử trên nhiều loài động vật khác nhau, phải xây dựng công thức sao cho dạng dùng của thuốc thể hiện tối đa khả năng của thuốc
➢ Xây dựng dạng dùng thuốc cho giai đoạn thử nghiệm tiền lâm sàng
và thậm chí cho giai đoạn thử nghiệm trên người đòi hỏi đánh giá
độ ổn định mở rộng và ảnh hưởng toàn diện về các đặc tính lý hóa, sinh học và dạng dùng
➢ Tất cả các hoạt chất đã được thử nghiệm trên động vật (gồm thử nghiệm dược tính và thử nghiệm độc tính) sẽ được thực hiện thử nghiệm độ ổn định về hàm lượng theo GLPs để đảm bảo không
có ảnh hưởng bất lợi nào
➢ Hỗn dịch : độ đồng nhất về khối lượng và hàm lượng
– Hỗn dịch phải đảm bảo về độ đồng đều phân liều, và dễ dàng phân tán lại thành dạng ban đầu
Trang 15THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG
Thử nghiệm độ ổn định tiền - công thức của hoạt chất hóa học mới (giai đoạn Pre-IND).
– Thử nghiệm độ ổn định tiền - công thức của hoạt chất hóa học mới là
nghiên cứu các đặc tính lý hóa mà có thể ảnh hưởng đến hiệu quả, tiến trình, thiết kế và phát triển dạng dùng hữu hiệu của thuốc
• Phần lớn các đặc tính này là đặc tính cố hữu của phân tử thuốc có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường và thông số lý hóa: pH, ánh sáng, hydrat hóa…
• Là yếu tố quyết định đến sự thành công của nghiên cứu và phát triển công thức
– Mục đích: thiết lập mức độ, kiểu và cơ chế (nếu có thể) phân hủy của hoạt chất, bao gồm định tính và định lượng sản phẩm phân hủy
– Là yếu tố chính để xây dựng phương pháp phân tích trong quy trình thử nghiệm độ ổn định của chế phẩm.
Trang 16THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG
Thử nghiệm độ ổn định tiền - công thức của hoạt chất hóa học
mới (giai đoạn Pre-IND).
– Lưu ý: Khi thực hiện: lão hóa cấp tốc (ví dụ sốc nhiệt ở 50, 60 độ C hay cao hơn), sừ dụng một lô hoạt chất là đủ
• Chỉ giúp tìm con đường, sản phẩm phân hủy chứ không phải điều kiện bảo quản thuốc → không thể thay thế đánh giá độ ổn định dài hạn
• Theo điều kiện chuẩn của hướng dẫn ICH
• Nhiệt độ: bảo quản và lão hóa cấp tốc
• Độ ẩm (75% hoặc cao hơn),
• Đánh giá nhiễm khuẩn, đặc biệt đối với hoạt chất dự định xây dựng dạng dùng vô khuẩn
Dạng dung dịch
Trang 17THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG
Thử nghiệm lâm sàng.
– Thông tin độ ổn định hoạt chất trong các thử nghiệm độc chất
– Kế hoạch thử nghiệm lâm sàng
– Nhiệt độ bảo quản và nhiệt độ lão hóa được đưa ra thử nghiệm để đảm bảo rằng sản phẩm vẫn ổn định trong quá trình thử nghiệm lâm sàng – Ngay khi bắt đầu thử nghiệm lâm sàng, thường phải có trước dữ liệu
về độ ổn định trong điều kiện lão hóa cấp tốc trong một tháng của một
lô
– Các dữ liệu chứng tỏ thuốc vẫn ổn định trong suốt thời gian thử nghiệm
trước khi bắt đầu
Trang 18– phương pháp theo dõi với những bao bì dự tính
– bảng dữ liệu về lô tương ứng.
