1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng ngoại thương việt nam

103 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Trong Hoạt Động Bao Thanh Toán Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Trường học Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Chuyên ngành Thạc sỹ
Thể loại Luận văn
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 153,07 KB

Nội dung

Bao thanh toán là việc bán các khoản phải thu của một công ty, vớimức giá chiết khấu, cho một đơn vị bao thanh toán là người sẽ đảm nhận rủiro tín dụng đối với khoản nợ và là người sẽ nh

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong hoạt động thương mại, việc người bán chấp nhận để người muađược trả tiền chậm luôn là một trong những điều kiện thanh toán thuận lợinhất để bán được hàng, đặc biệt là để mở rộng thị trường xuất khẩu Ngườimua nếu được đảm bảo khả năng thanh toán tiền hàng cũng là điều kiệnthuyết phục để được đối tác tin cậy giao hàng Tuy nhiên bán hàng trả chậmđương nhiên cũng là phương thức mà người bán phải đối mặt với rủi ro nhiềunhất Sử dụng bao thanh toán do các đơn vị bao thanh toán cung cấp cho phépngười bán có đủ khả năng tài chính để chấp nhận cho người mua trả chậm,được đảm bảo rủi ro tín dụng phía người mua, được giảm bớt gánh nặng khiphải theo dõi đòi tiền bán hàng Bao thanh toán ngày càng phát triển như mộtđòi hỏi tất yếu của nhu cầu thương mại trong nước cũng như quốc tế

Trên thế giới, bao thanh toán đã tồn tại từ lâu Hiệp hội bao thanh toánquốc tế lớn nhất thế giới (FCI) đã được thành lập từ năm 1968 nhưng tại ViệtNam, bao thanh toán vẫn còn là một hoạt động mới Ngày 06/09/2004, Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quy chế hoạt động bao thanhtoán – tạo hành lang pháp lý cho hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tíndụng Là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Namhiện nay, với 45 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thanh toán trongnước và quốc tế, Vietcombank đã sớm nắm bắt xu thế mới trong thương mại,nhất là thương mại quốc tế để tham gia ngay vào hàng ngũ các nhà cung cấpdịch vụ bao thanh toán sớm nhất tại Việt Nam

Với một hoạt động mới, đặc biệt là hoạt động bao thanh toán thì vấn đềrủi ro luôn là mối quan tâm hàng đầu Là phương thức hỗn hợp của thanhtoán, tín dụng, bảo lãnh nên không có gì ngạc nhiên khi người ta gọi bao

Trang 2

thanh toán là hoạt động kinh doanh rủi ro Thực tế cho thấy, lợi nhuận càngcao thì mức độ rủi ro phải đối mặt càng lớn Vì thế, vấn đề rủi ro luôn là mốiquan tâm hàng đầu trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp Nếu không biết được rủi ro nằm ở đâu, không phân tích đolường được, không đưa ra được các giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro thìcầm chắc sự thất bại Trong cuộc sống hay trên thương trường, ai hiểu biết vềrủi ro nhiều hơn sẽ trở thành người chiến thắng.

Chính vì vậy, với mong muốn góp phần vào công tác phòng ngừa vàhạn chế rủi ro, góp phần phát triển hoạt động bao thanh toán, đề tài: “Phòngngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng Ngoạithương Việt Nam ” được lựa chọn làm nội dung nghiên cứu của Luận vănthạc sỹ

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro để góp phầnphát triển hoạt động bao thanh toán tại Vietcombank nói riêng và hoạt độngbao thanh toán tại Việt Nam nói chung

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu những rủi ro trong hoạt động bao thanhtoán và những giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động baothanh toán tại đơn vị bao thanh toán

Trang 3

hoạt động bao thanh toán tại Vietcombank.

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên cơ sở vận dụng phép duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử, kết hợp với các cơ sở lý luận, quan điểm và chính sách kinh tế, tàichính ngân hàng và định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước để phân tích,đánh giá và đưa ra các giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro trong hoạt độngbao thanh toán Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, tổnghợp, so sánh, thống kê và xuất phát từ thực tiễn để làm sáng tỏ các vấn đềnghiên cứu

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tronghoạt động bao thanh toán

- Chương 2: Thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt độngbao thanh toán tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

- Chương 3: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động baothanh toán tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Trang 4

CHƯƠNG 1- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN

CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN

1.1 Những vấn đề cơ bản về bao thanh toán

1.1.1 Khái niệm

1.1.1.1 Định nghĩa bao thanh toán

Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về bao thanh toán Mỗi quốc gia

có ngôn ngữ riêng, có các thông lệ, có nhu cầu tài trợ, nhu cầu kinh doanh và

có luật lệ riêng Khi đưa ra các sản phẩm dịch vụ về bao thanh toán, các nhàcung cấp dịch vụ có thể đưa ra những cái tên khác nhau cho các sản phẩmdịch vụ bao thanh toán khác nhau, hoặc có thể có những loại hình bao thanhtoán khác nhau dưới cùng một tên gọi

Theo định nghĩa của Công ước quốc tế UNIDROIT 1988 về bao thanhtoán quốc tế, Hợp đồng bao thanh toán là một hợp đồng ký kết giữa một bên(nhà cung cấp hàng hoá/dịch vụ) và một bên khác (đơn vị bao thanh toán)theo đó: (a) Nhà cung cấp hàng hoá/dịch vụ có thể hoặc sẽ chuyển nhượngcho đơn vị bao thanh toán các khoản phải thu phát sinh từ các hợp đồng muabán hàng hoá/dịch vụ giữa nhà cung cấp và các khách hàng của nhà cung cấp,loại trừ những giao dịch mua bán cho mục đích tiêu dùng cá nhân và hộ giađình; (b) Đơn vị bao thanh toán thực hiện ít nhất hai trong các dịch vụ sau: tàitrợ cho nhà cung cấp, bao gồm cho vay và ứng trước; theo dõi các khoản phảithu; thu nợ và bảo đảm rủi ro bên mua hàng không thanh toán; (c) Thông báochuyển nhượng khoản phải thu phải được gửi tới các bên mua hàng liên quan Theo định nghĩa trong Các quy tắc chung cho hoạt động bao thanhtoán quốc tế do FCI ban hành, Hợp đồng bao thanh toán là một hợp đồng theo

đó nhà cung cấp có thể hoặc sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu (hoặc mộtphần của khoản phải thu) cho một đơn vị bao thanh toán, với mục đích tài trợ

Trang 5

hoặc không, để nhận được ít nhất một trong các dịch vụ sau: Theo dõi khoảnphải thu, thu nợ và bảo đảm rủi ro nợ xấu.

Theo Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng doNHNN ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày06/09/2004 của Thống đốc NHNN, thì bao thanh toán là một hình thức cấp tíndụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoảnphải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bênmua hàng thoả thuận trong hợp đồng mua, bán hàng

Ngoài ra còn có nhiều định nghĩa khác về bao thanh toán như:

Bao thanh toán là một hình thức tài trợ thương mại mà nhờ đó, doanhnghiệp bán khoản phải thu của họ (dưới hình thức các hoá đơn) theo giá chiếtkhấu Nhờ đó doanh nghiệp không phải phụ thuộc vào việc phải chờ đợi mộtthời gian 30 đến 90 ngày theo điều kiện thanh toán trả chậm từ khách hàngcủa họ mới có thể chuyển các khoản phải thu này thành tiền mặt Doanhnghiệp được hưởng lợi do có thể đẩy nhanh tốc tộ luân chuyển vốn nhờ bánngay các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán theo trị giá khoản phải thutrừ đi phí của đơn vị bao thanh toán (www.answers.com)

Bao thanh toán là việc bán các khoản phải thu của một công ty, vớimức giá chiết khấu, cho một đơn vị bao thanh toán là người sẽ đảm nhận rủi

ro tín dụng đối với khoản nợ và là người sẽ nhận tiền mặt khi con nợ (tức làngười mua hàng) thanh toán khoản nợ, còn được gọi là tài trợ các khoản phảithu (www.business.dictionary.com)

Có thể nói những định nghĩa trên đây là sự mô tả hoạt động bao thanhtoán dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng xét về bản chất, hiệp hội FCI thốngnhất quan điểm:

Bao thanh toán là việc bên bán hàng hoặc đơn vị bao thanh toán của bênbán hàng chuyển nhượng cho đơn vị bao thanh toán tất cả các quyền và lợi

Trang 6

ích liên quan tới những khoản phải thu ngắn hạn của bên bán hàng phát sinh

từ việc mua bán hàng hoá hợp pháp giữa bên bán hàng và bên mua hàng đểbên bán hàng được đơn vị bao thanh toán cung cấp các dịch vụ chủ yếu củabao thanh toán như sau:

- Theo dõi các khoản phải thu của bên bán hàng;

- Ứng trước cho bên bán hàng dựa trên giá trị các khoản phải thu;

- Thu nợ;

- Bảo đảm rủi ro tín dụng bên mua hàng

Luận văn cũng như quy chế hoạt động bao thanh toán của Vietcombankthống nhất với quan điểm trên đây của FCI về khái niệm bao thanh toán

1.1.1.2 Đối tượng của bao thanh toán

Đối tượng của bao thanh toán là khoản phải thu Khoản phải thu làkhoản tiền bên bán hàng được quyền thu từ bên mua hàng sau khi đã giaohàng cho bên mua hàng theo đúng quy định tại hợp đồng mua bán đã ký kết.Việc chuyển nhượng khoản phải thu bao gồm việc chuyển nhượng toàn bộcác quyền và lợi ích liên quan đến khoản phải thu

Tính chất của khoản phải thu: Khoản phải thu phải là ngắn hạn (thôngthường có thời hạn thanh toán dưới 180 ngày) Khoản phải thu trong baothanh toán gắn với phương thức thanh toán ghi sổ hoặc nhờ thu D/A

1.1.1.3 Các chức năng của bao thanh toán

Theo dõi các khoản phải thu: Đơn vị bao thanh toán phải mở sổ theo

dõi toàn bộ các khoản phải thu từ người mua của người bán theo đúng hợpđồng bao thanh toán đã ký kết: theo dõi các hoá đơn, ngày đến hạn, các khoảnnào đã được thanh toán, thời hạn thanh toán, thời hạn trả chậm, các khoản còntreo, các báo có, các khoản thanh toán Định kỳ theo yêu cầu của kháchhàng, đơn vị bao thanh toán gửi bảng kê xác nhận tình trạng các khoản phảithu cho khách hàng, nhờ đó khách hàng có thể có đầy đủ thông tin chính xác

Trang 7

để kiểm soát việc thực hiện giao dịch của mình cũng như của người mua.

