1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

hàng giả và cách chống hàng giả của LV (lý thuyết)

8 587 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 655,8 KB

Nội dung

1. Thế nào là hàng giả? Hàng giả là hàng kém chất lượng được làm giả theo mẫu mã, kiểu dáng giống sản phẩm của 1 nhãn hiệu nỗi tiếng trên thị trường. Hiện nay có rất nhiều mặt hàng bị làm giả làm nhái như mặt hàng điện tử, y tế, thực phẩm,… và cả tiền cũng bị làm giả. Hàng giả có nhiều biến thể khác nhau,

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH &&& ĐỀ TÀI : HÀNG GIẢ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG GIẢ VỀ NHÃN HIỆU LỚN LOUIS VUITTON Lời Mở Đầu Trên thế giới, nạn hàng giả lộng hành nhất là ở châu Á. một điều rất không vui là nhiều hãng lớn đã coi người châu Á như là những đối tượng “nhạy cảm” nhất, từ đó đặt ra những chính sách bán hàng riêng mang tính “phân biệt”. Ở Việt Nam, việc bán - mua - sử dụng một chiếc áo, cái mũ, đồng hồ, đôi giày, túi xách có ghi vài ba chữ Adidas, Nike, Swatch, Gucci là chuyện quá bình thường, chẳng ai bận tâm đến tính hợp pháp của nó, thậm chí còn hồn nhiên coi các tên tuổi ấy là một chi tiết trang trí đẹp cho mình. Không chỉ gây tổn hại về mặt kinh tế, nạn hàng giả hàng nhái còn có thể gây tác hại lên sức khỏe con người, nhất là với các sản phẩm điện tử, y tế, thảo dược. Thật đáng lo lắng, khi theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện có 1/10 lượng thuốc trên thị trường là hàng nhái, hàng giả. Con số này là 25% tại các nước đang phát triển. Nội Dung 1. Thế nào là hàng giả? Hàng giả là hàng kém chất lượng được làm giả theo mẫu mã, kiểu dáng giống sản phẩm của 1 nhãn hiệu nỗi tiếng trên thị trường. Hiện nay có rất nhiều mặt hàng bị làm giả làm nhái như mặt hàng điện tử, y tế, thực phẩm,… và cả tiền cũng bị làm giả. Hàng giả có nhiều biến thể khác nhau, hàng giả có thể giống hàng thật từ 5% đến 95%. 2. Nguyên nhân hàng giả tồn tại * Do sự bất cập trong cơ chế quản lý - Nguyên nhân quan trọng nhất là do cơ chế phối hợp chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm còn nhẹ. - Lâu nay, hoạt động kiểm tra chất lượng hàng ngoại nhập trên thị trường bị xem nhẹ, chỉ sau khi có thông tin liên quan đến hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng mới bắt tay vào làm. Chính vì vậy, hiệu quả không cao hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn có cơ hội đến tay người tiêu dùng. - Mặt khác muốn giám định hàng giả, hàng nhái, lực lượng quản lý phải có yêu cầu từ chủ sở hữu thương hiệu bị làm giả, làm nhái. * Do luật chưa “kín”, chế tài chưa đủ mạnh, chưa có tính răn đe đối với các trường hợp vi phạm. - Do luật pháp còn mâu thuẫn, chồng chéo, chế tài chưa đủ mạnh nên nhiều công ty, doanh nghiệp sẵn sàng vi phạm để tìm kiếm lợi nhuận trái luật, nếu bị phát hiện thì họ sẵn sàng nộp phạt. - Mức nộp phạt còn quá nhẹ “Mức phạt hành chính cao nhất của ngành nông nghiệp trong lĩnh vực phân bón kém chất lượng chỉ 12 triệu đồng. Con số này chỉ bằng đầu móng tay so với những thiệt hại mà người nông dân phải gánh chịu. Số tiền phạt cũng chỉ là hạt cát so với lợi nhuận mang về cho nhà sản xuất nhà kinh doanh. Do đó, phạt không đủ sức răn đe mà còn gây