1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh quảng bình

98 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khóa luận tốt nghiệp đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Tác giả Mai Văn Hoài
Người hướng dẫn T.S. Trương Tấn Quân
Trường học Đại học kinh tế Huế
Chuyên ngành Nông lâm ngư
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2016
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

...49 Bảng 2.11: Đánh giá của các doanh nghiệp về môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình……….53 Bảng 2.12: Kết quả kiểm định phương sai theo loại hình doanh nghiệp………65 Bảng 2.13:

Trang 1

Lời Cảm ƠnLời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô trường Đại học kinh tế Huế, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em,

đó chính là những nền tảng cơ bản, là những hành trang vô cùng quý giá, là bước đầu cho em bước vào sự nghiệp sau này trong tương lai Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy giáo, Tiến Sĩ Trương Tấn Quân đã tận tình quan tâm giúp đỡ em trong bốn tháng qua, giải đáp những thắc mắc của em trong quá trình thực tập Nhờ đó

em có thể hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này

Bên cạnh đó em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Trưởng phòng và các anh chị trong Phòng Kinh Tế Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Quảng Bình đã tạo cơ hội cho em có thể tìm hiểu rõ về môi trường làm việc thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường em chưa được biết Em xin chân thành cảm ơn chị Nguyễn Thuý Hằng – chuyên viên phòng Kinh tế dù chị rất bận rộn với công việc nhưng vẫn dành thời gian chỉ bảo, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể tìm hiểu, thu thập thông tin phục vụ cho bài khoá luận tốt nghiệp

Trong quá trình thực tập và làm bài vì chưa có kinh nghiệm thực tế chỉ dựa vào

lý thuyết đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên bài khoá luận không tránh khỏi những sai sót Kính mong nhận được sự nhận xét, góp ý của Quý Thầy, Cô cũng như Chú, các anh chị trong Phòng Kinh Tế Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Quảng Bình để kiến thức của em ngày càng hoàn thiện hơn và rút ra những kinh nghiệm bổ ích có thể áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 5 năm 2016

Sinh viên

Mai Văn Hoài Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 2

M ỤC LỤC

Contents

DANH M ỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii

PH ẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4.1 Đối tượng nghiên cứu 2

4.2 Ph ạm vi nghiên cứu 2

4.2.1 Phạm vi thời gian 2

4.2.2 Ph ạm vi không gian 2

5 K ết cấu luận văn 2

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH CÔNG NGHI ỆP TỈNH QUẢNG BÌNH 4

1.1 Cơ sở lý luận 4

1.1.1 Vốn đầu tư 4

1.1.1.1 Khái ni ệm vốn đầu tư 4

1.1.1.2 Đặc điểm của vốn đầu tư 4

1.1.1.3 Phân loại nguồn vốn đầu tư 7

1.1.2 Lý luận chung về ngành công nghiệp 11

1.1.2.1 Khái niệm ngành công nghiệp 11

1.1.2.2 Phân loại công nghiệp 11

1.1.2.3 Đặc điểm của ngành công nghiệp 12

1.1.3 Vai trò của vốn đầu tư đối với ngành công nghiệp 13

1.1.3.1 Vốn đầu tư giải quyết tình trạng thiếu vốn cho đầu tư phát triển của nền kinh tế quốc dân 13 1.1.3.2 Vốn đầu tư góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo ra những “cú hích” cho sự phát triển .14

1.1.3.3 V ốn đầu tư thúc đẩy đầu tư mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuât, nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh và hiện đại hoá doanh nghiệp 14

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 3

1.1.3.4 V ốn đầu tư góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm mới và

nâng cao thu nhập cho người lao động 15

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp 16

1.1.4.1 V ị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 16

1.1.4.2 Môi trường chính trị - kinh tế - xã hội 17

1.1.4.3 Luật pháp và cơ chế chính sách 17

1.1.4.4 Th ủ tục hành chính 17

1.1.4.5 Cơ sở hạ tầng 17

1.1.4.6 Nguồn lực về con người 18

1.1.5 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp……….18

1.2 Cơ sở thực tiễn 18

1.2.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011-2015………18

1.2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 20

1.2.3 Tình hình thu hút v ốn đầu tư vào tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH 24

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 24

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Bình 24

2.1.1.1 V ị trí địa lý 24

2.1.1 2 Địa hình 24

2.1.1.3 Khí hậu 24

2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 25

2.1.2.1 Tài nguyên đất 25

2.1.2.2 Tài nguyên động, thực vật 25

2.1.2.3 Tài nguyên biển và ven biển 25

2.1.2.4 Tài nguyên nước 26

2.1.2.5 Tài nguyên khoáng sản 26

2.1.3 Nguồn nhân lực 26

2.1.3.1 Dân s ố và lao động 26

2.1.3.2 Kết cấu hạ tầng – kỹ thuật 30

2.1.4 Tình hình kinh t ế xã hội của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015 .30

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 4

2.1.3 Thu ận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong thu hút vốn đầu tư vào ngành công

nghiệp tỉnh Quảng Bình .33

2.1.3.1 Thu ận lợi 33

2.1.3.2 Khó khăn 34

2.1.3.3 Cơ hội 35

2.1.3.4 Thách th ức 37

2.2 Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015 37

2.2.1 Tình hình phát tri ển Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 37

2.2.2 Tình hình thu hút v ốn đầu tư cho phát triển kinh tế Quảng Bình giai đoạn 2011-2015 39

2.2.3 Vốn đầu tư vào Công Nghiệp tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015 41

2.2.3.1 Quy mô v ốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh Quảng Bình phân theo nguồn vốn giai đoạn 2011-2015 41

2.2.3.2 Tình hình thu hút v ốn đầu tư vào các nhóm ngành công nghiệp tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015 44

2.2.3.3 Tình hình thu hút v ốn đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015 .49

2.3 Đánh giá của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 52

2.3.1 Đánh giá của các doanh nghiệp về môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình………53

2.3.2 Kiểm đinh ANOVA về sự khác biệt trong việc đánh giá về môi trường đầu tư giữa các doanh nghiệp……… 54

2.3.2.1 Ki ểm định ANOVA về sự khác biệt trong việc đánh giá môi trường đầu tư theo loại hình doanh nghiệp 54

2.3.2.2 Ki ểm định ANOVA về sự khác biệt trong việc đánh giá môi trường đầu tư theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp 57

2.3.3 Đánh giá chung về các khó khăn của doanh nghiệp khi hoạt động tại địa phương 59

2.4 Nh ững thành tựu và hạn chế nhờ thu hút vốn đầu tư vào công nghiệp tỉnh Quảng Bình 61

2.4.1 Thành tựu 61

2.4.2 H ạn chế 62

2.4.2.1 Hạn chế 62

2.4.2.2 Nguyên nhân 62

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH 64 3.1 Định hướng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh Quảng Bình 64

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 5

3.1.1 Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 64

3.1.1.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển 64

3.1.1.1.1 Quan điểm phát triển 64

3.2.1.1.2 Mục tiêu phát triển 64

3.1.2 Định hướng phát triển các chuyên ngành công nghiệp 65

3.1.2.1 Ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản 65

3.1.2.2 Công nghiệp cơ bản 65

3.1.2.3 Công nghi ệp chế biến nông, lâm, thủy sản 66

3.1.2.4 Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 66

3.1.2.5 Công nghiệp điện, nước 67

3.1.2.6 Công nghi ệp dệt may, da giày 67

3.1.3 Định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp 67

3.1.4 Nhu cầu vốn đầu tư 68

3.2 Nh ững giải pháp thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh Quảng Bình 68

3.2.1 Gi ải pháp về quy hoạch 68

3.2.2 Gi ải pháp về nguồn vốn 68

3.2.3 Gi ải pháp về phát triển hạ tầng kinh tế 69

3.2.4 Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực 70

3.2.5 Gi ải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm 71

3.2.6 Gi ải pháp về khoa học công nghệ 71

3.2.7 Giải pháp về bảo vệ môi trường 71

3.2.8 Gi ải pháp về cơ chế chính sách 72

3.2.9 Nâng cao năng lực bộ máy hành chính địa phương 72

3.2.10 Các giải pháp khác 73

PH ẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74

3.1 K ết luận 74

3.2 Kiến nghị 75

3.2.1 Đối với Trung ương 75

3.2.2 Đối với UBND tỉnh 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

PHỤ LỤC 1 2

PH Ụ LỤC 2 6

PHỤ LỤC 3 11

PHỤ LỤC 4 13

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 6

DANH M ỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VĐT: Vốn đầu tư

UBND: U ỷ ban nhân dân

KCN: Khu công nghi ệp

TTCN: Ti ểu thủ công nghiệp

Trang 7

DANH M ỤC CÁC ĐỒ THỊ

Bi ểu đồ 2.1:Cơ cấu vốn đầu tư phân theo ngành kinh tế tỉnh Quảng Bình năm 2011 ( biểu đồ a)