Ứng trước: Do bán hàng trả chậm nên người bán thường có nhu cầu bổ

sung vốn lưu động để bù đắp thiếu hụt của khoản phải thu Trong hợp đồngbao thanh toán, đơn vị bao thanh toán thoả thuận sẽ ứng trước cho người bántới 90% trị giá hoá đơn khi xuất trình với lãi suất cho vay ngắn hạn Khi đơn

vị bao thanh toán thu được tiền từ phía người mua, đơn vị bao thanh toán sẽthu khoản nợ này và trả phần chênh lệch còn lại cho người bán Người bánkhông cần phải đợi đến hạn thanh toán theo hợp đồng mới nhận được tiền.Nhờ đó có điều kiện quay vòng vốn và đảm bảo đủ vốn lưu động cho hoạtđộng kinh doanh Tuỳ theo thoả thuận, cũng có trường hợp đơn vị bao thanhtoán ứng trước cho người bán ngay từ khi có đơn hàng để người bán có vốnlưu động để thu mua hoặc sản xuất hàng chứ không nhất thiết chỉ ứng trướcsau khi người bán giao hàng Cũng tuỳ từng đối tượng và từng trường hợp,đơn vị bao thanh toán có thể ra điều kiện chỉ ứng trước khi người bán hàngchấp thuận cả dịch vụ bảo đảm rủi ro tín dụng bên mua hàng

Thu nợ: Một trong những vấn đề gặp phải trong việc mua bán theo

phương thức ghi sổ là không có phương tiện tự động trói buộc người muaphải thanh toán khi đến hạn (ví dụ hối phiếu ), do đó người bán phải theo dõi

và phải có động tác đòi nợ người mua Hệ thống quản trị của đại lý bao thanhtoán được thiết kế để làm việc này thay người bán, như tự động tạo thư thôngbáo cho người mua khi sắp đến hạn thanh toán, gọi điện thoại khi cần thiếthay cử các nhân viên chuyên nghiệp trong công tác đòi nợ để thực hiện thayngười mua Điều này hết sức hữu hiệu trong trường hợp người mua và ngườibán ở các địa phương hay các quốc gia khác nhau Hơn nữa trong trường hợpngười mua chây ỳ không trả nợ hoặc có các tranh chấp, đơn vị bao thanh toántại nước người mua sẽ quen thuộc với các vấn đề pháp lý ở địa phương đóhơn người bán và có thể thay người bán thực hiện các thủ tục để khởi kiện

Trang 8

nhằm đòi được tiền cho người bán Điều này sẽ được thoả thuận rõ ràng tronghợp đồng Bao thanh toán.

Đảm bảo rủi ro tín dụng bên mua : Nếu người mua không thanh toán,

đơn vị bao thanh toán thông thường sẽ thanh toán 100% trị giá khoản phải thuđược đảm bảo khi người mua bị vỡ nợ, hoặc sau 90 ngày kể từ ngày khoảnphải thu đến hạn với điều kiện không có tranh chấp giữa người mua và ngườibán Thời hạn này cũng có thể thay đổi tuỳ theo thoả thuận Thông thường,nếu bao thanh toán trong nước thì thời hạn này có thể ngắn hơn Mục đích củathời hạn này là để đơn vị bao thanh toán có điều kiện về thời gian để thựchiện việc thu nợ từ người mua Trong trường hợp chấp nhận cung cấp dịch vụđảm bảo rủi ro tín dụng bên mua, đơn vị bao thanh toán bên mua thông báotrước hạn mức của từng người mua cho người bán và chỉ chấp nhận đảm bảorủi ro đối với các khoản phải thu trong hạn mức đó mà thôi Hạn mức nàythường được duy trì ổn định, thậm trí không có thời hạn và chỉ thay đổi khitình trạng tài chính của người mua có biến động Vì vậy, với thông tin này,người bán cũng có thể điều chỉnh được quan hệ của mình với người mua đểđảm bảo an toàn cho chính mình

1.1.2 Phân loại

1.1.2.1 Căn cứ vào địa bàn hoạt động của người mua và người bán

Bao thanh toán trong nước: là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng

mua, bán hàng, trong đó bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú theoquy định của pháp luật về quản lý ngoại hối

Bao thanh toán quốc tế (Xuất-Nhập khẩu): là việc bao thanh toán dựa

trên hợp đồng xuất- nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ

1.1.2.2 Căn cứ vào số lượng các đơn vị bao thanh toán tham gia vào giao dịch bao thanh toán

Trang 9

Bao thanh toán trực tiếp: Một đơn vị bao thanh toán có thể cung cấp

dịch vụ theo dõi khoản phải thu, ứng trước, thu nợ, đảm bảo rủi ro tín dụngbên mua hàng cho bên bán hàng

Bao thanh toán gián tiếp: Có hai đơn vị bao thanh toán tham gia: đại lý

bao thanh toán bên bán cung cấp dịch vụ bao thanh toán cho khách hàng làbên bán hàng, đại lý bao thanh toán bên mua cung cấp dịch vụ bao thanh toáncho khách hàng là đại lý bao thanh toán bên bán Với tư cách là đại lý baothanh toán bên bán, đại lý có thể cung cấp cho bên bán các dịch vụ như theodõi khoản phải thu, ứng trước, giao dịch với đại lý bao thanh toán bên mua đểcung cấp dịch vụ thu nợ, đảm bảo rủi ro tín dụng bên mua Với tư cách là đại

lý bao thanh toán bên mua, đại lý bao thanh toán bên mua có thể cung cấp chođại lý bao thanh toán bên bán các dịch vụ như thu nợ, đảm bảo rủi ro tín dụngbên mua hàng Như vậy, đại lý bao thanh toán bên bán không trực tiếp màthông qua đại lý bao thanh toán bên mua để cung cấp cho bên bán dịch vụ thu

nợ hay đảm bảo rủi ro tín dụng bên mua

1.1.2.3 Căn cứ vào các dịch vụ bao thanh toán chính được cung cấp

Bao thanh toán có truy đòi khoản cho vay ứng trước: là việc bao thanh

toán trong đó đơn vị bao thanh toán cung cấp cho bên bán hàng dịch vụ chovay ứng trước dựa trên trị giá khoản phải thu Đồng thời, trong mọi trườnghợp, đơn vị bao thanh toán được quyền đòi lại bên bán hàng số tiền mà họứng trước đó

Bao thanh toán miễn truy đòi khoản cho vay ứng trước: là việc bao

thanh toán trong đó đơn vị bao thanh toán cung cấp cho bên bán hàng dịch vụcho vay ứng trước dựa trên trị giá khoản phải thu Đồng thời, trong mọitrường hợp, đơn vị bao thanh toán không được quyền đòi lại bên bán hàng sốtiền mà họ đã ứng trước đó

Bao thanh toán có bảo đảm rủi ro tín dụng bên mua hàng: là việc bao

Trang 10

thanh toán trong đó đơn vị bao thanh toán (hoặc đại lý bao thanh toán bên bángiao dịch với đại lý bao thanh toán bên mua hàng để đại lý bao thanh toán bênmua hàng) cung cấp cho bên bán hàng dịch vụ bảo đảm rủi ro tín dụng bênmua hàng Theo đó, trong trường hợp bên mua hàng không có khả năng hoànthành được nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu, thì vào ngày thứ 90 kể từngày đáo hạn của khoản phải thu, đơn vị bao thanh toán bên mua hàng cótrách nhiệm thanh toán 100% giá trị khoản phải thu được bảo đảm rủi ro tíndụng bên mua hàng cho đơn vị bao thanh toán bên bán để thanh toán cho bênbán hàng.

Bao thanh toán không có đảm bảo rủi ro bên mua hàng: là việc bao

thanh toán trong đó đơn vị bao thanh toán bên bán hàng giao dịch với đơn vịbao thanh toán bên mua hàng để đơn vị bao thanh toán bên mua hàng cungcấp cho bên bán hàng dịch vụ thu nợ đơn thuần mà không có bảo đảm rủi rotín dụng bên mua hàng

Bao thanh toán có bảo đảm rủi ro tín dụng đơn vị bao thanh toán bên mua hàng: là việc bao thanh toán trong đó đơn vị bao thanh toán bên bán

cung cấp cho bên bán hàng dịch vụ bảo đảm rủi ro tín dụng đơn vị bao thanhtoán bên mua hàng Theo đó, trong trường hợp đơn vị bao thanh toán bên muahàng không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho đơn vị bao thanh toán bênbán đối với khoản phải thu được chuyển nhượng, đến ngày thứ 100 kể từngày đáo hạn của khoản phải thu, đơn vị bao thanh toán bên bán có tráchnhiệm thanh toán 100% trị giá khoản phải thu cho bên bán hàng

Bao thanh toán không có bảo đảm rủi ro tín dụng đại lý bên mua hàng:

là việc bao thanh toán trong đó đơn vị bao thanh toán bên bán không cung cấpcho bên bán hàng dịch vụ bảo đảm rủi ro tín dụng đơn vị bao thanh toán bênmua hàng Theo đó, bên bán hàng chịu mọi rủi ro trong trường hợp đơn vị baothanh toán bên mua hàng không hoàn thành nghĩa vụ của mình với bên bán

Trang 11

1.1.2.4 Phân chia theo một số loại hình khác

Bao thanh toán công khai, bao thanh toán kín: Đối với Bao thanh toán

công khai, người mua được thông báo về việc người bán chuyển nhượngkhoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán và người mua thanh toán tiền hàngcho đơn vị bao thanh toán Đối với bao thanh toán kín, người mua không haybiết gì về việc chuyển nhượng này và người mua vẫn thanh toán cho ngườibán tiền hàng, người bán sẽ chuyển lại khoản tiền này cho đơn vị bao thanhtoán

Bao thanh toán đầy đủ, bao thanh toán không đầy đủ: Bao thanh toán

đầy đủ là dịch vụ cung cấp đủ bốn chức năng chính của bao thanh toán là theodõi khoản phải thu, ứng trước, thu nợ và đảm bảo rủi ro tín dụng bên muahàng Bao thanh toán không đầy đủ chỉ cung cấp một số các chức năng này

Bao thanh toán toàn bộ, bao thanh toán một phần: Bao thanh toán toàn

bộ áp dụng cho tất cả các hoá đơn của người bán phát hành đòi tiền ngườimua Bao thanh toán một phần chỉ áp dụng với một số hoá đơn của người bánphát hành theo những điều kiện nhất định

Bao thanh toán xuất khẩu, bao thanh toán nhập khẩu:Bao thanh toán

xuất khẩu: đơn vị bao thanh toán thực hiện các chức năng theo yêu cầu củakhách hàng là bên xuất khẩu Bao thanh toán nhập khẩu: đơn vị bao thanhtoán thực hiện các chức năng thu nợ và hoặc đảm bảo rủi ro tín dụng bên nhậpkhẩu theo yêu cầu của đơn vị bao thanh toán bên xuất khẩu

1.1.3 Các bên tham gia

1.1.3.1 Bên bán hàng

Bên bán hàng là tổ chức có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua hàng vàđược quyền thụ hưởng khoản tiền hàng do bên mua trả theo đúng quy định tại

Trang 12

hợp đồng mua, bán hàng hoá dịch vụ.

