CHƯƠNG 3: ĐỔI MỚI SÁNG TẠO 3.1. Mở đầu Đổi mới sáng tạo (innovation) được coi là một tiền đề quan trọng để tạo ra năng lực cạnh tranh nhằm đạt được sự tăng trưởng dài hạn của công ty trong môi trường kinh doanh luôn biến đổi như hiện nay. Các doanh nghiệp luôn không ngừng nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo để tồn tại và phát triển. Vấn đề đổi mới sáng tạo ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà quản trị doanh nghiệp và cả các nhà hoạch định chính sách. Nghiên cứu về đổi mới sáng tạo đóng vai trò là một sự kích thích cho lợi thế cạnh tranh có tính bền vững trong các công ty. Tuy nhiên, bản chất của sự phát triển trong lĩnh vực này đã dẫn đến các nghiên cứu ngày càng rộng rãi và có tính rời rạc. Bài báo này tập trung vào các nghiên cứu liên quan đến yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo trong các tổ chức. Mục tiêu của nghiên cứu là trình bày một cách toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo. 3.2. Đổi mới sáng tạo Đổi mới sáng tạo là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa. Trong hầu hết các công ty, tổ chức đều được khuyến khích đổi mới sáng tạo để nâng cao hiệu quả trong công việc. Vậy Đổi mới sáng tạo là gì? 3.2.1. Khái niệm đổi mới sáng tạo Đổi mới sáng tạo là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa. Ở Việt Nam đổi mới – sáng tạo là thuật ngữ phổ biến và được sử dụng rất nhiều trong nghiên cứu khoa học. Hầu hết các học giả ở Việt Nam cũng như một số nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn sử dụng đồng nhất thuật ngữ đổi mới – sáng tạo và không có sự phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm này. Đổi mới sáng tạo là việc đưa các ý tưởng vào thực tiễn để tạo ra giá trị gia tăng, ví dụ thông qua thương mại hóa. Theo đó đổi mới sáng tạo cần có cả tính mới và tính được thực hiện. 3.2.2. Tại sao phải đổi mới sáng tạo? Đổi mới sáng tạo là gì? đã được giải đáp ở nội dung trên, cần phải đổi mới sáng tạo bởi vì: – Cần phải đổi mới sáng tạo bởi vì nếu không đổi mới sáng tạo thì sẽ không thể tồn tại và phát triển trong một môi trường biến động nhanh, linh hoạt và có tính cạnh tranh cao. – Chức năng của đổi mới sáng tạo chính là đưa sự sáng tạo và tính mới thâm nhập vào hệ thống kinh tế xã hội nhằm tạo ra các giá trị mới. Nếu không có đổi mới sáng tạo thì nền kinh tế sẽ rơi vào trạng thái “tĩnh” và không tạo ra được giá trị mới cho sự phát triển. Từ đó thấy được rằng đổi mới sáng tạo đóng vai trò thiết yếu đối với sự tăng trưởng kinh tế cũng như phát triển xã hội. – Đổi mới sáng tạo phải xuất phát từ nguồn tri thức, ý tưởng mà phần lớn là dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ từ khu vực các viện nghiên cứu, trường đại học. Trong trường hợp này đổi mới sáng tạo là sự nối dài và là một bước tiếp theo của hoạt động khoa học công nghệ đi ra thị trường và xã hội. Đây là loại hình được gọi là đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng của nghiên cứu và phát triển. Vì sao doanh nghiệp cần phải đổi mới và sáng tạo? Chúng ta đã hiểu được khái niệm Đổi mới sáng tạo là gì? doanh nghiệp cần phải đổi mới sáng tạo bởi lẽ: – Trong môi trường kinh doanh biến động nhanh, linh hoạt và tính cạnh tranh cao thì việc đổi mới sáng tạo được coi là chiến lược khác biệt hóa quan trọng để có được lợi thế của doanh nghiệp. – Việc đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp cần được quản lý đúng phương hướng để có thể tạo ra một nền văn hóa sáng tạo, không bỏ lỡ những cơ hội phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh. – Thông thường nguồn sáng tạo tốt nhất nằm trong chính các cấp nhân sự, do đó doanh nghiệp cần thúc đẩy một số yếu tố như thúc đẩy văn hóa đổi mới trong nội bộ nhằm đạt tới cả đổi mới đột phá và gia tăng, tăng tính liên kết trong chuỗi giá trị thông qua chuyển đổi số hiệu quả,… – Đổi mới sáng tạo là nguồn tạo ra tri thức để cải thiện các quy trình và cấu trúc kinh doanh nội bộ từ đó tạo ra các sản phẩm và dịch vụ theo định hướng thị trường mang lại kết quả kinh doanh mới. – Thông thường các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc tái cấu trúc theo xu hướng đổi mới sáng tạo thường là các doanh nghiệp trẻ, năng động, quy mô nhỏ, nắm bắt nhanh về công nghệ và xu hướng kinh doanh. Tuy nhiên lại thiếu nguồn lực tài chính, dữ liệu thị trường, khách hàng vốn là điểm mạnh của các doanh nghiệp lớn kinh doanh theo mô hình truyền thống lâu năm. Do vậy nếu biết kết hợp giữa các doanh nghiệp này với nhau trên cơ sở đối tác kinh doanh chiến lược thì bài toán tìm kiếm nguồn lực cho đổi mới sáng tạo sẽ được giải quyết. – Một yếu tố thành công then chốt của cacshieens lược bắt kịp công nghệ đó là khả năng tiếp thu công nghệ của các doanh nghiệp. Đây được xem là một nhân tố chính của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia để nền kinh té có thể được hưởng lợi từ tiếp cận kiến thức toàn cầu hóa và dòng chảy công nghệ qua các hoạt động thương mại, đầu tư,… – Để tư duy đổi mới sáng tạo được hoàn thiện và phổ biến đến toàn thể nhân viên thì doanh nghiệp cần có những nhà lãnh đạo tài giỏi, có khả năng truyền cảm hứng và đam mê sáng tạo cho nhân viên. Những người có tư duy rộng mở và sẵn sàng trao quyền cho nhân viên, cũng như những người tạo ra các cộng đồng chung và đặt ra những mục tiêu khó khăn. 3.2.3. So sánh giữa sáng tạo và đổi mới Ngoài khái niệm Đổi mới sáng tạo là gì? thì việc phân biệt giữa sáng tạo và đổi mới cũng được rất nhiều người quan tâm. Đổi mới và sáng tạo chỉ phân biệt được khi dựa trên quá trình hình thành. Trong đó, sáng tạo là hoạt động nhận thức để hình thành nên những ý tưởng mới của người lao động. Còn đổi mới là quá trình chuyển đổi những ý tưởng sáng tạo trở thành những sản phẩm, dịch vụ và quy trình mới. Do đó, sáng tạo là điểm khởi đầu của đổi mới và đổi mới là kết quả của sáng tạo. Tiêu chí Sáng tạo Đổi mới Định nghĩa Là khả năng tạo ra hoặc suy nghĩ về một cái gì đó không phổ biến hoặc độc đáo. Đổi mới là quá trình tạo ra một cái gì mới có giá trị đối với doanh nghiệp và cộng đồng. Hoạt động Đưa ra những ý tưởng độc đáo Áp dụng những ý tưởng mới vào thực tế Đo lường Rất khó đo lường Dễ đo lường Trách nhiệm pháp lý Không mang trách nhiệm pháp lý vì chỉ là ý tưởng và suy nghĩ Có thể liên quan tới trách nhiệm pháp lý khi đổi mới trở thành hiện thực Nguồn lực Không cần nguồn lực Cần có nguồn lực Ý nghĩa Không phải sự sáng tạo nào cũng dẫn tới đổi mới Mọi đổi mới đều là kết quả của sáng tạo 3.3. Khởi nghiệp tinh gọn (lean startup) là gì? Trước khi đi sâu vào các định nghĩa của startup, hãy bắt đầu với định nghĩa căn bản nhất – Startup là gì? Startup là các doanh nghiệp mới thành lập, thường cung cấp những sản phẩm, dịch vụ mới mà họ tin rằng nó sẽ giải quyết được nhu cầu còn tồn động của khách hàng. Ví dụ như Uber, dịch vụ gọi xe công nghệ đầu tiên, được ra đời để kết nối người gọi xe và tài xế một cách nhanh chóng để giải quyết nhu cầu di chuyển còn nhiều bất cập trước đó. Startup thường