1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tài liệu bồi dưỡng sinh học 8 chủ đề. Hệ vận động

10 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ Vận Động
Chuyên ngành Sinh học
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 41,64 KB

Nội dung

tài liệu bồi dưỡng chủ đề hệ vân động là tập hợp các câu hỏi hay (kèm đáp án) được sưu tầm từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau nhằm giúp giáo viên và học sinh tham khảo trong các kì thi học sinh giỏi.

Trang 1

CHỦ ĐỀ 2 HỆ VẬN ĐỘNG

Câu 1 Bộ xương người gồm

mấy phần? Mỗi phần gồm

những xương nào? Bộ xương có

chức năng gì?

Bộ xương người chia thành 3 phần: Xương đầu, xương thân và xương chi

- Xương đầu: xương sọ phát triển, xương mặt nhỏ có xương hàm bớt thô

và sự hình thành lồi cằm

- Xương thân: xương sườn, xương ức, xương cột sống

- Xương chi gồm xương tay (đai vai Xương cánh tay, xương cẳng tay, xương bàn tay và xương ngón tay) và xương chân ( đai hông, xương đùi, xương cẳng, xương bàn, xương ngón)

- Bộ xương có chức năng: tạo khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định,

là nơi bám của các cơ, bảo vệ các nội quan, là giá đỡ của các hệ cơ quan

Câu 2 So sánh xương chân và

xương tay? Tại sao có sự khác

nhau đó?

- Giống nhau: Đều gồm các phần tương tự nhau: Xương đai ( đai vai, đai hông); xương cánh tay (xương đùi); xương cẳng tay (cẳng chân); xương

cổ tay (cổ chân); xương bàn và xương ngón

- Khác nhau:

- Ngắn, nhỏ hơn

- Các khớp cử động linh hoạt

- Không có xương bánh chè

- Ngón cái đối diện với các ngón khác

- Dài, to, khỏe

- Các khớp cử động ít linh hoạt

- Có xương bánh chè

- Xương bàn chân có dạng vòm, xương gót phát triển về phía sau

- Giải thích: tay có cấu tạo thích nghi với quá trình lao động, chân có cấu tạo thích nghi với quá trình đứng thẳng

Câu 3 Mô tả cấu tạo của một

khớp động, khớp bán động,

khớp bất động? Hãy phân biệt 3

loại khớp xương?

* Mô tả:

- Cấu tạo của khớp động: Sụn khớp bọc hai đầu xương, dây chằng nối hai đầu xương với nhau, bao hoạt dịch ngăn đôi hai xương và tiết ra một chất dịch nhớt giúp hai đầu xương chuyển động dễ dàng

- Cấu tạo của khớp bán động: giữa hai đầu xương có một đĩa sụn làm hạn chế cử động của khớp

- Cấu tạo của khớp bất động: Các xương này khớp với nhau nhờ các răng cưa nhỏ hoặc do những mép xương lợp lên nhau kiểu vảy cá nên khi cơ

co không làm khớp cử động

* Phân biệt 3 loại khớp xương

Các loại khớp xương

Đặc điểm phân biệt

Khả năng

cử động

Vai trò

Khớp động

Sụn khớp bọc hai đầu xương, bao hoạt dịch ngăn đôi hai xương

Linh hoạt

Đảm bảo sự hoạt động linh hoạt của tay, chân giúp cơ thể vận động

và lao động

Khớp Giữa hai đầu Ít linh hoạt Nâng đỡ

Trang 2

bán động xương có đệm

sụn

Khớp bất động Giữa 2 xương khớp với nhau

nhờ các răng cưa nhỏ hoặc do những mép xương lợp lên nhau

kiểu vảy cá

Không cử động được Chứa đựng và bảo vệ các nội quan

Câu 4 Thế nào là hiện tượng sai

khớp? Vì sao khi sai khớp phải

chữa ngay không được để lâu?

Sai khớp là hiện tượng đầu xương trật ra khỏi khớp xương (bong gân là hiện tượng dây chằng bị dãn hoặc bị đứt nhưng đầu xương không trật ra khỏi khớp)

Khi sai khớp phải chữa ngay không được để lâu vì để lâu bao khớp không tiết dịch nữa, sau này có chữa khỏi, xương cử động khó khăn, sau

đó khó chữa được

Câu 5 Giải thích các đặc điểm

cấu tạo của xương dài thích nghi

với khả năng chống đỡ và vận

chuyển cơ thể?