1.1.3.2 Bên mua hàng

Bên mua hàng là tổ chức được nhận hàng hoá từ bên bán hàng và cónghĩa vụ phải thanh toán các khoản phải thu quy định tại hợp đồng mua bánhàng hoá dịch vụ

1.1.3.3 Đơn vị bao thanh toán

Đơn vị bao thanh toán hay còn gọi là đại lý bao thanh toán là tổ chứccung cấp dịch vụ bao thanh toán Tuỳ từng loại hình bao thanh toán, đơn vịbao thanh toán có thể là một hoặc hai tổ chức Đối với bao thanh toán giántiếp, có hai đơn vị bao thanh toán: đơn vị bao thanh toán bên bán hay đại lýbao thanh toán bên bán và đơn vị bao thanh toán bên mua hay đại lý baothanh toán bên mua Đơn vị bao thanh toán bên bán sẽ cung cấp dịch vụ baothanh toán cho khách hàng là người bán hàng Đơn vị bao thanh toán bên mua

sẽ cung cấp dịch vụ bao thanh toán cho khách hàng là đơn vị bao thanh toánbên bán

1.1.4 Các bước cơ bản trong quy trình bao thanh toán

1.1.4.1 Bước chuẩn bị (Ký kết các thoả thuận cung cấp dịch vụ)

Thoả thuận giữa người mua và người bán: Hợp đồng mua bán hay hợp

đồng xuất nhập khẩu: Người mua và người bán ký hợp đồng mua bán hànghoá dịch vụ trong đó thoả thuận sử dụng phương thức mua bán thanh toán trảchậm dưới 180 ngày (Phương thức ghi sổ hay nhờ thu D/A)

Thoả thuận giữa đại lý bao thanh toán bên bán và đại lý bao thanh toán bên mua: Hợp đồng đại lý bao thanh toán: Đối bới Bao thanh toán hệ hai

đại lý, hai đại lý cần ký hợp đồng đại lý bao thanh toán nhằm điều chỉnh mốiquan hệ giữa hai đại lý trong quá trình cung cấp dịch vụ bao thanh toán chokhách hàng Nội dung thoả thuận thường bao gồm một số vấn đề cơ bản như:

Trang 13

Tên, địa chỉ giao dịch của đại lý; Thoả thuận áp dụng các quy định hay thông

lệ nào, thường là thoả thuận áp dụng các quy tắc hiệp hội và những thoả thuậnriêng nếu có; Thoả thuận phương thức giao dịch giữa hai đại lý

Thoả thuận giữa đại lý bao thanh toán bên bán và người bán: Hợp

đồng Bao thanh toán Hợp đồng khung: Người bán và đại lý bao thanh toánthiết lập mối quan hệ ban đầu về việc cung cấp và sử dụng dịch vụ bao thanhtoán, hai bên ký với nhau hợp đồng bao thanh toán khung Nội dung gồm một

số vấn đề cơ bản như: Tên, địa chỉ giao dịch, phương thức giao dịch; Hạnmức bao thanh toán; Các điều khoản chung về việc ứng trước, lãi suất, thu nợ,đảm bảo rủi ro bên mua, tranh chấp giữa bên mua và bên bán; Quyền và nghĩa

vụ giữa hai bên Hợp đồng chi tiết: Khi người bán đã xác định cụ thể ngườimua, thường là hai bên người bán và người mua đã có đơn hàng chi tiết,người bán thông báo cho đại lý thông tin về người mua, đại lý chấp nhận thựchiện bao thanh toán, hai bên ký với nhau hợp đồng bao thanh toán chi tiết.Nội dung thoả thuận cụ thể về việc đại lý cung cấp dịch vụ bao thanh toán chongười bán đối với một người mua xác định như tên, địa chỉ của người mua,loại hình bao thanh toán, hạn mức, phí, lãi và tuân thủ các quy định đã nêutrong hợp đồng khung

Thoả thuận giữa đại lý bao thanh toán bên mua và người mua: Cam kết

thanh toán: Khi đại lý bao thanh toán bên mua cung cấp dịch vụ bao thanhtoán công khai cho bên bán/đại lý bao thanh toán bên bán, người mua ký camkết thanh toán trong đó chấp nhận đại lý bao thanh toán là chủ nợ hợp phápduy nhất của toàn bộ các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua bán đãđược bao thanh toán Đồng thời bên mua cam kết sẽ thanh toán các khoảnphải thu đó cho đại lý Bao thanh toán bên mua thay vì thanh toán trực tiếpcho người bán

Trang 14

3 5

Đại lý BTT

bên bán

1.1.4.2 Bước thực hiện

Bước 1 Bên bán giao hàng cho bên mua

Bước 2 Bên bán xuất trình chứng từ tại Đại lý bao thanh toán bên bán

Bước 3 Nếu chứng từ đầy đủ, hợp lệ, Đại lý BTT bên bán thông báo cho Đại

lý BTT bên mua Trường hợp Hợp đồng bao thanh toán giữa Đại lý BTT bênbán và bên bán có thoả thuận điều khoản ứng trước và bên bán có nhu cầu,Đại lý BTT bên bán làm thủ tục ứng trước cho bên bán

Bước 4 Đại lý BTT bên mua tiến hành các thủ tục thu nợ từ bên mua khi đếnhạn

Bước 5 Bên mua thanh toán tiền hàng cho Đại lý BTT bên mua, Đại lý BTTbên mua chuyển tiền cho đại lý BTT bên bán

Bước 6 Đại lý BTT bên bán thanh toán cho bên bán sau khi đã tất toán khoảnứng trước, lãi và phí bao thanh toán

Sơ đồ 1.1 Các bước thực hiện bao thanh toán

1.1.5 Vai trò của bao thanh toán

1.1.5.1 Vai trò đối với người bán

Tạo thuận lợi cho người bán có thể nhận được tài trợ cho các giao dịch mới: Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạn chế trong việc tìm nguồn tài

Trang 15

chính, vốn tự có hoặc vốn vay , không đủ tài sản để thế chấp vay ngân hàng,vốn nhỏ, vay nhiều và tình trạng tài chính yếu kém Ngân hàng không sẵnlòng cho các doanh nghiệp này vay Do vậy các doanh nghiệp nhỏ và vừakhông thể tăng trưởng Họ không có vốn để mở rộng hoạt động ngay cả khi

có người mua Bao thanh toán dùng khoản phải thu để làm tài sản thế chấp do

đó khuyến khích ngân hàng cung cấp khoản vay mới Hạn mức bao thanhtoán thường tăng cùng doanh thu bán hàng, do đó giúp doanh nghiệp tăngtrưởng

Tạo điều kiện để người bán có thể đáp ứng nhu cầu mua trả chậm của người mua Nhiều doanh nghiệp có nguồn tài chính hạn chế, do vậy dù muốn

họ cũng không thể bán hàng trả chậm, hoặc chỉ có thể cho phép chậm trảtrong khoảng thời gian rất ngắn Họ bị mất khách hàng cho đối thủ cạnh tranhkhi đối thủ có thể bán hàng trả chậm Bao thanh toán giúp họ khắc phục hạnchế này, có thể bán hàng trả chậm cho khách hàng cũ và có thêm khách hàngmới Đơn vị bao thanh toán sẽ cung cấp nguồn tài chính Khách hàng có thểcạnh tranh tốt hơn Bao thanh toán do đó giúp doanh nghiệp tăng trưởng

Tạo điều kiện để người bán có khả năng bán với giá cạnh tranh: Bao

thanh toán cho phép người bán bán hàng trả chậm cho đối tác hiện hữu muốnmua nhiều hơn nhưng chỉ muốn mua trả chậm Bao thanh toán cũng cho phépcông ty bán hàng cho khách hàng mới chỉ muốn mua theo phương thức trảchậm mà trước đây công ty phải từ chối khách hàng này Công ty cũng có thểphát triển kinh doanh thông qua các thời hạn trả chậm khác nhau Công tycủng cố được mối quan hệ với người mua, làm cho đối thủ cạnh tranh khóthâm nhập vào Do bao thanh toán giúp giảm rủi ro và chi phí quản lý nêncông ty có thể chào giá thấp hơn, tạo khó khăn cho đối thủ cạnh tranh

Giảm/ loại trừ nguy cơ không thanh toán từ người mua: Giao hàng mà

không được thanh toán là vấn đề lớn đối với doanh nghiệp Không thanh toán

Trang 16

có thể dẫn doanh nghiệp đến phá sản Để phòng trường hợp này, công tythường chào bán giá với phần lời cao hơn để bù đắp rủi ro dẫn đến giá cảkhông cạnh tranh Thực hiện bao thanh toán miễn truy đòi các khoản phải thuvới ngân hàng, công ty loại trừ được rủi ro không thanh toán từ người mua.Rủi ro không thanh toán được giảm hơn nữa vì ngân hàng thực hiện kiểm tratín dụng đối với người mua và công ty có thể sử dụng dịch vụ này để tránhnhững khách hàng kém uy tín Do rủi ro không thanh toán được giảm hoặcloại trừ, công ty có thể giảm bớt giá để cạnh tranh tăng doanh số bán Baothanh toán do đó cũng giúp công ty tăng trưởng

Kiểm soát/ giảm chi phí quản lý trong quá trình tăng trưởng: Công ty

có bán hàng trả chậm thường cần có phòng thu nợ để theo dõi uy tín củangười mua, nợ chưa đến hạn và thu nợ khi đến hạn Chi phí cho việc quản lý

nợ này có thể khá cao và tăng khi kinh doanh phát triển, làm giảm lợi nhuận.Đơn vị BTT cung cấp dịch vụ này: họ theo dõi khoản phải thu, đánh giángười mua và thu nợ khi đến hạn Với tính chất chuyên nghiệp và có hệthống phục vụ một lượng lớn giao dịch, nhà bao thanh toán sẽ tiết kiệm chiphí hơn so với công ty Được giải phóng khỏi chi phí quản lý nợ, công ty cóthể tiết kiệm được một cách đáng kể, do đó nguồn lực và thời gian có thểđược sử dụng tốt hơn để tập trung phát triển kinh doanh