bị nhầm lẫn với lập nghiệp vì đều là những doanh nghiệp mới bắt đầu vận hành. Lập nghiệp là những doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đã tồn tại trên thị trường như mở một nhà hàng, kinh doanh một cửa hàng quần áo…Trong khi, startup lại mang đến sản phẩm, dịch vụ mới hoàn toàn cho thị trường với niềm tin rằng sẽ đáp ứng được những nhu cầu chưa được khai thác hoặc chưa được giải quyết triệt để trước đó của khách hàng. 80% startup thất bại trong năm đầu tiên vì các ý tưởng kinh doanh thường dựa trên niềm tin chủ quan của những nhà sáng lập, họ tin rằng những “đứa con tinh thần” của mình sẽ giúp ích cho khách hàng, thậm chí thay đổi xã hội. Và khởi nghiệp tinh gọn ra đời như một giải pháp mới nhằm giải quyết thế cục nhiều rủi ro này. Khởi nghiệp tinh gọn (lean startup) là chiến lược kinh doanh định hướng cho các startup cung cấp những sản phẩm, dịch vụ dựa trên nhu cầu đã xác thực thay vì phải tạo ra nhu cầu mới và chờ đợi thị trường tiếp nhận. Trường phái khởi nghiệp hiện đại này an toàn hơn, giúp rút ngắn thời gian có được lợi nhuận từ đó cắt giảm các chi phí vận hành. Vì khả năng cân đối được bài toán chi phí trong khi gia tăng tỷ lệ thành công nên lean startup được xem là làn sóng mới trong khởi nghiệp. Nhưng cụ thể thì khởi nghiệp tinh gọn khác gì so với khởi nghiệp truyền thống? 3.3.1. Phân biệt khởi nghiệp tinh gọn với khởi nghiệp kinh doanh truyền thống? Khởi nghiệp tinh gọn và khởi nghiệp truyền thống có 3 điểm khác nhau lớn nhất như sau: 3.2.1.1. Định hướng chiến lược kinh doanh: Doanh nghiệp áp dụng lean startup không xây dựng kế hoạch kinh doanh mới hoàn toàn mà sẽ tìm kiếm và áp dụng mô hình kinh doanh có sẵn. Những mô hình này giúp định hướng ban đầu, sau đó các nhà quản lý từng bước điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng doanh nghiệp. Bởi vậy, khởi nghiệp theo hình thức lean startup thường giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và ít rủi ro hơn so với việc thử nghiệm các mô hình ‘chưa có tiền lệ’ hay tham chiếu. Khởi nghiệp truyền thống thì ngược lại, kế hoạch kinh doanh được xây dựng mới hoàn toàn cho nên thiếu cơ sở định hướng và phải đối mặt với nhiều rủi ro. Như vậy, việc thành bại của startup sẽ phụ thuộc vào khả năng dẫn dắt của người lãnh đạo. Đặc biệt, khi khởi nghiệp lần đầu, những nhà lãnh đạo còn thiếu kinh nghiệm sẽ không tránh khỏi những sai sót hay quyết định sai lầm dẫn đến những lỗ hổng khó lấp, thậm chí là thất bại. 3.2.1.2. Trọng tâm của quá trình phát triển sản phẩm Khởi nghiệp truyền thống tập trung vào việc hoàn thiện sản phẩm sau đó sản phẩm sẽ trực tiếp gia nhập thị trường. Chiến lược này bỏ qua quá trình khảo sát phản ứng của khách hàng mà sử dụng nguồn lực cho việc xây dựng các kế hoạch và điều hướng doanh nghiệp theo kế hoạch khi sản phẩm đã gia nhập thị trường. Lean startup thì đặt khách hàng ở trọng tâm và những sản phẩm mới được phát triển nhằm giải quyết thỏa đáng các nhu cầu của họ. Để xác thực khả năng đáp ứng nhu cầu này, sản phẩm sẽ được xây dựng các kết quả giả định về mức độ đón nhận của khách hàng khi có mặt trên thị trường và tiến hành kiểm nghiệm trên thực tế. Sau cùng, các sản phẩm minh chứng được sự đón nhận của khách hàng mới chính thức có mặt trên thị trường. Trên thực tế cũng có những trường hợp ngoại lệ, nhưng nhìn chung lean startup an toàn và nhanh chóng hơn trong khi khởi nghiệp truyền thống mất nhiều nguồn lực chuẩn bị kế hoạch nhưng vẫn phải chấp nhận nhiều rủi ro. Vì sự đón nhận của thị trường rất khó để dự đoán, hơn nữa quá trình giáo dục khách hàng (educate consumers) sẽ mất nhiều thời gian khiến các startup phải “gồng” chi phí và ảnh hưởng đến quá trình gọi vốn trong giai đoạn đầu. 3.2.1.3. Quan điểm tuyển dụng và báo cáo tài chính Quan điểm của mô hình truyền thống là tuyển dụng dựa trên kinh nghiệm và khả năng gắn bó. Trong khi đó, khởi nghiệp tinh gọn ưu tiên các ứng viên có tinh thần học hỏi cao,có khả năng thích nghi và đáp ứng nhanh chóng cho công việc. Trong bối cảnh đầy biến động như hiện nay, mô hình lean startup có phần vượt trội hơn vì giúp doanh nghiệp có được đội ngũ thích ứng linh hoạt trước nhiều tình huống khác nhau. Ở góc độ tài chính thì lean startup sẽ xem xét giá trị vòng đời khách hàng (customer lifecycle), chi phí có 1 khách hàng mới (customer acquisition cost), tỷ lệ khách hàng rời bỏ (churn rate), độ phủ của sản phẩm trên thị trường còn kinh doanh truyền thống lại quan tâm báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán và báo cáo dòng tiền trong doanh nghiệp. Góc nhìn tài chính là một phần trong tư duy kinh doanh. Với khởi nghiệp tinh gọn khách hàng luôn ở trọng tâm, ngay cả ở góc nhìn tài chính. Mô hình khởi nghiệp tinh gọn đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ số liên quan đến khách hàng, làm sao để nhiều khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực, tiếp tục duy trì lòng trung thành và giảm tỷ lệ khách hàng rời bỏ. Khởi nghiệp truyền thống thì nhắm đến việc thu hồi vốn nhanh chóng bằng cách gia doanh thu, tối đa lợi nhuận, tối ưu chi phí. Có thể thấy lean startup đã khắc phục được các vấn đề và nổi bật hơn so với khởi nghiệp kinh doanh truyền thống. Nhưng làm sao để áp dụng lean startup khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh trong bối cảnh mới? 3.3.2. Yêu cầu khi khởi sự doanh nghiệp với lean startup Khởi nghiệp tinh gọn tận dụng 100% nguồn lực để khỏa lấp sự hài lòng của khách hàng từ đó duy trì sự tồn tại các doanh nghiệp. Thế nên khởi sự doanh nghiệp với lean startup không những phải linh hoạt trước mọi nhu cầu của khách hàng mà còn phải đáp ứng các yêu cầu sau: 3.2.2.1. Cải tiến liên tục theo “nhất cử, nhất động” của khách hàng Khởi nghiệp tinh gọn cho rằng việc xây dựng kế hoạch kinh doanh cho nhiều năm tiếp theo dựa trên những dữ kiện của hiện tại là lãng phí thời gian. Thay vào đó, các doanh nghiệp cần liên tục thống kê hành vi, nắm bắt phản ứng của khách hàng để đáp ứng, cải tiến liên tục mới là việc cần làm. Khi theo đuổi mô hình lean startup, doanh nghiệp cũng sẽ dần cải tiến, mở rộng quy mô theo thời gian cho nên những kế hoạch vừa khiến mất nhiều thời gian, vừa không mang tính ứng dụng cao. 3.2.2.2. Thấu hiểu từng điểm chạm với khách hàng Quá trình kiểm nghiệm sản phẩm trên thị trường không chỉ để thăm dò phản ứng của khách hàng, đối tác về tính năng sản phẩm mà còn cần làm rõ quan điểm của họ về mức giá, bao bì, kênh phân phối, khả năng mua lại… Như vậy, từ cả những điểm chạm nhỏ nhất doanh nghiệp mới có thể khắc phục triệt để vấn đề, tăng chất lượng phục vụ và duy trì, mở rộng tệp khách hàng. 3.2.2.3. Muốn thắng thì phải nhanh Khi áp dụng mô hình lean startup, doanh nghiệp không những phải khắc phục nhiều vấn đề mà còn phải xử lý nhanh nhất có thể. Bởi vì, khách hàng ngày nay thay đổi liên tục và nếu không được đáp ứng kịp thời thì họ sẽ dễ dàng rời đi, hoặc bị đối thủ cạnh tranh giành mất thị phần. Vì thế, khởi nghiệp tinh gọn cũng không đòi hỏi dữ liệu khi kiểm