Các đặc điểm cấu tạo của xương dài thích nghi với khả năng chống đỡ và vận chuyển cơ thể:

- Các xương dài, nhất là các xương của chi dưới tham gia chủ yếu vào việc chống đỡ và vận chuyển cơ thể Chúng có những đặc điểm thích nghi với chức năng nói trên như sau:

 Đầu xương:

- Lớp sụn bọc đầu xương trơn, bóng là giảm sự ma sát của các xương vào nhau khi cơ thể chuyển động

- Mô xương xốp gồm các nan xương xếp theo nhiều hướng vừa làm nhẹ bớt xương vừa phân tán lực tác dụng lên xương lúc chống đỡ và vận động cơ thể

* Thân xương

- Về hình dạng: thân xương hơi cong góp phần phân tán lực tác dụng và tăng sức chịu đựng của xương

- Mô xương cứng cấu tạo bởi nhiều trụ xương ghép lại rất cứng chắc, tạo tính bền vững và chống chịu cho xương

- Mặt ngoài của lớp màng xương có gờ làm chỗ bám cho các cơ vân co rút và chuyển động

Câu 6 Nêu đặc điểm cấu tạo

xương sọ của người

- Xương sọ cấu tạo gồm 22 mảnh xương dẹt riêng lẻ hợp thành, phần sọ não (hộp sọ) gồm 8 xương bao quanh bảo vệ não( gồm xương trán, 2 xương thái dương, 2 xương đỉnh, 1 xương chẫm ở phía sau, xương sàng

và xương bướm) Phần sọ tạng hay xương mặt gồm 14 xương ( gồm có xương lá mía, 2 xương gò má, 2 xương lệ, 2 xương mũi, 2 xương khẩu cái, 2 xương xoăn mũi dưới, xương hàm trên và xương hàm dưới)

Trang 3

- Hộp sọ có các khớp xương đặc biệt, khớp xương giữa chúng không cử động được, khít chặt với nhau Hộp sọ rất chắc chắn, rất thích hợp để bảo

vệ não cũng như giữ cho khuôn mặt ta được cố định, không bị sai lệch khi ta hoạt động

Câu 7 Phân tích những đặc

điểm cấu tạo của xương đầu

người thích nghi với chức năng

bảo vệ?

Đặc điểm của xương đầu phù hợp với chức năng bảo vệ:

- Phần xương sọ lớn hơn phần xương mặt có liên quan đến sự phát triển của não, sự phát triển của xương sọ để chứa đựng bộ não rất phát triển so với thú Điều này làm tăng khả năng nhận thức và hoạt động thần kinh của người→ giúp cơ thể tự bảo vệ tốt hơn trong môi trường tự nhiên

- Trừ xương hàm dưới, các xương đầu khớp với nhau theo kiểu bất động tạo ra các khoang xương bảo vệ các cơ quan quan trọng như: hộp sọ bảo

vệ não, hốc mắt bảo vệ mắt, khoang mũi giúp không khí dễ dàng đi vào đường dẫn khí

- Toàn bộ đầu khớp động với đốt sống cổ thứ nhất, đây là khớp động rất linh hoạt giúp đầu có thể cử động lên xuống, xoay theo nhiều hướng làm tăng phạm vi quan sát của mắt trong không gian, qua đó giúp cơ thể có những phản ứng tự bảo vệ tốt hơn trước kích thích của môi trường Câu 8 Hãy chứng minh xương

là một tổ chức sống?

Xương là một tổ chức sống vì:

- Xương được cấu tạo bởi các phiến vôi do mô liên kết tạo thành, trong chứa các tế bào xương

- Tế bào xương có đầy đủ các đặc tính của sự sống: dinh dưỡng, lớn lên,

to ra, sinh sản, cảm ứng

- Sự hoạt động của các thành phần của xương như sau:

- Màng xương sinh sản tạo ra mô xương cứng, mô xương xốp

- Khoang xương chứa tủy đỏ có khả năng sinh ra hồng cầu

- Xương tăng trưởng theo chiều dài và chiều ngang

Câu 9 Trình bày thí nghiệm tìm

hiểu thành phần và tính chất của

xương

- Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch axit HCl 10% Sau 10 – 15 phút lấy ra, ta thấy phần xương còn lại rất mềm và có thể uốn cong dễ dàng  điều này chứng tỏ xương chứa chất hữu cơ