khó khăn trong việc lập lại trật tự trên lĩnh vực này”. * Do sự “tiếptay” củangười tiêu dùng - Bên cạnh một số người mua lầm phải hàng giả do khó phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả thì vẫn có không ít người tiêu dung biết mình đang mua bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nhưng vẫn chấp nhận bởi loại hàng hóa này phù hợp với túi tiền của họ. [Type text] Page 2 * Do người tiêu dung ngại động chạm đến việc kiện cáo - Do phần đông người dân hiểu nắm luật rất hạn chế nên có muốn kiện họ cũng không biết nên bắt đầu từ đâu, thủ tục thế nào, cộng thêm quan niệm sai lầm "vô phúc đáo tụng đình" nên nếu có mua dính phải hàng “dởm” nhiều người chỉ “ngậm bồ hòn làm ngọt” bụng bảo dạ “lần sau chừa cái mặt nó ra” chứ rỗi hơi mà đi “kiện củ khoai” vừa mất thời gian, tiền bạc, không khéo lại… vác họa vào thân. 3. Những hệ lụy từ hàng giả. - Hệ lụy tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội là không nhỏ như ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng. - Hàng giả làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính, làm mất thu nhập của doanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia. - Với 1 quốc gia nếu tồn tại quá nhiều mặt hàng là hàng giả thì sẽ không thu hút từ các nhà đầu tư và nhà sản xuất kinh doanh từ nước ngoài. 4. Biện pháp phòng chống hàng giả. - Việc đăng kí quyền bảo hộ thương hiệu là rất quan trọng. - Doanh nghiệp không được buông lỏng trong quản lý, giám sát tiêu thụ hàng hoá của mình, không nên coi việc chống hàng giảcủa các cơ quan thực thi pháp luật. Khi bị xâm phạm nhãn hiệu, chủ sở hữu cần chủ động gửi đơn khiếu nại hoặc thông qua văn phòng luật sư để khiếu nại lên Cục Sở hữu Trí tuệ. - Việt Nam hiện nay cần phải thiết lập một cầu nối giữa người sản xuất người tiêu dùng. Đối với người tiêu dùng, cần nâng cao tinh thần cảnh giác khi mua hàng phải nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong việc chống hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Việc này không chỉ là bảo vệ quyền lợi của mình mà còn chống lại hành vi phá hoại sản xuất, kìm hãm sự phát triển nền kinh tế đất nước. - Theo đó, nhà sản xuất cần bỏ kinh phí để thông báo đến người tiêu dùng nhằm phân biệt hàng thật của mình với hàng giả có chính sách khen thưởng kịp thời cho những người tiêu dùng phát hiện ra hàng nhái, hàng giả. - Ngoài ra còn 1 số biện pháp như dán tem chống hàng giả, in những hoa văn nổi lên sản phẩm, in thêm chi tiết của nhà sản xuất. 5. Công [Type text] Page 3 ty Louis Vuitton và công cuộc chống hàng giả của 1 thương hiệu nổi tiếng * Công ty Louis Vuitton - Công ty Louis Vuitton (dưới tên gọi đơn giản là LV) là một công ty nhãn hiệu thời trang xa xỉ của Pháp, có trụ sở tại Paris, Pháp. Đây là một ban của công ty cổ phần Pháp Louis Vuitton Moët Hennessy S.A. Công ty được đặt tên theo tên người sáng lập ra hãng là Louis Vuitton (4/8/1821-27/ 2/1892), người đã thiết kế sản xuất hành lý trong nửa sau của thế kỷ 19. - Tập đoàn Louis Vuitton Moet Hennssy đã tập hợp dưới trướng của mình những thương hiệu đắt giá nhất nhì thế giới như mỹ phẩm Dior, Marc Jacobs, Guerlain, đồng hồ Tag Heuer đến champagne Moet Chandon, cognac Hennerssy .v.v… - Louis