Và emđã chọn “Công Ty Cổ Phần Đầu tư và xây dựng Bưu điện” để thực tập, một công tycó nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên trong suốtquá trình hoạt động g
Trang 1Có nhiều lý do để nói rằng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cầnđược quan tâm đúng mức trong các công ty Ngày nay các công ty đều hiểu rằng, đàotạo và phát triển nguồn nhân lực là điều kiện quyết định để một công ty có thể tồn tại
và đi lên trong cạnh tranh
Là một sinh viên đang theo học khoa kinh tế, ngành quản trị kinh doanh, em rấtyêu thích môn quản trị nhân lực, và đặc biệt quan tâm đến các tài liệu có liên quanđến vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty Đó chính là lý do em đãđăng ký nghiệp vụ quản trị nhân lực để viết báo cáo thực tập tốt nghiệp và may mắnđược phân công nghiệp vụ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty Và em
đã chọn “Công Ty Cổ Phần Đầu tư và xây dựng Bưu điện” để thực tập, một công ty
có nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên trong suốtquá trình hoạt động gần 35 năm, từ những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước chođến khi tham gia nền kinh tế thị trường ngày hôm nay
Em rất hy vọng rằng, cùng với những bài học quý giá được các thầy cô giảngdạy trong suốt những năm tháng là sinh viên tại Viện Đại học Mở Hà nội, và thêmvào đó là niềm mê say thực sự về môn quản trị nhân lực, em sẽ cố gắng viết thật tốtbản báo cáo thực tập tốt nghiệp này Em rất mong được sự quan tâm giúp đỡ, góp ý
và chỉ bảo của các thầy cô để báo cáo của em được hoàn chỉnh và đầy đủ hơn
Em xin trân trọng cám ơn!
Trang 2Chương I- LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
I-Khái niêm, mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của đào tạo và
phát triển
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là những hoạt động học tập có tổ chức,được thực hiện trong những khoảng thời gian xác định, và nhằm đem lại sự thay đổitrong hành vi nghề nghiệp của người lao động Có ba loại hoạt động khác nhau theođịnh nghĩa này: Đào tạo, Giáo dục và Phát triển liên quan đến công việc
Đào tạo: Là quá trình học tập làm cho người lao động có thể thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công tác của họ Đào tạo là một quá trình hoạtđộng có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển hệ thống trí thức, kỹnăng, kỹ xảo, thái độ, hành vi của mỗi cá nhân tạo điều kiện để cho họ có thể thựchiện một cách có hiệu quả và năng suất trong lĩnh vực công tác của họ
Giáo dục: Là một quá trình học tập để chuẩn bị con người cho tương lai Người
đó có thể bước vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề nghiệp mới
Phát triển: Là các hoạt động vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của
người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên coe sỏe nhữngđịnh hướng tương lai của tổ chức hoặc phát triển khả năng nghề nghiệp của họ
Mục tiêu chung của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhằm sử dụng tối
đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúpcho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp củamình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độtốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với công việc trong tương lai
Có nhiều lý do để nói rằng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là quantrọng và cần có được sự quan tâm đúng mức trong các tổ chức Trong đó có ba lý dochủ yếu:
- Để đáp ứng yêu cầu công việc của tổ chức hay nói cách khác là đê đáp ứngnhu cầu tồn tại và phát triển tổ chức
- Để đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động
- Đào tạo và phát triển là một hoạt động sinh lợi đáng kể
Trang 3Y nghĩa của đào tạo và phát triển thể hiện ở chỗ:
đào tạo và phát triển là điều kiện quyết định đê một tổ chức có thể tồn tại và đilên trong cạnh tranh
Nếu công tác đào tạo, phát triển được thực hiện tốt sẽ đem lại rất nhiều tác dụng
tố cho tổ chức, công ty Các tác dụng chủ yếu có thể kể đến là:
- Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc
- Nâng cao chất lượng của thực hiện công việc
- Giảm bớt tai nạn lao động vì người lao động nắm nghề nghiệp tốt hơn và cóthái độ lao động tốt hơn
- Giảm bớt sự giám sát vì người lao động được đào tạo là người có khả năng tựgiám sát
- Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức
II-Tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty
Lao động có chuyên môn, kỹ thuật là nhân tố quyết định sự thành công hay thấtbại trong quá trình cạnh tranh trên thị trường Đầu tư vào con người là đầu tư mangtính chiến lược
Kinh nghiệm thực tế của các công ty thành đạt và phát triển cho thấy công ty nàochú trọng tới đào tạo và huấn luyện nhân viên, công ty đó có nhiều cơ hộ thành cônghơn trong kinh doanh
Đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên là một quá trình liên tục Các bước tiếnhành thông thường là:
- Xác định nhu cầu đạo tạo
- Xác định các mục tiêu đào tạo cụ thể
- Xác định đối tượng đào tạo
- Lựa chọn các phương pháp thích hợp
1.Xác định nhu cầu đào tạo:
Công tác đào tạo và huấn luyện phải giúp ích cho việc thực hiện mục tiêu củacông ty, hay nói cách khác là không có sự phân biệt giữa mục tiêu của công ty vớimục tiêu của việc đào tạo nhân viên Chính vì vậy nhu cầu đào tạo nhân viên đượcxem xét bắt đầu từ nhu cầu của chính bản thân công ty Muốn vậy, công ty phải tự trảlời các câu hỏi:
- Thách thức của môi trường kinh doanh đặt ra cho công ty trong ngắn hạn vàdài hạn là gì?
Trang 4- Nhân viên của công ty có khả năng đáp ứng đến đâu các đòi hỏi của thịtrường?
- Nhân viên của công ty còn thiếu gì để thực hiện chiến lược của công ty?
