MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………………………………………………………. 3 Chương I: Lý luận về nguồn gốc, bản chất, vai trò của ý thức theo chủ nghĩa duy vật biện chứng…………………………………………………...4 1.Khái niệm ý thức………………………………………………………….4 2.Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc của ý thức…………………………………………………………………………...4 3.Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của ý thức…………………………………………………………………………...6 4.Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vai trò của ý thức….8 Chương II: Liên hệ thực tiễn và các giải pháp nâng cao tính tích cực, sáng tạo trong học tập của sinh viên hiện nay…………………………......8 1.Thực trạng biểu hiện tính tích cực, sáng tạo trong học tập của sinh viên hiện nay……………………………………………………………........8 2.Các giải pháp nâng cao tính tích cực, sáng tạo trong học tập của sinh viên 11 3. Liên hệ bản thân 13 KẾT LUẬN 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 3 MỞ ĐẦU Trong lịch sử Triết học, ý thức và nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức luôn là một trong những vấn đề đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm. Trên cơ sở những thành tựu của Triết học duy vật, của khoa học, của thực tiễn xã hội, triết học Mác – Lênin đã làm sáng rõ những vấn đề trên. Áp dụng ý nghĩa của vấn đề đó vào học tập, hiện nay, tình hình học tập của sinh viên đang có nhiều tín hiệu tích cực. Một phần lớn sinh viên rất tích cực, sáng tạo trong học tập trên trường cũng như các hoạt động ngoại khóa. Nhìn vào thực tế, sinh viên đã đạt được nhiều thành quả đáng khen ngợi, nhất là trong tình hình dịch Covid19 phức tạp như thế này thì việc sáng tạo trong học tập lại được phát huy cao độ hơn. Thế nhưng, bên cạnh đó vẫn tồn tại tình trạng tiêu cực trong tính tích cực, sáng tạo của sinh viên. Trước hiện trạng đó, em chọn đề tài “Nguồn gốc, bản chất, vai trò của ý thức và các giải pháp nâng cao tính tích cực, sáng tạo trong học tập của sinh viên hiện nay” để làm rõ những vấn đề trên. Đề tài này sẽ giải quyết những nội dung cơ bản về lý luận nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, đồng thời giải quyết vấn đề liên quan là tính tích cực, sáng tạo trong học tập của sinh viên. Bên cạnh đó, với các phương pháp luận phân tích, tổng hợp, so sánh, đề tài sẽ đúc rút được những ý nghĩa, vai trò quan trọng của chủ nghĩa duy vật biện chứng về ý thức, giúp người đọc bổ sung kiến thức lý luận về chủ nghĩa Mác Lênin. Mặt khác, tiểu luận sẽ chỉ rõ thực trạng của sinh viên trong học tập về tính tích cực, sáng tạo, từ đó đưa ra các biện pháp cơ bản và liên hệ đến bản thân em trong giai đoạn hiện nay. 4 NỘI DUNG Chương I: Lý luận về nguồn gốc, bản chất, vai trò của ý thức theo chủ nghĩa duy vật biện chứng 1.Khái niệm ý thức Ýthức theo định nghĩa của triết học MácLenin là một phạm trù song song với phạm trù vật chất. Theo đó, ý thức là một phạm trù được quyết định bởi phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người thông qua lao động và ngôn ngữ và các cơ quan xã hội, đồng thời ý thức có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan biện chứng với vật chất (vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức nhưng không thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con người). 2.Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc của ý thức Ýthức có hai nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. 2.1. Nguồn gốc tự nhiên Nguồn gốc tự nhiên của ý thức: Bộ óc người (cơ quan phản ánh) và sự tác động của thế giới khách quan lên bộ óc người. Đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Về bộ óc người: Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc. Bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức của con người càng phong phú và sâu sắc. Điều này lý giải tại sao quá trình tiến hoá của loài người cũng là quá trình phát triển năng lực của nhận thức, của tư duy và tại sao đời sống tinh thần của con người bị rối loạn khi sinh lý thần kinh của con người không bình thường do bị tổn thương bộ óc. 5 Về mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo ra quá trình phản ánh năng động, sáng tạo. Phản ánh là thuộc tính chung của mọi dạng vật chất. Đó là năng lực giữ lại và tái hiện lại của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác khi hai hệ thống vật chất đó tác động lẫn nhau. Kết quả phản ánh phụ thuộc vào cả vật tác động và vật nhận tác động. Vật nhận tác động sẽ mang thông tin của vật tác động. Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trinh tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất song phản ánh được thể hiện dưới nhiều hình thức. Cùng với sự phát triển của thế giới vật chất thuộc tính phản ánh của nó cũng phát triển từ thấp lên cao: phản ánh vật lý, phản ánh hoá học – hai dạng phản ánh này có tính chất thụ động chưa có định hướng lựa chọn. Phản ánh sinh học đặc trưng cho thế giới tự nhiên sống. Hình thức phản ánh sinh học cũng có những hình thức khác nhau như kích thích – tức là phản ứng trả lời tác động của môi trường bên ngoài đối với cơ thể sống; cảm ứng – đó là sự phản ứng thể hiện sự nhạy cảm đối với sự thay đổi của môi trường; phản ánh tâm lý động vật – là sự phản ánh có tính chất bản năng do nhu cầu trực tiếp của sinh ly cơ thể và do quy luật sinh học chi phối. Phản ánh ý thức của con người – là hình thức phản ánh cao nhất chỉ có ở con người. Nó là thuộc tính của một dạng vật chất đặc biệt, có tổ chức cao là bộ óc người. Có thể nói, ý thức bắt nguồn từ thuộc tính của vật chất – thuộc tính phản ánh – phát triển thành. Đây là quá trình hết sức lâu dài. Chính bộ óc người (cơ quan phản ánh) và sự tác động của thế giới khách quan lên bộ óc người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. 2.2. Nguồn gốc xã hội Theo triết học MácLênin, có hai yếu tố quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của ý thức đó là lao động và ngôn ngữ. Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người. Đây cũng là quá trình làm thay đổi cấu trúc cơ thể, đem lại dáng đi thẳng bằng hai chân, giải phóng hai tay, phát triển khí quan, phát triển não bộ. v.v... của con người. Trong quá trình lao động, con người tác động vào thế giới khách quan làm thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của nó, biểu hiện thành những hiện tượng nhất định. Những hiện tượng ấy thông qua hoạt động của các giác quan tác động vào bộ óc người, tạo ra khả năng hình thành lên những tri thức nói riêng và ý thức nói chung. Tóm lại, sự ra đời của ý thức chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan thông qua quá trình lao động. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện. Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động ngay từ đầu đã mang tính tập thể. Mối quan hệ giữa các thành viên trong lao động nảy sinh ở họ nhu cầu phải có phương tiện để giao tiếp, trao đổi tư tưởng. Nhu cầu này làm ngôn ngữ nảy sinh và phát triển ngay trong quá trình lao động. Nhờ ngôn ngữ con người đã không chỉ giao tiếp trao đổi mà còn khái quát, tổng kết, đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệ này qua thế hệ khác. Như vậy nguồn gốc cơ bản, trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội. 3.Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của ý thức 3.1. Ý thức là sự phản ánh, cái phản ánh, còn vật chất là cái được phản ánh. Cái được phản ánh (tức vật chất) tồn tại khách quan, bên ngoài và độc lập với cái phản ánh (tức ý thức). Ý thức là hình ảnh tinh thần của sự vật khách quan. Vì vậy, không thể đồng nhất hoặc tách rời ý thức với vật chất. Ý 7 thức là cái phản ánh thế giới khách quan, nhưng lại thuộc phạm vi chủ quan, không có tính vật chất. Nó là hình ảnh phi cảm tính của các đối tượng vật chất có tồn tại cảm tính. 3.2. Ý thức là sự phản ánh có tính chủ động, năng động, sáng tạo. Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm – sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận. Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức còn được thể hiện ở quá trình con người tạo ra những giả tưởng, giả thuyết, huyền thoại,… trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người. 3.3. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó có nghĩa ý thức là hình ảnh về thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung, cả về hình thức biểu hiện nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã cải biến thông qua lăng kính chủ quan của con người. Theo Mác: ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được di chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”. 3.4. Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật sinh học mà chủ yếu là của các quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội. Như vậy, quan điểm trên của triết học Mác về nguồn gốc và bản chất của ý thức hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa duy tâm coi ý thức, tư duy là cái có
Trang 1KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Học phần: Triết học Mác- Lênin
ĐỀ TÀI: Nguồn gốc, bản chất, vai trò của ý thức và các
giải pháp nâng cao tính tích cực, sáng tạo trong học tập
của sinh viên hiện nay.