Vuitton là một trong những nhãn hiệu chính thuộc tập đoàn Louis Vuitton Moet Hennssy. Tập đoàn này được điều hành bởi Bernard Arnault – tỷ phú hàng đầu với khối tài sản kếch xù lên tới 25,5 tỷ đô la, xếp thứ 13 trong danh sách 400 tỷ phú giàu nhất thế giới là một trong những công dân Pháp hiếm hoi có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên toàn cầu. - Theo ông Arnault, công thức để xây dựng thương hiệu nổi tiếng gồm các bước sau: Nhận dạng đúng thương hiệu (hay “DNA” như ông gọi) bằng cách khai thác lịch sử thương hiệu tìm đúng người thiết kế để thể hiện nó, sáng tạo biện pháp tiếp thị hữu hiệu, quản lý chặt chẽ chất lượng sự phân phối hàng hóa. - Dù Lois Vuitton gây được sự chú ý một cách hiệu quả thông qua giá cao quảng cáo rầm rộ, túi xách luôn được tạo dáng cho phù hợp với nhiều mùa khác nhau. Mục đích của thời trang này không phải vì kiếm tiền mà vì tạo sự ưa chuộng. Vì không giới hạn mẫu mã, khách hàng sẽ khó mua một túi xách trong 180 kiểu dáng. - Cuối cùng, Arnault nhận thức được sự phân bổ tiêu chuẩn của hàng cao cấp Louis Vuitton. Một chiếc ví có thể làm tăng thêm 1,000 công đoạn sản xuất, mỗi công đoạn đều làm bằng tay. Sản phẩm Louis Vuitton chính hãng chỉ được bày bán tại các cửa hàng của Louis Vuitton hoặc trong các quày hàng cao cấp khác thông báo trên website Eluxury.com, cửa hàng online do Bernard Arnault làm chủ. [Type text] Page 4 * Công cuộc chống hàng giả của Louis Vuitton - Chắc hẳn ai cũng biết nếu tính về đồ da nói chung ví & túi xách nói riêng thì Louis Vuitton (LV) có thể xếp vào số 1 thế giới, xét theo cả tiêu chí thương hiệu, sự thời trang cũng như mức độ sang trọng giá cả. Họ kén khách tới mức ở một số thành phố (ví dụ Paris) mỗi khách hàng bình thường chỉ được mua đồ LV một số lần limited trong năm, mỗi lần lại phải trình passport. LV gây nên cơn sốt ở khắp nơi trên thế giới, gần đây nhất là tại các nước phát triển châu Á: Nhật, Hàn Quốc, Singapore… Cũng vì lẽ đó mà ví túi xách LV bị làm nhái nhiều nhất thế giới, nhái 95% đến nhái 5% - Louis Vuitton đã đưa ra nhiều biện pháp giúp khách hàng nhận biết được sản phẩm thật của hãng thông qua thiết kế, chất liệu da, các ký tự đặc biệt được in trên sản phẩm của công ty. Song song với việc giúp khách hàng nhận biết được sản phẩm thì công ty cũng đã có những biện ngăn cản những sản phẩm nhái làm ảnh hưởng tới uy tín sản phẩm của công ty. - Đối với sản phẩm: + Thứ nhất: không phải chỉ có sản phẩm ghi Made in France mới là hàng thật vì thật ra song song với việc xuất xưởng các sản phẩm tại Pháp, từ 25 năm nay tập đoàn này còn sản xuất các sản phẩm tại Mĩ, Tây Ban Nha, Đức Ý. + Thứ hai: LV ko bán sỉ và nhãn hiệu duy nhất cho tới giờ chưa từng giảm giá một mặt hàng nào trong các đợt khuyến mãi, ít nhất là tại Pháp. LV chỉ bán giá ưu đãi các sản phẩm đã quá 3 năm tuổi cho nhân viên với số lượng cực kì có hạn khép kín. Mỗi năm, hãng chỉ cho ra vài kiểu dáng đặc biệt với số lượng rất hạn chế bán ra với giá rất cao. + Thứ ba: Mỗi sản phẩm LV đều có chứa một “Data Code” một số serie, không bao giờ là một số hiệu model. Đồ LV thật bao giờ cũng có 6 kí tự chỉ ngày tháng sản xuất hoặc số serie. Từ trái qua phải, 2 kí tự đầu là chữ 4 kí tự cuối