Tóm lại: Bao thanh toán giúp khách hàng có thêm nguồn tài chính mới;Không bị giới hạn bởi thiếu tài sản thế chấp; Hỗ trợ việc tăng doanh số bánhàng; Giảm rủi ro do ngân hàng thực hiện kiểm tra tín dụng đối với ngườimua, nhất là người mua mới, ngân hàng gánh vác rủi ro do khách hàng khôngthanh toán (bao thanh toán miễn truy đòi), ngân hàng cung cấp dịch vụ theodõi các khoản phải thu; Tăng tính cạnh tranh vì có thể bán trả chậm, khuyếnkhích người mua mua nhiều hơn, có thể bán chịu dài hạn hơn để tăng doanhsố; Giảm chi phí hành chính do ngân hàng quản lý các khoản nợ chưa thanh

Trang 17

toán và cung cấp báo cáo

1.1.5.2 Vai trò đối với người mua

Người mua có thể nhận được tài trợ cho khoản mua mới, có thể mua trảchậm, mua hàng mà không cần mở thư tín dụng: Thông thường người bán yêucầu người mua cung cấp thư tín dụng ngân hàng, hoặc ứng trước tiền mặt,hoặc trả tiền mặt ngay khi nhận hàng Như vậy, người mua sẽ phải tìm nguồntài chính Nhờ bao thanh toán, người bán có thể sẵn sàng hơn trong việc báncho người mua không cần mở thư tín dụng hoặc ứng trước tiền mặt, tức là họ

có thể đáp ứng thời hạn trả chậm mà người mua cần Người mua cũng tiếtkiệm được chi phí mở thư tín dụng và chi phí tài trợ vì các chi phí này dongười bán chịu

1.1.5.3 Vai trò đối với ngân hàng

Tạo cho ngân hàng những cơ hội cho vay mới: Khoản phải thu là tài

sản thế chấp cho ngân hàng Các khoản vay được bảo đảm bằng tài sản thếchấp Các khoản phải thu có tính thanh khoản, không giống như tài sản cốđịnh

Đa dạng hoá danh mục đầu tư: Nhiều quốc gia, nhiều ngành; Danh

mục đầu tư gồm nhiều khoản tín dụng tương đối nhỏ; Danh mục đầu tư cótính thanh khoản cao do các khoản phải thu đều ngắn hạn; Có thể đi vào thịtrường rộng hơn để mở rộng kinh doanh; Người vay bán hàng cho nhiềungười mua ở nhiều nước khác nhau; Thâm nhập tốt vào các công ty nhỏ vàvừa

1.2 Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động bao thanh toán

1.2.1 Khái niệm rủi ro trong hoạt động bao thanh toán

Rủi ro hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dựkiến Rủi ro trong hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại là

Trang 18

những vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình tiến hành hoạt động baothanh toán và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàngthương mại

Thông qua hoạt động bao thanh toán, các ngân hàng thương mại đãtham gia chia sẻ rủi ro trong một số các phương thức thanh toán thương mạivới các bên mua và bán Vì vậy, rủi ro trong hoạt động bao thanh toán cũngnằm ở chính các chức năng mà bao thanh toán tham gia vào hoạt động thanhtoán thương mại giữa các bên mua và bán

Trong thương mại, người bán luôn quan tâm đến việc có thu được tiềnbán hàng đầy đủ và đúng hạn hay không, còn người mua thì quan tâm đếnviệc có nhận được hàng đầy đủ, đúng hạn và đảm bảo chất lượng theo theoyêu cầu hay không Xuất phát từ quan hệ tiền hàng giữa người mua và ngườibán, cấp độ rủi ro trong thanh toán giữa người mua và người bán là trái chiềunhau Phương thức thanh toán an toàn nhất đối với người bán cũng đồng thời

là phương thức rủi ro nhất đối với người mua Dưới giác độ của người bán, cóthể sắp xếp các phương thức thanh toán cơ bản được sử dụng trong thươngmại theo mức độ an toàn từ thấp đến cao như sau: Ghi sổ - Nhờ thu- Tíndụng chứng từ- Ứng trước

Ghi sổ (Open Account):

Về cơ bản, đây là hình thức thanh toán gối đầu và thường sử dụng khigiao hàng định kì Điều khoản Open Account liên quan đến thoả thuận tíndụng giữa người mua và người bán hàng hoá dịch vụ trong đó hàng hoá đượcgửi đi trước khi thanh toán Người mua được trả chậm một khoảng thời giansau khi gửi hàng Thoả thuận này ở một số nước là phổ biến trong thương mạinội địa, ít phổ biến hơn trong thương mại quốc tế, và thường được sử dụngcho các khách hàng có uy tín trong thanh toán và có khả năng tín dụng tốt.Người bán áp dụng phương thức thanh toán trả chậm nên hiểu biết người mua

Trang 19

của họ và có khả năng thích ứng với các điều kiện kinh tế, chính trị ở nướcngười mua Tuỳ theo loại tiền sử dụng, người bán còn có thể đối mặt với rủi

ro lên xuống thất thường của tỷ giá Ví dụ, nếu người bán đưa ra điều khoản

“net 30 days after shipment” thì có nghĩa là người mua phải thanh toán nợtrong vòng 30 ngày kể từ sau ngày gửi hàng Thoả thuận này là một hình thứccủa Open Account vì người mua không phải thanh toán cho đến khi hàng đãđược gửi Khi thoả thuận về việc trả chậm được sử dụng, tất cả các rủi ro tíndụng chuyển sang người bán vì họ đã gửi hàng trước khi được thanh toán.Thoả thuận tín dụng này còn đòi hỏi người bán phải đầu tư một số vốn hoạtđộng lớn vì sự trì hoãn dòng tiền phát sinh khi thanh toán chậm Người báncòn phải gánh chi phí mua hàng hay chi phí sản xuất hàng hoá trong mộtkhoảng thời gian dài nhất so với tất cả các phương thức thanh toán khác.Trong giao dịnh với nước ngoài, trả chậm là phương thức thanh toán thuận lợinếu người mua được xác định là tốt, có ghi nhận về việc thực hiện thanh toántốt trong suốt thời gian dài, hoặc đã được kiểm tra kỹ về khả năng tín dụng.Với phương thức thanh toán trả chậm, người xuất khẩu đơn giản chỉ cần lậphoá đơn cho khách hàng thoả thuận thanh toán với điều kiện trả chậm Một sốcông ty lớn ở nước ngoài chỉ mua hàng với điều kiện trả chậm

Nhờ thu (Collection)

Thanh toán bằng phương thức nhờ thu giúp hạn chế rủi ro cho cả ngườibán và người mua, người bán sớm nhận được tiền hàng, vì ngân hàng đóngvai trò trung gian thu tiền hàng từ người mua thanh toán cho số hàng ngườibán đã giao Chu trình nhờ thu bắt đầu khi người bán xuất trình bộ chứng từ

và chỉ thị nhờ thu cho ngân hàng sau khi đã giao hàng và chuẩn bị xong bộchứng từ cần thiết Ngân hàng sẽ chuyển bộ chứng từ cho chi nhánh/ngânhàng đại lý (ngân hàng nhờ thu) của người mua để được thanh toán Ngườimua phải thanh toán hoặc cam kết thanh toán thì mới được nhận chứng từ

Trang 20

Trước khi thanh toán, người mua có thể kiểm tra bộ chứng từ Độ rủi ro đốivới người bán cao hơn vì người bán không có sự đảm bảo thanh toán củangân hàng như trong phương thức tín dụng chứng từ nhưng anh ta có thể kiểmsoát hàng hóa thông qua ngân hàng nhờ thu Phương thức nhờ thu có thể đượcthực hiện theo nhiều cách khác nhau- nhờ thu trơn hoặc nhờ thu kèm chứng

từ Nhờ thu trơn: chỉ có hối phiếu và không kèm theo bất kì chứng từ thươngmại nào khác Nhờ thu kèm chứng từ: hối phiếu kèm theo bộ chứng từ gửihàng Người bán sẽ đòi người mua thanh toán cho hối phiếu theo một tronghai cách sau: D/P (documents against payment): trả tiền thì giao chứng từ.Ngân hàng nhờ thu chỉ giao chứng từ khi người mua thanh toán hối phiếu.Người mua thường thanh toán trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhậnhối phiếu D/A(documents against acceptance): chấp nhận thanh toán thì giaochứng từ D/A có nghĩa là người xuất khẩu đã cấp tín dụng cho người nhậpkhẩu Thời hạn cho vay chính là kì hạn của hối phiếu hay còn gọi là kì hạn trảchậm D/A đòi hỏi người mua phải chấp nhận hối phiếu, ví dụ kí cam kếtthanh toán vào thời điểm xác định trong tương lai Khi người mua đã chấpnhận hối phiếu, anh ta có thể nhận chứng từ và lấy hàng Ngày thanh toánđược xác định theo kì hạn của hối phiếu Kì hạn của hối phiếu thường đượctính từ ngày xuất trình hối phiếu hoặc ngày giao hàng tùy theo qui định trênhối phiếu Đối với người bán, độ rủi ro của điều kiện D/A cao hơn điều kiệnD/P Trong điều kiện D/P, thông qua ngân hàng người bán vẫn kiểm soáthàng hóa cho đến khi người mua thanh toán Trong điều kiện D/A, người muachỉ chấp nhận hối phiếu, cam kết thanh toán khi đến hạn, tiếp nhận chứng từ

và lấy hàng

Tín dụng chứng từ (Documentary credit)

Thư tín dụng là một cam kết bằng văn bản của ngân hàng phát hành ,được phát hành theo yêu cầu của người mua hàng cam kết trả tiền cho người

Trang 21

thụ hưởng nếu họ xuất trình được các chứng từ phù hợp với các điều kiện vàđiều khoản quy định trong thư tín dụng Đối với người mua, ngân hàng đạidiện cho người mua thanh toán, người mua nhận chứng từ và có quyền sở hữuhàng hoá Đối với người bán, có thể dựa vào cam kết thanh toán của ngânhàng phát hành thay vì phải trông chờ vào khả năng hay thiện chí thanh toáncủa người mua Người bán cũng không thể nhận được tiền hàng trừ phi tuânthủ tất cả các điều kiện của thư tín dụng.

