Đề thi hsg cấp tỉnh môn sinh lớp 9 thcs năm học 2022 2023 (kèm đáp án) gồm 9 câu hỏi hay. Đề thi này giúp giáo viên và học sinh tham khảo trong quá trình ôn luyện học sinh giỏi môn sinh 9. Đề thi này đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức rất nhiều chủ đề như các quy luật di truyền, nhiễm sắc thể, adn, phả hệ, quần thể
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BÌNH ĐỊNH HDC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS KHÓA NGÀY 18 – 03 - 2023
Môn thi: SINH HỌC
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Ngày thi: 18/03/2023
Câu 1 (1,5 điểm)
Vận dụng những hiểu biết về hệ tuần hoàn của cơ thể người, em hãy giải thích các hiện tượng sau:
a) Máu ở tĩnh mạch phổi có nồng độ O2 cao hơn hay thấp hơn so với máu ở tĩnh mạch chủ ?
b) Tại sao các vận động viên muốn nâng cao thành tích trong thi đấu thường lên vùng núi cao để luyện tập ngay trước khi thi đấu một thời gian?
c) Hai nam thanh niên cùng độ tuổi, có sức khỏe tương đương nhau và không mắc bệnh gì Một người thường xuyên luyện tập thể thao, còn người kia thì không luyện tập Ở trạng thái nghỉ ngơi, nhịp tim của người thường xuyên luyện tập thể thao cao hơn hay thấp hơn so với người không luyện tập?
1a - Cao hơn
- Vì:
+ Tĩnh mạch phổi nhận máu từ phổi sau khi thực hiện trao đổi khí (CO2 đi ra và O2 đi
vào), máu chứa nhiều O2
+ Tĩnh mạch chủ nhận máu từ các cơ quan để đưa về tim nên máu chứa nhiều CO2
0,25 0,25
1b Vì: Vùng núi cao có nồng độ O2 loãng (thấp) hơn đồng bằng nên khi luyện tập sau 1
thời gian tăng số lượng hồng cầu, tim tăng cường vận động, cơ tim khỏe, hô hấp khỏe
nên có sức bềnh tốt hơn
0,5
1c - Thấp hơn
- Vì: Người luyện tập thể thao thường xuyên có nhịp tim giảm đi là vì cơ tim của những
người luyện tập thể thao khỏe hơn người không luyện tập thể thao thường xuyên thể
tích tâm thu của người luyện tập tăng lên hơn người không luyện tập, nhờ vậy mà nhịp
tim của họ giảm đi, nhưng vẫn cung cấp đủ máu cho nhu cầu cơ thể
Câu 2 (2,5 điểm)
a) ADN có cấu trúc như thế nào để phù hợp với chức năng lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin
di truyềnqua các thế hệ tế bào?