nghiệm trên thị trường phải hoàn tất xử lý mà chỉ cần nó đủ tốt để nắm bắt khách hàng, đủ cơ sở để doanh nghiệp giải quyết nhanh nhu cầu của họ. 3.2.2.4. Sẵn sàng cho những trường hợp xấu nhất Doanh nghiệp áp dụng lean startup cần sẵn sàng tâm thế cho tình huống xấu nhấtthất bại, như một chuyện tất yếu. Nhưng khởi nghiệp tinh gọn định hướng sẵn cách xử lý là rà soát liên tục, từng phần một để xác định và loại bỏ nguyên nhân dẫn đến thất bại. Đây cũng là điểm yếu của khởi nghiệp truyền thống được giải quyết khi áp dụng lean startup vì theo cách cũ khi thất bại xảy ra thì sa thải nhân sự chính là giải pháp trước tiên thay vì cả tổ chức chuẩn bị tinh thần trước và cùng nhau xử lý vấn đề. Việc đáp ứng các yêu cầu trên là chỉ mới là bước chuẩn bị để khởi nghiệp thành công với lean startup cần thực hiện một quy trình chuẩn chỉnh. Vậy quy trình đó gồm cụ thể những bước nào? 3.3.3. Quy trình triển khai mô hình khởi nghiệp tinh gọn Các yếu tố chính của trong khởi nghiệp tinh gọn là ý tưởng khởi nghiệp, sản phẩm và dữ liệu (data); chúng gắn liền với 3 bước quan trọng nhất của quy trình khởi nghiệp tinh gọn. Bao gồm: Bước 1: Xây dựng MVP Ý tưởng khởi nghiệp sau khi được hình thành sẽ chuyển đến bước phát triển sản phẩm. Mục tiêu đầu ra ở bước này chính là Minimum viable product (MVP) – sản phẩm thử nghiệm có đủ các tính năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, được dùng để thu thập phản hồi của người dùng, từ đó tạo cơ sở để phát triển các phiên bản hoàn thiện hơn. Bước 2: Đo lường hành vi và phản ứng của khách hàng Quá trình đánh giá, đo lường hiệu năng của sản phẩm được lặp lại liên tục cho đến khi tìm ra phiên bản tốt nhất thì sản phẩm sẽ được tung ra thị trường. Bước 3: Đúc kết kinh nghiệm Thành công hay thất bại đều sẽ để lại những bài học , kinh nghiệm cho các startup. Việc nhìn nhận và đúc kết từ toàn bộ quá trình thực thi là cơ hội để doanh nghiệp đánh nhận biết, phát huy những điểm mạnh và loại bỏ các nhược điểm. Từ những kinh nghiệm thực chiến này, doanh nghiệp mới dần vững chãi, xác định đúng đối tượng mục tiêu, hiểu rõ thị trường và phát triển bền vững hơn trong tương lai. Khởi nghiệp tinh gọn là một quá trình lặp lại liên tục của thử, sai và sửa nhưng thử những trường hợp đáng thử và có kế hoạch sẵn sàng để sửa khi sai. Trong khi với chiến lược khởi nghiệp cũ, doanh nghiệp phải chấp nhận nhiều rủi ro để tìm thị trường phù hợp cho sản phẩm của mình và loay hoay khi phát sinh vấn đề. Lean startup đã mở một trang mới cho các startup, doanh nghiệp mới tránh được những rủi ro không đáng, chuẩn bị tâm thế và sẵn sàng kế hoạch cho cả những thất bại. Thế nên, mô hình này mới được dự đoán là sẽ thay đổi cục diện thương trường trong tương lai. Khi những doanh nghiệp mới không còn “mong manh” và thiếu định hướng, con số 80% startup thất bại chắc chắn sẽ thay đổi trong tương lai. 3.4. Các loại hình đổi mới sáng tạo Tóm tắt: Cốt lõi của đổi mới sáng tạo là giải quyết các vấn đề — có nhiều cách để đổi mới sáng tạo cũng như có nhiều loại vấn đề khác nhau cần giải quyết. Giống như chúng ta sẽ không dựa vào một chiến thuật tiếp thị duy nhất cho vòng đời của một tổ chức hoặc một nguồn tài chính duy nhất, chúng ta cần xây dựng một danh mục các chiến lược đổi mới sáng tạo được thiết kế cho các nhiệm vụ cụ thể. Các nhà lãnh đạo xác định đúng loại chiến lược để giải quyết đúng loại vấn đề, chỉ bằng cách đặt ra hai câu hỏi: Chúng ta có thể xác định vấn đề tốt đến đâu và chúng ta có thể xác định (các) lĩnh vực kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề đó tốt đến đâu. Các vấn đề được xác định rõ ràng hưởng lợi từ các kỹ năng được xác định rõ thuộc loại “đổi mới sáng tạo bền vững”. Phần lớn đổi mới sáng tạo thuộc loại này, vì hầu hết thời gian chúng ta đang cố gắng cải thiện điều gì đó mà chúng tôi đang làm. “Đổi mới sáng tạo đột phá” là cần thiết khi chúng ta gặp phải một vấn đề đã được xác định rõ nhưng cực kỳ khó giải quyết. Trong những trường hợp như thế, chúng ta cần khám phá các lĩnh vực kỹ năng khác. Khi điều ngược lại là đúng — các kỹ năng được xác định rõ ràng, nhưng vấn đề thì không — chúng ta có thể khai thác các chiến lược “đổi mới sáng tạo gián đoạn”. Và khi không có gì được xác định rõ ràng, thì chúng ta đang ở trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản mang tính khám phá, tiên phong. Sẽ luôn luôn có những vấn đề mới cần giải quyết; hãy học cách áp dụng giải pháp phù hợp nhất với vấn đề hiện tại của bạn. Một trong những câu chuyện đổi mới sáng tạo hay nhất mà tôi từng nghe đến từ một giám đốc điều hành cấp cao tại một công ty công nghệ hàng đầu. Rõ ràng, công ty của ông đã giành được hợp đồng trị giá hàng triệu USD để thiết kế một cảm biến có thể phát hiện các chất gây ô nhiễm ở nồng độ rất nhỏ dưới nước. Đó là một vấn đề phức tạp khác thường, vì vậy công ty đã lập nên một nhóm gồm các nhà thiết kế vi mạch giỏi, và họ bắt đầu hợp tác với nhau. Khoảng 45 phút sau buổi làm việc đầu tiên của họ, nhà sinh vật biển được chỉ định đã bước vào với một túi ngao và đặt chúng lên bàn. Nhìn thấy vẻ bối rối của các nhà thiết kế chip, ông ấy giải thích rằng ngao có thể phát hiện chất gây ô nhiễm chỉ ở mức vài phần triệu và khi điều đó xảy ra, chúng sẽ mở vỏ. Hóa ra, họ không thực sự cần một con chip đắt tiền để phát hiện các chất gây ô nhiễm mà chỉ cần một con chip đơn giản có thể cảnh báo hệ thống khi con những con ngao mở vỏ. Giám đốc điều hành nói với tôi: “Họ đã tiết kiệm được 999.000 USD và ăn ngao cho bữa tối.” Về bản chất, đó là giá trị của đổi mới sáng tạo mở. Khi bạn gặp một vấn đề thực sự khó khăn, đổi mới sáng tạo mở sẽ giúp mở rộng phạm vi kỹ năng ngoài các chuyên gia trong một lĩnh vực duy nhất. Nhiều người tin rằng chính những kiểu kết hợp khó có thể xảy ra này mới là chìa khóa để tạo ra những bước đột phá. Trên thực tế, một nghiên cứu phân tích 17,9 triệu bài báo khoa học đã chỉ ra rằng sản phẩm được nhắc tới nhiều nhất thường chủ yếu bắt nguồn từ một lĩnh vực truyền thống và chỉ một chút sáng suốt từ một nơi khác thường. Nhưng nếu nhiệm vụ chỉ đơn giản là tạo ra một con chip hiệu quả hơn 30% thì sao? Trong trường hợp đó, một nhà sinh vật biển thả ngao trên bàn sẽ chẳng khác gì một trò tiêu khiển. Hoặc, nếu công ty cần xác định một mô hình kinh doanh mới thì sao? Hoặc điều gì sẽ xảy ra nếu – trong trường hợp ngày nay công nghệ chip hiện tại đã gần đạt đến giới hạn lý thuyết của nó và một kiến trúc hoàn toàn mới cần được hình thành? Khi nghiên cứu cuốn sách của mình, Lập bản đồ đổi mới sáng tạo, tôi nhận thấy rằng mọi chiến lược đổi mới sáng tạo cuối cùng đều thất bại, bởi vì cốt lõi của đổi mới sáng tạo là giải quyết các vấn đề — và có nhiều cách để đổi mới sáng tạo cũng như có nhiều loại vấn đề cần giải quyết. Không có một con đường “đúng” duy nhất cho đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, tất cả các tổ chức thường hành động như thể chỉ có một con đường đổi mới sáng tạo đúng. Họ khóa mình vào một loại chiến lược và tuyên