Ứng trước (Advance payment)

Đây là phương thức an toàn nhất đối với người bán nhưng lại kém hấpdẫn nhất đối với người mua Người mua thống nhất giá hàng với người bán vàgửi cho người bán tiền hàng cùng với đơn đặt hàng cố định trước khi hànghóa được giao Phương thức thanh toán này sẽ được sử dụng khi: Người muakhông thể hoặc không muốn mở LC, hoặc người mua có khả năng trả tiềnngay và có thể được hưởng chiết khấu do trả tiền ngay, hoặc một người muahàng từ một công ty bán hàng qua đường bưu điện Người nhập khẩu có thểthỏa thuận với ngân hàng để thực hiện việc trả trước thông qua ngân hàng.Rủi ro đối với người mua là 100%, nhưng bù lại người mua có thể được giảmtiền hàng do thanh toán trước

Tóm lại: Trừ phương thức ứng trước, các phương thức thanh toán khác đềuphát sinh khoản phải thu đối với người bán Điều đó cũng đồng nghĩa với khảnăng phát sinh rủi ro không thu được tiền đối với người bán hàng Vớiphương thức nhờ thu hay thư tín dụng, bản thân trong đó đã có sự tham giacủa ngân hàng làm trung gian giảm bớt mức độ phụ thuộc của người bán vàokhả năng hay thiện chí thanh toán của người mua Tuy nhiên sự cam kết haybảo đảm của ngân hàng chỉ thực sự có ở phương thức tín dụng chứng từ vànhờ thu D/P Việc bán hàng trả chậm theo hình thức ghi sổ hay D/A là nhữngphương thức an toàn nhất đối với người mua hay nói cách khác là hấp dẫn

Trang 22

nhất đối với người mua Tuy nhiên, có nhiều rủi ro đối với việc bán hàng trảchậm như đã trình bày trên đây Việc thiếu các chứng từ và các kênh ngânhàng có thể gây khó khăn trong việc phải theo đuổi việc đòi tiền Người xuấtkhẩu còn có thể phải thu tiền ở nước ngoài, sẽ khó khăn và tốn kém Một vấn

đề khác nữa là những khoản phải thu rất khó được tài trợ vì các hối phiếuhoặc các công cụ nợ khác là không có Sự có mặt của bao thanh toán chính là

sự tham gia của ngân hàng để giải quyết những vướng mắc này Như vậy, rủi

ro trong hoạt động bao thanh toán chính là sự chia sẻ rủi ro của đơn vị baothanh toán với ngươì mua và ngươì bán trong hoạt động mua bán trả chậm

1.2.2 Phân loại rủi ro trong hoạt động bao thanh toán

1.2.2.1 Căn cứ vào chức năng của bao thanh toán

Rủi ro trong chức năng ứng trước: Rủi ro quan trọng nhất trong chức

năng ứng trước là rủi ro tín dụng, đó là khả năng xảy ra tổn thất của đơn vịbao thanh toán khi không thu hồi được đầy đủ và đúng hạn cả gốc và lãi sốtiền đã ứng trước cho bên bán Rủi ro tín dụng phát sinh trường hợp: Khi xảy

ra tranh chấp thương mại, bên mua hàng không phải thực hiện nghĩa vụ thanhtoán cho đến khi tranh chấp được giải quyết và bên bán hàng phải hoàn trảcho đơn vị bao thanh toán số tiền đã được ứng trước cho khoản phải thu đó.Nếu bên bán hàng không có khả năng hoàn trả đầy đủ, đơn vị bao thanh toán

sẽ gặp tổn thất Như vậy nếu hạn chế được tranh chấp thương mại và quản lýkhách hàng bên bán tốt thì đơn vị bao thanh toán sẽ phòng ngừa và hạn chếđược rủi ro này

Rủi ro trong chức năng đảm bảo rủi ro tín dụng bên mua: Loại hình rủi

ro trong chức năng này là rủi ro bảo lãnh Có thể là bảo lãnh cho bên muahàng hoặc bảo lãnh cho bên bán hàng Rủi ro bảo lãnh cho bên mua hàng phátsinh trong trường hợp đơn vị bao thanh toán bên mua hàng cung cấp dịch vụ

Trang 23

bảo đảm rủi ro tín dụng bên mua hàng Nếu nên mua hàng phá sản hoặc mấtkhả năng thanh toán, đơn vị bao thanh toán bên mua sẽ phải thực hiện nghĩa

vụ của mình là thanh toán cho đơn vị bao thanh toán bên bán 100% giá trịkhoản phải thu được chuyển nhượng (trừ đi phí bao thanh toán và các phíkhác theo thoả thuận)

Rủi ro bảo lãnh bên bán hàng xảy ra trong trường hợp đơn vị bao thanhtoán bên xuất khẩu phối hợp với đơn vị bao thanh toán bên nhập khẩu cungcấp cho bên xuất khẩu dịch vụ đảm bảo rủi ro tín dụng bên nhập khẩu Theoquy định về bao thanh toán quốc tế hiện đang áp dụng trong FCI, khi xảy ratranh chấp thương mại giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu trong thời giancho phép là 180 ngày sau ngày đến hạn của khoản phải thu, đơn vị bao thanhtoán bên nhập khẩu có quyền truy đòi lại đơn vị bao thanh toán bên xuất khẩu

số tiền đơn vị bao thanh toán bên nhập khẩu đã thanh toán khi thực hiện nghĩa

vụ bảo đảm rủi ro tín dụng Khi đó đơn vị bao thanh toán bên xuất khẩu sẽphải truy đòi lại từ bên xuất khẩu để thanh toán cho đơn vị bao thanh toán bênnhập khẩu Nếu bên xuất khẩu mất khả năng thanh toán, đơn vị bao thanhtoán sẽ phải thực hiện nghĩa vụ này Như vậy, về bản chất, bảo lãnh bên bánchính là bảo lãnh về việc giao hàng đúng thoả thuận của bên bán Nếu bênbán không thực hiện tốt nghĩa vụ giao hàng của mình, tranh chấp sẽ xảy ra vàđơn vị bao thanh toán bên bán sẽ phải hoàn trả tiền cho bên mua Nếu khôngđòi được tiền từ bên bán, tổn thất sẽ xảy ra

Rủi ro trong chức năng thu nợ: Khi phát sinh khoản phải thu, đơn vị

bao thanh toán bên bán chuyển nhượng khoản phải thu cho đơn vị bao thanhtoán bên mua Đơn vị bao thanh toán bên mua thực hiện thu nợ từ người muatheo uỷ quyền của đơn vị bao thanh toán bên bán Nếu không thu được nợhoặc thu nợ chậm, đơn vị bao thanh toán sẽ mất uy tín với khách hàng củamình và thất thu chi phí hoạt động Rủi ro cũng có thể xảy ra ở khâu thực hiện

Trang 24

thanh toán khoản tiền thu được nếu thanh toán nhầm hoặc thanh toán chậm.

Rủi ro trong chức năng theo dõi khoản phải thu:

Rủi ro khoản phải thu: Khoản phải thu là cơ sở để cung cấp dịch vụbao thanh toán, vì vậy nếu bản thân khoản phải thu đã không phù hợp thì kéotheo hệ luỵ đến toàn bộ các giao dịch về sau Những rủi ro có thể là khoảnphải thu giả mạo, khoản phải thu không được phép chuyển nhượng, khoảnphải thu có điều kiện thanh toán dây dưa, khoản phải thu của loại hàng hoá dễgây ra tranh chấp, khoản phải thu hết hiệu lực

Rủi ro chuyển nhượng khoản phải thu: Thủ tục chuyển nhượng khoảnphải thu đảm bảo quyền và lợi ích liên quan gắn liền với khoản phải thu đó

Vì vậy nếu thủ tục chuyển nhượng khoản phải thu không hợp pháp, hợp lệ sẽdẫn đến rủi ro chuyển nhượng vô hiệu

Rủi ro quản lý phải thu:Kể từ khi nhận chuyển nhượng các khoản phảithu, đơn vị bao thanh toán phải có trách nhiệm quản lý các khoản phải thu vàthông báo định kỳ cho khách hàng theo thời hạn đã thoả thuận Việc quản lýkhoản phải thu bao gồm cả quản lý hồ sơ khoản phải thu cũng như quản lýtình trạng của khoản phải thu Nếu công tác thống kê lưu trữ không tốt cũngdẫn đến rủi ro mất mát hồ sơ Nếu việc theo dõi khoản phải thu không khoahọc sẽ dẫn đến những chậm chễ hoặc sai sót khi thông báo tình trạng khoảnphải thu, vi phạm cam kết đối với khách hàng, ảnh hưởng đến uy tín của đơn

vị bao thanh toán cũng như phải gánh chịu các tổn thất phát sinh

1.2.2.2 Phân loại rủi ro theo giai đoạn phát sinh

Rủi ro trong khâu chuẩn bị cung cấp dịch vụ: Rủi ro chủ yếu trong

khâu chuẩn bị cung cấp dịch vụ bao gồm rủi ro khách hàng, rủi ro đối tác vàrủi ro pháp lý bởi nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị bao thanh toán ở khâu chuẩn

bị cung cấp dịch vụ là tìm kiếm khách hàng và đại lý bao thanh toán phù hợp,đánh giá chính xác khách hàng và đại lý bao thanh toán để xác định các hạn

Trang 25

mức tối ưu cũng như ký kết các điều khoản thoả thuận thích hợp

Rủi ro trong khâu thực hiện dịch vụ: Rủi ro chủ yếu trong khâu thực

hiện cung cấp dịch vụ là rủi ro khoản phải thu, rủi ro tín dụng, rủi ro thu nợbởi đây là giai đoạn ngân hàng nhận chuyển nhượng khoản phải thu và thựchiện các hoạt động ứng trước, đảm bảo rủi ro tín dụng và thu nợ theo các điềukhoản cam kết trong các thoả thuận đã ký kết

1.2.2.3 Phân loại theo vai trò tham gia của đơn vị bao thanh toán

Rủi ro đối với đơn vị bao thanh toán bên bán:

Rủi ro tín dụng: Đơn vị bao thanh toán bên bán ứng trước cho bên bánkhi xuất trình hoá đơn thuộc hợp đồng Bao thanh toán đã ký Số tiền ứngtrước được hoàn trả khi thu được tiền từ người mua/đại lý bao thanh toán bênmua Trường hợp không thu được tiền, nếu là ứng trước có truy đòi thì ngườibán phải hoàn lại tiền ứng trước cho đại lý Trường hợp khoản phải thu cótranh chấp dẫn đến không thu được tiền thì cũng có thể thu hồi tiền từ ngườibán Người bán cũng có thể tự động thanh toán các khoản ứng trước bằng cácnguồn khác mà không cần phải chờ nguồn thu bán hàng Như vậy rủi ro xảy

ra khi người bán không có khả năng thanh toán

Rủi ro phối hợp cung cấp dịch vụ thu nợ: Đơn vị bao thanh toán gặp rủi

ro mất uy tín đối với người bán hàng nếu không chọn được đại lý bao thanhtoán bên mua làm tốt công tác thu nợ, khiến cho việc thu nợ chậm hoặc khôngdàn xếp được với người mua khiến cho tranh chấp xảy ra

Rủi ro cung cấp đảm bảo rủi ro tín dụng đơn vị bao thanh toán bênmua: Rủi ro xảy ra khi đơn vị bao thanh toán bên mua hàng đã thu được nợ từbên mua hàng Tuy nhiên, đơn vị bao thanh toán bên mua hàng bị phá sản/mấtkhả năng thanh toán/không thanh toán cho đại lý bao thanh toán bên bánkhoản tiền đã thu được đó để trả cho bên bán hàng

Rủi ro đối với đơn vị bao thanh toán bên mua:

Trang 26

Rủi ro thu nợ: Khi phát sinh khoản phải thu, đơn vị bao thanh toán bênbán chuyển nhượng khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán bên mua Đơn

vị bao thanh toán bên mua thực hiện thu nợ từ người mua theo uỷ quyền củađơn vị bao thanh toán bên bán Nếu không thu được nợ hoặc thu nợ chậm,đơn vị bao thanh toán bên mua sẽ mất uy tín với khách hàng của mình là đơn

vị bao thanh toán bên bán và thất thu chi phí hoạt động Rủi ro cũng có thểxảy ra ở khâu thực hiện thanh toán cho đơn vị bao thanh toán bên bán khoảntiền thu được nếu thanh toán nhầm hoặc thanh toán chậm

Rủi ro đảm bảo rủi ro tín dụng bên mua: Đơn vị bao thanh toán bênmua cam kết thanh toán thay cho bên mua vào ngày thứ 90 kể từ ngày đáohạn của khoản phải thu nếu bên mua không có khả năng thanh toán hoặckhông thanh toán khoản phải thu với điều kiện không có bất kỳ tranh chấpnào về hàng hoá giữa bên mua hàng và bên bán hàng hay bất kỳ bên thứ 3 nàokhác

Rủi ro từ đại lý bao thanh toán bên bán: Bên cạnh rủi ro do bên muahàng phá sản/mất khả năng thanh toán/không thanh toán cho mình nhữngkhoản bên mua hàng phải trả cho bên bán hàng, đơn vị bao thanh toán bênmua có thể bị mất khoản phí bao thanh toán phải thu từ đơn vị bao thanh toánbên bán hàng nếu đơn vị bao thanh toán bên bán hàng bị phá sản/mất khảnăng thanh toán/không thanh toán cho đại lý bao thanh toán bên mua khoảnphí bao thanh toán mà đại lý bao thanh toán bên mua được hưởng từ việccung cấp dịch vụ bảo đảm rủi ro tín dụng bên mua hàng

Rủi ro đối với đơn vị bao thanh toán cả hai bên mua và bán: Bên bán

hàng đề nghị đơn vị bao thanh toán thực hiện bao thanh toán các khoản phảithu Nếu chấp nhận, đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng ký kết hợp đồngbao thanh toán, thông báo cho bên mua hàng Bên bán hàng chuyển giao bảngốc hợp đồng mua bán, chứng từ bán hàng và các chứng từ liên quan khác

Trang 27

đến khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán Đơn vị bao thanh toán chuyểntiền ứng trước cho bên bán hàng theo hợp đồng bao thanh toán nếu có điềukhoản ứng trước Đơn vị bao thanh toán theo dõi, thu nợ từ bên mua hàng, tấttoán tiền với bên bán hàng theo quy định trong hợp đồng và giải quyết cácvấn đề phát sinh khác nếu có Như vậy tuỳ theo dịch vụ cung cấp, đơn vị baothanh toán sẽ phải chấp nhận rủi ro đối với cả đơn vị bao thanh toán bên bán

và đơn vị bao thanh toán bên mua, những rủi ro đến từ cả người bán và ngườimua

1.2.3 Các nhân tố tác động tới rủi ro trong hoạt động bao thanh toán

1.2.3.1 Các nhân tố khách quan

Nhân tố thuộc về môi trường kinh tế, chính trị: Những thay đổi chính

sách và những đặc thù trong hoạt động thương mại, tài chính, ngân hàng, môitrường công khai minh bạch về tài chính, hoạt động phòng chống rửa tiềntrong và ngoài nước, các vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế là những nhân tốquan trọng tác động tới sự đa dạng, tính phức tạp và mức độ rủi ro trong hoạtđộng bao thanh toán

Nhân tố thuộc về môi trường pháp lý: Mức độ hoàn thiện của môi

trường pháp lý, sự phù hợp giữa luật pháp trong nước và quốc tế, sự thốngnhất giữa các văn bản pháp lý, sự rành mạch về quyền và nghĩa vụ của cácbên tham gia sẽ tác động lớn tới các rủi ro mang tính thuân thủ và rủi ro tranhchấp trong hoạt động bao thanh toán

Nhân tố thuộc về đối tác (đại lý bao thanh toán): Khả năng tài chính,

mức độ chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ và uy tín của đại lý bao thanh toán

sẽ góp phần tích cực chia sẻ và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động bao thanhtoán của đơn vị bao thanh toán

Nhân tố thuộc về khách hàng: Sự am hiểu của khách hàng trong lĩnh

Trang 28

vực ngành nghề kinh doanh, trình độ quản lý hoạt động kinh doanh, khả năngthích ứng và khắc phục khó khăn trong kinh doanh, uy tín của khách hàngtrong quan hệ với bạn hàng, với ngân hàng là những nhân tố then chốt và tácđộng trực tiếp tới rủi ro trong hoạt động bao thanh toán

1.2.3.2 Các nhân tố chủ quan

Nhân tố thuộc về vị thế và uy tín của ngân hàng: Ngân hàng có tiềm lực

về tài chính, có uy tín và kinh nghiệm trong hoạt động thanh toán trong nước

và quốc tế sẽ có điều kiện tiếp cận cũng như lựa chọn đối tác và khách hàngtốt Đặc biệt trong hoạt động bao thanh toán quốc tế, các tiêu chuẩn thànhviên tham gia hiệp hội bao thanh toán, các tiêu chí đánh giá khả năng hoạtđộng kinh doanh và chất lượng dịch vụ của đơn vị bao thanh toán được quyđịnh và là những căn cứ quan trong để các thành viên chọn lựa đối tác cùngchia sẻ, gánh vác rủi ro trong hoạt đọng bao thanh toán cung cấp cho kháchhàng

Nhân tố thuộc về chính sách của ngân hàng: Vị trí, vai trò của bao

thanh toán trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ ảnh hưởng tới chínhsách của ngân hàng trong phát triển hoạt động này Mức độ ưu tiên về nguồnvốn tín dụng, về lãi suất, về khả năng cung ứng ngoại tệ, chính sách kháchhàng đối với hoạt động bao thanh toán trong từng thời kỳ sẽ tác động trực tiếptới doanh thu-chi phí của hoạt động bao thanh toán Các chính sách phòngngừa và hạn chế rủi ro hoạt động bao thanh toán của ngân hàng là một bộphận không tách rời của chính sách quản lý rủi ro hoạt động kinh doanhchung của ngân hàng

Nhân tố thuộc về đội ngũ nhân viên ngân hàng: Con người luôn là yếu

tố then chốt tác động tới rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạtđộng bao thanh toán nói riêng Rủi ro liên quan tới yếu tố con người chủ yếu

là rủi ro về trình độ và rủi ro về đạo đức Sự am hiểu kỹ thuật nghiệp vụ về

Trang 29

thanh toán, về chứng từ, về phân tích đánh giá khách hàng, am hiểu luật pháp

và các thông lệ trong và ngoài nước, khả năng giao dịch đàm phán của cáccán bộ ngân hàng là những nhân tố quyết định phần lớn tới chất lượng dịch

vụ cũng như an toàn của hoạt động bao thanh toán Rủi ro về đạo đức thể hiện

ở hành vi gian lận của con người kết hợp với việc lợi dụng các điểm yếu trong

hệ thống và quy trình giao dịch

Nhân tố thuộc về quy trình giao dịch bao thanh toán của ngân hàng:

Quy trình giao dịch hay quy trình nghiệp vụ là chuỗi các công việc được sắpxếp thực hiện theo một trật tự nối tiếp hay song song bởi hai hay nhiều hơncác cá nhân để đạt đến một mục đích chung theo yêu cầu hoàn thành một giaodịch Một trong những mục đích quan trọng của việc xây dựng quy trìnhnghiệp vụ cũng là để hình thành nên các chốt kiểm soát để phòng ngừa và hạnchế rủi ro hoạt động Quy trình chặt chẽ và hợp lý sẽ dung hoà giữa yêu cầuthuận lợi cho tác nghiệp và cung ứng dịch vụ với yêu cầu phòng ngừa hạn chếrủi ro

Nhân tố thuộc về trình độ công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin

ngày nay đóng vai trò quan trọng như một nguồn lực không thể thiếu tronglĩnh vực tài chính ngân hàng Sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong xử lýgiao dịch tác nghiệp cũng như trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh làmột trong những nhân tố quan trọng để phòng ngừa và hạn chế rủi ro, quyếtđịnh tới hiệu quả của hoạt động kinh doanh

1.3 Kinh nghiệm quốc tế về phòng ngừa và hạn chế rủi ro bao thanh toán trên thế giới và tại Việt Nam

1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế

1.3.1.1 Xu hướng hoạt động bao thanh toán trên thế giới

Nghiên cứu về xu hướng phát triển các dịch vụ thương mại trên thế giới

Trang 30

những năm gần đây, Tổ chức viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầuSWIFT đã thống kê và cho ra những con số phản ánh sự tăng trưởng vượt bậc

về doanh số thương mại quốc tế Trong những năm 1970 đến năm 2000,doanh số chỉ ở mức dưới 5000 tỷ USD, thì năm 2008 doanh số đã đạt tới trên