2 Xác định mục tiêu và xây dựng chương trình đào tạo và phát triển
Việc xác định mục tiêu đào tạo sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực và là cơ sở để đánh giá quá trình đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực trong mỗi công ty, tổ chức Suy cho cùng, mục tiêu đào tạo và pháttriển dù thế nào vẫn là góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty,tăng doanh thu, lợi nhuận và chiếm lĩnh thị trường, tăng khả năng thích ứng của công
ty với thị trường
Mục tiêu đào tạo của mỗi công ty phải cho thấy được kỹ năng cụ thể cần đào tạo
và trình độ kỹ năng có được sau đào tạo, cũng như thấy được số lượng và cơ cấu họcviên cần đào tạo
Trên cơ sở những mục tiêu đề ra của công ty, tiến hành xây dựng chương trìnhđào tạo và phát triển Mặc dù đây là bước đầu nhưng nó có vai trò rất quan trọng Đó
là cơ sở để thực hiện các giai đoạn của đào tạo và phát triển có thứ tự và khoa học.Việc xây dựng chương trình đào tạo và phát triển phải hợp lý, phù hợp với nhu cầu
và mục tiêu đào tạo, phát triển và được phân tích kỹ càng, chính xác
3.Lựa chọn đối tượng đào tạo và phát triển
Đối với việc lựa chọn người để đào tạo phải chọn đúng đối tượng có nguyệnvọng và khả năng học đào tạo để tránh tình trạng lãng phí thời gian và tiền bạc củacông ty
Có hai nội dung lớn của việc đào tạo, đó là đào tạo nâng cao năng lực kỹ thuật
và đào tạo nâng cao kỹ năng quản trị
Tùy thuộc vào mục đích và chương trình đào tạo mà công ty có thể lựa chọn đốitượng là cá nhân, nhóm người hay toàn bộ nhân viên Trước hết cần phải xem xét ai
sẽ là những đối tượng cần phải được đào tạo và sự sẵn sàng của lao động đối với việcđào tạo
4.Lựa chọn những phương pháp đào tạo và phát triển
Sau khi xác định cầu, mục tiêu và đối tượng đào tạo, những cán bộ làm công tácđào tạo và phát triển phải lựa chọn cho công ty mình một phương pháp phù hợp vàđem lại hiệu quả cao nhất Để lựa chọn một phương pháp phù hợp còn phải tùy thuộcvào đối tượng được đào tạo và phát triển là cán bộ quản trị hay công nhân kỹ thuật
Trang 5Có 2 nhóm phương pháp đào tạo chủ yếu đang được sử dụng hiện nay là:
Các phương pháp đào tạo công nhân kỹ thuật
a.Đào tạo trong công việc(On the Job Training)
Đào tạo trong công việc là các phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc,trong đó người học sẽ học được các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thôngqua thực tế thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn của công nhân lành nghề Nhómnày bao gồm các phương pháp sau:
- Đào tạo theo kiêu chỉ dẫn công việc
- Đào tạo theo kiểu học nghề
- Đào tạo ban đầu
b.Đào tạo ngoài công việc( Off the job training)
- Tổ chức các lớp công ty
- Cử đi học ở các trường chính quy
- Tổ chức các buổi giảng bài hoặc là các hội nghị
- Đào tạo theo kiểu chương trình hóa, với sự trợ giúp của máy tính
- Đào tạo với sự trợ giúp của các phương tiện nghe nhìn
Các phương pháp phát triển quản lý
a Đào tạo trong công việc(On the Job Training)
- Kèm cặp
- Luân chuyển và thuyên chuyển công việc
b.Đào tạo ngoài công việc( Off the job training)
- Cử đi học ở các trường chính quy
- Tổ chức các buổi giảng bài hoặc là các hội nghị
- Đào tạo kiểu phòng thí nghiệm
Trang 6Chi phí cơ hội là loại chi phí rất khó nhận biết của công ty và rất khó lượng hóađược Đó là chi phí mất đi khi công ty cử lao động đi đào tạo, không tham gia đượcvào quá trình sản xuất kinh doanh
Chi phí tài chính bao gồm:
- Chi phí cho tài liệu, sách vở
- Chi phí cho trang thiết bị giảng dạy
- Chi phí cho giáo viên hướng dẫn
- Chi phí trả lương cơ bản cho người lao động trong thời gian đi đào tạo
- Các chi phí quản lý như: chi cho bộ phận quản lý học viên, thù lao cho nhữngngười tham gia huấn luyện, và các chi phí điện, nước, vận chuyển
6 Đánh giá quá trình đào tạo và phát triển
a.Các tiêu thức đánh giá:
Có rất nhiều tiêu thức để đánh giá một chương trình Đào tạo và Phát triển nguồnnhân lực Trong đó có 2 nhóm chính đó là mục tiêu của công ty và mục tiêu củachương trình đào tạo
Nhóm mục tiêu của chương trình đào tạo bao gồm:
- Các loại kiến thức cần cung cấp cho người lao động
- Hoàn thành đúng thời gian
- Mức trình độ tối thiểu phải đạt được sau khi đào tạo
- Trình độ của người lao động thực sự được nâng lên
Nhóm mục tiêu của công ty bao gồm:
- Đáp ứng được các kỹ năng còn thiếu hụt
- Nâng cao chất lượng lao động
- Chi phí của chương trình đào tạo là thấp nhất
- Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty phải thực sự tăng lên
- Duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường
b.Kết quả của chương trình Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
Cuối mỗi chương trình, các công ty đều có những công tác để đánh giá kết quảcủa quá trình đào tạo
Kết quả đó được thể hiện ở một số mặt:
- Kết quả học tập: thông qua điểm số các bài thu hoạch, kiểm tra, thi
- Các văn bản: giấy khe, chứng chỉ, bằng tốt nghiệp
Trang 7- Thái độ, hành vi của người lao động: yêu công việc, cố gắng phấn đấu hoànthành và sáng tạo trong công việc
- Chất lượng thực hiện công việc, năng suất lao động sau quá trình được đào tạo
- Khả năng vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn
Trang 8Chương II- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
BƯU ĐIỆN
I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY:
1 Tên doanh nghiệp Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Bưu điện (PTIC)
Là doanh nghiệp thành viên của tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam(VNPT)
Được thành lập ngày 31 tháng 10 năm 1976 Chuyển sang mô hình Công ty Cổphần từ ngày 15 tháng 12 năm 2005
Giấy phép kinh doanh số: 0103006203
PTIC đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Mã cổ phiếu: PTC
Tên giao dịch quốc tế: POST AND TELECOMMUNICATIONS
INVESTMENT AND CONSTRUCTION JOINT - STOCK COMPANY
2 - Giám đốc doanh nghiệp: Ông Nguyễn Phong
3 - Địa chỉ: Đường Pháp Vân - Phường Hoàng Liệt - Quận Hoàng Mai - Hà Nội.
Điện thoại: 04.8611.513
Eax: 04.8611511
E-mail: xddb ptic@vnpt.com.vn
Website: www.xaydungbuudien.com
4 Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp
Công ty được thành lập vào năm 1976 và được thành lập lại vào năm 1996
- Căn cứ Nghị định số 12/CP ngày 11/3/1996 của Chính phủ về chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Bưu điện
- Căn cứ Nghị định số 51/CP ngày 01/08/1995 của Chính phủ phê chuẩn điều lệ
tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam
- Căn cứ quyết định số 407/TTg ngày 17/06/1996 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc ký quyết định thành lập đơn vị thành viên của các Tổng Công ty nhà nước hoạtđộng theo Quyết định số 91/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ
- Căn cứ hồ sơ xin thành lập và đề nghị của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Bưuchính Viễn thông Việt Nam
- Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ
Trang 95 Loại hình doanh nghiệp
Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần đầu tư và Xây dựng Bưu điện:
Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Bưu điện là doanh nghiệp loại I trực thuộcTổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam chuyên thi công xây lắp các côngtrình dân dụng, công nghiệp và trang trí nội ngoại thất các công trình kiến trúc và cáccông trình thông tin ở mọi quy mô trong và ngoài ngành Bưu điện trên phạm vi cảnước