bố, “Đây là cách chúng tôi đổi mới sáng tạo.” Chiến lược này phát huy trong một thời gian ngắn, nhưng cuối cùng nó cũng bắt kịp họ. Họ thấy mình bị mắc kẹt trong một loạt các giải pháp không phù hợp với vấn đề họ cần giải quyết. Về cơ bản, họ trở thành những công ty bó buộc mình trong cái hộp hình vuông ở một thế giới có các hố tròn và mất đi sự phù hợp. Chúng ta cần bắt đầu coi đổi mới sáng tạo giống như các kỷ luật kinh doanh khác — như một bộ công cụ được thiết kế để đạt được các mục tiêu cụ thể. Giống như chúng ta sẽ không dựa vào một chiến thuật tiếp thị hoặc một nguồn tài chính duy nhất cho toàn bộ vòng đời của một tổ chức, chúng ta cần xây dựng một danh mục các chiến lược đổi mới sáng tạo được thiết kế cho các nhiệm vụ cụ thể. Với suy nghĩ này, tôi đã tạo ra Ma trận Đổi mới sáng tạo để giúp các nhà lãnh đạo xác định loại chiến lược phù hợp để giải quyết vấn đề, bằng cách đặt ra hai câu hỏi: Chúng ta có thể xác định vấn đề tốt như thế nào? và Chúng ta có thể xác định (các) lĩnh vực kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề tốt ra sao? 3.4.1. Đổi mới sáng tạo bền vững. Hầu hết đổi mới sáng tạo xảy ra ở đây, bởi vì chúng ta đang dành phần lớn thời gian tìm cách cải thiện những gì chúng ta đang làm. Chúng ta muốn cải thiện các khả năng hiện có trong các thị trường hiện tại và chúng ta có ý tưởng khá rõ ràng về những vấn đề cần giải quyết và những lĩnh vực kỹ năng nào cần thiết để giải quyết chúng. Đối với những loại vấn đề này, các chiến lược thông thường như xây dựng lộ trình chiến lược, các phòng RD truyền thống và dùng các hoạt động mua bán sáp nhập để mang các nguồn lực và bộ kỹ năng mới vào tổ chức, thường có hiệu quả. Các phương pháp tư duy thiết kế (design thinking), như những phương pháp được David Kelley, nhà sáng lập công ty thiết kế IDEO và d.school của Stanford ủng hộ, cũng có thể cực kỳ hữu ích nếu cả vấn đề và các kỹ năng cần thiết để giải quyết nó đều được hiểu rõ. 3.4.2. Đổi mới sáng tạo đột phá. Đôi khi, như trường hợp phát hiện các chất gây ô nhiễm dưới nước, chúng ta gặp phải một vấn đề đã được xác định rõ nhưng lại cực kỳ khó giải quyết. Trong những trường hợp như thế này, chúng ta cần khám phá các lĩnh vực kỹ năng khác, chẳng hạn như thêm một nhà sinh học biển vào nhóm các nhà thiết kế chip. Các chiến lược đổi mới sáng tạo mở có thể có hiệu quả cao trong vấn đề này, bởi chúng giúp phơi bày vấn đề trước những lĩnh vực kỹ năng đa dạng. Như Thomas Kuhn đã giải thích trong Cấu trúc của Các cuộc cách mạng khoa học, chúng ta tiến bộ trong những lĩnh vực cụ thể bằng cách tạo ra các khuôn mẫu, điều này đôi khi gây khó khăn cho việc giải quyết vấn đề trong chính lĩnh vực mà nó phát sinh — nhưng vấn đề đó có thể được giải quyết khá dễ dàng trong khuôn mẫu của một lĩnh vực lân cận. 3.4.3. Đổi mới sáng tạo gián đoạn. Khi Giáo sư Clayton Christensen của Trường Kinh doanh Harvard giới thiệu khái niệm đổi mới sáng tạo gián đoạn trong cuốn sách Thế lưỡng nan của Nhà đổi mới sáng tạo, đó là cả một sự phát hiện. Trong nghiên cứu của ông về lý do tại sao các công ty tốt lại thất bại, ông phát hiện ra rằng những gì thường được coi là phương pháp hay nhất — lắng nghe khách hàng, đầu tư vào việc cải tiến liên tục và tập trung vào số liệu cuối — có thể gây chết người trong một số tình huống. Tóm lại, ông phát hiện rằng khi nền tảng của sự cạnh tranh thay đổi, do sự dịch chuyển công nghệ hoặc những biến động khác trên thị trường, các công ty có thể thấy họ ngày càng trở nên tốt hơn ở những thứ mà mọi người ngày càng ít muốn. Khi điều đó xảy ra, đổi mới sáng tạo sản phẩm của bạn sẽ không giúp được gì mà bạn phải đổi mới sáng tạo mô hình kinh doanh của mình. Gần đây hơn, Steve Blank đã phát triển các phương pháp khởi nghiệp tinh gọn (lean startup) và Alex Osterwalder đã tạo ra các công cụ như Khung mô hình kinh doanh (Business model canvas – BMC) và Khung giải pháp giá trị (Value proposition canvas). Đây là những tài sản cần thiết cho bất kỳ ai rơi vào tình huống mà Giáo sư Christensen đã mô tả và chúng đang được chứng minh là có hiệu quả trong nhiều bối cảnh khác nhau. Khung Mô hình kinh doanh canvas (Business model canvas – BMC) (Nguồn: Internet) Khung Giải pháp giá trị (Value proposition canvas) (Nguồn: Internet) 3.4.4. Nghiên cứu cơ bản. Những đổi mới sáng tạo mang tính mở đường không bao giờ đến khi trong hình thái đã đầy đủ. Chúng luôn bắt đầu với việc phát hiện ra một hiện tượng mới. Không ai có thể đoán được những khám phá của Einstein sẽ định hình thế giới như thế nào, hay chiếc máy tính vạn năng của Alan Turing một ngày nào đó sẽ trở thành hiện thực. Khi được hỏi về tác động của một khám phá lớn, nhà vật lý thiên văn, vũ trụ học Neil deGrasse Tyson đã trả lời: “Tôi không biết, nhưng có lẽ chúng ta sẽ đánh thuế nó.” Theo quan điểm của ông, những khám phá của Einstein hiện đóng vai trò thiết yếu trong các công nghệ từ năng lượng hạt nhân đến công nghệ máy tính và vệ tinh GPS. Một số tập đoàn lớn, như IBM và Procter Gamble, sở hữu nguồn lực để đầu tư vào các phòng thí nghiệm nhằm theo đuổi nghiên cứu cơ bản. Những tập đoàn khác, như DataLabs của Experian, khuyến khích các nhà nghiên cứu và kỹ sư tham gia các hội nghị và tổ chức các hội thảo nội bộ về những gì họ học được. Google mời khoảng 30 nhà nghiên cứu hàng đầu dành một năm nghỉ phép tại công ty và tài trợ cho 250 dự án học thuật hàng năm. Tuy nhiên, một trong những bí mật được giữ kín nhất là làm thế nào mà ngay cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có thể tiếp cận được nghiên cứu tầm cỡ thế giới. Chính phủ liên bang tài trợ nhiều chương trình khác nhau, một loạt các trung tâm sản xuất nhằm giúp phát triển các công nghệ tiên tiến và các công trình thiết kế của Argonne. Các trường đại học địa phương, nơi có nhiều tài năng khoa học, cũng có thể là một nguồn tài nguyên quý giá. Từng bước tham gia các loại chương trình này có thể giúp doanh nghiệp nhỏ ganh đua tại các thị trường cạnh tranh. Ví dụ: Mike Wixom của Navitas, một công ty pin 4 năm tuổi đã tham gia Trung tâm Nghiên cứu Lưu trữ Năng lượng Chung (JCESR) với tư cách là một đơn vị liên kết, nói rằng: “Là một công ty nhỏ, chúng tôi chiến đấu để tồn tại hàng ngày. Việc trở thành đơn vị liên kết của JCESR giúp chúng tôi có cái nhìn sớm về công nghệ”. Vì vậy, rõ ràng, việc có thể tiếp cận với các nhà khoa học tiên phong có thể giúp một doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh cho tương lai, cũng giống như các cách tiếp cận khác, như tư duy thiết kế, đổi mới sáng tạo mở, đổi mới sáng tạo mô hình kinh doanh và các phương pháp khác giúp thúc đẩy doanh nghiệp nếu được áp dụng trong hoàn cảnh phù hợp. Nhưng không có giải pháp nào phù hợp với mọi vấn đề. Nếu chiến lược đổi mới sáng tạo của bạn đang gặp khó khăn hoặc thất bại, hãy xem xét liệu đó có phải là do bạn đã tự khóa mình vào một cách tiếp cận duy nhất hay không. Luôn có những vấn đề mới cần giải quyết; hãy học cách áp dụng giải pháp phù hợp nhất với vấn đề hiện tại của bạn.