và năm 2015 (biểu đồ b) .41 Biểu đồ 2.2:Tổng mức vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015 .43 Biểu đồ 2.3: Tình hình thu hút vốn đầu tư vào nhóm ngành công nghiệp khai khoáng và giá trị

s ản xuất ngành khai khoáng theo giá hiện hành của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015 47 Biểu đồ 2.4: Tình hình thu hút vốn đầu tư vào nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và giá

tr ị sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo giá hiện hành của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015……… 49

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 8

DANH M ỤC CÁC BẢNG BIỂU

B ảng 1.1: Vốn đầu tư vào các nhóm ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2014 19

B ảng 1.2: Vốn đầu tư phát triển tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015 22 Bảng 2.1: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn 28 Bảng 2.2: Lao động và cơ cấu sử dụng lao động tỉnh Quảng Bình 29

B ảng 2.3: Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình theo giá so sánh (năm 2010) phân theo ngành kinh tế 31

B ảng 2.4: So sánh tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình theo giá so sánh năm 2010 phân theo ngành kinh tế .32

B ảng 2.5: Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015 33

B ảng 2.6: Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế Quảng Bình giai đoạn 2011-2015 40 Bảng 2.7: Vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015 phân theo ngu ồn vốn 42 Bảng 2.8: Vốn đầu tư vào các nhóm ngành công nghiệp tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015 .44 Bảng 2.9: So sánh tốc độ thu hút VĐT vào các nhóm ngành công nghiệp tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015 45 Bảng 2.10: Hiện trạng các khu kinh tế, khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015 49

B ảng 2.11: Đánh giá của các doanh nghiệp về môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình……….53

B ảng 2.12: Kết quả kiểm định phương sai theo loại hình doanh nghiệp………65

B ảng 2.13: Kết quả kiểm định ANOVA về các loại hình doanh nghiệp………56

B ảng 2.14: Kết quả kiểm định phương sai theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp……….57 Bảng 2.15: Kết quả kiểm định ANOVA theo lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp…… 58 Bảng 2.16: Ý kiện của doanh nghiệp về các khó khăn khi hoạt động tại địa phương…………59

B ảng 2.17:Kết quả kiểm định One sample T-test về khó khăn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ở địa phương……… 60

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 9

TÓM T ẮT NGHIÊN CỨU

Qua đề tài “Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp

t ỉnh Quảng Bình” :

M ục tiêu nghiên cứu:

Xem xét tình hình thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp của tỉnh Quảng Bình trong những năm qua Đánh giá hiệu quả, những hạn chế khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp của tỉnh Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp của tỉnh trong những năm tiếp theo

D ữ liệu phục vụ cho nghiên cứu:

Thông qua các tạp chí, sách báo, báo cáo phát triển kinh tế - xã hội, báo cáo tình hình thực hiện… liên quan đến nội dung vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập và phân tích số liệu

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn

- Phương pháp nghiên cứu thực tế hiện trường

- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo

K ết quả nghiên cứu đạt được:

Thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015 được thực hiện vào 3 ngành chính: khai khoáng,chế biến chế tạo, Sản xuất và phân

phối điện,nước,khí đốt,nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí Cùng với đó là sự phát triển của các khu Công nghiệp đã đem lại hiệu quả lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân Tuy nhiên trong quá trình thu hút vốn đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế Các cơ quan, doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện một số giải pháp khắc phục những khó khăn, hạn chế để tăng khả năng thu hút và sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn trong

những năm tiếp theo

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 10

PH ẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính c ấp thiết của đề tài

Vốn đầu tư đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội, song việc vốn được tạo từ đâu và bằng cách nào phụ thuộc rất lớn vào chính sách của mỗi tỉnh/thành phố Trong những năm qua, Việt Nam đã mở rộng cửa đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành kinh

tế; phạm vi cấm và hạn chế đầu tư đối với nước ngoài không nhiều Nhà nước đã khuyến khích các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án trên toàn lãnh thổ, kể cả ở thành thị, nông thôn và miền núi với những ưu đãi đặc biệt cho các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội không thuận lợi

Đặc biệt để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì ngành công nghiệp của mỗi quốc gia cần được đầu tư và chú trọng hơn nên đòi hỏi nguồn vốn đầu

tư lớn Do đó, việc huy động vốn đầu tư vào ngành công nghiệp trở thành nhiệm vụ hàng đầu của mỗi quốc gia Điểm mạnh của phát triển công nghiệp là thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu khoa

học công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến; tạo thêm nhiều việc làm,góp phần xoá đói

giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế và tri thức cho người dân, từ đó thúc đẩy quá trình CNH, HĐH đất nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Quảng Bình là tỉnh có nhiều lợi thế với vị trí địa lý và nguồn tài nguyên phong phú Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên việc thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp của tỉnh chưa đạt hiêu quả cao, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh

Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi chọn đề tài “Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành Công nghi ệp Tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015” làm đề tài nghiên cứu

khoá luận tốt nghiệp của mình

2 M ục tiêu nghiên cứu

Trang 11

3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện thông qua các phương pháp nghiên cứu đánh giá:

- Phương pháp thu thập, phân tích số liệu từ các báo cáo của cơ quan chính quyền

và các bộ phận liên quan

- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu qua các năm để rút

ra sự thay đổi về mặt kinh tế qua các năm

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

- Phương pháp điều tra chọn mẫu: Lấy ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Vốn đầu tư của các dự án vào các ngành công nghiệp và KCN

4.2 Ph ạm vi nghiên cứu

4.2.1 Ph ạm vi thời gian

Thời gian nghiên cứu của đề tài từ năm 2011-2015

4.2.2 Ph ạm vi không gian

Nghiên cứu tình hình thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Quảng Bình trong đó bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp

và các khu công nghiệp

5 K ết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm ba chương :

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh Quảng Bình

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 12

Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh Quảng Bình

Chương 3: Định hướng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp

tỉnh Quảng Bình

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 13

PH ẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU

TƯ VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 V ốn đầu tư

1.1.1.1 Khái ni ệm vốn đầu tư

Từ trước đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về vốn, mỗi quan điểm đều

có cách tiếp cận riêng Nhưng có thể nói với thực chất chính là biểu hiện bằng tiền, là giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ Vốn là biểu hiện bàng tiền của tất cả các nguồn lực đã bỏ ra để đầu tư Nguồn lực có thể là của cải vật chất tài nguyên thiên nhiên là sức lao động và tất cả các tài sản vật chất khác Trong nền kinh tế thị trường,

vốn được quan niệm là toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu trong các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp Như vậy, vốn là yếu tố không thể thiếu của hoạt động sản xuất kinh doanh, là điều kiện đầu tiên để tiến đến hoạt động kinh doanh

Theo luật đầu tư được Quốc Hội khoá XI thông qua ngày 29/11/2005 thì “ Vốn

đầu tư là tiền là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đẩu tư theo hình th ức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiêp” [14, tr.2]

1.1.1.2 Đặc điểm của vốn đầu tư

Thứ nhất,vốnlà đại diện cho một lượng giá trị tài sản, có nghĩavốnlà biểu hiện

bằng giá trị của các tài sản hữu hình và vô hình như: nhà xưởng, đất đai, máy móc, thiết bị, chất xám, thông tin,… Một lượng tiền phát hành đã thoát lý giá trị thực của hàng hoá để đưa vào đầu tư, những khoản nợ không có khả năng thanh toán thì không được coi là vốn