6 Nhiệm vụ doanh nghiệp.
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, sân bay, bến cảng,cầu đường, trạm biến thế điện
- Xây dựng các công trình viễn thông, công nghệ thông tin Kinh doanh dịch vụ
kỹ thuật viễn thông: Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng thiết bị viễn thông và CNTT
- Sản xuất cáp thông tin kim loại, cáp sợi quang, các sản phẩm nhựa dùng trongxây dựng và dân dụng
- Sản xuất vật liệu, máy móc thiết bị viễn thông và CNTT điện tử, tin học vàngành xây dựng
- Đầu tư kinh doanh hạ tầng viễn thông và cơ sở hạ tầng các khu đô thị côngnghiệp
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư vật liệu, máy móc thiết bị xây dựng, điện tử,viễn thông, ngành nhựa, ngành in
- Đầu tư kinh doanh bất động sản
-Tư vấn đầu tư và thiết kế các công trình
Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty:
- Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp ở các quy mô
- Nhận thầu thi công các công trình kỹ thuật hạ tầng
Trang 10- Xây lắp công trình thông tin
- Kinh doanh xuất nhập khẩu: kinh doanh vật liệu xây dựng, trang thiết bị nộithất, máy móc xây dựng
- Hoàn thiện công trình, trang bị nội ngoại thất
- Khảo sát, tư vấn, thiết kế xây lắp kiến trúc và xây lắp thông tin
- Thi công lắp đặt hệ thống thông gió, điều hoà không khí, điện lạnh, trang thiết
bị điện cấp thoát nước
7 Lịch sử hình thành phát triển doanh nghiệp qua các thời kỳ
- Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Bưu điện, tiền thân là Công ty Xây dựngnhà Bưu điện, được thành lập ngày 30/10/1976 theo quyết định số 1348/TCCB - LĐcủa Tổng cục Bưu điện Sau 20 năm hoạt động, ngày 09/09/1996 Tổng cục Bưu điện
ra Quyết định số 435/TCCB - LĐ thành lập doanh nghiệp nhà nước Công ty xâydựng Bưu điện, một đơn vị thành viên của Tổng Công ty Bưu chính Viễn Thông ViệtNam trên cơ sở Công ty xây dựng nhà Bưu điện cũ Với những thành tựu đạt đượctrong 20 năm kể từ ngày thành lập, ngày 27/12/1996 Công ty xây dựng Bưu điệnđược chính thức xếp hạng Doanh nghiệp hạng I ngành xây dựng
- Cùng với tiến trình Cổ phần hoá của các doanh nghiệp trong ngành Bưu chínhviễn thông, ngày 19/01/1999, Công ty xây dựng Bưu điện nhận được quyết định củaHội đồng quản trị Tổng Công ty xây dựng Bưu điện Việt Nam về việc Cổ phần hoáCông ty xây dựng Bưu điện Ngày 15/12/2004 Công ty xây dựng Bưu điện chínhthức nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần và đổi tên thànhCông ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện
- Trong năm 2006 Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Bưu điện đã tăng vốnđiều lệ 35.000.000.000 đồng lên 50.000.000.000 đồng thông qua việc phát hành cổphiếu tại trung tâm giao dịch chứng khoán Trong đó tăng vốn điều lệ15.000.000.000 đồng tương đương 1.500.000 Cổ phần và thặng dư là 38.757.720.000đồng Ngày 25/12/2006 cổ phiếu của Công ty chính thức giao dịch tại Trung tâm
Trang 11giao dịch chứng khoán Hà Nội theo quyết định số 77/QĐ-TTGDHN ngày14/12/2006 của giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
- Sang năm 2007 Công ty tiếp tục tăng từ 50 tỷ lên 100 tỷ để mở rộng sản xuất
ở Công ty , bản thân tôi nhận thấy : Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Bưu điện làmột doanh nghiệp có sự ổn đinh và phát triển tốt
1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Như đã trình bày ở trên, ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của công ty là:xây dựng, lắp đặt thiết bị các công trình thông tin viễn thông, tín hiệu giao thông, xâydựng công trình công nghiệp dân dụng, xây lắp đường dây và trạm biến thế đến35KV, thiết kế công trình thông tin, tín hiệu, điện, điện tử, sản xuất, kinh doanh vật
tư, thiết bị thông tin, tín hiệu,vật liệu xây dựng
Trong nhiều năm thi công xây lắp, sản xuất thiết bị và thiết kế thi công , với độingũ CBCNV dược đào tạo chuyên ngành, có nhiều kinh nghiệm, Công ty Cổ phầnViễn thông- Tín hiệu bưu điện đã thi công hơn 200 công trình tín hiệu đèn màu bán
tự động và các ga điện khí tập trung kiểu 6502 của Trung quốc và liên khóa điện tửcủa Đức đạt tiêu chuẩn chất lượng được ngành Bưu điện công nhận danh hiệu đơn vịxuất sắc và được khách hàng đánh giá cao, đứng vững và phát triển trên các lĩnh vựchoạt động của mình, cụ thể như sau:
+ Về xây dựng: Xây dựng các công trình tín hiệu bưu điện, tín hiệu điện khí tấptrung các ga, tín hiệu đèn báo tự động các nút giao thông đường bộ ở thành phố, thịxã v.v, các công trình tín hiệu giao cắt giữa bưu điện và đường bộ, mạng đườngngang cảnh báo tự động và cần chắn tự động; xây dựng và lắp đặt các tổng đài điện
tử số, đường trục cáp quang, mạng cáp thông tin nội hạt, các trạm vi ba số, các hệ
Trang 12thống điện thoại chuyên dụng cho bưu điện, tuyến đường Bắc- Nam, tuyến bưu điệnphía Tây; xây dựng các công trình điện lực, điện phục vụ chiếu sáng đường phố,cung cấp điện cho các khu ga, các công trình dân dụng; xây dựng các công trình kiếntrúc trong và ngoài ngành bưu điện
+ Về sản xuất công nghiệp: sản xuất các vật tư thiết bị tín hiệu phục vụ thi công
và quản lỹ các ga tín hiệu điện khí tập trung, tín hiệu đèn màu, tín hiệu cảnh báođường ngang đồng bộ, các loại barie chắn đường ngang, cổng cơ
quan, xí nghiệp; chế tạo các sản phẩm chuyên ngành, đặc chủng, các thiết bịthông tin tín hiệu như: ghi điện, đài khống chế, tủ cáp, tủ điều khiển, tủ cung cấpnguồn điện từ 1KVA đến 10KVA, giá rơ le đồng bộ, các thiết bị tín hiệu phòng vệđường bộ cảnh báo tự động, sản xuất cần chắn đường ngang tự động, cột ăng ten vi
ba, cáp tín hiệu, các sản phẩm bê tông đúc sẵn và các loại hộp cáp, hòm biến thế cácloại, các loại cảm biến thế và thiết bị phụ trợ đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn ngànhbưu điện Việt nam
+ Về thiết kế nghiên cứu khoa học công nghệ: khảo sát và thiết kế các công trìnhthông tin, tín hiệu giao thông và điện dân dụng, điện chiếu sáng Lập thiết kế thicông, dự toán công trình, mua sắm thiết bị vật tư, giám sát thi công công trình,nghiên cứu từng bước áp dụng các công nghệ mới, đưa tiến bộ khoa học công nghệvào các công trình trong và ngoài ngành bưu điện, xây dựng và ứng dụng các chươngtrình phần mềm điều khiển và giám sát hệ thống tín hiệu bưu điện và đường bộ, giámsát đường ngang, mạng đương ngang
Trang 13SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Ban giám đốc công ty chỉ đạo chung toàn bộ hoạt động sản
xuất kinh doanh
Các phòng ban nghiệp vụ trên công ty căn cứ vào các hợp đồng
ký kết và kế hoạch SXKD từng kỳ, lập kế hoạch thi công cung ứng vốn, mua NVL đồng thời giao kế hoạch sản xuất thi công
cho các xí nghiệp thành viên trong công ty.