Trang 1CHƯƠNG 3: ĐỔI MỚI SÁNG TẠO 3.1 Mở đầu
Đổi mới sáng tạo (innovation) được coi là một tiền đề quan trọng để tạo ra năng lực cạnh tranh nhằm đạt được sự tăng trưởng dài hạn của công ty trong môi trường kinh doanh luôn biến đổi như hiện nay Các doanh nghiệp luôn không ngừng nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo để tồn tại và phát triển Vấn đề đổi mới sáng tạo ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà quản trị doanh nghiệp và cả các nhà hoạch định chính sách Nghiên cứu về đổi mới sáng tạo đóng vai trò là một sự kích thích cho lợi thế cạnh tranh có tính bền vững trong các công ty Tuy nhiên, bản chất của sự phát triển trong lĩnh vực này đã dẫn đến các nghiên cứu ngày càng rộng rãi và có tính rời rạc Bài báo này tập trung vào các nghiên cứu liên quan đến yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo trong các tổ chức Mục tiêu của nghiên cứu là trình bày một cách toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo
3.2 Đổi mới sáng tạo
Đổi mới sáng tạo là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa
Trong hầu hết các công ty, tổ chức đều được khuyến khích đổi mới sáng tạo để nâng cao hiệu quả trong công việc Vậy Đổi mới sáng tạo là gì?
3.2.1 Khái niệm đổi mới sáng tạo
Đổi mới sáng tạo là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa
Ở Việt Nam đổi mới – sáng tạo là thuật ngữ phổ biến và được sử dụng rất nhiều trong nghiên cứu khoa học Hầu hết các học giả ở Việt Nam cũng như một số nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn sử dụng đồng nhất thuật ngữ đổi mới – sáng tạo và không có sự phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm này
Trang 23.2.2 Tại sao phải đổi mới sáng tạo?
Đổi mới sáng tạo là gì? đã được giải đáp ở nội dung trên, cần phải đổi mới sáng tạo
bởi vì:
– Cần phải đổi mới sáng tạo bởi vì nếu không đổi mới sáng tạo thì sẽ không thể tồn tại và phát triển trong một môi trường biến động nhanh, linh hoạt và có tính cạnh tranh cao – Chức năng của đổi mới sáng tạo chính là đưa sự sáng tạo và tính mới thâm nhập vào hệ thống kinh tế xã hội nhằm tạo ra các giá trị mới Nếu không có đổi mới sáng tạo thì nền kinh tế sẽ rơi vào trạng thái “tĩnh” và không tạo ra được giá trị mới cho sự phát triển
Từ đó thấy được rằng đổi mới sáng tạo đóng vai trò thiết yếu đối với sự tăng trưởng kinh tế cũng như phát triển xã hội
– Đổi mới sáng tạo phải xuất phát từ nguồn tri thức, ý tưởng mà phần lớn là dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ từ khu vực các viện nghiên cứu, trường đại học
Trong trường hợp này đổi mới sáng tạo là sự nối dài và là một bước tiếp theo của hoạt động khoa học công nghệ đi ra thị trường và xã hội Đây là loại hình được gọi là đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng của nghiên cứu và phát triển
Vì sao doanh nghiệp cần phải đổi mới và sáng tạo?
Chúng ta đã hiểu được khái niệm Đổi mới sáng tạo là gì? doanh nghiệp cần phải đổi
mới sáng tạo bởi lẽ:
– Trong môi trường kinh doanh biến động nhanh, linh hoạt và tính cạnh tranh cao thì việc đổi mới sáng tạo được coi là chiến lược khác biệt hóa quan trọng để có được lợi thế của doanh nghiệp
– Việc đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp cần được quản lý đúng phương hướng để có thể tạo ra một nền văn hóa sáng tạo, không bỏ lỡ những cơ hội phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh
– Thông thường nguồn sáng tạo tốt nhất nằm trong chính các cấp nhân sự, do đó doanh nghiệp cần thúc đẩy một số yếu tố như thúc đẩy văn hóa đổi mới trong nội bộ nhằm đạt tới cả đổi mới đột phá và gia tăng, tăng tính liên kết trong chuỗi giá trị thông qua chuyển đổi số hiệu quả,…
Trang 3– Thông thường các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc tái cấu trúc theo xu hướng đổi mới sáng tạo thường là các doanh nghiệp trẻ, năng động, quy mô nhỏ, nắm bắt nhanh về công nghệ và xu hướng kinh doanh
Tuy nhiên lại thiếu nguồn lực tài chính, dữ liệu thị trường, khách hàng vốn là điểm mạnh của các doanh nghiệp lớn kinh doanh theo mô hình truyền thống lâu năm Do vậy nếu biết kết hợp giữa các doanh nghiệp này với nhau trên cơ sở đối tác kinh doanh chiến lược thì bài toán tìm kiếm nguồn lực cho đổi mới sáng tạo sẽ được giải quyết
– Một yếu tố thành công then chốt của cacshieens lược bắt kịp công nghệ đó là khả năng tiếp thu công nghệ của các doanh nghiệp Đây được xem là một nhân tố chính của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia để nền kinh té có thể được hưởng lợi từ tiếp cận kiến thức toàn cầu hóa và dòng chảy công nghệ qua các hoạt động thương mại, đầu tư,…
– Để tư duy đổi mới sáng tạo được hoàn thiện và phổ biến đến toàn thể nhân viên thì doanh nghiệp cần có những nhà lãnh đạo tài giỏi, có khả năng truyền cảm hứng và đam mê sáng tạo cho nhân viên
Những người có tư duy rộng mở và sẵn sàng trao quyền cho nhân viên, cũng như những người tạo ra các cộng đồng chung và đặt ra những mục tiêu khó khăn
3.2.3 So sánh giữa sáng tạo và đổi mới
Ngoài khái niệm Đổi mới sáng tạo là gì? thì việc phân biệt giữa sáng tạo và đổi mới
cũng được rất nhiều người quan tâm
Đổi mới và sáng tạo chỉ phân biệt được khi dựa trên quá trình hình thành Trong đó, sáng tạo là hoạt động nhận thức để hình thành nên những ý tưởng mới của người lao động Còn đổi mới là quá trình chuyển đổi những ý tưởng sáng tạo trở thành những sản phẩm, dịch vụ và quy trình mới Do đó, sáng tạo là điểm khởi đầu của đổi mới và đổi mới là kết quả của sáng tạo
Tiêu chíSáng tạoĐổi mới
Định nghĩa
Là khả năng tạo ra hoặc suy nghĩ về một cái gì đó không phổ biến hoặc độc đáo.