Thứ hai,vốn luôn vận động để sinh lời Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng tiền

chỉ là dạng tiềm năng của vốn Để biến thành vốn thì đồng tiền đó phải được đưa vào

hoạt động kinh doanh nhằm kiếm lời Trong quá trình vận động, đồng vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện, nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng của vòng tuần hoàn

phải là giá trị- là tiền Đồng vốn phải quay về xuất phát với giá trị lớn hơn- đó là nguyên lý đầu tư, sử dụng và bảo toàn vốn Do vậy khi đồng vốn bị ứ đọng, tài sản cố định không được sử dụng, tài nguyên, sức lao động không được dùng đến và nảy sinh

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 14

các khoản nợ khó đòi… là đồng vốn “chết” Mặt khác, tiền có vận động nhưng bị phân tán quay về nơi xuất phát với giá trị thấp hơn thì đồng vốn cũng không được đảm bảo, chu kỳ vận động tiếp theo sẽ bị ảnh hưởng

Thứ ba,vốn không tách rời chủ sở hữu trong quá trình vận động, mỗi đồng vốn

phải gắn với một chủ sở hữu nhất định Nếu đồng vốn không rõ ràng về chủ sở hữu sẽ

có chi phí lớn và không hiệu quả Trong nền kinh tế thị trường, chỉ có xác định rõ chủ

sở hữu thì đồng vốn mới được sử dụng hợp lý và có hiệu quả cao Cần phải phân biệt

giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn, đó là hai quyền khác nhau Tuy nhiên, tuỳ theo hình thức đầu tư mà người có quyền sở hữu và quyền sử dụng là đồng nhất hoặc riêng rẽ Và dù trong trường hợp nào, người sở hữu vốn vẫn được ưu tiên đảm bảo quyền lợi và được tôn trong quyền sở hữu của mình Đây là một nguyên tắc để huy động vàquản lý vốn

Thứ tư,phải xem xét về yếu tố thời gian của đồng vốn, điều này có nghĩa là vốn

có giá trị về mặt thời gian Trong điều kiện cơ chếthị trường, phải xem xét yếu tố thời gian vì ảnh hưởng sự biến động của giá cả, lạm phát nên giá trị của đồng tiền ở mỗi

vốn không di chuyển nhượng qua sự vay nợ Người vay phải trả một tỷ lệ lãi suất hay chính là giá của quyền sử dụng vốn, vốn khi bán đi sẽ không mất quyền sở hữu mà chỉ

mất quyền sử dụng trong một thời gian nhất định Việc mua này diễn ra trên thị trường tài chính, giá mua bán tuân theo quan hệ cung- cầu vốn trên thị trường

Thứ bảy,vốn không chỉ được biểu biện bằng tiền của những tài sản hữu hình mà

nó còn biểu hiện giá trị của những tài sản vô hình như nhãn hiệu, bản quyền, phát

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 15

minh sáng chế, bí quyết công nghệ, vị trí địa lý kinh doanh… Cùng với sự phát triển

của nền kinh tế thị trường, sự tiến bộ của khoa học công nghệ thì những tài sản vô hình ngày càng phong phú và đa dạng, giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Do vậy, tất cả các tài sản này phải được lượng hoá để quy

về giá trị Việc xác định chính xá giá trị của các tài sản nói chung và các tài sản vô hình nói riêng là rất cần thiết khi gópvốn đầu tưliên doanh, khi đánh giá doanh nghiệp, khi xác định giá trị để phát hành cổ phiếu Những đặc trưng trên cho thấy rằng

vốn kinh doanh được sử dụng cho sản xuất kinh doanh tức là mục đích tích luỹ chứ không phải là mục đích tiêu dùng như một số quỹ tiền tệ khác trong doanh nghiệp

Vốn kinh doanh được ứng ra trước khi hoạt động sản xuất kinh doanh được bắt đầu

Và sau một chu kỳ hoạt động vốn kinh doanh phải được thu về để sử dụng cho các chu

kỳ hoạt động tiếp theo

Muốn có vốn thì phải có tiền, nhưng có tiền cũng chưa phải là có vốn, tiền được coi là vốn khi có những điều kiện sau:

– Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định, nói cách khác tiền phải đảm bảo bằng một lượng hàng hoá có thực

– Tiền phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định thì mới đủ sức để đầu

tư cho một dự án kinh doanh nào đó dù là nhỏ nhất Nếu tiền nằm rải rác khắp nơi, không được thu gom thành khoản thì cũng không làm được việc gì

– Khi đã đủ về lượng, tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lợi

Ngoài ra, riêng đối với loại vốn đặc biệt- sức lao động, yếu tố cơ bản quan trọng

nhất trong các loại vốn,còn có những đặc điểm riêng:

– Là nguồn duy nhất sáng tạo ra giá trị mới

– Vừa là chủ thể quản lý vừa là đối tượng quản lý

– Khả năng làm việc tiềm ẩn trong mỗi người phụ thuộc vào tình cảm, môi trường làm việc xung quanh… và chỉ biểu hiện khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh

Như vậy, ta thấy rằng phạm trù vốn cần phải được nhận thức cho phù hợp và

thấu đáo Đó là cơ sở cho việc hoạch định chính sách và cơ chế, nhằm nâng cao hiệu

quả sử dụng vốn cho các doanh nghiệp

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 16

1.1.1.3 Phân lo ại nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển của xã hội được hình thành trên cơ sở động viên nguồn lực trong nước và ngoài nước, thông qua các công cụ chính sách,cơ chế, luật pháp

Nguồn vốn trong nước bao gồm: nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng ( tín dụng nhà nước và tín dụng ngân hàng), các nguồn vốn khác (vốn đầu tư

của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư) Nguồn vốn ngoài nhà nước gồm có: đầu

tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn vay, viện trợ và các nguồn vốn khác

a Ngu ồn vốn trong nước

• Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước:

+ NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước trong dự toán, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm

bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước

+ Đây chính là nguồn chi của ngân sách Nhà nước cho đầu tư Đó là một nguồn

vốn đầu tư quan trọng trong chiến lựơc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho các công tác lập và thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kích thích tăng trưởng kinh tế

• Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước:

+ Vốn tính dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách (phương thức “xin – cho”) sang phương thức tín

dụng với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp (phương thức “vay – trả”)

+ Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể

việc bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước Với cơ chế tín dụng, các đợn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay Chủ đàu tư là người vay

vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn Vốn tín dụng đầu tư phát

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 17

triển của Nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ hình thức cấp phát ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp

• Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước:

Được xác định là thành phần chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm giữ một khối lượng vốn khá lớn Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng đánh giá một cách công bằng thì khu vực thì khu vực kinh tế Nhà nước với sự tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn đóng một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần.Với chủ trương tiếp tục đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, hiệu quả

hoạt động của khu vực kinh tế này ngày càng được khẳng định, tích luỹ của các doanh nghiệp Nhà nước ngày càng gia tăng và đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn đầu tư

của toàn xã hội

• Nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân:

Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ

của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà còn được huy động triệt để

Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận không nhỏ trong dân cư

có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hay do tích luỹ truyền thống Nhìn

tổng quan nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặt … nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn huy động

của toàn bộ hệ thống ngân hàng Vốn của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu

của các hộ gia đình Quy mô của các nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào:

- Trình độ phát triển của đất nước (ở những nước có trình độ phát triển thấp thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp)

+ Tập quán tiêu dùng của dân cư

+ Chính sách động viên của Nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp với xã hội

• Thị trường vốn trong nước

Thị trường vốn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của các nước có nền kinh tế thị trường Nó là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 18

cho các chủ đầu tư - bao gồm cả Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp Thị trường

vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn

tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hút mọi nguồn vốn nhàn dỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế Đây được coi là một lợi thế mà không một

phương thức huy động nào có thể làm được

b Ngu ồn vốn đầu tư nước ngoài

Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nuớc ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dòng lưu chuyển vốn quốc tế (international capital flows) Về thực chất, các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu thị quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng từ các nước phát triển