- Đốt một xương đùi ếch khác trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa, không còn thấy khói bay lên Bóp nhẹ phần xương đã đốt ta thấy xương vỡ vụn ra Bỏ phần xương này vào dung dịc HCl, ta thấy hiện tượng sủi bọt khí, đó là khí CO2 trong phản ứng HCl tác dụng với muối, chứng tỏ trong xương có chất khoáng chủ yếu là canxi Điều này chứng tỏ trong xương có chứa chất vô cơ:

CaCO3 + 2HCl = CaCl2 + H2O + CO2

Kết luận: Thành phần của xương gồm có khoáng chất (chủ yếu là canxi) giúp xương rắn chắc và phần hữu cơ (chất cốt giao) giúp xương mềm dẻo Câu 10 Những đặc điểm nào

trong thành phần hóa học và cấu

trúc của xương đảm bảo cho

xương có độ vững chắc cao mà

lại tương đối nhẹ?

- Đặc điểm về thành phần hóa học của xương:

+ Ở người lớn, xương cấu tạo bởi 1/3 chất hữu cơ, 2/3 chất vô cơ Ở trẻ

em, xương cấu tạo bởi 2/3 chất hữu cơ, 1/3 chất vô cơ

- Chất hữu cơ làm cho xương dẻo dai, đàn hổi

- Chất vô cơ làm cho xương rắn chắc

Trang 4

Như vậy, sự kết hợp giữa chất hữu cơ và vô cơ giúp cho xương vừa đàn hồi vừa rắn chắc

- Cấu trúc của xương + Cấu trúc hình ống của xương dài giúp xương vừa chắc và nhẹ

- Mô xương xốp gồm các nan xương xếp theo kiểu vòng cung giúp xương chịu lực tốt

Câu 11 Vì sao trẻ em khi ngã ít

bị gãy xương hơn người lớn và

khi bị gãy xương thì xương

nhanh phục hồi hơn xương

người lớn?

- Trẻ em khi bị ngã ít gãy xương hơn người lớn là do ở 2 lứa tuổi này thành phần hóa học của xương có sự khác nhau nên tính chất của xương

có sự khác nhau:

+ Trẻ em: chất hữu cơ chiếm tỉ lệ 2/3, chất vô cơ chiếm tỉ lệ 1/3 nên xương mềm dẻo và đàn hồi tốt

+ Người lớn: Chất hữu cơ chiếm tỉ lệ 1/3, chất vô cơ chiếm tỉ lệ 2/3 nên xương giòn, xốp, dễ gãy và vỡ khi có va chạm mạnh

- Trẻ em khi bị gãy xương, xương nhanh phục hồi hơn xương người lớn

vì trong xương có 2 quá trình tạo xương và hủy xương, tỉ lệ này ở các lứa tuổi khác nhau có sự khác nhau:

+ Trẻ em: quá trình tạo xương diễn ra mạnh hơn quá trình hủy xương do

đó khi các tế bào của lớp màng xương phân chia sẽ tạo ra các tế bào mới nối các phần xương gãy với nhau nên xương nhanh phục hồi

+ Người lớn: quá trình tạo xương diễn ra yếu hơn quá trình hủy xương đồng thời tỉ lệ chất cốt giao giảm nên khả năng phục hồi của xương chậm Câu 12 Vì sao ở tuổi trưởng

thành, người không cao thêm

được nữa, xương người già

giòn, dễ gãy, khả năng phục hồi

chậm hơn trẻ em?

- Ở người trưởng thành, sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương,

do đó người không cao thêm

- Xương người già giòn, dễ gãy, khả năng phục hồi chậm hơn trẻ em vì ở người già chất hữu cơ chiếm tỉ lệ 1/3, chất vô cơ chiếm tỉ lệ 2/3 nên xương giòn, xốp, dễ gãy và vỡ khi có va chạm mạnh, đồng thời quá trình tạo xương diễn ra yếu hơn quá trình hủy xương

Câu 13 Vì sao khi gãy xương,

chúng ta cần nẹp cố định xương

bị gãy trước khi đưa đến bệnh

viện?