Đổi mới là quá trình tạo ra một cái gì mới có giá trị đối với doanh nghiệp và cộng đồng.
Hoạt động Đưa ra những ý tưởng độc đáo Áp dụng những ý tưởng mới vào thực tế
Trang 4Trách nhiệm pháp lýKhông mang trách nhiệm pháp lý vì chỉ là ý tưởng và suy nghĩ
Có thể liên quan tới trách nhiệm pháp lý khi đổi mới trở thành hiện thựcNguồn lực Không cần nguồn lực Cần có nguồn lực
Ý nghĩa Không phải sự sáng tạo nào cũng dẫn tới đổi mới
Mọi đổi mới đều là kết quả của sáng tạo
3.3 Khởi nghiệp tinh gọn (lean startup) là gì?
Trước khi đi sâu vào các định nghĩa của startup, hãy bắt đầu với định nghĩa căn bản
nhất – Startup là gì?
Startup là các doanh nghiệp mới thành lập, thường cung cấp những sản phẩm, dịch vụ mới mà họ tin rằng nó sẽ giải quyết được nhu cầu còn tồn động của khách hàng Ví dụ như Uber, dịch vụ gọi xe công nghệ đầu tiên, được ra đời để kết nối người gọi xe và tài xế một cách nhanh chóng để giải quyết nhu cầu di chuyển còn nhiều bất cập trước đó
Startup thường bị nhầm lẫn với lập nghiệp vì đều là những doanh nghiệp mới bắt đầu vận hành Lập nghiệp là những doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đã tồn tại trên thị trường như mở một nhà hàng, kinh doanh một cửa hàng quần áo…Trong khi, startup lại mang đến sản phẩm, dịch vụ mới hoàn toàn cho thị trường với niềm tin rằng sẽ đáp ứng được những nhu cầu chưa được khai thác hoặc chưa được giải quyết triệt để trước đó của khách hàng
80% startup thất bại trong năm đầu tiên vì các ý tưởng kinh doanh thường dựa trên niềm tin chủ quan của những nhà sáng lập, họ tin rằng những “đứa con tinh thần” của mình sẽ giúp ích cho khách hàng, thậm chí thay đổi xã hội Và khởi nghiệp tinh gọn ra đời như một giải pháp mới nhằm giải quyết thế cục nhiều rủi ro này
Khởi nghiệp tinh gọn (lean startup) là chiến lược kinh doanh định hướng cho các
startup cung cấp những sản phẩm, dịch vụ dựa trên nhu cầu đã xác thực thay vì phải tạo ra nhu cầu mới và chờ đợi thị trường tiếp nhận Trường phái khởi nghiệp hiện đại này an toàn hơn, giúp rút ngắn thời gian có được lợi nhuận từ đó cắt giảm các chi phí vận hành Vì khả năng cân đối được bài toán chi phí trong khi gia tăng tỷ lệ thành công nên lean startup được xem là làn sóng mới trong khởi nghiệp
Trang 53.3.1 Phân biệt khởi nghiệp tinh gọn với khởi nghiệp kinh doanh truyền thống?
Khởi nghiệp tinh gọn và khởi nghiệp truyền thống có 3 điểm khác nhau lớn nhất như sau:
3.2.1.1 Định hướng chiến lược kinh doanh:
Doanh nghiệp áp dụng lean startup không xây dựng kế hoạch kinh doanh mới hoàn toàn mà sẽ tìm kiếm và áp dụng mô hình kinh doanh có sẵn Những mô hình này giúp định hướng ban đầu, sau đó các nhà quản lý từng bước điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng doanh nghiệp Bởi vậy, khởi nghiệp theo hình thức lean startup thường giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và ít rủi ro hơn so với việc thử nghiệm các mô hình ‘chưa có tiền lệ’ hay tham chiếu
Khởi nghiệp truyền thống thì ngược lại, kế hoạch kinh doanh được xây dựng mới hoàn toàn cho nên thiếu cơ sở định hướng và phải đối mặt với nhiều rủi ro Như vậy, việc thành bại của startup sẽ phụ thuộc vào khả năng dẫn dắt của người lãnh đạo Đặc biệt, khi khởi nghiệp lần đầu, những nhà lãnh đạo còn thiếu kinh nghiệm sẽ không tránh khỏi những sai sót hay quyết định sai lầm dẫn đến những lỗ hổng khó lấp, thậm chí là thất bại
3.2.1.2 Trọng tâm của quá trình phát triển sản phẩm
Khởi nghiệp truyền thống tập trung vào việc hoàn thiện sản phẩm sau đó sản phẩm sẽ trực tiếp gia nhập thị trường Chiến lược này bỏ qua quá trình khảo sát phản ứng của khách hàng mà sử dụng nguồn lực cho việc xây dựng các kế hoạch và điều hướng doanh nghiệp theo kế hoạch khi sản phẩm đã gia nhập thị trường
Lean startup thì đặt khách hàng ở trọng tâm và những sản phẩm mới được phát triển nhằm giải quyết thỏa đáng các nhu cầu của họ Để xác thực khả năng đáp ứng nhu cầu này, sản phẩm sẽ được xây dựng các kết quả giả định về mức độ đón nhận của khách hàng khi có mặt trên thị trường và tiến hành kiểm nghiệm trên thực tế Sau cùng, các sản phẩm minh chứng được sự đón nhận của khách hàng mới chính thức có mặt trên thị trường
Trang 63.2.1.3 Quan điểm tuyển dụng và báo cáo tài chính
Quan điểm của mô hình truyền thống là tuyển dụng dựa trên kinh nghiệm và khả năng gắn bó Trong khi đó, khởi nghiệp tinh gọn ưu tiên các ứng viên có tinh thần học hỏi cao,có khả năng thích nghi và đáp ứng nhanh chóng cho công việc Trong bối cảnh đầy biến động như hiện nay, mô hình lean startup có phần vượt trội hơn vì giúp doanh nghiệp có được đội ngũ thích ứng linh hoạt trước nhiều tình huống khác nhau
Ở góc độ tài chính thì lean startup sẽ xem xét giá trị vòng đời khách hàng (customer lifecycle), chi phí có 1 khách hàng mới (customer acquisition cost), tỷ lệ khách hàng rời bỏ (churn rate), độ phủ của sản phẩm trên thị trường còn kinh doanh truyền thống lại quan tâm báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán và báo cáo dòng tiền trong doanh nghiệp
Góc nhìn tài chính là một phần trong tư duy kinh doanh Với khởi nghiệp tinh gọn khách hàng luôn ở trọng tâm, ngay cả ở góc nhìn tài chính Mô hình khởi nghiệp tinh gọn đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ số liên quan đến khách hàng, làm sao để nhiều khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực, tiếp tục duy trì lòng trung thành và giảm tỷ lệ khách hàng rời bỏ
Khởi nghiệp truyền thống thì nhắm đến việc thu hồi vốn nhanh chóng bằng cách gia doanh thu, tối đa lợi nhuận, tối ưu chi phí
Trang 73.3.2 Yêu cầu khi khởi sự doanh nghiệp với lean startup
Khởi nghiệp tinh gọn tận dụng 100% nguồn lực để khỏa lấp sự hài lòng của khách hàng từ đó duy trì sự tồn tại các doanh nghiệp Thế nên khởi sự doanh nghiệp với lean startup không những phải linh hoạt trước mọi nhu cầu của khách hàng mà còn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
3.2.2.1 Cải tiến liên tục theo “nhất cử, nhất động” của khách hàng
Khởi nghiệp tinh gọn cho rằng việc xây dựng kế hoạch kinh doanh cho nhiều năm tiếp theo dựa trên những dữ kiện của hiện tại là lãng phí thời gian Thay vào đó, các doanh nghiệp cần liên tục thống kê hành vi, nắm bắt phản ứng của khách hàng để đáp ứng, cải tiến liên tục mới là việc cần làm Khi theo đuổi mô hình lean startup, doanh nghiệp cũng sẽ dần cải tiến, mở rộng quy mô theo thời gian cho nên những kế hoạch vừa khiến mất nhiều thời gian, vừa không mang tính ứng dụng cao
3.2.2.2 Thấu hiểu từng điểm chạm với khách hàng
Quá trình kiểm nghiệm sản phẩm trên thị trường không chỉ để thăm dò phản ứng của khách hàng, đối tác về tính năng sản phẩm mà còn cần làm rõ quan điểm của họ về mức giá, bao bì, kênh phân phối, khả năng mua lại… Như vậy, từ cả những điểm chạm nhỏ nhất doanh nghiệp mới có thể khắc phục triệt để vấn đề, tăng chất lượng phục vụ và duy trì, mở rộng tệp khách hàng
3.2.2.3 Muốn thắng thì phải nhanh
Khi áp dụng mô hình lean startup, doanh nghiệp không những phải khắc phục nhiều vấn đề mà còn phải xử lý nhanh nhất có thể Bởi vì, khách hàng ngày nay thay đổi liên tục và nếu không được đáp ứng kịp thời thì họ sẽ dễ dàng rời đi, hoặc bị đối thủ cạnh tranh giành mất thị phần Vì thế, khởi nghiệp tinh gọn cũng không đòi hỏi dữ liệu khi kiểm nghiệm trên thị trường phải hoàn tất xử lý mà chỉ cần nó đủ tốt để nắm bắt khách hàng, đủ cơ sở để doanh nghiệp giải quyết nhanh nhu cầu của họ
3.2.2.4 Sẵn sàng cho những trường hợp xấu nhất
Trang 8theo cách cũ khi thất bại xảy ra thì sa thải nhân sự chính là giải pháp trước tiên thay vì cả tổ chức chuẩn bị tinh thần trước và cùng nhau xử lý vấn đề
Việc đáp ứng các yêu cầu trên là chỉ mới là bước chuẩn bị để khởi nghiệp thành công với lean startup cần thực hiện một quy trình chuẩn chỉnh Vậy quy trình đó gồm cụ thể những bước nào?