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……… 3
Chương I: Lý luận về nguồn gốc, bản chất, vai trò của ý thức theo chủ nghĩa duy vật biện chứng……… 4
1 Khái niệm ý thức……….4
2 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc của ý thức……… 4
3 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của ý thức……… 6
4 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vai trò của ý thức….8 Chương II: Liên hệ thực tiễn và các giải pháp nâng cao tính tích cực, sáng tạo trong học tập của sinh viên hiện nay……… 8
1 Thực trạng biểu hiện tính tích cực, sáng tạo trong học tập của sinh viên hiện nay……… 8
2 Các giải pháp nâng cao tính tích cực, sáng tạo trong học tập của sinh viên 11
3 Liên hệ bản thân 13
KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong lịch sử Triết học, ý thức và nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức luôn là một trong những vấn đề đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm Trên cơ sở những thành tựu của Triết học duy vật, của khoa học, của thực tiễn xã hội, triết học Mác – Lênin đã làm sáng rõ những vấn đề trên Áp dụng ý nghĩa của vấn đề đó vào học tập, hiện nay, tình hình học tập của sinh viên đang có nhiều tín hiệu tích cực Một phần lớn sinh viên rất tích cực, sáng tạo trong học tập trên trường cũng như các hoạt động ngoại khóa Nhìn vào thực tế, sinh viên đã đạt được nhiều thành quả đáng khen ngợi, nhất là trong tình hình dịch Covid-19 phức tạp như thế này thì việc sáng tạo trong học tập lại được phát huy cao độ hơn Thế nhưng, bên cạnh đó vẫn tồn tại tình trạng tiêu cực trong tính tích cực, sáng tạo của sinh viên Trước hiện trạng đó, em chọn đề tài “Nguồn gốc, bản chất, vai trò của ý thức và các giải pháp nâng cao tính tích cực, sáng tạo trong học tập của sinh viên hiện nay” để làm rõ những vấn đề trên Đề tài này sẽ giải quyết những nội dung cơ bản về lý luận nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, đồng thời giải quyết vấn đề liên quan là tính tích cực, sáng tạo trong học tập của sinh viên Bên cạnh đó, với các phương pháp luận phân tích, tổng hợp, so sánh, đề tài sẽ đúc rút được những ý nghĩa, vai trò quan trọng của chủ nghĩa duy vật biện chứng về ý thức, giúp người đọc bổ sung kiến thức lý luận về chủ nghĩa Mác Lê-nin Mặt khác, tiểu luận sẽ chỉ rõ thực trạng của sinh viên trong học tập về tính tích cực, sáng tạo, từ đó đưa ra các biện pháp cơ bản và liên hệ đến bản thân em trong giai đoạn hiện nay
Trang 4NỘI DUNG Chương I: Lý luận về nguồn gốc, bản chất, vai trò của ý
thức theo chủ nghĩa duy vật biện chứng
1 Khái niệm ý thức
Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác-Lenin là một phạm trù song song với phạm trù vật chất Theo đó, ý thức là một phạm trù được quyết định bởi phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người thông qua lao động và ngôn ngữ và các cơ quan xã hội, đồng thời ý thức có sự cải biến và sáng tạo Ý thức có mối quan biện chứng với vật chất (vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của
ý thức và quyết định ý thức nhưng không thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con người)
2 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc của ý thức
Ý thức có hai nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội
2.1 Nguồn gốc tự nhiên
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức: Bộ óc người (cơ quan phản ánh) và sự tác động của thế giới khách quan lên bộ óc người Đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Về bộ óc người: Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc Bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức của con người càng phong phú và sâu sắc Điều này