Khi gãy xương chứng ta cần nẹp cố định xương bị gãy trước khi đưa đến bệnh viện vì khi xương gãy nếu không được nẹp, chỗ xương gãy có thể đâm vào da, đâm vào cơ gây hoại tử các tế bào cơ hoặc có thể chạm vào mạch máu, dây thần kinh làm đứt mạch máu gây chảy máu bên trong hoặc đứt các dây thần kinh gây khó khăn cho việc chữa trị, phục hồi hệ

cơ xương về sau

Câu 14 Thế nào là bệnh loãng

xương? Vì sao bệnh loãng

xương thường gặp ở người già

và phụ nữ mãn kinh? Biện pháp

phòng tránh

- Bệnh loãng xương là quá trình mất cân bằng giữa vấn đề đào thải tế bào già và tái tạo tế bào mới, giữa tạo cốt bào và hủy cốt bào

- Nguyên nhân:

+ Ở người già, sự phân hủy tế bào xương nhanh hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ chất cốt giao giảm, vì vậy cấu tạo xương trở nên rời rạc

+ Ở phụ nữ tiền mãn kinh: nguyên nhân chính gây nên bệnh loãng xương

là do sự thiếu hụt Ostrogen + Ngoài những nguyên nhân trên thì bệnh loãng xương còn do các yếu tố khác như: chế độ ăn thiếu canxi, lạm dụng các thuốc chứa corticoid, mắc các bệnh mãn tính và ít vận động, thậm chí có ở những người nghiện rượu, thuốc lá hoặc do di truyền

- Bệnh loãng xương có thể đưa đến tình trạng biến dạng xương, dễ bị gãy

Trang 5

- Biện pháp phòng tránh:

+ Thực hiện chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng: protein, canxi

+ Có chế độ tập luyện thường xuyên, vừa sức

Câu 15 Tại sao lứa tuổi thanh

thiếu niên lại cần chú ý rèn

luyện, giữ gìn để bộ xương phát

triển bình thường?

Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, xương còn mềm dẻo vì tỉ lệ chất hữu cơ chiếm 2/3, tuy nhiên trong thời kì này xương lại phát triển nhanh chóng

Do đó muốn xương phát triển bình thường để cơ thể cân đối, đẹp và khỏe mạnh, phải giữ gìn vệ sinh về xương:

- Khi mang vác, lao động phải đảm bảo cân đối 2 tay

- Ngồi viết ngay ngắn, không tựa ngực vào bạn, không gục đầu ra phía trước

- Không đi già chật và cao gót

- Lao động vừa sức, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

- Hết sức đề phòng và tránh các tai nạn làm tổn thương đến xương Câu 16 Trẻ em tập thể dục, thể

thao quá độ hoặc mang vác nặng

sẽ gây hậu quả gì?

- Trẻ em tập thể thao, mang vác nặng quá độ lúc đó sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương nữa do đó không thể cao lên được hoặc mắc tật cong vẹo cột sống

- Cong vẹo cột sống (biến dạng cột sống) là tình trạng cột sống bị uốn cong về bên trái hoặc bên phải (vẹo cột sống) hoặc bị cong quá mức về phía trước hay phía sau, do đó không còn giữ được các đoạn cong sinh lý như bình thường (cong cột sống)

- Bệnh cong vẹo cột sống gây ra những hậu quả như:

+ Gây lệch trọng tâm cơ thể, làm học sinh ngồi học không được ngay ngắn, gay cản trở cho việc đọc, viết, căng thẳng thị giác và làm trí não kém tập trung dẫn đến ảnh hưởng xấu kết quả học tập

+ Gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim, phổi và sự phát triển của khung xương chậu (đặc biệt đối với em gái sẽ gây ảnh hưởng đến sinh đẻ khi trưởng thành)

+ Cơ thể lệch , bước đi không cân đối, bước đi không đều ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Câu 17 Hiện nay có rất nhiều

bạn mắc tật cong vẹo cột sống,

theo em tại sao và cần phải làm

gì để phòng ngừa tật này ở học

sinh?