XN thiết bị căn cứ vào
kế hoạch SX công ty
giao, triển khai SX,
lắp đặt các thiết bị
phục vụ cho thi công,
xây lắp cho công ty và
XN sản xuất vật liệu
và xây dựng đúc cột điện, đế cột phục vụ cho thi công các công trình và bán ra bên ngoài.
Ba xí nghiệp xâp lắp căn cứ vào kế hoạch thi công, triển khai mặt bằng, nhận vật tư, máy móc, thiết bị tại công ty vận chuyển đến công trình
và triển khai thi công.
Công trình, hợp đồng hoàn thành, nghiệm thu, lập, duyệt, quyết toán, thanh lý hợp đồng, bàn giao, đôn đốc, thu hồi vốn.
Trang 142 Đặc điểm sản phẩm:
Sản phẩm chính của công ty hiện nay là sản phẩm của quá trình:
- xây dựng, lắp đặt các công trình tín hiệu giao thông
- xây dựng, lắp đặt thiết bị các công trình thông tin viễn thông
- xây dựng công trình công nghiệp dân dụng
- xây dựng công trình và trạm biến thế 35KV
- sản xuất kinh doanh vật tư, thiết bị thông tin tín hiệu điện, vật liệu xây dựng
Do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có liên quan chính đến ngành xâydựng, lắp đặt nên các sản phẩm này mang những đặc điểm sau:
- vốn đầu tư lớn
- quá trình sản xuất diễn ra trong thời gian dài
- giá thành sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu đầu vào
3.Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty:
Do đặc trưng của ngành xây dựng mà các thiết bị thi công chủ yếu của Công ty
- nhà xưởng, kho bãi
- các phương tiện vận chuyển
Đối với khối văn phòng, các phòng ban đều được trang bị đầy đủ máy móc vănphòng như: điện thoại, máy vi tính, máy in, máy fax, máy photocopy
V.- TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
Qua sơ đồ tổ chức trình bày ở trên, ta thấy Bộ máy quản lý điều hành của Công
ty Đầu tư và xây dựng Bưu điện gồm: Lãnh đạo Công ty, các phòng ban chức năng
và các đơn vị sản xuất Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận được quy định nhưsau:
Trang 15(Trích bản “Quy chế quản lý và điều hành doanh nghiệp năm 2006” ban hànhkèm theo Quyết định số 16/2006 /BHQC – CT ngày 20 tháng 04 năm 2006 của Giámđốc Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Bưu điện.
2.1.- Lãnh đạo Công ty:
- Giám đốc Công ty có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của
Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Công ty vàTổng Công ty Bưu chính Viễn thông (VNPT)
- Phó Giám đốc Công ty đồng thời là Trưởng phòng Tài chính - Kế toán thống
kê nhiệm vụ giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán,thống kê của Công ty, Tổ chức bộ máy kế toán, thống kê phù hợp với tổ chức sảnxuất kinh doanh của Công ty theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý
- Kế toán trưởng thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo Điều lệ Kế toán
trưởng ban hành kèm theo Nghị định 26/HĐBT ngày 18 tháng 3 năm 1989 của Hộiđồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), thông tư số 64/TT.LB của Liên Bộ Tài chính –Lao động Thương binh và Xã hội và Quy chế tài chính của Tổng Công ty Bưu chínhViễn Thông (VNPT)
2.2.- Phòng tổ chức nhân sự - hành chính quản trị
- Tổ chức thực hiện công tác quản lý, sử dụng nhà cửa, trang thiết bị văn phòng
và các phương tiện khác Mua sắm trang thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, ấnphẩm phục vụ nhu cầu làm việc của bộ máy Công ty
- Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, chế bản tài liệu và thường trực tổng điệnthoại Quản lý con dấu, két quỹ, hồ sơ phát nhân của Công ty Tổng hợp và soạn thảocác văn bản pháp quy của Công ty trong công tác đối nội, đối ngoại
- Tổ chức chương trình hội họp, đón tiếp khách đến làm việc và thực hiện côngtác lễ tân Thực hiện công tác đảm bảo an ninh chính trị nội bộ trong toàn Công ty vàcông tác bảo vệ trụ sở Công ty
- Thực hiện các thủ tục đăng ký về nhà ở, mua bán nhà ở, quản lý và lưu trữ các
hồ sơ tài liệu liên quan đến mua bán nhà Tiếp thị để bán các căn hộ chung cư tại các
dự án do Công ty làm chủ đầu tư
2.3 Phòng Kế hoạch thị trường
- Theo dõi và thực hiện công tác thống kê, báo cáo, tổng hợp tình hình sản xuấtkinh doanh chung của toàn Công ty , giúp Lãnh đạo đề ra kịp thời các biện phápquản lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh
Trang 16- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư mua sắm thiết trang thiết
bị phục vụ thi công hàng năm
- Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản, chế độ quy định của Nhà nướctrong XDCB cho toàn Công ty Soạn thảo, quản lý, chỉ đạo, kiểm tra các quy trình,quy phạm kỹ thuật, biện pháp thi công và công tác an toàn lao động trong sản xuất.Quản lý công tác kỹ thuật trong thi công Tổng hợp đánh giá chất lượng công trìnhtrong toàn Công ty
- Xây dựng giáo trình đào tạo,bồi dưỡng nghề cho công nhân Phối hợp vớiPhòng tổ chức – Lao động trong việc tổ chức thi nâng bậc thợ hàng năm cho côngnhân toàn Công ty
- Quản lý và thực hiện các nghiệp vụ về đấu thầu, lập hồ sơ đấu thầu Thực hiệncác phương án để tham gia đấu thầu công trình xây dựng với chất lượng tốt và khảnăng thắng thầu cao
2.4 Phòng kỹ thuật công nghệ
Phòng kỹ thuật công nghệ có các chức năng nhiệm vụ sau:
- Quản lý các lĩnh vực công tác: tổ chức cán bộ,đào tạo nhân lực, tiền lương, antoàn lao động, bảo hiểm xã hội, thi đua khen thưởng và kỷ luật
- Lập kế hoạch và phương án về công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ cho CBCNV toàn Công ty Phối hợp với Công đoàn Công ty tổ chức kiểmtra công tác sử dụng lao động và chính sách đối với người lao động trong toàn Công
- Làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An để làm thủ tục cấp Giấychứng nhận quyền sở hữu căn hộ và quyền sử dụng đất cho người mua nhà ở các dự
án do Công ty làm chủ đầu tư
2.5.-Phòng đầu tư:
Phòng đầu tư có các chức năng, nhiệm vụ sau:
Trang 17- Tổ chức khai thác công trình nhận thầu xây dựng, khai thác thị trường nhà đất.Lập sự án đầu tư phục vụ yêu cầu kinh doanh nhà.