20 000 tỷ USD Xét về doanh số phương thức thanh toán ghi sổ chiếm tới81%, L/C chiến khoảng 10%, nhờ thu chiếm 5% và các hình thức khác 4% Biểu đồ 1.2 Tăng trưởng kim ngạch thương mại thế giới

Đơn vị: Tỷ USD/năm

Nguồn: www.swift.com

Xét về số lượng điện giao dịch trên hệ thống, các điện giao dịch thươngmại dựa trên chứng từ (L/C, nhờ thu) năm 2007 đạt 48 triệu giao dịch, trongkhi đó các giao dịc thanh toán trơn (chuyển tiền) đạt tới 1831 triệu giao dịch,gấp 400 lần giao dịch thanh toán chứng từ Tốc độ tăng trưởng lượng điệngiao dịch chứng từ không đáng kể, từ 43 triệu năm 2000 đến 48 triệu năm

2007 Trong khi các điện chuyển tiền có sự phát triển vượt bậc từ 930 triệunăm 2000 đến 1831 triệu năm 2007 Điều đó đã cho thấy xu hướng ngày càng

mở rộng và chiếm ưu thế của phương thức thanh toán ghi sổ Điều đó đặt rathách thức lớn nếu ngân hàng thương mại không có các dịch vụ phù hợp để

Trang 31

tham gia và hoạt động thương mại theo hình thức này Bao thanh toán là hìnhthức được sử dụng để tăng cường vai trò tham gia của các tổ chức tín dụngtrong việc hỗ trợ khách hàng thực hiện giao dịch mua bán trả chậm sử dụngphương thức thanh toán ghi sổ

Biểu đồ 1.3: Xu hướng phát triển các phương thức thanh toán

Hiện nay dịch vụ bao thanh toán đã được áp dụng rộng rãi tại 72 nướctrên thế giới, cụ thể 35 quốc gia Châu Âu, 13 quốc gia Châu Mỹ, 4 quốc giaChâu Phi, 18 quốc gia Châu Á, 2 quốc gia Châu Uc Doanh số bao thanh toáncủa toàn thế giới không ngừng tăng trưởng, từ 685 682 triệu EUR năm 2001,đến năm 2007 đã đạt tới con số 1 299 127 triệu EUR Trong đó Châu Âuchiếm 71%, Châu Mỹ 12%, Châu Phi 1% và Châu Á chiếm 16% Về thị phần,Hiệp hội FCI có tốc độ tăng trưởng và chiếm ưu thế về thị phần bao thanhtoán thế giới Năm 1982 FCI chỉ chiếm 34% thì nay đã chiếm tới 81% thịphần năm 2007 với 174 652 khách hàng là người bán, 6 120 404 khách hàng

là người mua và xử lý 147 000 000 hoá đơn/năm

Trang 32

Biểu đồ 1.4 So sánh giao dịch chứng từ và giao dịch thanh toán trơn quaSWIFT

Đơn vị: Triệu giao dịch/năm

1.3.1.2Thông lệ quốc tế về bao thanh toán

Công ước UNIDROIT về Bao thanh toán quốc tế, có hiệu lực từ ngày01/05/1995 tại những nước đã phê chuẩn hoặc thừa nhận công ước Hiện có

15 quốc gia tham gia ký công ước, 6 quốc gia phê chuẩn, 2 quốc gia tuyên bốthừa nhận Công ước đưa ra các quy tắc chung tạo thành khung pháp lý hỗ trợcho hoạt động bao thanh toán quốc tế

Công ước Liên hợp quốc về việc chuyển nhượng các khoản phải thu

Trang 33

trong thương mại quốc tế (UNCITRAL) 2001, được Hội đồng chung Liênhợp quốc thông qua ngày 12/12/2001 và để ngỏ cho chính phủ các nước thamgia ký kết Hiện chỉ có 3 nước tham gia ký, công ước chưa có hiệu lực thihành.

1.3.1.3 Kinh nghiệm của Hiệp hội bao thanh toán

Trên thế giới có rất nhiều hiệp hội bao thanh toán quốc gia cũng nhưquốc tế Hầu hết các đơn vị bao thanh toán nếu không phải là thành viên củahiệp hội bao thanh toán trong nước thì cũng là thành viên của hiệp hội baothanh toán quốc tế hoặc cả hai Điều này dễ hiểu bởi tham gia hiệp hội baothanh toán cũng là một trong những biện pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi

ro Trong số các hiệp hội bao thanh toán quốc tế thì FCI là hiệp hội có doanh

số bao thanh toán lớn nhất, thị phần bao thanh toán lớn nhất thế giới, số lượngthành viên nhiều nhất Một trong những lý do để có được thành công đó là doFCI đã xây dựng được cho các thành viên một môi trường rất tốt để hợp tácphát triển an toàn, bền vững Kinh nghiệm của FCI trong công tác phòng ngừa

và hạn chế rủi ro cho các thành viên của mình có thể thấy một số điểm nổi bậtnhư sau:

Thứ nhất: FCI tích cực hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và tư vấn với cơquan nhà nước chịu trách nhiệm ban hành các văn bản pháp lý liên quan tớihoạt động bao thanh toán tại các quốc gia có thành viên để hạn chế rủi ro dovấn đề xung đột pháp lý giữa luật quốc gia và luật quốc tế

Thứ hai: FCI có một hệ thống các quy tắc điều chỉnh hoạt động baothanh toán giữa các thành viên của hiệp hội như Điều lệ FCI, các quy tắcchung về bao thanh toán quốc tế, thoả thuận đại lý giữa các thành viên FCI,Quy tắc trọng tài FCI, Quy tắc giao dịch giữa các thành viên trong mạngedifactoring.com Điều lệ FCI quy định chung về bộ máy tổ chức, các chứcnăng và hoạt động của hiệp hội Các quy tắc chung về bao thanh toán quốc tế

Trang 34

(GRIF- General Rules for International Factoring) của FCI: Bộ quy tắc hiệnnay ra đời từ 01/07/2002 thay thế cho bộ quy tắc Code of InternationalFactoring cũ, điều chỉnh hoạt động bao thanh toán giữa các thành viên củaFCI.Thoả thuận đại lý: Các đại lý bao thanh toán thiết lập giao dịch với nhautrên cơ sở ký thoả thuận đại lý để thống nhất các quy tắc giao dịch Vềnguyên tắc các bên có thể thoả thuận với nhau việc tuân thủ hay không tuânthủ, hay sửa đổi các quy tắc của FCI Tuy nhiên trong thực tế, các quy tắc củahiệp hội được xây dựng trên cơ sở thống nhất ý kiến của các thành viên nênhầu như không có các thoả thuận khác Quy tắc trọng tài FCI quy định trình

tự áp dụng trong tài: Khi có tranh chấp giữa hai thành viên, FCI sẽ đứng raphân xử dựa trên các quy tắc của hiệp hội, nếu cần thiết, tranh chấp sẽ đượcgiải quyết theo phán quyết của tổ trong tài FCI Trên thực tế chưa có sự ghinhận nào về việc một toà án hay trong tài thương mại thế giới thụ lý các vụtranh chấp bao thanh toán quốc tế Cho đến nay, hiệp hội vẫn là nơi duy nhấtcác đại lý bao thanh toán tìm được sự phân xử hợp lý

Thứ ba: FCI tạo lập hệ thống giao dịch điện tử cho hoạt động bao thanhtoán giữa các thành viên để tạo thuận lợi cho các thành viên trong xử lý giaodịch bao thanh toán, đồng thời đảm bảo cho giao dịch nhanh chóng, an toàn,vừa bảo mật được số liệu trong hiệp hội, vừa chia sẻ được thông tin giữa cácthành viên, tạo sự minh bạch về số lượng cũng như chất lượng giao dịch củacác thành viên Edifactoring.com là mạng thông tin liên lạc riêng của hiệp hội.Mạng này cho phép các thành viên của hiệp hội trao đổi thư từ điện tử giaodịch với nhau, thống kê chất lượng dịch vụ của các thành viên, báo cáo tậptrung, xem tình trạng tài khoản bao thanh toán Ngoài ra mạng cũng cho phépbên thứ ba (người xuất khẩu, nhập khẩu) có thể tiếp cận vào mạng

Thứ tư: FCI tạo lập diễn đàn chung cho các thành viên để chia sẻ cáckinh nghiệm phòng ngừa hạn chế rủi ro thông qua các tình huống, các trường

Trang 35

hợp thực tế xảy ra Tại diễn đàn này, các thành viên cũng có cơ hội được tiếpcận với những chuyên gia tư vấn hàng đầu của hiệp hội về các vấn đề liênquan tới các quy định pháp lý cũng như các kỹ năng quản lý, phân tích, đánhgiá, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động bao thanh toán.

Thứ năm: Các điều kiện quy định chặt chẽ đối với các thành viên củahiệp hội cũng chính là một bước sàng lọc để lựa chọn những đơn vị bao thanhtoán tốt nhất cho hiệp hội Khi gia nhập FCI, mọi thành viên đều trải qua giaiđoạn thử thách 3 năm với tư cách là thành viên không chính thức Các khóađào tạo và các yêu cầu tham dự đào tạo đối với các thành viên cũng là nhằmtạo dựng cho tất cả các thành viên đều có một đội ngũ nhân viên bao thanhtoán có kiến thức và có kỹ năng để hoạt động tốt

1.3.1.4 Kinh nghiệm của quốc gia

Trong số các quốc gia tham gia hiệp hội bao thanh toán quốc tế FCI thìTrung quốc là một điển hình về tốc độ phát triển hoạt động bao thanh toán và

có sự khởi đầu khá giống với Việt nam Bao thanh toán được cung cấp trongphạm vi hoạt động của các ngân hàng thương mại

Năm 2001, Trung quốc có 2 ngân hàng bắt đầu tham gia FCI là Bank ofChina và Bank of Communication cung ứng dịch vụ bao thanh toán Khi đókhái niệm về bao thanh toán còn hết sức mới mẻ đối với các doanh nghiệpcũng như đối với hệ thống ngân hàng Bank of China là ngân hàng đi đầutrong nghiên cứu khảo sát nhu cầu về bao thanh toán và đưa sản phẩm baothanh toán đến với khách hàng tại thị trường này Ở giai đoạn này, Trungquốc cũng bắt đầu vào WTO, các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu sang cácthị trường lớn như Mỹ và Châu Âu cũng đang chuyển hướng sử dụng phươngthức thanh toán ghi sổ thay vì sử dụng phương thức quen thuộc là L/C theoyêu cầu của các thị trường này Khi đó doanh số bao thanh toán của Trung