lý giải tại sao quá trình tiến hoá của loài người cũng là quá trình phát triển năng lực của nhận thức, của tư duy và tại sao đời sống tinh thần của con người bị rối loạn khi sinh lý thần kinh của con người không bình thường do bị tổn thương bộ óc
Trang 5Về mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo ra quá trình phản ánh năng động, sáng tạo Phản ánh là thuộc tính chung của mọi dạng vật chất Đó là năng lực giữ lại và tái hiện lại của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác khi hai hệ thống vật chất đó tác động lẫn nhau Kết quả phản ánh phụ thuộc vào cả vật tác động và vật nhận tác động Vật nhận tác động sẽ mang thông tin của vật tác động
Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trinh tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất song phản ánh được thể hiện dưới nhiều hình thức Cùng với sự phát triển của thế giới vật chất thuộc tính phản ánh của nó cũng phát triển từ thấp lên cao: phản ánh vật lý, phản ánh hoá học – hai dạng phản ánh này có tính chất thụ động chưa có định hướng lựa chọn Phản ánh sinh học đặc trưng cho thế giới tự nhiên sống Hình thức phản ánh sinh học cũng có những hình thức khác nhau như kích thích – tức là phản ứng trả lời tác động của môi trường bên ngoài đối với cơ thể sống; cảm ứng – đó
là sự phản ứng thể hiện sự nhạy cảm đối với sự thay đổi của môi trường; phản ánh tâm lý động vật – là sự phản ánh có tính chất bản năng do nhu cầu trực tiếp của sinh ly cơ thể và do quy luật sinh học chi phối Phản ánh ý thức của con người – là hình thức phản ánh cao nhất chỉ có ở con người Nó là thuộc tính của một dạng vật chất đặc biệt, có tổ chức cao là bộ óc người Có thể nói,
ý thức bắt nguồn từ thuộc tính của vật chất – thuộc tính phản ánh – phát triển thành Đây là quá trình hết sức lâu dài Chính bộ óc người (cơ quan phản ánh)
và sự tác động của thế giới khách quan lên bộ óc người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Theo triết học Mác-Lênin, có hai yếu tố quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của ý thức đó là lao động và ngôn ngữ
Trang 6Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người Đây cũng là quá trình làm thay đổi cấu trúc cơ thể, đem lại dáng đi thẳng bằng hai chân, giải phóng hai tay, phát triển khí quan, phát triển não bộ v.v
của con người Trong quá trình lao động, con người tác động vào thế giới khách quan làm thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của nó, biểu hiện thành những hiện tượng nhất định Những hiện tượng ấy thông qua hoạt động của các giác quan tác động vào bộ
óc người, tạo ra khả năng hình thành lên những tri thức nói riêng và ý thức nói chung Tóm lại, sự ra đời của ý thức chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan thông qua quá trình lao động
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động Lao động ngay từ đầu đã mang tính tập thể Mối quan hệ giữa các thành viên trong lao động nảy sinh ở họ nhu cầu phải có phương tiện để giao tiếp, trao đổi tư tưởng Nhu cầu này làm ngôn ngữ nảy sinh và phát triển ngay trong quá trình lao động Nhờ ngôn ngữ con người đã không chỉ giao tiếp trao đổi mà còn khái quát, tổng kết, đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệ này qua thế hệ khác
Như vậy nguồn gốc cơ bản, trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội
3 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của ý thức 3.1 Ý thức là sự phản ánh, cái phản ánh, còn vật chất là cái được
phản ánh.