- Giải quyết các thủ tục hợp đồng, quản lý hợp đồng giao nhận thầu Trực tiếpgiải quyết các mối quan hệ liên quan đến hợp đồng giao nhận thầu của Công ty vớicác Chủ đầu tư Phối hợp với các đơn vị thi công giải quyết các thủ tục nghiệm thu,bàn giao, thanh quyết toán công trình, thanh lý hợp đồng giao nhận thầu xây lắp (đốivới các công trình do phòng khai thác)
- Được Giám đốc Công ty giao thay mặt lãnh đạo Công ty chỉ đạo dự án và cáccông trình theo khả năng của phòng
2.6 Phòng Tài chính - Kế toán
Phòng tài chính -kế toán có các chức năng nhiệm vụ sau:
- Tổ chức công tác kế toán và quản lý tài chính toàn Công ty theo đúng chế độchính sách và quy định của Nhà nước
- Kiểm tra việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các Xínghiệp thành viên và toàn Công ty , quyết toán tài chính các Xí nghiệp thành viên
- Lập và gửi báo cáo quyết toán tài chính đúng thời hạn quy định
- Kiểm tra hướng dẫn công tác kế toán, đề xuất cơ chế tạo vốn SXKD của các
Xí nghiệp thành viên Kiểm tra, theo dõi và giải quyết các khó khăn trong quá trìnhthực hiện kế hoạch tài chính của các Xí nghiệp và Công ty Chủ trì tổ chức thực hiệncông tác thanh toán công nợ trong và ngoài Công ty
- Công bố công khai kết quản hoạt động SXKD cuối niên độ kế toán của Công
ty và của cả Xí nghiệp thành viên theo quy định hiện hành Tham mưu đúng cácnghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luậthiện hành để Công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Kịp thời báo các với Giám đốc Công ty về những đơn vị có dấu hiệu SXKDkhông có hiệu quả hoặc có dấu hiệu sai phạm về mặt tài chính để Giám đốc Công tysớm có giải pháp điều hành xử lý
- Quản lý bảo quản thiết bị và tham mưu cho Công ty khai thác thiết bị có hiệuquả
- Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, Giám đốc Công ty và Nhà nước vềviệc quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp
- Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, Giám đốc Công ty và Nhà nước vềviệc quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp
Trang 182.7.- Các Ban quản lý dự án xây dựng
Ban quản lý dự án xây dựng có các chức năng, nhiệm vụ sau:
- Thực hiện các bước thủ tục lập dự án đầu tư, phê duyệt dự án, đền giải phóngmặt bằng và các thủ tục khác có liên quan theo chỉ đạo của Giám đốc Công ty
- Lập hồ sơ hợp đồng và ký kết hợp đồng giao khoán cho các đơn vị và cá nhântrong Công ty theo quyết định giao thầu nội bộ của Giám đốc Công ty
- Tổ chức quản lý và lưu trữ hồ sơ pháp lý, chất lượng các công trình thuộcphạm vi quản lý của ban
- Lập và quản lý tiến độ thi công xây lắp hạng mục, giám sát và kiểm tra quátrình thi công của các đơn vị và cá nhân khi thực hiện các công trình của dự án theođúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật và theo các quy định về đầu tư xây dựng Giải quyết thủtục thanh quyết toán và thanh lý hợp đồng giao khoán
- Tổ chức lập quyết toán đầu tư từng hạng mục và toàn bộ dự án, trình cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt
- Đôn đốc và chịu trách nhiệm về công tác bảo hành công trình theo quy địnhcủa Nhà nước
2.8.- Giám đốc Xí nghiệp, Đội trưởng
- Quản lý và sử dụng các nguồn vốn, nguồn lực và tài sản do Công ty giao Sửdụng, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của pháp luật và quy chế tài chính củaCông ty Chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Công ty về hiệu quả SXKD của đơn vịmình và việc thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định trong quy chế quản lý củaCông ty
- Được giám đốc Công ty uỷ quyền ký kết hợp đồng kinh tế theo Quy chế của
- Được quyền quyết định về tổ chức bộ máy từ cấp tổ sản xuất trở xuống, nhưngphải được bàn bạc dân chủ và công khai trong Lãnh đạo đơn vị Việc thành lập tổ sảnxuất và tương đương phải báo cáo với Công ty về phương án tổ chức sản xuất và cán
bộ trước khi quyết định, đồng thời phải có cơ chế quản lý đối với loại hình tổ chứcnày
- Tổ chức, quản lý và sử dụng lao động theo phân cấp của Công ty và đảm bảocác chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật
- Được Giám đốc Công ty uỷ quyền ký kết hợp đồng lao động có thời hạn phục
vụ nhiệm vụ SXKD của đơn vị theo quy định của Pháp luật và Quy chế của Công ty
2.9 -Kế toán các đơn vị
Trang 19- Thực hiện chức năng và nhiệm vụ kế toán theo quy định của Nhà nước, đồngthời chịu sự điều hành, chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Kế toán trưởng Công ty về thựchiện các chức năng nhiệm vụ quản lý tài chính tại đơn vị.
3 Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh nghiệp.