đổ vào các nước đang phát triển thường được các nước thế giới thứ ba đặc biệt quan tâm Dòng vốn này diễn ra với nhiều hình thức Mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu

và điều kiện thực hiện riêng, không hoàn toàn giống nhau Theo tính chất lưu chuyển

vốn, có thể phân loại các nguồn vốn nước ngòai chính như sau:

- Tài trợ phát triển vốn chính thức (ODF - official development finance) Nguồn này bao gồm: Viện trợ phát triển chính thức (ODA -offical development assistance) và các hình thức viện trợ khác Trong đó, ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF;

- Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế

• Viện trợ phát triển chính thức (ODA):

Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển So với các hình thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn vốn ODF nào khác Ngoài các điều

kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay tương đối lớn, bao giờ trong ODA cũng có

yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 25%

Mặc dù có tính ưu đãi cao, song sự ưu đãi cho loại vốn này thường di kèm các điều kiện và ràng buộc tương đối khắt khe (tính hiệu quả của dự án, thủ tục chuyển giao vốn và thị trường…) Vì vậy, để nhận được loại tài trợ hấp dẫn này với thiệt thòi

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 19

ít nhất, cần phải xem xét dự án trong điều kiện tài chính tổng thể Nếu không việc tiếp

nhận viện trợ có thể trở thành gánh nặng nợ nần lâu dài cho nền kinh tế Điều này có hàm ý rằng, ngoài những yếu tố thuộc về nội dung dự án tài trợ, còn cần có nghệ thuật thoả thuận để vừa có thể nhận vốn, vừa bảo tồn được những mục tiêu có tính nguyên

tắc

• Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI):

+ FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhân hay công ty nước ngoài

đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này

+ Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về trình độ kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn Vì thế nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở các nước nhận đầu tư

• Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế :

+ Điều kiện ưu đẫi dành cho loại vốn này không dễ dàng như đối với nguồn vốn ODA Tuy nhiên, bù lại nó có ưu điểm rõ ràng là không có gắn với các ràng buộc về chính trị, xã hội Mặc dù vậy, thủ tục vay đối với nguồn vốn này thường là tương đối

khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao là những trở ngại không nhỏ đối với các nước nghèo

+ Do được đánh giá là mức lãi suất tương đối cao cũng như sự thận trọng trong kinh doanh ngân hàng (tính rủi ro ở nước đi vay, của thị trường thế giới và xu hướng lãi suất quốc tế), nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại thường được sử

dụng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và thường là ngắn hạn Một bộ phận của nguồn vốn này có thể được dùng để đầu tư phát triển Tỷ trọng của nó có thể gia tăng

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 20

nếu triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế là lâu dài, đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu

của nước đi vay là sáng sủa

• Thị trường vốn quốc tế:

+ Thị trường vốn quốc tế được biểu hiện bằng sự phát triển của thị trường chứng khoán

+ Với xu hướng toàn cầu hoá, mối liên kết ngày càng tăng của các thị trường vốn

quốc gia vào hệ thống tài chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng vế các nguồn vốn cho

mỗi quốc gia và làm tăng khối lượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu, tạo sự đa

dạng về nguồn vốn

+ Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều có thị trường chứng khoán để huy động vốn đầu tư từ nước ngoài hay thông qua thị trường này Chính phủ các nước đang phát triển có thể phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế để huy động lượng

vốn lớn tập trung cho phát triển kinh tế

1.1.2 Lý lu ận chung về ngành công nghiệp

1.1.2.1 Khái ni ệm ngành công nghiệp

Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật

chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ

trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật

Một nghĩa rất phổ thông khác của công nghiệp là "hoạt động kinh tế quy mô lớn,

sản phẩm (có thể là phi vật thể) tạo ra trở thành hàng hóa" Theo nghĩa này, những

hoạt động kinh tế chuyên sâu khi đạt được một quy mô nhất định sẽ trở thành một ngành công nghiệp, ngành kinh tế như: công nghiệp phần mềm máy tính, công nghiệp điện ảnh, công nghiệp giải trí, công nghiệp thời trang, công nghiệp báo chí, v.v

1.1.2.2 Phân lo ại công nghiệp

“Theo quyết định số 486 – TCTK/CN về ban hành bản quy định việc phân ngành

cụ thể trong công nghiệp và bảng mục lục ngành nghề cụ thể trong công nghiệp” có

thể chia Công nghiệp thành 3 nhóm ngành: Công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế

biến, chế tạo và công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 21

- Công nghiệp khai khoáng là ngành công nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sản xuất và đời sống Công nghiệp khai khoáng bao gồm: + Khai thác năng lượng: dầu mỏ, khí đốt, than…

+ Khai thác quặng kim loại: Sắt, đồng, kẽm, bô-xít…

+ Khai thác quặng hoá học: uranium, thori…

+ Khai thác vật liệu xây dựng: đá, cát, sỏi…

Ngành công nghiệp khai khoáng là cơ sở sản xuất nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

- Công nghiệp chế biến, chế tạo chuyên chế biến những sản phẩm của công nghiệp khai thác và sản phẩm của nông nghiệp Ngoài ra công nghiệp chế biến còn bao

gồm cả việc sửa chữa máy móc thiết bị và sửa chữa vật phẩm tiêu dùng Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bao gồm:

+ Công nghiệp chế tạo công cụ sản xuất gồm cơ khí, chế tạo máy, kỹ thuật điện, điện

tử Đây là ngành công nghiệp có vai trò quan trọng vì nó cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế, trang bị cơ sở vật chất cho tất cả các ngành

+ Công nghiệp sản xuất đối tượng lao động gồm hoá chất, hoá dầu, luyện kim,

vật liệu xây dựng Sản phẩm ngành này tiếp tục được cung cấp các yếu tố đầu vào cho các ngành khác Cung cấp phân bón hoá học, thuốc trừ sâu cho nông nghiệp, cung cấp

vật liệu xây dựng cho ngành xây dựng

+ Công nghiệp sản xuất vật phẩm tiêu dùng như dệt may,chế biến thực phẩm

đồ uống, chế biến gỗ- giấy, chế biến thuỷ tinh - sành sứ …

- Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt: cung cấp đầu vào cho

sản xuất và phục vụ đời sống người dân Mọi hoạt động diễn ra hàng ngày đều phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của ngành này

1.1.2.3 Đặc điểm của ngành công nghiệp

Công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định thông qua các quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm

- Sản xuất công nghiệp gồm 2 giai đoạn: giai đoạn tác động vào đối tượng lao động và giai đoạn chế biến Sở dĩ sản xuất công nghiệp bao gồm 2 giai đoạn là vì đối

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 22

tượng lao động của công nghiệp là các khoáng sản nằm sâu trong lòng đất, các thuỷ

sản nằm ở lòng đại dương nên phải khai thác nguyên liệu rồi mới chế biến

- Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ Tính chất tập trung thể

hiện rõ ở việc tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm

- Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành nghề phức tạp, được phân công tỉ

mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng

1.1.3 Vai trò c ủa vốn đầu tư đối với ngành công nghiệp

Vốn đầu tư là điều kiện hàng đầu của tăng trưởng và phát triển ở mọi quốc gia Riêng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, cần phải có một khối lượng vốn lớn Vai trò đó được thể hiện qua một

số tác động chính của vốn đầu tư với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như

sự phát triển công nghiệp nói riêng

1.1.3.1 V ốn đầu tư giải quyết tình trạng thiếu vốn cho đầu tư phát triển của nền kinh t ế quốc dân

Tất cả các nước đang và kém phát triển do tích luỹ nội bộ thấp, muốn phát triển kinh tế của quốc gia mình đều phải có chính sách thu hút, huy động vốn đầu tư ở trong

và ngoài nước Khi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, thì nhu cầu về vốn đầu tư không ngừng tăng lên Thực tế cho thấy, khi tăng trưởng kinh tế càng cao thường gắn

với tỷ lệ đầu tư càng lớn Nhờ có vốn đầu tư mà nhà nước cũng như doanh nghiệp có điều kiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện khoa học, kỹ thuật thế giới phát triển mạnh mẽ