Cái được phản ánh (tức vật chất) tồn tại khách quan, bên ngoài và độc lập với cái phản ánh (tức ý thức) Ý thức là hình ảnh tinh thần của sự vật khách quan Vì vậy, không thể đồng nhất hoặc tách rời ý thức với vật chất Ý
Trang 7thức là cái phản ánh thế giới khách quan, nhưng lại thuộc phạm vi chủ quan, không có tính vật chất Nó là hình ảnh phi cảm tính của các đối tượng vật chất
có tồn tại cảm tính
Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm – sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ
sở những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức còn được thể hiện ở quá trình con người tạo ra những giả tưởng, giả thuyết, huyền thoại,… trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người
Điều đó có nghĩa ý thức là hình ảnh về thế giới khách quan, hình ảnh ấy
bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung, cả về hình thức biểu hiện nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã cải biến thông qua lăng kính chủ quan của con người Theo Mác: ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được di chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”
3.4 Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội.
Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật sinh học mà chủ yếu là của các quy luật
xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội
Như vậy, quan điểm trên của triết học Mác về nguồn gốc và bản chất của
ý thức hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa duy tâm coi ý thức, tư duy là cái có
Trang 8trước, sinh ra vật chất và chủ nghĩa duy vật tầm thường coi ý thức là một dạng vật chất hoặc coi ý thức là sự phản ánh giản đơn, thụ động thế giới vật chất
4 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vai trò của ý thức
Vai trò đầu tiên của ý thức là khẳng định vật chất là nguồn gốc khách quan, là cơ sở sản sinh ra ý thức, còn ý thức chỉ là sản phẩm, là sự phản ánh thế giới khách quan trong nhận thức và hành động của con người thì phải xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng và hành động theo hiện thực khách quan
Ý thức có vai trò tích cực trong sự tác động trở lại đối với vật chất, phép biện chứng duy vật yêu cầu trong nhận thức và trong hoạt động Ý thức con người cần phải nhận thức và vận dụng quy luật khánh quan một cách chủ động, sáng tạo, chống lại thái độ tiêu cực, thụ động
Tóm lại, việc tìm hiểu và phát huy vai trò của ý thức sẽ giúp chúng ta phát huy tính năng động sáng tạo của bộ óc con người, phát huy vai trò của con người để cải tổ thế giới quan cũng như khắc phục các tính bảo thủ, tiêu cực thiếu tính sáng tạo của con người
Chương II: Liên hệ thực tiễn và các giải pháp nâng cao tính tích cực,
sáng tạo trong học tập của sinh viên hiện nay.
1 Thực trạng biểu hiện tính tích cực, sáng tạo trong học tập của sinh viên hiện nay.
1.1 Biểu hiện tích cực
Tính tích cực, sáng tạo là một trong những kỹ năng học tập, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng của sinh viên trong quá trình học tập tại trường Môi trường cao đẳng, đại học hình thức học chủ yếu của sinh viên là
tự học, tự nghiên cứu Đặc biệt khi các trường đại học, cao đẳng thực hiện
Trang 9phương thức đào tạo tín chỉ thì tính sáng tạo, tích cực và chủ động lại càng quan trọng và cần thiết đối với sinh viên
Trong suốt những năm vừa qua, tính tích cực và sáng tạo trong học tập của sinh viên nhà trường đã được cải thiện rất nhiều, cụ thể:
Trong giờ học tập trên lớp: Khi giảng viên nêu câu hỏi gợi mở, nêu tình huống có liên quan đến nội dung bài học, sinh viên mạnh dạn trình bày, phát biểu theo lập luận, suy nghĩ của bản thân trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm
đã có Hay trong quá trình giảng bài, sinh viên có thể phát hiện ra những tình huống phát sinh và nêu hướng giải quyết theo cách hiểu cá nhân dựa trên kiến thức nền tảng đã được học, được trải nghiệm Sinh viên hiện nay trả lời các câu hỏi của giảng viên không phụ thuộc vào sách vở quá nhiều, chủ động chọn lọc và tìm hiểu kiến thức quả internet Đặc biệt, hiện nay có khá nhiều sinh viên lựa chọn việc tự học thông qua mạng xã hội Youtube, Facebook hay trên kênh truyền hình VTV7,… Điều này đã thể hiện rõ tính tích cực học tập, đam mê học hỏi và sáng tạo của sinh viên
Trong giờ thực hành: sinh viên được thâm nhập thực tế, được củng cố và
mở rộng kiến thức đã học Qua các giờ học tập đó, sinh viên có thêm kiến thức nền tảng để sáng tạo, bày tỏ ý kiến cá nhân của mình Ví dụ như cuộc thi
“Khoa học và công nghệ cho giảng viên trẻ và sinh viên năm 2021”, sinh viên các trường Đại học đã tích cực hưởng ứng với hơn 460 đề tài tham dự của sinh viên Dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng tinh thần học hỏi và sáng tạo của sinh viên vẫn bùng cháy, các sản phẩm dự thi ở nhiều lĩnh vực khác như: Khoa học Tự nhiên; Khoa học Xã hội; Khoa học Y Dược; Khoa học Nông nghiệp; Kỹ thuật Công nghệ; Khoa học nhân văn Sau 2 vòng xét giải nghiêm túc, khách quan, Ban tổ chức đã quyết định trao giải cho 49 công trình của giảng viên trẻ; trong đó 8 công trình đạt giải Nhất, 4 giải Nhì và 21 giải
Ba 07 cơ sở giáo dục đại học được nhận Bằng khen của Bộ GDĐT về thành tích nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ tham gia Giải thưởng năm
Trang 102021 Giải thưởng dành cho sinh viên được trao cho 118 đề tài; trong đó có 6 giải Nhất; 21 giải Nhì; 39 Giải Ba; còn lại là Khuyến khích
Câu chuyện về sinh viên sáng tạo cũng là một điểm sáng Lần đầu tiên Hội Sinh viên Việt nam tổ chức cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên", thu hút hơn 500 ý tưởng, trong đó có những ý tưởng tốt được hỗ trợ hiện thực hóa Cũng là lần đầu tiên trong nhiệm kỳ, chủ đề "Sinh viên sáng tạo" được chọn 2 lần/2 năm học, mở ra không gian sáng tạo cho các bạn Trong các hoạt động ngoại khóa: sinh viên năng nổ, nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của trường, của Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên Các hoạt động tình nguyện có sự góp mặt của sinh viên ngày một nhiều hơn Điển hình là phong trào "Sinh viên 5 tốt" tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong sinh viên,
là thành công lớn trong hoạt động khuyến khích sự tích cực, sáng tạo trong sinh viên Từ bước đệm của nhiệm kỳ trước đến nhiệm kỳ này, sức lan tỏa, các giá trị phong trào mang lại được các bạn sinh viên đón nhận tích cực hơn, được nhà trường, xã hội ghi nhận Qua phong trào, sinh viên hoàn thiện bản thân, rất nhiều tiêu chí phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động hiện đại Bên cạnh đó, các hoạt động giáo dục về lòng yêu nước, ý thức chủ quyền biển đảo, nâng cao bản lĩnh chính trị có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức trách nhiệm cộng đồng của sinh viên được thể hiện rõ hơn thông qua các hoạt động tình nguyện
1.2 Biểu hiện tiêu cực
Bên cạnh những biểu hiện tích cực đáng khen ngợi, vẫn còn một số hành động tiêu cực trong học tập của sinh viên nên chưa thể phát huy tính tích cực, sáng tạo, cụ thể là:
Tình trạng thụ động trong học tập của sinh viên hiện nay: làm thêm, dạy kèm, bán hàng, tiếp thị dẫn đến lơ là học tập, hoặc không theo nổi chương trình học đại học là những lý do sinh viên bị buộc thôi học Nguyên nhân ở đây là do sinh viên không chịu tìm tòi sách, tài liệu phục vụ cho chuyên môn