Bộ máy quản lý và điều hành Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Bưu điệngồm 3 bộ phận chính: lãnh đạo Công ty (Ban Giám đốc), các phòng ban chức năngnghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc Ban Giám đốc Công ty lãnh đạo, chỉ đạo cácphòng ban, đơn vị thực hiện nhiệm vụ kinh tế - chính trị được Nhà nước giao theoLuật Doanh nghiệp, Điều lệ của Tổng Công ty Bưu chính Viễn Thông (VNPT) Nghịquyết của Ban chấp hành Đảng uỷ Công ty và quy chế quản lý điều hành doanhnghiệp đã được Đại hội đại biểu (hoặc Hội nghị) CNVLĐ Công ty thông qua hàngnăm Dựa vào nhiệm vụ hàng năm, Bán Giám đốc Công ty đưa ra Ban Chấp hànhĐảng uỷ Công ty bàn bạc và ra Nghị quyết về các vấn đề: điều chỉnh, sắp xếp lại bộmáy cho phù hợp; xác định nhiệm vụ trọng tâm trong từng giai đoạn; giải pháp thựchiện; lãnh đạo các tổ chức đoàn thể: Công đoàn, Đoàn than niên, Hội cựu chiến binh,Hội Phụ nữ tổ chức phát động phong trào thi đua lao động sản xuất và các phong tràokhác như văn nghệ thể dục thể thao, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” (trong nữCNVCLĐ) nhằm động viên CNVLĐ hăng hái trong lao động sản xuất, hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ được giao
Các phòng chức năng nghiệp vụ tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc Công
ty trên các mặt công tác được phân công
Phòng kế hoạch - Thị trường căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch được Tổng Công tygiao, tiến hành xây dựng kế hoạch và giao kế hoạch sản xuất cho các đơn vị thànhviên dựa trên cơ sở lực lượng lao động, năng lực tổ chức quản lý điều hành, năng lựctài chính, kết quả sản xuất kinh doanh năm trước và loại hình đơn vị để sát đúng vớinăng lực của từng đơn vị thành viên Các chỉ tiêu kế hoạch giao cho các đơn vị baogồm giá trị sản lượng, doanh thu, các khoản nộp ngân sách, quỹ tập trung tại Công
ty, BHXH, kinh phí quản lý Công ty, lợi nhuận, thu nhập người lao động và các chỉtiêu kinh tế xã hội khác Thực hiện công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng công trình
và sản phẩm của Công ty theo Quyết định số 18/2003/QT – BXD ngày 27 tháng 3năm 2003 của Bộ xây dựng “Về việc ban hành quy định quản lý chất lượng côngtrình xây dựng” Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn theo định kỳ hoặc kiểm tra đột xuấtviệc thực hiện công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng ở các đơn vị và các Ban quản lý
Trang 20dự án Kịp thời phát hiện và đề xuất với Ban giám đốc phương án sử lý, khắc phụccác sai sót về mặt kỹ thuật, chất lượng ở tất cả các công trình nhận thầu và công trìnhthuộc các dự án do Công ty làm chủ đầu tư.
Các đơn vị thành viên chủ động tổ chức thực hiện kế hoạch trên cơ sở kế hoạchhàng năm được Công ty giao, đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát điều phối trực tiếp
kế hoạch của Công ty
Công ty chỉ đạo, phối hợp và hỗ trợ các đơn vị về các thông tin và tư vấn nhữngnội dung liên quan đến việc thầu hay chỉ định thầu nhằm đạt kết quản trúng thầu caonhất Các đơn vị chủ động tiếp cận với Chủ đầu tư để tìm kiếm và ký hợp đồng nhậnthầu hoặc tham gia đấu thầu Nếu các đơn vị có yêu cầu thì Lãnh đạo Công ty và cácPhòng ban tham gia hoặc trực tiếp liên hệ , đăng ký dự thầu theo hình thức yêu cầucủa chủ đầu tư: chỉ định thầu hoặc đấu thầu
Phòng tài chính - Kế toán căn cứ số vốn và các nguồn lực Nhà nước đã giao choCông ty để tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch giao vốn và các nguồnlực khác cho các đơn vị thành viên phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh của từng đơn
vị Các đơn vị chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Công ty về hiệu quả sử dụng vốn
và nguồn lực được giao Công ty chịu sự kiểm tra, giám sát về mặt tài chính
* Các Công ty PTIC đầu tư vốn:
- Công ty sản xuất cáp quang VINA – LSC
(vốn PTIC 25%) Tương đương: 14,083 tỷ VNĐ
Công ty Cổ phần công nghệ cáp quang và thiết bị Bưu điện TFP
(Vốn PTIC 18%) Tương đương: 15,3 tỷ VNĐ
Công ty CP Thương mại du lịch Xây dựng Bưu điện Hà Tĩnh
- Vốn của Tập đoàn Bảo hiểm Bảo việt: 9,10%
- Vốn của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng NN và PTNT: 12,53%
Trang 21- Vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tài chính Toàn cầu: 6,93%
- Vốn của Công ty quản lý quĩ đầu tư Chứng khoán Việt Long: 5,50%
- Vốn của các Pháp nhân và Thể nhân trong và ngoài nước: 35,84%
* Nguồn vốn chủ sử hữu: (đến 31/12/2007) 263.137 triệu đồng
Chưa kể giá trị đất do Công ty sử hữu
* Nguồn đất đai và các lợi thế khác chưa được vốn hoá
- Đất trụ sở Công ty nằm trên đường vành đai 3 thuộc Quận Hoàng Mai
– Hà Nội, diện tích đất: 7.568m2
- Đất khu công nghiệp của Công ty trên đường Láng – Hoà Lạc, cách Hà Nội20km, rộng 40.000m2 Tại đây đã xay dựng nhà máy sản xuất cáp thông tin kim loại1.000.000km đôi dây/năm, nhà máy sản xuất ống nhựa 4.500tấn sản phẩm/năm đã
đi vào sản xuất
- Đất nhà máy Vật liệu Viễn thông II tại xã Canh Lý, Huyện Củ Chi,
Thành phố Hồ Chí Minh rộng 12.000m2 hiện tại đang sản xuất ống nhựa PVC công suất 3.500tấn SP/năm
* Tình hình sản xuất, kinh doanh từ năm 2005 đến 31/12/2007
Năm 2005:
- Doanh thu: 223,287 triệu đồng
- Lợi nhuận/cổ phiếu: 3.912đ/Cp
- Lợi nhuận/doanh thu: 6.12%
Năm 2006:
- Doanh thu: 340.018 triệu đồng
- Lợi nhuận/cổ phiếu: 6.304đ/Cp
- Lợi nhuận/doanh thu: 6.81%