3.3.3 Quy trình triển khai mô hình khởi nghiệp tinh gọn
Các yếu tố chính của trong khởi nghiệp tinh gọn là ý tưởng khởi nghiệp, sản phẩm và dữ liệu (data); chúng gắn liền với 3 bước quan trọng nhất của quy trình khởi nghiệp tinh gọn Bao gồm:
Bước 1: Xây dựng MVP
Ý tưởng khởi nghiệp sau khi được hình thành sẽ chuyển đến bước phát triển sản phẩm Mục tiêu đầu ra ở bước này chính là Minimum viable product (MVP) – sản phẩm thử nghiệm có đủ các tính năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, được dùng để thu thập phản hồi của người dùng, từ đó tạo cơ sở để phát triển các phiên bản hoàn thiện hơn
Bước 2: Đo lường hành vi và phản ứng của khách hàng
Quá trình đánh giá, đo lường hiệu năng của sản phẩm được lặp lại liên tục cho đến khi tìm ra phiên bản tốt nhất thì sản phẩm sẽ được tung ra thị trường
Bước 3: Đúc kết kinh nghiệm
Trang 9thực chiến này, doanh nghiệp mới dần vững chãi, xác định đúng đối tượng mục tiêu, hiểu rõ thị trường và phát triển bền vững hơn trong tương lai
Khởi nghiệp tinh gọn là một quá trình lặp lại liên tục của thử, sai và sửa nhưng thử những trường hợp đáng thử và có kế hoạch sẵn sàng để sửa khi sai Trong khi với chiến lược khởi nghiệp cũ, doanh nghiệp phải chấp nhận nhiều rủi ro để tìm thị trường phù hợp cho sản phẩm của mình và loay hoay khi phát sinh vấn đề Lean startup đã mở một trang mới cho các startup, doanh nghiệp mới tránh được những rủi ro không đáng, chuẩn bị tâm thế và sẵn sàng kế hoạch cho cả những thất bại
Thế nên, mô hình này mới được dự đoán là sẽ thay đổi cục diện thương trường trong tương lai Khi những doanh nghiệp mới không còn “mong manh” và thiếu định hướng, con số 80% startup thất bại chắc chắn sẽ thay đổi trong tương lai
3.4 Các loại hình đổi mới sáng tạo
Tóm tắt: Cốt lõi của đổi mới sáng tạo là giải quyết các vấn đề — có nhiều cách để
đổi mới sáng tạo cũng như có nhiều loại vấn đề khác nhau cần giải quyết Giống như chúng ta sẽ không dựa vào một chiến thuật tiếp thị duy nhất cho vòng đời của một tổ chức hoặc một nguồn tài chính duy nhất, chúng ta cần xây dựng một danh mục các chiến lược đổi mới sáng tạo được thiết kế cho các nhiệm vụ cụ thể Các nhà lãnh đạo xác định đúng loại chiến lược để giải quyết đúng loại vấn đề, chỉ bằng cách đặt ra hai câu hỏi: Chúng ta có thể xác định vấn đề tốt đến đâu và chúng ta có thể xác định (các) lĩnh vực kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề đó tốt đến đâu Các vấn đề được xác định rõ ràng hưởng lợi từ các kỹ
năng được xác định rõ thuộc loại “đổi mới sáng tạo bền vững” Phần lớn đổi mới sáng
Trang 10tôi đang làm “Đổi mới sáng tạo đột phá” là cần thiết khi chúng ta gặp phải một vấn đề
đã được xác định rõ nhưng cực kỳ khó giải quyết Trong những trường hợp như thế, chúng ta cần khám phá các lĩnh vực kỹ năng khác Khi điều ngược lại là đúng — các kỹ năng được xác định rõ ràng, nhưng vấn đề thì không — chúng ta có thể khai thác các chiến
lược “đổi mới sáng tạo gián đoạn” Và khi không có gì được xác định rõ ràng, thì chúng ta đang ở trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản mang tính khám phá, tiên phong Sẽ luôn luôn
có những vấn đề mới cần giải quyết; hãy học cách áp dụng giải pháp phù hợp nhất với vấn đề hiện tại của bạn
Một trong những câu chuyện đổi mới sáng tạo hay nhất mà tôi từng nghe đến từ một giám đốc điều hành cấp cao tại một công ty công nghệ hàng đầu Rõ ràng, công ty của ông đã giành được hợp đồng trị giá hàng triệu USD để thiết kế một cảm biến có thể phát hiện các chất gây ô nhiễm ở nồng độ rất nhỏ dưới nước Đó là một vấn đề phức tạp khác thường, vì vậy công ty đã lập nên một nhóm gồm các nhà thiết kế vi mạch giỏi, và họ bắt đầu hợp tác với nhau
Khoảng 45 phút sau buổi làm việc đầu tiên của họ, nhà sinh vật biển được chỉ định đã bước vào với một túi ngao và đặt chúng lên bàn Nhìn thấy vẻ bối rối của các nhà thiết kế chip, ông ấy giải thích rằng ngao có thể phát hiện chất gây ô nhiễm chỉ ở mức vài phần triệu và khi điều đó xảy ra, chúng sẽ mở vỏ
Hóa ra, họ không thực sự cần một con chip đắt tiền để phát hiện các chất gây ô nhiễm mà chỉ cần một con chip đơn giản có thể cảnh báo hệ thống khi con những con ngao mở vỏ Giám đốc điều hành nói với tôi: “Họ đã tiết kiệm được 999.000 USD và ăn ngao cho bữa tối.”
Về bản chất, đó là giá trị của đổi mới sáng tạo mở Khi bạn gặp một vấn đề thực sự khó khăn, đổi mới sáng tạo mở sẽ giúp mở rộng phạm vi kỹ năng ngoài các chuyên gia trong một lĩnh vực duy nhất Nhiều người tin rằng chính những kiểu kết hợp khó có thể xảy ra này mới là chìa khóa để tạo ra những bước đột phá Trên thực tế, một nghiên cứu
phân tích 17,9 triệu bài báo khoa học đã chỉ ra rằng sản phẩm được nhắc tới nhiều nhất
thường chủ yếu bắt nguồn từ một lĩnh vực truyền thống và chỉ một chút sáng suốt từ một nơi khác thường
Trang 11sẽ xảy ra nếu – trong trường hợp ngày nay- công nghệ chip hiện tại đã gần đạt đến giới
hạn lý thuyết của nó và một kiến trúc hoàn toàn mới cần được hình thành?