Đối với các nước nghèo và đang phát triển, vốn đầu tư là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế Những quốc gia này luôn rơi vào tình trạng thiếu

vốn đầu tư, lạc hậu về công nghệ và trình độ quản lý Khi nghiên cứu nền kinh tế của các nước đang phát triển và kém phát triển, Paul A.Samuelson đã ví hoạt động sản

xuất và đầu tư của những nước này như là một vòng nghèo đói luẩn quẩn: thu nhập

thấp dẫn đến tiết kiệm và đầu tư thấp; tiết kiệm và đầu tư thấp sẽ cản trở quá trình phát triển của vốn và làm cho tỷ lệ tích luỹ vốn thấp, không đủ vốn cho đầu tư; vốn đầu tư không đủ cho nhu cầu sản xuất sẽ làm cho năng lực sản xuất giảm, năng suất của nền

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 23

kinh tế thấp; điều này dẫn đến kết quả là thu nhập bình quân thấp và lại quay trở về chu kỳ ban đầu

Để phá vỡ vòng luẩn quẩn đó, các nước đang phát triển tạo ra “ một bước đột phá” để phá vỡ mắt xích của nó, để rồi phá vỡ các mắt xích còn lại Một trong những khâu của vòng luẩn quẩn đó chính là vốn dành cho đầu tư phát triển Biện pháp hữu

hiệu nhất có thể coi là bước đột phá để phá vỡ vòng luẩn quẩn là tăng vốn đầu tư cho

nền kinh tế; thu hút và huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển

nền kinh tế, tạo ra tăng trưởng kinh tế làm cho thu nhập tăng lên

1.1.3.2 V ốn đầu tư góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh t ế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo ra những “cú hích” cho sự phát tri ển

Một thực tế cho thấy hầu hết các dự án đều chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ Chỉ có một số ít dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp Chính vì

vậy ở nước ta vốn đầu tư phát triển là một trong những yếu tố góp phần quan trọng thúc đầy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra Trước đây, nền kinh tế nước ta chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động thấp, giá trị thặng dư ít, nên đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn Dưới sự lãnh đạo sang suốt của Đảng trong công cuộc đổi

mới nền kinh tế, đã chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta từ một nước nông nghiệp là chủ

yếu để trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trong từng ngành kinh tế, nhờ có vốn đầu tư mà đã có những chuyển dịch tích

cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả và gắn với sản

xuất thị trường Cơ cấu kinh tế vùng cũng đã có những bước điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu kinh tế và vùng sản xuất chuyên môn hoá cây trồng, vật nuôi đang phát triển nhanh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế

1.1.3.3 V ốn đầu tư thúc đẩy đầu tư mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuât, nâng cao ch ất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh và hiện đại hoá doanh nghiệp

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 24

Nếu đứng trên gốc đọ của một doanh nghiệp, thì vốn đầu tư là điều kiện cực kỳ quan trọng và cần thiết giúp doanh nghiệp trong việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất Nhờ có vốn đầu tư mà doanh nghiệp có thể nghiên cứu sản xuất ra

hoặc mua được những máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại Từ đó, giúp doanh nghiệp có đủ điều kiện để dần dần từng bước hoàn thiện và

hiện đại hoá doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, chỉ những doanh nghiệp nào

biết ứng dụng những tiến bộ của khoa học và công nghệ, luôn đón nhận các thành tựu nghiên cứu khoa học mới, thì doanh nghiệp đó sẽ thành công trong kinh doanh

Mặt khác, nhờ có máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại mà doanh nghiệp tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là các chi phí gián tiếp

và hạ giá thành sản phẩm Đồng thời giúp doanh nghiệp nâng cao được chất lượng sản

phẩm và tăng dần hàm lượng chất xám trong mỗi sản phẩm thay cho hàm lượng vật

chất trước đây, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra có chất lượng cao hơn, nhưng giá bán lại có thể thấp hơn, từ đó nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế Chính nhờ có vốn đầu tư phát triển mà doanh nghiệp nâng được vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường

1.1.3.4 V ốn đầu tư góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm m ới và nâng cao thu nhập cho người lao động

Trình độ, năng lực và kỹ năng của người lao động có tác động không nhỏ đến tốc

độ tăng trưởng của một quốc gia Vì vậy, nhu cầu nâng cao chất lượng lao động hiện nay là một vấn đề được nhiều nước quan tâm Do tình hình thực tế cần thiết phải tuyển

dụng lao động ở các địa phương, đồng thời chi phí thuê lao động nước ngoài thường cao hơn so với lao động trong nước, các doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo lao động địa phương, lao động trong nước để họ có thể sử dụng thành thạo những máy móc thiết

bị Việc đào tạo lao động không chỉ dừng lại đối với những người sản xuất trực tiếp,

mà còn đào tạo cả kỹ năng, trình độ cho cán bộ làm công tác quản lý

Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay, chất lượng và trình độ lao động của các nước

là một trong những tiêu chí quan trọng để thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư ở những nước này Bởi các nhà đầu tư luôn mong muốn

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 25

đầu tư vào những nước có nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao, giá thành rẻ để

có thể tiết kiệm một phần chi phí đào tạo

Vốn đầu tư góp phần thúc đẩy các hoạt động đầu tư trong nước phát triển Thực

tế cho thấy, với sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra

áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp trong nước, buộc các doanh nghiệp này phải đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, để tìm

kiếm lợi nhuận và đứng vững trên thương trường Điều này không chỉ có lợi đối với người tiêu dùng mà còn tạo điều kiện để khai thác có hiệu quả các nguồn lược của đất nước trong đó có các yếu tố như tài nguyên, lao động…

Vốn đầu tư giúp giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế - xã hội như thất nghiệp, lạm phát, cải thiện môi trường sống của xã hội Vốn đầu tư phát triển tạo thêm nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh mới, hình thành các đại lý, dịch vụ cung cấp hàng hoá

và tiêu thụ sản phẩm nên góp phần trực tiếp hay gián tiếp tạo ra việc làm cho người lao động

1.1.4 Các nhân t ố ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghi ệp

Trên cơ sở tiếp cận, phân tích và tổng hợp các lý thuyết nghiên cứu của các nước trên thế giới về các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp

một địa phương, có 7 nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp :

1.1.4.1 V ị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Khi quyết định đầu tư vào một vùng nào đó thì vị trí địa lý là một trong những

yếu tố quan trọng Một vùng có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu vận chuyển …

mới có thể trở thành bàn đạp để những nước đi đầu tư thực hiện mục đích của mình

Vì vậy nó có ý nghĩa như một lợi thế so sánh nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Cũng như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của vùng nhận đầu tư cũng trở thành

một lợi thế so sánh nhằm thu hút đầu tư nước ngoài Điều kiện tự nhiên có thể là các điều kiện về khoáng sản, đất, rừng, nước, khí hậu hay không gian của nước nhận đầu

tư Nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố đầu vào mà còn quyết định tính chất đầu ra

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 26

1.1.4.2 Môi trường chính trị - kinh tế - xã hội

Các nhà đầu tư thường coi yếu tố chính trị là yếu tố hàng đầu để xem xét có nên đầu tư vào vùng này hay không Nền chính trị có ổn định thì mới khuyến khích thu hút

vốn đầu tư còn nếu có sự bất ổn nào trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội cũng đều gây tác động không nhỏ đến nhà đầu tư

Sự ổn định về môi trường chính trị - kinh tế - xã hội như là một điều kiện tất

yếu để phát triển kinh tế, từ đó thu hút đầu tư trong và ngoài nước lại để phát triển kinh tế Do đó nền kinh tế mà càng ổn định thì sự an toàn và sinh lợi của đồng vốn đi đầu tư càng được đảm bảo

1.1.4.3 Lu ật pháp và cơ chế chính sách

Hệ thống pháp luật bao gồm các văn bản pháp luật, các quy định, các văn bản

quản lý hoạt động đầu tư… phản ánh một cách rõ ràng môi trường đầu tư của vùng đó Điều mà nhà đầu tư quan tâm chủ yếu là liệu có sự đảm bảo về pháp luật đối với các tài sản tư nhân và môi trường cạnh tranh có lành mạnh hay không? Các quy định về thuế, các mức thuế và sự phân chia lợi nhuận như thế nào?