b) Nếu đột biến phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN và tổng hợp mARN thì có thể di truyền cho thế hệ sau không? Giải thích
2a - Cấu trúc ADN phù hợp với chức năng lưu giữ (mang) thông tin di truyền:
ADN là đại phân tử cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, từ các đơn phân là các nuclêôtít
Chỉ có 4 loại đơn phân A, T, G, X nhưng số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các
đơn phân khác nhau đã tạo nên vô số các phân tử ADN khác nhau mang thông tin di
truyền khác nhau
0,5
- Cấu trúc ADN phù hợp với chức năng bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền:
+ Trên hai mạch đơn các nuclêôtít liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị bền vững
+ Giữa hai mạch đơn các nuclêôtít liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô có số lượng rất
lớn làm cho ADN bềnh vững
0,25 0,25
- Cấu trúc ADN phù hợp vời chức năng truyền đạt thông tin di truyền:
ADN là gồm 2 chuỗi polinuclêôtít xoắn song song đều quanh một trục theo chiều từ
trái sang phải Các đơn phân nằm đối diện trên 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết
hiđrô theo nguyên tắc bổ sung, giúp cho ADN nhân đôi sau mỗi lần thành 2 phân tử
ADN giống nhau và giống với ADN mẹ để truyền chính xác thông tin di truyền qua các
thế hệ tế bào
0,5
2b - Nếu đột biến phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN, xảy ra ở tế bào sinh dục thì sẽ
được di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính Vì đột biến này dẫn đến đột biến gen
- Nếu đột biến phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN, xảy ra ở tế bào sinh dưỡng thì
Trang 2sẽ không di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính Vì đột biến này không tạo giao
tử mang gen đột biến
- Nếu đột biến phát sinh trong quá trình tổng hợp mARN thì sẽ không di truyền cho
đời sau Vì đột biến này chỉ làm thay đổi sản phẩm của gen là mARN và prôtêin, không
thay đổi cấu trúc của gen
Câu 3 (2,0 điểm)
a) Nêu nguyên nhân và vai trò của sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
b) Theo dõi 4 quần thể cùng loài ở 4 hồ tự nhiên, người ta ghi được số liệu của mỗi nhóm tuổi ở từng quần thể như sau:
Quần thể Nhóm tuổi trước sinh sản Nhóm tuổi sinh sản Nhóm tuổi sau sinh sản
Hãy dự đoán xu hướng phát triển của mỗi quần thể? Giải thích
3a - Nguyên nhân xảy ra cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể: Khi mật độ cá thể của
quần thể tăng lên quá cao, trong khi đó nguồn sống của môi trường sống không đáp ứng
được cho mọi cá thể trong quần thể dẫn đến các cá thể cạnh tranh nguồn sống
0,5
- Vai trò: Nhờ có cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể mà số lượng và sự phân bố
các cá thể trong quần thể duy trì cân bằng giúp cho loài tồn tại và phát triển Mặc khác,
sự cạnh tranh cùng loài thúc đẩy quá trình chọn lọc tự nhiên
0,5
3b Để biết quần thể đang suy thoái hay phát triển thì ta dựa vào nhóm tuổi trước sinh sản
và đang sinh sản Nếu nhóm trước sinh sản bằng nhóm đang sinh sản thì quần thể ổn
định, còn nhóm tuổi sau sinh sản không đóng góp trong sinh con nên không tính đến xu
hướng của quần thể
0,5
Quần thể 1, 3 là quần thể suy thoái: Có nhóm trước sinh sản nhỏ hơn đang sinh sản
Quần thể 1, 4 là quần thể phát triển: Có nhóm trước sinh sản lớn hơn đang sinh sản
Câu 4 (2,0 điểm)
Hình bên thể hiện một phần lưới thức ăn ở một
khu vực biển
a) Trong một phần lưới thức ăn bên, những loài
nào là sinh vật tiêu thụ cấp 2?
b) Khi số lượng cua tăng thì số lượng hai loài
sứa và cá vượt kẽ sọc biến động (tăng, giảm) như thế
nào? Giải thích
c) Giả sử tách loài rùa biển ra khỏi khu vực biển
trên sau một thời gian, em hãy dự đoán số lượng loài
ở quần xã sinh vật khu vực biển này tăng hay giảm?
Giải thích
Rùa biển
Sứa Cua Cá vượt kẽ sọc
Trứng cá nhỏ Động vật phù du Cá nhỏ Ấu thể cá nhỏ
Thực vật phù du Rong lươn
d) Các nhà nghiên cứu cảnh báo, loài rùa biển ở khu vực biển nói trên đang có nguy cơ diệt vong Theo em chúng ta cần phải có biện pháp gì để duy trì và phát triển loài này?