Khi nghiên cứu cuốn sách của mình, Lập bản đồ đổi mới sáng tạo, tôi nhận thấy rằng
mọi chiến lược đổi mới sáng tạo cuối cùng đều thất bại, bởi vì cốt lõi của đổi mới sáng tạo
là giải quyết các vấn đề — và có nhiều cách để đổi mới sáng tạo cũng như có nhiều loại
vấn đề cần giải quyết Không có một con đường “đúng” duy nhất cho đổi mới sáng tạo Tuy nhiên, tất cả các tổ chức thường hành động như thể chỉ có một con đường đổi mới sáng tạo đúng Họ khóa mình vào một loại chiến lược và tuyên bố, “Đây là cách chúng tôi đổi mới sáng tạo.” Chiến lược này phát huy trong một thời gian ngắn, nhưng cuối cùng nó cũng bắt kịp họ Họ thấy mình bị mắc kẹt trong một loạt các giải pháp không phù hợp với vấn đề họ cần giải quyết Về cơ bản, họ trở thành những công ty bó buộc mình trong
cái hộp hình vuông ở một thế giới có các hố tròn và mất đi sự phù hợp
Chúng ta cần bắt đầu coi đổi mới sáng tạo giống như các kỷ luật kinh doanh khác — như một bộ công cụ được thiết kế để đạt được các mục tiêu cụ thể Giống như chúng ta sẽ không dựa vào một chiến thuật tiếp thị hoặc một nguồn tài chính duy nhất cho toàn bộ vòng đời của một tổ chức, chúng ta cần xây dựng một danh mục các chiến lược đổi mới sáng tạo được thiết kế cho các nhiệm vụ cụ thể Với suy nghĩ này, tôi đã tạo ra Ma trận Đổi mới sáng tạo để giúp các nhà lãnh đạo xác định loại chiến lược phù hợp để giải quyết vấn đề,
bằng cách đặt ra hai câu hỏi: Chúng ta có thể xác định vấn đề tốt như thế nào? và Chúng
Trang 123.4.1 Đổi mới sáng tạo bền vững
Hầu hết đổi mới sáng tạo xảy ra ở đây, bởi vì chúng ta đang dành phần lớn thời gian tìm cách cải thiện những gì chúng ta đang làm Chúng ta muốn cải thiện các khả năng hiện có trong các thị trường hiện tại và chúng ta có ý tưởng khá rõ ràng về những vấn đề cần giải quyết và những lĩnh vực kỹ năng nào cần thiết để giải quyết chúng
Đối với những loại vấn đề này, các chiến lược thông thường như xây dựng lộ trình chiến lược, các phòng R&D truyền thống và dùng các hoạt động mua bán sáp nhập để mang các nguồn lực và bộ kỹ năng mới vào tổ chức, thường có hiệu quả Các phương pháp
tư duy thiết kế (design thinking), như những phương pháp được David Kelley, nhà sáng
lập công ty thiết kế IDEO và d.school của Stanford ủng hộ, cũng có thể cực kỳ hữu ích nếu cả vấn đề và các kỹ năng cần thiết để giải quyết nó đều được hiểu rõ
3.4.2 Đổi mới sáng tạo đột phá
Trang 13Như Thomas Kuhn đã giải thích trong Cấu trúc của Các cuộc cách mạng khoa học,
chúng ta tiến bộ trong những lĩnh vực cụ thể bằng cách tạo ra các khuôn mẫu, điều này đôi khi gây khó khăn cho việc giải quyết vấn đề trong chính lĩnh vực mà nó phát sinh — nhưng vấn đề đó có thể được giải quyết khá dễ dàng trong khuôn mẫu của một lĩnh vực lân cận
3.4.3 Đổi mới sáng tạo gián đoạn
Khi Giáo sư Clayton Christensen của Trường Kinh doanh Harvard giới thiệu khái
niệm đổi mới sáng tạo gián đoạn trong cuốn sách Thế lưỡng nan của Nhà đổi mới sáng tạo,
đó là cả một sự phát hiện Trong nghiên cứu của ông về lý do tại sao các công ty tốt lại thất bại, ông phát hiện ra rằng những gì thường được coi là phương pháp hay nhất — lắng nghe khách hàng, đầu tư vào việc cải tiến liên tục và tập trung vào số liệu cuối — có thể gây chết người trong một số tình huống
Tóm lại, ông phát hiện rằng khi nền tảng của sự cạnh tranh thay đổi, do sự dịch chuyển
công nghệ hoặc những biến động khác trên thị trường, các công ty có thể thấy họ ngày càng trở nên tốt hơn ở những thứ mà mọi người ngày càng ít muốn Khi điều đó xảy ra,
đổi mới sáng tạo sản phẩm của bạn sẽ không giúp được gì mà bạn phải đổi mới sáng tạo
mô hình kinh doanh của mình
Trang 14Khung Mô hình kinh doanh canvas (Business model canvas – BMC) (Nguồn: Internet)
Khung Giải pháp giá trị (Value proposition canvas) (Nguồn: Internet)
3.4.4 Nghiên cứu cơ bản
Những đổi mới sáng tạo mang tính mở đường không bao giờ đến khi trong hình thái đã đầy đủ Chúng luôn bắt đầu với việc phát hiện ra một hiện tượng mới Không ai có thể đoán được những khám phá của Einstein sẽ định hình thế giới như thế nào, hay chiếc máy
tính vạn năng của Alan Turing một ngày nào đó sẽ trở thành hiện thực Khi được hỏi về tác
Trang 15lời: “Tôi không biết, nhưng có lẽ chúng ta sẽ đánh thuế nó.” Theo quan điểm của ông, những khám phá của Einstein hiện đóng vai trò thiết yếu trong các công nghệ từ năng lượng hạt nhân đến công nghệ máy tính và vệ tinh GPS
Một số tập đoàn lớn, như IBM và Procter & Gamble, sở hữu nguồn lực để đầu tư vào các phòng thí nghiệm nhằm theo đuổi nghiên cứu cơ bản Những tập đoàn khác,
như DataLabs của Experian, khuyến khích các nhà nghiên cứu và kỹ sư tham gia các hội
nghị và tổ chức các hội thảo nội bộ về những gì họ học được Google mời khoảng 30 nhà
nghiên cứu hàng đầu dành một năm nghỉ phép tại công ty và tài trợ cho 250 dự án học thuật
hàng năm
Tuy nhiên, một trong những bí mật được giữ kín nhất là làm thế nào mà ngay cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có thể tiếp cận được nghiên cứu tầm cỡ thế giới Chính phủ liên bang tài trợ nhiều chương trình khác nhau, một loạt các trung tâm sản xuất nhằm giúp phát triển các công nghệ tiên tiến và các công trình thiết kế của Argonne Các trường đại học địa phương, nơi có nhiều tài năng khoa học, cũng có thể là một nguồn tài nguyên quý giá
Từng bước tham gia các loại chương trình này có thể giúp doanh nghiệp nhỏ ganh đua tại các thị trường cạnh tranh Ví dụ: Mike Wixom của Navitas, một công ty pin 4 năm tuổi đã tham gia Trung tâm Nghiên cứu Lưu trữ Năng lượng Chung (JCESR) với tư cách là một đơn vị liên kết, nói rằng: “Là một công ty nhỏ, chúng tôi chiến đấu để tồn tại hàng ngày Việc trở thành đơn vị liên kết của JCESR giúp chúng tôi có cái nhìn sớm về công nghệ”
Vì vậy, rõ ràng, việc có thể tiếp cận với các nhà khoa học tiên phong có thể giúp một doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh cho tương lai, cũng giống như các cách tiếp cận khác, như tư duy thiết kế, đổi mới sáng tạo mở, đổi mới sáng tạo mô hình kinh doanh và các phương pháp khác giúp thúc đẩy doanh nghiệp nếu được áp dụng trong hồn cảnh phù hợp Nhưng khơng có giải pháp nào phù hợp với mọi vấn đề