Hệ thống pháp luật cũng có thể tạo thuận lợi hoặc cũng có thể làm hạn chế hay

cản trở hoàn toàn hoạt động của các công ty nước ngoài Điều này đặt ra vấn đề là cần

có cơ chế pháp lý rõ ràng, mềm dẻo tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư mà không mất đi

chủ quyền quốc gia

1.1.4.4 Th ủ tục hành chính

Đây là công việc đầu tiên mà nhà đầu tư cần phải làm khi quyết định đầu tư

Thủ tục hành chính bao gồm các khâu như thủ tục đất đai, xét duyệt giấy phép đầu tư,

thủ tục thẩm định dự án… Theo thống kê cho thấy trở ngại lớn nhất đối với thu hút nguồn vốn chính là thủ tục hành chính Điều này không chỉ riêng ở một vùng nhất định

mà diễn ra ở hầu hết các vùng

1.1.4.5 Cơ sở hạ tầng

Trong hoạt động đầu tư thì kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu

quả sản xuất kinh doanh, nhất là ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển vốn Hệ thống cơ

sở hạ tầng bao gồm cả mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc và các cơ sở

dịch vụ tài chính ngân hàng Trình độ cơ sở hạ tầng phần nào phản ánh được trình độ

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 27

phát triển của mỗi vùng, nó tạo ra bộ mặt của vùng và môi trường cho hoạt động đầu

tư Sự phát triển cân đối và toàn diện cơ sở hạ tầng của một vùng được đề ra như một nhu cầu hàng đầu trong việc thu hút vốn đầu tư

1.1.4.6 Ngu ồn lực về con người

Con người với trình độ lao động bằng tri thức, có kỹ năng hay lao động bằng chân tay đều trở thành nguồn lực phục vụ cho đầu tư nước ngoài Chi phí nhân lực (chi phí dùng cho đào tạo, lương, bảo hiểm, phúc lợi) chiếm một bộ phận lớn trong tổng chi phí lưu động, bởi vì đây là yếu tố quyết định đến quản lý, vận hành sản xuất kinh doanh ở giai đoạn thứ ba của quá trình đầu tư Ở các nước đang phát triển chi phí nhân công rẻ do số lượng dồi dào, thường là lợi thế thu hút vốn đầu tư lúc ban đầu, nhưng trình độ công nhân lại là nhược điểm ở đây Do đó ở các nước đang phát triển, nguồn

vốn tập trung hầu hết vào những ngành sử dụng nhiều nhân công, không đòi hỏi kỹ thuật cao

1.1.5 H ệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghi ệp

- Vốn đăng ký

- Vốn đầu tư thực hiện

- Tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký (%) = vốn thực hiện vốn đăng ký × 100

- Tỷ lệ dự án thực hiện so với đăng ký (%) = Dự án thực hiệnDự án đăng ký × 100

- Cơ cấu vốn đầu tư

- Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư (%) =vốn đầu tư năm sauvốn đầu tư năm gốc × 100

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình thu hút v ốn đầu tư vào ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011-2015

Sự phát triển của ngành công nghiệp trong những năm qua đang đóng góp đánh

kể vào sự phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việc đề ra những chính sách ưu đãi và phát triển kết cấu hạ tầng sâu rộng đã tạo điều kiện để thu hút một

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 28

khối lượng lớn vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung Đặc biệt, ngành công nghiệp chế biến chế tạo có sức hút đầu tư nước ngoài khá

lớn với số vốn đăng ký đạt 15,23 tỷ USD năm 2015

B ảng 1.1: Vốn đầu tư vào các nhóm ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2014

ĐVT: Tỷ Đồng Năm

Qua đó, ta thấy ngành chế biến,chế tạo là ngành có lượng vốn đầu tư vào lớn

nhất, tiếp đó là ngành sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt và cuối cùng là ngành Khai khoáng Lượng vốn đầu tư vào nhóm ngành chế biến, chế tạo cũng tăng nhanh qua các năm cho thấy sức hút từ ngành này là rất lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cao Trong khi đó lượng vốn đầu tư vào 2 ngành khai khoáng và sản xuất, phân phối điện, nước, khí đốt có sự tăng giảm ko ổn định do nhu cầu và định hướng phát triển kinh tế Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2015 thu hút

2013 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15,58 tỷ USD, tăng 26,8% về

số dự án và giảm 0,4% về số vốn so với cùng kỳ năm 2014 Đồng thời có 814 lượt dự

án đã cấp phép từ các năm trước được cấp vốn bổ sung với 7,18 tỷ USD Như vậy tổng

vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 22,76 tỷ USD, tăng 12,5%

so với năm 2014 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2015 ước tính đạt 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm trước

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất với số

vốn đăng ký đạt 15,23 tỷ USD, chiếm 66,9% tổng vốn đăng ký; ngành sản xuất và

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 29

phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 2809,3 triệu USD, chiếm 12,4%; ngành kinh doanh bất động sản đạt 2394,7 triệu USD, chiếm 10,5%; các ngành còn lại đạt 2320,1 triệu USD, chiếm 10,2%

Trong số 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam năm 2015, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 2678,5 triệu USD, chiếm 17,2% tổng

vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Ma-lai-xi-a 2447,5 triệu USD, chiếm 15,7%; Xa-moa

1314 triệu USD, chiếm 8,4%; Nhật Bản 1285 triệu USD, chiếm 8,2%; Vương quốc Anh 1265,7 triệu USD, chiếm 8,1%; Xin-ga-po 1035 triệu USD, chiếm 6,6%; Đài Loan 940,4 triệu USD, chiếm 6%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 697,8 triệu USD, chiếm 4,5%; Trung Quốc 665,5 triệu USD, chiếm 4,3%

1.2.2 Tình hình thu hút v ốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, năm 2015, tỉnh này đã thu hút được

gần 2,45 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài Trong đó, có trên 100 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới với tổng vốn gần 1,77 tỷ USD và gần 100 dự án xin điều chỉnh tăng vốn trên 650 triệu USD

Như vậy, toàn tỉnh Đồng Nai đã thu hút được 1.553 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là trên 28 tỷ USD Số dự án còn hiệu lực là gần 1.200 dự án, với tổng vốn đầu tư gần 24 tỷ USD Với sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đã giải quyết việc làm cho hơn 92 nghìn lao động có

việc làm ổn định

Đặc biệt các doanh nghiệp đến từ Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc đã đầu

tư vào Đồng Nai vượt 5 tỷ USD Hiện, Đài Loan (Trung Quốc) có 283 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư gần 5,13 tỷ USD; Hàn Quốc có 312 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư là trên 5 tỷ USD Trong thời gian gần đây, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) liên tục đầu tư mới và mở rộng sản xuất tại Đồng Nai với nhiều lĩnh vực hoạt động khá phong phú như sản xuất giày dép, dệt may, sản phẩm gỗ, linh kiện điện tử, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ…, phần lớn các doanh nghiệp của hai quốc gia và vùng lãnh thổ này đầu tư vào Đồng Nai đều đạt hiệu quả tốt, nhiều doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động đã liên tục tăng vốn mở rộng sản xuất