4b - Số lượng sứa có thể giảm và cá vượt kẽ sọc tăng
- Vì: + Khi số lượng cua tăng đã khai thác mạnh nguồn thức ăn là động vật phù du, nên
loài này giảm, làm nguồn thức ăn của sứa giảm Do đó số lượng sứa có thể giảm
+ Khi số lượng cua tăng thì động vật phù du và cá nhỏ giảm, nên thực vật phù du tăng,
dẫn đến ấu thể cá nhỏ ăn thực vật phù du tăng, cá vượt kẽ sọc có nguồn thức ăn là ấu thể
cá nhỏ, vì vậy cá vượt kẽ sọc tăng số lượng
0,25 0,25
4c - Giảm
- Vì: loài rùa biển khống chế sự phát triển của các loài sứa, cua và cá vượt kẽ sọc, nên
0,5
Trang 3không có loài rùa biển thì 3 loài này phát triển quá mức có thể làm diệt vong các loài
khác
4d Biện pháp:
- Bảo vệ nơi ở, khoanh vùng nuôi và bảo vệ làm tăng nhanh số lượng cá thể càng nhiều
càng tốt
- Bổ sung nguồn gen bằng cách trao đổi cá thể hoặc nhập thêm rùa biển từ các quần thể
khác nếu có
0,25 0,25
Câu 5 (3,0 điểm)
Một loài động vật có bộ NST 2n =44 Quan sát hai nhóm tế bào sinh dục đang trong thời kỳ chín người ta nhận thấy:
- Nhóm I có 880 NST kép đang xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, trong đó số NST kép xếp thành một hàng nhiều hơn số NST kép xếp thành hai hàng là 176
- Nhóm II có 1188 NST đang phân li về các cực của tế bào, trong đó số NST kép đang phân li nhiều hơn số NST đơn đang phân li là 660
a) Xác định các tế bào ở mỗi nhóm đang ở kì phân bào nào và tính số lượng tế bào ở mỗi kì tương ứng ở mỗi nhóm
b) Cho hai cá thể của loài giao phối với nhau tạo ra các hợp tử Giả sử từ một hợp tử trong số đó (hợp tử A) nguyên phân liên tiếp 4 lần, ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con
có tổng cộng 720 crômatít; Cho biết quá trình nguyên phân không xảy ra đột biến; Xác định cơ chế hình thành hợp tử A
5a * Xác định tế bào Nhóm I:
- Gọi x, y lần lượt là số NST kép xếp thành 1 và 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của
thoi vô sắc trong các tế bào ở nhóm I
- Theo đề bài có hệ phương trình: x + y = 880 và x – y = 176
- Giải hệ phương trình: x = 528 và y = 352
- Số tế bào ở kì giữa II là: 528: 22 = 24 (tế bào)
- Số tế bào đang ở kì giữa I là: 352: 44 = 8 (tế bào)
0,5
0,5
* Xác định tế bào Nhóm II:
- Gọi a, b lần lượt là số NST kép và số NST đơn đang phân ly về 2 cực của tế bào trong
các tế bào ở nhóm II
- Theo đề bài có hệ phương trình: a + b = 1188 và a – b = 660
- Giải hệ phương trình: a = 924 và b = 264
- Số tế bào đang ở kì sau I là: 924: 44 = 21 (tế bào)
- Số tế bào đang ở kì sau II là: 264: 44 = 6 (tế bào)
0,5 0,5
5b - Tổng số NST kép ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư là: 720: 2 = 360 NST kép
- Một hợp tử đang nguyên phân liên tiếp 4 lần, ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư: Số
tế bào đang ở kì giữa lần nguyên phân thứ tư là: 23