* Nguyên nhân gây tật cong vẹo cột sống

- Tư thế ngồi học hay đứng không đúng: vai lệch sang một bên, vặn vẹo hoặc cúi quá thấp

- Bàn ghế ngồi học có kích thước không phù hợp với chiều cao và tầm vóc của trẻ

- Trẻ có thói quen đeo cặp chéo hoặc đeo một bên vai gây tác động tiêu cực đến cột sống

- Do phải làm việc chân tay, bê vác vật nặng thường xuyên

- Còi xương, suy dinh dưỡng,

- Lao cột sống, chấn thương, bại liệt

* Các phương pháp phòng ngừa cong vẹo cột sống cho trẻ

- Tập cho trẻ thói quen ngồi thẳng lưng, không cúi mặt quá sát bàn học, tránh ngồi vặn vẹo hay lệch sang một bên

Trang 6

- Không đeo cặp, balo một bên vai, hạn chế đeo túi chéo.

- Đi lại, vận động nhẹ nhàng, đúng tư thế, hạn chế bê vác vật nặng hoặc vận động quá sức

- Trang bị bàn học, ghế ngồi đúng với tầm vóc của trẻ

- Chú ý đến chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, nhất là trong thời kỳ dậy thì, cần bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi để giúp xương phát triển mạnh và chắc khỏe

Câu 18 Một bạn học sinh lớp 8

đã làm thí nghiệm để tìm hiểu

thành phần hóa học của xương:

bạn ngâm một xương đùi ếch

trưởng thành vào dung dịch HCl

10% trong thời gian 20 phút, sau

đó vớt ra uốn thử rồi đem xương

đó đốt trên ngọn lửa đèn cồn

Bằng kiến thức đã học, em hãy

nêu kết quả thí nghiệm và giải

thích hiện tượng?

* Kết quả

- Khi uốn xương thấy xương dẻo

- Khi đốt xương sẽ cháy hết và không còn giữ nguyên hình dạng

* Giải thích: Khi ngâm xương vào trong dung dịch HCl 10% trong khoảng thời gian 20 phút, chất vô cơ trong xương sẽ bị phân hủy hết chỉ còn chất hữu cơ nên khi uốn xương dẻo và khi đốt xương cháy hết

Câu 19 Hãy giải thích vì sao

xương động vật được hầm thì

bở?

Xương động vật hầm lâu thì bở vì chất hữu cơ trong xương đã bị phân hủy dưới tác động của nhiệt độ cao, phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt giao nên bở

Câu 20 So sánh giữa bộ xương

người và bộ xương thú? Nguyên

nhân, ý nghĩa của sự giống và

khác nhau đó?

* Giống nhau:

- Hình dạng, cấu trúc các loại khớp xương: khớp bán động, khớp động, khớp bất động

- Thành phần hóa học của xương gồm chất hữu cơ và chất vô cơ

- Đều gồm các phần giống nhau:

+ Xương đầu có hộp sọ và xương mặt, + Xương thân có cột sống và lồng ngực + Xương chi: Xương đai, xương tay và xương chân đều có xương ống, xương cẳng, xương cổ, xương bàn và xương ngón

- Nguyên nhân của sự giống nhau: Xương người và xương thú đều ó chức năng nâng đỡ cơ thể, tạo chỗ bám của các cơ, tạo khoang chứa đụng

và bảo vệ các nội quan

- Ý nghĩa: Những điểm giống nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú

là một bằng chứng về quan hệ họ hàng thân thuộc giữa người và thú

* Khác nhau:

Các phần so sánh Bộ xương người Bộ xương thú

Tỉ lệ sọ/ mặt Lồi cằm ở xương mặt

Lớn Phát triển

Nhỏ Không phát triển Cột sống

Lồng ngực

Cong ở 4 chỗ

Nở sang 2 bên

Cong hình cung

Nở sang chiều lưng –

Trang 7

bụng Xương chậu

Xương đùi Xương bàn Xương gót Khớp xương ở bàn tay

Nở rộng Phát triển, khỏe Xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm Lớn, phát triển về phía sau

Linh hoạt

Hẹp Bình thường Xương ngón dài, bàn chân phẳng

Nhỏ Không linh hoạt

Đặc điểm của ngón cái

Đối diện với các ngón còn lại

Không đối diện với các ngón còn lại

- Nguyên nhân của sự khác nhau:

+ Do tư thế đứng thẳng dẫn đến sự thay đổi tư thế trong cột sống, lồng ngực và xương chậu của người

+ Do tư thế đứng thẳng và lao động dẫn đến sự khác nhau: giữa xương đầu người và xương đầu thú, xương tay và xương chân người (xương chi trước và xương chi sau thú gần như giống nhau)

- Ý nghĩa của sự khác nhau: phản ánh quá trình tiến hóa của người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động

Câu 21 Phân tích những đặc

điểm của bộ xương người thích

nghi với lao động và tư thế đứng

thẳng?

Đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân:

* Đặc điểm cấu tạo của xương đầu:

- Hộp sọ phát triển mạnh chứa bộ não với thể tích lớn, phần xương mặt ít phát triển và ngắn lại do con người biết chế tạo công cụ lao động và vũ khí tự vệ, biết dùng lửa nấu chín thức ăn

- Diện khớp sọ và cột sống lùi về phía trước (não phát triển về phiá sau) giữ cho đầu ở vị trí cân bằng trên cổ trong tư thế đứng thẳng

* Đặc điểm cấu tạo của cột sống và lồng ngực.

- Lồng ngực nở rộng sang 2 bên do 2 chi trên được giải phóng với dáng đứng thẳng, đi bằng hai chân

- Cột sống có 4 chỗ cong (phía trước có lồi cổ và lồi thắt lưng, phía sau

có lồi ngực và lồi cùng) đảm bảo cho trọng tâm rơi vào chân đế, mặt khác cột sống có cấu tạo như vậy có tác dụng như 1 lò xo làm giảm các chấn động đối với hoạt động sọ trong lúc chạy nhảy

* Đặc điểm cấu tạo của xương chi

- Các xương chi trên nhỏ, chi trên khớp với đai vai (1/3 diện khớp)  cử động linh hoạt phù hợp với hoạt động lao động

- Xương cổ tay khớp kiểu bầu dục  bàn tay linh hoạt

- Ngón cái có thể đối diện với các ngón còn lại của bàn tay và khớp với bàn tay  cầm nắm các vật và sử dụng dụng cụ lao động dễ dàng

- Xương đai hông làm thành bộ xương chậu, nâng đỡ toàn bộ nội quan và phần trên cơ thể

- Khớp xương đùi với xương đai hông là khớp chõm cầu sau tuy hạn chế phạm vi hoạt động của chi dưới nhưng chống đỡ được vững chắc

- Xương chi dưới to khỏe hơn xương chi trên thích ứng với sức chống đỡ

Trang 8

và di chuyển toàn thân.

- Xương cổ chân cùng với xương bàn chân, xương ngón chân khớp với nahu tạo thành vòm nâng đỡ cơ thể, di chuyển dễ dàng

Câu 22 Hãy chứng minh xương

dài ra nhờ sụn tăng trưởng

Chứng minh xương dài ra do sụn tăng trưởng:

- Dùng đinh platin dóng vào 4 vị trí khác nhau (A,B,C,D) ở xương đùi của một con bê Hai đinh B và C nằm ở phía trong sụn tăng trưởng, còn 2 đinh A và D nằm ở phía ngoài sụ tăng trưởng của 2 đầu xương

- Sau vài tháng, nhận thấy xương dài ra nhưng khoảng cách giữa B và C không đổi, còn khoảng cách giữa A và B, giữa C và D lớn hơn trước Câu 23 Khi gặp người bị tai

nạn gãy xương em có nên nắn

lại chỗ xương bị gãy không? Vì

sao? Gặp người bị gãy xương

cẳng chân em cần xử trí như thế

nào?

Khi gặp người bị tai nạn gãy xương em có nên nắn lại chỗ xương bị gãy không? Vì sao?

- Khi gặp người bị tai nạn gãy xương, không nên nắn lại chỗ xương bị gãy vì có thể sẽ làm cho đầu xương gãy có thể đâm vào da hoặc làm rách

da, đâm vào cơ gây hoại tử các tế bào cơ hoặc có thể chạm vào mạch máu, dây thần kinh làm đứt mạch máu gây chảy máu bên trong, đứt các dây thần kinh, gây khó khăn cho việc chữa trị, phục hồi hệ cơ xương về sau

- Cách xử lí khi gặp người bị tai nạn gãy xương cẳng chân:

+ Đặt nạn nhân nằm yên

+ Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương

+ Tiến hành sơ cứu:

 Đặt hai nẹp gỗ dài 30 – 40 cm, rộng 4 – 5 cm vào hai bên chỗ xương gãy, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở chỗ các đầu xương Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy

 Sau khi đã buộc định vị, dùng băng y tế hoặc băng vải băng cho người

bị thương Băng từ cổ chân vào và quấn chặt quanh vùng cẳng chân bị gãy Sau đó di chuyển nạn nhân đến bệnh viện

Câu 24 Trình bày cấu tạo của

một bắp cơ vân và tế bào cơ phù

hợp với chức năng co cơ?