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 30

Trong năm 2015, Đồng Nai không chỉ thu hút vốn tốt mà ngành nghề đầu tư cũng đảm bảo đúng theo định hướng Các công ty hạ tầng khu công nghiệp đã linh

hoạt trong việc thu hút nhà đầu tư, theo đó, đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng hạ

tầng phục vụ các nhà đầu tư đến với địa phương Chính vì thế, trong năm 2015, tỉnh Đồng Nai đã cho các dự án đầu tư thuê đất tại các khu công nghiệp đạt 377 ha, vượt kế

hoạch 100 ha Các khu công nghiệp mới trên địa bàn tỉnh như Khu công nghiệp Long Khánh, Dầu Giây, Hố Nai, Suối Tre, Nhơn Trạch 6, An Phước, Lộc An - Bình Sơn, Giang Điền đã thu hút được các dự án đầu tư lớn, đảm bảo yêu cầu của tỉnh Tính bình quân trong năm 2015, các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai đã thu hút vốn đầu tư mới 18,28 triệu USD/dự án, hơn gấp đôi so với năm 2014 Theo Ban

Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, các dự án đầu tư vào Đồng Nai trong năm phù

hợp với chủ trương chủ yếu thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sạch, có vốn đầu tư lớn

1.2.3 Tình hình thu hút v ốn đầu tư vào tỉnh Quảng Bình giai đoạn

2011-2015

Triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình trong

những năm qua diễn ra trong điều kiện khá thuận lợi Với sự quan tâm sát sao của các

cấp, các ngành địa phương thông qua các cơ chế, chính sách theo mục tiêu phát triển

của từng giai đoạn, từng thời kỳ giúp cho dòng vốn huy động cho đầu tư phát triển của

tỉnh luôn duy trì ở mức ổn định và được khai thác, sử dụng hợp lý hiệu quả tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh bền vững

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 31

B ảng 1.2: Vốn đầu tư phát triển tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015

Trong giai đoạn 2011-2015, tổng số nguồn vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh tăng nhanh từ 3.898.493 triệu đồng năm 2011 lên 10.133.000 triệu đồng năm 2015, tăng 2,6

lần so với năm 2011 Trong đó, vốn của cả 2 khu vực nhà nước và ngoài nhà nước đều tăng, vốn khu vực đầu tư nước ngoài chỉ có vào năm 2011 và không đáng kể Cụ thể:

vốn khu vực ngoài nhà nước vẫn chiếm từ 58-67%, vốn khu vực nhà nước chiếm 41% Mức tăng trưởng bình quân vốn khu vực nhà nước giai đoạn 2011-2015 đạt 33,55%, khu vực ngoài nhà nước là 24,38% Nguyên nhân của sự gia tăng nhanh vốn đầu tư vào tỉnh là do những năm gần đây giá xăng dầu có xu hướng giảm góp phần

33-Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 32

giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy tiêu dùng xã hội; lạm phát được

kiểm soát tốt; mặt bằng lãi suất ổn định đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận

và đầu tư vào tỉnh, cùng với đó các tiềm năng về địa thế, du lịch cũng bắt đầu được các doanh nghiệp lớn chú ý đến và đầu tư vào Trong khi đó, nguồn vốn thu hút FDI lại

gần như không có do kết cấu hạ tầng đầu tư chưa được đồng bộ

Với chính sách thu hút đầu tư, tạo thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư, cộng với

sự ưu đãi về thiên nhiên và địa lý, Quảng Bình đang là đích ngắm của rất nhiều “ông

lớn” bất động sản và công nghiệp Một số dự án lớn trong giai đoạn này phải kể đến là:

dự án Đầu tư xây dựng và quản lý khai thác cảng Hòn La của FLC với tổng vốn đầu tư

dự kiến 500 tỷ đồng, dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Ninh - Hải Ninh có

vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng, dự án Quần thể khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng có vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng của tập đoàn Sun Group, dự án Khu du lịch sinh thái Quảng Đông của Công ty cô phần Tập đoàn Trường Thịnh với tổng vốn đầu tư dự kiến 500 tỷ đồng và nhiều dự án khác

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH

CÔNG NGHI ỆP TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Bình

• Điểm cực Đông: 106059’ 37" kinh độ Đông

• Điểm cực Tây: 105036’ 55" kinh độ Đông

Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, cảng Hàng không Đồng Hơi, Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào

2.1.1.2 Địa hình

Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông 85% Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển

Trang 34

Điều kiện thời tiết bất lợi đối với Quảng Bình là gió Tây Nam khô nóng xuất

hiện khoảng 100 ngày trong năm, chủ yếu tập trung trong tháng 7 kết hợp với thiếu mưa gây hạn hán và bão vào mùa mưa, tập trung vào tháng 9 (37%)

2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

2.1.2.1 Tài nguyên đất

Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính như sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích

2.1.2.2 Tài nguyên động, thực vật

Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu

hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm Đặc trưng cho

đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng

Về động vật có: 493 loài, 67 loài thú, 48 loài bò sát, 297 loài chim, 61 loài cá

có nhiều loài quý hiếm như Voọc Hà Tĩnh, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn, Gà Lôi lam đuôi trắng, Gà Lôi lam mào đen, Trĩ

Về đa dạng thực vật: Với diện tích rừng 486.688 ha, trong đó rừng tự nhiên 447.837 ha, rừng trồng 38.851ha, trong đó có 17.397 ha rừng thông, diện tích không

có rừng 146.386 ha Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài: có 138 họ, 401 chi,

640 loài khác nhau Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác Quảng Bình là một trong những tỉnh có

trữ lượng gỗ cao trong toàn quốc Hiện nay trữ lượng gỗ là 31triệu m3

2.1.2.3 Tài nguyên bi ển và ven biển

Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông

lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4 km2, có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét Trên đất liền có

diện tích khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với

cảng biển nước sâu

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 35

Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 10

vạn tấn và phong phú về loài (1650 loài), trong đó có những loại quý hiếm như tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng

với diện tích hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ và

tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô Điều đó cho phép phát triển nền kinh tế tổng hợp vùng ven biển

Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Với 5 cửa sông, Quảng Bình có vùng mặt nước có

khả năng nuôi trồng thuỷ sản khá lớn Tổng diện tích 15.000 ha Độ mặn ở vùng mặt nước từ cửa sông vào sâu khoảng 10-15km giao động từ 8-30%o và độ pH từ 6,5- 8 rất thuận lợi cho nuôi tôm cua xuất khẩu Chế độ bán nhật triều vùng ven biển thuận lợi cho việc cấp thoát nước cho các ao nuôi tôm cua

2.1.2.4 Tài nguyên nước

Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 0,8 - 1,1 km/km2 Có năm sông chính là sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ Có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m3

2.1.2.5 Tài nguyên khoáng s ản

Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản như vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm và

một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn Có suối nước khoáng nóng

1050C Trữ lượng vàng tại Quảng Bình có khả năng để phát triển công nghiệp khai thác và chế tác vàng

2.1.3 Ngu ồn nhân lực

2.1.3.1 Dân s ố và lao động

Dân số và lao động là một trong những nhân tố quan trọng hang đầu của sự phát triển Theo ước tính, dân số trung bình năm 2015 toàn tỉnh là 872.720 người, tăng 0,52% so với năm 2014, trong đó dân số khu vực thành thị là 170.419 người, chiếm 19,53%, nông thôn là 720.301 người, chiếm 80,47% dân số Mật độ dân số trung bình năm 2015 là 108 người/km2.