= 8 tế bào (Hợp tử A đã qua 3 lần nguyên phân)
- Số NST kép ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư trong 1 tế bào là: 360: 8 = 45 NST
kép
- Cơ chế hình thành: Trong quá trình giảm phân ở cơ thể bố hoặc mẹ bị đột biến; 1 cặp
NST nào đó không phân li tạo giao tử (n + 1), qua thụ tinh kết hợp với giao tử bình
thường n, tạo hợp tử (2n + 1)
(HS có thể viết sơ đồ, nếu đúng vẫn cho điểm)
0,5
Câu 6 (3,0 điểm)
a) Một loài thực vật lưỡng bội, kiểu hình thân cao do alen A quy định trội hoàn toàn so với thân thấp
do alen a quy định; alen B quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen b chi phối hoa trắng Biết rằng các quá trình giảm phân bình thường Một học sinh có nguyên liệu là 2 cây giống với kiểu hình thân cao, hoa trắng và thân thấp, hoa đỏ Nếu chỉ được dùng 2 phép lai, hãy trình bày phương pháp xác định quy luật di truyền chi phối 2 cặp tính trạng trên là quy luật phân li độc lập hay quy luật di truyền liên kết
Trang 4b) Khi cho 2 giống cà chua thuần chủng lai với nhau thu được F1 Cho F1 tiếp tục giao phấn, thu được đời con F2 gồm 2176 cây, trong đó có 1224 cây thân cao quả đỏ Biết rằng 2 tính trạng tương phản
là cây thân thấp, quả vàng
- Hãy xác định kiểu gen và kiểu hình của P
- Cho tất cả các cây có kiểu hình thân cao, quả vàng ở đời F2 giao phấn với nhau, xác định tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình của đời con ở thế hệ F3
6a - Phép lai thứ 1: Lấy 2 cây giống lai với nhau
P: A-, bb x aa, B- Trong số kiểu hình F1, ta sẽ thu được kiểu hình A-B- (thân
cao, hoa đỏ) và chắc chắn kiểu hình này mang kiểu gen dị hợp Aa, Bb
0,5
- Phép lai thứ 2:
Cách 1: Lấy cây thân cao, hoa đỏ có kiểu gen dị hợp Aa, Bb ở F1 lai phân tích aa, bb
(thấp, trắng)
- Nếu kiểu hình con lai Fa phân li theo tỉ lệ 1: 1: 1: 1 thì 2 cặp tính trạng trên di truyền
theo quy luật phân li độc lập
- Nếu kiểu hình con lai Fa phân li theo tỉ lệ 1: 1 thì 2 cặp tính trạng trên di truyền theo
quy luật liên kết
0,5
Cách 2: Lấy cây thân cao, hoa đỏ có kiểu gen dị hợp Aa, Bb ở F1 lai với nhau
- Nếu kiểu hình con lai F2 phân li theo tỉ lệ 9: 3: 3: 1 thì 2 cặp tính trạng trên di truyền
theo quy luật phân li độc lập
- Nếu kiểu hình con lai F2 phân li theo tỉ lệ 3: 1 hoặc 1: 2: 1 thì 2 cặp tính trạng trên di
truyền theo quy luật liên kết
(HS chỉ cần trình bày 1 trong hai cách đúng được 0,5điểm)
6b * Xác định kiểu gen và kiểu hình của P:
- Theo đề ở đời F2 thu được cây thân cao, quả đỏ là: (1224) : (2176) = 9/16 cây thân
cao, quả đỏ đều mang tính trạng trội và di truyền theo quy luật phân li độc lập 0,5 Quy ước: A: thân cao; a: thân thấp; B: quả đỏ, b: quả vàng
- Để F2 thu được 16 tổ hợp giao tử thì cây F1 mang kiểu gen AaBb
- Theo đề Ptc có hai trường hợp sau:
+ P: AABB (thân cao, quả đỏ) x aabb (thân thấp, quả vàng)