Cấu tạo của một bắp cơ vân và tế bào cơ:

- Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều sợi cơ, bọc trong màng liên kết Hai đầu bắp cơ có gân bám vào các xương, phần giữa phình to là bụng cơ

- Sợi cơ dài 10 – 12 cm, có màng, tế bào chất, nhân hình bầu dục

- Trong tế bào chất có nhiều tơ cơ nhỏ, gồm các tơ cơ mảnh và tơ cơ dày nằm song song với nhau tạo thành đoạn màu sáng và màu sẫm xen kẽ xếp thành vân ngang Tơ cơ mảnh thì trơn, tơ cơ dày có mấu sinh chất

- Trong cơ có nhiều mạch máu và dây thần kinh chia thành nhiều nhánh nhỏ đi đến từng sợi cơ, nhờ đó mà cơ tiếp nhận được chất dinh dưỡng và chất kích thích

Câu 25 Hãy trình bày nguyên

nhân của hiện tượng mỏi cơ?

Nguyên nhân của hiện tượng mỏi cơ: Hoạt động co cơ cần nhiều năng lượng Năng lượng này do sự oxi hóa các chất dinh dưỡng do máu mang tới: khi cơ làm việc nhiều thì cơ hấp thụ nhiều glucose và oxi, thải nhiều khí CO2 và axit lactic Nếu lượng oxi cung cấp thiếu thì sản phẩm tạo ra trong điều kiện thiếu oxi là axit lactic tăng và năng lượng sản sinh ra ít

Trang 9

Axit lactic bị tích tụ sẽ đầu độc làm cơ mỏi

Câu 26 Tại sao khi có đủ oxi,

cơ co giãn nhưng không tích tụ

axitlactic; còn khi thiếu oxi, cơ

vẫn co giãn nhưng tích tụ

axitlactic và cơ nhanh chóng bị

mỏi?

Cơ co cần có năng lượng, năng lượng này được lấy từ sự oxi hóa chất dinh dưỡng có trong cơ Co cơ xảy ra phản ứng biến đổi glicogen thành axit lactic Glicogen ↔ axit lactic + năng lượng

- Khi được cung cấp đủ oxi, 1 phần axitlactic sẽ bị oxi hóa tạo ra năng lượng và sản phẩm phân giải là CO2 và H2O Năng lượng này được sử dụng để tổng hợp axitlactic còn lại thành glycogen và tổng hợp ATP Như vậy, khi có đủ oxi cơ co giãn nhưng không tích tụ axitlactic Axit lactic + O2 ↔ CO2 + H2O + năng lượng

- Khi cung cấp oxi thiếu thì sản phẩm của hoạt động co cơ tạo ra là axitlactic tăng và năng lượng sản ra ít nên cơ vẫn co giãn nhưng tích tụ axitlactic và cơ nhanh chóng bị mỏi

Câu 27 Giải thích nguyên nhân

có hiện tượng “chuột rút” ở các

cầu thủ bóng đá?

- Chuột rút là hiện tượng co thắt cơ đột ngột, ngoài ý muốn, gây đau dữ dội ở bắp cơ, làm cho bắp cơ bị co cứng dẫn đến sự cử động khó khăn

- Nguyên nhân:

+ Các cầu thủ bóng đá vận động quá nhiều, ra mồ hôi dẫn đến mất nước, mất muối khoáng, thiếu oxi

+ Các tế bào cơ hoạt động trong điều kiện thiếu oxi sẽ giải phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ, gây rối loạn dẫn truyền tín hiệu giữa dây thần kinh và cơ bắp để chi phối sự co và duỗi của cơ, dẫn đến hiện tượng “ chuột rút” → ảnh hưởng không kiểm soát được