là số. Nếu là “hàng xịn”, code đó phải tuân thủ qui tắc sau : * Kí tự thứ 3 chỉ có thể là 0 hoặc 1 * Kí tự thứ 4 chỉ có thể là 8, 9 hoặc 0 [Type text] Page 5 * Kí tự thứ 5 6 là các con số từ 0-9 Các sản phẩm nhiều màu (single multicolor item) phải kết thúc bằng 3, 4 hoặc 5, không có ngoại lệ (ví dụ như Cherry Blosom chẳng hạn). Bất kỳ một sản phẩm “kiểu LV” nào kể từ 2007 đổ lại không tuân theo qui tắc trên thì cần phải xem lại xuất xứ. + Thứ tư: Các sản phẩm của LV không có mã vạch. Mã vạch (Code bar) chỉ dành riêng cho các điểm bán hàng của LV. Người ta không bao giờ đưa mã cho người tiêu dùng. + Thứ năm: Đồ LV thường được khâu tay cân xứng thẳng hàng. Trong một xưởng ráp may đồ da Louis Vuitton, có cả một đội nhân viên suốt ca làm việc chỉ đếm các mũi chỉ trên quai túi. Bất kỳ chiếc túi nào thiếu một mũi kem là bị hủy nát thành nhiều mảnh nhỏ ngay. Chất lượng sản phẩm luôn được hãng đặt lên hàng đầu. Do đó những sản phẩm gắn mác LV có màu nhạt, đường may không phẳng thì chắc chắn đó là dấu hiệu của một món đồ giả. + Thứ sáu: Logo “LV” xịn bao giờ cũng được đặt ở vị trí chính giữa túi. Chúng không bao giờ nằm lệch một bên, dịch lên các mép hay làm nền, ngoại trừ các túi kiểu bụi (vintage). Duy nhất 1 ngoại lệ là túi Ellipse. Với các sản phẩm da 1 miếng may vòng theo chiều ngang hoặc dọc thì ta sẽ có 2 mặt logo khác nhau. Tuy nhiên đồ LV giả thường không cân xứng có kích thước bất hợp lí. + Thứ bảy: Các quai xách túi LV (và các chi tiết tô điểm) được làm bằng da bò chất lượng tốt, có màu vàng nhạt lúc mới sử dụng. Chúng không bao giờ chuyển sang màu trắng hơn mà thường trở nên hoen vàng tự nhiên rồi cuối cùng là màu mật ong. Tuy bị đổi màu nhưng hàng da của LV rất bền. Hơn nữa da bò của LV mới dùng thì cứng nhưng càng dùng sẽ càng mềm, nhất là ví. Ngược lại 1 ví LV giả thì sẽ rất nhanh bị khô, rạn, nứt rồi gãy sống gập chỉ dùng được 1 năm là rách không chuyển màu. + Thứ tám: Đồ Louis Vuitton multi-color thật có tới tận 33 màu sắc (9 chữ LVs 24 bông hoa màu khác nhau). Đồ nhái chỉ sử dụng maximum 20 màu + Thứ chín: LV không bao giờ treo mác (giấy, bìa, vải, da …) lên trên sản phẩm của họ. + Thứ mười: Hãy nhìn từng chi tiết nhỏ! Từ cái móc khoá, đường may, lót trong, miếng da đính kèm ghi số hiệu, font chữ Louis Vuitton (với 2 chữ O rất tròn) cho tới chất lượng da. Đồ LV xịn rất tinh xảo, các chi tiết [Type text] Page 6 khắc, mạ, dập (đồ rởm thường dập chữ không được sâu, nhất là số ngay cả lớp lót đều vô cùng cầu kì, chỉn chu. - Đối với thị trường: + Sản phẩm thật chỉ bán tại các cửa hàng, đại lý ủy quyền của công ty Louis Vuitton. Khách hàng du lịch khi mua sản phẩm của Louis Vuitton phải xuất trình passport chỉ mua được tối đa hai sản phẩm/người cho dù giá mỗi cái túi da lên đến hàng ngàn Euro. + Mạng lưới sản xuất phân bổ hàng giả mạo Louis Vuitton hoạt động công khai, sản phẩm giả mạo lan rộng qua các nước Châu Á. Tại Pháp, cảnh sát đã bắt giữ đường dây buôn hàng giả mạo Louis Vuitton. Từ nhiều năm nay, Louis Vuitton đã phải bỏ ra hơn 15 triệu Euro mỗi năm để chống nạn hàng giả. + Louis Vuitton kêu gọi chủ 18 doanh nghiệp đồng ký quyết định đề nghị giới chức chính trị thẳng tay với những người buôn bán phá hoại kinh