+ P: AAbb (thân cao, quả vàng) x aaBB (thân thấp, quả đỏ)
(Nếu HS viết 1 trường hợp chỉ được 0,25điểm)
0,5
* Tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của đời con ở thế hệ F1:
- Các cây có kiểu hình thân cao, quả vàng ở F2 có tỉ lệ kiểu gen là: 1AAbb: 2Aabb
- Nếu các cây thân cao, quả vàng ở đời F2 giao phấn thì khi giảm phân tạo ra loại giao tử
với tỉ lệ: 2Ab: 1 ab
- Khi thụ phấn tự do thu được đời con F3 là: 8 cây thân cao, quả vàng: 1 cây thân thấp,
quả vàng; Giao tử ♂(2Ab: 1ab) x Giao tử ♀(2Ab: 1ab)
Vậy: TLKG F3: 4AAbb: 4Aabb: 1aabb
TLKH: 8 cây thân cao, quả vàng: 1 cây thân thấp, quả vàng
0,5
0,5
Câu 7 (2,0 điểm)
a) Một đoạn phân từ ADN, có chiều dài 4080 Ăngxtơrông Trên một mạch của đoạn phân tử này có nuclêôtít loại A = 260, T = 220 Khi đoạn phân tử ADN này tự nhân đôi một số lần, sau khi kết thúc đã tạo ra tất cả 64 chuỗi polinuclêôtít Số nuclêotít từng loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tái bản của đoạn phân tử ADN nói trên là bao nhiêu? Nêu cách tính
b) Một đoạn phân tử ADN gồm hai gen có khối lượng 135.104 đvC Trong đó gen thứ nhất có chiều dài bằng một nửa chiều gài gen thứ hai Mạch đơn thứ 2 của gen thứ nhất có A=2T=3G=4X Gen thứ 2
có tỉ lệ (G+X)/(A+T)= 7/3 Mạch đơn thứ nhất của gen thứ hai có T/G =2/3 và T+G=50% số nuclêôtít của mạch Biết rằng khối lượng của một nuclêôtít là 300 đvC Tính số nuclêôtít mỗi loại trong mạch đơn thứ 2 của gen thứ nhất và tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtít của mạch thứ nhất của gen thứ hai?
7a - Tổng số nuclêôtít của đoạn ADN: N = 2400 (nuclêôtít)
- Số lần nhân đôi của phân tử ADN là là 64/2 = 32 = 2x > x = 5 (lần)
Trang 5- Số nuclêôtít loại A = T = 260 + 220 = 480 nuclêotit; G = X = 720 Nuclêotít
- Vậy: Số nuclêotít từng loại mà môi trường cung cấp là:
A = T = 14880; G = X = 22320
0,5
7b - Số nuclêotít của cả hai gen: (135 104: 300) = 4500
Số nuclêotít của gen thứ nhất là 4500: 3 = 1500
Ta có: A2 = 4X2; T2 = 2X2; G2 = 4/3X2; A2 + T2 + G2 + X2 = 1500/2 = 750
Vậy: Số nuclêôtít mỗi loại mạch đơn thứ 2 cùa gen thứ nhất:
X2 = 90; A2 = 360; T2 = 180; G2 = 120
0,75
- Số nuclêôtít cảu gen thứ hai: 1500.2 = 3000; (G + X)/(A + T) = 2G/2A = 7/3
G/7 = A/3 = (A + G)/10 = 1500/10 = 150 A = T = 450; G = X = 1050;
Ta có: T1 + G1= 750; T1/2 =G1/3 = 750/5 = 150; T1= 300 T2= 450 – 300 = 150
G1 = 450 G2 = 1050 – 450 = 600
A1=T2=(150/1500).100% = 10%; T1=A2=20%; G1=X2=30%; X1=G2= 40%
Vậy: Tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtít của mạch thứ nhất của gen thứ hai:
A1= 10%; T1= 20%; G1= 30%; X1= 40%
0,75
Câu 8 (2,0 điểm)
Một loài thực vật, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng
a) Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc loài này có tỉ lệ kiểu hình 90% cây hoa đỏ: 10% cây hoa trắng Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, ở F3, số cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 3,75% Xác định tỉ lệ các kiểu gen của quần thể này ở thế hệ (P)
b) Cho các cây cùng màu sắc hoa ở thế hệ (P) vừa xác định ở câu a giao phấn ngẫu nhiên với nhau trong quá trình sinh sản Xác định tỉ lệ kiểu hình của quần thể này ở thế hệ F1
8a Gọi x, y lần lượt là tỉ kiểu gen AA, Aa ở thế hệ xuất phát (P)
Ta có: x + y = 90% = 0,9
(P) tự thụ phấn F3 có tỉ lệ kiểu gen dị hợp Aa = y/23 = 0,0375 y = 0,3
x= 0,9 – 0,3 = 0,6
Vậy tỉ lệ kiểu gen của quần thể ở thế hệ xuất phát (P) là: 0,6AA: 0,3Aa: 0,1aa
0,5 0,5
8b 90% cây có màu hoa đỏ ở (P) có tỉ lệ kiểu gen: 0,6AA: 0,3Aa
10% cây có màu hoa trắng ở (P) có tỉ lệ kiểu gen: 0,1 aa
Khi cho các cây có cùng màu sắc hoa giao phấn ngẫu nhiên với nhau:
P: 0,9[(0,6 AA: 0,3Aa) x (0,6AA: 0,3Aa)]: 0,1 (aa x aa)
P: 0,9[(2/3AA: 1/3Aa) x (2/3AA: 1/3Aa)]: 0,1 (aa x aa)
Gp: 0,9[(5/6A: 1/6a) (5/6A: 1/6a)]: 0,1 (1a 1a)
F1: 0,9 (35/36A- : 1/36aa): 0,1 aa F1: 0,875A-: 0,125 aa
- Vậy tỉ lệ kiểu hình ở F1: 87,5% cây hoa đỏ: 12,5% cây hoa trắng
0,5
0,5
Câu 9 (2,0 điểm)
Nghiên cứu sự di truyền của một căn bệnh di truyền hiếm gặp, người ta xây dựng được phả hệ sau qua 4 thế hệ của một dòng họ dưới đây:
Biết rằng căn bệnh theo dõi do một gen gồm 2 alen quy đinh, không xảy ra đột biến mới
a) Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng bệnh kể trên và giải thích
b) Xác định kiểu gen chính xác của những người từ phả hệ nói trên và giải thích
Trang 6c) Nghiên cứu cho thấy người đàn ông số 4 có kiểu gen đồng hợp, cặp vợ chồng 7 – 8 muốn sinh thêm người con tiếp theo, xác suất để đứa con này là con trai bị bệnh là bao nhiêu? Nêu cách tính
9a Xác định quy luật di truyền:
- Tính trạng do một gen gồm 2 alen quy định, cặp bố mẹ (5) – (6) bình thường, nhưng
con gái (9) bị bệnh bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định
- Qui ước gen: Alen A: Bình thường; alen a: bị bệnh
0,5
9b Xác định được kiểu gen:
- Những người bị bệnh có kiểu gen: aa là người số (1), (9)
- Những người bình thường có kiểu gen Aa là người số (5), (6) vì sinh con bị bệnh;
người số (3) bình thường có kiểu gen Aa vì có bố (1) mang kiểu gen aa
0,75
9c Cặp bố mẹ (3) – (4) có kiểu gen: Aa x AA Người số (7) bình thường có kiểu gen:
1AA: 1Aa
Cặp bố mẹ (5) – (6) có kiểu gen: Aa x Aa Người số (8) bình thường có kiểu gen:
1AA: 2Aa
Cặp bố mẹ (7) – (8) có kiểu gen: (1AA: 1Aa) x (1AA: 2Aa)
Đề cặp bố mẹ (7) – (8) sinh con trai bị bệnh thì mẹ số (7) phải mang kiểu gen 1/2 Aa và
người bố số (8) phải mang kiểu gen 2/3 Aa
Vậy: (1/2)Aa x (2/3)Aa Con trai bị bệnh (aa) xác suất là: 1/2 x 2/3 x 1/4 x 1/2 =1/24
0,75
Hết
* Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
* Giám thị không được giải thích gì thêm