Trang 19– công thức lâm sàng khác nhau → công thức khả dĩ cho thị trường
– nguyên vật liệu bao bì, nhiều chủng loại khác → loại chấp nhận được:
• có độ ổn định dài hơn độ ổn định của thuốc,
• không tương tác hoặc gây các ảnh hưởng bất lợi đối với thuốc,
• bảo vệ thuốc khỏi các tác nhân gây hại
• giúp kéo dài tuổi thọ thuốc
Trang 20– Ví dụ cốm được bảo quản trong bao nhựa trước khi đem đi dập viên, trong
trường hợp này, cốm và bao nhựa này đều phải được thử nghiệm độ ổn định – Thực hiện ở quy mô pilot, hoặc trong lúc thẩm định
– Các sản phẩm loại này không được phép lưu trữ quá 6 tháng, ngày hết hạn của
nó được tính từ ngày có kết quả kiểm nghiệm của lô, nhưng không được trễ hơn
30 ngày kể từ ngày sản xuất, và độc lập với ngày đóng gói
Trang 21– Thực hiện: ít nhất trên 3 lô, điều kiện bảo quản bình thường tối thiểu 12 tháng,
và lão hóa cấp tốc tối thiểu là 6 tháng, → đảm bảo quy trình sản xuất và kết quả
là hằng định
– 3 lô: sản xuất ở quy mô pilot, có cùng quy trình với sản xuất ở quy mô công
nghiệp dự kiến trong tương lai, có bao bì cũng tương đương với sản phẩm dự kiến lưu hành thị trường Chất lượng tương đương hoặc cao hơn kết quả của các thử nghiệm trước đó
– Nếu 3 lô này không đại diện được quy mô sản xuất công nghiệp, thì 3 lô đầu tiên của sản phẩm được lưu hành thị trường (sau khi được cơ quan quản lý phê
duyệt) sẽ được sử dụng để thực hiện thử nghiệm này
Trang 22THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG
Thử nghiệm độ ổn định dài hạn của hoạt chất và công thức lưu hành được đóng gói trong bao bì cuối cùng dùng để đăng kí
thuốc và lưu hành
➢ Các điều kiện cụ thể: ASEAN hay ICH
➢ Các thuốc bào chế lại (ví dụ hoàn nguyên sản phẩm đông khô, pha loãng, trộn với các thuốc khác…) trước khi phân phát cho bệnh
Trang 23Dạng thuốc Các chỉ tiêu phải thực hiện khi thử độ ổn định thuốc giai đoạn thử nghiệm dài hạn
Viên nén hình dạng, màu săc, mùi, định lượng, sản phẩm phân hủy, độ hòa tan, độ ẩm, độ rã
Viên nang cứng tính chất bao gồm độ giòn, màu sắc, mùi, độ hòa tan, độ ẩm và giới hạn vi sinh vật.
Viên nang mềm Hình dạng, màu sắc, mùi, định lượng, sản phẩm phân hủy, độ hòa tan, giới hạn nhiễm
khuẩn, pH, độ rò rỉ, độ dày màng, khả năng tạo tủa và độ đục trong dung môi hòa tan.
Nhũ dịch Tính chất (bao gồm sự tách pha), màu sắc, mùi định lượng, sản phẩm phân hủy, pH, độ
nhớt, giới hạn nhiễm khuẩn, hàm lượng chất bảo quản, kích thước tiểu phân, phân bố tiểu phân
Dung dịch uống Tính chất (bao gồm độ đục, độ trong, giới hạn tiểu phân), màu sắc, mùi, định lượng, sản
phẩm phân hủy, pH, giới hạn nhiễm khuẩn, hàm lượng chất bảo quản
Hỗn dịch uống Tính chất, màu sắc, mùi, định lượng, sản phầm phân hủy, pH, giới hạn nhiễm khuẩn, chất
bảo quản, độ tái phân tán, tính chất lưu biến học (độ nhớt, độ chảy…), kích thước tiểu phân, phân bố
Bột uống Tính chất, màu sắc, độ ẩm, độ hòa tan, và các chỉ tiêu của dung dịch uống, hoặc hỗn dich
uống sau khi pha thành dung dịch hoặc hỗn dịch
Bảng thống kê các chỉ tiêu cần thử cho
từng dạng thuốc
Các hướng dẫn của ASEAN hay ICH cung cấp rất đầy đủ các chỉ tiêu thử nghiệm cho từng dạng dùng cụ thể
Trang 24Dạng thuốc Các chỉ tiêu phải thực hiện khi thử độ ổn định thuốc giai đoạn thử nghiệm dài hạn
Dung dịch hít Tính chất, màu săc, định lượng, sản phẩm phân hủy, pH, độ vô khuẩn, các chỉ tiêu về giới
hạn tiểu phân, chất bảo quản, chất chống oxy hóa (nếu có), độ đồng đều khối lượng, độ mất khối lượng (bay hơi), tạp chất thôi ra từ bao bì plastic, độ đàn hồi của bao bì, và các thành phần bao bì khác.
nano dung cho da.
Tính chất, độ trong, màu sắc, độ đồng nhất, mùi, pH, tái phân bố (dạng lotion), độ đặc, độ nhớt, phân bố kích thước tiểu phân (dạng hỗn dịch), định lượng, tạp phân hủy, chất bảo quản, chất chống oxy hóa, giới hạn nhiễm khuẩn hoặc độ vô khuẩn, độ mất khối lượng.
Trang 25SẢN PHẨM LƯU HÀNH THỊ TRƯỜNG
➢ Chương trình thử nghiệm độ ổn định thuốc:
– Thuyết phục với các cấp có thẩm quyền về công thức, quy trình và tuổi thọ của thuốc (mới hoặc làm lại công thức) là đáp ứng đủ yêu cầu
– Có dữ liệu đáng tin cậy để đảm bảo chất lượng sản phẩm vẫn phù hợp với tuổi thọ đã đăng kí
➢ Công thức cuối cùng và quy trình lưu hành sản phẩm trên thị trường phải được hoàn thành sớm nhất có thể trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng
➢ Các yêu cầu và các bước thẩm tra dành cho Thuốc mới (NDA) và thuốc generic tuân theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền.