tế, bên cạnh đó trả tiền cho trọng tài kinh tế để dành quyền hợp pháp, Louis Vuitton cho biết đã có đội ngũ gồm 60 nhân viên chống hàng giả, mạng lưới 250 nhân viên cộng tác điều tra, nhiều luật sư thực hiện 6,000 cuộc đột kích toàn cầu trong năm 2004, kết quả bắt được 1,000 đối tượng. + Đầu năm 2005, 29 thương nhân bán lẻ từ các khu phố người Hoa tại New York, một lò kinh doanh hàng trái phép phải đền bù thiệt hại cho Louis Vuitton 564 triệu USD. + Tháng trước, hãng Louis Vuitton tại Việt Nam đã cùng nhà chức trách tổ chức thiêu hủy hàng giả nhãn hiệu này tịch thu được tại Hà Nội. Tháng 11/2002, tại Tp.HCM Louis Vuitton cũng đã từng thiêu hủy như thế. + Đóng vai trò tiên phong trong chiến lược bảo vệ thương hiệu, Louis Vuitton cũng phổ biến cho cộng đồng cách nhận biết hàng giả mạo, đồng thời phát triển mối quan hệ hợp tác với các cơ quan chức năng trên nhiều quốc gia khác nhau các tổ chức trên thế giới. Lời Kết Thúc + Việt Nam đang hoạt động trong cộng đồng WTO, một thị trường không chấp nhận có mặt của hàng giả. Cuộc chơi luôn đòi hỏi những thay đổi để thích nghi một trong những thay đổi đó là cuộc chiến bài trừ hàng giả. Có thể ở Trung Quốc, [Type text] Page 7 do diện tích quá lớn nên dập chỗ này rộ chỗ kia, còn ở Việt Nam không khó để quản lý. Không thể bài trừ chỉ từ nỗ lực của nhà cầm quyền, mà còn phải từ cả ý thức hành động thiết thực của người dân: những người sản xuất - người bán người mua hàng. + Một doanh nhân nhỏ ở Pháp đến Việt Nam với mục đích du lịch kết hợp tìm hiểu nguồn hàng. Thấy chiếc túi da tôi xách quá đẹp, giá lại quá rẻ, ông ta hỏi ngay đến nơi bán, có ý tìm hiểu. Nhưng khi thấy mác “Prada” gắn trên túi, ông đã bỏ ngay ý định. Ông bảo rằng không thể mua buôn bán hàng nhái. Ông cũng nói một điều mà có lẽ nhiều nhà sản xuất Việt Nam cần suy nghĩ: rất đáng tiếc, chất liệu chiếc túi thật sự tốt, kiểu rất đẹp, giá cả lại quá rẻ, hoàn toàn có thể cạnh tranh được ở thị trường Pháp. Không hiểu sao nhà sản xuất không tự tin xây dựng nhãn hiệu riêng của mình mà lại dán vào đấy cái mác Prada, mà chưa hẳn vì cái mác đó mà người dùng mua nó. + Người tiêu dùng có thể không bị mờ mắt bởi những giá cả “không tưởng” như hàng hiệu giá chỉ vài trăm ngàn đồng, song lại có thể “dính bẫy” trong những cửa hàng lộng lẫy. Hãy nhớ rằng cứ 10 sản phẩm hàng nhái, có đến bảy sản phẩm mang nhãn hiệu Pháp. Mặt khác, cũng đừng bao giờ sang châu Âu hay Mỹ mà mặc, đeo hàng giả, hãy gỡ mác giả để tránh bị phạt. [Type text] Page 8 . hàng thật của mình với hàng giả và có chính sách khen thưởng kịp thời cho những người tiêu dùng phát hiện ra hàng nhái, hàng giả. - Ngoài ra còn 1 số biện pháp như dán tem chống hàng giả, in. sản xuất và người tiêu dùng. Đối với người tiêu dùng, cần nâng cao tinh thần cảnh giác khi mua hàng và phải nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong việc chống hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất. số người mua lầm phải hàng giả do khó phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả thì vẫn có không ít người tiêu dung biết mình đang mua bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nhưng

Ngày đăng: 23/06/2014, 19:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w