Năm 2007:
- Doanh thu: 547.582 triệu đồng
- Lợi nhuận/cổ phiếu: 4.040đ/Cp
- Lợi nhuận/doanh thu: 5,24%
* Kế hoạch sản xuất năm 2007 và mục tiêu 2008 – 2010
Trang 22TT Chỉ tiêu
chủ yếu
Thựchiện năm2007
Dự kiếnNăm 2008
Năm2009
Năm2010
* Kế hoạch đầu tư đến năm 2010
- Các dự án đang triển khai:
+ Dự án: Toà tháp đôi đa năng tại khu đất trụ sở Công ty
Đường Pháp Vân -Quận Hoàng Mai – Hà Nội
- Diện tích đất: 7.568m2
- Vốn đầu tư: 600 tỷ VNĐ
- Nguồn vốn: phát hành cổ phiếu và huy động của các nhà đầu tư
- Thu hồi vốn: Từ nguồn bán, cho thuế
+ Dự án: Tổ hợp khu đô thị viễn thông và Công nghệ thông tin Phường Bến Thuỷ - Thành phố Vinh - Nghệ An
- Diện tích: 106.000m2
- Siêu thị viễn thông và CNTT, biệt thự sinh thái, chung cư, khách sạn du lịch
- Nguồn vốn: + Vốn đầu tư 156 triệu USD
+ Vốn vay, vốn tự có, huy động của các nhà đầu tư
+ Thu hồi vốn: Từ nguồn bán biệt thự, chung cư, nguồn cho thuế và nguồn kinh doanh khác
Trang 23+ Tiến độ thực hiện: năm 2008 – 2012
+ Dự án: Khu công nghiệp bưu chính Viễn thông Nam Quốc Oai – Hà Tây
- Diện tích: 150ha, xây dựng khu công nghiệp tập trung của các đơn vị
sản xuất công nghiệp thuộc Tập đoàn VNPT và các đơn vị ngoài VNPT
- Vốn đầu tư: Dự kiến 200 tỷ đồng
- Nguồn vốn: tự có, vốn vay và huy động vốn của các nhà đầu tư
- Thu hồi vốn: Từ nguồn cho thuê
- Tiến độ thực hiện: năm 2009 – 2012
+ Dự án: Đầu tư cơ sở hạ tầng và nhà ở khu C30 – 270 Lý Thường Kiệt – Thànhphố Hồ chí minh
- Chủ đầu tư: PTIC
- Diện tích đất được giao: 11,5ha
Trong đó:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng: Đường giao thông, nước, cây xanh: 8ha
- Xây dựng nhà ở: Chung cư cao tầng, biệt thự và nhà liền kề: 3,5ha
- Xây dựng nhà máy lắp ráp CKD, SKD, thiết bị viễn thông không dây
- Đào tạo nguồn nhân lực cho PTIC
- Thực hiện: Lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đầu cuối
- PTIC là đại lý phân phối sản phẩm ZTE tại Việt Nam
- Vốn đầu tư: 7.500.000USD
- Tiến độ thực hiện: năm 2008
Trang 24Đây là công ty sản xuất nên lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở các xínghiệp sản xuất và xây lắp, chiếm đến 68,7% lực lượng lao động tại công ty Laođộng không trực tiếp sản xuất chiếm 31,3%.
Bảng 2:Bảng phân loại về trình độ lao động tại Công ty trong 3 năm 2005-2007
Tổng số lao động/Tỷ lệ 288 100(%) 180 100(%) 146 100(%)
Bảng 3:Bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi/ giới tính/HĐLĐ của Công ty trong 3năm 2005-2007
Năm 2005 công ty chuyển đổi từ công ty nhà nước thành công ty cổ phần Nhìnvào Bảng 2 và Bảng 3 ta thấy, số lao động tại công ty đã giảm dần trong 3 năm từ
2005 đến 2007 Đó là do công ty đã giảm biên chế, khuyến khích các nhân viên sắpđến tuổi nghỉ hưu nghỉ hưu sớm và một loạt các cải tổ đội ngũ lao động khác củacông ty Bước đầu điều này có tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty nhưng nó là điều tất yếu đối với công ty nếu muốn tồntại và phát triển lâu dài
Trang 25Đầu năm 2005 tổng số lao động tại công ty là 288 người, độ tuổi lao động bìnhquân là 42, trong đó có 130 lao động có tuổi đời từ 50 trở lên, chiếm tỷ lệ 45% Mặc
dù những lao động này có thâm niên công tác cao, có những người có trên
25 năm công tác nhưng do sức khỏe có hạn và trình độ chuyên môn không đápứng được với tình hình hoạt động mới của công ty nên công ty đã cho một số nghỉtheo chế độ dôi dư
Những năm tiếp theo, đội ngũ lao động đã được trẻ hóa, cụ thể năm 2005 độ tuổilao động là 39 và năm 2007 là 37 Điều này chứng tỏ công ty đã có những thay đổitrong cách nghĩ về độ tuổi lao động, tuyển dụng đội ngũ lao động có sức trẻ hơn, tạo
ra một sức sống mới cho công ty
Xét về trình độ, tỷ lệ CBNV có trình độ đại học và trên đại học ngày càng giatăng, từ 18% năm 2005, đến 25,6% năm 2006 và năm 2007 là 28% Đây là lực lượngtrí thức nòng cốt của công ty, chủ yếu là các cán bộ của các phòng ban, là nhữngngười lao động gián tiếp nhưng góp phần hết sức to lớn vào hoạt động kinh doanhcủa công ty
Tỷ lệ nhân viên có trình độ cao đẳng, trung cấp cũng tăng theo các năm nhưng tỷ
lệ công nhân kỹ thuật lại giảm Đây là vấn đề công ty nên xem xét trong việc tuyểndụng và đào tạo đội ngũ công nhân có kỹ thuật cao vì họ chính là những người trựctiếp làm ra sản phẩm, góp phần làm tăng kết quả kinh doanh của công ty
Nhìn vào Bảng 3 ta thấy, với đặc thù là công ty xây lắp công trình, công việcnặng nhọc, nên lực lượng lao động nam chiếm ưu thế, với tỷ lệ rất cao, năm 2005 là82,3%, năm 2006 là 86,1% và năm 2007 là 83,6%
Tại khối các xí nghiệp xây lắp, tỷ lệ lao động nam là 100% Chỉ có khối dịch vu,văn phòng mới có lao động nữ
Có một vấn đề công ty nên xem xét và cân đối, đó là tỷ lệ lao động gián tiếp tăng
và tỷ lệ lao động trực tiếp lại giảm theo các năm
Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty vì lẽ ra,đây là công ty sản xuất nên phải cần có số lao động trực tiếp nhiều hơn lao động giántiếp
Công ty ký hợp đồng tuyển dụng lao động thời hạn và thời vụ theo nhu cầu củatừng năm , từng hợp động công trình Số lao động có không xác định thời hạn chủyếu là những công nhân đã gắn bó làm việc lâu dài với công ty Ngoài ra công ty kýhợp đồng lao động có thời hạn từ 1- 3 năm với một số lao động mới vào làm việc tùy
Trang 26theo mức độ công việc và trình độ nghề nghiệp, còn số lao động theo thời vụ làkhông đáng kể.