25
Trang 26LÀM LẠI CÔNG THỨC, THAY ĐỔI NƠI SẢN XUẤT, CÁC SỰ CỐ PHÁT SINH
➢ Sau khi được chấp thuận lưu hành trên thị trường: việc theo dõi độ
ổn định thuốc vẫn tiếp tục.
– thay đổi một hành nhiều thành phần trong công thức
– thay đổi quy trình sản xuất
– thay đổi nơi sản xuất (Hướng dẫn của FDA chú ý đặc biệt đến điểm
26
Trang 27CÁC KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÊN THỊ
TRƯỜNG
27
➢ Dù nguyên liệu hay sản phẩm đã được đảm bảo bởi kết quả bởi
phòng QC/QA, và mới được nhập kho, hay phân phối, vẫn phải
được quan tâm đến độ ổn định một cách đầy đủ Mẫu lưu được bảo quản trong điều kiện lý tưởng tại kho của nhà sản xuất thường có giá trị giới hạn Vì chúng không bị xếp vào vách của xe tải, hay bị để sát những vùng bị mặt trời chiếu trực tiếp, hay ở những nơi lạnh
chính xác độ ổn định của sản phẩm trong kênh phân phối Do vậy, từ những năm 1950, một số công ty Dược phẩm Mỹ đã phải định kì lấy mẫu đang lưu hành trên thị trường để đánh giá chất
lượng của chúng.
Trang 28CÁC KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÊN THỊ
TRƯỜNG
28
– Các chỉ tiêu: thường chỉ liên quan đến khía cạnh hóa dược học mà
thiếu nhiều khía cạnh liên quan đến lưu thông trên thị trường
• Độ ổn định vật lý của viên nén trong quá trình lưu thông: chỉ tiêu độ rơi vỡ
• Polypeptide và protein : chỉ tiêu độ đông lạnh / rã đông, vì nếu điều kiện bảo quản không ổn định do di chuyển, → không thể trở lại trạng thái ban đầu.– Không thể
• lấy mẫu tất cả các nhà phân phối trên thị trường
• kiểm soát điều kiện bảo quản của nhà phân phối– → Thường lấy mẫu một số kênh phân phối nhất định
– → gắn nhãn chỉ thị nhiệt độ và cảm biến để truyền dữ liệu về điều kiện bảo quản thuốc để có thể kiểm soát và đánh giá điều kiện bảo quản trong quá trình phân phối thuốc.
Trang 29CÁC KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TRÊN THỊ
TRƯỜNG
29
➢ Thuốc dễ hủy: không đạt tiêu chuẩn cơ sở
– sau 2 tuẩn bảo quản ở 50 oC, trong bao bì cuối cùng ở bất cứ độ ẩm nào,
– sau 4 tuẩn bảo quản ở 40 oC, trong bao bì cuối cùng ở độ ẩm 75%,
– sau 4 tuẩn bảo quản ở 25 oC, không bao bì (trên dĩa hở) ở độ ẩm 60%
– → phải thiết kế điều kiện bảo quản riêng
– Nếu trong lịch sử lưu thông, thuốc từng được để ở 40 oC suốt 24 giờ, thì phải sử dụng thuốc trong vòng 4 tháng kể từ thời điểm đó
➢ Khiếu nại: phải được nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân → hành động khác phục,
➢ Hàng trả lại: không có quy định chính thức
– Tiến hành kiểm nghiệm lại: toàn bộ tiêu chuẩn/ các chỉ tiêu hóa lý liên quan đến dấu hiệu thay đổi của thuốc
– Thường không có sự khác biệt có ý nghĩa về chất lượng của hàng trả lại với sản phẩm đang lưu thông trên thị trường, và không đại diện cho lô thuốc đang lưu hành, tuy nhiên vẫn cần theo dõi hàng trả lại, vì đó có thể là dấu hiệu sơ khởi cho các vấn đề khác lớn hơn (ví dụ lỗi bị trả lại xuất hiện quá thường xuyên)
Trang 30SỰ KIỂM SOÁT VÀ SỬ DỤNG SẢN PHẨM Ở BỆNH
NHÂN
30
➢ Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân bảo quản thuốc khác xa điều kiện tối ưu Nhưng các cấp có thẩm quyền vẫn yêu cầu xem xét tuổi thọ thuốc đến khi bệnh nhân sử dụng liều cuối cùng Rõ ràng điều này là không khả thi Dĩ nhiên, phù hợp nhất là các nhân viên y tế
nên bỏ thời gian ra để hướng dẫn bênh nhân cách bảo quản thuốc đúng cách Và các nhà sản xuất nên hỗ trợ họ thực hiện điều này.