Câu 28

a Nhận xét và giải thích sự thay

đổi độ lớn của bắp cơ trước

cánh tay khi gặp cánh tay

b Phân tích sự phối hợp hoạt

động co, dãn giữa cơ hai đầu (cơ

gấp) và cơ ba đầu ( cơ duỗi) ở

cánh tay

a Khi gặp cẳng tay, bắp cơ trước cánh tay ngắn lại và to về bề ngang Vì khi có 1 kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm trên cơ thể sẽ làm xuất hiện xung thần kinh theo dây hướng tâm về TWTK TWTK phát lệnh theo dây li tâm tới cơ làm cơ co Khi cơ co, các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm đĩa sáng ngắn lại, đĩa tối dày lên, do

đó bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang

b Sự sắp xếp các cơ trên cơ thể thường tạo thành từng cặp đối kháng Cơ này kéo xương về một phái thì cơ kia kéo về phía ngược lại Ví dụ: cơ nhị đầu ở cánh tay co nâng cẳng tay về phái trước, cơ tam đầu co thì duỗi cẳng tay ra Trong sự vận động của cơ thể có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ; cơ này co thì cơ đối kháng dãn và ngược lại Thực ra Câu 29 Khi các em đi hoặc

đứng, hãy để ý tìm hiểu xem có

lúc nào cả cơ gấp và cơ duỗi

cẳng chân cùng co? Giải thích?

- Khi đứng cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co, nhưng không co tối

đa

- Cả 2 cơ đối kháng đều co tạo ra thế cân bằng giữ cho hệ thống xương chân thẳng để trọng tâm cơ thể rơi vào chân đế, người không đổ gập về phải trước cũng như không ngã ra phiá sau

Câu 30

a Có khi nào cả cơ gấp và cơ

duỗi của một bộ phận cơ thể

cùng co tối đa hoặc cùng duỗi

tối đa? Vì sao?

b Trương lực cơ là gì? Trong

điều kiện nào cơ sẽ bị mất

trương lực?

a - Không khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa

- Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ (trường hợp người bị liệt)

b - Trương lực cơ là trạng thái co một phần và kéo dài mà tất cả các cơ xương đều ở trạng thái này Trong điều kiện bình thường, luôn có hàng loạt xung thần kinh gởi tới mỗi cơ gây nên sự co cơ yếu, các sợi cơ riêng

rẽ trong cơ thay thế nhau nối tiếp, vì vậy cơ không bị mỏi

Trang 10

- Điều kiện cơ sẽ mất trương lực cơ: Khi thần kinh bị hủy hoặc các dây thần kinh bị đứt không còn xung thần kinh gửi tới cơ sẽ gây nên hiện tượng cơ dãn hoàn toàn gọi là mất trương lực cơ

Câu 31 Trình bày đặc điểm tiến

hóa của hệ cơ người so với hệ

cơ thú?

Những đặc điểm tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú:

- Cơ chi trên phân hóa thành những nhóm cơ phụ trách những cử động linh hoạt của bàn tay, ngón tay, đặc biệt là cơ ngón cái rất phát triển

- Cơ chi dưới có xu hướng tập trung thành những nhóm cơ lớn, khỏe (như cơ mông, cơ đùi…) giúp cho sự vận động di chuyển (chạy, nhảy ) linh hoạt và giúp cho cơ thể có tư thế thăng bằng trong dáng đứng thẳng

- Cơ vận động lưỡi phát triển giúp cho vận động ngôn ngữ nói

- Cơ nét mặt phân hóa giúp biểu hiện tình cảm qua nét mặt Câu 32 Nêu những biện pháp

để tăng cường khả năng làm

việc của cơ và các biện pháp

chống mỏi cơ

- Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp Ngoài ra, cũng cần có tinh thần thoải mái vui vẻ Việc rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ, đây cũng là biện pháp nâng cao năng suất lao động

- Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh Sau hoạt động chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ

từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp

Câu 33 Tại sao gọi là cơ vân? Mỗi sợi cơ có các tơ cơ mảnh, tơ cơ dày xen kẽ tạo ra các đoạn màu

sáng và sẫm xen kẽ nhau Tập hợp các đoạn sáng, sẫm của tế bào cơ tạo thành các vân ngang nên người ta gọi là cơ vân

Ngày đăng: 24/01/2024, 20:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w