Trang 36

quốc mới chỉ đạt 1,2 triệu EUR Đến năm 2005 doanh số đã đạt tới 5,8 triệuEUR và năm 2006 là 14,3 triệu, năm 2007 đạt 32,9 triệu với 14 ngân hàng cóhoạt động bao thanh toán, trở thành một quốc gia tiêu biểu về phát triển hoạtđộng bao thanh toán

Để đạt tốc độ phát triển nhanh và bền vững như vậy, không thể khôngnói đến những biện pháp tích cực được đưa ra cả ở tầm vĩ mô cũng như vi môtrong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro hoạt động bao thanh toán

Thứ nhất: Về chính sách vĩ mô:

Năm 2000, Luật Hợp đồng mới của Trung quốc được quốc hội banhành đã khuyến khích phát triển bao thanh toán tại Trung quốc bởi nó giúplàm rõ những vấn đề còn chưa rõ ràng về mặt pháp lý xung quanh việcchuyển nhượng khoản phải thu, bảo vệ cho đơn vị bao thanh toán để mởđường cho phát triển hoạt động này

Năm 2007, Trung quốc ban hành Luật Tài sản Luật này cho phép côngnhận khoản phải thu hiện tại hoặc tương lai được sử dụng làm tài sản đảm bảocủa người đi vay Tháng 10/2007, quy chế về đăng ký thế chấp khoản phải thu

có hiệu lực Ngân hàng Trung ương Trung quốc đã xây dựng và quản lý tậptrung hệ thống đăng ký qua mạng Những nhà cho vay, sau khi ký hợp đồngnhận thế chấp khoản phải thu sẽ đăng ký để bảo vệ quyền lợi của mình, phòngngừa rủi ro người đi vay có thể sử dụng vào việc khác hoặc khoản phải thugiả mạo Có thể nói đây là bước tiến quan trọng trong chính sách quản lý rủi

ro hoạt động bao thanh toán của hệ thống ngân hàng Trung quốc

Thứ hai:Về chính sách của các ngân hàng hoạt động bao thanh toán:Một điểm nổi bật thể hiện sự nhìn xa trông rộng của các ngân hàngtrong công tác phòng ngừa hạn chế rủi ro để phát triển bền vững, đó là sự đầu

tư xứng đáng vào yếu tố con người Liên tục trong các năm 2004, 2005, một

số lượng lớn cán bộ của các ngân hàng thương mại cũng như ngân hàng

Trang 37

Trung ương Trung quốc được gửi đi đào tạo tại các khóa đào tạo chuyênnghiệp của hiệp hội FCI, IFG, cũng như thực tập tại các đơn vị bao thanh toántầm cỡ thế giới nhằm tiếp thu những chuẩn mực quốc tế cũng như kinhnghiệm hàng đầu của thế giới về bao thanh toán Liên tục trong các năm đó,Trung quốc luôn được ghi danh và trao các giải thưởng của hiệp hội về thànhtích xuất xắc dẫn đầu của các học viên Trung Quốc, là tấm gương về tinhthần học hỏi và cầu thị Điều này không chỉ giúp đưa Trung quốc sớm hòanhập với làng bao thanh toán thế giới mà còn tạo một hình ảnh chuyênnghiệp, an tâm cho các đối tác khi hợp tác với các ngân hàng Trung quốc

1.3.1.5 Kinh nghiệm của đơn vị bao thanh toán

Xét về kinh nghiệm hoạt động bao thanh toán, công ty First CapitalU.S.A(FC) không phải là một công ty có bề dày lịch sử trong hoạt động baothanh toán Tập trung vào hoạt động bao thanh toán là một bước đột phá mới,được những nhà đầu tư và quản lý công ty quyết định vào năm 2003 trongđịnh hướng phát triển của công ty FC mới chỉ tham gia thành viên FCI từ1/1/2007, có nghĩa là còn sau cả VCB, lại hoạt động tại một quốc gia đã có rấtnhiều các đơn vị bao thanh toán có tên tuổi Tuy nhiên, sự tăng tốc của FCtrong hoạt động bao thanh toán, nhất là bao thanh toán nhập khẩu (là loại hìnhbao thanh toán có nhiều rủi ro nhất đối với đơn vị bao thanh toán) là hết sức

ấn tượng Doanh số bao thanh toán của FC trong 6 tháng đầu năm 2007 là 2,6triệu EUR, năm 2007 là 123 triệu EUR và 6 tháng năm 2008 là 110 triệuEUR Các khách hàng của FC chủ yếu là tại các nước châu Á, các nước đangphát triển là những nước mà kinh nghiệm hoạt động bao thanh toán còn chưanhiều

Như vậy, có thể nhìn thấy điểm đặc thù trong hoạt động bao thanh toáncủa FC là nhằm vào những mảng hoạt động, những thị trường mới có nhiều

Trang 38

rủi ro để kinh doanh Điều này là tất yếu đối với một công ty muốn phát triểnđột phá nhưng ra nhập thị trường sau.

Với đặc thù kinh doanh như vậy, công tác phòng ngừa và hạn chế rủi rocủa FC là đặc biệt quan trọng Kinh nghiệm của FC có thể thấy một số điểmnổi bật như sau:

Thứ nhất: FC coi trọng hai yếu tố then chốt trong hoạt động là đội ngũnhân viên chuyên nghiệp cộng với tiềm lực tài chính mạnh Đầu tư cho FC làmột nhóm các nhà đầu tư cá nhân mạnh về tài chính Số lượng nhân viên vàđội ngũ quản lý của FC không nhiều những mỗi vị trí, mỗi người đều lànhững chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực mình phụ trách, được tuyển chọn

từ các công ty bao thanh toán với một chế độ đãi ngộ thỏa đáng

Thứ hai: FC xem đại lý của mình không chỉ là khách hàng mà còn làđối tác chia sẻ rủi ro với mình, đại lý có tốt thì mới hạn chế được rủi ro Vìvậy, FC không chỉ chọn đại lý bao thanh toán mà quan trong hơn là đào tạo,hướng dẫn cho đại lý bao thanh toán của FC Các thị trường trọng tâm mà FCgiao dịch bao thanh toán trong đó có Việt Nam là những nơi mà hoạt độngbao thanh toán chưa phổ biến, vì vậy sự hiểu biết của đơn vị bao thanh toán ở

đó cũng như của khách hàng chưa nhiều, mức độ rủi ro cao FC thường xuyêngặp gỡ các đại lý bao thanh toán, thiết lập mối quan hệ thâm thiết, trao đổikinh nghiệm, đào tạo và hỗ trợ hết sức nhiệt tình cho đại lý bao thanh toán,cùng với đại lý tổ chức hội thảo nghiệp vụ cho cả khách hàng của họ Ngaynhư VCB, trong quá trình xây dựng quy chế quản lý, quy trình hoạt động baothanh toán nếu có vướng mắc gì cần hỏi thì FC luôn sẵn sàng chia sẻ với mộtthái độ thể hiện rất có trách nhiệm Từ đó tạo dựng được lòng tin với đại lýcũng như tăng sự hiểu biết và kinh nghiệm cho đại lý

Trang 39

1.3.2 Tại Việt Nam

Việt nam cũng không nằm ngoài phương hướng chung toàn cầu Ngày06/09/2004, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam đã ban hành Quy chếhoạt động Bao thanh toán của các tổ chức tín dụng Ngày 28/06/2005 quyđịnh về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt độngbao thanh toán của các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước ban hànhtheo công văn số 676/NHNN-CSTT Nhiều ngân hàng thương mại đã đượcNgân hàng Nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán cho cácdoanh nghiệp trên lãnh thổ Việt nam Năm 2005, ngân hàng ACB vàVietcombank đã chính thức công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng

về việc tham gia hiệp hội FCI và cung cấp dịch vụ mới này Techcombank vàSacombank đã trở thành thành viên cộng tác của hiệp hội bao thanh toán quốc

tế FCI Ngoài ra, các ngân hàng như Habubank, Ngân hàng Đầu tư và pháttriển Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam cũng đã bắt đầu quan tâm.Trong số các thành viên của Việt Nam tham gia hiệp hội FCI, thực tế hiện naychỉ có Vietcombank và ACB là thực sự có giao dịch bao thanh toán quốc tế.Doanh số bao thanh toán trong nước và quốc tế của Việt Nam năm 2005 là 2triệu EUR, năm 2006 là 16 triệu EUR và năm 2007 là 43 triệu EUR

Là hoạt động mới nên ở Việt Nam, hầu hết việc chia sẻ kinh nghiệmphòng ngừa và hạn chế rủi ro chỉ trong phạm vi nội bộ các ngân hàng màchưa có diễn đàn chung cho các ngân hàng hoạt động bao thanh toán ViệtNam cũng chưa có Hiệp hội bao thanh toán quốc gia nên hoạt động bao thanhtoán trong nước chưa có sự hợp tác giữa các ngân hàng mà chỉ thực hiện chokhách hàng nội bộ Thực tế, các ngân hàng hoạt động bao thanh toán tại Việtnam chủ yếu học hỏi kinh nghiệm quốc tế về phòng ngừa, hạn chế rủi ro và tựrút kinh nghiệm từ quá trình triển khai ban đầu của mình

Trang 40

Chương 2- THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 Tổng quan hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

2.1.1 Khái quát về sự hình thành và phát triển

Ngày 30/10/1962 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký ban hành Nghị định115/CP Thành lập Ngân hàng Ngoại thương nước Việt Nam dân chủ cộnghoà, gọi tắt là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam : Nhiệm vụ của Ngân hàngNgoại thương Việt Nam là kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, tín dụngquốc tế, cho vay ngoại thương, tham gia quản lý ngoại hối, góp phần bảo vệtiền tệ và tài sản Nhà nước, tăng cường và mở rộng quan hệ kinh tế, chính chị,

và văn hoá với nước ngoài

Qua gần 45 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã vươn lên và trởthành một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất tại Việt Nam Vớitruyền thống đi đầu trong ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại,Vietcombank đã đạt được nhiều thành công trong việc cung cấp cho kháchhàng trong nước và quốc tế những sản phẩm dịch vụ ngân hàng thuận tiện, antoàn, nhanh chóng, chiếm lĩnh thị phần lớn trong các mảng như kinh doanhthẻ, thanh toán xuất nhập khẩu, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh

2.1.2.1 Hoạt động kinh doanh chung:

Được thừa nhận rộng rãi là NHTM NN hàng đầu và được quản lý tốtnhất tại Việt Nam, trong những năm qua, NHNT đã đạt được kết quả kinhdoanh hết sức khả quan

Ngày đăng: 23/01/2024, 11:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w