Xét trong 2 năm gần đây, 2006 và 2007, mặc dù doanh thu giảm( 4,12%) nhưnglợi nhuận sau thuế vẫn tăng 29,9% cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty vẫnđang khả quan Nhưng đối với những năm tiếp theo, khi công ty hết giai đoạn đượcmiễn thuế, kết quả kinh doanh này thế nào là một vấn đề cần được nghiên cứu và tìmhướng giải quyết tích cực thì mới đáp ứng được mục tiêu phát triển của công ty
Trang 27b Đặc điểm về sản phẩm và thị trường của Công ty:
Trong những năm qua, Công ty Cổ phần Viễn thông- Tín hiệu bưu điện đã tham giaxây lắp nhiều công trình công nghiệp và dân dụng, đặc biệt là các công trình thuộc Tổngcông ty bưu điện Việt nam Các công trình này thường là các công trình thông tin tín hiệu
có giá trị lớn, được thực hiện theo đơn đặt hàng và các hợp đồng kinh tế trên phạm vi cảnước.Các công trình này đều được các chủ đầu tư và các đối tác đánh giá cao về chấtlượng và tiến độ thi công
c Đặc điểm nguyên vật liệu:
Đây là một yếu tố đầu vào quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinhdoanh của Công ty Vì năng lực sản xuất còn hạn chế nên công ty chỉ sản xuất đượcmột số ít loại vật tư dùng cho việc sản xuất của công ty Phần lớn nguyên vật liệuphải mua trong nước và một số phải nhập khẩu Với tình hình giá nguyên vật liệuđang tăng như hiện nay, công ty phải có kế hoạch cụ thể trong việc nhập và sử dụngnguyên vật liệu một cách có hiệu quả để tiết kiệm được chi phí đầu vào và tối đa hóahiệu quả sản xuất
d Đặc điểm về tổ chức công tác Marketing:
Thực tế, công ty chưa có bộ phận chuyên trách và hoạt động marketing VìCông ty mới chuyển sang cổ phần hóa nên việc tham gia vào thị trường cạnh tranhnhư hiện nay còn nhiều bỡ ngỡ, các vấn đề như tìm hiểu thị trường, quảng cáo, quan
hệ khách hàng vẫn chưa được chú trọng Trong tương lai công ty đã có kế hoạchcho việc khảo sát thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư phát triển Đây cũng là kế hoạchcho việc đào tạo đội ngũ nhân viên trong lĩnh vực này
e Hoạch định chiến lược kinh doanh:
Công ty tập trung đầu tư và phát triển vào một số ngành nghề chính sau:
- Sản xuất các mặt hàng cơ khí điện tử, cáp điều khiển, dây cáp có chất lượngtương đương hàng ngoại nhập phục vụ cho việc sản xuất của công ty và cho kháchhàng trong và ngoài ngành bưu điện
- Chủ động nghiên cứu đầu tư sản xuất thêm các mặt hàng khác mà thị trường
có nhu cầu, các mặt hàng phục vụ ngành bưu điện, đường bộ nhằm nâng cao nănglực vận tải, tăng độ an toàn chạy tàu
- Tận dụng tối đa năng lực đội ngũ cán bộ, năng suất máy móc hiện có và dựkiến đầu tư mới của công ty sau khi cổ phần hóa
- Đầu tư vào phát triển đội ngũ quản lý và công nhân kỹ thuật cao
Trang 28- Tiếp tục mở rộng nâng cao uy tín trong xây lắp thông tin viễn thông- tín hiệuđiện.
- Chủ động mở rộng phạm vi hoạt động, tìm kiếm khách hàng, tổ chức tham giagiới thiệu các mặt hàng, chào hàng, giao dịch qua mạng internet, tham gia hội chợ,hội thảo
Những đặc điểm trên đã có những ảnh hưởng tới hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực trong công ty
a.ảnh hưởng tích cực:
Hiện tại, công ty có công nghệ sản xuất khá hiện đại, nhiều máy móc thiết bị đãđược đầu tư mới theo tiêu chuẩn quốc tế Để sử dụng được những máy móc thiết bịnày đòi hỏi phải có một đội ngũ công nhân có kỹ thuật cao Công ty vẫn còn giữđược một đội ngũ công nhân kỹ thuật có thâm niên với nhiều kinh nghiệm trongcông tác, do đó đã truyền lại được nhiều kinh nghiệm quý báu cho lớp trẻ trong công
ty Và độ tuổi lao động trong công ty ngày càng được trẻ hóa cho thấy công ty cónhững thuận lợi đáng kể trong việc đào tạo đội ngũ lãnh đạo trẻ có năng lực và độingũ công nhân có bậc thợ cao làm việc cho công ty
b ảnh hưởng tiêu cực:
Tuy là một công ty làm việc trong ngành xây dựng nhưng lực lượng lao độngtrong công ty không đông Điều này ảnh hưởng đến năng suất và tiến độ thi côngcông trình, đến kết quả hoạt động kinh doanh Mặt khác, công ty sẽ phải bỏ ra mộtlượng kinh phí để đào tạo và phát triển lực lượng lao động này, vừa mất thời gian vàvừa tốn tiền của
Khối văn phòng còn đông cho thấy bộ máy quản lý vẫn còn cồng kềnh Nếucông ty giảm bớt được nhân sự dôi dư thì sẽ tiết kiệm được chi phí đầu vào, và có thểđầu tư thêm vào việc nâng cao chất lượng cho cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuậtcủa công ty
Công tác tiếp thị, tìm kiếm thị trường còn nhiều hạn chế do vậy ảnh hưởng đến sốlượng các hợp đồng ký kết của công ty Điều này cho thấy công ty nên đầu tư vào hoạtđộng đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên trong lĩnh vực này
III- Thực trạng về công tác đào tạo và phát triển nhân lực ở công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu Điện
1 Nhu cầu và mục tiêu đào tạo của Công ty:
Trang 29Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một việc làm cần thiết của một công ty
vì vai trò của con người ngày càng trở nên quan trọng đối với sự tồn tại và phát triểncủa công ty cho dù công ty có sở hữu trang thiết bị máy móc hiện đại nhất Khôngchỉ có những công ty có nguồn lao động yếu kém thì mới cần đào tạo mà cả nhữngcông ty có những nhân viên, cán bộ đầy kinh nghiệm và năng lực cũng cần phảithường xuyên đào tạo để củng cố và cung cấp kiến thức cập nhật cho họ Đào tạonguồn nhân lực chính là một sự đầu tư đem lại lợi ích đáng kể, góp phần vào sự tồntại và phát triển của công ty.Nhận thức được vấn đề này, Tổng công ty cổ phần vàxây dựng Bưu Điện đã quan tâm đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực củacông ty, nhất là từ khi công ty chuyển đổi sang hình thức Cổ phần hóa
Công ty đã cố gắng xây dựng và thực hiện các khóa đào tạo một cách khoa học
để đem lại hiệu quả cao nhất Hàng năm Ban lãnh đạo đã xem xét và đánh giá lại khảnăng chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tay nghề của cán bộ CNV để phát hiện ra sựyếu kém, thiếu sót của họ, từ đó xác định được đối tượng để cử đi đào tạo và vạch ramục tiêu đào tạo và phát triển một cách hợp lý
Nguồn lao động chính được đào tạo và phát triển của Công ty là các cán bộ quản
lý, các kỹ sư chuyên ngành và thợ bậc cao Công ty hy vọng, khi đầu tư vào đào tạo
và phát triển lực lượng lao động này, trong tương lai công ty sẽ có một nguồn nhânlực chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp phát triển bền vững của công ty
Nội dung công tác đào tạo và phát triển tại Công ty:
LƯU ĐỒ ĐÀO TẠO
Nhu cầu đào tạo