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 36

Đại bộ phận dân cư Quảng Bình là người Kinh (trên 98,5%) và 15 tộc người thiểu số sống tập trung ở 2 huyện miền núi Tuyên Hoá, Minh Hoá và phía Tây các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ

Tỉnh Quảng Bình có nguồn lao động khá dồi dào Năm 2015, Lao động từ 15 tuổi

trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế ước tính 535.628 người, tăng 0,67% so

với năm 2014; trong đó, lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 55,16%, giảm 0,81 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 17,21%, tăng 0,28 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm 27,63%, tăng 0,53 điểm phần trăm

so với năm 2014 Trong năm, các hoạt động xúc tiến việc làm được triển khai như: dạy nghề, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề nông thôn,

xuất khẩu lao động… đã góp phần giải quyết việc làm cho 32.350 lao động, trong đó

số lao động được tạo việc làm mới là 21.510 người và số lao động được tạo thêm việc làm là 10.840 người Nhờ đó, đã góp phần tích cực làm giảm thiểu đáng kể tỷ lệ thất nghiệp; tỷ lệ thất nghiệp chung của tỉnh năm 2015 là 1,76%, giảm 0,28 điểm phần trăm so với năm trước; trong đó khu vực thành thị 2,42% và khu vực nông thôn là

Trang 37

B ảng 2.1: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo

thành th ị, nông thôn

Đơn

Tổng số Người 484.416 514.278 529.023 532.064 535.628 Phân theo giới tính

Nam 247.396 263.658 271.307 274.917 278.313

Nữ 237.020 250.620 257.716 257.147 257.315 Phân theo thành

thị, nông thôn

Thành thị 72.275 76.530 78.504 102.156 113.046 Nông thôn 412.141 437.748 450.519 429.908 422.582

Qua bảng trên ta thấy, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính có

số lượng lao động nam cao hơn số lượng lao động nữ và tăng đều qua các năm từ 247.396 người năm 2011 lên 278.313 người năm 2015, tăng 30.917 người hay 12,49% đối với nam; và từ 237.020 người năm 2011 lên 257.315 người năm 2015, tăng 20.295 hay 8,56% đối với nữ Tuy nhiên sự chênh lệch về giới tính là không đáng kể

Xét lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn ta thấy số lao động ở thành thị tăng nhanh qua các năm trong khi số lao động ở nông thôn lại giảm Cụ thể,

số lao động từ 15 tuổi trở lên ở thành thị tăng từ 14,92% năm 2011 lên 21,11 % năm

2015, tăng 6,19 % trong khi ở nông thôn giảm từ 85,08% năm 2011 xuống còn 78,89

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 38

% năm 2015 Điều này là do quá trình đô thị hoá phát triển và số lao động từ nông thôn chuyển lên thành thị để kiếm việc làm với mong muốn có một mức thu nhập cao hơn Tuy nhiên, số lượng lao động ở nông thôn vẫn còn ở mức cao, cao hơn nhiều so

với lượng lao động ở thành thị cho thấy sự phân bố lao động giữa các vùng là chưa

hợp lý

B ảng 2.2: Lao động và cơ cấu sử dụng lao động tỉnh Quảng Bình

Đơn

vị 2011 2012 2013 2014 2015 1.LĐ đang LV trong

các ngành KT Người 484.416 514.278 529.023 532.064 535.628 Nông-lâm-ngư nghiệp 308.088 313.092 298.527 297.796 295.452 Công nghiệp- XD 73.970 82.798 88.875 90.078 92.181

Ngu ồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Bình + tính toán

Qua bảng, ta thấy lực lượng lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là 55,16%, tiếp đó là ngành dịch vụ 27,63% và cuối cùng là ngành công nghiệp 17,21% năm 2015 Tuy nhiên, do định hướng phát triển kinh tế nên cơ

cấu sử dụng lao động thay đổi theo hướng thu hút nhiều lao động vào các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp Cụ thể là ngành nông nghiệp giảm từ 63,6% năm 2011 xuống còn 55,16% năm

2015 trong khi 2 ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ lại có xu hướng tăng đều từ 15,27% lên 17,21% với ngành công nghiệp – xây dựng và từ 21,13% lên 27,63% với ngành dịch vụ Kết quả này cho thấy sự chuyển mình tích cực theo hướng công nghiệp hoá,hiện đại hoá của nền kinh tế phù hợp xu thế toàn cầu

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 39

2.1.3.2 K ết cấu hạ tầng – kỹ thuật

- Về giao thông vận tải: 100% xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm

xã Toàn tỉnh có 4.655 km đường bộ, trong đó có 736 km đường quốc lộ, 335 km đường tỉnh lộ, 923 km đường huyện và 2.661 km đường lien thôn, liên xã, trong đó có hơn 300 km đã được rải nhựa Có 160 km đường sắt đi suốt chiều dài của tỉnh với 17

ga Có 116 km bời biển, 364 km đường sông Đã khôi phục, nâng cấp cảng Gianh cho tàu 1.000 tấn vào được với năng lực bốc xếp 100.000 tấn/năm, đã đưa cảng Hòn La vào hoạt động với tàu 1 vạn tấn vận chuyển hang hoá ra vào cảng Sân bay Đồng Hới

với đường băng 300 m về phía đông quốc lộ 1A được đưa vào sử dụng với năng lực 500.000 hành khách/năm

- Về điện lực: đến nay 98,7% xã phường có điện,có trên 97% hộ dân cư dùng điện lưới Đã đưa vào hoạt động trạm 220KV Đồng Hới công suất 2x 125MVA; 4

trạm 110 KV (Đồng Hới, Ba Đồn, xi măng Sông Gianh, Lệ Thuỷ) cí công suất 150MVA, 18 trạm trung gian với công suất 65MVA, 977 trạm phân phối với công suất 159,6MVA Có 125 km đường dây 500KV Bắc Nam, 69 km đường dây 220 KV, 123

km đường dây 110 KV, 1.427 km đường dây 6-35 KV

- Về bưu chính viễn thông: Mạng lưới bưu chính viễn thông được phát triển hiện đại và rộng khắp Đến năm 2010,159/159 xã, phường, thị trấn đã có máy điện thoại

Hệ thống Internet và Cáp Quang được nâng cấp và mở rộng Toàn tỉnh có 1 bưu cục trung tâm,7 bưu cục huyện,35 bưu cục khu vực và 91 điểm bưu điện văn hoá xã, 150 đại lý bưu chính chuyển phát,124 trạm chuyển mạch PSTN, 870 trạm thu phát song thông tin di động

- Cấp nước: Hệ thống cấp nước Phú Vinh và Bàu Tró ở Đồng Hới đang hoạt động với công suất 27.000m3/ngày đêm Các thị trấn huyện lỵ: Ba Đồn, Quy Đạt, Đồng Lê, Quán Hàu, Kiến Giang và thị trấn Việt Trung đã đầu tư xây dựng và đang

hoạt động hệ thống cấp nước với công suất mỗi huyện 1-2.000m3

2.1.4 Tình hình kinh t ế xã hội của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015

Trong 5 năm 2011-2015, kinh tế của tỉnh Quảng Bình tăng trưởng ổn định, liên

tục và cao hơn mức bình quân chung của cả nước Cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng

Khóa luận Nông lâm ngư

Trang 40

ngành nông nghiệp Các cơ chế, chính sách giúp mang lại hiểu quả cho các hoạt động đầu tư.

Năm 2011, năm đầu của kế hoạch 5 năm 2011-2015, vì vậy, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được Lãnh đạo các cấp, các ngành triển khai chỉ đạo tích cực ngay từ

những tháng đầu năm nhằm tạo đà tăng trưởng kinh tế cho những năm tiếp theo Tuy

vậy, năm 2011-2013 là những năm có nhiều khó khăn, thách thức, giá cả hàng hóa chủ

yếu trên thị trường tăng cao, thời tiết diễn biến phức tạp có nhiều bất lợi nhưng nhờ các chính sách hợp lý của Chính phủ trong kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô

mà tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của tỉnh vẫn có mức tăng bình quân là 7,5 % so

với năm 2010 Đây là một mức tăng trưởng khá so với nhiều tỉnh khác trong cả nước Bước sang năm 2014-2015,nền kinh tế có nhiều khởi sắc hơn trong điều kiện có nhiều thuận lợi, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt mức tăng bình quân 6,75% so với năm trước đó,giá trị sản xuất của các ngành kinh tế đều tăng Cụ thể, tổng giá trị sản

xuất trên địa bàn tỉnh năm 2015 theo giá so sánh (năm 2010) là 39.196,7 tỷ đồng Trong đó, ngành dịch vụ vẫn giữ vị trí quan trọng với tổng giá trị sản xuất cao nhất trong 3 ngành

B ảng 2.3: Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình theo giá so sánh

(năm 2010) phân theo ngành kinh tế

Năm Tổng cộng

Ngành kinh tế Nông ,lâm,thuỷ

sản Công nghiệp- xây dựng Dịch vụ

Xây dựng Công nghiệp

Khóa luận Nông lâm ngư

Ngày đăng: 24/01/2024, 15:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w